Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/VBHN-BKHCN

Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2018

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ[1],

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải thưởng chất lượng quốc gia; trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.

Điều 3. Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

1. Nguyên tắc xác định sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) căn cứ vào:

a) Khả năng gây mất an toàn có thể xảy ra của sản phẩm, hàng hóa;

b) Yêu cầu và khả năng quản lý nhà nước trong từng thời kỳ.

2. Khả năng gây mất an toàn có thể xảy ra của sản phẩm, hàng hóa được xác định dựa trên một hoặc những yếu tố sau:

a) Bản chất hóa học, vật lý, sinh học;

b) Kết cấu, nguyên lý hoạt động;

c) Quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng.

3. Căn cứ quy định tại khoản 1 khoản 2 Điều này, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 và mã số HS phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam kèm theo thuyết minh lý do lựa chọn sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và biện pháp quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này.

4. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phối hợp, thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và biện pháp quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Chương II

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Mục 1. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT

Điều 4. Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường

1. Ngư­ời sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lư­ợng sản phẩm theo quy định tại Điều 28 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đư­a sản phẩm ra lư­u thông trên thị trường, đồng thời có trách nhiệm:

a) Bảo đảm sản phẩm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;

b) Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm.

c)[2] Trường hợp sử dụng mã số, mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm, hàng hóa, phải tuân thủ theo quy định tại Điều 19b Nghị định này.

2[3]. Đối với sản phẩm nhóm 2, người sản xuất phải công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Việc công bố hợp quy được quy định chi tiết tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo một trong các biện pháp sau:

a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;

b) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;

c) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sản phẩm sản xuất đang được áp dụng biện pháp quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này, nếu phát hiện chất lượng không bảo đảm, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất thì khi đó sản phẩm sản xuất sẽ chuyển sang áp dụng biện pháp ở mức độ chặt hơn.

Đối với sản phẩm nhóm 2 có yêu cầu đặc thù về quá trình sản xuất thì Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của quá trình sản xuất hoặc quy định cụ thể yêu cầu về quá trình sản xuất trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đó. Người sản xuất có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến quá trình sản xuất và được chứng nhận hợp quy bởi tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất

1. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất (sau đây gọi tắt là kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất) do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành.

2. Căn cứ để cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất:

a) Hàng hóa xuất khẩu không phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa gây ảnh h­ưởng đến lợi ích và uy tín quốc gia;

b) Hàng hóa lư­u thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật t­ương ứng. Sự không phù hợp này có tính hệ thống, lặp lại.

3. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất;

b) Kiểm tra việc thực hiện và kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, thể hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm sản phẩm cần kiểm tra;

c) Thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tư­ơng ứng.

Việc kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm này được thực hiện khi phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng sau khi thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, b khoản này và được tiến hành thông qua việc thử nghiệm do tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện.

4. Trong quá trình kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp để thực hiện việc đánh giá, thử nghiệm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá, thử nghiệm của mình.

Điều 6. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất

1. Trường hợp người sản xuất không thực hiện các yêu cầu quy định tại Điều 28 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đoàn kiểm tra xử lý theo quy định tại Điều 30 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đồng thời thông báo cho người sản xuất về nội dung không phù hợp và quy định rõ thời gian khắc phục. Người sản xuất có trách nhiệm khắc phục nội dung không phù hợp theo yêu cầu của đoàn kiểm tra và chỉ được phép đ­ưa ra thị trường khi nội dung không phù hợp đã được khắc phục. Trước khi đ­ưa sản phẩm đã được khắc phục này ra thị trường, người sản xuất phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra.

2. Trong trường hợp phải thông báo công khai trên các ph­ương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 30 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, mức độ và quy mô ảnh h­ưởng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định thông báo trên đài phát thanh hoặc truyền hình địa phư­ơng hoặc trung ư­ơng, phư­ơng tiện thông tin đại chúng khác.

3. Khi phát hiện vi phạm cần xử lý vi phạm hành chính, cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành, xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra biết việc xử lý và kết quả xử lý để theo dõi.

Mục 2. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Điều 7. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu (trước khi đưa ra thị trường)

1 . Người nhập khẩu phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng hàng hóa theo quy định tại Điều 34 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra lư­u thông trên thị trường, đồng thời có trách nhiệm:

a) Bảo đảm hàng hóa an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;

b) Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hóa.

c)[4] Trường hợp sử dụng mã số, mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm, hàng hóa, phải tuân thủ theo quy định tại Điều 19b Nghị định này.

2.[5] Đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa được thực hiện thông qua việc xem xét hoạt động công bố hợp quy của người nhập khẩu. Việc công bố hợp quy được quy định chi tiết tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo một trong các biện pháp sau:

a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;

b) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;

c) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.

2a.[6] Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo điểm a khoản 2 Điều này, người nhập khẩu phải thực hiện:

a) Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và cam kết chất lượng hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này tại cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là cơ quan kiểm tra) và kèm theo các tài liệu sau: bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có), bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu; chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm); giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có), ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có). Người nhập khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu;

b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan kiểm tra kết quả tự đánh giá sự phù hợp theo quy định.

Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá sự phù hợp và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

2b.[7] Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo điểm b khoản 2 Điều này, người nhập khẩu phải thực hiện:

a) Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và cam kết chất lượng hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này tại cơ quan kiểm tra và kèm theo các tài liệu theo quy định tại điểm a khoản 2a Điều này. Người nhập khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu;

b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan kiểm tra bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) chứng chỉ chất lượng (Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận hoặc Chứng thư giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức giám định).

Trường hợp, hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, người nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan kiểm tra. Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.

