BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/VBHN-BCT |
Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2023 |
QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ PHÁT ĐIỆN, HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày kể từ ngày 22 tháng 02 năm 2021, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 31/2022/TT-BCT ngày 08 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện và Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 12 năm 2022.
2. Thông tư số 02/2023/TT-BCT ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 01 năm 2023.
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện. 1
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về:
a) Phương pháp xác định giá phát điện, Hợp đồng mua bán điện cho các loại hình nhà máy điện quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện.
2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Nhà máy điện đấu nối với hệ thống điện quốc gia có tổng công suất lắp đặt trên 30MW, các nhà máy điện có công suất lắp đặt từ 30MW trở xuống tự nguyện tham gia thị trường điện;
b) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
c) Thông tư này không áp dụng đối với nhà máy thủy điện nhỏ áp dụng biểu giá chi phí tránh được, nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, nhà máy điện độc lập được đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), nhà máy điện chỉ cung cấp dịch vụ phụ trợ, nhà máy điện sinh khối, nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện rác và nhà máy điện sử dụng chất thải rắn;
Các nhà máy điện khác khi chưa có cơ chế riêng do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương quy định thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên bán là Đơn vị phát điện sở hữu Nhà máy điện.
2. Bên mua là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hoặc đơn vị đại diện theo phân cấp, ủy quyền), Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh, các khách hàng sử dụng điện lớn, các đơn vị mua buôn điện khác theo quy định của thị trường điện.
3. Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư dự án nhà máy điện, đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp để tải công suất các nhà máy điện.
4. Chi phí đấu nối là chi phí đầu tư xây dựng các hạng mục đường dây và trạm biến áp từ sân phân phối của nhà máy điện tới Điểm đấu nối.
5. Chi phí đấu nối đặc thu là chi phí do Chủ đầu tư thực hiện hoặc được phân bổ để:
a) Xây dựng đường dây và trạm biến áp từ sân phân phối của một số nhà máy điện để tải công suất của một số nhà máy điện đến Điểm dấu nối khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đầu tư xây dựng.
b) Xây dựng đường dây và trạm biến áp từ sân phân phối của nhà máy điện đến Điểm đấu nối theo thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và Bên mua.
6. Điểm đấu nối là điểm nối trang thiết bị, lưới điện và nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia. Tùy thuộc vào cấu trúc lưới điện, đường dây đấu nối, điểm đấu nối được xác định là một trong những điểm như sau:
- Đối với đường dây trên không, điểm đấu nối là điểm cuối của chuỗi sứ đỡ treo dây xuất tuyến nối vào dao cách ly của trạm điện hoặc sân phân phối của nhà máy điện.
- Đối với cáp ngầm, điểm đấu nối là đầu cốt trụ sứ dao cách ly phía xuất tuyến của trạm điện hoặc sân phân phối của nhà máy điện.
Trường hợp điểm đấu nối khác với quy định trên, điểm đấu nối thay thế do Bên bán thỏa thuận với đơn vị phân phối điện hoặc đơn vị truyền tải điện.
7. Điện năng giao nhận là toàn bộ điện năng Bên bán giao cho Bên mua phục vụ cho việc thanh toán mua bán điện giữa Bên bán và Bên mua.
8. Đơn vị phát điện là tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật Việt Nam sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện.
9. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia là Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia hoặc tên gọi khác tùy thuộc theo cấp độ phát triển thị trường điện.
10. Hai bên là Bên bán và Bên mua trong hợp đồng mua bán điện.
11. Hợp đồng tồn trữ, tái hóa và phân phối nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là các thỏa thuận giữa Đơn vị phát điện hoặc đơn vị kinh doanh nhiên liệu với đơn vị đầu tư, quản lý kho chứa LNG để tồn trữ, tái hóa và phân phối, cung cấp nhiên liệu khí cho nhà máy điện, được ký kết theo quy định hiện hành, đảm bảo giá cạnh tranh, minh bạch.
12. Hợp đồng mua bán điện (PPA) là hợp đồng áp dụng cho việc mua bán điện của từng nhà máy điện quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này.
13. Hợp đồng mua bán khí (GSPA) là hợp đồng mua khí giữa bên bán khí và chủ mỏ để mua khí thiên nhiên khai thác trong nước cung cấp cho bên mua khí (các hộ tiêu thụ khí hạ nguồn).
14. Hợp đồng bán khí (GSA) là hợp đồng bán khí giữa bên bán khí với các hộ tiêu thụ khí hạ nguồn.
15. Hợp đồng mua bán nhiên liệu (than, khí thiên nhiên, LNG) là các thỏa thuận giữa Đơn vị phát điện và đơn vị kinh doanh nhiên liệu để cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện, được ký kết theo quy định hiện hành, đảm bảo nguồn gốc nhiên liệu hợp pháp, giá cạnh tranh, minh bạch.
16. Hợp đồng vận chuyển nhiên liệu (than, khí thiên nhiên, LNG) là các thỏa thuận giữa Đơn vị phát điện hoặc đơn vị kinh doanh nhiên liệu với đơn vị vận chuyển nhiên liệu để vận chuyển nhiên liệu cho nhà máy điện, được ký kết theo quy định hiện hành, đảm bảo giá cạnh tranh, minh bạch.
17. Năm cơ sở là năm Tổng mức đầu tư hoặc Tổng mức đầu tư điều chỉnh dự án sử dụng để tính toán giá phát điện được phê duyệt.
18. Nhà máy điện khác là các nhà máy điện không thuộc đối tượng áp dụng quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
19. Nhà máy điện mới là nhà máy điện chưa ký hợp đồng mua bán điện lần đầu.
20. Ngày khởi công xây dựng công trình là ngày Bên bán đủ điều kiện để khởi công xây dựng công trình theo quy định của Luật xây dựng.
21. Suất tiêu hao nhiệt tinh là lượng nhiệt tiêu hao để sản xuất một kWh điện năng tại điểm giao nhận điện (BTU/kWh hoặc kJ/kWh hoặc kcal/kWh).
22. Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định theo quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá.
23. Tổng mức đầu tư điều chỉnh là tổng mức đầu tư có hiệu lực tại thời điểm đàm phán giá điện, trong đó giá trị tổng mức đầu tư điều chỉnh để tính toán giá điện khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng trong các trường hợp cụ thể như sau:
+ Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;
+ Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;
+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
+ Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt;
+ Khi điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án.
24. Vốn đầu tư quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được phê duyệt; hợp đồng xây dựng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật; kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền, vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) theo quy định của pháp luật.
25. Thông tư 56/2014/TT-BCT là Thông tư số 56/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện; trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện.
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ PHÁT ĐIỆN
Mục 1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ PHÁT ĐIỆN CHO NHÀ MÁY ĐIỆN MỚI
Điều 3. Nguyên tắc xác định giá phát điện
1. Giá phát điện của nhà máy điện được xây dựng trên cơ sở:
a) Các khoản chi phí hợp lý của Chủ đầu tư trong toàn bộ đời sống kinh tế dự án;
b) Tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính (IRR) không vượt quá 12%.
2. Giá phát điện của nhà máy điện, bao gồm các thành phần sau:
a) Giá hợp đồng mua bán điện: Do hai bên thoả thuận và được xây dựng theo phương pháp quy định tại Điều 4 của Thông tư này;
b) Giá đấu nối đặc thù: Do hai bên thỏa thuận và được xác định theo phương pháp quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Giá phát điện chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên nước, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và đối với nước thải công nghiệp (áp dụng đối với nhà máy nhiệt điện) và các khoản thuế, phí, các khoản thu bằng tiền khác theo quy định của Nhà nước (trừ các khoản thuế, phí đã được tính trong phương án giá phát điện).
4.2 Giá hợp đồng mua bán điện để so với khung giá phát điện Năm cơ sở
a) Giá hợp đồng mua bán điện phải nằm trong khung giá phát điện Năm cơ sở của nhà máy điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, trong đó giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy nhiệt điện để so với khung giá phát điện Năm cơ sở được tính toán trên cơ sở các thành phần chi phí tương ứng với thành phần chi phí tính toán khung giá phát điện.
Trường hợp Năm cơ sở của nhà máy nhiệt điện không có khung giá phát điện, giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy nhiệt điện được tính toán quy đổi trên cơ sở các thành phần chi phí tương ứng để so với khung giá phát điện của năm gần nhất của loại hình nhà máy điện đó;
b) Đối với các dự án đã khởi công nhưng chưa ký kết hợp đồng mua bán điện trước thời điểm thông tư này có hiệu lực:
Giá hợp đồng mua bán điện phải nằm trong khung giá phát điện năm đàm phán hợp đồng mua bán điện, trong đó giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy nhiệt điện để so với khung giá phát điện được tính toán quy đổi trên cơ sở các thành phần chi phí tương ứng với thành phần chi phí tính toán khung giá phát điện.
Điều 4. Phương pháp xác định giá hợp đồng mua bán điện Năm cơ sở của nhà máy điện
Giá hợp đồng mua bán điện Năm cơ sở PC (đồng/kWh) được xác định theo công thức sau:
PC = PCĐ + PBĐ
1. PCĐ (đồng/kWh) là giá cố định Năm cơ sở, được xác định theo công thức sau:
PCĐ = FC + FOMCb
Trong đó:
FC: Giá cố định bình quân được xác định theo quy định tại Điều 5 Thông tư này (đồng/kWh);
FOMCb: Giá vận hành và bảo dưỡng Năm cơ sở được xác định theo quy định tại Điều 6 Thông tư này (đồng/kWh).
2. PBĐ (đồng/kWh) là giá biến đổi Năm cơ sở.
a) Đối với nhà máy nhiệt điện, PBĐ được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu chính (than, khí thiên nhiên, LNG) của nhà máy điện tại Năm cơ sở, được xác định theo phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này (đồng/kWh);
: Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu phụ (dầu) của nhà máy điện tại Năm cơ sở, được xác định theo phương pháp quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này (đồng/kWh);
: Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động khác của nhà máy điện tại Năm cơ sở, được xác định theo phương pháp quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này (đồng/kWh);
: Giá vận chuyển nhiên liệu chính cho phát điện Năm cơ sở, được xác định theo phương pháp quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này (đồng/kWh).
b) Đối với nhà máy thủy điện, chi phí sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên Năm cơ sở được tính trong giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí sửa chữa lớn và các chi phí khác của Năm cơ sở nên PBĐ bằng 0 (không).
3. Chi phí thí nghiệm, chạy thử, nghiệm thu của nhà máy điện:
a) Đối với chi phí thí nghiệm, chạy thử, nghiệm thu phát sinh trước ngày vận hành thương mại: Việc thanh toán chi phí thí nghiệm, chạy thử, nghiệm thu trước ngày vận hành thương mại do Hai bên thỏa thuận trên cơ sở Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt;
b) Đối với chi phí chạy thí nghiệm phát sinh trong quá trình vận hành nhà máy điện: Do Hai bên thỏa thuận.
Điều 5. Phương pháp xác định giá cố định bình quân của nhà máy điện
1. Giá cố định bình quân của nhà máy điện (FC) được xác định trên cơ sở phân tích tài chính của dự án theo các Biểu mẫu 1 và Biểu mẫu 2 quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Các thông số đầu vào để xây dựng giá cố định bình quân của nhà máy điện (FC) được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này.
2. Thông số đầu vào chính được sử dụng trong tính toán giá cố định bình quân của nhà máy điện (FC)
a) Tổng mức đầu tư:
Tổng mức đầu tư là Tổng mức đầu tư có hiệu lực tại thời điểm đàm phán giá điện được sử dụng để tính toán giá điện, bao gồm toàn bộ chi phí thuộc trách nhiệm đầu tư của Bên bán tính đến Điểm đấu nối của nhà máy điện gồm các hạng mục:
- Nhà máy điện;
- Cơ sở hạ tầng, cầu cảng cho nhà máy điện, kho cảng nhập LNG (đối với nhà máy điện sử dụng nhiên liệu LNG), các chi phí liên quan khác và các chi phí được phân bổ cho dự án (nếu có);
Riêng hạng mục về Chi phí đấu nối đặc thù được sử dụng để tính toán giá đấu nối đặc thù được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
b) Đời sống kinh tế: Theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đời sống kinh tế của dự án khác với quy định tại Thông tư này (năm);
c) Điện năng phát bình quân nhiều năm tại đầu cực máy phát:
- Đối với nhà máy nhiệt điện: Xác định theo công suất đầu cực máy phát theo thiết kế được duyệt và số giờ vận hành công suất cực đại bình quân nhiều năm (Tmax) của nhà máy điện. Tmax của nhà máy điện được xác định theo thiết kế được duyệt nhưng không thấp hơn Tmax được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này, trừ trường hợp có văn bản phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tỷ lệ suy giảm công suất được tính bình quân cho toàn bộ đời sống kinh tế của nhà máy điện do Hai bên thỏa thuận trên cơ sở các tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo thiết bị (kWh);
- Đối với nhà máy thủy điện: Xác định theo thiết kế cơ sở được duyệt hoặc theo văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền (kWh).
d) Tỷ lệ điện tự dùng và tổn thất máy biến áp tăng áp của nhà máy điện, tổn thất đường dây từ máy biến áp tăng áp của nhà máy điện đến Điểm đấu nối (nếu có): Là giá trị nhỏ hơn của giá trị được xác định theo thiết kế cơ sở được duyệt của nhà máy điện hoặc xác định theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo thiết bị (%);
đ) Thời gian trích khấu hao từng nhóm tài sản cố định chính: Xác định trên cơ sở thời gian trích khấu hao của từng nhóm tài sản cố định chính theo khung thời gian trích khấu hao quy định của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trích khấu hao khác với quy định của Bộ Tài chính (nếu có) (năm);
e) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, vốn vay và phân kỳ vốn đầu tư trong tổng mức đầu tư:
Được xác định căn cứ quyết định phê duyệt dự án đầu tư và thực tế huy động vốn cho dự án tại thời điểm đàm phán, phù hợp với quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15% tổng mức đầu tư của dự án;
g) Lãi suất vay vốn và thời gian trả nợ vay trong thời gian vận hành: Căn cứ vào Hợp đồng vay vốn, các văn bản, tài liệu giữa Chủ đầu tư và các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho vay;
h) Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại thuế, phí khác: Xác định theo quy định của pháp luật liên quan.
Điều 6. Phương pháp xác định giá vận hành và bảo dưỡng của nhà máy điện
Giá vận hành và bảo dưỡng Năm cơ sở FOMCb(đồng/kWh) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: Giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí sửa chữa lớn và các chi phí khác của Năm cơ sở, được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này (đồng/kWh);
: Giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công Năm cơ sở, được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này (đồng/kWh).
1. Giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí sửa chữa lớn và các chi phí khác của Năm cơ sở (đồng/kWh) được xác định theo công thức sau:
(đồng/kWh)
Trong đó:
TCscl: Tổng chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác tại Năm cơ sở gồm chi phí sửa chữa lớn, chi phí vật liệu phụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác (đồng).
Trường hợp không xác định được tổng chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác theo công thức tại khoản này, áp dụng phương pháp tính toán tổng chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác TCscl tại Năm cơ sở theo công thức sau:
TCscl = VĐTXD+TB x kscl
Trong đó:
VĐTXD+TB: Tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư này (đồng);
kscl: Tỷ lệ chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác (%) của nhà máy điện do hai bên thỏa thuận nhưng không vượt quá quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này;
AGN: Điện năng phát, bình quân nhiều năm tại điểm giao nhận điện giữa Bên mua và Bên bán (kWh) và được tính toán như sau:
- Đối với nhà máy nhiệt điện:
Trong đó:
Pt: Công suất đầu cực máy phát tại thiết kế được duyệt (kW);
Tmax: Số giờ vận hành công suất cực đại bình quân nhiều năm của nhà máy, được xác định theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư này (giờ);
ttd: Tỷ lệ điện tự dùng và tổn thất máy biến áp tăng áp của nhà máy, tổn thất đường dây từ máy biến áp tăng áp nhà máy đến Điểm đấu nối với hệ thống điện quốc gia, được xác định theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư này (%);
kCS: Tỷ lệ suy giảm công suất được tính bình quân cho toàn bộ đời sống kinh tế của nhà máy điện được xác định theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư này (%).
- Đối với nhà máy thủy điện:
Trong đó:
Abq : Điện năng phát bình quân nhiều năm tại đầu cực máy phát, được xác định theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư này (kWh);
ttd : Tỷ lệ điện tự dùng, tổn thất máy biến áp tăng áp của nhà máy và tổn thất đường dây từ máy biến áp tăng áp nhà máy đến Điểm đấu nối với hệ thống điện quốc gia được xác định theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư này (%).
2. Giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công Năm cơ sở (đồng/kWh) được xác định theo công thức sau:
(đồng/kWh)
Trong đó:
TCnc: Tổng chi phí nhân công tại Năm cơ sở gồm chi phí tiền lương, chi phí bảo hiểm xã hội, chi phí bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn, các loại phụ cấp kèm theo (đồng);
Tổng chi phí nhân công TCnc Năm cơ sở được xác định trên cơ sở Tổng chi phí nhân công của nhà máy và tính toán quy đổi về Năm cơ sở như sau:
- Trường hợp mức lương áp dụng tính toán chi phí nhân công của nhà máy bằng mức lương tối thiểu vùng năm tính toán giá điện: Tỷ lệ quy đổi về Năm cơ sở xác định theo mức lương tối thiểu vùng;
- Trường hợp không xác định được tổng chi phí nhân công theo trường hợp trên: Áp dụng phương pháp tính toán tổng chi phí nhân công TCnc Năm cơ sở theo công thức sau:
TCnc = VĐTXD+TB x knc
Trong đó:
VĐTXD+TB: Tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư này (đồng);
knc: Tỷ lệ chi phí nhân công (%) của nhà máy điện do hai bên thỏa thuận nhưng không vượt quá quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này;
AGN : Điện năng phát bình quân nhiều năm tại điểm giao nhận điện giữa Bên mua và Bên bán và được tính toán theo quy định tại khoản 1 Điều này (kWh).
Điều 7. Phương pháp xác định giá biến đổi của nhà máy nhiệt điện
Giá biến đổi của nhà máy nhiệt điện tại Năm cơ sở PBĐ (đồng/kWh) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu chính của nhà máy điện tại Năm cơ sở, được xác định theo phương pháp quy định tại khoản 1 Điều này (đồng/kWh);
: Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu phụ (dầu) của nhà máy điện tại Năm cơ sở, được xác định theo phương pháp quy định tại khoản 2 Điều này (đồng/kWh);
: Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động khác của nhà máy điện tại Năm cơ sở, được xác định theo phương pháp quy định tại khoản 3 Điều này (đồng/kWh);
: Giá vận chuyển nhiên liệu chính cho phát điện Năm cơ sở, được xác định theo phương pháp quy định tại khoản 4 Điều này (đồng/kWh)
1. Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu chính của nhà máy điện tại Năm cơ sở , được xác định theo công thức sau:
(đồng/kWh)
Trong đó:
: Suất tiêu hao nhiệt tinh bình quân của nhiên liệu chính do hai bên thỏa thuận không cao hơn thiết kế cơ sở/thiết kế kỹ thuật tương ứng với tổng mức đầu tư sử dụng để tính toán giá điện hoặc thông số của nhà chế tạo thiết bị, được tính tương ứng với mức tải quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này;
: Giá nhiên liệu chính Năm cơ sở được quy định như sau: Giá nhiên liệu chính Năm cơ sở được tính toán bằng bình quân gia quyền của các Hợp đồng mua bán nhiên liệu hoặc các văn bản thỏa thuận (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), đơn vị tính bằng đồng/kcal hoặc đồng/kJ hoặc đồng/BTU.
2. Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu phụ của nhà máy điện Năm cơ sở , được xác định theo công thức sau:
(đồng/kwh)
Trong đó:
: Suất tiêu hao nhiên liệu tinh bình quân của nhiên liệu phụ (dầu) do hai bên thỏa thuận (kg/kWh);
: Giá nhiên liệu phụ (dầu) Năm cơ sở bao gồm cả cước vận chuyển tính đến nhà máy và các loại phí khác theo quy định (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) (đồng/kg).
3.3 Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động khác của nhà máy điện Năm cơ sở được xác định theo công thức sau:
(đồng/kWh)
Trong đó:
: Tổng chi phí vật liệu phụ hàng năm của nhà máy điện được xác định theo khối lượng và đơn giá các loại vật liệu phụ sử dụng cho phát điện Năm cơ sở (đồng). Trường hợp không có số liệu tính toán tổng chi phí vật liệu phụ hàng năm tại Năm cơ sở, cho phép sử dụng các thành phần chi phí này tại các thời điểm có đủ số liệu và trượt về Năm cơ sở theo tỷ lệ 2,5%/năm để tính tổng chi phí vật liệu phụ năm cơ sở;
Ckd: Tổng chi phí khởi động bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí khác cho khởi động (đồng); số lần khởi động cho phép do Hai bên thỏa thuận trên cơ sở nhu cầu hệ thống điện và đặc tính vận hành của nhà máy điện. Trường hợp không có số liệu tính toán tổng chi phí khởi động tại Năm cơ sở, cho phép tính toán giá trị tổng chi phí này tại thời điểm đàm phán và trượt về Năm cơ sở theo tỷ lệ 2,5%/năm;
Ck: Chi phí sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên hàng năm bao gồm chi phí sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên được tính trên cơ sở tổng vốn đầu tư xây dựng và thiết bị của nhà máy điện, tỷ lệ chi phí sửa chữa thường xuyên do Hai bên thỏa thuận nhưng không vượt quá quy định tại Phụ lục I Thông tư này và chi phí nạo vét luồng vào cảng do Hai bên thỏa thuận (nếu có) (đồng). Trường hợp không có số liệu tính toán chi phí nạo vét luồng vào cảng tại Năm cơ sở, cho phép tính toán giá trị tổng chi phí này tại thời điểm đàm phán và trượt về Năm cơ sở theo tỷ lệ 2,5%/năm;
AGN: Điện năng phát bình quân nhiều năm tại điểm giao nhận điện giữa Bên mua và Bên bán và được tính toán theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này (kWh).
