NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2003/CT-NHNN |
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2003 |
CHỈ THỊ
VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Ngày 4 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 08/2003/CT-TTg về nâng cao hiệu quả và sức canh tranh của doanh nghiệp. Thực hiện Điểm 5 Chỉ thị này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện một số việc sau đây:
1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn: đẩy mạnh việc huy động vốn trung và dài hạn ở trong nước; khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn dài hạn của các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ cho Dự án đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Dự án Tài chính nông thôn, Dự án Tài chính doanh nghiệp nông thôn, Khoản vay chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản trị công ty để đầu tư cho các dự án của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, các ngân hàng thương mại có biện pháp chủ động tích cực thu hồi các khoản nợ, nhất là xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng một cách có hiệu quả để tăng cường nguồn vốn cho vay.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận một cách thuận lợi với vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực theo hướng: cải tiến quy trình, đơn giản hoá thủ tục, hồ sơ cho vay, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay nhưng đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật; niêm yết công khai và tiếp cận trực tiếp với doanh nghiệp để hướng dẫn về điều kiện cho vay, quy trình, thủ tục vay vốn, thời gian tối đa giải quyết món vay và kịp thời thẩm định, quyết định cho vay đối với các nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện cho vay. Những trường hợp không cho vay được, ngân hàng thương mại phải thông báo rõ cho doanh nghiệp bằng văn bản.
3. Chủ động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp với lãi suất phù hợp, không phân biệt loại hình doanh nghiệp là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể hay kinh tế tư nhân, nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã này đáp ứng được các điều kiện cho vay theo cơ chế cho vay và bảo đảm tiền vay hiện hành.
4. Chú trọng cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng, mua sắm, cải tiến dây chuyền máy móc thiết bị phục vụ cho việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh ngay trong từng loại sản phẩm, nhất là các sản phẩm có lợi thế về sản xuất, có thị trường tiêu thụ và những sản phẩm thuộc nhóm hàng nằm trong lộ trình hội nhập với các nước trong khu vực. Đối với các doanh nghiệp có dự án sản xuất các sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, thì các ngân hàng thương mại ưu tiên bố trí nguồn vốn trung và dài hạn để các doanh nghiệp này vay vốn với thời hạn phù hợp với thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án.
5. Xem xét cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vay vốn được áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, hoặc được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản như sau:
a. Cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay áp dụng đối với các trường hợp cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn theo quy định tại Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Ngân hàng Nhà nước.
b. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định tại Nghị định số 178/1999/NĐ-CP, Nghị định số 85/2002/NĐ-CP, điểm 13 Mục III Nghị quyết số 02/2003/NQ-CP ngày 17/01/2003 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Ngân hàng Nhà nước.
6. Thực hiện góp vốn với các Quỹ bảo lãnh tín dụng để thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 06/2003/TT-NHNN ngày 10/4/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để tạo điều kiện mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã.
7. Chú trọng công tác giáo dục và đào tạo cán bộ, nhất là đào tạo cán bộ tín dụng để nắm chắc các quy định của cơ chế tín dụng hiện hành, nâng cao khả năng thẩm định khoản vay, đảm bảo giải ngân vốn vay phù hợp với nhu cầu và tiến độ thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, đồng thời làm tốt công tác tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ, đúng thời hạn.
8. Tổ chức thực hiện
a. Chỉ thị này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
b. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) các ngân hàng thương mại có trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
|
Lê Đức Thuý (Đã ký)
|
THE STATE BANK |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 03/2003/CT-NHNN |
Hanoi,
May 21, 2003 |
DIRECTIVE
ON BANK CREDIT IN SERVICE OF RAISING
ENTERPRISES’ EFFICIENCY AND COMPETITIVENESS
On April 4, 2003, the Prime Minister issued Directive No. 08/2003/CT-TTg on raising the efficiency and competitiveness of enterprises. In furtherance of Point 5 of this Directive, the State Bank Governor hereby requests the commercial banks to perform the following tasks:
1. To synchronously apply capital mobilization solutions: To step up the mobilization of domestic medium- and long-term capital; to exploit and efficiently use long-term capital sources, which are provided by international financial organizations as financial assistance to projects on small- and medium-sized enterprises, rural financial projects, rural-enterprise financial projects and loans for State enterprise reform and company administration program, for investment in enterprises’ projects on producing high-quality commodity products with competitive edges on domestic and international markets. At the same time, the commercial banks shall take measures to effectively recover debts, especially overdue debts and outstanding debts, in order to increase lending capital sources.