2c.[8] Đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo điểm c khoản 2 Điều này, người nhập khẩu phải thực hiện:

a) Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và cam kết chất lượng hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này tại cơ quan kiểm tra và kèm theo bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) chứng chỉ chất lượng và các tài liệu theo quy định tại điểm a khoản 2a Điều này;

b) Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và x lý theo các bước sau:

b1) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu.

b2) Tiến hành kiểm tra theo các nội dung kiểm tra quy định tại điểm c khoản này:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và phù hợp, trong thời hạn 01 ngày làm việc ktừ ngày tiếp nhn hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm tra phải ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi tới người nhập khẩu để làm thtục thông quan cho lô hàng;

- Trường hợp hồ sơ đầy đnhưng không phù hợp, cơ quan kiểm tra xử lý như sau:

+ Trường hợp hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn, cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khu không đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong thông báo nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu gửi tới người nhập khẩu, đồng thời yêu cầu người nhập khẩu khắc phục về nhãn hàng hóa trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc. Cơ quan kiểm tra chỉ cấp thông báo lô hàng nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng khi người nhập khẩu có bằng chứng khắc phục;

+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu có chứng chỉ chất lượng không phù hợp với hồ sơ của lô hàng nhập khẩu hoặc chứng chỉ chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong thông báo nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu gửi tới cơ quan hải quan và người nhập khẩu. Đồng thời báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền để xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này;

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, cơ quan kiểm tra xác nhận các hạng mục hồ sơ còn thiếu trong phiếu tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu người nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc, nếu quá thời hạn mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì người nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện sau khi người nhập khẩu hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.

Trường hợp người nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời hạn quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn bổ sung hồ sơ, cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trong thông báo nêu rõ “Lô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ” gửi tới người nhập khẩu và cơ quan hải quan. Đồng thời chủ trì, phối hợp cơ quan kiểm tra có thẩm quyền tiến hành kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa tại cơ sở của người nhập khẩu.

c) Nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra theo các nội dung sau:

c1) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu;

c2) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, dấu hợp quy, nhãn hàng hóa (đối với hàng hóa phải ghi nhãn) và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra:

- Kiểm tra sự phù hợp của nội dung chứng chỉ chất lượng của lô hàng nhập khẩu so với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và các quy định hiện hành; kiểm tra tính chính xác và đồng bộ về thông tin của bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng;

- Kiểm tra các nội dung bắt buộc ghi trên mẫu nhãn (và nhãn phụ) bao gồm tên hàng hóa, tên địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ của hàng hóa và các nội dung khác quy định cho từng loại hàng hóa; sự phù hợp của mẫu nhãn với bộ hồ sơ nhập khẩu lô hàng;

- Kiểm tra vị trí, màu sắc, kích thước và ngôn ngữ trình bày của nhãn;

- Kiểm tra việc thể hiện dấu hợp quy được trình bày trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa;

c3) Kiểm tra văn bản chấp thuận theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 mang đặc tính mới có khả năng gây mất an toàn mà chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

3. Đối với hàng hóa nhóm 2 có quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất cho sản phẩm, hàng hóa đó thì người nhập khẩu phải cung cấp thêm giấy chứng nhận liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất do tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc tổ chức chứng nhận được thừa nhận cấp.

4. Trường hợp hàng hóa thuộc nhóm 2 có đặc tính mới có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn trong điều kiện vận chuyển, l­ưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích mà đặc tính mới này chư­a được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật t­ương ứng hoặc hàng hóa lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn thì người nhập khẩu có trách nhiệm chứng minh hàng hóa đó an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Hàng hóa loại này chỉ được đ­ưa ra lư­u thông trên thị trường sau khi được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực cho phép.

5. Hàng hóa do doanh nghiệp trong các khu chế xuất sản xuất cho thị trường trong nước được quản lý chất lượng nh­ư đối với hàng hóa nhập khẩu.

6.[9] Trường hợp, người nhập khẩu thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì thực hiện đăng ký kiểm tra và trả kết quả kiểm tra chất lượng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu đang được áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2a hoặc khoản 2b Điều này, nếu phát hiện chất lượng không bảo đảm, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất hoặc nhập khẩu thì áp dụng biện pháp kiểm tra ở mức độ chặt chẽ hơn đối với hàng hóa nhập khẩu đó.

7.[10] Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu:

a) Hành lý của người nhập cảnh, tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

b) Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

c) Mẫu hàng để quảng cáo không có giá trị sử dụng; hàng mẫu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất; mẫu hàng để thử nghiệm phục vụ giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng;

d) Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội trợ triển lãm thương mại (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

đ) Quà biếu, tặng trong định mức thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

e) Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức thuế;

g) Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc tạm nhập - tái xuất không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);

h) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

i) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa tiêu thụ);

k) Nguyên liệu, vật tư, hàng mẫu để gia công cho thương nhân nước ngoài, để sản xuất hàng xuất khẩu;

l) Hàng hóa kinh doanh bán miễn thuế cho khách xuất cảnh (quản lý theo chế độ tạm nhập - tái xuất);

m) Hàng hóa tái nhập khẩu để sửa chữa, tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài;

n) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

o) Hàng hóa nhập khẩu chuyên dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;

p) Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quy định pháp luật.

8.[11] Áp dụng biện pháp miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu

a) Đối với hàng hóa nhập khẩu (không bao gồm phương tiện giao thông) có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của cùng một cơ sở sản xuất, xuất xứ do cùng một người nhập khẩu, sau 03 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được cơ quan kiểm tra có văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trong thời hạn 02 năm với các thông tin sau: Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính.

Để được miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, người nhập khẩu phải có văn bản đề nghị miễn kiểm tra với các thông tin sau: Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính; kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của 03 lần liên tiếp.

b) Trong thời gian được miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu:

- Định kỳ 03 tháng, người nhập khẩu phải báo cáo tình hình nhập khẩu kèm theo kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng cho cơ quan kiểm tra để theo dõi và thực hiện công tác hậu kiểm.