4. Giá vận chuyển nhiên liệu chính của nhà máy điện Năm cơ sở được xác định theo công thức sau :
(đồng/kWh)
Trong đó:
: Suất tiêu hao nhiệt tinh bình quân được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
: Giá vận chuyển nhiên liệu chính cho phát điện Năm cơ sở (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), đơn vị tính giá vận chuyển nhiên liệu là đồng/kcal hoặc đồng/kJ hoặc đồng/BTU và được xác định như sau:
- Đối với nhà máy nhiệt điện than: bằng bình quân gia quyền theo các Hợp đồng vận chuyển than hoặc các văn bản thỏa thuận;
- Đối với nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên: bằng bình quân gia quyền theo cước phí thu gom, vận chuyển, phân phối khí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hoặc các văn bản thỏa thuận.
- Đối với nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu LNG: bằng bình quân gia quyền theo các Hợp đồng vận chuyển LNG, Hợp đồng tồn trữ, tái hóa và phân phối LNG (nếu có) hoặc các văn bản thỏa thuận.
Đối với hợp đồng mua bán nhiên liệu mà giá nhiên liệu chính đã bao gồm giá vận chuyển nhiên liệu chính, cước phí thu gom, vận chuyển, phân phối, tồn trữ, tái hóa thì giá vận chuyển nhiên liệu chính tương ứng bằng 0 (không).
Điều 8. Phương pháp xác định giá đấu nối đặc thù của nhà máy điện
1. Giá đấu nối đặc thù (PĐT) để thu hồi Chi phí đấu nối đặc thù do Chủ đầu tư nhà máy điện thực hiện đầu tư xây dựng hoặc được phân bổ và thỏa thuận với Bên mua trên cơ sở Chi phí đấu nối đặc thù, cơ cấu vốn đầu tư, lãi suất vốn vay trong thời gian vận hành theo hợp đồng vay vốn, chi phí quản lý, vận hành, bảo dưỡng và các yếu tố khác theo thỏa thuận của Hai bên để đảm bảo Chủ đầu tư nhà máy điện thu hồi chi phí xây dựng, quản lý, vận hành, bảo dưỡng theo quy định của pháp luật. Đơn vị xác định giá đấu nối đặc thù này là đồng/kWh hoặc đồng/kW hoặc đồng/tháng.
2. Sau khi Chi phí đấu nối đặc thù được quyết toán, các bên thực hiện tính toán lại giá đấu nối đặc thù theo phương pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chi phí đấu nối đặc thù được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ và được đưa vào chi phí mua điện trong tính toán phương án giá bán lẻ điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Điều 9. Phương pháp xác định giá phát điện đối với các nhà máy điện khác
Đối với các nhà máy điện khác, căn cứ nguyên tắc xác định giá phát điện tại Mục 1 Chương này, Bên mua và Bên bán xây dựng phương án giá phát điện và hợp đồng mua bán điện phù hợp với thực tế của nhà máy điện, trình Cục Điều tiết điện lực kiểm tra, báo cáo Bộ Công Thương xem xét, quyết định.
Mục 2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ PHÁT ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN ĐÃ VẬN HÀNH THƯƠNG MẠI
Đối với các nhà máy điện mà Hợp đồng mua bán điện đã hết thời hạn nhưng nhà máy điện chưa hết đời sống kinh tế: Giá phát điện tại hợp đồng mua bán điện hiện tại được áp dụng tiếp cho các năm tiếp theo đến hết đời sống kinh tế.
Điều 11. Phương pháp xác định giá phát điện đối với nhà máy điện đã hết đời sống kinh tế
1. Giá cố định của nhà máy điện đã hết đời sống kinh tế được xác định theo nguyên tắc đảm bảo cho nhà máy điện thu hồi các chi phí phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh điện, thời gian tính giá theo chu kỳ sửa chữa lớn thiết bị chính và thỏa thuận mức lợi nhuận hợp lý. Trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thời gian tính giá, áp dụng theo văn bản phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Giá biến đổi của nhà máy nhiệt điện đã hết đời sống kinh tế được xác định theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này.
3. Trường hợp nhà máy điện đã hết đời sống kinh tế và có thực hiện đầu tư nâng cấp nhà máy điện thì Hai bên thỏa thuận, đàm phán giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy điện căn cứ hướng dẫn tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư này và phù hợp với thời gian khấu hao của thiết bị chính được nâng cấp.
Đối với các nhà máy điện mà các bên có quyền đề nghị thực hiện đàm phán lại giá điện theo vốn đầu tư quyết toán theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Thông tư này: Sau khi xác định được vốn đầu tư quyết toán, Bên bán có trách nhiệm gửi cho Bên mua hồ sơ liên quan đến vốn đầu tư quyết toán. Hai bên thực hiện đàm phán lại giá điện theo các nguyên tắc sau:
1. Phương pháp xác định giá hợp đồng mua bán điện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Các thông số tính toán giá hợp đồng mua bán điện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này và được cập nhật lại các thông số đầu vào cùng thời điểm xác định Vốn đầu tư quyết toán.
3. Giá hợp đồng mua bán điện để so với khung giá phát điện phải nằm trong khung giá phát điện của năm phê duyệt vốn đầu tư quyết toán.
4. Giá phát điện áp dụng từ ngày vận hành thương mại của nhà máy điện, giá cố định từng năm thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này, không thực hiện điều chỉnh giá cố định từng năm của các năm trước thời điểm hai bên ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán điện theo giá điện xác định trên cơ sở vốn đầu tư quyết toán.
5.4 Năm cơ sở của các nhà máy đàm phán giá điện theo vốn đầu tư quyết toán là năm phê duyệt vốn đầu tư quyết toán.
Mục 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN THEO TỪNG NĂM CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
Điều 13. Nguyên tắc xác định giá cố định từng năm của hợp đồng mua bán điện
1. Hai bên có quyền áp dụng giá cố định bình quân đã thỏa thuận cho các năm trong thời hạn hợp đồng.
Trường hợp hai bên thống nhất quy đối giá cố định bình quân đã thỏa thuận thành giá cố định từng năm thì việc xác định các mức giá cố định này phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều này.
2.5 Trên cơ sở các điều kiện vay vốn thực tế và khả năng tài chính của dự án, hai bên thỏa thuận giá cố định bình quân của nhà máy điện thành giá cố định từng năm (FCj Giá cố định năm j) với điều kiện đảm bảo giá cố định bình quân không thay đổi so với mức giá đã được hai bên thỏa thuận và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
a) Tỷ suất chiết khấu tài chính khi tính toán giá cố định từng năm do hai bên thỏa thuận bằng tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính (IRR) của nhà máy điện;
b) Chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ hoàn trả các khoản vay cho đầu tư xây dựng nhà máy điện theo thời hạn hoàn trả vốn vay.
Điều 14. Nguyên tắc điều chỉnh giá phát điện từng năm trong hợp đồng mua bán điện
1. Các thành phần giá vận hành và bảo dưỡng của nhà máy điện được điều chỉnh theo nguyên tắc sau:
a) Thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác được điều chỉnh theo tỷ lệ trượt chi phí bình quân quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này. Hai bên nghiên cứu, đề xuất cơ chế điều chỉnh thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác đối với các hạng mục có nguồn gốc ngoại tệ;
b) Thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công được điều chỉnh theo biến động của mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm thanh toán hoặc theo chỉ số CPI do Tổng cục thống kê công bố nhưng tối đa không vượt quá 2,5%/năm.
2. Hàng năm, căn cứ tổng vốn vay ngoại tệ, kế hoạch trả nợ vốn vay ngoại tệ, số liệu trả nợ gốc vay thực tế, tỷ giá quy đổi đã được hai bên thỏa thuận trong phương án giá điện, tỷ giá quy đổi thực hiện năm liền kề trước, hai bên thực hiện tính toán chênh lệch tỷ giá và đề xuất phương án thanh toán gửi Cục Điều tiết điện lực kiểm tra, trình Bộ Công Thương xem xét quyết định phương án thanh toán.
Chênh lệch tỷ giá FED (đồng) được tính toán theo công thức sau:
Trong đó:
m: Số loại ngoại tệ trong phương án giá điện hai bên thống nhất (loại);
n: Số lần trả gốc ngoại tệ i trong năm tính toán (lần);
Di,j: Số nợ gốc ngoại tệ trả thực tế lần j của loại ngoại tệ i trong năm tính toán. Nợ gốc đã trả thực tế loại ngoại tệ i trong năm tính toán không lớn hơn nợ gốc loại ngoại tệ i tại năm tương ứng trong phương án giá điện hai bên thống nhất;
Tỷ giá quy đổi lần thanh toán j của loại ngoại tệ i trong năm (.../đồng);
Tỷ giá quy đổi cơ sở loại ngoại tệ i hai bên thống nhất trong phương án giá điện (.../đồng).
Điều 15. Phương pháp xác định giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy điện tại thời điểm thanh toán
Giá hợp đồng mua bán điện của Nhà máy điện tại thời điểm thanh toán tiền điện tháng t, năm j PC,j,t (đồng/kWh) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
FCj: Giá cố định năm j được xác định theo khoản 1 Điều này (đồng/kWh);
FOMCj,t: Giá vận hành và bảo dưỡng tháng t, năm j được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này (đồng/kWh);
: Giá biến đổi tháng t, năm j được xác định theo khoản 3 Điều này (đồng/kWh).
1. Giá cố định năm j FCj được xác định theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
2. Giá vận hành và bảo dưỡng tháng t, năm j được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: Thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác năm j (đồng/kWh);
: Thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công tháng t, năm j (đồng/kWh).
a) Thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác được xác định theo công thức sau :
Trong đó:
: Giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác Năm cơ sở được xác định theo phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
i: Tỷ lệ trượt giá thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này;
Số thứ tự năm thanh toán tính từ Năm cơ sở (đối với Năm cơ sở =1)
b) Thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công tháng t, năm j được xác định như sau:
- Trường hợp mức lương tính toán trong phương án giá điện bằng mức lương tối thiểu vùng thì thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: Giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công Năm cơ sở được xác định theo phương pháp quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
: Mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm thanh toán tháng t, năm j (đồng/tháng);
: Mức lương tối thiểu vùng Năm cơ sở (đồng/tháng).
- Trường hợp tổng chi phí nhân công TCnc được tính toán theo tỷ lệ vốn đầu tư xây lắp và thiết bị thì thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công được xác định theo công thức sau (đồng/kWh):
Trong đó:
: Giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công Năm cơ sở được xác định theo phương pháp quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
: Tỷ lệ trượt giá thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công, xác định theo tỷ lệ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm (j-1) so với năm (j-2) do Tổng cục thống kê công bố trong tháng 12 năm (j-1) nhưng tối đa không vượt quá 2,5%/năm;
Số thứ tự năm thanh toán tính từ Năm cơ sở (đối với Năm cơ sở =1, = 0).
3. Giá biến đổi của nhà máy nhiệt điện tháng t, năm j (đồng/kWh) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu chính của nhà máy điện tháng t, năm j, được xác định theo điểm a khoản này (đồng/kWh);
: Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu phụ (dầu) của nhà máy điện tháng t, năm j, được xác định theo điểm b khoản này (đồng/kWh);
: Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động khác của nhà máy điện năm j, được xác định theo điểm c khoản này (đồng/kWh);
: Giá vận chuyển nhiên liệu chính của nhà máy điện tháng t, năm j, được xác định theo điểm d khoản này (đồng/kWh).
a) Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu chính của nhà máy điện tháng t, năm j được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: Suất tiêu hao nhiệt tinh bình quân được xác định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này;
kHR: Hệ số điều chỉnh suất tiêu hao nhiệt tinh bình quân về điều kiện thực tế vận hành theo nhiệt độ nước làm mát và nhiệt độ môi trường do Hai bên thỏa thuận;
kHS: Tỷ lệ suy giảm hiệu suất năm j (%);
Thứ tự năm vận hành thương mại của nhà máy;
: Giá nhiên liệu chính cho phát điện tại thời điểm thanh toán tháng t, năm j, được tính bằng bình quân gia quyền theo khối lượng của các hóa đơn theo các Hợp đồng mua bán nhiên liệu tại thời điểm tính toán.
b) Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu phụ (dầu) của nhà máy điện tháng t, năm j được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu phụ (dầu) của nhà máy điện Năm cơ sở được xác định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này;
kHS: Tỷ lệ suy giảm hiệu suất năm j (%);
Thứ tự năm vận hành thương mại của nhà máy;
: Giá nhiên liệu phụ (dầu) cho phát điện bao gồm cả cước vận chuyển tính đến nhà máy tại thời điểm thanh toán tháng t, năm j;
: Giá nhiên liệu phụ (dầu) cho phát điện tại Năm cơ sở xác định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
c) 6 Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động khác của nhà máy điện năm j được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động khác của nhà máy điện Năm cơ sở được xác định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này;
i: Tỷ lệ trượt giá thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động khác theo tỷ lệ quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
kHS: Tỷ lệ suy giảm hiệu suất năm j (%);
Thứ tự năm vận hành thương mại của nhà máy (tính từ ngày vận hành thương mại của Nhà máy điện, Năm vận hành thương mại đầu tiên của Nhà máy điện được tính từ Ngày vận hành thương mại của tổ máy đầu tiên đến hết Năm vận hành thương mại đầu tiên của nhà máy điện, );
m: Số thứ tự năm thanh toán tính từ Năm cơ sở (đối với Năm cơ sở i=1).
d) Giá vận chuyển nhiên liệu chính của nhà máy điện tháng t, năm j (đồng/kWh) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: Suất tiêu hao nhiệt tinh bình quân được xác định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
kHR: Hệ số điều chỉnh suất tiêu hao nhiệt tinh bình quân về điều kiện thực tế vận hành theo nhiệt độ nước làm mát và nhiệt độ môi trường do Hai bên thỏa thuận;
kHS: Tỷ lệ suy giảm hiệu suất năm j (%);
Thứ tự năm vận hành thương mại của nhà máy;
: Giá vận chuyển nhiên liệu chính tại thời điểm thanh toán tháng t, năm j, được tính bằng bình quân gia quyền theo khối lượng của các hóa đơn theo các Hợp đồng vận chuyển nhiên liệu và Hợp đồng tồn trữ, tái hóa và phân phối LNG (nếu có) (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), cụ thể như sau:
- Đối với nhà máy nhiệt điện than: bằng bình quân gia quyền theo các Hợp đồng vận chuyển than;
- Đối với nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên: bằng bình quân gia quyền theo cước phí thu gom, vận chuyển, phân phối khí theo quy định;
- Đối với nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu LNG: bằng bình quân gia quyền theo các Hợp đồng vận chuyển và Hợp đồng tồn trữ, tái hóa và phân phối LNG (nếu có).
Đối với hợp đồng mua bán nhiên liệu đã bao gồm giá vận chuyển nhiên liệu chính thì thành phần giá vận chuyển nhiên liệu chính tương ứng bằng 0 (không).
4. Tổng chi phí khởi động trong tháng t của nhà máy nhiệt điện (đồng), được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
u: Thứ tự tổ máy của nhà máy điện;
U: Số tổ máy của nhà máy điện;
f: Loại nhiên liệu (đối với nhiên liệu chính f = 1; nhiên liệu phụ f = 2);
s: Trạng thái khởi động của tổ máy;
S: Số trạng thái khởi động của tổ máy;
Pu f,s: Số lần khởi động của tổ máy u, sử dụng nhiên liệu f, ở trạng thái khởi động s trong tháng;
Mu,f,s: Khối lượng nhiên liệu tiêu hao than (kg) đối với nhiệt điện than hoặc lượng nhiệt tiêu hao của khí (BTU) đối với tuabin khí cho một lần khởi động của tổ máy u, sử dụng nhiên liệu f, ở trạng thái khởi động s;
Du,f,s: Đơn giá nhiên liệu cho một lần khởi động tổ máy u, sử dụng nhiên liệu f, ở trạng thái khởi động s, được tính bằng đồng/kg đối với nhiên liệu than và tính bằng đồng/BTU đối với nhiên liệu khí;
: Tổng chi phí khác cho một lần khởi động, được tính bằng đồng.
Việc thanh toán chi phí khởi động của nhà máy nhiệt điện được thực hiện theo quy định thị trường điện do Bộ Công Thương ban hành.
TRÌNH TỰ ĐÀM PHÁN VÀ KIỂM TRA HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
Điều 16. Áp dụng Hợp đồng mua bán điện mẫu
1. Đối với các nhà máy điện mới và các nhà máy điện thực hiện đàm phán theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, trên cơ sở Hợp đồng mua bán điện mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này, Bên mua và Bên bán đàm phán thỏa thuận, thống nhất, bổ sung một số điều khoản phù hợp với điều kiện thực tế của nhà máy điện (nếu cần thiết).
2. Bên mua, Bên bán thống nhất và có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực kết quả đàm phán hợp đồng mua bán điện theo trình tự quy định tại Điều 19 Thông tư này.
Điều 17. Trình tự đàm phán hợp đồng mua bán điện
1.7 (được bãi bỏ)
2. Bên bán có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện gửi Bên mua để đàm phán và thực hiện các thủ tục để ký hợp đồng mua bán điện.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện của Chủ đầu tư, Bên mua có trách nhiệm tổ chức đàm phán hợp đồng mua bán điện với Bên bán. Kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng mua bán điện, Hai bên phải ký tắt dự thảo hợp đồng mua bán điện.
4. Sau khi dự thảo hợp đồng mua bán điện được ký tắt, Bên mua, Bên bán thống nhất và có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Cục Điều tiết điện lực kiểm tra hợp đồng mua bán điện.
Điều 18. Hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện
1. Hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện cho các nhà máy điện mới bao gồm nhưng không giới hạn các tài liệu sau:
a) Công văn đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện;
b) Dự thảo hợp đồng mua bán điện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này và các đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế của nhà máy điện (nếu có);
c) Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án;
d) Quyết định đầu tư xây dựng công trình kèm theo thuyết minh và báo cáo thẩm định dự án đầu tư nhà máy của tư vấn độc lập, các tài liệu kèm theo;
đ) Quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư lần đầu của dự án hoặc Tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án có hiệu lực tại thời điểm đàm phán giá điện và các nội dung chính trong thiết kế cơ sở của dự án đầu tư có liên quan đến việc đàm phán hợp đồng mua bán điện, báo cáo thẩm định thiết kế cơ sở;
e) Thỏa thuận đấu nối nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia kèm theo phương án đấu nối của nhà máy điện; thỏa thuận SCADA/EMS và hệ thống thông tin điều độ; thỏa thuận hệ thống rơ le bảo vệ và tự động;
g) Hợp đồng vay vốn hoặc các văn bản, tài liệu giữa Chủ đầu tư và các bên cho vay, kế hoạch hoặc thực tế giải ngân các nguồn vốn vay;
h) Hợp đồng cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện, quy định rõ giá nhiên liệu cho phát điện, giá vận chuyển nhiên liệu, giá tồn trữ, tái hóa và phân phối LNG và các phụ phí kèm theo, điểm giao nhận nhiên liệu và thời hạn cung cấp nhiên liệu;
i) Tài liệu tính toán tổn thất công suất và điện năng của máy biến áp, đường dây từ máy biến áp tăng áp đến điểm đấu nối với hệ thống điện quốc gia và tài liệu tính toán điện tử dùng trong nhà máy điện;
k) Tài liệu tính suất tiêu hao nhiệt tinh đối với nhà máy nhiệt điện;
l) Phương án giá bán điện được xác định theo phương pháp quy định tại Mục 1 và Mục 3 Chương II Thông tư này;
m) Các tài liệu liên quan khác.
2. Hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện của nhà máy điện đã vận hành thương mại bao gồm nhưng không giới hạn các tài liệu sau:
a) Công văn đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện;
b) Dự thảo hợp đồng mua bán điện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Hồ sơ hợp đồng mua bán điện hiện có;
d) Hồ sơ kỹ thuật của nhà máy, số liệu kỹ thuật hệ thống SCADA/EMS, hệ thống rơ le bảo vệ và tự động, đặc tính vận hành P-Q các tổ máy tới thời điểm hiện tại;
đ) Hợp đồng cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện;
e) Phương án giá bán điện của nhà máy được xác định theo quy định tại Mục 1, Mục 2 và Mục 3 Chương II Thông tư này;
g) Báo cáo tài chính có kiểm toán của nhà máy điện của năm gần nhất tính tới thời điểm đàm phán hợp đồng mua bán điện.
Điều 19. Trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện
1. Sau khi kết thúc đàm phán hợp đồng mua bán điện, Hai bên thống nhất và có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực kiểm tra hợp đồng mua bán điện kèm theo hồ sơ quy định tại Điều 18 Thông tư này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra hợp đồng mua bán điện, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và có văn bản yêu cầu Bên mua và Bên bán bổ sung các tài liệu còn thiếu theo quy định.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra hợp đồng mua bán điện hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra và có ý kiến về hợp đồng mua bán điện.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc tính từ ngày có ý kiến kiểm tra hợp đồng mua bán điện, Hai bên có trách nhiệm ký chính thức hợp đồng mua bán điện. Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Cục Điều tiết điện lực chưa có ý kiến đối với hợp đồng mua bán điện, Hai bên được phép ký chính thức hợp đồng mua bán điện theo các nội dung đã thỏa thuận. Bên mua có trách nhiệm gửi 01 (một) bản sao hợp đồng mua bán điện đã ký cho Cục Điều tiết điện lực để lưu và theo dõi thực hiện.
5. Trường hợp giá điện theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này theo đề xuất của Bên bán vượt khung giá phát điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, hai bên có trách nhiệm báo cáo, giải trình và đề xuất phương án để Cục Điều tiết điện lực xem xét, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương giải quyết.
1. Trường hợp có thay đổi về pháp luật, chính sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp của Bên bán hoặc Bên mua, Hai bên có quyền thỏa thuận, đàm phán lại giá phát điện.
2. Trường hợp Bên bán được giao đầu tư nâng cấp, cải tạo các hạng mục đường dây và trạm biến áp theo quy hoạch thì Hai bên có quyền thỏa thuận, đàm phán bổ sung giá đấu nối đặc thù để đảm bảo Chủ đầu tư nhà máy điện thu hồi chi phí xây dựng, quản lý, vận hành, bảo dưỡng theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp các Nhà máy điện đang vận hành cần thiết phải đầu tư cải tạo, nâng cấp thiết bị để đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, Bên bán và Bên mua thỏa thuận bổ sung các chi phí này vào giá điện của nhà máy điện. Việc tính toán giá điện được thực hiện theo phương pháp tính toán giá điện đã được Bên mua và Bên bán thống nhất trong Hợp đồng mua bán điện đã ký, báo cáo Bộ Công Thương, Cục Điều tiết điện lực xem xét.
