Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/CT-NHNN

Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2022

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN NINH, AN TOÀN THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Triển khai các định hướng, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã rà soát, ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động nghiệp vụ, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chuyển đổi số ngành Ngân hàng thời gian qua đã có những bước tiến mạnh mẽ, mở rộng quy mô và phạm vi, được ghi nhận bằng nhiều thành quả tích cực: (i) nhiều dịch vụ ngân hàng đã có thể thực hiện hoàn toàn trên kênh số (thanh toán, tiền gửi, tiết kiệm,...) đáp ứng nhu cầu giao dịch trực tuyến, mọi lúc mọi nơi của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh giãn cách xã hội để phòng ngừa dịch Covid-19; thanh toán trên thiết bị di động tăng trưởng mạnh; các ngân hàng Việt Nam được đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực; (ii) NHNN xếp vị trí số 2 về chỉ số chuyển đổi số (DTI) đối với bộ ngành, trong đó chỉ số kiến tạo thể chế xếp thứ nhất; 2 năm liên tiếp được xếp hạng A về công tác bảo đảm an toàn thông tin. Bên cạnh những kết quả đạt được, chuyển đổi số cũng đặt ra cho ngành Ngân hàng nhiều thách thức trong vấn đề hoàn thiện các quy định pháp lý, đồng bộ và chuẩn hóa cơ sở hạ tầng để kết nối, tích hợp tạo lập hệ sinh thái số, thay đổi về nhu cầu, hành vi khách hàng, đảm bảo an ninh an toàn và bảo mật dữ liệu khách hàng...

Phát huy những kết quả đạt được, vượt qua các khó khăn, thách thức, nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số và đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau đây:

I. YÊU CẦU CHUNG

1. Chủ động triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 của Thống đốc NHNN.

2. Nâng cao nhận thức của các tập thể, cá nhân trong ngành Ngân hàng về vai trò, lợi ích của hoạt động chuyển đổi số. Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chỉ đạo triển khai chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực được phụ trách.

3. Tiếp tục chú trọng và tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn, giảm thiểu tối đa các rủi ro phát sinh trong quá trình cung ứng, thực hiện các hoạt động ngân hàng trên môi trường số.

4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục tài chính, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp hiểu rõ và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số một cách an toàn, đúng quy định pháp luật.

5. Thúc đẩy các hoạt động hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng để phát triển, cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, an toàn, tăng cường trải nghiệm khách hàng và đáp ứng tốt nhu cầu và kỳ vọng ngày càng cao của người dân, doanh nghiệp.

II. ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NHNN TRUNG ƯƠNG

1. Rà soát, nghiên cứu, đề xuất ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển đổi số ngân hàng, trong đó trước mắt tập trung:

1.1. Hoàn thiện trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) và các văn bản hướng dẫn nhằm tạo thuận lợi cho cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại, an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng;

1.2. Trình Chính phủ Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng (Regulatory Sandbox);

1.3. Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động cho vay để cho phép thực hiện bằng phương tiện điện tử và tự động hóa quy trình cho vay của tổ chức tín dụng đối với các khoản vay nhỏ lè của khách hàng cá nhân;

1.4. Nghiên cứu, rà soát, ban hành quy định về thu thập, khai thác, xử lý và chia sẻ dữ liệu thanh toán để triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) trong lĩnh vực thanh toán, hướng tới việc tạo lập hệ sinh thái thanh toán số;

1.5. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng điện tử phù hợp với xu thế phát triển dịch vụ ngân hàng số và cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số;

1.6. Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về nhận biết và xác thực khách hàng trong thực hiện giao dịch ngân hàng bằng phương thức điện tử.

2. Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an trong việc tổ chức triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money).

3. Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng, xây dựng chủ trương, định hướng công nghệ, các quy định khung về phát triển công nghệ và chuyển đi số. Tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn bảo mật các hệ thống thông tin quan trọng trong ngành Ngân hàng. Thường xuyên có cảnh báo, khuyến nghị kịp thời về các vấn đề rủi ro cũng như các giải pháp tăng cường an ninh, an toàn trong hoạt động ngân hàng điện tử.

4. Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Công an trong việc triển khai, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được kết nối, khai thác thông tin, dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân để phục vụ công tác xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử.

5. Tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng công nghệ (hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, hệ thống thông tin tín dụng quốc gia,...) nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong việc triển khai, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ an toàn, thuận tiện trên nền tảng số. Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt động liên tục của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và các hệ thống thông tin quan trọng của NHNN.

6. Tăng cường hợp tác, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác nước ngoài về chuyển đổi số ngành Ngân hàng. Tham gia tích cực vào các diễn đàn hợp tác song phương, đa phương trong khu vực và quốc tế về đổi mới sáng tạo.