- Cơ quan kiểm tra có quyền kiểm tra đột xuất lô hàng nhập khẩu khi phát hiện hoặc có khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (nếu cần).

c) Trong thời gian được miễn giảm kiểm tra, nếu hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường phát hiện không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về kết quả đánh giá sự phù hợp và được xác minh đúng sự thật hoặc qua kiểm tra đột xuất lô hàng nhập khẩu có kết quả đánh giá sự phù hợp không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra có văn bản thông báo dừng áp dụng chế độ miễn kiểm tra.

Định kỳ hằng năm, cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra tại cơ sở lưu giữ hàng hóa của người nhập khẩu. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, nội dung kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất.

9.[12] Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu là trách nhiệm của cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; việc công bố hợp quy thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 8. Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và xử lý vi phạm

1. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (sau đây gọi tắt là kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu) do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành đối với hàng hóa thuộc nhóm 2 hoặc hàng hóa khác khi có dấu hiệu, nguy cơ gây mất an toàn.

2. Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27; theo trình tự, thủ tục kiểm tra quy định tại Điều 35 và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 36 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trường hợp chất lượng hàng hóa đáp ứng các yêu cầu quy định, cơ quan kiểm tra ra thông báo để cơ quan hải quan và người nhập khẩu làm thủ tục thông quan. Nếu chất lượng hàng hóa không đáp ứng yêu cầu quy định, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một hoặc các biện pháp xử lý sau đây:

a) Yêu cầu người nhập khẩu tái xuất hàng hóa đó;

b) Yêu cầu người nhập khẩu tái chế hoặc tiêu hủy theo quy định. Sản phẩm sau khi tái chế phải tuân thủ các quy định về quản lý hàng hóa nhập khẩu;

c) Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xem xét việc tăng cư­ờng kiểm tra tại cửa khẩu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hoặc dừng nhập khẩu loại hàng hóa không phù hợp này.

3. Chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Mục 3. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

Điều 9. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu trước khi xuất khẩu

Người xuất khẩu có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu quản lý quy định tại Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi xuất khẩu hàng hóa.

Điều 10. Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa xuất khẩu và xử lý vi phạm

1. Hàng hóa đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được phép xuất khẩu mà không bị kiểm tra của cơ quan kiểm tra.

2. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm chất lượng gây ảnh hư­ởng đến lợi ích và uy tín quốc gia thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất theo quy định tại Điều 5 và xử lý theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

3. Hàng hóa xuất khẩu khi đư­a vào lư­u thông trong nước, phải tuân thủ các yêu cầu quản lý quy định tại Mục 1 Ch­ương II Nghị định này.

Mục 4. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

Điều 11. Điều kiện bảo đảm chất lượng để hàng hóa lưu thông trên thị trường

Hàng hóa đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 4 và Điều 7 Nghị định này được phép l­ưu thông trên thị trường.

Điều 12. Kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xây dựng phư­ơng thức thu thập thông tin, phân tích nội dung không phù hợp và đối tư­ợng hàng hóa không bảo đảm chất lượng, tình hình diễn biến chất lượng hàng hóa trên thị trường để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí kiểm tra hằng năm, đối tư­ợng hàng hóa phải kiểm tra.

2.[13] Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đột xuất hoặc trong trường hợp có chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa lư­u thông trên thị trường theo các nội dung sau:

a) Kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

b) Sau khi kiểm tra các yêu cầu quy định tại điểm a khoản này, nếu xét thấy có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì tiến hành lấy mẫu, thử nghiệm mẫu tại tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật để kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tư­ơng ứng. Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá sự phù hợp của mình.

Điều 13. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa lư­u thông trên thị trường theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 39 và xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 40 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra phải thông báo các nội dung không phù hợp và thời gian khắc phục các nội dung không phù hợp cho người bán hàng. Tất cả các nội dung không phù hợp phải được khắc phục trước khi tiếp tục bán hàng và người bán hàng phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra.

2. Trong trường hợp phải thông báo công khai trên các phư­ơng tiện thông tin đại chúng theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 40 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, mức độ và quy mô ảnh hư­ởng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định thông báo trên đài phát thanh hoặc truyền hình địa ph­ương hoặc trung ư­ơng, phương tiện thông tin đại chúng khác.

3.[14] Khi phát hiện vi phạm cần xử lý vi phạm hành chính, Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, Trưởng đoàn kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan kiểm tra xử lý theo thẩm quyền quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp vượt thẩm quyền, cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính; cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra kết quả xử lý để phối hợp theo dõi.

Điều 13a. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường [15]

1. Sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường phải bảo đảm không gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.

2. Khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường không phù hợp yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc có khả năng gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lý, thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó và thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Điều 13b. Xác định giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ [16]

1. Lượng sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ là tổng số lượng sản phẩm, hàng hóa đó theo hóa đơn, chứng từ, tài liệu tại thời điểm lần nhập gần nhất trước thời điểm kiểm tra, trừ đi sản phẩm, hàng hóa còn tồn khi vi phạm.

2. Giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ là đơn giá của sản phẩm, hàng hóa đó được bán ra gần nhất tại thời điểm phát hiện vi phạm nhân với số lượng sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết việc xác định giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Mục 5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG

Điều 14. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng

1. Người sử dụng, người sở hữu hàng hóa có trách nhiệm tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 42 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng.

2. Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa phải kiểm định trong quá trình sử dụng sau khi được cấp giấy chứng nhận kiểm định mới được phép đ­ưa vào sử dụng.

3. Người sử dụng, người sở hữu hàng hóa phải kiểm định có trách nhiệm trả chi phí kiểm định và lệ phí kiểm định. Mức chi phí kiểm định theo thỏa thuận với tổ chức kiểm định.

Bộ Tài chính quy định mức, việc thu và quản lý lệ phí kiểm định đối với hàng hóa phải kiểm định trong quá trình sử dụng.

Điều 15. Quản lý chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng

Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi được phân công quản lý quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này có trách nhiệm quy định Danh mục và quy trình quản lý hàng hóa phải kiểm định, khảo nghiệm ban đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng.