4. Trường hợp các Nhà máy điện có đề án xử lý, tiêu thụ tro, xỉ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để đảm bảo tiêu chuẩn về chất thải, khí thải, bảo vệ môi trường, Bên bán và Bên mua thỏa thuận bổ sung các chi phí này vào thành phần giá xử lý tro xỉ là thành phần giá đặc thù để xử lý, tiêu thụ tro, xỉ của hợp đồng mua bán điện đảm bảo nguyên tắc: (i) Phạm vi đầu tư, quy trình vận hành các công trình xử lý tro, xỉ được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (ii) Việc lựa chọn các đơn vị thực hiện xử lý tro, xỉ của nhà máy phải tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo cạnh tranh, minh bạch; (iii) Hai bên thực hiện thanh quyết toán chi phí xử lý tro, xỉ theo tình hình thực tế của năm trước liền kề. Doanh thu từ việc bán tro, xỉ của nhà máy được sử dụng để bù đắp chi phí xử lý tro, xỉ và làm giảm giá điện của Nhà máy điện.
Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
1. Hướng dẫn cơ chế tiêu thụ khí thiên nhiên trong các hợp đồng mua bán điện phù hợp với các quy định trong các hợp đồng mua bán khí, hợp đồng bán khí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Quyết định việc thanh toán chênh lệch tỷ giá các nhà máy điện.
Điều 22. Trách nhiệm của Cục Điều tiết điện lực
1. Kiểm tra, có ý kiến về hợp đồng mua bán điện và các hiệu chỉnh bổ sung hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện.
2. Hướng dẫn và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình đàm phán hợp đồng mua bán điện giữa các bên.
3. Hàng năm, tổng hợp ý kiến của các đơn vị về thông số đầu vào tính giá hợp đồng mua bán điện quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung (nếu có).
4. Giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán điện trong trường hợp Hai bên thỏa thuận thực hiện giải quyết tranh chấp tại Cục Điều tiết điện lực.
5. Kiểm tra, tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương xem xét quyết định việc thanh toán chi phí chênh lệch tỷ giá các nhà máy điện sau khi nhận được báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Điều 23. Trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
1. Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, chủ trì, phối hợp với Bên mua, Bên bán tính toán chênh lệch tỷ giá trong thực hiện Hợp đồng mua bán điện của năm liền kề trước đó theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này, báo cáo Cục Điều tiết điện lực kiểm tra.
2. Định kỳ hàng năm xem xét và đề xuất với Cục Điều tiết điện lực điều chỉnh các thông số đầu vào tính giá hợp đồng mua bán điện quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này và các nội dung khác trong Thông tư này (nếu có).
Điều 24. Trách nhiệm của Bên mua
1. Thoả thuận, thống nhất với Bên bán về việc phân bổ lại Chi phí đấu nối đặc thù với Chủ đầu tư các nhà máy điện đấu nối vào đường dây, trạm biến áp đó và điều chỉnh giá đấu nối đặc thù (nếu có) để đảm bảo Bên bán thu hồi chi phí xây dựng, quản lý, vận hành và bảo dưỡng đường dây, trạm biến áp theo quy định của pháp luật.
2. Đàm phán hợp đồng mua bán điện với Bên bán; chịu trách nhiệm, đảm bảo tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của số liệu, tài liệu cung cấp. Thống nhất với Bên bán báo cáo Cục Điều tiết điện lực kiểm tra hợp đồng mua bán điện theo quy định.
3. Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, chủ trì, phối hợp với Bên bán tính toán chênh lệch tỷ giá trong thực hiện Hợp đồng mua bán điện của năm liền kề trước đó theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này, cung cấp cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam để báo cáo Cục Điều tiết điện lực kiểm tra.
Điều 25. Trách nhiệm của Bên bán
1. Thống nhất với Bên mua đàm phán, báo cáo Cục Điều tiết điện lực kiểm tra và ký kết hợp đồng mua bán điện theo quy định8; chịu trách nhiệm, đảm bảo tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của số liệu, tài liệu cung cấp.
2. Thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp để tải công suất của một số nhà máy điện khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch tỉnh (nếu có). Đường dây và trạm biến áp phải đảm bảo việc vận hành, tải toàn bộ công suất, sản lượng điện của các nhà máy điện trong khu vực theo đúng quy hoạch được duyệt.
3. Cho phép các nhà máy điện nằm trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch tỉnh được duyệt đấu nối vào đường dây, trạm biến áp được giao đầu tư để phát điện lên hệ thống điện quốc gia.
4. Thoả thuận, thống nhất với Chủ đầu tư các nhà máy điện về việc phân bổ Chi phí đấu nối đặc thù và điều chỉnh giá đấu nối đặc thù (nếu có) đảm bảo để Chủ đầu tư thu hồi chi phí xây dựng, quản lý, vận hành và bảo dưỡng đường dây, trạm biến áp theo quy định của pháp luật.
5. Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo dưỡng đường dây và trạm biến áp được giao đầu tư, xây dựng theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp đầy đủ các thông tin, chịu trách nhiệm, đảm bảo tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của số liệu, tài liệu cung cấp cho các đơn vị, cơ quan liên quan trong quá trình đàm phán và kiểm tra hợp đồng mua bán điện.
7. Bên bán có trách nhiệm tổ chức lựa chọn đơn vị cung cấp nhiên liệu và/hoặc đơn vị vận chuyển nhiên liệu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, các quy định pháp luật khác liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật, bảo đảm công bằng, cạnh tranh, minh bạch, ngoại trừ các trường hợp sau:
(i) Bên bán đã ký hợp đồng cung cấp nhiên liệu trung hạn và dài hạn với đơn vị cung cấp nhiên liệu;
(ii) Các hợp đồng cung cấp nhiên liệu khí thiên nhiên và cước phí thu gom, vận chuyển, phân phối khí thiên nhiên được thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp vì lý do đặc biệt không thể lựa chọn được đơn vị vận chuyển nhiên liệu thông qua đấu thầu (ngoài các trường hợp ngoại trừ tại điểm 7.i, 7.ii, nêu trên), Bên bán có trách nhiệm thỏa thuận với đơn vị cung cấp nhiên liệu hoặc đơn vị vận chuyển nhiên liệu (tùy từng trường hợp giao nhận nhiên liệu quy định tại Điều 26 Thông tư này) theo đơn giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành; nếu chưa có đơn giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành, Bên bán có trách nhiệm thỏa thuận với đơn vị cung cấp nhiên liệu hoặc đơn vị vận chuyển nhiên liệu (tùy từng trường hợp giao nhận nhiên liệu quy định tại Điều 26 Thông tư này) theo đơn giá tính toán trên cơ sở đơn giá nội bộ của đơn vị vận chuyển nhiên liệu được lựa chọn, đảm bảo hiệu quả, cạnh tranh và không cao hơn đơn giá của các đơn vị khác thực hiện trên cùng phương thức vận chuyển (nếu có), giá nhiên liệu vận chuyển đến kho của Bên bán không cao hơn giá nhiên liệu (cùng loại) tại kho của Bên bán do đơn vị khác cung cấp (nếu có).
Trước khi ký kết các hợp đồng vận chuyển nhiên liệu không thông qua hình thức đấu thầu, Bên bán phải cung cấp các tài liệu cho Bên mua theo quy định được Hai bên thỏa thuận tại Hợp đồng mua bán điện. Trong thời hạn tối đa 20 ngày tính từ ngày Bên bán cung cấp đầy đủ tài liệu mà Bên mua chưa có ý kiến đối với việc lựa chọn đơn vị vận chuyển nhiên liệu, Bên bán và/hoặc đơn vị cung cấp nhiên liệu (tùy theo điều kiện giao hàng) được phép ký hợp đồng vận chuyển nhiên liệu đó theo các nội dung đã thỏa thuận.
Bên bán chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng mua bán, vận chuyển nhiên liệu theo quy định hiện hành, đảm bảo giá cạnh tranh, minh bạch.
8. Bên bán chịu trách nhiệm với toàn bộ thông số đầu vào tính toán giá hợp đồng mua bán điện và chịu trách nhiệm kiểm soát, đấu thầu với các hợp đồng cung cấp, vận chuyển nhiên liệu đảm bảo nguồn gốc nhiên liệu hợp pháp, giá cạnh tranh, minh bạch.
9. Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, Bên bán báo cáo Cục Điều tiết điện lực tình hình thực hiện hợp đồng mua bán điện năm liền kề trước với Bên mua, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện hợp đồng mua bán điện, đề xuất các giải pháp giải quyết (nếu có).
10. Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, phối hợp với Bên mua tính toán chênh lệch tỷ giá trong thực hiện Hợp đồng mua bán điện của năm liền kề trước đó theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam để báo cáo Cục Điều tiết điện lực kiểm tra.
Điều 26. Trách nhiệm của bên cung cấp, vận chuyển nhiên liệu
1. Đối với nhiên liệu khí
(i) Bên cung cấp, vận chuyển nhiên liệu khí thiên nhiên trong nước thực hiện việc ký kết các Hợp đồng GSPA, GSA, Hợp đồng vận chuyển khí (GTA) theo quy định của pháp luật có liên quan, theo đó:
- Giá khí thiên nhiên khai thác trong nước là giá khí khai thác từ các mỏ khí.
- 9
(ii) Bên cung cấp, vận chuyển nhiên liệu khí nhập khẩu bằng đường ống và LNG thực hiện việc cung cấp khí theo quy định của pháp luật có liên quan, theo đó:
- 10
- Trường hợp giao nhận tại cảng xuất: Giá khí nhập khẩu là giá khí tại điểm giao nhận khí tại cảng xuất.
- Trường hợp giao nhận tại trạm phân phối khí, kho cảng LNG tại Việt Nam, giá khí bao gồm giá mua khí, LNG nhập khẩu và các chi phí hợp lý, hợp lệ liên quan đến hoạt động nhập khẩu (nếu có) như thuế nhập khẩu, chi phí tài chính, bảo hiểm, lợi nhuận định mức và chi phí khác liên quan tới hoạt động nhập khẩu của đơn vị cung cấp nhiên liệu.
2. Đối với nhiên liệu than
(i) Trường hợp giao nhận than tại kho, cảng của Bên bán, đơn vị cung cấp than được lựa chọn có trách nhiệm:
- Tổ chức lựa chọn đơn vị vận chuyển than theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định pháp luật khác liên quan, bảo đảm công bằng, cạnh tranh, minh bạch và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Trường hợp vì lý do đặc biệt mà đơn vị cung cấp than không thể lựa chọn được đơn vị vận chuyển than thông qua đấu thầu, đơn vị cung cấp than có trách nhiệm tổ chức lựa chọn đơn vị vận chuyển than theo nguyên tắc tương tự như Bên bán thực hiện được quy định tại khoản 7 Điều 25 Thông tư này.
- Ký kết hợp đồng vận chuyển than theo quy định với đơn vị cung cấp than được lựa chọn. Trước khi ký kết hợp đồng vận chuyển than không thông qua đấu thầu, đơn vị cung cấp than được lựa chọn có trách nhiệm cung cấp các tài liệu liên quan cho Bên bán.
(ii) Trường hợp giao nhận than tại kho, cảng của đơn vị cung cấp than:
- Việc tổ chức lựa chọn đơn vị vận chuyển than do Bên bán thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 7 Điều 25 Thông tư này.
- Đơn vị vận chuyển than được Bên bán lựa chọn ký kết hợp đồng vận chuyển than theo quy định với Bên bán. Trước khi ký kết hợp đồng vận chuyển than không thông qua đấu thầu, đơn vị vận chuyển than được lựa chọn có trách nhiệm cung cấp các tài liệu liên quan cho Bên bán.
Điều 28. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các hợp đồng mua bán điện đã ký kết trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, Hai bên tiếp tục thực hiện Hợp đồng mua bán điện đã ký đến hết thời hạn hợp đồng.
2. Đối với các dự án điện đã ký kết Hợp đồng mua bán điện theo phương pháp quy định tại Thông tư số 56/2014/TT-BCT, Thông tư số 51/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2015 và các dự án điện mới khởi công trước ngày 19 tháng 9 năm 2017, khi có vốn đầu tư quyết toán các bên có quyền đề nghị được thực hiện tính lại giá điện theo vốn đầu tư quyết toán được duyệt theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
3. Đối với nhà máy điện đã ký kết Hợp đồng mua bán điện, trường hợp cần thiết Hai bên đàm phán bổ sung hệ số điều chỉnh kHR theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
4. Đối với các nhà máy điện đã ký kết Hợp đồng mua bán điện, trường hợp các thỏa thuận về tiêu thụ sản lượng khí thượng nguồn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Công Thương hướng dẫn cơ chế tiêu thụ khí cho các nhà máy điện và cho phép Hai bên điều chỉnh, bổ sung vào Hợp đồng mua bán điện.
5. 12 (được bãi bỏ)
6. 13 Đối với nhà máy điện đã ký kết Hợp đồng mua bán điện, trường hợp cần thiết Hai bên đàm phán sửa đổi công thức thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động khác của nhà máy điện được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 15 Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 02 năm 2021 và thay thế các Thông tư sau:
a) Thông tư số 56/2014/TT-BCT;
b) Thông tư số 51/2015/TT-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh và Thông tư số 56/2014/TT-BCT;
2. Bãi bỏ Điều 1 Thông tư số 13/2017/TT-BCT ngày 03 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BCT; Thông tư số 30/2014/TT-BCT quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh và Thông tư số 57/2014/TT-BCT quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện;
3. Bãi bỏ Điều 134 và Phụ lục 5 Thông tư số 45/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BCT;
4. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phản ánh về Bộ Công Thương để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
CÁC
THÔNG SỐ ĐƯỢC SỬ DỤNG TÍNH TOÁN GIÁ HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng
12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TT |
Hạng mục |
Thông số |
I |
Đời sống kinh tế |
|
1 |
Nhà máy nhiệt điện than |
30 năm |
2 |
Nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp |
25 năm |
3 |
Nhà máy thủy điện |
40 năm |
II |
Tỷ lệ chi phí vận hành và bảo dưỡng của nhà máy nhiệt điện (%) |
|
1 |
Tỷ lệ chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác (kscl) |
|
1.1 |
Nhà máy nhiệt điện than |
2,5% |
1.2 |
Nhà máy tua bin khí chu trình hỗn hợp |
4,37% |
2 |
Tỷ lệ chi phí nhân công (knc) |
|
2.1 |
Nhà máy nhiệt điện than |
1,5% |
2.2 |
Nhà máy tua bin khí chu trình hỗn hợp |
1,9% |
III |
Tỷ lệ chi phí vận hành và bảo dưỡng của nhà máy thủy điện (%) |
|
1 |
Tỷ lệ chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác (kscl) |
|
1.1 |
Quy mô công suất từ 150 MW trở xuống |
1,2% |
1.2 |
Quy mô công suất từ 151 MW đến 300MW |
0,9% |
1.3 |
Quy mô công suất từ 301 MW trở lên |
0,6% |
2 |
Tỷ lệ chi phí nhân công (knc) |
|
2.1 |
Quy mô công suất từ 150 MW trở xuống |
0,8% |
2.2 |
Quy mô công suất từ 151 MW đến 300MW |
0,5% |
3.3 |
Quy mô công suất từ 301 MW trở lên |
0,3% |
IV |
Số giờ vận hành công suất cực đại bình quân nhiều năm - Tmax (giờ) |
|
1 |
Nhà máy nhiệt điện than |
6.500 |
2 |
Nhà máy tua bin khí chu trình hỗn hợp |
6.000 |
V |
Tỷ lệ suy giảm hiệu suất bình quân trong đời sống kinh tế của nhà máy nhiệt điện (%) |
|
1 |
Nhà máy nhiệt điện than |
1,3% |
2 |
Nhà máy tua bin khí chu trình hỗn hợp |
3% |
VI |
Tỷ lệ chi phí sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên hàng năm (%) |
|
1 |
Nhà máy nhiệt điện than |
0,8% |
2 |
Nhà máy tua bin khí chu trình hỗn hợp |
0,8% |
VII |
Tỷ lệ trượt chi phí bình quân (%/năm) |
|
1 |
Tỷ lệ trượt thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác |
2,5%/năm |
2 |
Tỷ lệ trượt thành phần giá biến đổi theo biến động khác |
2,5%/năm |
VIII |
Mức tải bình quân của nhà máy nhiệt điện |
85% |
CÁC
MẪU BIỂU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương)
Biểu 1 - Dự toán kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: ....................
STT |
Nội dung |
Năm N |
Năm N+1 |
Năm N+2 |
... |
Tổng cộng |
I |
Tổng thu nhập |
|
|
|
|
|
1 |
Doanh thu từ bán điện |
|
|
|
|
|
2 |
Lợi ích khác thu được từ dự án (nếu có) |
|
|
|
|
|
3 |
Trợ giá (nếu có) |
|
|
|
|
|
II |
Tổng chi phí |
|
|
|
|
|
1 |
Chi phí khấu hao tài sản cố định |
|
|
|
|
|
2 |
Chi phí vận hành và bảo dưỡng |
|
|
|
|
|
3 |
Chi phí khác (nếu có) |
|
|
|
|
|
4 |
Chi phí lãi vay |
|
|
|
|
|
III |
Lợi nhuận trước thuế (I)-(II) |
|
|
|
|
|
IV |
Thuế thu nhập doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
V |
Lợi nhuận sau thuế (III)-(IV) |
|
|
|
|
|
Ghi chú: - Doanh thu từ bán điện chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên nước, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, phí môi trường rừng, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn/ đối với nước thải công nghiệp (áp dụng đối với nhà máy nhiệt điện) và các loại thuế phí khác (nếu có).
- Biểu 01 lập từ năm bắt đầu có thu nhập.
Biểu 2 - Dòng tích lũy tài chính và các chỉ tiêu tài chính
Đơn vị tính: ........................
STT |
Nội dung |
... |
Năm N-1 |
Năm N |
Năm N+1 |
... |
Tổng cộng |
I |
Nguồn |
|
|
|
|
|
|
1 |
Doanh thu từ bán điện |
|
|
|
|
|
|
2 |
Lợi ích khác thu được từ dự án (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
3 |
Trợ giá (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
4 |
Giá trị còn lại của Tài sản cố định (tính vào năm cuối dự án) |
|
|
|
|
|
|
5 |
Giá trị thu hồi vốn lưu động (tính vào năm cuối dự án) |
|
|
|
|
|
|
II |
Sử dụng |
|
|
|
|
|
|
1 |
Vốn chủ sở hữu, vốn vay (phân bổ theo tiến độ dự án) |
|
|
|
|
|
|
2 |
Chi phí khác (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
3 |
Trả gốc vay |
|
|
|
|
|
|
4 |
Chi phí lãi vay |
|
|
|
|
|
|
5 |
Thuế thu nhập doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
III |
Tích lũy tài chính (I)-(II) |
|
|
|
|
|
|
IV |
Tích lũy tài chính chiết khấu |
|
|
|
|
|
|
V |
Tích lũy tài chính chiết khấu lũy kế |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: - Doanh thu từ bán điện chưa bao gồm thành phần vận hành và bảo dường, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên nước, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, phí môi trường rừng, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn/ đối với nước thải công nghiệp (áp dụng đối với nhà máy nhiệt điện) và các loại thuế phí khác (nếu có).
- Biểu 02 lập từ năm bắt đầu xây dựng.
HỢP
ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN MẪU
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
NHÀ MÁY ĐIỆN ................................................................
Giữa
CÔNG TY [tên công ty]
(BÊN BÁN)
- và -
(tên công ty)
(BÊN MUA)
HỢP ĐỒNG SỐ: ........../20.../HĐ-NMĐ-[tên Nhà máy điện]
(Địa danh) ..., tháng .../20........
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ Thông tư số ... của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh;
Căn cứ Thông tư số ...của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện;
Căn cứ nhu cầu mua, bán điện của hai bên,
Hôm nay, ngày ...... tháng ...... năm ........, tại ..................
Chúng tôi gồm:
Bên bán: _________________________________________________________________
Địa chỉ: __________________________________________________________________
Điện thoại: _______________________________ Fax: ____________________________
Mã số thuế: _______________________________________________________________
Tài khoản: ________________________ Ngân hàng ______________________________
_________________________________________________________________________
Đại diện: _________________________________________________________________
Chức vụ: __________________________________ được sự ủy quyền của _____________ theo văn bản ủy quyền số ______________________, ngày _____ tháng ____ năm ______
Bên mua: (tên công ty)
Địa chỉ: __________________________________________________________________
Điện thoại: _______________________________ Fax: ____________________________
Mã số thuế: _______________________________________________________________
Tài khoản: ________________________ Ngân hàng ______________________________
_________________________________________________________________________
Đại diện: _________________________________________________________________
Chức vụ: __________________________________ được sự ủy quyền của _____________ theo văn bản ủy quyền số ______________________, ngày _____ tháng ____ năm ______
Cùng nhau thống nhất Hợp đồng mua bán điện cho Nhà máy điện... (Tên nhà máy) theo các nội dung sau:
Điều 1. Định nghĩa
Trong Hợp đồng này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên bán là Công ty (....) sở hữu Nhà máy điện.
2. Bên mua là (...).
3. Điểm đấu nối là điểm nối trang thiết bị, lưới điện và Nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia.
4. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện là đơn vị chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện.
5. Hệ thống điện quốc gia là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thống nhất trong phạm vi cả nước.
6. Hệ thống đo đếm chính là hệ thống bao gồm tất cả các thiết bị đo đếm (công tơ, máy biến dòng điện đo lường, máy biến điện áp đo lường) và mạch điện nhị thứ đấu nối giữa các thiết bị này, được lắp đặt tại các vị trí theo sự thỏa thuận của hai bên dùng làm căn cứ chính để xác định sản lượng điện năng giao nhận.
7. Hệ thống đo đếm dự phòng là hệ thống bao gồm tất cả các thiết bị đo đếm (công tơ, máy biến dòng điện đo lường, máy biến điện áp đo lường) và mạch điện nhị thứ đấu nối giữa các thiết bị này, được lắp đặt tại các vị trí theo sự thỏa thuận của hai bên với mục đích kiểm tra và dự phòng cho hệ thống đo đếm chính, gồm các thiết bị độc lập với hệ thống đo đếm chính nhưng có tính năng và tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với các thiết bị của hệ thống đo đếm chính.
