NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CT-NHNN |
Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2022 |
VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2022
Thực hiện Nghị quyết số 32/2021/QH15 ngày 12/11/2021, Nghị quyết số 41/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Nghị quyết số 23-NQ/BCSĐ ngày 31/12/2021 của Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2022 nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng. Cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ TỔNG QUÁT
1. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2022 bình quân khoảng 4%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước. Năm 2022, định hướng tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ; tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi và chuyển hóa các nguồn vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thiên tai, dịch bệnh.
3. Tiếp tục thực hiện công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) theo “Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” sau khi được phê duyệt, trong đó tập trung xử lý các TCTD yếu kém; phát triển hệ thống các TCTD hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch, đáp ứng các chuẩn mực về an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và tiệm cận với thông lệ quốc tế.
Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kiểm soát và xử lý nợ xấu; ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; phấn đấu duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức an toàn (dưới 3%); ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các TCTD có liên quan. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của TCTD, đặc biệt là đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.
4. Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho chuyển đổi số ngành Ngân hàng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số. Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số.
5. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và trật tự kỷ cương, đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế.
6. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính.
7. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; các Chương trình/Kế hoạch hành động và các Đề án của Ngành đã ban hành.
II. ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG
Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chủ động triển khai các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng
Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật ngân hàng; chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng phù hợp với thực tiễn, trọng tâm là:
1.1. Xây dựng Luật phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Rà soát/tổng kết, nghiên cứu khả năng sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các TCTD. Hoàn thiện hồ sơ đề xuất gia hạn Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD; hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật bảo hiểm tiền gửi.
1.2. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và quản lý ngoại hối nhằm phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý.
1.3. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động thanh tra, giám sát, các quy định an toàn hoạt động ngân hàng, quy định về quản trị, điều hành, quản lý rủi ro của TCTD... theo hướng chặt chẽ, an toàn và phù hợp với hoạt động thực tiễn của TCTD và thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Nghiên cứu, ban hành các tiêu chí để triển khai áp dụng Basel II (theo phương pháp nâng cao) hoặc Basel III.
1.4. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách quy định về ổn định tài chính, chính sách an toàn vĩ mô và các công cụ an toàn vĩ mô nhằm ngăn ngừa rủi ro mang tính hệ thống, giảm thiểu tác động tiêu cực lên nền kinh tế, đảm bảo đồng bộ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, ngân hàng.
1.5. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của TCTD, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện.
1.6. Hoàn thiện các quy định về quản lý, giám sát tài chính của chủ sở hữu nhà nước tại các TCTD, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do NHNN quản lý.
1.7. Hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách cho hoạt động thanh toán và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng nhằm tạo thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động nghiệp vụ, cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với xu thế phát triển ngân hàng số, thanh toán số. Rà soát, sửa đổi các quy định về an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán theo hướng chặt chẽ, hiệu quả.
1.8. Hoàn thiện hành lang pháp lý để quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu người dân và hạn chế tín dụng đen.
2. Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và vàng
2.1. Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ phù hợp nhằm ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu đề ra. Điều hành nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với diễn biến thị trường, hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ. Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tái cấp vốn đối với TCTD để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ quá trình cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu.
2.2. Điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát. Thông báo và định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh; trong đó, xem xét ưu tiên đối với TCTD tham gia hỗ trợ xử lý TCTD yếu kém, TCTD giảm mặt bằng lãi suất cho vay theo chủ trương của Chính phủ và NHNN,... Hỗ trợ và tạo điều kiện để các TCTD, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn vốn vay và tuân thủ quy định pháp luật liên quan, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp, kiểm soát tín dụng ngoại tệ phù hợp với lộ trình hạn chế đô la hóa nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Tiếp tục đánh giá hoạt động tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, vai trò, khả năng phục hồi, phát triển bền vững của các ngành, lĩnh vực để chỉ đạo các TCTD có chính sách ưu tiên, hỗ trợ và tập trung tín dụng. Phối hợp với các Bộ, ngành tháo gỡ vướng mắc trong việc triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2.3. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ và các chính sách, giải pháp hạn chế tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế.
Giám sát chặt chẽ hạn mức vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, góp phần đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ nước ngoài của quốc gia. Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.
2.4. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thống kê, điều tra thống kê, phân tích, dự báo, phục vụ công tác hoạch định, chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan trong việc cung cấp thông tin, số liệu nhằm nâng cao chất lượng lập, phân tích, dự báo cán cân thanh toán quốc tế, phục vụ công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và điều hành vĩ mô của Chính phủ.
3.1. Triển khai hiệu quả, đúng tiến độ Kế hoạch thanh tra năm 2022 của NHNN theo phương pháp, hình thức phù hợp với diễn biến dịch bệnh, trong đó tập trung thanh tra các lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro, tiêu cực, tham nhũng, sai phạm như: hoạt động cấp tín dụng, cơ cấu lại nợ, xử lý nợ xấu, tình hình và hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các TCTD... Tăng cường phối hợp giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc thực hiện Kế hoạch thanh tra.
Tăng cường công tác thanh tra hành chính đối với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nhằm đánh giá việc tuân thủ pháp luật, chỉ đạo của Thống đốc NHNN trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
3.2. Nâng cao hiệu quả công tác giám sát an toàn vĩ mô và vi mô, cảnh báo sớm nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động của TCTD. Giám sát chặt chẽ TCTD trong việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, các lĩnh vực có mức tăng trưởng sản lượng thấp nhưng tăng trưởng tín dụng cao; việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tăng cường giám sát chỉ tiêu lợi nhuận, lãi dự thu, việc trích lập dự phòng, phân loại tài sản có của từng TCTD và toàn hệ thống,...
3.3. Xử lý nghiêm đối với các TCTD để xảy ra các hành vi vi phạm đã được cảnh báo, TCTD chậm khắc phục sai phạm. Kiên quyết xử lý những trường hợp lợi dụng chính sách để làm sai lệch chủ trương hỗ trợ khắc phục khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai... Đẩy mạnh công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, xử lý sau thanh tra, giám sát để bảo đảm các TCTD thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý.
3.4. Chuẩn hóa hệ thống thông tin báo cáo, đẩy mạnh khai thác cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia và vận hành, ứng dụng hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, phục vụ công tác phân tích, đánh giá, phát hiện và cảnh báo sớm các rủi ro tiềm ẩn.
3.5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền, đặc biệt là việc phân tích, xử lý các báo cáo giao dịch đáng ngờ. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đánh giá đa phương của APG; triển khai đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2018-2022; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Kế hoạch quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn tiếp theo.
3.6. Thực hiện tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật, không để phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài, vượt cấp liên quan đến hoạt động ngân hàng.
3.7. Tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin với các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, giám sát; phòng, chống tham nhũng và tội phạm để kịp thời ngăn ngừa, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Xử lý nghiêm các sai phạm, các hành vi tiêu cực, tham nhũng.
4. Triển khai cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu
4.1. Xây dựng, triển khai Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” sau khi Đề án được phê duyệt.
4.2. Theo dõi, giám sát chặt chẽ và chỉ đạo các TCTD triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu. Tập trung chỉ đạo cơ cấu lại các TCTD yếu kém; phấn đấu xử lý, cơ cấu lại 02 ngân hàng yếu kém trong năm 2022 và tiếp tục xây dựng phương án xử lý đối với 02 ngân hàng còn lại.
4.3. Tiếp tục xử lý các TCTD phi ngân hàng yếu kém; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chủ quản trong việc xử lý, cơ cấu lại các TCTD phi ngân hàng yếu kém có chủ sở hữu/cổ đông lớn là các tập đoàn/tổng công ty nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
4.4. Tiếp tục củng cố, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống QTDND. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý pháp nhân đối với các QTDND được kiểm soát đặc biệt, không có khả năng phục hồi. Tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống thông tin quản lý, giám sát hệ thống QTDND, phục vụ hiệu quả công tác giám sát của NHNN đối với hệ thống. Tổ chức sơ kết việc triển khai thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
4.5. Khuyến khích và thực hiện các biện pháp hỗ trợ các NHTM tự nguyện tham gia xử lý các QTDND yếu kém. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trong liên kết hệ thống QTDND, điều hòa vốn, kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn hệ thống QTDND theo quy định của pháp luật.
4.6. Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của tổ chức tài chính vi mô, bảo đảm hoạt động đúng quy định pháp luật, phòng ngừa các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn gây mất an toàn hoạt động.
4.7. Giám sát việc xây dựng và thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu của các TCTD, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định pháp luật; tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh trong tình hình dịch Covid-19 tiếp tục tác động tiêu cực đến nền kinh tế nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng về mức an toàn (dưới 3%).
4.8. Tăng cường nguồn lực cho Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) về vốn, nhân lực và cơ sở vật chất. Chỉ đạo VAMC triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển VAMC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đẩy mạnh hoạt động mua, bán, xử lý nợ xấu và Sàn giao dịch nợ; phối hợp với các TCTD trong việc tăng cường xử lý thu hồi nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt.
4.9. Nâng cao vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến 2030.
5.1. Triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trong việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động ngân hàng; phát triển các mô hình ngân hàng số, tăng cường tích hợp, kết nối hạ tầng, hệ thống với các ngành, lĩnh vực khác để mở rộng, phát triển hệ sinh thái số.
5.2. Hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; ban hành và triển khai Chiến lược phát triển hệ thống thanh toán Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Tập trung triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong tổ chức triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money).
5.3. Tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách về miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán và chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ giảm phí cho khách hàng, hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19.
5.4. Tăng cường và nâng cao công tác giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; công tác an ninh, an toàn, bảo mật trong các hoạt động thanh toán, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của NHNN. Thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn bảo mật các hệ thống thông tin quan trọng; kịp thời cảnh báo, khuyến nghị về các vấn đề rủi ro cũng như các giải pháp tăng cường an ninh, an toàn. Đảm bảo hoạt động liên tục, an toàn của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
5.5. Phổ biến kiến thức, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số và thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân, doanh nghiệp; tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, các thành tựu đổi mới, sáng tạo trong hoạt động ngân hàng.