Điều 16. Kiểm tra chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng và xử lý vi phạm

1. Đối với hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xây dựng phư­ơng thức thu thập thông tin nhằm cảnh báo các nguy cơ không bảo đảm chất lượng, đối tư­ợng hàng hóa không bảo đảm chất lượng, tình hình diễn biến chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí kiểm tra hàng năm, đối tượng hàng hóa cụ thể phải kiểm tra.

2. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra và diễn biến chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa phải được quản lý trong quá trình sử dụng theo các nội dung sau:

a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến điều kiện của quá trình sử dụng và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng trong quá trình sử dụng;

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tư­ơng ứng. Chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.

b) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về kiểm định, kết quả kiểm định và các tài liệu h­ướng dẫn sử dụng đi kèm hàng hóa cần được kiểm tra đó;

c) Trường hợp xét thấy các yêu cầu quy định tại điểm a và điểm b khoản này không được thực hiện đầy đủ, có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng, cơ quan kiểm tra xem xét việc thử nghiệm đối với hàng hóa đó bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định;

Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.

3. Khi phát hiện hàng hóa không phù hợp với các yêu cầu kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật tư­ơng ứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chất lượng xử lý nh­ư sau:

a) Thông báo cho người sở hữu hàng hóa về nội dung không phù hợp và thời gian khắc phục các nội dung không phù hợp đó;

b) Yêu cầu người sở hữu hàng hóa tạm dừng sử dụng và có biện pháp thông báo về việc tạm dừng sử dụng. Tất cả các nội dung không phù hợp phải được khắc phục, kiểm định và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định lại trước khi đư­a vào sử dụng hàng hóa đó;

c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu, tiêu hủy hoặc đình chỉ sử dụng vĩnh viễn.

Mục 6. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

Điều 17. Tổ chức đánh giá sự phù hợp và đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp [17]

1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp được cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam sau khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 25 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (dưới đây viết tắt là Nghị định số 107/2016/NĐ-CP), có các quyền quy định tại Điều 19 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Việc đăng ký hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP.

Điều 18. Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp và thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp [18]

1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 17 Nghị định này được tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4điểm a, điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

2. Tổ chức đánh giá sự phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định được tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

3. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ư­ơng chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc thử nghiệm, giám định, chứng nhận, kiểm định quy định tại khoản 2 Điều này đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc ngành, lĩnh vực, địa phư­ơng được phân công.

4. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương có trách nhiệm công bố công khai danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định, tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký và tổ chức đánh giá sự phù hợp có kết quả đánh giá sự phù hợp được thừa nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa để cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan lựa chọn sử dụng.

Điều 18a. Điều kiện chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp [19]

1. Điều kiện đối với tổ chức thử nghiệm được chỉ định

a) Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, trong đó có lĩnh vực thử nghiệm đăng ký chỉ định;

b) Phải thực hiện việc thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với phương pháp thử của sản phẩm, hàng hóa đăng ký chỉ định.

Đối với các phép thử chưa có điều kiện để thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng thì phải bổ sung hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm.

2. Điều kiện đối với tổ chức kiểm định, giám định, chứng nhận được chỉ định

Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định, giám định, chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, trong đó có lĩnh vực kiểm định, giám định, chứng nhận đăng ký chỉ định.

Điều 18b. Hồ sơ đăng ký chỉ định [20]

1. Trường hợp chỉ định lần đầu, hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký chỉ định đánh giá sự phù hợp theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận;

c) Danh sách thử nghiệm viên, giám định viên, kiểm định viên, chuyên gia đánh giá theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này có bản sao chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình, thủ tục thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tương ứng theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, có bản sao Quy trình, thủ tục thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tương ứng với sản phẩm, hàng hóa, quá trình, môi trường đăng ký chỉ định kèm theo;

đ) Danh mục máy móc, thiết bị thử nghiệm đối với lĩnh vực đăng ký chỉ định (đối với tổ chức thử nghiệm, kiểm định) theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, có bản sao Giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn còn hiệu lực kèm theo;

e) Bản sao Chứng chỉ công nhận năng lực thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận do tổ chức công nhận hợp pháp cấp (nếu có);

g) Bản sao kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với phương pháp thử của sản phẩm, hàng hóa đăng ký chỉ định (đối với tổ chức thử nghiệm).

Đối với các phép thử chưa có điều kiện để thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng thì phải bổ sung hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm.

Trường hợp tổ chức đánh giá sự phù hợp đồng thời nộp hồ sơ đăng ký hoạt động (theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp) và hồ sơ đăng ký chỉ định thì tổ chức đánh giá sự phù hợp không phải nộp kèm theo các thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, c, d, đ, e của khoản này.

2. Trường hợp thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định, hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận; bản sao Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp;

c) Danh sách thử nghiệm viên, giám định viên, kiểm định viên, chuyên gia đánh giá đối với phạm vi, lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, có bản sao Chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ kèm theo;

d) Danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tương ứng đối với phạm vi, lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này có bản sao Quy trình, thủ tục thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận tương ứng kèm theo;

đ) Danh mục máy móc, thiết bị thử nghiệm đối với phạm vi, lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung (đối với tổ chức thử nghiệm, kiểm định) theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, có bản sao Giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm còn hiệu lực kèm theo;

e) Bản sao Chứng chỉ công nhận năng lực thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận do tổ chức công nhận hợp pháp cấp (nếu có) đối với phạm vi, lĩnh vực đăng ký thay đổi, bổ sung;

g) Bản sao kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với phương pháp thử của sản phẩm, hàng hóa đăng ký thay đổi, bổ sung (đối với tổ chức thử nghiệm).

Đối với các phép thử chưa có điều kiện để thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng thì phải bổ sung hồ sơ phương pháp thử, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử và chất chuẩn để kiểm soát chất lượng thử nghiệm.