8. Hợp đồng là Hợp đồng mua bán điện này, bao gồm các Phụ lục và các Hợp đồng sửa đổi, bổ sung sau này.
9. Hợp đồng mua bán nhiên liệu (than, khí thiên nhiên, LNG) là các thỏa thuận giữa Bên bán và đơn vị kinh doanh nhiên liệu để cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện, được ký kết theo quy định hiện hành, đảm bảo nguồn gốc nhiên liệu hợp pháp, giá cạnh tranh, minh bạch.
10. Hợp đồng vận chuyển nhiên liệu (than, khí thiên nhiên, LNG) là các thỏa thuận giữa Đơn vị phát điện hoặc đơn vị kinh doanh nhiên liệu với đơn vị vận chuyển nhiên liệu để vận chuyển nhiên liệu cho nhà máy điện, được ký kết theo quy định hiện hành, đảm bảo giá cạnh tranh, minh bạch.
11. Hợp đồng tồn trữ, tái hóa và phân phối nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là các thỏa thuận giữa Đơn vị phát điện hoặc đơn vị kinh doanh nhiên liệu với đơn vị đầu tư, quản lý kho chứa LNG để tồn trữ, tái hóa và phân phối, cung cấp nhiên liệu khí cho nhà máy điện, được ký kết theo quy định hiện hành, đảm bảo giá cạnh tranh, minh bạch.
12. Lệnh điều độ là lệnh chỉ huy, điều khiển chế độ vận hành hệ thống điện trong thời gian thực.
13. Ngày là ngày dương lịch.
14. Ngày vận hành thương mại của tổ máy là ngày tổ máy của Nhà máy điện sẵn sàng bán điện cho Bên mua và đáp ứng các quy định của pháp luật có liên quan.
15. Ngày vận hành thương mại của Nhà máy điện là ngày vận hành thương mại tổ máy phát điện cuối cùng và đáp ứng các quy định của pháp luật có liên quan.
(Đối với trường hợp hợp đồng mua bán điện ký với cụm nhà máy, Ngày vận hành thương mại được quy định cho từng Nhà máy điện).
16. Nhà máy điện là Nhà máy điện (tên Nhà máy điện) có tổng công suất lắp đặt là (...) MW, bao gồm (...) tổ máy, công suất mỗi tổ máy là (...) MW được xây dựng tại (địa điểm của nhà máy).
17. Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật ngành điện là những quy chuẩn kỹ thuật ngành điện bắt buộc thực hiện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành và các quy định, tiêu chuẩn, thông lệ được áp dụng trong ngành điện của các tổ chức quốc tế, các nước khác ban hành phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.
18. Thiết bị đấu nối là đường dây tải điện, hệ thống thiết bị đo đếm, điều khiển, rơ le bảo vệ, thiết bị đóng cắt, hệ thống thông tin liên lạc và công trình xây dựng đồng bộ cho việc đấu nối Nhà máy điện đến điểm đấu nối.
19. Quy định thị trường điện cạnh tranh là quy định vận hành thị trường điện cạnh tranh theo các cấp độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Điều 2. Hiệu lực và thời hạn Hợp đồng
1. Hiệu lực Hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực từ ngày được đại diện có thẩm quyền của hai bên ký chính thức, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Thời hạn Hợp đồng
Trừ trường hợp gia hạn hoặc chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn, thời hạn hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến hết 25 năm kể từ Ngày vận hành thương mại Nhà máy điện.
Điều 3. Mua bán điện năng
1. Giá Hợp đồng: Theo Phụ lục V của Hợp đồng.
2. Sản lượng hợp đồng: Theo Phụ lục V của Hợp đồng.
3. Tiền điện thanh toán: Hàng tháng, Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho Bên bán các khoản tiền theo quy định tại Phụ lục V Hợp đồng.
Hai bên thỏa thuận, thống nhất thực hiện các khoản thanh toán phát sinh do giải quyết tranh chấp theo quy định tại Điều 8 của Hợp đồng.
(Đối với các nhà máy điện có quy định về giá nhiên liệu và sản lượng bao tiêu nhiên liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bổ sung vào hợp đồng mua điện, Bên mua và Bên bán bổ sung các nội dung cho phù hợp).
Điều 4. Cam kết thực hiện
Hai bên cam kết như sau:
1. Mỗi bên được thành lập hợp pháp để hoạt động theo pháp luật Việt Nam và có đủ thẩm quyền tham gia ký kết và thực hiện Hợp đồng, có đủ năng lực hoạt động kinh doanh, sở hữu tài sản và thực hiện các nghĩa vụ trong Hợp đồng.
2. Việc ký kết và thực hiện Hợp đồng của một bên không vi phạm các quy định trong điều lệ doanh nghiệp của bên đó, không vi phạm các quy định của pháp luật và quyết định, bản án của tòa án mà bên đó là đối tượng áp dụng hoặc hợp đồng, thỏa thuận khác mà bên đó là một bên tham gia.
3. Việc ký kết và thực hiện Hợp đồng của các bên được thực hiện đúng theo điều kiện và nội dung của Giấy phép hoạt động điện lực được cơ quan có thẩm quyền cấp và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Hai bên không phải là đối tượng bị kiện trong vụ kiện tại tòa án hoặc trọng tài thương mại hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà kết quả của vụ kiện này có thể làm thay đổi đáng kể khả năng tài chính hoặc khả năng thực hiện nghĩa vụ của các bên theo Hợp đồng, hoặc có thể gây ảnh hưởng tới giá trị và hiệu lực của Hợp đồng.
5. Hai bên cam kết thực hiện đúng các nghĩa vụ và nội dung quy định tại Hợp đồng.
Điều 5. Nghĩa vụ của Bên bán trước ngày vận hành thương mại
1. Yêu cầu về các loại giấy phép và văn bản phê duyệt
a) Bên bán có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục theo quy định để được cấp các loại giấy phép và văn bản phê duyệt cần thiết của cơ quan có thẩm quyền cho quá trình xây dựng, vận hành Nhà máy điện; cam kết tuân thủ và duy trì các điều kiện hiệu lực của các loại giấy phép đó theo quy định của pháp luật trong thời hạn Hợp đồng;
b) Trong thời hạn (....) ngày sau ngày vận hành thương mại của tổ máy và của Nhà máy điện, Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho Bên mua bản sao hợp lệ các tài liệu quy định tại mục II Phụ lục VII của Hợp đồng.
2. Báo cáo các mốc thời gian thực hiện dự án
a) Bên bán cam kết đảm bảo các mốc thời gian thực hiện dự án tại Mục I Phụ lục VII của Hợp đồng;
b) Trước ngày (...) tháng đầu tiên hàng quý, Bên bán có nghĩa vụ lập và gửi cho Bên mua báo cáo tiến độ xây dựng Nhà máy điện kèm theo bản sao hợp lệ các tài liệu có liên quan để chứng minh tiến độ thực hiện của dự án, đánh giá tiến độ so với các cam kết trước đó và đề xuất giải pháp để đảm bảo các mốc thời gian thực hiện dự án.
3. Đấu nối, thử nghiệm và vận hành
Trước Ngày vận hành thương mại, Bên bán có nghĩa vụ thực hiện đấu nối, thử nghiệm, vận hành Nhà máy điện và các thiết bị đấu nối theo Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành, Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật ngành điện và cung cấp cho Bên mua bản sao hợp lệ các kết quả thử nghiệm của Nhà máy điện.
4. Ngày vận hành thương mại
a) Bên bán có nghĩa vụ đạt được ngày vận hành thương mại theo mốc thời gian thực hiện dự án được hai bên thỏa thuận tại Phụ lục VII của Hợp đồng hoặc các hiệu chỉnh sau đó. Chậm nhất (...) tháng trước ngày vận hành thương mại của từng tổ máy, Bên bán có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản chính thức cho Bên mua về khả năng đạt được ngày vận hành thương mại. Bên bán phải gửi thông báo về việc đạt được ngày vận hành thương mại cho Bên mua; Bên bán xem như chưa đạt được ngày vận hành thương mại nếu không gửi thông báo cho Bên mua về việc đạt được ngày vận hành thương mại và cung cấp các tài liệu theo quy định tại Phụ lục VII của Hợp đồng;
b) Trường hợp không đạt được ngày vận hành thương mại cho từng tổ máy, Bên bán có quyền gửi văn bản cho Bên mua đề nghị hiệu chỉnh ngày vận hành thương mại, trong đó phải nêu rõ lý do đề nghị hiệu chỉnh. Chậm nhất (...) ngày tính từ ngày nhận được văn bản đề nghị hiệu chỉnh ngày vận hành thương mại của Bên bán, Bên mua phải có văn bản trả lời về việc hiệu chỉnh. Trường hợp không chấp thuận đề nghị hiệu chỉnh ngày vận hành thương mại của Bên bán, Bên mua phải nêu rõ lý do.
Điều 6. Trách nhiệm đấu nối và hệ thống đo đếm
1. Trách nhiệm đấu nối
Bên bán có trách nhiệm:
a) Thỏa thuận, đầu tư, quản lý, vận hành các trang thiết bị để đấu nối, truyền tải và giao điện cho Bên mua đến điểm giao nhận điện theo Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành, Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật ngành điện có liên quan;
b) Thỏa thuận, đầu tư, lắp đặt, quản lý, vận hành và bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống thu thập, truyền số liệu, hệ thống rơ le bảo vệ và tự động điều khiển của Nhà máy điện để ghép nối với hệ thống SCADA/EMS giữa Nhà máy điện và Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia phục vụ cho vận hành Nhà máy điện trong thị trường điện.
2. Hệ thống đo đếm
a) Bên bán có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt, quản lý, vận hành, bảo dưỡng và kiểm định định kỳ thiết bị của hệ thống đo đếm chính và hệ thống đo đếm dự phòng phù hợp với Quy định đo đếm điện năng do Bộ Công Thương ban hành. Việc kiểm tra, kiểm định thiết bị đo đếm hoặc xác nhận độ chính xác của thiết bị đo đếm phải do tổ chức có thẩm quyền hoặc được ủy quyền thực hiện. Các thiết bị đo đếm phải được niêm phong, kẹp chì sau khi kiểm định;
b) Trường hợp cần thiết, một bên có quyền yêu cầu kiểm tra bổ sung hoặc kiểm định bất thường thiết bị và hệ thống đo đếm. Bên bán có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, kiểm định khi nhận được yêu cầu của Bên mua. Trường hợp sai số của thiết bị đo đếm được kiểm tra, kiểm định bất thường lớn hơn giới hạn cho phép thì Bên bán phải trả chi phí cho việc kiểm tra, kiểm định bất thường. Trường hợp sai số của thiết bị đo đếm được kiểm tra, kiểm định bất thường trong phạm vi giới hạn cho phép thì chi phí kiểm định do bên đề nghị thanh toán;
c) Bên bán có nghĩa vụ thông báo cho Bên mua kết quả kiểm định thiết bị đo đếm. Bên bán có nghĩa vụ thông báo trước cho Bên mua việc kiểm tra, kiểm định hệ thống đo đếm. Bên mua có trách nhiệm cử người tham gia chứng kiến quá trình kiểm tra, kiểm định, dỡ niêm phong, niêm phong và kẹp chì công tơ;
d) Trường hợp thiết bị đo đếm có sai số lớn hơn mức cho phép theo Quy định đo đếm điện năng do Bộ Công Thương ban hành, Bên bán có trách nhiệm hiệu chỉnh hoặc thay thế thiết bị đo đếm đó. Trường hợp một bên cho rằng công tơ bị hỏng hoặc không hoạt động thì bên đó phải thông báo ngay cho bên kia, Bên bán có nghĩa vụ kiểm tra và sửa chữa;
đ) Sản lượng điện được xác định theo phương thức giao nhận điện năng tại Phụ lục II của Hợp đồng.
Trường hợp Hệ thống đo đếm chính bị sự cố hoặc kết quả kiểm định cho thấy Hệ thống đo đếm chính có mức sai số cao hơn cấp chính xác quy định thì sản lượng điện năng mua bán giữa hai bên trong thời gian Hệ thống đo đếm chính bị sự cố hoặc có sai số vượt quá quy định được xác định bằng kết quả đo đếm của Hệ thống đo đếm dự phòng. Trường hợp Hệ thống đo đếm dự phòng cũng bị sự cố hoặc kết quả kiểm định cho thấy Hệ thống đo đếm dự phòng có sai số vượt quá mức cho phép thì lượng điện mua bán giữa hai bên được xác định như sau:
(i) Trường hợp Hệ thống đo đếm chính có hoạt động nhưng có mức sai số cao hơn cấp chính xác quy định thì sản lượng điện mua bán giữa hai bên được xác định bằng kết quả đo đếm của Hệ thống đo đếm chính được quy đổi về giá trị điện năng tương ứng với mức sai số bằng 0%. Trên cơ sở kết quả đo đếm hiệu chỉnh được hai bên thống nhất, Bên bán có nghĩa vụ tính toán xác định khoản tiền mà một bên phải trả cho bên kia trong thời gian Hệ thống đo đếm không chính xác;
(ii) Trường hợp Hệ thống đo đếm chính bị sự cố không hoạt động, hai bên căn cứ vào tình trạng sự cố và sai số thực tế của các hệ thống đo đếm trên cơ sở các biên bản của đơn vị kiểm định và số liệu được hai bên công nhận để thống nhất phương pháp tính toán và xác định sản lượng điện năng cần hiệu chỉnh trong thời gian đo đếm không chính xác. Nếu không thống nhất về phương pháp và kết quả sản lượng điện năng mua bán cần hiệu chỉnh thì hai bên có trách nhiệm thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp tại Điều 13 của Hợp đồng.
e) Trường hợp thiết bị đo đếm bị cháy hoặc hư hỏng, Bên bán có nghĩa vụ thay thế hoặc sửa chữa trong thời gian ngắn nhất để các thiết bị đo đếm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và hoạt động trở lại bình thường. Các thiết bị được sửa chữa hoặc thay thế phải được kiểm định theo quy định trước khi sử dụng.
Điều 7. Điều độ và vận hành Nhà máy điện
1. Bên bán có trách nhiệm tuân thủ các quy định về điều độ và vận hành Nhà máy điện trong hệ thống điện quốc gia theo Quy định hệ thống điện truyền tải, Quy định thị trường điện cạnh tranh và Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành; Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật ngành điện và các văn bản có liên quan khác. Bên bán có nghĩa vụ bảo dưỡng, vận hành các tổ máy của Nhà máy điện theo đặc tính kỹ thuật tại Phụ lục I và Phụ lục III của Hợp đồng.
2. Bên bán có nghĩa vụ lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các thiết bị để hòa đồng bộ Nhà máy điện với hệ thống điện quốc gia. Bên bán có trách nhiệm tuân thủ Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành, Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật ngành điện và các quy định khác có liên quan khi hòa đồng bộ Nhà máy điện với hệ thống điện quốc gia.
3. Trường hợp phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia đe dọa gây sự cố các thiết bị chính của Nhà máy điện, gây thương tích hoặc thiệt hại về người và thiết bị, Bên bán có quyền tách các tổ máy ra ngoài Hệ thống điện quốc gia.
Điều 8. Lập hóa đơn và thanh toán
1. Lập hóa đơn và thanh toán tiền điện
- Giai đoạn Nhà máy điện chưa tham gia thị trường điện cạnh tranh [...];
- Giai đoạn Nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường điện cạnh tranh:
Bên bán gửi thông báo thanh toán tiền điện kèm theo hồ sơ thanh toán của tháng trước liền kề cho Bên mua theo trình tự, thủ tục thanh toán quy định tại Quy định thị trường điện cạnh tranh.
a) Trước ngày (...) hàng tháng, Bên bán gửi thông báo thanh toán tiền điện kèm theo hồ sơ thanh toán của tháng trước liền kề cho Bên mua.
b) Trong thời hạn (...) ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ thanh toán, Bên mua kiểm tra tính chính xác của hồ sơ thanh toán. Trường hợp phát hiện có sai sót, Bên mua thông báo bằng văn bản cho Bên bán để hoàn chỉnh hồ sơ thanh toán. Sau khi kiểm tra hồ sơ thanh toán, Bên mua gửi thông báo xác nhận hồ sơ thanh toán cho Bên bán;
c) Trước ngày (...) hàng tháng, Bên bán phát hành và gửi hóa đơn thanh toán cho Bên mua. Hóa đơn thanh toán được lập theo quy định của Bộ Tài chính;
d) Đến ngày thanh toán do hai bên thỏa thuận, Bên mua có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ khoản tiền ghi trong hóa đơn thanh toán tiền điện của tháng trước liền kề bằng phương thức chuyển khoản. Phí chuyển khoản do Bên mua chịu;
đ) Trường hợp tại thời điểm phát hành hóa đơn thanh toán mà không có đủ số liệu để lập hóa đơn, Bên bán có quyền tạm tính tiền điện thanh toán trên cơ sở ước tính hợp lý các số liệu còn thiếu. Khoản tiền thanh toán hiệu chỉnh được bù trừ vào tiền điện thanh toán của tháng có số liệu chính thức.
2. Tranh chấp trong thanh toán
a) Trường hợp không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ khoản tiền ghi trong hóa đơn thanh toán, Bên mua phải thông báo bằng văn bản trước ngày đến hạn thanh toán về khoản tiền ghi trong hóa đơn và lý do không đồng ý. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ khoản tiền không tranh chấp trước hoặc trong ngày đến hạn thanh toán;
b) Trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày nhận được thông báo về khoản tiền tranh chấp, Bên bán phải gửi văn bản trả lời cho Bên mua. Trường hợp hai bên không thống nhất về khoản tiền tranh chấp, một trong hai bên có quyền thực hiện các quy định giải quyết tranh chấp tại Điều 13 của Hợp đồng.
Trường hợp tranh chấp phát sinh từ thông tin trong bản kê thanh toán của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia, các bên phải áp dụng các quy định giải quyết tranh chấp trong thị trường điện quy định tại Quy định thị trường điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.
c) Trường hợp một bên không có văn bản thông báo tranh chấp về khoản tiền thanh toán trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày phát hành hóa đơn thì bên đó được xem là từ bỏ quyền khiếu nại về khoản tiền phải thanh toán trong hóa đơn đã phát hành.
3. Xác định tiền lãi
Việc tính lãi được áp dụng cho:
a) Khoản tiền điện hàng tháng chậm trả khi đến hạn thanh toán quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Khoản tiền phải trả theo quyết định giải quyết tranh chấp quy định tại Điều 13 của Hợp đồng;
c) Khoản hiệu chỉnh tiền điện phải thanh toán hàng tháng theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Tiền lãi được ghép lãi hàng tháng từ ngày ngay sau ngày đến hạn thanh toán đến ngày thanh toán thực tế với lãi suất được tính bằng trung bình của lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam vào ngày đến hạn thanh toán tại hóa đơn, kỳ hạn 12 tháng trả sau dành cho khách hàng cá nhân của bốn ngân hàng thương mại gồm Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoặc đơn vị kế thừa hợp pháp của các ngân hàng này cộng biên lãi suất 3%/năm.
4. Bù trừ
Các bên có thể bù trừ khoản nợ, các khoản tiền tranh chấp đã được giải quyết, các khoản tiền hiệu chỉnh và tiền lãi vào tiền điện thanh toán hàng tháng khi lập hóa đơn cho tháng thanh toán gần nhất.
Điều 9. Sự kiện ảnh hưởng việc thực hiện hợp đồng và chế tài áp dụng
1. Các sự kiện ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng của Bên mua
a) Các sự kiện liên quan đến giải thể, phá sản của Bên bán gồm:
(i) Bên bán bị giải thể (trừ khi việc giải thể là để sáp nhập hoặc hợp nhất);
(ii) Bên bán không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
(iii) Bên bán thực hiện việc chuyển nhượng hoặc sáp nhập toàn bộ công ty với bên chủ nợ hoặc sáp nhập vì lợi ích của bên chủ nợ;
(iv) Bên bán có quyết định của tòa án về việc mở thủ tục phá sản đối với Bên bán.
b) Bên bán vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ theo quy định của Hợp đồng và vi phạm này không được khắc phục trong thời hạn 90 ngày tính từ ngày có thông báo của Bên mua về hành vi vi phạm đó;
c) Bên bán bị đình chỉ hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các sự kiện ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng của Bên bán
a) Các sự kiện liên quan đến giải thể, phá sản của Bên mua gồm:
(i) Bên mua bị giải thể (trừ khi việc giải thể là để sáp nhập hoặc hợp nhất);
(ii) Bên mua không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
(iii) Bên mua thực hiện việc chuyển nhượng hoặc sáp nhập toàn bộ công ty với bên chủ nợ hoặc sáp nhập vì lợi ích của bên chủ nợ;
(iv) Bên mua có quyết định của tòa án về việc mở thủ tục phá sản đối với Bên mua.
b) Bên mua vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ theo quy định Hợp đồng và vi phạm này không được khắc phục trong thời hạn 90 ngày tính từ ngày có thông báo của Bên bán về hành vi vi phạm đó;
c) Bên mua bị đình chỉ hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Chế tài áp dụng
a) Trường hợp xảy ra sự kiện ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng của một bên, bên bị ảnh hưởng có quyền áp dụng các chế tài được quy định tại Điều 10 của Hợp đồng đối với bên gây ra ảnh hưởng;
b) Chế tài áp dụng trong Hợp đồng này không loại trừ lẫn nhau và không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện các chế tài khác.
Điều 10. Chấm dứt Hợp đồng
1. Chấm dứt Hợp đồng theo thỏa thuận
Các bên có quyền thỏa thuận bằng văn bản để chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn. Đối với nhà máy điện tham gia thị trường điện cạnh tranh, phù hợp với thiết kế thị trường điện, các bên có quyền thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo văn bản của cơ quan nhà nước để ký hợp đồng mua bán điện theo quy định mới.
2. Đơn phương chấm dứt Hợp đồng
a) Trường hợp xảy ra sự kiện ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 1; điểm a, điểm c khoản 2 Điều 9 Hợp đồng và sự kiện này kéo dài làm ảnh hưởng tới một bên trong Hợp đồng, bên bị ảnh hưởng có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng sau 90 ngày tính từ ngày gửi thông báo cho bên kia;
b) Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng đối với một bên và sự kiện này kéo dài từ 180 ngày trở lên, bên kia có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng sau 30 ngày tính từ ngày gửi thông báo;
c) Trường hợp xảy ra sự kiện ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng của một bên theo quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 9 Hợp đồng, bên bị ảnh hưởng có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng sau 30 ngày tính từ ngày gửi thông báo.