6.1. Triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các lĩnh vực cải cách hành chính trong toàn hệ thống NHNN theo Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách quy định thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh; đổi mới việc tổ chức cơ chế một cửa trong hoạt động giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện số hóa, điện tử hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính.
6.2. Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm duy trì chỉ số chiều sâu thông tin tín dụng, nâng cao độ phủ thông tin tín dụng; ứng dụng công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng công bằng, minh bạch.
6.3. Hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN; sắp xếp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc NHNN đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Hướng dẫn, cụ thể hóa các quy định mới của Đảng, Chính phủ và pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ, quy trình, quy định và nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
6.4. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao ý thức văn hóa công vụ và đạo đức cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại NHNN; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao của Ngành.
7. Một số nhiệm vụ trọng tâm khác
7.1. Chủ động điều hòa linh hoạt tiền mặt trong hệ thống NHNN nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế cả về giá trị và cơ cấu mệnh giá tiền, duy trì dự trữ tiền mặt mức hợp lý, đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia; Triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm cân đối cơ cấu mệnh giá tiền và nâng cao chất lượng đồng tiền trong lưu thông; hoàn thiện cơ sở pháp lý và tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam; nghiên cứu, ứng dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng trong hoạt động kho quỹ. Hoàn thiện mô hình giao dịch tiền mặt của tổ chức tín dụng.
Tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương trong điều hành, chấp hành các quy định về giao dịch tiền mặt, an toàn kho quỹ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác tiền tệ kho quỹ, bảo đảm an ninh, an toàn tài sản trong ngành Ngân hàng; có chế tài xử lý cụ thể đối với tập thể, cá nhân có sai phạm.
7.2. Thực hiện tốt vai trò đại diện cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam nhằm nâng cao hình ảnh, vị thế, uy tín, tiếng nói của Việt Nam và NHNN tại các tổ chức tài chính tiền tệ, các diễn đàn khu vực/thế giới và các đối tác quốc tế khác. Tiếp tục chủ động, tích cực hợp tác và hội nhập quốc tế, thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực ngân hàng cũng như tham gia vào các hoạt động quản trị điều hành của các tổ chức quốc tế. Làm cầu nối giữa Chính phủ Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế huy động nguồn lực nhằm chủ động ứng phó, khắc phục những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và hỗ trợ trực tiếp vào ngân sách nhà nước để phục hồi tăng trưởng kinh tế; tiếp tục tăng cường huy động/triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, hỗ trợ tư vấn, kỹ thuật của các đối tác quốc tế và các tổ chức đa phương, song phương cho Việt Nam và ngành ngân hàng.
7.3. Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động truyền thông ngành Ngân hàng tạo sự đồng bộ, thống nhất từ NHNN trung ương đến NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, giữa NHNN với các đơn vị báo chí trong ngành và TCTD. Thực hiện tốt quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin của NHNN.
Triển khai hoạt động truyền thông theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả. Đẩy mạnh truyền thông chính sách, nhất là cơ chế, chính sách mới nhằm tạo sự đồng thuận của công chúng. Thực hiện hiệu quả việc giáo dục tài chính nhằm triển khai Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia và các Đề án của Chính phủ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.
7.4. Chủ động triển khai, hoàn thành kế hoạch kiểm toán, kiểm tra nội bộ của NHNN năm 2022 phù hợp với diễn biến của dịch Covid-19. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm toán nội bộ, kết hợp việc giám sát từ xa với triển khai kiểm toán tại chỗ; chú trọng kiểm toán, kiểm tra những nội dung tiềm ẩn rủi ro.
7.5. Thực hiện công tác kế toán, quản lý tài chính, tài sản và quản lý đầu tư xây dựng của NHNN gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả kinh phí, tài sản và nguồn vốn của NHNN. Nâng cao hiệu quả quản lý và triển khai kế hoạch vốn đầu tư công, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn ngân sách nhà nước được giao.
7.6. Tham mưu, thực hiện đúng quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các TCTD, tổ chức tài chính và doanh nghiệp có vốn nhà nước do NHNN quản lý. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn có hiệu quả của các TCTD và các doanh nghiệp có vốn nhà nước.
7.7. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Hoàn thiện Đề án tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc NHNN, phấn đấu tăng thu, giảm tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
7.8. Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng, trong đó chú trọng nắm bắt những xu hướng mới trong hoạt động ngân hàng và khả năng ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu vào thực tiễn hoạt động của Ngành.
7.9. Tăng cường vai trò của NHNN trong ổn định tài chính. Nghiên cứu, phát triển các phương pháp, mô hình, công cụ giám sát an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính; nâng cao công tác phân tích và hệ thống báo cáo giám sát, cảnh báo sớm rủi ro hệ thống.
7.10. Tăng cường cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các đơn vị NHNN, giữa NHNN với các cơ quan quản lý, giám sát trong và ngoài nước về ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát an toàn vĩ mô, đảm bảo ổn định hệ thống tài chính.
7.11. Tăng cường phổ biến, quán triệt, nâng cao ý thức trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật và của NHNN về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
III. ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
1. Tổ chức triển khai chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối trên địa bàn
1.1. Thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và hoạt động ngân hàng trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Nắm bắt kịp thời các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách và những khó khăn, vướng mắc trong thực tế triển khai, tập trung tháo gỡ, xử lý những vấn đề thuộc thẩm quyền; báo cáo Thống đốc, đề xuất, tham mưu chỉnh sửa cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn.
1.2. Phối hợp với các Sở, ban, ngành trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của ngành Ngân hàng; kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các biện pháp quản lý hoạt động của TCTD, giải pháp xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, nhất là khi triển khai thực hiện các chính sách, chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1.3. Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và giám sát các TCTD trên địa bàn thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng của Chính phủ, NHNN. Trong đó, chỉ đạo các TCTD: (i) triển khai tích cực và hiệu quả hệ thống chính sách và giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh; (ii) tích cực tham gia và triển khai có hiệu quả, thiết thực Chương trình kết nối Ngân hàng-Doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp; (iii) cấp tín dụng hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn, góp phần hạn chế tín dụng đen.
1.4. Giữ vai trò đầu mối gắn kết chặt chẽ các TCTD trên địa bàn. Chủ trì tổ chức làm việc với TCTD trên địa bàn để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
2.1. Triển khai hiệu quả Kế hoạch thanh tra cụ thể tại địa bàn trên cơ sở Kế hoạch thanh tra năm 2022 của NHNN và yêu cầu quản lý của từng địa phương; trong đó có kết hợp nội dung thanh tra việc chấp hành các quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới đối với khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19 của các TCTD trên địa bàn. Nâng cao chất lượng công tác giám sát an toàn vi mô.
2.2. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ đời sống, thu hồi nợ của các công ty tài chính, các chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giới thiệu dịch vụ của công ty tài chính trên địa bàn. Theo dõi, nắm bắt tình hình cấp tín dụng của các TCTD trên địa bàn, đặc biệt là tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, chủ động thực hiện các giải pháp phù hợp để đảm bảo an toàn tín dụng khi phát hiện có biến động bất thường.
2.3. Giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của TCTD trên địa bàn; yêu cầu các TCTD trên địa bàn có nợ xấu cao xây dựng phương án, kế hoạch xử lý nợ xấu và các giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định, bảo đảm phản ánh đúng chất lượng khoản vay.
2.4. Chỉ đạo các TCTD trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị, cảnh báo của NHNN qua công tác thanh tra, giám sát; chấn chỉnh và xử lý/đề xuất xử lý kịp thời các tồn tại và sai phạm; đồng thời, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra kết quả thực hiện của các TCTD trên địa bàn.
2.5. Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh, hướng dẫn về công tác cấp phép, thanh tra, giám sát, cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng. Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn. Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật, không để phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài, vượt cấp liên quan đến hoạt động ngân hàng.
3. Tăng cường quản lý hoạt động QTDND trên địa bàn
3.1. Tiếp tục thực hiện và chỉ đạo các QTDND trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy định, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đối với hệ thống QTDND, đặc biệt là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND; chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 02/10/2018 về chấn chỉnh, tăng cường, phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động trong hệ thống QTDND.
3.2. Tăng cường quản lý, củng cố và chấn chỉnh các QTDND: (i) Triển khai tích cực và có chất lượng công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các QTDND, đặc biệt là QTDND yếu kém; (ii) Thực hiện thanh tra chéo QTDND tại các địa bàn tỉnh, thành phố khác theo hướng dẫn của NHNN và đẩy mạnh công tác giám sát vi mô đối với hệ thống QTDND; (iii) Triển khai rà soát, đánh giá, phân loại các QTDND; (iv) Tích cực phối hợp với các NHTM tham gia xử lý QTDND yếu kém trong việc chi trả tiền gửi cho khách hàng.
3.3. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn nhằm chủ động phòng ngừa, xử lý các vi phạm, không để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, an toàn hoạt động hệ thống QTDND.
4.1. Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế.
4.2. Thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm trong hoạt động thanh toán, trung gian thanh toán, phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh và chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra.
4.3. Đẩy mạnh phổ biến kiến thức, thông tin, tuyên truyền về TTKDTM, nâng cao nhận thức, cảnh giác của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn trước những rủi ro an ninh mạng, các thủ đoạn, hành vi tội phạm, lừa đảo trong hoạt động thanh toán, trung gian thanh toán.
4.4. Chấp hành và thực hiện nghiêm các quy chế, quy định của NHNN về an toàn bảo mật thông tin.
5. Các nhiệm vụ trọng tâm khác
5.1. Thực hiện tốt công tác điều hòa tiền mặt, đảm bảo giao dịch tiền mặt thông suốt và đáp ứng đầy đủ nhu cầu về giá trị và cơ cấu mệnh giá tiền của các TCTD, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.