3. Trường hợp cấp lại đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp có Quyết định chỉ định còn hiệu lực nhưng bị mất, thất lạc, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ hoặc thu hẹp phạm vi chỉ định, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại quyết định chỉ định theo quy định tại Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính Quyết định chỉ định bị hư hỏng (đối với trường hợp quyết định chỉ định bị hư hỏng).

4. Trước khi quyết định chỉ định hết thời hạn hiệu lực 90 ngày, nếu có nhu cầu, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải lập hồ sơ như đối với trường hợp chỉ định lần đầu quy định tại khoản 1 Điều này. Riêng đối với tổ chức thử nghiệm đã được chỉ định, trong hồ sơ đăng ký chỉ định phải nộp kèm theo tài liệu chứng minh đã tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng ít nhất một lần đối với lĩnh vực thử nghiệm đã được chỉ định.

Điều 18c. Hình thức nộp hồ sơ  [21]

Tổ chức đánh giá sự phù hợp khi có nhu cầu tham gia hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực cụ thể lập 01 bộ hồ sơ đăng ký chỉ định, gửi về bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là cơ quan chỉ định), cụ thể:

1. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao các chứng chỉ, tài liệu quy định tại Điều 18b Nghị định này chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu;

2. Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của tổ chức) các chứng chỉ, tài liệu quy định tại Điều 18b Nghị định này.

Điều 18d. Trình tự, thủ tục chỉ định [22]

1. Trường hợp chỉ định lần đầu, thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực chỉ định:

a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, cơ quan chỉ định thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức đánh giá sự phù hợp sửa đổi, bổ sung hồ sơ;

b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chỉ định tổ chức đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp thông qua việc cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá. Nội dung đánh giá thực tế theo quy định tại điểm c khoản này.

Trường hợp chỉ định thay đổi, bổ sung, nếu hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chỉ định tiến hành thẩm xét hồ sơ, không tổ chức đánh giá năng lực thực tế. Trường hợp hồ sơ đăng ký đầy đủ nhưng có nội dung không phù hợp hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thông tin, phản ánh về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hồ sơ thì cơ quan chỉ định tổ chức đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp.

Việc đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp phải được thông báo bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp đã nộp hồ sơ đăng ký biết. Chuyên gia hoặc thành viên đoàn đánh giá năng lực thực tế phải được đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với từng loại hình tổ chức đánh giá sự phù hợp đăng ký chỉ định. Kết thúc việc đánh giá, chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do cơ quan chỉ định thành lập phải ký biên bản đánh giá thực tế.

Trường hợp, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải khắc phục các nội dung quy định trong biên bản đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải gửi báo cáo kết quả hành động khắc phục về cơ quan chỉ định. Trường hợp các nội dung cần khắc phục phải kéo dài thêm thời hạn thì tổ chức đánh giá sự phù hợp báo cáo với cơ quan chỉ định bằng văn bản và nêu rõ thời hạn chính thức hoàn thành việc khắc phục các nội dung trên.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục theo biên bản đánh giá thực tế, nếu tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng yêu cầu theo quy định, cơ quan chỉ định ban hành quyết định chỉ định cho tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Tùy thuộc vào năng lực thực tế của tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ quan chỉ định quyết định thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định nhưng không quá 05 năm kể từ ngày ký ban hành.

Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, cơ quan chỉ định phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp.

c) Nội dung đánh giá thực tế:

- Sự tuân thủ quy định pháp luật của tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đăng ký chỉ định;

- Tính xác thực của hồ sơ đăng ký;

- Hoạt động khác có liên quan tới lĩnh vực đăng ký.

Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do tổ chức đánh giá sự phù hợp đăng ký chỉ định bảo đảm.

2. Trường hợp cấp lại quyết định chỉ định:

Trong thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định, tổ chức đánh giá sự phù hợp có nhu cầu đăng ký cấp lại quyết định chỉ định, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 18b Nghị định này và gửi về cơ quan chỉ định.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chỉ định xem xét, cấp lại quyết định chỉ định. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan chỉ định có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 18đ. Trách nhiệm của bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [23]

1. Chỉ đạo, quản lý tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định theo quy định của Nghị định này.

2. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký chỉ định và ra quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với sản phẩm, hàng hóa quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định chỉ định, công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của mình danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định để các cơ quan thanh tra, kiểm tra, tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng và thông báo về Bộ Khoa học và Công nghệ để theo dõi, tổng hợp.

4. Thanh tra, kiểm tra hoạt động đánh giá sự phù hợp của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định theo quy định của pháp luật.

5. Định kỳ tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, gửi báo cáo tình hình chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 18e. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định [24]

1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trường hợp vi phạm quy định của Nghị định này hoặc quy định tại Điều 20 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với tổ chức thử nghiệm được chỉ định, trong thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định, phải tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng ít nhất một lần đối với lĩnh vực thử nghiệm và sản phẩm, hàng hóa đã được chỉ định.

2. Định kỳ vào ngày 15 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp đã được chỉ định theo quy định tại Mẫu số 11 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan chỉ định để tổng hợp.

3. Thông báo cho cơ quan chỉ định về mọi thay đổi có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận đã được chỉ định trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

Điều 18g. Thu hồi quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp [25]

Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xem xét, quyết định thu hồi Quyết định chỉ định trong trường hợp tổ chức đánh giá sự phù hợp vi phạm một trong các trường hợp sau:

1. Vi phạm nhiều lần các quy định tại khoản 6 Điều 8, Điều 20 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các quy định tại Nghị định này;

2. Không thực hiện đầy đủ trách nhiệm tương ứng quy định tại Điều 18e Nghị định này trong 02 năm liên tiếp;

3. Không đảm bảo một trong các điều kiện tương ứng đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại 18a Nghị định này;

4. Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ đăng ký chỉ định; cấp khống kết quả đánh giá sự phù hợp;

5. Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trên quyết định chỉ định được cấp;

6. Không thực hiện khắc phục các vi phạm theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra.

Điều 19. Chi phí đánh giá sự phù hợp

1. Người sản xuất, kinh doanh phải trả chi phí đánh giá sự phù hợp theo thỏa thuận với tổ chức đánh giá sự phù hợp.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành rà soát các loại phí liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp phải hủy bỏ. Thời gian thực hiện xong trước ngày 01 tháng 12 năm 2009.