Điều 11. Bồi thường thiệt hại
1. Bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra cho Bên bị vi phạm về những tổn thất, thiệt hại hay các chi phí mà Bên bị vi phạm phải chịu trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng. Cách tính toán giá trị thiệt hại thực hiện theo quy định tại Bộ luật Dân sự.
2. Trong trường hợp có yêu cầu bồi thường, bên được bồi thường thông báo ngay bằng văn bản cho bên bồi thường xác định tính chất của sự việc yêu cầu được bồi thường. Sự chậm trễ của bên được bồi thường trong việc gửi thông báo không ảnh hưởng đến nghĩa vụ bồi thường của bên bồi thường, trừ trường hợp bên bồi thường thực sự bị thiệt hại vì sự chậm trễ thông báo của bên được bồi thường.
Điều 12. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;
b) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
c) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng;
d) Xảy ra trường hợp bất khả kháng
Bất khả kháng là các sự kiện, các tình huống xảy ra không thể tránh được, ngoài khả năng kiểm soát của một bên làm ngăn cản hoặc gây trì hoãn việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ theo Hợp đồng của bên đó mặc dù đã thực hiện các biện pháp hợp lý, bao gồm nhưng không giới hạn các sự kiện hoặc tình huống sau:
i) Quyết định của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền ảnh hưởng bất lợi đến khả năng thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng của một bên;
ii) Các sự kiện do thiên tai như cháy, nổ, hạn hán, lũ lụt, núi lửa phun trào, động đất, lở đất, triều cường, bão, lốc xoáy, bão lớn hoặc các sự kiện tương tự;
iii) Bạo động, biểu tình, nổi loạn, phiến loạn, các hoạt động của chiến tranh dù chiến tranh có được tuyên bố hay không, các hoạt động chống đối, khủng bố, phá hoại, cấm vận, phong tỏa, kiểm dịch hoặc các sự kiện tương tự;
iv) Nhà máy điện hoặc các tài sản của Bên bán bị quốc hữu hóa, tước quyền sở hữu hoặc tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
v) Bên bán không được các cơ quan có thẩm quyền cấp các văn bản cho phép, các văn bản phê duyệt cần thiết mặc dù Bên bán đã tuân thủ các nghĩa vụ được quy định theo pháp luật liên quan đến việc cấp các văn bản cho phép, văn bản phê duyệt đó.
2. Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm
a) Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra;
b) Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại;
c) Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.
3. Miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
a) Bên vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng có trách nhiệm thường xuyên cung cấp các báo cáo cho bên kia về quá trình thực hiện các biện pháp khắc phục sự kiện bất khả kháng hoặc các thông tin khác theo yêu cầu hợp lý của bên kia để chứng minh việc viện dẫn sự kiện bất khả kháng; thông báo cho bên kia về thời điểm kết thúc sự kiện bất khả kháng trong thời hạn 48 giờ từ thời điểm kết thúc, trừ trường hợp mất thông tin liên lạc;
b) Bên bị ảnh hưởng vì sự kiện bất khả kháng chỉ được miễn trách nhiệm liên quan tới việc không thực hiện hoặc chậm thực hiện các nghĩa vụ theo Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra sau khi đã có thông báo và thực hiện trách nhiệm khắc phục theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Trong trường hợp bất khả kháng, nếu một bên bị cản trở thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng trong thời hạn 180 ngày hoặc trong thời hạn dài hơn, một trong hai bên có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Hợp đồng.
Điều 13. Giải quyết tranh chấp
1. Trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên trong Hợp đồng, bên tranh chấp phải thông báo bằng văn bản cho bên kia về nội dung tranh chấp. Các bên có trách nhiệm trao đổi để giải quyết tranh chấp trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày có thông báo của bên đưa ra tranh chấp. Đối với các tranh chấp về thanh toán các khoản chi phí, các bên có trách nhiệm trao đổi trong thời hạn 15 ngày. Các bên có quyền thỏa thuận bằng văn bản về việc kéo dài thời hạn trao đổi để giải quyết tranh chấp.
2. Trường hợp hai bên không thể giải quyết tranh chấp thông qua trao đổi trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thống nhất chuyển vụ việc tranh chấp đến Cục Điều tiết điện lực hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp khác do hai bên thống nhất lựa chọn để giải quyết hoặc do một trong hai bên khởi kiện tranh chấp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 14. Tái cơ cấu ngành điện và chuyển giao quyền và nghĩa vụ
1. Tái cơ cấu ngành điện và chuyển giao quyền và nghĩa vụ tại Bên mua
Hai bên thống nhất chấp nhận trường hợp Bên mua có thể phải tổ chức lại, tái cơ cấu hoặc giải thể hoặc bị loại bỏ dần chức năng mua điện để thực hiện kế hoạch chuyển đổi mô hình hoạt động của ngành điện trong các cấp độ thị trường điện cạnh tranh theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc các văn bản thay thế sau này. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định về việc tổ chức lại, tái cơ cấu hoặc giải thể, Bên mua có quyền chuyển giao toàn bộ hay một phần các quyền và nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng mà không cần có sự chấp thuận của Bên bán cho một hoặc nhiều đơn vị kế thừa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và các đơn vị này có trách nhiệm thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý của Bên mua theo quy định của pháp luật.
Bên bán phải có văn bản chấp thuận mọi sự chuyển giao hoặc ủy quyền thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo Hợp đồng này của Bên mua.
2. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ của Bên bán
Bên bán chỉ có quyền chuyển giao quyền và nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng cho một hoặc nhiều đơn vị kế thừa khi có sự thỏa thuận trước bằng văn bản của Bên mua. Văn bản thỏa thuận của Bên mua không được từ chối không có lý do việc thực hiện chuyển giao hoặc ủy quyền này của Bên bán, trừ trường hợp Bên bán có thể ủy quyền hay chuyển nhượng mà không cần có thỏa thuận với Bên mua về một số hoặc tất cả các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng của Bên bán liên quan đến cấp vốn hoặc các thu xếp tài chính khác cho Nhà máy điện. Hợp đồng này tiếp tục có hiệu lực để mang lại lợi ích và việc thực hiện các nghĩa vụ của các đơn vị kế thừa hoặc đơn vị được ủy thác hoặc đơn vị được chuyển giao của Bên bán.
3. Giai đoạn chuyển tiếp của thị trường điện cạnh tranh
Trong thời hạn Hợp đồng, trường hợp thị trường bán buôn điện cạnh tranh được thay thế bằng loại hình thị trường khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, trong trường hợp cần thiết các bên có nghĩa vụ đàm phán để sửa đổi hoặc thay thế Hợp đồng này phù hợp với cấu trúc thị trường điện mới với điều kiện giá điện của Hợp đồng đối với các bên không thay đổi.
Điều 15. Lưu giữ hồ sơ và cung cấp thông tin
1. Lưu giữ hồ sơ
Các bên có nghĩa vụ lưu giữ các hồ sơ, dữ liệu, tài liệu hoặc các thông tin cần thiết để xác minh tính chính xác của hóa đơn, các loại giá hoặc các tính toán theo Hợp đồng hoặc để xác minh các bên đã tuân thủ các nội dung của Hợp đồng.
2. Cung cấp thông tin
Mỗi bên có trách nhiệm cung cấp số liệu, tài liệu hoặc các chứng từ cần thiết trong mức độ hợp lý cho bên kia để xác minh tính chính xác của các hóa đơn thanh toán, cách tính giá hoặc các tính toán theo Hợp đồng hoặc để xác minh các bên đã tuân thủ các nội dung của Hợp đồng.
Điều 16. Các chi phí khác
Mỗi bên có trách nhiệm nộp các khoản thuế và phí hoặc thanh toán các khoản nợ phát sinh của mình khi thực hiện Hợp đồng. Hai bên thống nhất Hợp đồng này không bao gồm chi phí truyền tải điện, chi phí phân phối điện hoặc các chi phí tương tự khác và mỗi bên phải có trách nhiệm thanh toán các loại chi phí đó theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Đại diện có thẩm quyền và trao đổi thông tin
1. Đại diện có thẩm quyền
Đại diện có thẩm quyền của hai bên trong Hợp đồng là:
Bên bán: _____________________ _____________________ |
Bên mua: ________________________ ________________________ |
2. Trao đổi thông tin
a) Các thông báo, hóa đơn hoặc các trao đổi thông tin cần thiết khác trong quá trình thực hiện Hợp đồng phải được lập thành văn bản, nêu rõ ngày lập, sự liên quan đến Hợp đồng. Trường hợp gửi bằng fax thì phải gửi bản gốc đến sau bằng dịch vụ bưu điện với bưu phí đã được trả trước. Thông báo, hóa đơn hoặc các trao đổi thông tin phải được gửi theo các địa chỉ sau:
Bên bán: __________________________________
__________________________________________
Bên mua: __________________________________
__________________________________________
b) Thông báo, hóa đơn hoặc các trao đổi thông tin khác được gửi theo các hình thức quy định tại điểm a khoản này được xem là đã được giao và nhận tại thời điểm:
(i) Khi giao, trong trường hợp giao tận tay; hoặc:
(ii) Khi ký nhận thư bảo đảm, trong trường hợp gửi bằng thư bảo đảm;
hoặc:
(iii) Tại thời điểm thực tế nhận được fax, trong trường hợp truyền bằng fax, với điều kiện là người gửi đã nhận được xác nhận việc truyền không bị lỗi; hoặc:
(iv) Tại thời điểm văn thư của cơ quan xác nhận công văn đến, trong trường hợp gửi bằng thư thường.
Điều 18. Bảo mật thông tin
Mỗi bên có nghĩa vụ bảo mật thông tin, tài liệu do bên kia cung cấp theo Hợp đồng và không công bố, công khai hay sử dụng các tài liệu, thông tin đó cho các mục đích khác ngoài mục đích thực hiện nghĩa vụ của bên đó theo Hợp đồng, trừ các trường hợp:
1. Công bố hoặc sử dụng các thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật.
2. Các tài liệu, thông tin được yêu cầu cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền.
3. Các tài liệu, thông tin đó đã được công bố công khai không phải từ các bên trong Hợp đồng.
Điều 19. Các thỏa thuận khác
1. Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng
Mọi sửa đổi, bổ sung Hợp đồng phải được các bên thỏa thuận bằng văn bản và báo cáo Cục Điều tiết điện lực.
2. Hợp đồng hoàn chỉnh
Hợp đồng này là thỏa thuận hoàn chỉnh cuối cùng giữa các bên tham gia và thay thế các nội dung đã thảo luận, thông tin, thư tín trao đổi liên quan trước khi ký kết Hợp đồng.
3. Bên thứ ba
Hợp đồng này chỉ phục vụ cho lợi ích của hai bên và không tạo ra quyền lợi hay nghĩa vụ cho bên thứ ba.
4. Không liên doanh
Hợp đồng này không phải hợp đồng liên doanh, liên kết giữa các bên hay áp đặt nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lý mang tính chất liên doanh, liên kết lên một trong hai bên. Không bên nào có quyền tham gia ký kết hợp đồng hoặc thay mặt bên kia với vai trò là một đại lý hoặc người đại diện để thực hiện các nghĩa vụ với bên kia.
5. Từ bỏ thực hiện quyền
Việc từ bỏ thực hiện quyền theo Hợp đồng của một bên phải được lập thành văn bản và do đại diện có thẩm quyền của bên đó ký. Việc không thực hiện hay chậm thực hiện quyền của một bên theo Hợp đồng này không được hiểu là sự từ bỏ các quyền đó.
6. Thực hiện nghĩa vụ còn lại
Việc hủy bỏ, chấm dứt hoặc hết thời hạn Hợp đồng không làm chấm dứt thực hiện nghĩa vụ còn lại của các bên theo Hợp đồng.
7. Luật áp dụng
Việc giải thích và thực hiện Hợp đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
8. Tính độc lập của các nội dung Hợp đồng
Trường hợp một phần nội dung trong Hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc vô hiệu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các nội dung khác của Hợp đồng vẫn có hiệu lực nếu phần còn lại thể hiện đầy đủ nội dung mà không liên quan tới phần bị vô hiệu.
Hợp đồng được lập thành 09 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 04 bản. Bên mua có trách nhiệm gửi 01 (một) bản tới Cục Điều tiết điện lực./.
ĐẠI DIỆN
BÊN MUA |
ĐẠI DIỆN
BÊN BÁN |
CÁC THÔNG SỐ CHÍNH CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN
(Kèm theo Hợp đồng số ... ngày ... tháng ... năm ...)
Bao gồm các mô tả, biểu đồ và đặc điểm kỹ thuật của Nhà máy điện
(Thông số chính của Nhà máy điện sẽ được chuẩn xác lại sau khi ký kết hợp đồng mua sắm thiết bị chính của Nhà máy điện.)
HỆ THỐNG ĐO ĐẾM VÀ THU THẬP SỐ LIỆU
(Kèm theo Hợp đồng số ... ngày … tháng … năm …)
I. VỊ TRÍ LẮP ĐẶT VÀ TÍNH NĂNG CỦA HỆ THỐNG ĐO ĐẾM
1. Vị trí lắp đặt hệ thống đo đếm:
2. Tính năng của hệ thống đo đếm phải phù hợp với quy định tại Thông tư quy định đo đếm điện năng do Bộ Công Thương ban hành.
II. YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG ĐO ĐẾM
Các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị đo đếm, yêu cầu kỹ thuật mạch đo đếm, biện pháp niêm phong kẹp chì và yêu cầu về hệ thống thu thập và đọc số liệu công tơ phải phù hợp với Quy định đo đếm điện năng do Bộ Công Thương ban hành.
III. VỊ TRÍ ĐO ĐẾM
Hai bên thống nhất sử dụng các vị trí đo đếm hiện tại của Nhà máy điện như sau:
Vị trí đo đếm chính:
Vị trí đo đếm dự phòng 1:
Vị trí đo đếm dự phòng 2:
Vị trí đo đếm phục vụ vận hành và đối soát số liệu thị trường điện:
IV. PHƯƠNG THỨC XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG ĐIỆN NĂNG GIAO NHẬN
1. Sản lượng điện giao nhận
a) Sản lượng điện Bên bán trong tháng thanh toán được tính theo công thức:
AG =
AG: Lượng điện năng Bên mua thanh toán cho Bên bán trong tháng thanh toán, (kWh).
b) Sản lượng điện Bên bán nhận từ hệ thống điện quốc gia trong tháng thanh toán được tính theo công thức:
AN =
Trong đó:
AN: Lượng điện năng nhận từ lưới của các điểm đo trong tháng (kWh).
2. Trong giai đoạn thị trường điện cạnh tranh, phương thức giao nhận điện năng hàng tháng phải phù hợp với quy định đo đếm điện năng trong thị trường điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.
THỎA THUẬN CÁC ĐẶC TÍNH VẬN HÀNH
(Kèm theo Hợp đồng số ... ngày ... tháng ... năm ...)
THỎA THUẬN HỆ THỐNG SCADA/EMS, THÔNG TIN LIÊN LẠC, RƠ LE BẢO VỆ VÀ TỰ ĐỘNG
(Kèm theo Hợp đồng số ... ngày ... tháng ... năm ...)
GIÁ MUA BÁN ĐIỆN, TIỀN ĐIỆN THANH TOÁN
(Kèm theo Hợp đồng số ... ngày ... tháng ... năm ...)
I. GIÁ PHÁT ĐIỆN
1. Giá hợp đồng mua bán điện
Giá hợp đồng mua bán điện của Nhà máy điện tại thời điểm thanh toán tiên điện tháng t, năm j Pc,j,t được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
FCj: Giá cố định năm j (đồng/kWh);
FOMCj,t: Giá vận hành và bảo dưỡng tháng t, năm j (đồng/kWh);
: Giá biến đổi tháng t, năm j (đồng/kWh).
Đối với nhà máy thủy điện, bằng 0 (không).
1.1. Giá cố định:
Giá cố định bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là ... (đồng/kWh);
Giá cố định từng năm FCj (đồng/kWh) từ ngày vận hành thương mại đến hết đời sống kinh tế nhà máy điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng theo bảng sau:
Năm thứ |
1 |
2 |
3 |
4 |
... |
... |
Giá cố định (đồng/kWh) |
|
|
|
|
|
|
1.2. Giá vận hành và bảo dưỡng:
Giá vận hành và bảo dưỡng tháng t, năm j được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: Thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác năm j (đồng/kWh);
: Thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công tháng t, năm j (đồng/kWh).
a) Thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác năm j (đồng/kWh) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
Thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác Năm cơ sở là ... (đồng/kWh);
i: Tỷ lệ trượt giá thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác theo quy định tại Thông tư này;
l: Số thứ tự năm thanh toán tính từ Năm cơ sở (đối với Năm cơ sở l=1).
b) Thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công tháng t, năm j (đồng/kWh) được xác định theo công thức sau:
- Trường hợp mức lương tính toán trong phương án giá điện bằng mức lương tối thiểu vùng thì
Trong đó:
: Thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công năm cơ sở là ... (đồng/kWh);
Lmin,j,t: Mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm thanh toán tháng t, năm thứ j (đồng/tháng);
Lmin,b: Mức lương tối thiểu vùng Năm cơ sở là... (đồng/tháng).
- Trường hợp tổng chi phí nhân công TCnc được tính toán theo tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng và thiết bị thì thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công được xác định theo công thức sau (đồng/kWh):
Trong đó:
: Thành phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công năm cơ sở (đồng/kWh);
il: Tỷ lệ trượt giá thành
phần giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công, xác định theo tỷ lệ chỉ số
giá tiêu dùng
(CPI) năm (j-1) so với
năm (j-2) do Tổng cục thống kê công bố trong tháng 12 năm (j-1) nhưng tối
đa không vượt quá
2,5%/năm;
l: Số thứ tự năm thanh toán tính từ năm cơ sở (đối với năm cơ sở l = 1, il = 0).
1.3. Giá biến đổi:
Giá biến đổi tháng t, năm j (đồng/kWh) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: |
Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu chính (than, khí thiên nhiên, LNG) của nhà máy điện tháng t, năm j (đồng/kWh); |
: |
Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu phụ (dầu) của nhà máy điện tháng t, năm j (đồng/kWh); |
: |
Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động khác của nhà máy điện năm j (đồng/kWh). |
: |
Giá vận chuyển nhiên liệu chính của nhà máy điện tháng t, năm j (đồng/kWh). |
a) Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu chính:
Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu chính của nhà máy điện tháng t, năm j (đồng/kWh) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: |
Suất tiêu hao nhiệt tinh bình quân (HHV) là ............ kcal/kWh hoặc kJ/kWh hoặc BTU/kWh. |
: |
là giá nhiên liệu chính của kỳ thanh toán được tính toán bằng bình quân gia quyền theo khối lượng của các hóa đơn theo các Hợp đồng mua bán nhiên liệu trong tháng (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Trường hợp Hợp đồng mua bán nhiên liệu không tách được giá vận chuyển nhiên liệu thì giá nhiên liệu chính của kỳ thanh toán bao gồm giá vận chuyển nhiên liệu chính. |
kHR: |
hệ số điều chỉnh suất tiêu hao nhiệt tinh bình quân về điều kiện thực tế vận hành theo nhiệt độ nước làm mát và nhiệt độ môi trường do hai bên thỏa thuận; |
kHS: |
Tỷ lệ suy giảm hiệu suất năm j (%); |
l: |
Thứ tự năm vận hành thương mại, tính tròn năm kể từ thời điểm vận hành thương mại toàn nhà máy; |
Trường hợp trong tháng thanh toán, nhà máy không nhập nhiên liệu chính, giá nhiên liệu chính lấy bằng giá nhiên liệu chính của tháng gần nhất có nhập nhiên liệu chính;
b) Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu phụ:
Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu phụ (dầu) của nhà máy điện tháng t, năm j (đồng/kWh) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: |
Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động của chi phí nhiên liệu phụ (dầu) của nhà máy điện Năm cơ sở là ... (đồng/kWh); |
kHS: |
Tỷ lệ suy giảm hiệu suất năm j (%); |
l: |
Thứ tự năm vận hành thương mại, tính tròn năm kể từ thời điểm vận hành thương mại toàn nhà máy; |
: |
Giá nhiên liệu phụ (dầu) cho phát điện bao gồm cả cước vận chuyển tính đến nhà máy tại thời điểm thanh toán tháng t, năm j là ... (đồng/kg); |
: |
Giá nhiên liệu phụ (dầu) cho phát điện tại Năm cơ sở là ... (đồng/kg). |
c) 15 Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động khác:
Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động khác của nhà máy điện năm j (đồng/kWh) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: |
Thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động khác của nhà máy điện Năm cơ sở là ... (đồng/kWh); |
kHS: |
Tỷ lệ suy giảm hiệu suất năm j (%); |
l: |
Thứ tự năm vận hành thương mại của nhà máy (tính từ ngày vận hành thương mại của Nhà máy điện, Năm vận hành thương mại đầu tiên của Nhà máy điện được tính từ Ngày vận hành thương mại của tổ máy đầu tiên đến hết Năm vận hành thương mại đầu tiên của nhà máy điện, l=1); |
m: |
Số thứ tự năm thanh toán tính từ Năm cơ sở (đối với Năm cơ sở m=1); |
i: |
Tỷ lệ trượt thành phần giá biến đổi điều chỉnh theo biến động khác theo quy định tại Thông tư này. |
d) Giá vận chuyển nhiên liệu chính:
Giá vận chuyển nhiên liệu chính của nhà máy điện tháng t, năm j (đồng/kWh) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
: |
Suất tiêu hao nhiệt tinh bình quân (HHV) là ……….. kcal/kWh hoặc kJ/kWh hoặc BTU/kWh. |
kHR: |
Hệ số điều chỉnh suất tiêu hao nhiệt tinh bình quân về điều kiện thực tế vận hành theo nhiệt độ nước làm mát và nhiệt độ môi trường do hai bên thỏa thuận; |
kHS: |
Tỷ lệ suy giảm hiệu suất năm j (%); |
l: |
Thứ tự năm vận hành thương mại của nhà máy; |
: |
Giá vận chuyển nhiên liệu chính tại thời điểm thanh toán tháng t, năm j, được tính bằng bình quân gia quyền theo khối lượng của các hóa đơn theo các Hợp đồng vận chuyển nhiên liệu và Hợp đồng tồn trữ, tái hóa và phân phối nhiên liệu khí LNG (nếu có) (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), giá vận chuyển nhiên liệu tính bằng đồng/kcal hoặc đồng/kJ hoặc đồng/BTU; |
Trường hợp Hợp đồng mua bán nhiên liệu không tách được thành phần giá vận chuyển, thành phần giá tồn trữ, tái hóa và phân phối nhiên liệu khí LNG thì giá nhiên liệu chính sẽ bao gồm giá vận chuyển nhiên liệu chính. Khi đó, giá vận chuyển nhiên liệu chính bằng (không).