Tuân thủ nghiêm túc các quy định của NHNN về an toàn kho quỹ đi đối với việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và giám sát việc chấp hành của các TCTD trên địa bàn; kiên quyết xử lý các vi phạm và yêu cầu chấn chỉnh các sai phạm phát hiện sau thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật. Chủ động làm việc và phối hợp với cơ quan công an địa phương tăng cường hợp tác hỗ trợ an ninh phòng, chống, xử lý trộm, cướp tại các chi nhánh, phòng giao dịch của các TCTD trên địa bàn.
5.2. Tiếp tục nghiên cứu và triển khai linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế các nhiệm vụ được giao theo kế hoạch cải cách hành chính của NHNN.
5.3. Chú trọng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí, mua sắm tài sản và đầu tư xây dựng với các giải pháp thiết thực, cụ thể.
5.4. Đẩy mạnh truyền thông trên địa bàn về các cơ chế, chính sách của NHNN và kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, đảm bảo tính chính xác và kịp thời. Nắm bắt, giải trình những vấn đề dư luận quan tâm trên địa bàn và báo cáo kịp thời NHNN để có phương án, kế hoạch truyền thông phù hợp.
5.5. Triển khai hiệu quả công tác Quốc hội; trực tiếp tham gia đầy đủ các đợt tiếp xúc cử tri, chủ động giải trình, xử lý các ý kiến, kiến nghị liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng; chủ động cung cấp thông tin, báo cáo giải trình và củng cố, tăng cường mối quan hệ công tác với cấp ủy, chính quyền địa phương, Đoàn Đại biểu Quốc hội.
IV. ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1. Tổ chức triển khai các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối
1.1. Chấp hành nghiêm các quy định, chỉ đạo của NHNN về tiền tệ, ngoại hối và hoạt động ngân hàng và các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Thường xuyên thanh tra, giám sát tình hình chấp hành trong toàn hệ thống để kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm.
1.2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính năm 2022 bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ, NHNN.
1.3. Tiếp tục triển khai quyết liệt, thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, cắt giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, không chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2022 để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt, có khả năng phục hồi sản xuất, kinh doanh tốt.
1.4. Quán triệt trong toàn hệ thống thực hiện tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và xử lý nợ xấu:
(i) Cân đối nguồn vốn, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn vốn vay và tuân thủ quy định pháp luật liên quan, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng. Phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, góp phần hạn chế tín dụng đen.
(ii) Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng trên cơ sở rà soát, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục... đi đôi với việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng để đảm bảo an toàn vốn vay khi thực hiện mở rộng tín dụng.
(iii) Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp...; thực hiện cho vay bằng ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ và NHNN về hạn chế tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế.
1.5. Các TCTD có hoạt động đại lý bảo hiểm phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn hệ thống và xử lý nghiêm những trường hợp yêu cầu khách hàng phải mua các loại bảo hiểm khi cấp tín dụng cho khách hàng.
1.6. Chủ động triển khai, tăng cường hoạt động kết nối ngân hàng - doanh nghiệp bằng hình thức phù hợp. Chỉ đạo các chi nhánh TCTD phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; kịp thời báo cáo NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, Hội sở chính về các khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng với khách hàng.
2. Triển khai công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu
2.1. Triển khai hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Đề án và các văn bản hướng dẫn của NHNN.
2.2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ tại TCTD. Triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu mới phát sinh trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19.
2.3. Đẩy mạnh các biện pháp thu hồi và xử lý nợ xấu. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn, đặc biệt là cơ quan công an, tòa án, cơ quan thi hành án các cấp trong quá trình thu hồi nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm. Phối hợp chặt chẽ với VAMC trong việc mua, bán và xử lý nợ xấu, trong đó tập trung tăng cường xử lý, thu hồi nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt.
3.1. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, giám sát của Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên, Ban điều hành và Ban kiểm soát đối với các hoạt động của TCTD. Tăng vốn điều lệ nhằm củng cố, nâng cao năng lực tài chính.
3.2. Thực hiện thí điểm triển khai Basel II (theo phương pháp nâng cao), triển khai Basel III phù hợp với điều kiện thực tế của từng TCTD.
3.3. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kỷ luật, kỷ cương, ý thức chấp hành pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống. Triển khai thực chất, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động ngân hàng.
3.4. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích của khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, nhất là khách hàng thuộc lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, khách hàng có dư nợ lớn và kịp thời có giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo an toàn vốn vay, hạn chế nợ xấu phát sinh.
3.5. Chấp hành nghiêm các Kết luận thanh tra, kiểm toán của NHNN và các cơ quan liên quan, trong đó khắc phục, xử lý triệt để các tồn tại, vi phạm nhằm đảm bảo an toàn hệ thống. Thường xuyên rà soát, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định, quy trình, chính sách nội bộ nhằm phù hợp với quy định của pháp luật và diễn biến tình hình, thủ đoạn tội phạm trong ngành Ngân hàng.
3.6. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thống đốc NHNN về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, và phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.
3.7. Các công ty tài chính tiêu dùng tiếp tục tập trung chấn chỉnh lại hoạt động cho vay, đảm bảo chính sách lãi suất phù hợp và chính sách thu nợ minh bạch, đúng quy định pháp luật. Các QTDND thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong hoạt động huy động và cho vay.
4.1. Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Ngân hàng và Đề án TTKDTM giai đoạn 2021-2025. Triển khai mạnh mẽ các giải pháp chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dịch vụ; các hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng số, tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng hiện đại một cách an toàn, thuận lợi.
Tăng cường kết nối với các ngành, lĩnh vực để mở rộng hệ sinh thái số. Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ TTKDTM trong thương mại điện tử, lĩnh vực công, hành chính công, nhất là các lĩnh vực y tế, giáo dục.
4.2. Tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật trong hoạt động thanh toán. Đổi mới và hoàn thiện quy trình, quy định nội bộ theo hướng ứng dụng công nghệ số. Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp nhằm phát hiện kịp thời các hành vi gian lận trong hoạt động thanh toán; phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lợi dụng dịch vụ thanh toán cho các hoạt động vi phạm pháp luật.
4.3. Chú trọng đầu tư hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ; áp dụng các giải pháp công nghệ thanh toán tiên tiến và các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh, bảo mật cho hệ thống công nghệ thông tin; tiếp tục quán triệt và tuân thủ các quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng theo quy định tại Thông tư 09/2020/TT-NHNN ngày 21/10/2020. Triển khai áp dụng tiêu chuẩn cơ sở thẻ chip nội địa theo lộ trình.
4.4. Triển khai mạnh mẽ các giải pháp đảm bảo an toàn trong thanh toán và bảo vệ khách hàng trước tình hình các hình thức, thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi. Trong đó, chú trọng phổ biến, nâng cao sự hiểu biết và cảnh giác cho khách hàng; đào tạo, tập huấn kỹ năng nhận diện, xử lý rủi ro cho cán bộ, nhân viên toàn hệ thống.
4.5. Nắm bắt và phản hồi kịp thời phản ánh của dư luận về những vấn đề liên quan đến dịch vụ thanh toán của đơn vị. Xử lý theo đúng quy định khi phát sinh rủi ro, gian lận, đảm bảo quyền lợi của các bên; đồng thời, báo cáo NHNN và NHNN chi nhánh trên địa bàn.
5.1. Chấp hành nghiêm túc các quy định, chỉ đạo của NHNN về giao nhận, vận chuyển, phân loại, tuyển chọn tiền, tồn quỹ, đảm bảo an toàn kho quỹ. Chủ động xây dựng kế hoạch thu, chi tiền mặt, cân đối cơ cấu mệnh giá chi cho khách hàng theo đúng quy định của NHNN và phù hợp thực tế của đơn vị, đảm bảo giao dịch tiền mặt thông suốt, nhất là các dịp cuối năm.
Tăng cường kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình chấp hành các quy định về công tác tiền mặt, công tác an toàn kho quỹ của các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại và hoàn thiện quy trình, quy định nội bộ.
5.2. Các TCTD, tổ chức tài chính, doanh nghiệp có vốn nhà nước và người đại diện vốn nhà nước thực hiện nghiêm các quy định và chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quản lý, tổ chức hoạt động của đơn vị; chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng hiệu quả vốn nhà nước được giao.
5.3. Phối hợp với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia tiếp xúc cử tri cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội trên từng địa bàn để giải quyết, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến tiền tệ, ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội từng địa phương và cả nước.
5.4. Truyền thông chủ động và mạnh mẽ các chủ trương, cơ chế chính sách về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nói chung và của đơn vị mình nói riêng nhằm nâng cao sự hiểu biết và tạo sự đồng thuận của người dân, xã hội. Trong đó, chú trọng truyền thông đến các khách hàng có nợ xấu để khách hàng hiểu rõ quyền hợp pháp của khách hàng cũng như của TCTD đã được quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác xử lý, thu hồi nợ xấu.
Chủ động nắm bắt thông tin, vấn đề dư luận quan tâm đối với hoạt động của TCTD, kịp thời báo cáo NHNN các sự cố xảy ra để có phương án xử lý phù hợp. Tăng cường giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho khách hàng nhằm giảm rủi ro trong sử dụng dịch vụ, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng sản phẩm dịch vụ. Tham gia triển khai các chương trình giáo dục tài chính, góp phần nâng cao hiểu biết và nhận thức về tài chính của người dân.
1. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ tại Chỉ thị này, báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị khi có yêu cầu của Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị, tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ.
4. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch hội đồng quản trị/hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng thực hiện Chỉ thị này./.
|
THỐNG
ĐỐC |
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/01/2022)
TT |
NHIỆM VỤ |
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ |
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
THỜI GIAN HOÀN THÀNH |
1 |
Xây dựng Luật phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) |
Vụ Pháp chế |
- Cơ quan TTGSNH; - Các đơn vị liên quan. |
Dự thảo Luật |
Trình Quốc hội trong năm 2022 |
2 |
Rà soát nghiên cứu khả năng sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Vụ Pháp chế |
Các đơn vị liên quan |
Báo cáo rà soát nghiên cứu Luật NHNN VN trình Chính phủ báo cáo UBTVQH |
Trình Chính phủ vào tháng 12/2022 |
3 |
Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi |
Vụ Pháp chế |
- Cơ quan TTGSNH; - Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. |
Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi |
Tháng 12/2022 |
4 |
Tổng kết, nghiên cứu khả năng sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD |
Vụ Pháp chế |
- Cơ quan TTGSNH; - Các đơn vị liên quan. |
Báo cáo tổng kết Luật các TCTD |
2022 |
5 |
Hoàn thiện việc đề xuất gia hạn Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD |
Vụ Pháp chế |
- Cơ quan TTGSNH; - Các đơn vị liên quan. |
Nghị quyết của Quốc hội |
2022 |
6 |
Xây dựng Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến 2030 |
Cơ quan TTGSNH |
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; - Các đơn vị liên quan |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
Quý II/2022 |
7 |
Nghị định của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (sau khi TTCP có ý kiến chấp thuận đề nghị xây dựng Nghị định của NHNN) |
Vụ Tín dụng CNKT |
- Các đơn vị liên quan; - Ngân hàng CSXH. |
Nghị định |
Quý I/2022 |
8 |
Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt |
Vụ Thanh toán |
Các đơn vị liên quan |
Nghị định |
Quý II/2022 |
9 |
Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng |
Vụ Thanh toán |
Các đơn vị liên quan |
Nghị định |
Năm 2022 |
10 |
Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của NHNN |
Vụ Tổ chức cán bộ |
Các đơn vị liên quan |
Nghị định |
Quý I/2022 |
11 |
Nghị định của Chính phủ về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam |
Cục Phát hành và Kho quỹ |
Các đơn vị liên quan |
Nghị định |
Tháng 12/2022 |
12 |
Các Quyết định của Thống đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của từng đơn vị thuộc NHNN (sau khi Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/2/2017) |
Vụ Tổ chức cán bộ |
Các đơn vị thuộc NHNN |
Quyết định |
Quý IV/2022 |
13 |
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 09/9/2013 về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại |
Cơ quan TTGSNH |
- Vụ Pháp chế; - Các đơn vị liên quan. |
Thông tư |
Tháng 1/2022 |
14 |
Thông tư thay thế Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 và Thông tư 13/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 quy định về bảo lãnh ngân hàng |
Vụ Tín dụng CNKT |
- Vụ Pháp chế; - Các đơn vị liên quan. |
Thông tư |
Tháng 3/2022 |
15 |
Thông tư thay thế Thông tư số 08/2017/TT-NHNN về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng |
Cơ quan TTGSNH |
- Vụ Pháp chế; - Các đơn vị liên quan |
Thông tư |
Tháng 3/2022 |
16 |
Thông tư thay thế Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016 hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp |
Vụ Quản lý ngoại hối |
- Vụ Pháp chế; - Các đơn vị liên quan. |
Thông tư |
Quý II/2022 |
17 |
Thông tư thay thế Thông tư số 04/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011 quy định việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
Vụ Chính sách tiền tệ |
- Vụ Pháp chế; - Các đơn vị liên quan. |
Thông tư |
Tháng 6/2022 |
18 |
Thông tư hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt |
Vụ Thanh toán |
-Vụ Pháp chế; - Các đơn vị liên quan. |
Thông tư |
Tháng 9/2022 |
19 |
Thông tư hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán |
Vụ Thanh toán |
- Vụ Pháp chế; - Các đơn vị liên quan. |
Thông tư |
Tháng 9/2022 |
20 |
Thông tư hướng dẫn dịch vụ trung gian thanh toán |
Vụ Thanh toán |
- Vụ Pháp chế; - Các đơn vị liên quan. |
Thông tư |
Tháng 9/2022 |
21 |
Thông tư quy định về hoạt động thẻ ngân hàng |
Vụ Thanh toán |
- Vụ Pháp chế; - Các đơn vị liên quan. |
Thông tư |
Tháng 9/2022 |
22 |
Thông tư quy định về giám sát các hệ thống thanh toán, hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ trung gian thanh toán |
Vụ Thanh toán |
- Vụ Pháp chế; - Các đơn vị liên quan. |
Thông tư |
Tháng 9/2022 |
23 |
Thông tư thay thế Thông tư số 17/2013/TT-NHNN ngày 16/7/2013 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế không được Chính phủ bảo lãnh |
Vụ Quản lý Ngoại hối |
- Vụ Pháp chế; - Các đơn vị liên quan. |
Thông tư |
Quý III/2022 |
24 |
Thông tư quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của TCTD phi ngân hàng |
Cơ quan TTGSNH |
- Vụ Pháp chế; - Các đơn vị liên quan. |
Thông tư |
Tháng 12/2022 |
25 |
Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
Cơ quan TTGSNH |
- Vụ Pháp chế; - Các đơn vị liên quan. |
Thông tư |
Tháng 12/2022 |
26 |
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-NHNN ngày 12/3/2018 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi, danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự của TCTD là hợp tác xã |
Cơ quan TTGSNH |
- Vụ Pháp chế; - Các đơn vị liên quan. |
Thông tư |
Tháng 12/2022 |
27 |
Thông báo và định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh |
Vụ Chính sách tiền tệ |
- Cơ quan TTGSNH; - Vụ Tín dụng CNKT; - Vụ DBTK. |
Công văn thông báo gửi các TCTD |
Trong năm |
28 |
Chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, kiểm soát tín dụng ngoại tệ phù hợp với lộ trình hạn chế đô la hóa nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; tăng cường quản lý rủi ro đối với cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. |
- Vụ Tín dụng CNKT; - Vụ Chính sách tiền tệ; - Cơ quan TTGSNH. |
Các đơn vị liên quan |
Văn bản chỉ đạo/ Tổ chức họp/ Làm việc trực tiếp với TCTD |
Thường xuyên |
29 |
Tiếp tục đánh giá hoạt động tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, vai trò, khả năng phục hồi, phát triển bền vững của các đối tượng này để chỉ đạo các TCTD có chính sách ưu tiên, hỗ trợ và tập trung tín dụng. |
Vụ Tín dụng CNKT |
Các đơn vị liên quan |
Văn bản chỉ đạo/ Tổ chức họp/ Làm việc trực tiếp với TCTD |
Thường xuyên |
30 |
Xây dựng Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” |
Cơ quan TTGSNH |
Các đơn vị liên quan |
Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng |
Năm 2022 |
31 |
Tập trung chỉ đạo cơ cấu lại các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp. |
Cơ quan TTGSNH |
|
Văn bản chỉ đạo |
Thường xuyên |
32 |
Tổ chức sơ kết kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND. |
Cơ quan TTGSNH |
Các đơn vị liên quan |
|
Năm 2022 |
33 |
Theo dõi, đánh giá và giám sát việc xây dựng và thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu của các TCTD. Chỉ đạo các TCTD tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định pháp luật; tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng về mức an toàn (dưới 3%). |
Cơ quan TTGSNH |
- Các đơn vị liên quan; - NHNN chi nhánh; - Các TCTD. |
|
Năm 2022 |
34 |
Triển khai Kế hoạch thanh tra năm 2022 của NHNN. Tăng cường công tác thanh tra hành chính đối với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. |
Cơ quan TTGSNH |
- NHNN chi nhánh; - Các TCTD. |
|
Thường xuyên |
35 |
Hoàn thiện sổ tay giám sát ngân hàng và hướng dẫn triển khai |
Cơ quan TTGSNH |
|
Sổ tay giám sát ngân hàng |
Năm 2022 |
36 |
Nghiên cứu xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Kế hoạch quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn tiếp theo. |
Cơ quan TTGSNH |
Các đơn vị liên quan |
Kế hoạch |
Năm 2022 |
37 |
Triển khai hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025; Chiến lược phát triển hệ thống thanh toán Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 và Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt |
Vụ Thanh toán |
- NHNN chi nhánh; - Các TCTD. |
|
Thường xuyên |
38 |
Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế xác thực giao dịch ngân hàng điện tử, ngân hàng số theo hướng cân đối giữa xác thực khách hàng mạnh và trải nghiệm khách hàng xuyên suốt. |
Cục CNTT |
Các đơn vị liên quan |
Quyết định của Thống đốc NHNN |
Tháng 6/2022 |
39 |
Phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện tốt vai trò Chủ tịch SEACEN năm 2022 của Việt Nam |
Vụ HTQT |
Các đơn vị liên quan |
|
Tháng 10/2022 |
40 |
Hoàn thành kế hoạch kiểm toán nội bộ năm 2022 phù hợp với diễn biến của dịch Covid-19 |
Vụ KTNB |
Các đơn vị thuộc NHNN |
Tổ chức các đoàn kiểm tra |
Năm 2022 |
41 |
Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý về vấn đề an ninh tài chính ngành ngân hàng trước bối cảnh CMCN 4.0 |
Vụ ODTTTC |
Các đơn vị liên quan |
Báo cáo chuyên đề |
2021-2025 |
42 |
Triển khai công tác kiểm tra an toàn kho quỹ |
Cục PHKQ |
NHNN chi nhánh, TCTD |
|
Tháng 11/2022 |
43 |
Hoàn thiện mô hình giao dịch tiền mặt của TCTD |
Cục PHKQ |
Các đơn vị liên quan |
|
Thí điểm trong năm 2022 |
44 |
Đưa các kho tiền trung chuyển vào hoạt động |
Cục PHKQ |
Các đơn vị liên quan |
|
Tháng 12/2022 |
45 |
Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn. |
NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố |
Các đơn vị liên quan |
Đề xuất, kế hoạch, văn bản phối hợp... |
Thường xuyên |
46 |
Xây dựng và triển khai hiệu quả Kế hoạch thanh tra cụ thể tại địa bàn trên cơ sở Kế hoạch thanh tra năm 2022 của NHNN và yêu cầu quản lý, thanh tra, giám sát của từng địa phương. |
NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố |
|
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2022; Kết luận thanh tra, kiểm tra |
Thường xuyên |
STATE BANK OF VIETNAM |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 01/CT-NHNN |
Hanoi, January 13, 2022 |
ORGANIZATION OF PERFORMANCE OF PRIMARY TASKS OF BANKING SECTOR IN 2022
Implement Resolution No. 32/2021/QH15 dated November 12, 2021, Resolution No. 41/2021/QH15 dated November 13, 2021 of the National Assembly, Resolution No. 01/NQ-CP dated January 8, 2022 and Resolution No. 02/NQ-CP dated January 10, 2022 of the Government, Resolution No. 23-NQ/BCSD dated December 31, 2021 of the Civil Affairs Committee of Communist Party of the State Bank of Vietnam, Governor of State Bank of Vietnam requests entities affiliated to the SBV and credit institutions, foreign bank branches (hereinafter referred to as “credit institutions”) to successfully implement solutions for regulation of monetary policies and banking operations in 2022 to control inflation, sustain macroeconomic development, assist economic development, ensure safe and stable development of credit institution systems. To be specific:
I. GENERAL OBJECTIVES AND TASKS
1. Regulate monetary policies actively, flexibly and strictly cooperate with fiscal policies and other macroeconomic policies to control average inflation at about 4% according to objectives in 2022, sustain macroeconomic development, assist economic development, promptly adapt to domestic and foreign market development. In 2022, credit increases by approximately 14%, with adjustment in accordance with practical situations.