III. ĐỐI VỚI CÁC NHNN CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ

1. Nghiên cứu và tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ tại Quyết định 316/QĐ-TTg ngày 9/3/2021, Quyết định 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021, Quyết định 2006/QĐ-NHNN ngày 17/12/2021 phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế địa phương.

2. Chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động chuyển đổi số ngành ngân hàng, công tác đảm bảo an ninh an toàn trên địa bàn và phối hợp với các sở ban, ngành, cơ quan liên quan trên địa bàn để tham mưu, thông tin kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Thống đốc NHNN trong triển khai nhiệm vụ, thực hiện những giải pháp cụ thể, khả thi nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số ngân hàng nói riêng, đảm bảo an ninh, an toàn phù hợp với mục tiêu, định hướng của Chính phủ và NHNN.

3. Tăng cường công tác quản lý, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng điện tử và công tác đảm bảo an ninh, an toàn tài sản, bảo mật thông tin khách hàng.

4. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng và triển khai các chương trình giáo dục tài chính, hướng dẫn, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức, cảnh giác của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn trước những rủi ro an ninh mạng, các thủ đoạn, hành vi tội phạm, lừa đảo phổ biến, mới xuất hiện liên quan đến hoạt động ngân hàng.

IV. ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG, TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN

1. Tiếp tục xây dựng và triển khai Kế hoạch/Chiến lược chuyển đổi số phù hợp với định hướng phát triển và nguồn lực, khả năng của đơn vị, trong đó chú trọng đến việc phát triển, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đi mới, an toàn, tiện ích, phù hợp theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm, tăng cường trải nghiệm khách hàng.

2. Xây dựng và triển khai Khung quản lý rủi ro tổng thể bao gồm tối thiểu các rủi ro hoạt động, nghiệp vụ, công nghệ thông tin và pháp lý; tăng cường công tác kiểm soát nội bộ về an ninh, an toàn thông tin; thường xuyên rà soát, đánh giá rủi ro để có phương án phòng bị và giải pháp ứng phó kịp thời trong toàn bộ quy trình thiết kế, vận hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng.

3. Chủ động nghiên cứu và triển khai các giải pháp, công nghệ số (điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo/học máy, xác thực sinh trắc học...) trong thiết kế, cung ứng sản phẩm dịch vụ, quản trị rủi ro, tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ,… phù hợp với định hướng của NHNN về chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, kết nối hệ thống trong các ứng dụng và sản phẩm kỹ thuật số từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường trải nghiệm và sự gắn bó với khách hàng..

4. Tiếp tục đẩy mạnh tích hợp, kết nối sản phẩm, dịch vụ, nền tảng với các ngành, lĩnh vực khác để thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng sản phẩm, dịch vụ với trải nghiệm liền mạch, xuyên suốt cho khách hàng, trong đó chú trọng đến các lĩnh vực: Y tế, giáo dục, giao thông, hành chính công v.v...

5. Áp dụng những giải pháp, công nghệ tiên tiến và các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh, an toàn bảo mật cho hệ thống công nghệ thông tin. Triển khai các giải pháp giám sát, phát hiện, báo cáo, ngăn ngừa kịp thời các giao dịch vượt ngưỡng, giao dịch đáng ngờ, các giao dịch thực hiện không đúng quy định của pháp luật.

6. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ Công an và các cơ quan liên quan trong nghiên cứu, triển khai các phương án kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin, dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân, thông tin trên Căn cước công dân gắn chip để phục vụ việc định danh, xác minh chính xác thông tin nhận biết khách hàng.

7. Thực hiện nghiêm túc công tác báo cáo về các sự cố an toàn thông tin theo quy định tại Thông tư 09/2020/TT-NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng. Tăng cường chia sẻ thông tin về các mối đe dọa an ninh mạng giữa các thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố an ninh công nghệ thông tin ngành Ngân hàng.

8. Tăng cường công tác truyền thông về những sản phẩm, dịch vụ đổi mới, an toàn, tiện ích; Thực hiện các hoạt động giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức khách hàng trước rủi ro an ninh mạng, hoạt động gian lận, lừa đảo trên không gian mạng; hướng dẫn khách hàng về các kiến thức, kỹ năng sử dụng dịch vụ ngân hàng an toàn, hợp lý và giải đáp kịp thời các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. Chủ động áp dụng các hình thức khuyến nghị, cảnh báo kịp thời, hiệu quả tới khách hàng về các phương thức, thủ đoạn gian lận, lừa đảo của tội phạm công nghệ cao.

9. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc ngăn ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Báo cáo kịp thời NHNN về những vấn đề phát sinh mất an ninh, an toàn trong quá trình cung ứng dịch vụ.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tổ chức triển khai các nhiệm vụ tại Chỉ thị này cùng với báo cáo triển khai các nhiệm vụ tại Quyết định 810/QĐ-NHNN. Thời hạn báo cáo trước 15/12 hàng năm.