Trường hợp trong tháng thanh toán, nhà máy không nhập nhiên liệu chính, giá vận chuyển nhiên liệu chính lấy bằng giá vận chuyển nhiên liệu chính của tháng gần nhất có nhập nhiên liệu chính;
Bên bán có trách nhiệm tổ chức lựa chọn đơn vị cung cấp nhiên liệu và/hoặc đơn vị vận chuyển nhiên liệu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, các quy định pháp luật khác liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật, bảo đảm công bằng, cạnh tranh, minh bạch, ngoại trừ các trường hợp sau:
(i) Bên bán đã ký hợp đồng cung cấp nhiên liệu trung hạn và dài hạn với đơn vị cung cấp nhiên liệu;
(ii) Các hợp đồng cung cấp nhiên liệu khí thiên nhiên và cước phí thu gom, vận chuyển, phân phối khí thiên nhiên được thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp vì lý do đặc biệt không thể lựa chọn được đơn vị vận chuyển nhiên liệu thông qua đấu thầu (ngoài các trường hợp ngoại trừ tại điểm i, ii nêu trên), Bên bán có trách nhiệm thỏa thuận với đơn vị cung cấp nhiên liệu hoặc đơn vị vận chuyển nhiên liệu (tùy từng trường hợp giao nhận nhiên liệu quy định tại Điều 26 Thông tư này) theo đơn giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành; nếu chưa có đơn giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành, Bên bán có trách nhiệm thỏa thuận với đơn vị cung cấp nhiên liệu hoặc đơn vị vận chuyển nhiên liệu (tùy từng trường hợp giao nhận nhiên liệu quy định tại Điều 26 Thông tư này) theo đơn giá tính toán trên cơ sở đơn giá nội bộ của đơn vị vận chuyển nhiên liệu được lựa chọn, đảm bảo hiệu quả, cạnh tranh và không cao hơn đơn giá của các đơn vị khác thực hiện trên cùng phương thức vận chuyển (nếu có), giá nhiên liệu vận chuyển đến kho của Bên bán không cao hơn giá nhiên liệu (cùng loại) tại kho của Bên bán do đơn vị khác cung cấp (nếu có).
Trước khi ký kết các hợp đồng vận chuyển nhiên liệu không thông qua hình thức đấu thầu, Bên bán phải cung cấp các tài liệu cho Bên mua theo quy định được Hai bên thỏa thuận tại Phụ lục VIII Hợp đồng này. Trong thời hạn tối đa 20 ngày tính từ ngày Bên bán cung cấp đầy đủ tài liệu mà Bên mua chưa có ý kiến đối với việc lựa chọn đơn vị vận chuyển nhiên liệu, Bên bán và/hoặc đơn vị cung cấp nhiên liệu (tùy theo điều kiện giao hàng) được phép ký hợp đồng vận chuyển nhiên liệu đó theo các nội dung đã thỏa thuận.
Bên bán chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng mua bán, vận chuyển nhiên liệu theo quy định hiện hành, đảm bảo giá cạnh tranh, minh bạch.
2. Giá đặc thù:
Giá đấu nối đặc thù PĐT (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là ... đồng/kWh hoặc đồng/kW hoặc đồng/tháng.
Giá xử lý tro xỉ PTX (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là ... đồng/kWh.
II. SẢN LƯỢNG ĐIỆN NĂNG THEO HỢP ĐỒNG
1. Sản lượng điện năng phát bình quân nhiều năm [tại điểm giao nhận điện của nhà máy] theo thời hạn Hợp đồng của Nhà máy điện là [...] (tr.kWh).
2. Sản lượng Hợp đồng năm, tháng do Bên mua và Bên bán ký xác nhận theo Quy định thị trường điện cạnh tranh.
III. THANH TOÁN TIỀN ĐIỆN THEO HỢP ĐỒNG
III.1. Giai đoạn trước ngày vận hành thương mại
Đối với chi phí chạy thử, nghiệm thu trước giai đoạn nhà máy điện vận hành thương mại: Hai bên thỏa thuận theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.
III.2. Giai đoạn sau ngày vận hành thương mại
1. Khi Nhà máy điện chưa tham gia thị trường điện cạnh tranh hoặc gián tiếp tham gia thị trường điện cạnh tranh hoặc đã tham gia thị trường điện cạnh tranh nhưng có giai đoạn dừng tham gia thị trường điện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc can thiệp thị trường:
Tiền điện thanh toán (Rtt) của Nhà máy điện được tính toán cụ thể như sau:
Rtt = Rt x (1 + VAT)
Trong đó:
Rt: Tiền điện thanh toán cho tháng t năm j, chưa bao gồm thuế VAT (đồng);
Rt = (Pc,j,t x Qm,j,t + Rk + Rđt + RTh)
Pc,j,t: Giá Hợp đồng mua bán điện quy định tại mục I Phụ lục này (đồng/kWh);
Qm,j,t: Sản lượng điện tại điểm giao nhận của Nhà máy điện (kWh);
Rk: Các chi phí khác (đồng), gồm có:
Chi phí thanh toán cho tổ máy thí nghiệm phù hợp với lịch thử nghiệm đã được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phê duyệt, được xác định bằng: (i) Phần sản lượng điện đo đếm của tổ máy thí nghiệm trong thời gian thí nghiệm và (ii) Giá biến đổi được quy định tại mục I Phụ lục này;
Các khoản thanh toán hiệu chỉnh (nếu có) (đồng);
Các chi phí khác do hai bên thỏa thuận.
Rđt: Tổng số tiền thanh toán chi phí đặc thù theo quy định Hợp đồng được tính toán trên cơ sở giá đấu nối đặc thù (PĐT) và giá xử lý tro xỉ (PTX) theo quy định tại mục I Phụ lục này (đồng).
RTh: Tổng các khoản thuế, phí, các khoản tiền phải nộp trong tháng theo quy định pháp luật có liên quan được Bên bán và Bên mua thống nhất (kèm theo các chứng từ hợp lệ) (đồng);
VAT: Thuế suất giá trị gia tăng theo quy định của Nhà nước (%).
Trường hợp Nhà máy điện được Bên bán ký nhiều Hợp đồng với các Bên mua, khoản tiền điện thanh toán Rt (chưa bao gồm thuế VAT) được Bên bán thỏa thuận, phân bổ cho các Bên mua theo tỷ trọng sản lượng điện năng giao nhận trong tháng (chu kỳ thanh toán) do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố.
Hàng năm, hai bên thực hiện thanh quyết toán chi phí xử lý tro xỉ theo tình hình thực tế của năm trước liền kề.
2. Khi Nhà máy điện chính thức tham gia Thị trường điện cạnh tranh
2.1. Tổng số tiền thanh toán sai khác theo Hợp đồng trong tháng t được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
Rct: |
Tổng số tiền điện thanh toán sai khác theo Hợp đồng trong tháng t (đồng) chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng; |
D: |
Tổng số ngày trong tháng t; |
d: |
Ngày giao dịch trong tháng t; |
I: |
Tổng số chu kỳ giao dịch của ngày giao dịch d; |
i: |
Chu kỳ giao dịch i của ngày giao dịch d; |
Pc,j,t: |
Giá Hợp đồng mua bán điện quy định tại mục I Phụ lục này (đồng/kWh); |
FMPd,i: |
Giá thị trường toàn phần áp dụng cho Đơn vị phát điện của chu kỳ giao dịch i, ngày d trong tháng t (đồng/kWh); |
Qcd,i: |
Sản lượng Hợp đồng trong chu kỳ giao dịch i, ngày d trong tháng t (kWh). |
2.2. Tổng các khoản thanh toán khác theo quy định của Hợp đồng gồm có:
a) Chi phí thanh toán lãi suất phạt trả chậm theo quy định tại Điều 8 của Hợp đồng;
b) Các khoản thanh toán hiệu chỉnh (nếu có);
c) Các chi phí khác do hai bên thỏa thuận.
2.3. Các khoản thanh toán khác của Nhà máy điện [ký hợp đồng mua bán điện với Bên mua điện] được xác định như sau:
a) Phần sản lượng điện năng do chênh lệch giữa sản lượng đo đếm điện năng tháng với tổng sản lượng điện năng đo đếm các chu kỳ giao dịch trong tháng theo Quy định thị trường điện cạnh tranh được thanh toán theo giá Hợp đồng mua bán điện PC,j,t, được quy định tại mục I Phụ lục này;
b) Trong trường hợp tổ máy nhiệt điện bị buộc phải ngừng hoặc phải ngừng 01 lò hơi để giảm công suất theo Quy định thị trường điện cạnh tranh:
Khoản thanh toán trong trường hợp này được xác định bằng tổng chi phí khởi động ứng với các trạng thái khởi động.
Chi phí khởi động ứng với các trạng thái khởi động được Bên bán và Bên mua thỏa thuận từ định mức nhiên liệu, vật liệu phụ,.. như sau [...].
c) Trường hợp Nhà máy điện có tổ máy thí nghiệm phù hợp với lịch thử nghiệm đã được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phê duyệt, khoản thanh toán đối với sản lượng điện phát ra của Nhà máy điện theo Quy định thị trường điện cạnh tranh được xác định như sau:
- Tổ máy thí nghiệm: Được tính bằng giá biến đổi được quy định tại Mục I Phụ lục V của Hợp đồng;
- Tổ máy không thí nghiệm: Được tính bằng giá Hợp đồng mua bán điện được quy định tại Mục I Phụ lục V của Hợp đồng.
d) Trường hợp nhà máy điện có tổ máy tham gia thử nghiệm AGC hoặc các thí nghiệm khác theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện đã được phê duyệt: Khoản thanh toán đối với sản lượng điện của nhà máy điện theo Quy định thị trường điện cạnh tranh được xác định theo giá Hợp đồng mua bán điện được quy định tại Mục I Phụ lục V của Hợp đồng;
đ) Các khoản thanh toán khác theo Quy định thị trường điện cạnh tranh.
Các khoản thanh khác theo Quy định thị trường điện cạnh tranh tại mục 2.3 này được Bên bán tính toán, phân bổ cho các Bên mua theo tỷ trọng sản lượng điện năng giao nhận trong tháng (chu kỳ thanh toán) do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố.
2.4. Tổng số tiền thanh toán chi phí đặc thù theo quy định Hợp đồng được tính toán trên cơ sở giá đấu nối đặc thù (PĐT) và giá xử lý tro xỉ (PTX) theo quy định tại mục I Phụ lục này (đồng) (đồng).
Tổng số tiền thanh toán chi phí dặc thù tại mục 2.4 này được Bên bán tính toán, phân bổ cho các Bên mua theo tỷ trọng sản lượng điện năng giao nhận trong tháng (chu kỳ thanh toán) do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố.
2.5. Tổng số tiền điện thanh toán hàng tháng theo Hợp đồng Rtt được xác định như sau:
Rtt = (RTT,t + RC,t + RC,k,HĐ + RC,k,TT + Rđt + RTh) x (1+VAT)
Trong đó:
RTT,t: |
Tổng các khoản thanh toán thị trường theo bảng kê thanh toán tháng do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia cung cấp (đồng); |
RC,t: |
Tổng số tiền điện thanh toán sai khác theo Hợp đồng trong tháng t (đồng) được xác định tại khoản 2.1 mục này (đồng); |
RC,k,HĐ: |
Tống các khoản thanh toán khác theo quy định của Hợp đồng (đồng) được xác định tại khoản 2.2 mục này; |
RC,k,TT: |
Tổng số tiền điện thanh toán khác theo quy định thị trường điện cạnh tranh (đồng) được xác định tại khoản 2.3 mục này; |
Rđt: |
Tổng số tiền thanh toán chi phí đặc thù trong tháng theo quy định của Hợp đồng được xác định tại khoản 2.4 mục này (đồng); |
RTh: |
Tổng các khoản thuế, phí, các khoản tiền phải nộp trong tháng theo quy định pháp luật có liên quan được Bên bán tính toán, phân bổ cho các Bên mua theo tỷ trọng sản lượng điện năng giao nhận trong tháng (kèm theo các chứng từ hợp lệ) (đồng); |
VAT: |
Thuế suất thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của Nhà nước (%). |
Hàng năm, hai bên thực hiện thanh quyết toán chi phí xử lý tro xỉ theo tình hình thực tế của năm trước liền kề.
2.6. Chênh lệch tỷ giá (FED): Hàng năm, căn cứ tổng vốn vay ngoại tệ, kế hoạch trả nợ vốn vay ngoại tệ, số liệu trả nợ gốc vay thực tế, tỷ giá quy đổi đã được hai bên thỏa thuận trong phương án giá điện, tỷ giá quy đổi thực hiện năm liền kề trước, hai bên thực hiện tính toán chênh lệch tỷ giá và đề xuất phương án thanh toán gửi Cục Điều tiết điện lực kiểm tra, trình Bộ Công Thương xem xét quyết định phương án thanh toán.
Chênh lệch tỷ giá FED (đồng) được tính toán theo công thức sau:
Trong đó:
m: Số loại ngoại tệ trong phương án giá điện hai bên thống nhất (loại);
n: Số lần trả gốc ngoại tệ i trong năm tính toán (lần);
Di,j: Số nợ gốc ngoại tệ trả thực tế lần j của loại ngoại tệ i trong năm tính toán. Nợ gốc đã trả thực tế loại ngoại tệ i trong năm tính toán không lớn hơn nợ gốc loại ngoại tệ i tại năm tương ứng trong phương án giá điện hai bên thống nhất theo bảng sau:
Năm 1 |
Năm 2 |
Năm 3 |
Năm 4 |
Năm 5 |
Năm ... |
|
|
|
|
|
|
λi,j: Tỷ giá quy đổi lần thanh toán j của loại ngoại tệ i trong năm (.../đồng);
λi,b: Tỷ giá quy đổi cơ sở loại ngoại tệ i hai bên thống nhất trong phương án giá điện (.../đồng);
VAT: Thuế suất thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của Nhà nước (%).
CÁC THÔNG SỐ CHÍNH TRONG TÍNH TOÁN GIÁ ĐIỆN
(Kèm theo Hợp đồng số ... ngày ... tháng ... năm ...)
(Kèm theo Hợp đồng số ... ngày ... tháng ... năm ...)
I. CÁC MỐC TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
1. Ngày khởi công chính thức xây dựng Nhà máy điện: |
[...] |
2. Ngày bắt đầu tiến hành thí nghiệm liên động: |
[...] |
3. Ngày đóng điện lần đầu: |
[...] |
4. Ngày thử nghiệm: |
[...] |
5. Ngày vận hành thương mại của tổ máy i: |
[...] |
6. Ngày vận hành thương mại Nhà máy điện: |
[...] |
II. CÁC TÀI LIỆU BÊN BÁN PHẢI CUNG CẤP CHO BÊN MUA
Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho Bên mua bản sao hợp lệ các tài liệu để công nhận Ngày vận hành thương mại như sau: [...].
HỒ SƠ TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN NHIÊN LIỆU KHÔNG THÔNG QUA HÌNH THỨC ĐẤU THẦU
(Kèm theo Hợp đồng số ... ngày ... tháng ... năm ...)
Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho Bên mua bản sao hợp lệ các tài liệu trước khi ký kết các hợp đồng vận chuyển nhiên liệu không thông qua hình thức đấu thầu như sau: [...].
(Kèm theo Hợp đồng số ... ngày ... tháng ... năm ...)
MẪU BIỂU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THANH TOÁN TIỀN ĐIỆN
Quý ... năm ...
(Kèm theo Hợp đồng số ... ngày ... tháng ... năm ...)
TT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Tháng ... |
Tháng ... |
Tháng ... |
A |
Tình hình thanh toán tiền điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) |
|
|
|
|
1 |
Tổng tiền thanh toán theo hợp đồng |
Triệu đồng |
|
|
|
2 |
Tổng khoản thanh toán thị trường điện |
Triệu đồng |
|
|
|
3 |
Tổng khoản thanh toán khác |
Triệu đồng |
|
|
|
4 |
Tổng chi phí khởi động |
Triệu đồng |
|
|
|
5 |
Tổng các khoản thuế, phí, khoản bằng tiền (chi tiết các khoản) |
Triệu đồng |
|
|
|
6 |
Sản lượng hợp đồng Qc theo từng tháng |
Triệu kWh |
|
|
|
B |
Thông số tính toán thực tế từng tháng |
|
|
|
|
1 |
Giá cố định năm |
Đồng/kWh |
|
|
|
2 |
Giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí sửa chữa lớn và chi phí khác |
Đồng/kWh |
|
|
|
3 |
Giá vận hành và bảo dưỡng theo chi phí nhân công |
Đồng/kWh |
|
|
|
4 |
Giá biến đổi của nhà máy điện |
Đồng/kWh |
|
|
|
5 |
Giá vận chuyển theo nhiên liệu chính |
Đồng/kWh |
|
|
|
6 |
Giá nhiên liệu than/khí (chưa có cước vận chuyển) |
Đồng/kcal; Đồng/kJ; Đồng/BTU |
|
|
|
7 |
Cước phí vận chuyển than/khí |
Đồng/tấn, USD/BTU |
|
|
|
8 |
Giá nhiêu liệu dầu |
Đồng/tấn |
|
|
|
9 |
Lương tối thiểu vùng |
Đồng/tháng |
|
|
|
10 |
Số lần khởi động (ứng với các trạng thái khởi động) |
lần |
|
|
|
11 |
Tỷ giá ngoại tệ trong thanh toán nhiên liệu khí, nhiêu liệu than |
Đồng/USD |
|
|
|
12 |
Tỷ giá ngoại tệ thực hiện trong thanh toán các hợp đồng vay thực tế với Ngân hàng, tổ chức tín dụng (nếu có) |
Đồng/USD |
|
|
|
1 Thông tư số 31/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện và Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 11 tháng 01 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực;”
Thông tư số 02/2023/TT-BCT bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực;”
2 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện và Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 12 năm 2022.
3 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện và Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 12 năm 2022.
4 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện và Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 12 năm 2022.
5 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện và Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 12 năm 2022.
6 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện và Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 12 năm 2022.
7 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 02/2023/TT-BCT bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 01 năm 2023.
8 Cụm từ “trước ngày khởi công xây dựng công trình” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 02/2023/TT-BCT bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 01 năm 2023.
9 Đoạn “Đối với khí thiên nhiên khai thác trong nước qua hệ thống đường ống thu gom, vận chuyển, phân phối có tính độc quyền tự nhiên thì cước phí thu gom, vận chuyển, phân phối khí phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 02/2023/TT-BCT bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 01 năm 2023.
10 Đoạn “Trong trường hợp hạng mục tồn trữ, phân phối khí có tính độc quyền tự nhiên, cước phí tồn trữ, tái hóa và phân phối khí phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 02/2023/TT-BCT bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 01 năm 2023.
11 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 31/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện và Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 12 năm 2022.
12 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 02/2023/TT-BCT bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 01 năm 2023.
13 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 2 của Thông tư số 31/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện và Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 12 năm 2022.
14 Điều 3 Thông tư số 31/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện và Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 12 năm 2022 quy định như sau:
“Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 28 tháng 12 năm 2022.
2. Bãi bỏ Điều 4 Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện.
3. Bãi bỏ Điều 27 Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, vấn đề mới phát sinh, yêu cầu các đơn vị có liên quan phản ánh về Cục Điều tiết điện lực để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ Công Thương giải quyết./. ”
Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 02/2023/TT-BCT bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 01 năm 2023 quy định như sau:
“Điều 2. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 19 tháng 01 năm 2023.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.”
15 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư số 31/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện và Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 12 năm 2022.
MINISTRY OF
INDUSTRY AND TRADE OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 05/VBHN-BCT |
Hanoi, February 01, 2023 |
CIRCULAR
METHODS OF DETERMINING ELECTRICITY GENERATION PRICES AND POWER PURCHASE AGREEMENT PRICES
Circular No. 57/2020/TT-BCT dated December 31, 2020 of the Minister of Industry and Trade on methods of determining electricity sale prices and procedures for inspecting power purchase agreements, which comes into force from February 22, 2021, is amended by:
1. Circular No. 31/2022/TT-BCT dated November 08, 2022 of the Minister of Industry and Trade on amendments to Circular No. 57/2014/TT-BCT dated December 19, 2014 of the Minister of Industry and Trade on methods and procedures for developing, promulgating electricity generation price range and Circular No. 57/2020/TT-BCT dated December 31, 2020 of the Minister of Industry and Trade on methods for determining electricity generation price and power purchase agreement price, which comes into force from December 28, 2022.
2. Circular No. 02/2023/TT-BCT dated January 19, 2023 of the Minister of Industry and Trade on annulment of certain regulations in Circular No. 57/2020/TT-BCT dated December 31, 2020 of the Minister of Industry and Trade on methods for determining electricity generation price and power purchase agreement price, which comes into force from January 19, 2023.
Pursuant to Law on Electricity dated December 3, 2004 and Law on amendments to Law on Electricity dated November 20, 2012;
Pursuant to Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 of the Government of Vietnam on function, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam;
Pursuant to Decree No. 137/2013/ND-CP dated October 21, 2013 of the Government of Vietnam elaborating implementation of certain Articles of the Law on Electricity and the Law on amendments to certain Articles of the Law on Electricity;
...
...
...
Minister of Industry and Trade hereby promulgates a Circular on methods of determining electricity sale prices and procedures for inspecting power purchase agreements. 1
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular provides for:
a) Methods of determining electricity sale prices and power purchase agreement price for various forms of power plants specified under Clause 2 of this Article.
b) Procedures for conducting self-inspection of power purchase agreements.
2. This Circular applies to:
a) Power plants connecting to national electrical grids with more than 30MW of gross installed capacity and power plants with 30MW of installed capacity or lower participating in electricity market on a voluntary basis;
...
...
...
c) This Circular does not apply to small hydroelectric power plants adopting schedules of avoidable costs, multi-objective strategic hydroelectric power plants independent power plants invested in form of BOT, power plants providing solely auxiliary services, biomass power plants, wind power stations, solar power plants, waste-to-energy plants and municipal solid waste-to-energy plants;
Other power plants not specified by Prime Minister and Ministry of Industry and Trade shall conform to Article 9 of this Circular.