Synchronously implement appropriate solutions to contribute to stabilization of the foreign currency market and gold market, assist the regulation of monetary policies; increase the foreign exchange reserves when market conditions are favorable and convert capital sources into production/trading activities.
2. Implement solutions to reasonably control credit growth and scale, focus on production and trade, sectors prioritized according to the Government's policy, assist socio-economic recovery and development; continue to strictly control credit for potential risks. Continue to synchronously implement solutions to assist people and enterprises affected by the Covid-19, natural disasters and epidemics.
3. Continue to restructure the system of credit institutions according to the “scheme for restructuring systems of credit institutions associated with settlement of bad debts in 2021-2025” after it is approved, focus on dealing with underperforming credit institutions; develop a system of credit institutions that have healthy, quality, efficient, open and transparent operations, meet the standards of banking safety in accordance with the law and approach international practices.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Focus on promoting digitalization in banking operations and cashless payment activities. Complete legal framework, mechanisms and policies, facilitate digitalization of the banking sector, promote cashless payment, meet the requirements for new business models and service products as the basis for information technology, digital banking, digital payment. Strengthen security and safety in payment and digitalization.
5. Continue to complete the system of legislative documents on banking operations to improve the effectiveness and efficiency of state management and discipline, ensure uniformity and compliance with the legal system and international commitments.
6. Promote administrative reform, improve the business environment, assist people and enterprises. Improve the quality of the officials, public employees and employees, ensure administrative discipline.
7. Continue to effectively implement the Development Strategy of Vietnam Banking Sector by 2025, with orientations toward 2030; the national financial inclusion strategy through 2025, with orientations toward 2030; programs/action plans and schemes that the banking sector provided.
II. FOR UNITS AFFILIATED TO THE CENTRAL STATE BANK
Actively provide advice for Governor of the State Bank of Vietnam on implementing solutions according to functions and tasks of the entities, which focus on following primary tasks:
1. Complete legal framework for banking operation
Continue to complete banking legal institutions; proactively review, amend mechanisms, policies, and legal regulations on banking operations in accordance with reality, focus on following primary tasks:
1.1. Develop the Law on Anti-money Laundering (amended). Review/assess and consider amendments to the Law on the State Bank of Vietnam, the Law on Credit Institutions. Complete documentation for proposing extension of Resolution 42/2017/QH14 on pilot settlement of bad debts of credit institutions; documentation for formulation of Law on amendments to Law on Deposit Insurance.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.3. Complete the legal framework for inspection and supervision, regulations on safety of banking operations, regulations on safe and strict governance, administration and risk management of credit institutions... in accordance with the actual operations of the credit institutions and international practices and standards. Research and promulgate criteria to apply Basel II (according to advanced methods) or Basel III.
1.4. Continue to complete the legal basis, mechanisms and policies on financial stability, macro-prudential safety and macro-prudential tools in order to prevent systemic risks and minimize negative impacts on economy, ensure synchronization, successfully meet the requirements for state management of monetary and banking operations
1.5 Continue to review, amend and complete the system of legislative documents on restructuring and settlement of bad debts of credit institutions, creating uniformity and synchronization in the implementation process.
1.6 Complete regulations on financial management and supervision of state owners at credit institutions, financial institutions and enterprises under the management of the State Bank.
1.7. Complete the legal corridor, mechanisms and policies on payment activities and digitalization in banking operations in order to facilitate the application of information technology to professional activities, provide products and services that are suitable for the development trend of digital banking and digital payment. Review and amend regulations on strict and effective security and safety in payment activities.
1.8. Complete the legal corridor to manage consumer loans activities in accordance with the actual situation, meet requirements of people and limit loansharking.
2. Regulating monetary, credit, foreign exchange and gold policies
2.1. Monitor development of macroeconomic, domestic and international monetary, epidemic situations to operate appropriate tools and solutions in a flexible, synchronized manner to stabilize monetary and foreign exchange markets, control development speed of credit according to objectives. Regulate open market operation according to market developments and assist in stabilizing of monetary market Regulate interest rates according to macro-monetary balances, inflation and monetary policy objectives; encourage credit institutions to continue to reduce costs to reduce lending interest rates to support production/trading. Regulate the exchange rate flexibly and appropriately in order to stabilize the foreign currency market, contribute to macroeconomic development and inflation control. Refinance credit institutions to assist liquidation and granting loans under programs approved by the Government and Prime Minister, assist restructuring of credit institutions and settlement of bad debts.
Direct credit institutions to develop credit safely, effectively and concentrate credit on business sectors prioritized according to policies of the Government, consumer credit and grant loans with reasonable interest rates, ensure loan safety and compliance with relevant laws, assist socio-economic recovery and development; do not lift credit extension conditions; continue to closely control credit in sectors with high potential risks namely investment, immovable property, stock, build-operate-transfer and build-transfer in traffic, corporate bond, control foreign currency credit that are appropriate for the roadmap to limit dollarization of the economy according to the Government's policy; create favorable conditions for people and enterprises to access to bank credit capital.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.3. Continue to synchronously implement solutions to manage the gold market according to the Government’s Decree No. 24/2012/ND-CP dated April 3, 2012 and policies and solutions to limit dollarization and goldization in the economy.
Closely monitor limits on taking and repaying foreign loans by enterprises that are not guaranteed by the Government, contribute to maintaining the country's foreign debt safety indicators. Strengthen cooperation with relevant central authorities in the state management of investment activities from foreign countries to Vietnam and vice versa.
2.4. Continue to improve quality of inventory development, analysis and prediction serving planning, directing and regulating monetary policies and banking operations. Closely and effectively cooperate with ministries and relevant entities in providing information and figures to improve quality of preparation, analysis and prediction of international payment balance serving regulation of monetary policies of SBV and macro-prudential regulations of the Government.
3.1. Implement effectively and promptly “Inspection plan in 2022” of SBV in a manner that is appropriate for the epidemic situation. In which, focus on inspecting sectors more vulnerable to emergence of risks, negativity, corruption and violations including credit granting activities, debt restructuring, settlement of bad debt, situation and investment activities in corporate bonds of credit institutions... Strengthen cooperate between the Banking Inspection and Supervision Agency and the State Bank branch Inspectorate and Supervisory Agencies of provinces in the implementation of the Inspection plan.
Increase the administrative inspection applied to the State Bank branches of provinces to assess the compliance with the law and the direction of the Governor of the State Bank in the performance of assigned functions and tasks.
3.2. Improve the effectiveness of macro-prudential and micro-prudential safety supervision, issue early warnings to prevent and limit risks in the operation of credit institutions. Closely supervise credit institutions extending of credit in sectors highly vulnerable to potential risks, sectors with low output growth but high credit growth; restructuring the repayment term, exempting, reducing interest and fees and retaining of debt category to support customers affected by the Covid-19. Strengthen supervision of profit targets, accrued interest, making of provisions, classification of assets of each credit institution and the whole system,...
3.3. Take serious actions as per the law in case credit institutions allow the warned violations to occur or delay rectification of violations. Stringently settle cases of taking advantage of policies to distort the policy on support for overcoming difficulties due to epidemics, natural disasters... Intensify monitoring, expediting, examining, settling post-inspection actions and supervision to ensure stringent implementation of conclusion, recommendations and decisions.
3.4. Standardize the reporting and information system, promote the utilization of the national credit information database and operate, apply technical infrastructure and information technology to improvement of the banking sector inspection and supervision database, implementation of the analysis, assessment, detection and prompt warning of potential risks.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.6. Receive citizens and deal with complaints and denunciations in accordance with the law, prevent complaints and denunciations in banking operations that involve a large number of people or are prolonged or exceed the jurisdiction.
3.7. Strengthen cooperation and sharing of information with functional agencies in inspection and supervision, anti-corruption and anti-criminal activities to promptly prevent and detect violations in the monetary and banking sectors. Strictly settle violations, negative acts and corruption.
4. Restructuring credit institution systems together with settlement of bad debts
4.1. Develop and implement the action plan of the Banking sector for implementation of the Scheme of "Restructuring credit institution systems together with settlement of bad debts between 2021 and 2025" after the Scheme is approved.
4.2. Closely monitor, supervise and direct credit institutions to strictly and effectively implement solutions for restructuring credit institution systems together with settlement of bad debts. Focus on directing the restructuring of underperforming credit institutions; settle and restructure two underperforming banks in 2022 and continue to develop a plan for settlement of the remaining two banks.
4.3. Continue to settle underperforming non-bank credit institutions; closely cooperate with governing units in settling and restructuring underperforming non-bank credit institutions whose owners/major shareholders are state groups/corporations under the direction of the Prime Minister.