Mục 7. MÃ SỐ, MÃ VẠCH VÀ QUẢN LÝ MÃ SỐ, MÃ VẠCH [26]

Điều 19a. Phân công quản lý nhà nước về hoạt động mã số, mã vạch

1. Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về mã số, mã vạch và các công nghệ dựa trên nền tảng mã số, mã vạch, có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Xây dựng chiến lược, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật về mã số, mã vạch;

b) Hướng dẫn các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai áp dụng mã số, mã vạch.

2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan thường trực giúp Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về mã số, mã vạch, có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Hướng dẫn áp dụng mã số, mã vạch, tổ chức phổ biến, triển khai áp dụng mã số, mã vạch theo tiêu chuẩn của Tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1;

b) Cấp và quản lý các loại mã số, mã vạch của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1; quản lý và triển khai các dịch vụ do tổ chức mã số mã vạch quốc tế GS1 ủy quyền; khai thác tài nguyên và cơ sở dữ liệu mã số, mã vạch quốc gia;

c) Đại diện của Việt Nam tại tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1 và thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về mã số, mã vạch;

d) Thu, quản lý và sử dụng phí mã số, mã vạch theo quy định của pháp luật;

đ) Nghiên cứu phát triển ứng dụng, cung cấp các dịch vụ và giải pháp về mã số, mã vạch và các công nghệ khác liên quan;

e) Chủ trì thanh tra, kiểm tra, xử lý, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về mã số, mã vạch.

3. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai ứng dụng mã số, mã vạch trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan xây dựng quy định và hướng dẫn về thu, quản lý và sử dụng phí và lệ phí về mã số, mã vạch.

Điều 19b. Trách nhiệm của tổ chức sử dụng mã số, mã vạch

1. Đối với tổ chức sử dụng mã số, mã vạch theo chuẩn của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1 và có tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893”:

a) Đăng ký sử dụng mã số, mã vạch với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

b) Tạo và gắn mã số, mã vạch cho các đối tượng thuộc quyền sở hữu của tổ chức theo quy định;

c) Khai báo, cập nhật và cung cấp thông tin liên quan về tổ chức và các đối tượng sử dụng mã số, mã vạch với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng;

d) Chịu trách nhiệm về tính đơn nhất của mã số, mã vạch khi sử dụng và không buôn bán sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng mã số, mã vạch theo quy định của pháp luật;

đ) Không bán, chuyển nhượng quyền sử dụng mã số, mã vạch cho tổ chức khác;

e) Trường hợp ủy quyền cho đối tác liên doanh hoặc gia công, chế biến sử dụng mã số, mã vạch phải có văn bản ủy quyền;

g) Nộp phí cấp và phí duy trì quyền sử dụng mã số, mã vạch theo quy định;

h) Thực hiện đăng ký cấp mới hoặc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch;

i) Thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi tổ chức không có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch hoặc chấm dứt hoạt động.

2. Đối với tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam sử dụng mã nước ngoài theo chuẩn của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1:

a) Phải được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc được chủ sở hữu của mã nước ngoài ủy quyền sử dụng;

b) Trường hợp được chủ sở hữu mã nước ngoài ủy quyền sử dụng, tổ chức phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được xác nhận việc sử dụng mã nước ngoài.

3. Đối với tổ chức sử dụng mã số, mã vạch không theo chuẩn của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1:

a) Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về loại mã số, mã vạch đang sử dụng;

b) Khi đưa các đối tượng sử dụng mã số, mã vạch ra thị trường hoặc ngoài phạm vi của tổ chức, tổ chức phải đảm bảo các mã số, mã vạch đã sử dụng không được trùng lắp hoặc gây nguy cơ nhầm lẫn với các loại mã số, mã vạch theo chuẩn của Tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1; có biện pháp cảnh báo, chỉ dẫn phân biệt đi kèm hoặc loại bỏ mã số, mã vạch đó trước khi đưa ra thị trường.

4. Đối với tổ chức phân phối, lưu thông và buôn bán sản phẩm, hàng hóa:

a) Kiểm tra, kiểm soát chất lượng và tính hợp pháp của mã số, mã vạch trên hàng hóa trước khi đưa vào lưu thông;

b) Không phân phối, lưu thông và buôn bán sản phẩm, hàng hóa hoặc đối tượng có sử dụng mã số, mã vạch không đúng quy định.

5. Đối với tổ chức, cá nhân phát triển và cung cấp các dịch vụ, giải pháp, ứng dụng dựa trên nền tảng mã số, mã vạch:

a) Bảo đảm sử dụng nguồn dữ liệu về đối tượng sử dụng mã số, mã vạch đúng, phù hợp với nguồn dữ liệu mã số, mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1;

b) Không công bố thông tin sai lệch về chủ sở hữu mã số, mã vạch hoặc đối tượng sử dụng mã số, mã vạch đã tuân thủ quy định;

c) Trường hợp khai thác hoặc sử dụng nguồn dữ liệu mã số, mã vạch quốc gia, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả chi phí sử dụng.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết việc sử dụng mã số, mã vạch quy định tại Điều này.

Điều 19c. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch

1. Hồ sơ:

a) Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:

- Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

b) Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập đối với trường hợp thay đổi tên, địa chỉ;

- Bản chính Giấy chứng nhận (trừ trường hợp bị mất).

2. Hình thức nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục mã số, mã vạch, lập 01 bộ hồ sơ tương ứng theo quy định tại khoản 1 Điều này, nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch. Trường hợp nộp trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.