2. To create favorable conditions for enterprises of all economic sectors to conveniently get access to bank credit capital for investment in production, technological renewal and human resource development along the direction of improving the lending process with simpler lending procedures and dossiers, with shorter duration for settling loan provision while ensuring the strict observance of law provisions; to publicly post up and directly approach enterprises in order to guide the lending conditions, process and procedures as well as the maximum duration for settling loans, evaluate and decide on loans in time so as to meet the enterprises’ capital-borrowing demands which satisfy the lending conditions. In cases where they cannot provide loans, the commercial banks must clearly notify in writing the enterprises thereof.
3. To take initiative in acquiring capital sources to meet the enterprises’ demands for investment in production, technological renewal and human resource development at appropriate interest rates, regardless of whether the enterprises belong to State economy, collective economy or private economy sector, if such enterprises and collectives satisfy the lending conditions under the current lending mechanism and security.
4. To attach importance to lending capital to enterprises for investment in the construction, procurement and improvement of machinery and equipment chains in service of raising the quality and lowering the production costs in order to raise the competitiveness of each type of products, especially those with production advantages and outlets, and those in the group of commodities in the roadmap for integration with the regional countries. For enterprises which have projects on producing high-quality commodity products with competitive edges on domestic and international markets, the commercial banks shall arrange with priority medium- and long-term capital sources for them to borrow for terms suitable to the projects’ investment capital recovery duration.
5. To consider permitting capital-borrowing enterprises of all economic sectors to apply measures to secure loans with assets formed from loan capital, or to provide loans without asset guarantee as follows:
...
...
...
b/ The provision of loans without asset guarantee shall comply with the Government’s Decree No. 178/1999/ND-CP, Decree No. 85/2002/ND-CP, Point 13, Section III of the Government’s Resolution No. 02/2003/NQ-CP of January 17, 2003 and the State Bank’s relevant guiding documents.
6. To contribute capital to credit guarantee funds in order to set up credit guarantee funds for small- and medium-sized enterprises in the provinces and centrally-run cities according to the provisions of the Prime Minister’s Decision No. 193/2001/QD-TTg of December 20, 2001 and the State Bank Governor’s Circular No. 06/2003/TT-NHNN of April 10, 2003 in order to create conditions for expanding the provision of loans for small- and medium-sized enterprises as well as cooperatives.
7. To attach importance to education and training of officials, especially credit workers, so that they can grasp the regulations of the current credit mechanism, raise the loan-evaluating capability and ensure loan capital disbursement in compatibility with the requirements and tempo of implementation of enterprises’ projects on investment in production, technological renewal and human resource development, and at the same time to well provide consultancy for enterprises on capital borrowing and efficient use of loan capital, ensuring the capability to repay debts fully and on time.
8. Organization of implementation
a/ This Directive takes effect fifteen days after its publication in the Official Gazette.
b/ The heads of the units under the State Bank, the directors of the State Bank’s branches in the provinces and centrally-run cities, the Managing Boards and general directors (directors) of the commercial banks shall have to implement this Directive.
STATE BANK GOVERNOR
Le Duc Thuy
...
...
...
;
Chỉ thị 03/2003/CT-NHNN về tín dụng ngân hàng phục vụ nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 03/2003/CT-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Lê Đức Thuý |
Ngày ban hành: | 21/05/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 03/2003/CT-NHNN về tín dụng ngân hàng phục vụ nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Chưa có Video