4.4. Continue to consolidate and rectify the operation of the PCF system. Submit to competent authorities for approval for the plan for settlement of People's Credit Funds that are strictly controlled and non-recoverable. Continue to develop the information system for managing and supervising of the People's Credit Fund system, effectively serve the supervision of the State Bank applied to the system. Organize a preliminary summing-up of the implementation of Directive No. 06/CT-TTg dated March 12, 2019 of the Prime Minister.
4.5. Encourage and implement measures for supporting commercial banks that voluntarily participate in settlement of underperforming PCFs. Promote role and responsibility of the Cooperative Bank of Vietnam for linking the PCF system, capital regulation, inspecting, monitoring, and ensuring the safety of the PCF system in accordance with the law.
4.6. Strengthen the management and supervision of the operation of microfinance institutions, ensure that they operate in accordance with the law and prevent potential risks that cause operational insecurity.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.8. Strengthen human resources for Vietnam Asset Management Company (VAMC) in terms of capital, human resources and facilities. Direct VAMC to effectively implement the VAMC Development Strategy by 2025, with orientation towards 2030; promote purchase, sale, settlement of bad debts and Debt Exchange; cooperate with credit institutions in settlement of bad debts, security assets of bad debts purchased with special bonds.
4.9. Promote roles of Deposit Insurance of Vietnam in protecting rights and benefits of persons making deposits; submit to the Prime Minister for approval for the Development Strategy of Deposit Insurance by 2025, with orientation towards 2030.
5.1. Implement the plan for digitalization of the banking sector by 2025, with orientation towards 2030; direct, guide and facilitate the application of digital technology to banking operations for credit institutions; develop digital banking models, strengthen integration and connection between infrastructure, systems and other sectors and fields to expand and develop the digital ecosystem.
5.2. Complete and submit to the Government for promulgation of the Decree on cashless payments, the Decree on the regulatory sandbox for Fintech in the banking sector; promulgate and implement the Development Strategy of Vietnam payment system by 2025 with orientation towards 2030.
Focus on effective implementation of the project on cashless payment development in the period of 2021-2025; cooperate with relevant central authorities in carrying out pilot implementation of using telecommunication accounts to pay for other small services (Mobile Money services).
5.3. Continue to implement programs and policies on exemption and reduction of service fees payment and direct service providers to reduce fees for customers and support people and enterprises in Covid-19 situation.
5.4. Intensify supervision of important payment systems, provision of intermediate payment services; security and safety in payment activities, digitalization and application of information technology to the State Bank. Perform security inspection and assessment of important information systems; promptly warn and recommend risk issues and solutions to strengthen security and safety. Ensure the continuous and safe operation of the interbank electronic payment system.
5.5. Disseminate knowledge, promote information and carry out dissemination of information about the benefits of digital banking products and services and cashless payments for people and enterprises; strengthen measures to protect the legal rights and benefits of customers; promote international cooperation in research and application of technology, innovative and creative achievements to banking operations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.1. Implement strictly, synchronously and effectively all sectors of administrative reform in the entire SBV system according to the Government’s Resolution 76/NQ-CP dated July 15, 2021 on the Overall Program of State Administrative Reform between 2021 and 2030. Continue to promote reform of administrative procedures, lift certain business restrictions; renovate the organization of the OSS mechanism to deal with administrative procedures; digitalize administrative procedures.
6.2. Adopt measures to increase coverage of information application and maintain depth of credit information; apply technology to facilitation to access credit fairly and transparently for people and enterprises.
6.3. Complete and submit to the Government for promulgation of Decree that supersedes Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank; arrange functions, tasks, powers and organizational structure of the units under the State Bank to ensure compactness, effective and efficient operation. Provide guidelines and elaborate new regulations of the Communist Party and Government on official affairs. Stringently implement assessment, selection, planning, allocation, use and assignment according to title standards, official assessment criteria, procedures, regulations and democracy principles to ensure openness, transparency and effectiveness.
6.4. Enhance administrative discipline and regulations; improve public affair culture and ethics of officials, public officials and employees in SBV; improve training and education quality to produce high quality personnel resources of the sector.
7.1. Actively and flexibly circulate cash in SBV systems for the purpose of meeting requirements for payment of the economy in terms of amount and face value structure; maintain reasonable reserve of cash to satisfy monetary security; strictly implement measures to balance face value structure and improve the quality of money in circulation; improve the legal basis and continue to enhance anti- counterfeit money measures and protection of Vietnamese currency; research and application of specialized machinery and equipment to treasury operation. Complete the cash transaction models of credit institutions.
Strengthen discipline of operation and compliance with regulations on cash transactions and safety of treasury; strengthen the examination, periodical and irregular inspection of monetary and treasury work, assurance about security and safety of assets in the banking sector; impose penalties against collectives and individuals that commit violations.
7.2. Successfully perform the role of representing the State and Government to enhance the image, status, prestige and credibility of Vietnam and the State Bank of Vietnam at monetary and financial institutions, regional/world forums and other international partners. Continue to actively and positively cooperate and integrate internationally, promote bilateral and multilateral cooperation in the banking sector and participate in administer management of international organizations. Act as a bridge between the Government and international financial institutions to mobilize resources in order to proactively respond and overcome the negative impacts of the Covid-19 and directly support the state budget in economic growth recovery; continue to strengthen the mobilization/effective implementation of programs, projects, consulting and technical support from international partners and multilateral and bilateral organizations for Vietnam and the banking sector.
7.3. Strengthen state management of communication activities in the banking sector to create synchronization and uniformity from the central bank to state bank branches of Vietnam in provinces, between the central bank and the press units in the sector and credit institutions. Successfully implement regulations on speech and information provision of the State Bank.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.4. Actively implement and complete the internal audit and inspection plan of SBV in 2022 according to the situation of the Covid-19. Strengthen the application of information technology to internal audit, combine remote inspection and implementation of on-site audit; focus on auditing and inspecting the contents of potential risks.
7.5. Carry out accounting, financial, asset and construction investment management of the State Bank in association with thrift practice, anti-wastefulness, ensuring strict and efficient management of funds, assets and capital resources of the State Bank. Improve the efficiency of management and implementation of public investment capital plans, complete the state budget capital plan that are assigned.
7.6. Advise and properly implement the rights and responsibilities of the state owner's representative agency at credit institutions, financial institutions and state-invested enterprises under the management of the State Bank. Strengthen the inspection, examination and supervision of the effective capital use of credit institutions and state-invested enterprises.
7.7. Improve the quality and efficiency of operations of service providers. Complete the project on financial autonomy of public service providers affiliated the State Bank, increase revenue and decrease the support rate from the state budget.
7.8. Promote scientific and technological activities in the banking sector, in which focus on catching new trends in banking operations and the ability to apply research products to actual operations of the sector.
7.9. Strengthen the role of the State Bank in financial stability. Research and develop methods, models and tools for macro-prudential safety supervision applied to the financial system; improve analysis and monitoring reporting system, prompt warn systemic risks.
7.10. Strengthen the mechanism for cooperation and share of information and data among the SBV units, between the SBV and domestic and foreign inspection and management agencies regarding banking, securities and insurance to improve efficiency of macro-prudential safety supervision and ensure financial system stability.
7.11. Strengthen the dissemination of information and raise awareness of strict and complete implementation of the regulations of the law and the State Bank on the protection of State secrets; promptly detect, prevent and strictly handle violations according to regulations.
III. FOR STATE BANK BRANCHES OF PROVINCES
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.1. Successfully provide advice and assist the Governor in state management of currency, credit, foreign exchange and banking operations in their provinces, cities. Promptly acknowledge problems regarding mechanisms and policies, difficulties and obstacles in actual implementation, focus on solving and settling issues under their competence; report to the Governor, propose and advise to amend mechanisms and policies according to reality.
1.2. Cooperate with the provincial authorities in implementing the tasks of the banking sector; promptly advise the provincial Communist Party organizations and local government on measures to manage the operations of credit institutions and settle issues that arise in practical operations, especially when state bank branches of Vietnam in provinces implement credit policies and programs according to the direction of the Government and the Prime Minister.
1.3. Direct, guide, monitor, expedite and supervise local credit institutions implementing monetary and credit measures of the Government and the State Bank. In which, direct credit institutions to: (i) actively and effectively implement the system of policies and measures to support people and enterprises that are affected by natural disasters and epidemics; (ii) actively participate in and effectively and practically implement the Bank-Enterprises Connection Program in the appropriate forms; (iii) grant credit towards production and trade, priority sector to facilitate access to capital for people and enterprises and contribute to limit loansharking.
1.4. Take charge of connection of local credit institutions. Take charge of working with local credit institutions to promptly deal with difficulties and problems in monetary, credit and banking operations.
2.1. Effectively implement the particular inspection plan in their provinces as the basis for the State Bank's 2022 inspection plan and the management requirement of each province; in which inspect the observance of regulations on restructuring the term of debt payment, exemption and reduction of interest and fees, retention of debt category and making of new loans applied to customers who are affected by Covid-19 of local credit institutions. Improve the quality of micro-prudential safety supervision.
2.2. Strengthen the management, inspection and supervision of consumer loans, loans for personal or living expenses, debt recovery of financial companies, branches, representative offices, service introduction points of local financial companies. Monitor and acknowledge the situation of credit granting of local credit institutions, especially credit of sectors with potential risks, proactively implement appropriate measure to ensure credit safety when detecting unusual fluctuations.
2.3. Closely monitor the implementation of the plan for restructuring local credit institution systems together with settlement of bad debts; request local credit institutions with high bad debts to develop projects and plans for settlement of bad debts and measures to prevent bad debts from arising, classify debts and make risk provisions in accordance with regulations, ensure accurate reflection of the quality of loans.
2.4. Direct local credit institutions to strictly implement the conclusions, recommendations and warnings of the State Bank via inspection and supervision; rectify and handle/propose timely handling of unresolved issues and violations; at the same time, monitor, expedite and inspect the performance results of local credit institutions.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Strengthen the management of People's Credit Fund activities.