3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các đơn vị thuộc NHNN, Giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này./.

 

Nơi nhận:
- Như điểm 3 mục V;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam;
- Lưu: VT, TT (5b).

THỐNG ĐỐC




Nguyễn Thị Hồng

 

STATE BANK OF VIETNAM
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 02/CT-NHNN

Hanoi, January 13, 2022

 

DIRECTIVE

PROMOTING DIGITAL TRANSFORMATION AND ASSURANCE OF INFORMATION SECURITY AND SAFETY IN BANKING ACTIVITIES

In implementation of orientations and policies of the Government and Prime Minister regarding the Program for “National digital transformation to 2025 and orientation until 2030”, in recent years, the State Bank of Vietnam (SBV) has reviewed and promulgated multiple policies facilitating digital transformation and promoting application of technology in professional operations and provision of products, services on the basis of ensuring security, safety and protecting legal rights, benefits of customers. Digital transformation in banking sector has made drastic improvement, expanded its scale and scope, and attained multiple achievements: (i) many banking services can now be implemented digitally (payment, deposit, saving, etc.) to meet demands of the general public and enterprises, especially during social distancing to prevent COVID-19; payment on mobile devices has made rapid development; Vietnamese banks have the highest growth rate in application of digital bank within the region by evaluation; (ii) SBV is ranked second in digital transformation index (DTI) and ranked first in institution formulation; ranked A in 2 consecutive years for assuring information safety. In addition to attained results, digital transformation also poses multiple difficulties for banking sector regarding development of regulations, synchronization and standardization of facilities to connect, integrate and create digital ecosystem, changes to demands and behaviors of customers, assurance of security, safety, and privacy of customers’ data, etc.

In order to utilize attained results, overcome difficulties and challenges, and continue to promote digital transformation and assurance of information security and safety in banking operations, the Governor of SBV hereby requests entities affiliated to the SBV, credit institutions, branches of foreign banks (hereinafter referred to as “credit institutions”), intermediary payment service providers shall effectively implement the following tasks and solutions:

I. GENERAL REQUIREMENTS

1. Extensively and effectively implement tasks and solutions mentioned under Digital transformation plan in banking sector to 2025 and orientation until 2030 attached to Decision No. 810/QD-NHNN dated May 11, 2021 of the Governor of SBV.

2. Improve awareness of groups and individuals in banking sector regarding role and benefits of digital transformation. The heads shall be responsible for directing digital transformation within their agencies and organizations.

3. Prioritize and enhance security and safety assurance, minimize risks during provision and implementation of banking activities in digital environment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Promote cooperation, experience sharing, research, and application of digital technology in banking activities to develop and provide a multitude of banking products and services conveniently, safely, improve customer’s experience, and fulfill increasing demands and expectation of the general public and enterprises.

II. FOR ENTITIES AFFILIATED TO CENTRAL SBV

1. Review, research, and propose promulgation or amendment to regulations and law facilitating digital transformation in banking sector, for the time being, focus on:

1.1. Develop and present Decree replacing Decree No. 101/2012/ND-CP of the Government on cashless payment and guiding documents to facilitate provision of a multitude of modern, safe payment services and products to the Government;

1.2. Present the Mechanisms for controlled testing of financial technology (Fintech) in banking sector (Regulatory Sandbox);

1.3. Review, amend regulations on loan lending in order to permit implementation via digital means, and automate the lending procedures of credit institutions for small loans taken by individual customers;

1.4. Research, review, and promulgate regulations on collection, extraction, processing, and sharing of payment data in order to implement open API in payment sector in order to move toward digital payment ecosystem;

1.5. Review and amend regulations on security, safety, and privacy in operation of digital banks depending on digital banking service development trend and provision of banking products and services on digital platform;

1.6. Review and amend regulations on recognizing and verifying customers in banking transactions via digital means.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Enhance state management of information technology activities in banking sector, develop policies, technology orientations, and framework regulations regarding technological development and digital transformation. Organize inspection and assessment of security of important information systems in banking sector. Regularly and promptly issue warnings and recommendations regarding risks as well as security and safety measures in electronic banking activities.

4. Cooperate with relevant entities of Ministry of Public Security in implementing and enabling credit institutions and intermediary payment service providers to connect, extract information and data from the National population database and Citizen identity card database to verify know your customer (KYC) information electronically.

5. Continue to upgrade and develop technology infrastructure (inter-bank electronic payment system, financial switching and electronic clearing system, national credit information system, etc.) in order to assist credit institutions and intermediary payment service providers in implementing and providing safe, convenient products and services on digital platform. Enhance security, safety, and continuous operations of Inter-bank electronic payment system and important information systems of the SBV.