Article 2. Term interpretation
For the purposes of this Circular, the terms below are construed as follows:
1. “Seller” refers to a generating entity owning power plants.
2. “Buyer” refers to Vietnam Electricity (EVN) (or representatives thereof by authorization), Northern Power Corporation, Central Power Corporation, Southern Power Corporation, Hanoi Power Corporation, Ho Chi Minh Power Corporation, primary energy consumers and other electricity traders according to regulations of power market.
3. “project developer” refers to an organization or individual directly managing, utilizing capital to invest in power plant construction projects, power line and electrical substation construction investment projects.
4. “connection costs” refer to costs for construction of power lines and electrical substations from power plants to connection points.
5. “specific connection costs” refer to costs implemented by project developers or allocated for:
...
...
...
b) Constructing power lines and electrical substations from power plants to connection points according to agreements between project developers and the Buyer.
6. “connection point” refers to a point at which electrical equipment, electrical grids and power plants are connected to national electrical grid. Depending on electrical grid structure and connecting lines, connection points are determined to be:
- The final points of ceramic insulators holding transmission lines connecting to disconnector switches of power stations or power plants in case of overhead power lines.
- The ceramic insulators of disconnector switches of power stations or power plants in case of underground cable.
In case of connection points other than those specified above, substitute connection points shall be agreed upon by the Seller and power distributors or transmitters.
7. “delivered and received electricity” refers to electricity provided to the Buyer by the Seller to serve payment for electricity sale between the Buyer and the Seller.
8. “generating entity” refers to an organization or individual owning at least a power plant as per Vietnam laws.
9. “electrical system and national electricity market operator” (hereinafter referred to as “operator”) refers to National Load Dispatch Center or other load dispatch centers depending on level of development of electricity market.
10. “parties” refer to the Buyer and the Seller under power purchase agreements.
...
...
...
12. “power purchase agreement (PPA)” refers to a contract serving power purchase of each power plant and is specified under Annex 3 of this Circular.
13. “gas sale and purchase agreement (GSPA)” refers to a gas purchase agreement between gas seller and mine owner to purchase natural gas extracted domestically and provide to gas buyer (downstream consumers).
14. “gas sale agreement (GSA)” refers to gas sale agreement between gas seller and downstream consumers.
15. “fuel (coal, natural gas, LGN) sale contract” refers to an agreement between a generating entity and a fuel trading entity to provide fuel for power plants, is signed according to applicable law and guarantees legitimate fuel origin, competitive price and transparency.
16. “fuel (coal, natural gas, LGN) transportation agreement” refers to an agreement between a generating entity or a fuel trading entity and a fuel transport service provider to transport fuel to power plants, is signed according to applicable law and guarantees competitive price and transparency.
17. “base year” refers to a year in which total investment or total revised project investment for calculating electricity generation price is approved.
18. “other power plants” refer to power plants not specified under Points a and c Clause 2 Article 1 hereof.
19. “new power plants” refer to power plants that have not signed first time PPA.
20. “construction commencement date” refers to the date on which the Seller is eligible for commencing construction according to Construction Law.
...
...
...
22. “total investment” refers to total construction investment of a project identified according to applicable laws and satisfactory to fundamental design and other details under construction investment feasibility reports. Total investment includes: compensation, assistance and relocation costs (if any); construction cost; equipment cost; project management cost; construction investment and consultancy cost; other costs; backup costs for additional workload and inflation.
23. “total revised investment” refers to total investment valid at the time of negotiating electricity price, in which total investment is revised to calculate electricity price when revising construction investment projects in following cases:
+ Natural disasters, environmental emergencies, conflicts, fire and other force majeure;
+ Appearance of factors that introduce higher effectiveness for the projects once project developers have proven the financial and socio-economic efficiency brought upon by revising the projects;
+ Direct impact on the projects due to changes to construction planning;
+ Construction price indices publicized by Ministry of Construction, People’s Committees of provinces during project execution period exceeding construction price indices employed to calculate for inflation scenario under approved total project investment;
+ Project revision as a result of investment guideline revision.
24. “investment for settlement” refers to all legitimate costs required in investment process to bring projects into use. Legitimate costs are all costs within the scope of approved projects, designs, estimates; construction contracts signed as per the law, including approved amendments thereto. Investment for settlement must be within total approved (or revised) investment as per the law.
25. “Circular No. 56/2014/TT-BCT” refers to Circular No. 56/2014/TT-BCT dated December 19, 2014 of Minister of Industry and Trade on methods of determining electricity generation price; procedures for inspecting power purchase agreements.
...
...
...
METHODS OF DETERMINING ELECTRICITY GENERATION PRICE
Section 1. METHODS OF DETERMINING ELECTRICITY GENERATION PRICE FOR NEW POWER PLANTS
Article 3. Principles of determining electricity generation price
1. Electricity generation price of power plants shall be developed on the basis of:
a) Legitimate costs of project developers throughout economic life of projects;
b) Internal rate of return (IRR), which does not exceed 12%.
2. Electricity generation price of power plants consists of:
a) PPA price: Agreed upon by both parties and developed according to Article 4 of this Circular;
b) Specific connection price: Agreed upon by both parties and determined according to Article 8 of this Circular.
...
...
...
4.2 Power purchase agreement price for comparing with electricity generation price range in the base year
a) Power purchase agreement (PPA) price must be within price range for electricity generation in the base year of power plants issued by Minister of Industry and Trade, in which, PPA price of thermal power plants for comparing with price range for electricity generation in the base year shall be calculated on the basis of cost components corresponding to cost components serving calculation of price range for electricity generation.
In case the base year of a thermal power plant lacks electricity generation price range, PPA price of the thermal power plant shall be calculated on the basis of corresponding cost components in order to compare with electricity generation price range of the latest year applied to the power plant;
b) In case projects have commenced without entering into PPA before the effective date hereof:
PPA price must vary within electricity price range in the PPA negotiation year, in which PPA price of thermal power plants for the purpose of comparing with electricity generation price range shall be calculated on the basis of cost components corresponding to cost components serving calculation of electricity generation price range.
Article 4. Methods of determining PPA price in the base year of power plants
PPA price, or PC, (VND/kWh) shall be determined using following formula:
PC = PCD + PBD
1. PCD (VND/kWh) refers to fixed price in the base year and is determined using following formula:
...
...
...
Where:
FC: Fixed cost determined under Article 5 of this Circular (VND/kWh);
FOMCb: Operational and maintenance costs in the base year determined under Article 6 of this Circular (VND/kWh);
2. PBĐ (VND/kWh) refers to variable prices in the base year.
a) For thermal power plants, PBD shall be determined using following formula:
Where:
: Variable price revised according to variation of cost of primary fuel (coal, natural gas, LNG) of power plants in the base year, determined using method under Clause 1 Article 7 of this Circular (VND/kWh);
: Variable price revised according to variation of cost of secondary fuel (oil) of power plants in the base year, determined using method under Clause 2 Article 7 of this Circular (VND/kWh);
...
...
...
: Transportation cost for primary fuel for generating electricity in the base year, determined using method under Clause 4 Article 7 of this Circular (VND/kWh).
b) For thermal power plants, regular maintenance cost in the base year is calculated in operational and maintenance cost according to major repair cost and other costs of the base year, thus, PBD equals 0.
3. Costs for experimenting, testing operation and inspecting for acceptance of power plants:
a) For costs for experimenting, testing operation and inspecting for acceptance deriving before commercial operation date (COD): payment for such costs before the COD shall be agreed upon by both parties on the basis of total approved project investment;
b) For costs for test operation deriving during operation of power plants: Agreed upon by both parties.
Article 5. Methods of determining average fixed cost of power plants
1. Average fixed cost (FC) of power plants is determined on the basis of financial analysis of projects in Schedules 1 and 2 under Annex 2 attached to this Circular. Input indices to determined FC of power plants are determined according to Clause 2 of this Article.
2. Input indices used for calculating FC of power plants
a) Total investment:
...
...
...
- Power plants;
- Infrastructure, wharfs for power plants, LNG import ports (for power plants utilizing LNG), other relevant costs and costs allocated to projects (if any);
Specific connection costs shall conform to Article 8 of this Circular.
b) Economic life: Conform to Annex 1 of this Circular, unless otherwise prescribed by competent authority;
c) Electricity generated on average over multiple years at generator terminals:
- For thermal power plants: Determine according to capacity of generator terminals according to approved design and average number of hour in which power plants are operating at maximum capacity (Tmax) over several years. Tmax of power plants is determined according to approved design but must not be lower than Tmax specified under Annex 1 hereof, unless otherwise approved by competent authority in writing. Average capacity degradation rate for economic life of power plants shall be agreed upon by both parties on the basis of technical documents of equipment manufacturers (kWh);
- For hydroelectric power plants: Determine according to approved fundamental design or written approval of competent agencies (kWh).
d) Percentage of used electricity and depreciation of step-up transformers of power plants, depreciation of power lines from step-up transformers of power plants to points of connection (if any): Is a value smaller than value determined according to approved fundamental design of power plants or according to technical documents of equipment manufacturers (%);
dd) Period in which depreciation of each primary fixed asset category is accounted for: Determined on the basis of period in which depreciation of each primary fixed asset category is accounted for based on the period regulated by Ministry of Finance from time to time or based on written permission of competent regulatory authority (if any) (year);
...
...
...
Determined according to decision on approving investment projects and capital mobilization situation at the time of negotiating, conforming to regulations and law issued by competent authority. Minimum owner’s equity shall be 15% of total investment of projects;
g) Interest rate and repayment period during operation period: Based on loan agreements, documents between project developers and credit institutions, lending banks;
h) Corporate income tax rate, other taxes, fees: Determined according to relevant law provisions.
Article 6. Methods of determining operational and maintenance costs of power plants
Operational and maintenance cost in the base year FOMCb (VND/kWh) is determined using following formula:
Where:
: Operational and maintenance cost according to major repair cost and other costs of the base year, determined according to Clause 1 of this Article (VND/kWh);
: Operational and maintenance cost according to personnel cost in the base year, determined according to Clause 2 of this Article (VND/kWh).
...
...
...
(VND/kWh)
Where:
TCscl: : Total major repair cost and other costs in the base year including major repair cost, secondary material costs, externally purchased material cost, other monetary cost (VND).
In case of failure to determine total major repair cost and other costs after using formula under this Clause, TCscl in the base year is calculated using following formula:
TCscl = VĐTXD+TB x kscl
Where:
VĐTXD+TB : Total construction costs and equipment costs determined on the basis of total investment specified under Point a Clause 2 Article 5 of this Circular (VND);
kscl: Percentage of major repair cost and other costs (%) of power plants agreed upon by both parties and not exceeding value under Annex 1 hereof;
AGN : Average power generated over multiple years at delivery points between the Buyer and the Seller (kWH) and calculated as follows:
...
...
...
Where:
Pt: Generator terminal capacity under approved design (kW);
Tmax : Average hours in which power plants operate at maximum capacity, determined according to Point c Clause 2 Article 5 hereof (hour);
ttd: Percentage of electricity used and depreciation of step-up transformers of power plants, power line depreciation from step-up transformers to connection points with national electrical grids, determined according to Point d Clause 2 Article 5 hereof (%);
kCS: Average percentage of capacity degradation for economic life of power plants determined according to Point c Clause 2 Article 5 hereof (%).
- For hydroelectricity power plants:
Where:
...
...
...
ttd: Percentage of electricity used and depreciation of step-up transformers of power plants, power line depreciation from step-up transformers to connection points with national electrical grids, determined according to Point d Clause 2 Article 5 hereof (%).
2. Operational and maintenance cost based on personnel cost in the base year (VND/kWh) is determined using following formula:
(VND/kWh)
Where:
TCnc: Total personnel cost in the base year include cost for salary, social insurance, health insurance, union fee and other allowances (VND);
Total personnel cost TCnc of the base year is determined on the basis of total personnel cost of power plants and calculation to covert to the base year as follows:
- In case salary for calculating personnel cost of power plants equals region-based minimum wage of the year in which electricity price is calculated: Conversion rate conforms to region-based minimum wage;
- In case of inability to determine total personnel cost as specified above: Adopt following formula to calculate the total personnel cost TCnc of the base year:
TCnc= VĐTXD+TB x knc
...
...
...
VĐTXD+TB : Total construction costs and equipment costs determined on the basis of total investment specified under Point a Clause 2 Article 5 of this Circular (VND);
knc: Percentage of personnel cost (%) of power plants agreed upon by both parties without exceeding value under Annex 1 hereof;
AGN : Average power generated over multiple years at delivery points between the Buyer and the seller and calculated according to Clause 1 of this Article (kWh);
Article 7. Methods of determining variable price of thermal power plants
Variable price, PBD, of thermal power plants in the base year (VND/kWh) is determined using following formula:
Where:
: Variable price revised depending on variation of primary fuel price of power plants in the base year, determined using method under Clause 1 of this Article (VND/kWh);
: Variable price adjusted depending on variation of secondary fuel price (oil) of power plants in the base year, determined using method under Clause 2 of this Article (VND/kWh);
...
...
...
: Transportation cost for primary fuel for generating electricity in the base year, determined using method under Clause 4 of this Article (VND/kWh).
1. Variable price adjusted depending on variation of primary fuel price of power plants in the base year , is determined using the following formula:
(VND/kWh)
Where:
: Average net heat loss rate of primary fuel agreed upon by both parties and not greater than fundamental design/technical design corresponding to total investment for calculation of electricity price or specifications of equipment manufacturers, determined corresponding to load level under Annex 1 hereof;
: Primary fuel price in the base year is determined as follows: Primary fuel price in the base year is calculated by weighted average of PPA or written agreements (VAT not included), unit of measurement: VND/kcal or VND/kJ or VND/BTU.
2. Variable price adjusted depending on variation of secondary fuel price of power plants in the base year , is determined using the following formula:
(VND/kWh)
Where:
...
...
...
: Price of secondary fuel (oil) in the base year includes costs for transporting to power plants and other fees as per the law (VAT not included) (VND/kg).
3.3 Variable price adjusted depending on other variations of power plants in the base year is determined using the following formula:
(VND/kWh)
Where:
: Total annual auxiliary material cost of power plants determined based on quantity and unit price of auxiliary materials used for electricity generation in the base year (VND); If data required for the calculation of total annual auxiliary material costs in the base year is insufficient, the costs components can be calculated using data from a year with sufficient data and converted to the base year at a rate of 2,5%/year;
Ckd: Total initiation costs include fuel costs, other costs serving initiation (VND); number of initiation sessions agreed upon by both parties on the basis of electrical grid demand and operational characteristics of power plants; If data required for the calculation of total initiation costs in the base year is insufficient, these costs can be calculated using data from a year with sufficient data and converted to the base year at a rate of 2,5%/year;
Ck: Annual regular repair and maintenance costs including regular repair and maintenance costs calculated on the basis of total construction and equipment investment of power plants, percentage of regular repair and maintenance costs agreed upon by both parties without exceeding value under Annex 1 hereof and costs for dredging port entry agreed upon by both parties (if any) (VND). If data required for the calculation of navigation channel dredging costs in the base year is insufficient, these costs can be calculated using data from a year with sufficient data and converted to the base year at a rate of 2,5%/year;
AGN : Average electricity generated over multiple years at delivery points between the Buyer and the Seller and calculated according to Clause 1 Article 6 hereof (kWh).
4. Transportation cost for primary fuel of power plants in the base year is determined using following formula:
...
...
...
Where:
: Average net heat loss rate determined according to Clause 1 Article 7 hereof.
: Transportation price for primary fuel for generating electricity in the base year (VAT not included), unit of measurement: VND/kcal or VND/kJ or VND/BTU and determined as follows:
- For coal-fired thermal power plants: weighted average according to coal transportation agreements or written agreements;
- For gas-fired thermal power plants: weighted average according to fees for collecting, transporting and distributing gas approved by competent authority as per the law or according to written agreements.
- For LNG-fired thermal power plants: weighted average according to LNG transportation agreements, LNG storage, regasification and distribution contracts (if any) or other written agreements.
For fuel sale contracts in which primary fuel price, , has inlcuded transportation price for primary fuel, fees for collection, transportation, distribution, storage and regasification, respective shall equal 0.
Article 8. Methods of determining specific connection prices of power plants
1. Specific connection prices (PDT) serve to salvage specific connection costs implemented by project developers of power plants or is allocated and agreed upon with the Buyer on the basis of specific connection costs, investment capital components, loan interest during operation period according to loan agreements, costs for managing, operating and maintaining and other factors according to agreement between both parties to ensure that project developers recover costs for constructing, managing, operating and maintaining as per the law. Unit of measurement: VND/kWh or VND/kW or VND/month.
...
...
...
3. Specific connection costs shall be considered legitimate costs and included in electricity purchase costs in formulating average electricity retail pricing plans of EVN.
Article 9. Methods of determining electricity generation price for other power plants
For other power plants, based on principles under Section 1 of this Chapter, the Buyer and the Seller shall develop electricity generation pricing plans and PPA depending on practical situations of power plants, request Electricity Regulatory Authority of Vietnam and report to Ministry of Industry and Trade for consideration and decision.
Section 2. METHODS OF DETERMINING ELECTRICITY GENERATION PRICE OF POWER PLANTS ENTERING COMMERCIAL OPERATION
Article 10. Methods of determining electricity generation price for power plants with expired PPAs and power plants with unexpired economic life
For power plants with expired PPAs and unexpired economic life: Electricity generation price under current PPAs shall continue to apply to subsequent years until economic life expires.
Article 11. Methods of determining electricity generation price for power plants with expired economic life
1. Fixed price of power plants with expired economic life is determined in a manner that enables power plants to recover costs serving electricity production, according to period for calculation shall conform to frequency of major repair of primary equipment and according to agreement on reasonable interest. In case competent regulatory authority approves period for calculation in writing, comply with written approval of competent regulatory authority.
2. Variable price of power plants with expired economic life is determined according to Article 7 hereof.
...
...
...
Article 12. Methods of determining electricity generation price for power plants under renegotiation based on settled investment capital
For power plants where both parties have the rights to renegotiate electricity price based on settled investment capital according to Clause 2 Article 28 hereof: After determining settled investment capital, the Seller is responsible for sending documents related to settled investment capital to the Buyer. Both parties shall renegotiate electricity price based on following principles:
1. Methods of determining PPA value according to Article 4 hereof.
2. Indicators for calculating PPA price shall conform to Article 4 hereof and input indicators are updated at the same time settled investment capital is determined.
3. PPA price for comparing with price range for electricity generation must be within the price range of the year in which settled investment capital is approved.
4. Electricity generation price shall be applied from the commercial operation date of power plants, fixed price of each year according to Article 13 hereof; do not revise annual fixed price of years preceding the date on which parties sign contracts for revising PPA based on electricity price identified on the basis of settled investment capital.
5.4 The base year of power plants negotiating electricity price under finalized investment capital shall be the year in which the investment capital is finalized.
Section 3. METHODS OF DETERMINING POWER PURCHASE AGREEMENT VALUE BY EACH YEAR OF PPAs
Article 13. Principles of determining annual fixed price of power purchase agreements
...
...
...
In case both parties agree on converting average fixed price to fixed price of each year, these fixed prices must be determined in a manner satisfactory to Clause 2 of this Article.
2.5 On the basis of practical loan capacity and financial capacity of projects, both parties shall negotiate about average fixed price of power plants and convert to annual fixed cost (FCj: fixed cost of year j) as long as average fixed cost does not change compared to mutually agreed value and following principles are complied:
a) Financial discount rate when calculating annual fixed price agreed by both parties using the IRR of power plants;
b) Projects developers shall return loans for investment and construction of power plants according to deadline for repaying loan capital.
Article 14. Principles of adjusting electricity generation price of each year under power purchase agreements
1. Operational and maintenance costs of power plants shall be adjusted according to following principles:
a) Operational and maintenance costs according to major repair costs and other costs shall be adjusted based on inflation rate of average costs under Annex 1 hereof. Both parties shall conduct research, propose solutions for adjusting operational and maintenance costs according to major repair costs and other costs for items in foreign currency;
b) Operational and maintenance costs according to personnel costs shall be adjusted based on variation of minimum region-based wages at the time of payment or based on CPI publicized by General Statistics Office of Vietnam without exceeding 2.5%/year.
2. On an annual basis, based on total loan in foreign currency, plans for repaying loan in foreign currency, figures on principle debt paid in practice, conversion rate agreed upon by both parties in electricity pricing plan and conversion rate of the previous year, both parties shall calculate difference in rates, propose payment solutions, send to Electricity Regulatory Authority of Vietnam and request Ministry of Industry and Trade to consider approving payment solutions.
...
...
...
Where:
m: Number of foreign currency in electricity pricing plan on which both parties agree (number);
n: Number of times principle debt in foreign currency i paid in calculating year (time);
Di,j: Number of principle debt in foreign currency paid for the jth time foreign currency i in practice in calculating year. Principle debt in foreign currency i paid in practice in calculating year must not be greater than principle debt in foreign currency i in respective year in the electricity pricing plan agreed upon by both parties;
Conversion rate in the jth payment of foreign currency i in the year (.../VND);
Base conversion rate of foreign currency i agreed upon by both parties under the electricity pricing plan (.../VND).
Article 15. Methods of determining PPA price of power plants at the time of payment
PPA price of a power plant at the time of paying electricity bill in month t, year j: PC,j,t (VND/kWh) is determined using following formula:
...
...
...
Where:
FCj: Fixed cost in year j determined according to Clause 1 of this Article (VND/kWh);
FOMCj,t: Operational and maintenance cost in month t, year j determined according to Clause 2 of this Article (VND/kWh);
: Variable price in month t, year j determined according to Clause 3 of this Article (VND/kWh).
1. Fixed cost in year j FCj determined according to Article 13 hereof.
2. Operational and maintenance cost in month t, year j is determined using following formula:
Where:
: Operational and maintenance cost according to the major repair cost and other costs in year j (VND/kWh);
...
...
...
a) Operational and maintenance cost according to the major repair cost and other costs , is determined using the following formula:
Where:
: Operational and maintenance cost according to the major repair cost and other costs in the base year determined according to Clause 1 Article 6 hereof;
i: Inflation rate of the operational and maintenance cost according to the major repair cost and other costs specified under Annex1 hereof;
Order of payment year from the base year (for base year, =1)
b) Operational and maintenance cost according to the personnel cost in month t, year j , is determined as follows:
- In case the wage calculated in the electricity pricing plan equal the minimum region-based wage, apply the following formula:
...