3.1. Continue to implement and direct People's Credit Funds to strictly implement the regulations and directions of the Prime Minister and the Governor of the State Bank applied to the People's Credit Fund system, especially the direction of Directive No. 06/CT-TTg of the Prime Minister dated March 12, 2019 on strengthening measures to ensure operational safety and firmly consolidate the PCF system; direction of Directive No. 06/CT-NHNN of the Governor of the State Bank dated October 2, 2018 on rectification, strengthening, prevention of violations to ensure security and safety of operations in the PCF system.
3.2. Strengthen the management, consolidation and rectification of People's Credit Funds: (i) Actively and effectively implement inspection and supervision of the operation of People's Credit Funds, especially underperforming PCFs; (ii) Carry out cross-inspection of the People's Credit Fund in other provinces and cities under the instruction of the State Bank and promote micro-prudential inspection of the PCF system; (iii) Review, evaluate and classify PCFs; (iv) Actively cooperate with commercial banks regarding settlement of underperforming PCFs in paying deposits to customers.
3.3. Closely cooperate with local authorities to proactively prevent and settle violations and insecurity in the operation of the People's Credit Fund system.
4.1. Effectively implement the assignments on digitalization of the banking sector by 2025, with orientation towards 2030 and projects on development of cashless payment in the period of 2021 - 2025 in their provinces according to actual conditions and situations.
4.2. Inspect, examine, detect and settle violations in payment activities, intermediate payment according to the epidemic situation and the Government's direction regarding inspection and examination. .
4.3. Promote the dissemination of knowledge, information on CTMs, raise awareness and vigilance of local people and enterprises against cyber security risks, tricks, violations and frauds in payment activities, intermediate payment.
4.4. Strictly comply with regulations of the State Bank on information safety and security.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.1. Successfully perform cash regulation, ensure uninterrupted cash transaction and fully meet requirements for value and face value structure of local credit institutions and local State Treasury.
Strictly comply with the regulations of the State Bank on safety of the treasury and promote periodical and irregular inspection and supervision of the observance of local credit institutions; strictly settle violations and request for rectification of violations detected after inspection and examination in accordance with law. Actively work and cooperate with local public security in strengthening support for security prevention and settlement of theft and robbery at local branches and local transaction offices of local credit institutions in the area
5.2. Continue to flexibly research and deploy in accordance with the actual situation of the assignments according to the administrative reform plan of the State Bank.
5.3. Carry out thrift practice, anti-wastefulness in management, use of funds, procurement of assets and construction investment with practical and specific measures.
5.4. Promote local communication about the mechanisms and policies of the State Bank and the results of the banking system, ensuring accuracy and timeliness. Acknowledge and explain issues that local people concern and promptly report on appropriate communication plans and projects to the SBV.
Effectively implement the works of the National Assembly; fully participate in contacting local voters, proactively explain and settle opinions and recommendations regarding currency and banking operations; proactively provide information, report, explain, consolidate and strengthen working relationship with provincial Communist Party organizations, local authorities and the National Assembly Delegates.
1. Organize implementation of monetary, credit and foreign exchange measures
1.1. Strictly comply with the regulations and directions of the State Bank on money, foreign exchange, banking operations and assigned targets. Regularly inspect and monitor the compliance throughout the system to promptly rectify and settle violations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.3. Continue to strictly, practically and effectively implement measures for assisting the people and enterprises to reduce operating costs, profit targets and not pay cash dividends in 2022 in order to continue to reduce lending interest rates. Prioritize support for small and medium-sized enterprises, enterprises that operate in sectors and fields heavily affected by the Covid-19 and enterprises that have good administration systems and are able to successfully recover production and trade.
1.4. Ensure safe credit growth in the entire system, focus on improvement of credit quality, control and settlement of bad debts:
(i) Balance capital sources, direct credit to production and trade, sectors prioritized according to the policy of the Government, loans for personal or living expenses, consumer credit with reasonable interest rates, ensure loan safety and compliance with relevant laws, support socio-economic recovery and development and strictly control credit granting conditions. Develop a variety of bank credit products to meet requirements for legal capital of people and enterprises, contribute to limit loansharking.
(ii) Facilitate access to bank credit capital for customers as the basis for reviewing, simplifying and shortening processes and procedures... along with strictly complying with the provisions of law, controlling credit granting conditions to ensure loan safety when credit institutions expand credit.
(iii) Closely control credit in sectors with high potential risks namely investment, immovable property, stock, build-operate-transfer and build-transfer in traffic, corporate bond, etc.; grant loans in foreign currency according to the policy of the Government and the State Bank of Vietnam on limiting dollarization in the economy.
1.5. Strictly comply with regulations of the law on insurance business; strengthen internal inspection and control of insurance agency activities via the system and strictly settle cases that require customers to purchase insurance policies when credit institutions operating as insurance agents grant credit to customers.
1.6. Actively deploy and strengthen banking-enterprise connection in an appropriate manner. Direct branches of credit institutions to closely cooperate with provincial Communist Party organizations, local authorities, socio-political organizations in carrying out dissemination of information on credit policies to local organizations and individuals; promptly report difficulties and problems in credit relationship with customers to the State Bank branches of provinces and Head Office.
2. Carry out restructuring of the credit institution system together with disposing bad debts
2.1. Effectively implement the Scheme for "Restructuring credit institution systems together with settlement of bad debts between 2021 and 2025", action plans of the banking sector to implement the scheme and guiding documents of the State Bank .
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.3. Promote measures to recover and settle bad debts. Actively cooperate with local authorities and local competent state agencies, especially local public security, courts, and judgment enforcement agencies at all levels in the process of bad debt recovery and settlement of collateral. Closely cooperate with VAMC in purchase, sale and settlement of bad debts, focus on strengthening the settlement of bad debts, bad debts recovery, collateral of bad debts purchased by special bonds.
3.1. Improve the management, administrative and supervision capacity of the Board of Directors/ Board of Members, Executive Board and Board of Supervisors for the operations of credit institutions. Increase charter capital to strengthen and improve financial capacity.
3.2. Implement pilot to apply Basel II (according to advanced method), Basel III in accordance with the actual condition of each credit institution.
3.3. Disseminate, educate, improve discipline, raise awareness of observance of law and professional ethics of officials and employees throughout the system. Practically and effectively implement internal inspection and control; detect and strictly settle violations in banking operations.
3.4. Inspect and supervise use of loans for the right purposes of customers, assess the repayment ability of customers, especially customers who work in sectors with potentially risks, customers who have big outstanding debts and promptly have appropriate measures to ensure loan safety and limit bad debts arising.
3.5. Strictly comply with inspection and audit conclusions of the State Bank and relevant agencies, in which overcome and thoroughly settle weakness and violations to ensure system safety. Regularly review, complete, amend, or provide new internal regulations, processes and policies to be consistent with regulations of law, situation and criminal tricks in the banking sector.
3.6. Thoroughly and stringently implement directions of Governor of SBV on anti-corruption, anti-negativity, anti-money laundering and prevention of terrorism financing.
3.7. Continue to focus on restructuring lending, ensuring appropriate interest rate policies and transparent debt collection policies in accordance with the law applied to consumer finance companies. People's credit funds shall strictly comply with regulations of the law on mobilizing and lending activities.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.1. Effectively implement the assigned tasks in the digitalization plan of the banking sector and the scheme for cashless payment in the period of 2021-2025. Strictly implement measures to transform business models into applying modern technology and multi-services; digital banking operations, support enterprises and people in access to modern banking services in safe and convenient manners.
Strengthen connections with sectors and fields to expand the digital ecosystem. Provide e-commerce services in e-commerce, public sector, public administration, especially in health and education sectors.
4.2 Strictly comply with legal regulations on payment activities. Innovate and complete internal processes and regulations according to digital technology application. Research and apply measures to prompt detection of fraudulent acts in payment activities; prevent and minimize risk of taking advantage of payment services for illegal activities.
4.3. Focus on infrastructure, techniques and technology investment; apply advanced technology payment measures and international standards to security of information technology systems; continue to thoroughly implement and comply with regulations on information system safety in banking operations specified in Circular 09/2020/TT-NHNN dated October 21, 2020. Apply basic standards for domestic chip cards according to roadmap.
4.4. Strictly implement measures to ensure safe payment and protect customers against increasingly sophisticated forms and tricks of criminals. In which, focus on popularizing, improving understanding and vigilance for customers; training risk identification and settling skills for officials and employees of the whole system.
4.5. Promptly acknowledge and respond to public opinion with issues regarding payment services of units. Settle risks and frauds arising in accordance with regulations, ensure the interests of the parties; at the same time, report to the SBV and local branches of SBV.
5.1. Strictly comply with regulations and directions of the State Bank on delivery, transportation, classification, selection of money, cash balance and safety of the treasury. Actively develop plans for cash collection and expenditure, balance expenditure face value structure for customers in accordance with the regulations of the State Bank and the reality of units, ensure uninterrupted cash transaction, especially at the end of the year.
Strengthen the periodic or irregular inspection of the compliance with regulations on cash operations and safety of treasuries of branches and transaction offices in the system; promptly prevent, overcome weakness and complete internal processes and regulations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.3. Cooperate with the State Bank branches of provinces in contacting local voters and the National Assembly Delegation to promptly settle difficulties and problems regarding to money, banks, contribute to promotion of socio-economic development in each area throughout the country.
5.4. Actively and strictly communicate guidelines, policy mechanisms on regulation of monetary policy and banking operation management in general and of the unit in particular in order to improve people's understanding and achieve consensus. In which, focus on communicating to customers who have bad debts so that customers understand their legal rights and credit institutions specified in Resolution No. 42/2017/QH14 to better support settlement of bad debts and bad debts recovery.
Actively assess information and issues that people concern regarding the operation of credit institutions, promptly report incidents to the SBV for appropriate measures for settlement. Strengthen the introduction of banking products and services, improve knowledge and skills for customers to reduce risks of using services and protect the benefits of users who use products and services. Participate in the implementation of financial education programs, contribute to people’s financial knowledge improvement and raising of awareness.
1. This Directive takes effect from the date on which it is signed.
2. Entities affiliated to State bank of Vietnam within their functions and tasks shall implement tasks specified under this Directive; submit reports on directive implementation to Office of State bank of Vietnam when it is requested.