3. Trình tự giải quyết thủ tục:

a) Trường hợp cấp mới:

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 14 Phụ lục kèm theo Nghị định này;

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

b) Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận:

Giấy chứng nhận được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân;

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch chịu trách nhiệm cấp lại giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đã được cấp.

Điều 19d. Thủ tục xác nhận sử dụng mã nước ngoài hoặc ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch

1. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị xác nhận sử dụng mã nước ngoài hoặc ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 15Mẫu số 16 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Đối với xác nhận sử dụng mã số nước ngoài: Bản sao bằng chứng phía đối tác nước ngoài ủy quyền cho tổ chức được quyền sử dụng mã số, mã vạch dưới hình thức thư, hợp đồng ủy quyền, bằng chứng chứng minh đơn vị ủy quyền sở hữu hợp pháp mã số ủy quyền, danh mục sản phẩm tương ứng với mã ủy quyền...;

c) Đối với xác nhận ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch: Bản sao hợp đồng hoặc thư ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch kèm danh mục sản phẩm tương ứng mã số ủy quyền.

2. Hình thức nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác nhận sử dụng mã số nước ngoài hoặc ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch. Trường hợp nộp trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện, nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.

3. Trình tự cấp Giấy xác nhận sử dụng mã nước ngoài và ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch:

a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận sử dụng mã nước ngoài hoặc ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch cho tổ chức theo quy định tại Mẫu số 17Mẫu số 18 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Chương III

TỔ CHỨC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 20. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở trung ư­ơng là các tổng cục, cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phư­ơng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phư­ơng tiến hành việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn quản lý theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

3. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và thống nhất với Bộ Nội vụ về biên chế lực lượng kiểm soát viên chất lượng của đơn vị thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 21. Phân công trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa của cơ quan kiểm tra thuộc các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực

1. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo lĩnh vực được phân công tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ mình, cụ thể trong sản xuất và trong xuất khẩu, nhập khẩu lư­u thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng như­ sau:

a) Đối với sản phẩm trong sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này;

b)[27] Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lư­u thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, khoản 3 Điều 32 Nghị định này, hàng hóa trong Danh mục quy định tại Điều 15 Nghị định này và Luật an toàn thực phẩm.

2. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phạm vi được phân công, cụ thể như­ sau:

a) Đối với sản phẩm trong sản xuất theo quy định tại điểm p khoản 2 Điều 32 Nghị định này;

b) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lư­u thông trên thị trường trong quá trình sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 69 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

3. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có quyền hạn theo quy định tại Điều 46 và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 47 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác tổ chức hoạt động kiểm tra theo lĩnh vực được phân công;

b) Chủ động phối hợp với cơ quan quản lý thị trường xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa l­ưu thông trên thị trường;

c) H­ướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phư­ơng thực hiện trực tiếp việc kiểm tra;

d) Tổng hợp, tổng kết tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý để báo cáo Bộ chủ quản và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định Quy chế kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa lư­u thông trên thị trường, xây dựng và trình Thủ t­ướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa ph­ương trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi được phân công với các cơ quan thanh tra, cơ quan hải quan, công an, quản lý thị trường.

Điều 22. Kiểm soát viên chất lượng

1. Kiểm soát viên chất lượng là ngạch công chức chuyên ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2.[28] Chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.

3.[29] Được bãi bỏ

4. Kiểm soát viên chất lượng được cấp trang phục riêng, phù hiệu, thẻ kiểm soát viên chất lượng theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 23. Nguồn kinh phí cho hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Nguồn kinh phí kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước hằng năm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng;

b) Các nguồn khác.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể nội dung chi, việc bố trí, quản lý, sử dụng kinh phí cho hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chương IV

GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA

Điều 24. Mục đích và điều kiện xét thưởng

1. Giải th­ưởng chất lượng quốc gia là hình thức tôn vinh, khen thưởng ở cấp quốc gia do Thủ t­ướng Chính phủ tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo các tiêu chí của giải thưởng chất lượng quốc gia và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam ít nhất 3 năm.

2. Giải thưởng chất lượng quốc gia được xét tặng hằng năm.

Điều 25. Hình thức giải thưởng [30]

1. Giải thưởng chất lượng quốc gia bao gồm:

a) Giải vàng chất lượng quốc gia;

b) Giải thưởng chất lượng quốc gia.

2. Tổ chức, doanh nghiệp đạt giải được nhận cúp Giải thưởng chất lượng quốc gia, giấy chứng nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, lựa chọn tối đa 20 doanh nghiệp đạt Giải vàng chất lượng quốc gia xuất sắc nhất để đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 26. Nguyên tắc xét thưởng

1. Không phân biệt đối xử giữa các loại hình, quy mô, không hạn chế số lượng các tổ chức, doanh nghiệp tham dự.

2. Việc xét thưởng phải bảo đảm công khai, khách quan và công bằng theo phương pháp chuyên gia đánh giá cho điểm trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Điều 27 Nghị định này.

Điều 27. Tiêu chí xét thưởng [31]

1. Giải thưởng chất lượng quốc gia được đánh giá theo các tiêu chí sau đây:

a) Vai trò của lãnh đạo;

b) Chiến lược hoạt động;

c) Chính sách định hướng vào khách hàng và thị trường;

d) Đo lường, phân tích và quản lý tri thức;

đ) Quản lý nguồn nhân lực;

e) Quản lý quá trình hoạt động;

g) Kết quả hoạt động.

2. Tổng điểm tối đa của bảy tiêu chí này là 1.000 điểm.

3. Giải thưởng chất lượng quốc gia được tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt từ 600 điểm trở lên. Giải vàng chất lượng quốc gia được tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt từ 800 điểm trở lên.