...
...
: Operational and maintenance cost according to the personnel cost in the base year determined according to Clause 2 Article 6 hereof;
: Minimum region-based wage at the time of payment in month t, year j (VND/month);
: Minimum region-based wage in the base year (VND/month).
- In case the total personnel cost TCnc is calculated based on construction and equipment investment, apply following formula (VND/kWh):
Where:
: Operational and maintenance cost according to the personnel cost in the base year, determined according to Clause 2 Article 6 hereof;
: Inflation rate of the operational and maintenance cost according to the personnel cost, determined based on consumer price index (CPI) in year (j-1) compared to year (j-2) publicized by General Statistics Office of Vietnam in December of year (j-1) without exceeding 2.5%/year;
Order of payment year starting from the base year (for the base year: = 1, = 0).
...
...
...
Where:
: Variable price adjusted according to variation of the primary fuel price of the thermal power plant in month t, year j, determined according to Point a of this Clause (VND/kWh);
: Variable price adjusted according to variation of the secondary fuel (oil) price of the thermal power plant in month t, year j, determined according to Point b of this Clause (VND/kWh);
: Variable price adjusted according to variation of other variations of the power plant in the base year, determined according to Point c of this Clause (VND/kWh).
: Transportation cost for primary fuel of the power plant in month t, year j, determined according to Point d of this Clause (VND/kWh).
a) Variable price adjusted according to variation of the primary fuel price of the power plant in month t, year j , is determined using the following formula:
Where:
...
...
...
kHR: Coefficient for average net heat loss rate for actual operating conditions depending on temperature of coolant and ambient temperature agreed upon by both parties;
kHS: Percentage of capacity reduction in year j (%);
Year of commercial operation of the power plant;
: Primary fuel price for electricity generation at the time of payment in month t, year j, determined by weighted average based on quantity of invoices under fuel sale contracts at the time of calculation.
b) Variable price adjusted according to variation of the secondary fuel (oil) price of the power plant in month t, year j , is determined using the following formula:
Where:
: Variable price adjusted according to variation of secondary fuel (oil) prices of power plants in the base year, determined under Clause 2 Article 7 hereof;
kHS: Percentage of capacity reduction in year j (%);
...
...
...
: Secondary fuel (oil) price for electricity generation including the fee for transporting to the power plant at the time of payment in month t, year j;
: Secondary fuel (oil) price for electricity generation in the base year determined under Clause 2 Article 7 hereof.
c)6 Variable cost adjusted according to other variations of the power plant in the year j , is determined using the following formula:
Where:
: Variable cost adjusted according to other variations of the power plant in the base year determined under Clause 3 Article 7 hereof;
i: Inflation rate of the variable price adjusted according to other variations based on the rate under Appendix I hereof;
kHS: Percentage of capacity reduction in year j (%);
Year of commercial operation of the power plant (starting from commercial commencement date of the power plant). The first commercial operation year of the power plant starts from commercial commencement date of the first genset to the end of the first commercial operation year, );
...
...
...
d) Fee for transporting primary fuel of the power plant in month t, year j (VND/kWh), is determined using following formula:
Where:
: Average net heat loss rate determined according to Clause 1 Article 7 hereof.
kHR: Coefficient for average net heat loss rate for actual operating conditions depending on temperature of coolant and ambient temperature agreed upon by both parties;
kHS: Percentage of capacity reduction in year j (%);
Year of commercial operation of the power plant;
: Fee for transporting primary fuel at the time of payment in month t, year j, determined by weighted average based on quantity of invoices according to fuel transport agreements, LNG storage, regasification and distribution contracts (if any) (VATnot included), to be specific:
- For coal-fired thermal power plants: weighted average according to coal transportation agreements;
...
...
...
- For LNG-fired thermal power plants: weighted average according to LNG transportation agreements, LNG storage, regasification and distribution contracts (if any).
For fuel sale contracts already including primary fuel transportation prices, primary fuel transportation prices shall equal 0.
4. Total cost for initiation in month t of the thermal power plant (VND), is determined using following formula:
Where:
u: Genset order of the power plant;
U: Number of gensets of the power plant;
f: Type of fuel (for primary fuel f = 1; secondary fuel f = 2);
s: Initiation status of genset;
...
...
...
pu,f,s: Number of ignitions of genset u, use fuel f, in initiation status s in the month;
Mu,f,s: Consumption mass of coal fuel (kg) for coal-fired power or dissipated heat of gas (BTU) for gas turbines for a single instance of initiation of genset u, using fuel f in initiation status s;
Du,f,s: Fuel unit price for a single instance of initiating genset u, using fuel f, in initiation status s, determined in VND/kg for coal and VND/BTU for gas;
: Total of other costs for a single instance of initiation, calculated in VND.
Payment for the initiation cost of the thermal power plant shall comply with regulations on electricity market promulgated by Ministry of Industry and Trade.
Chapter III
PROCEDURES FOR NEGOTIATING AND INSPECTING OF POWER PURCHASE AGREEMENTS
Article 16. Adoption of model power purchase agreements
1. For new power plants and power plants negotiating according to Article 10 hereof, on the basis of model power purchase agreements under Annex 3 hereof, the Buyers and the Sellers shall negotiate and add clauses depending on practical situations of power plants (if necessary).
...
...
...
Article 17. Procedures for negotiating power purchase agreements
1. 7 (annulled)
2. The Sellers are responsible for preparing applications for power purchase agreement negotiation and send them to the Buyers for negotiation and adoption of procedures for signing power purchase agreements.
3. Within 15 working days from the date on which adequate written applications from project developers are received, the Buyers are responsible for organizing power purchase agreement negotiation with the Sellers. At the end of negotiation process, both parties shall initial the draft power purchase agreements.
4. After draft power purchase agreements have been initialed, the Buyers and the Sellers shall agree and be responsible for reporting to Electricity Regulatory Authority of Vietnam.
Article 18. Applications for power purchase agreement negotiation
1. Applications for power purchase agreement negotiation applied to new power plants include but are not limited to:
a) Official Dispatches requesting power purchase agreement negotiation;
b) Draft power purchase agreements using form under Annex 3 hereof and proposed revisions depending on practical conditions of power plants (if any);
...
...
...
d) Decisions on investing in construction, attached explanations and reports on appraisal of power plant investment projects of independent consultants, enclosures;
dd) Decisions on approving total investment for the first time or revised total investment of projects valid at the time of negotiating electricity price and primary contents in fundamental designs of investment projects relating to power purchase agreement negotiation, appraisal reports on fundamental designs;
e) Agreements on connecting power plants to national grids together with connection solutions; agreements on SCADA/EMS and regulating information systems; agreements on protective and automatic relay systems;
g) Loan agreements or documents between project developers and creditors, plans or facts of disbursement of loans;
h) Fuel supply contracts for power plants, specifying fuel prices for electricity generation, fuel transportation costs, LNG storage, regasification and distribution costs and additional costs, fuel delivery points and deadlines for fuel supply;
i) Documents on calculating capacity and electricity loss of transformers and power lines from step-up transformers to connection points with national electrical grids and documents on electricity used in power plants;
k) Documents on calculating net heat loss rates for thermal power plants;
l) Power sales pricing plans determined according to Section 1 and Section 3 Chapter II hereof;
m) Other relevant documents.
...
...
...
a) Official Dispatches requesting power purchase agreement negotiation;
b) Draft power purchase agreements using form under Annex 3 hereof;
c) Available documents on power purchase agreements;
d) Technical documentation of power plants, technical specifications of SCADA/EMS systems, protective and automatic relays, machine P-Q operational characteristics;
dd) Fuel supply contracts for power plants;
e) Power sales pricing plans of power plants determined according to Section 1, Section 2, and Section 3 Chapter II hereof;
g) Audited financial statements of power plants of the nearest year from the date of negotiating power purchase agreements.
Article 19. Procedures for inspecting power purchase agreements
1. After negotiating power purchase agreements, both parties shall agree and be responsible for submitting reports on inspection of power purchase agreements and documents under Article 18 hereof to Electricity Regulatory Authority of Vietnam.
...
...
...
3. Within 30 working days from the date on which adequate applications for inspection of power purchase agreements are received, Electricity Regulatory Authority of Vietnam is responsible for examining and providing feedback on power purchase agreements.
4. Within 30 working days from the date on which feedback on power purchase agreements are provided, both parties are responsible for officially signing the power purchase agreements. In case Electricity Regulatory Authority of Vietnam fails to provide feedback on power purchase agreements before the deadline under Clause 3 of this Article, both parties may officially sign the power purchase agreements based on clauses agreed upon. The Buyers are responsible for sending 1 copy of signed power purchase agreements to Electricity Regulatory Authority of Vietnam for storage and implementation monitoring.
5. In case electricity prices under Clause 4 Article 3 hereof according to recommendations of the Sellers exceed the electricity generation price range promulgated by Minister of Industry and Trade, both parties are responsible for reporting, explaining and proposing solutions to enable Electricity Regulatory Authority of Vietnam to consider and report to Minister of Industry and Trade.
Article 20. Revision of power purchase agreements in case of changes to regulations and policies promulgated by competent authority
1. In case changes to regulations and policies promulgated by competent authorities affect legal benefits of the Buyers or the Sellers in a negative manner, both parties hold the right to renegotiate electricity generation prices.
2. In case the Sellers are assigned to invest in upgrade and renovation of power lines and electrical substations according to planning, both parties hold the right to negotiate additional specific connection costs to enable project developers of power plants to recover construction, management, operation and management costs as per the law.
3. In case active power plants must be invested for renovation and upgrade to meet national technical regulations on environment, the Sellers and the Buyers must add these costs to electricity prices of power plants. Calculation of electricity prices shall conform to methods agreed upon by both parties under signed power purchase agreements, and be reported to Ministry of Industry and Trade and Electricity Regulatory Authority of Vietnam.
4. In case solutions developed by power plants for disposing, selling ashes and slags are approved by competent authorities to be satisfactory to refuse, emission and environmental protection standards, the Buyers and the Sellers shall add these costs to costs for disposing, selling ashes and slags which are specific costs for disposing, selling ashes and slags under power purchase agreements following these principles: (i) Investment scope, procedures for ash and slug disposal must be approved by competent authorities; (ii) Selection of entities for disposing ashes and slags of power plants must conform to regulations and law, ensure competitiveness and transparency; (iii) Both parties shall settle costs for disposing ashes and slags according to practical situations of the previous year. Revenues generated from sale of ashes and slags of power plants shall be utilized to reimburse costs for disposing ashes and slags and reduce electricity price of power plants.
Chapter IV
...
...
...
Article 21. Responsibilities of Ministry of Industry and Trade
1. Guiding natural gas consumption mechanisms in power purchase agreements conforming to regulations under gas sale and purchase agreements and gas sale agreements approved by competent authorities.
2. Deciding on paying for differences in rates of power plants.
Article 22. Responsibilities of Electricity Regulatory Authority of Vietnam
1. Examining and providing feedback on power purchase agreements and revisions of power purchase agreements of power plants.
2. Guiding and dealing with difficulties arising during negotiation on power purchase agreements between parties.
3. On an annual basis, consolidating feedback of entities regarding input figures for calculating power purchase agreement prices specified under Annex 1 hereof and proposing to Minister of Industry and Trade for consideration, decision and revision (if any).
4. Dealing with conflicts that arise during execution of power purchase agreements in case both parties agree to settle conflicts at Electricity Regulatory Authority of Vietnam.
5. Examining, consolidating and reporting to Ministry of Industry and Trade to consider paying for difference in rates among power plants after receiving reports of EVN.
...
...
...
1. Before January 31 each year, taking charge and cooperating with the Buyers and the Sellers in calculating difference in rates in execution of power purchase agreements of the previous year according to Clause 2 Article 14 hereof, and reporting to Electricity Regulatory Authority of Vietnam.
2. On an annual basis, considering and requesting Electricity Regulatory Authority of Vietnam to revise input figures for calculating power purchase agreement prices according to Annex 1 hereof and other contents in this Circular (if any).
Article 24. Responsibilities of the Buyers
1. Agreeing with the Sellers on redistributing specific connection costs to project developers of power plants connecting to power lines, electrical substations and revising specific connection costs (if any) to enable the Sellers to recover construction, management, operation and maintenance costs for power lines and electrical substations as per the law.
2. Negotiating power purchase agreements with the Sellers; being responsible and guaranteeing accuracy, legitimacy of provided figures and documents. Agreeing with the Sellers on submitting reports on inspection of power purchase agreements to Electricity Regulatory Authority of Vietnam as per the law
3. Before January 15 each year, taking charge and cooperating with the Sellers in calculating difference in rates in execution of power purchase agreements of the previous year according to Clause 2 Article 14 hereof, providing to EVN and reporting to Electricity Regulatory Authority of Vietnam.
Article 25. Responsibilities of the Sellers
1. Negotiating with the Buyers, reporting to Electricity Regulatory Authority of Vietnam regarding inspection and signing of power purchase agreements as per the law8; being responsible and ensuring accuracy, legitimacy of provided figures and documents.
2. Developing construction investment projects for power lines and electrical substations to load capacity of power plants when assigned to implement construction investment by competent authorities according to national electricity development plannings and provincial plannings (if any). Power lines and electrical substations must operate and load all capacity and electrical production of power plants in vicinity according to approved plans.
...
...
...
4. Agreeing with project developers of power plants on distributing and revising specific connection costs to enable project developers to recover construction, management, operation and maintenance costs for power lines and electrical substations as per the law.
5. Being responsible for managing, operating and maintaining power lines and electrical substations within their investment and construction capacity as per the law.
6. Providing adequate information, being responsible, ensuring accuracy and legitimacy of figures and documents provided to relevant entities and agencies during power purchase agreement negotiation and inspection process.
7. The Sellers is responsible for selecting fuel suppliers and/or transporters according to bidding laws, other regulations and law and legally responsible for ensuring equality, competitiveness and transparency except for following cases:
(i) The Sellers have signed mid-term or long-term fuel supply contracts with fuel suppliers;
(ii) Natural gas supply contracts and fees for collecting, transporting and distributing natural gas conform to regulations of competent authorities.
In case of inability to select fuel transporters via bidding due to special reasons (other than exceptions 7.i and 7.ii above), the Sellers are responsible for negotiating with fuel suppliers or fuel transporters (depending on cases under Article 26 of this Circular) according to unit prices promulgated by competent authorities; if unit prices have not been promulgated by competent authorities, the Sellers are responsible for negotiating with fuel suppliers or transporters (depending on cases under Article 26 of this Circular) according to unit prices calculated on the basis of internal unit prices of selected fuel transporters, ensuring effectiveness, competitiveness and not exceeding unit prices of other transport service providers within the same means of transport (if any), and prices of fuel transported to warehouses of the Sellers not exceeding price of the same fuel at warehouses of the Sellers provided by other providers (if any).
Prior to signing fuel transport contracts without bidding, the Sellers must provide the Buyers with documents agreed upon under power purchase agreements. Within 20 days from the date on which the Sellers provide adequate documents and the Buyers have not provided feedback on selection of fuel transporters, the Sellers and/or fuel transporters (depending on delivery conditions) may sign fuel transport contracts based on terms agreed upon.
The Sellers are responsible for signing fuel purchase, sale and transport agreements according to applicable laws while ensuring competitive price and transparency.
...
...
...
9. Before January 15 of each year, the Sellers shall submit reports on execution of power purchase agreements of the previous year with the Buyers, difficulties that arise during execution of power purchase agreements and proposed solutions (if any) to Electricity Regulatory Authority of Vietnam.
10. Before January 15 each year, cooperating with the Buyers in calculating difference in rates in execution of power purchase agreements of the previous year according to Clause 2 Article 14 hereof, sending to EVN and reporting to Electricity Regulatory Authority of Vietnam.
Article 26. Responsibilities of fuel suppliers and transporters
1. For gas fuel
(i) Domestic natural gas suppliers and transporters sign GSPA, GSA, gas transport agreements (GTA) as per relevant laws, in which:
- Price of domestically extracted natural gas is price of gas extracted from gas mines.
- 9
(ii) Fuel suppliers and transporters for fuel imported by pipes and for LNG shall provide gas according to relevant law provisions, in which:
- 10
...
...
...
- In case of delivery at gas distribution stations or LNG warehouses in Vietnam, gas price includes costs for purchasing import gas, LNG and legitimate costs related to import activities (if any) namely import tariffs, financial expenses, insurance, norm interest and other costs related to import activities of fuel suppliers.
2. For coal fuel
(i) In case of delivery at warehouses and ports of the Sellers, selected coal suppliers are responsible for:
- Organize selecting coal transporters as per bidding laws and relevant law provisions on the basis of equality, competitiveness, transparency and legal responsibility.
- In case coal suppliers are unable to select coal transporters via bidding due to special causes, coal suppliers are responsible for selecting coal transporters following similar principles applied to the Sellers under Clause 7 Article 25 hereof.
- Signing coal transport agreements with selected coal suppliers as per the law. Prior to signing coal transport contracts not via bidding, selected coal suppliers are responsible for providing relevant documents to the Sellers.
(ii) In case of delivery at warehouses and ports of coal suppliers:
- The Sellers shall organize selection of coal transporters according to Clause 7 Article 25 hereof.
- Coal transporters selected by the Sellers shall sign coal transport agreements as per the law with the Sellers. Prior to signing coal transport contracts not via bidding, selected coal suppliers are responsible for providing relevant documents to the Sellers.
...
...
...
Article 28. Transitional clauses
1. For power purchase agreements signed before the effective date hereof, both parties shall execute signed power purchase agreements until said agreements expire.
2. For electricity projects entering into power purchase agreements using methods under Circular No. 56/2014/TT-BCT, Circular No. 51/2015/TT-BCT dated December 29, 2015 and electricity projects executed before September 19, 2017, when settled investment capital is approved, both parties hold the rights to request recalculation of electricity prices according to Article 12 hereof.
3. For power plants entering into power purchase agreements, if necessary, both parties shall negotiate and add kHR according to Article 15 hereof.
4. For power plants entering into power purchase agreements, in case agreements on upstream consumption of gas are approved by competent authorities, Ministry of Industry and Trade shall provide guidelines on gas consumption mechanisms for power plants and permit both parties to revise power purchase agreements.
5. 12 (annulled)
6. 13 In case power plants have entered into PPAs, if necessary, the parties shall negotiate in order to revise formula of variable costs adjusted according to other variations of power plants specified under Point c Clause 3 Article 15 hereof.
Article 29. Effect 14
1. This Circular comes into force from February 22, 2021 and replaces following Circulars:
...
...
...
b) Circular No. 51/2015/TT-BCT dated December 29, 2015 of Minister of Industry and Trade on amendments to Circular No. 30/2014/TT-BCT dated October 2, 2014 of Minister of Industry and Trade on operation of competitive electricity generation market and Circular No. 56/2014/TT-BCT;
2. Annuls Article 1 of Circular No. 13/2017/TT-BCT dated August 3, 2017 of Minister of Industry and Trade on amendments of Circular No. 56/2014/TT-BCT; Circular No. 30/2014/TT-BCT on operation of competitive electricity generation market and Circular No. 57/2014/TT-BCT on methods and procedures for developing and issuing price range for electricity generation;
3. Annuls Article 134 and Annex 5 of Circular No. 45/2018/TT-BCT dated November 15, 2018 of Minister of Industry and Trade on operation of competitive electricity generation market and amendments to Circular No. 56/2014/TT-BCT;
4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry for consideration./.
CERTIFIED BY
PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Dang Hoang An
...
...
...
“Decree No. 96/2022/ND-CP dated November 29, 2022 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
Law on Electricity date December 3, 2004; the Law on amendments to the Law on Electricity dated November 20, 2012; and the Law on amendments to the Law on Electricity dated January 11, 2022;
Decree No. 137/2013/ND-CP dated October 21, 2013 of the Government of Vietnam elaborating implementation of certain Articles of the Law on Electricity and the Law on amendments to certain Articles of the Law on Electricity;
At request of the Director of Electricity Regulatory Authority of Vietnam;”
Circular No.02/2023/TT-BCT on annulment to certain regulations in Circular No. 57/2020/TT-BCT dated December 31, 2020 of Minister of Industry and Trade on methods of determining electricity generation price and power purchase agreement price, is promulgated pursuant to:
“Law on Promulgation of Legislative Documents dated June 22, 2015; The Law on amendments to certain Articles of Law on Promulgation of Legislative Documents dated June 18, 2020;
Electricity Law No. 28/2004/QH11 dated December 03, 2004; Law on amending some articles of the Electricity Law dated November 20, 2012;
Decree No. 96/2022/ND-CP dated November 29, 2022 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
Decree No. 137/2013/ND-CP dated October 21, 2013 of the Government of Vietnam elaborating implementation of certain Articles of the Law on Electricity and the Law on amendments to certain Articles of the Law on Electricity;
...
...
...
9 The paragraph “Đối với khí thiên nhiên khai thác trong nước qua hệ thống đường ống thu gom, vận chuyển, phân phối có tính độc quyền tự nhiên thì cước phí thu gom, vận chuyển, phân phối khí phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.” (“For natural gas domestically extracted via pipelines for collecting, transporting and distributing that are exclusive in nature, fees for collecting, transporting and distributing emission must be approved by competent authority.”) is annulled according to Clause 3 Article 1 of Circular No. 02/2023/TT-BCT of the Minister of Industry and Trade on annulment of certain regulations in Circular No. 57/2020/TT-BCT dated December 31, 2020 of the Minister of Industry and Trade on methods for determining electricity generation price and power purchase agreement price, which comes into force from January 19, 2023.
10 The paragraph ““Trong trường hợp hạng mục tồn trữ, phân phối khí có tính độc quyền tự nhiên, cước phí tồn trữ, tái hóa và phân phối khí phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.” (“In case clauses of gas storage and distribution are exclusive in nature, fees for storage, regasification and distribution must be approved by competent authority.”) is annulled according to Clause 3 Article 1 of Circular No. 02/2023/TT-BCT of the Minister of Industry and Trade on annulment of certain regulations in Circular No. 57/2020/TT-BCT dated December 31, 2020 of the Minister of Industry and Trade on methods for determining electricity generation price and power purchase agreement price, which comes into force from January 19, 2023.
;Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BCT năm 2023 hợp nhất Thông tư quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Số hiệu: | 05/VBHN-BCT |
---|---|
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương |
Người ký: | Đặng Hoàng An |
Ngày ban hành: | 01/02/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BCT năm 2023 hợp nhất Thông tư quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Chưa có Video