3. Office of State bank of Vietnam shall take charge and cooperate with entities affiliated to SBV in monitoring implementation of directives, submitting reports to Governor of State bank of Vietnam and Ministry of Planning and Investment as prescribed by the Government.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ACTION PLAN FOR IMPLEMENTATION OF RESOLUTION OF NATIONAL ASSEMBLY AND THE GOVERNMENT
(Issued together with Directive No. 01/CT-NHNN dated January 13, 2022)
No.
TASKS
PRESIDING ENTITY
COOPERATING ENTITY
PRODUCT
COMPLETION DEADLINE
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Develop the Law on anti-money laundering (amended).
Department of Legal Affairs
- Banking Inspection and Supervision Agency
- Relevant units
Bill
Submit to the National Assembly in 2022
2
Review/research on the possibility of amendments to the Law on the State Bank of Vietnam,.
Department of Legal Affairs
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Report on reviewing and researching the Law on the State Bank of Vietnam and submission to the Government to report the National Assembly Standing Committee
Submit to the Government in December 2022
3
Develop the Law on amendments to Law on Deposit Insurance
Department of Legal Affairs
- Banking Inspection and Supervision Agency
- The Deposit Insurance of Vietnam
A written request for formulation of Law on amendments to Law on Deposit Insurance
December 2022
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Summarize and research on the possibility of amendments to the Law on Credit Institutions.
Department of Legal Affairs
- Banking Inspection and Supervision Agency
- Relevant units
Summary report on Law on Credit Institutions
2022
5
Complete the proposal to extend Resolution 42/2017/QH14 on piloting of settlement of bad debt of credit institutions
Department of Legal Affairs
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Relevant units
Resolution of National Assembly
2022
6
Formulate a Development Strategy of Deposit Insurance by 2025, with orientation towards 2030
Banking Inspection and Supervision Agency
- The Deposit Insurance of Vietnam
- Relevant units
Decision of the Prime Minister
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7
Decree of the Government on preferential credit policy on implementation of the National Target Program on socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas in the period of 2021 - 2030 (after the Government has approved of the development of a Decree of the State Bank of Vietnam)
Department of Credit of Economic Sectors
- Relevant units
- Vietnam Bank for Social Policies
Decree
First Quarter/2022
8
Decree on cashless payment
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Relevant units
Decree
First Quarter/2022
9
Decree on the regulatory sandbox for Fintech in the banking sector
Payment Department
Relevant units
Decree
2022
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Develop a Decree to replace Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank
Department of Personnel and Organization
Relevant units
Decree
First Quarter/2022
11
The Government’s Decree on anti-counterfeit money and protection of Vietnamese currency
Treasury and Issuance Department
Relevant units
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
December 2022
12
The Governor's Decisions on functions, tasks, powers and organizational structure of each unit under the SBV (after the Government promulgated a Decree to replace Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017)
Department of Personnel and Organization
Units affiliated to the State Bank
Decision
Fourth Quarter/2022
13
Circular on amendments to a number of articles of Circular No. 21/2013/TT-NHNN dated September 9, 2013 providing for the operational network of commercial banks
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Department of Legal Affairs
- Relevant units
Circular
January 2022
14
Circular that supersedes Circular 07/2015/TT-NHNN dated June 25, 2015 and Circular 13/2017/TT-NHNN dated September 29, 2017 on Bank Guarantee
Department of Credit of Economic Sectors
- Department of Legal Affairs
- Relevant units
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
March 2022
15
Circular that supersedes Circular 08/2017/TT-NHNN on procedures for carrying out banking supervision.
Banking Inspection and Supervision Agency
- Department of Legal Affairs
- Relevant units
Circular
March 2022
16
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Foreign Exchange Management Department
- Department of Legal Affairs
- Relevant units
Circular
Second Quarter/2022
17
Circular that supersedes Circular 04/2011/TT-NHNN dated March 10, 2011 providing the application of interest rates upon organizations' or individuals premature withdrawal of deposits from credit institutions or foreign bank branches
Department of Monetary Policy
- Department of Legal Affairs
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Circular
June 2022
18
Circular on guidelines for cashless payment services
Payment Department
-Department of Legal Affairs
- Relevant units
Circular
September 2022
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Circular on guidelines for opening and use of checking accounts at payment service providers
Payment Department
- Department of Legal Affairs
- Relevant units
Circular
September 2022
20
Circular on guidelines for intermediate payment services.
Payment Department
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Relevant units
Circular
September 2022
21
Circular on bank card operations
Payment Department
- Department of Legal Affairs
- Relevant units
Circular
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
22
Circular on supervision of payment systems, making of provision of cashless payment services, intermediary payment services
Payment Department
- Department of Legal Affairs
- Relevant units
Circular
September 2022
23
Circular that supersedes Circular 17/2013/TT-NHNN dated July 16, 2013 guiding on the foreign exchange control with regard to the issuance of international bonds by enterprises that are not guaranteed by the Government
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Department of Legal Affairs
- Relevant units
Circular
Third Quarter/2022
24
Circular on internal control system of non-banking credit institutions
Banking Inspection and Supervision Agency
- Department of Legal Affairs
- Relevant units
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
December 2022
25
Circular on amendments to some articles of Circular 41/2016/TT-NHNN prescribing prudential ratios for operations of banks and/or foreign bank branches.
Banking Inspection and Supervision Agency
- Department of Legal Affairs
- Relevant units
Circular
December 2022
26
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Banking Inspection and Supervision Agency
- Department of Legal Affairs
- Relevant units
Circular
December 2022
27
Notify and periodically review, consider and adjust credit targets for growth of each credit institution as the basis for operation situation, financial capacity and healthy credit growth ability
Department of Monetary Policy
- Banking Inspection and Supervision Agency
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Department of Statistical Forecasting
Official dispatch, report to credit institutions
In year
28
Direct credit institutions to develop credit safely, effectively and concentrate credit on production and trade, sectors prioritized according to policies of the Government, continue to closely control credit in sectors with high potential risks, control foreign currency credit that are appropriate for the roadmap to limit dollarization of the economy according to the Government's policy; strengthen risk management of loans to serve life needs and consumer credit; facilitate access to bank credit for people and enterprises.
- Department of Credit of Economic Sectors
- Department of Monetary Policy
- Banking Inspection and Supervision Agency
Relevant units
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Regularly
29
Continue to evaluate credit operations applied to sectors, fields, roles, recovery and sustainable development of these subjects to direct credit institutions to have prior policies, support and focus on credit.
Department of Credit of Economic Sectors
Relevant units
Directive documents / meeting organization / direct work with credit institutions
Regularly
30
Develop action plan of the Banking sector for implementation of the Scheme of "Restructuring credit institution systems together with settlement of bad debts between 2021 and 2025".
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Relevant units
Action plan of banking sector
2022
31
Focus on directing the restructuring of underperforming credit institutions in appropriate forms.
Banking Inspection and Supervision Agency
Directive documents
Regularly
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Organize preliminary summing-up of the implementation of Directive No. 06/CT-TTg dated March 12, 2019 of the Prime Minister on strengthening measures to ensure operational safety and firmly consolidate the PCF system.
Banking Inspection and Supervision Agency
Relevant units
2022
33
Monitor, evaluate and supervise the development and implementation of plans on settlement of bad debt of credit institutions. Direct credit institutions to strengthen credit quality control, make risk provisions in accordance with law; actively implement measures to control and limit bad debts arising to bring non-performing loan ratio at a safe level (below 3%)
Banking Inspection and Supervision Agency
- Relevant units
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Credit institutions
2022
34
Implement “Inspection plan in 2022” of SBV Strengthen the administrative inspection applied to the State Bank branches of provinces
Banking Inspection and Supervision Agency
- State Bank branches
- Credit institutions
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
35
Complete bank supervision notebook and implementation instruction.
Banking Inspection and Supervision Agency
Bank supervision notebook
2022
36
Research, develop, and submit to the Prime Minister for signing and promulgation the National Plan for anti-money laundering and prevention of terrorism financing in the next phase.
Banking Inspection and Supervision Agency
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Plan
2022
37
Effectively implement the scheme for development of cashless payment in the period of 2021-2025; Strategy for development of Vietnam's payment system by 2025 with orientation towards 2030 and Decree on cashless payment
Payment Department
- State Bank branches
- Credit institutions
Regularly
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Review, amend regulations on authentication mechanism for e-banking and digital banking transactions in form of balance between strong customer authentication and uninterrupted customer experience.
Department of Information Technology
Relevant units
Decision of the Governor of the SBV
June 2022
39
Cooperate with central authorities in successfully performing the role of Chairperson of SEACEN in 2022 in Vietnam
Department of External Relations & Cooperation
Relevant units
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
October 2022
40
Completing the internal audit plan in 2022 in accordance with the Covid-19 situation.
Department of Internal Audit
Units affiliated to the State Bank
Inspection team organization
2022
41
Research and propose a management model of financial security in the banking sector in the context of Industry 4.0
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Relevant units
Thematic reports
2021-2025
42
Inspect safety of Treasury
Department of Issuance and Treasury
State Bank branches
November 2022
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Complete the cash transaction modes of the credit institution.
Department of Issuance and Treasury
Relevant units
Pilot implementation in 2022
44
Operate transit vault
Department of Issuance and Treasury
Relevant units
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
December 2022
45
Effectively implement the assigned tasks in the scheme for development of cashless payment in the period of 2021 - 2025 and plans for digitalization of the banking sector by 2025, with orientation towards 2030 in their provinces.
State Bank branches of provinces
Relevant units
Proposals, plans, cooperation documents.
Regularly
46
Effectively develop and implement the local plan for specific inspection as the basis for the State Bank 2022 Inspection Plan and the management, inspection and supervision requirements of each province.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Inspection and examination plan in 2022;
Inspection and examination conclusion
Regularly
;
Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2022 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 01/CT-NHNN |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Người ký: | Nguyễn Thị Hồng |
Ngày ban hành: | 13/01/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2022 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Chưa có Video