6. Promote cooperation and experience exchange, sharing with foreign partners regarding digital transformation in banking sector. Actively participate in bilateral and multilateral cooperation forums in the region and around the world regarding innovation and creativity.

III. FOR BRANCHES OF SBV IN PROVINCES AND CITIES

1. Research and organize implementation of solutions and tasks under Decision No. 316/QD-TTg dated March 9, 2201, Decision No. 810/QD-NHNN dated May 11, 2021, and Decision No. 2006/QD-NHNN dated December 17, 2021 depending on local conditions and situations.

2. Actively monitor and acknowledge digital transformation situation in banking sector and assurance of security, safety within their provinces and cities, and cooperate with relevant agencies and local governments in advising and promptly informing the People’s Committees of provinces and cities, and Governor of the SBV to implement tasks and specific, feasible solutions in order to promote digital transformation in general and digital transformation in banking sector to be specific, ensure security and safety according to targets and orientation of the Government and SBV.

3. Increase management, monitor, supervision, inspection, and examination in order to discover and take actions against violations of the law in operation of electronic banking activities and property security, safety assurance, and customer’s information and security within their competence.

4. Increase communication, dissemination, and popularization of knowledge regarding digital transformation in banking sector, implement financial education program, instruct, and raise awareness of the local general public and enterprises about risk of cybersecurity, common and recent criminal activities, schemes and frauds relating to banking activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Continue to develop and implement Digital transformation plan/strategy suitable with development orientation and resources, capabilities of the entities while prioritizing development and provision of innovative, safe, convenient, and appropriate products and services in a way that focuses on the customers in order to improve customers’ experiences.

2. Develop and implement General risk management framework including minimum risks during operation, professional activities, information technology, and legal affairs; increase internal inspection regarding information security and safety; regularly review and assess risks in order to develop precautions and timely responses during design, operation, and provision of products, services on internet environment.

3. Actively research and implement solutions and technologies (cloud computing, big data analysis, artificial intelligence/machine learning, biometric authentication, etc.) in designing, providing services and products, managing risks, optimizing operational procedures, etc. conforming to orientations of SBV regarding digital transformation in banking sector, ensure consistency, synchronization, and connectivity in application and technical products thereby increasing operational effectiveness, improving customers’ experiences, etc.

4. Continue to extensively integrate and connect products, services, and platforms with other sectors in order to establish digital ecosystem and provide products, services for customers with a coherent and thorough experience while prioritizing sectors such as: medical, education, traffic, public administration, etc.

5. Adopt advanced solutions, technologies, and international safety, security standards for information technology system. Implement solutions for supervising, detecting, reporting, and promptly intercepting transactions that exceed the limit, suspicious transactions, and transactions not compliant with regulations and law.

6. Closely cooperate with entities affiliated to Ministry of Public Security and relevant agencies in researching and implementing solutions for connecting, sharing, and extracting information, data from Citizen identity card database and information on Chip-based ID cards to serve identification and verification of KYC information.

7. Strictly report on information security incidents in accordance with Circular No. 09/2020/TT-NHNN. Share information on threats to cybersecurity with members of the Vietnam cybersecurity incident response teams (VNCSIRTs) network in banking sector.

8. Disseminate novel, safe, convenient products and services; provide financial education and raise customers’ awareness about risks of cybersecurity and internet frauds; walk customers through knowledge and skills in safely, reasonably using banking services and deal with difficulties and complaints of customers. Produce recommendations and warnings in a timely and effective fashion regarding fraudulent methods and schemes of hi-tech crimes.

9. Closely cooperate with authorities in intercepting and controlling internet frauds and property appropriation crimes. Promptly submit reports on issues that cause lack of security and safety during service provision to the SBV.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Directive comes into effect from the date of signing.

2. Entities affiliated to SBV, credit institutions and intermediary payment service providers shall implement tasks under this Directive while submitting reports on implementing tasks under Decision No. 810/QD-NHNN. The reports must be submitted on an annual basis before December 15.

3. Chief of Office, Director of Payment Department, Director of Department of Information Technology, heads of entities affiliated to SBV, Directors of branches of SBV in provinces and central-affiliated cities, Chairpersons of Boards of Directors, Chairpersons of Boards of Members, General Directors of credit institutions, Chairpersons of Boards of Directors, and General Directors of intermediary payment service providers are responsible for implementing this Directive./.

 

 

GOVERNOR




Nguyen Thi Hong

 

 

;

Chỉ thị 02/CT-NHNN năm 2022 về đẩy mạnh chuyển đổi số vào bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu: 02/CT-NHNN
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Người ký: Nguyễn Thị Hồng
Ngày ban hành: 13/01/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 02/CT-NHNN năm 2022 về đẩy mạnh chuyển đổi số vào bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…