Điều 27a. Cơ quan quản lý và điều hành giải thưởng [32]

1. Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Giải thưởng chất lượng, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Tổ chức triển khai Giải thưởng chất lượng quốc gia;

b) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình tổ chức và triển khai hoạt động về Giải thưởng chất lượng quốc gia hằng năm;

c) Bảo đảm kinh phí tổ chức và triển khai hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia hằng năm từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ;

d) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc xét, tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia;

đ) Trình Thủ tướng Chính phủ thu hồi Giải thưởng chất lượng quốc gia đã tặng cho tổ chức, doanh nghiệp do có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình xét, tặng hoặc sau khi đạt giải;

e) Phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất hiệp y trao giải cho những tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện, tổ chức triển khai Giải thưởng chất lượng quốc gia và liên kết Giải thưởng chất lượng quốc gia với các chương trình quốc gia khác do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp tham gia và đạt giải;

g) Chủ trì hoạt động hợp tác quốc tế về giải thưởng chất lượng; đại diện của Việt Nam tại các tổ chức khu vực và quốc tế về giải thưởng chất lượng;

h) Chủ trì, phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tuyên truyền, phổ biến, đưa tin về Giải thưởng chất lượng quốc gia;

i) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác liên quan đến Giải thưởng chất lượng quốc gia theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Đề xuất các chương trình, dự án, hoạt động hợp tác trong và ngoài nước về Giải thưởng chất lượng quốc gia trình Bộ Khoa học và Công nghệ;

b) Chủ trì và phối hợp với các tổ chức liên quan triển khai thực hiện các hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia;

c) Xây dựng nội dung chi tiết của từng tiêu chí và cách cho điểm đối với từng nội dung chi tiết của mỗi tiêu chí quy định tại Điều 27 Nghị định này; xây dựng và hướng dẫn thực hiện các văn bản, tài liệu nghiệp vụ về Giải thưởng chất lượng quốc gia;

d) Đề nghị danh sách các thành viên hội đồng quốc gia trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định;

đ) Phối hợp với hội đồng quốc gia thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 27c Nghị định này; tổ chức lấy ý kiến hiệp y của bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia;

e) Thành lập hội đồng sơ tuyển cấp địa phương;

g) Tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về Giải thưởng chất lượng quốc gia cho các thành viên hội đồng sơ tuyển, chuyên gia đánh giá và các tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia;

h) Thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền về Giải thưởng chất lượng quốc gia;

i) Tổ chức lễ trao giải hằng năm cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt giải;

k) Thực hiện hợp tác quốc tế về giải thưởng chất lượng; là đại diện của Việt Nam tham dự vào các tổ chức khu vực và quốc tế về giải thưởng chất lượng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đề cử tổ chức, doanh nghiệp đạt Giải vàng chất lượng quốc gia tham dự các giải thưởng chất lượng quốc tế và khu vực;

m) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến Giải thưởng chất lượng quốc gia; báo cáo và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xử lý các vi phạm về Giải thưởng chất lượng quốc gia của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác có liên quan.

3. Các bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Tổ chức triển khai hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia hằng năm trong phạm vi quản lý theo kế hoạch của Bộ Khoa học và Công nghệ;

b) Đề xuất các nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình về Giải thưởng chất lượng quốc gia tại bộ, ngành và báo cáo hoạt động hằng năm gửi Bộ Khoa học và Công nghệ;

c) Thành lập Hội đồng sơ tuyển cấp bộ, ngành, có sự thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ;

d) Chỉ đạo hội đồng sơ tuyển cấp bộ, ngành tiến hành xem xét, đánh giá các tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia, đề xuất với hội đồng quốc gia danh sách các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trao giải;

đ) Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý đăng ký tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia tại hội đồng sơ tuyển cấp bộ, ngành.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, triển khai các hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia tại địa phương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Tổ chức triển khai hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia hằng năm tại địa phương theo kế hoạch của Bộ Khoa học và Công nghệ;

b) Bảo đảm kinh phí tổ chức và triển khai hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia hằng năm từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của địa phương;

c) Đề xuất nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình về Giải thưởng chất lượng quốc gia tại địa phương và báo cáo hoạt động hằng năm gửi Bộ Khoa học và Công nghệ;

d) Chỉ đạo hội đồng sơ tuyển cấp địa phương tiến hành xem xét, đánh giá các tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia, đề xuất với hội đồng quốc gia danh sách các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trao giải;

đ) Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia tại địa phương.

Điều 27b. Hội đồng sơ tuyển [33]

1. Hội đồng sơ tuyển gồm:

a) Hội đồng sơ tuyển cấp địa phương do Cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Hội đồng sơ tuyển cấp bộ, ngành do các bộ, ngành thành lập, có sự thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Hội đồng sơ tuyển có từ 07 đến 11 thành viên, gồm Chủ tịch, một Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Thành viên của hội đồng sơ tuyển cấp địa phương là đại diện cho các sở, ban, ngành và các tổ chức có liên quan tại địa phương. Thành viên của hội đồng sơ tuyển cấp bộ, ngành là đại diện các đơn vị chuyên môn thuộc bộ, ngành và các tổ chức có liên quan. Thành viên hội đồng sơ tuyển là những người am hiểu về lĩnh vực quản lý chất lượng và nắm vững các tiêu chí và yêu cầu của Giải thưởng chất lượng quốc gia.

2. Hội đồng sơ tuyển có nhiệm vụ:

a) Tiếp nhận bản đăng ký và hồ sơ tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia của tổ chức, doanh nghiệp;

b) Tiến hành việc xem xét, đánh giá trên hồ sơ và đánh giá tại chỗ tổ chức, doanh nghiệp tham dự;

c) Lập hồ sơ đánh giá và đề xuất với hội đồng quốc gia danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề nghị trao tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia;

d) Thông báo bằng văn bản kết quả đánh giá và các thông tin phản hồi khác cho tổ chức, doanh nghiệp sau khi có kết quả đánh giá.

Điều 27c. Hội đồng quốc gia [34]

1. Hội đồng quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập, theo đề nghị của cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia. Hội đồng quốc gia có từ 15 đến 19 thành viên, gồm Chủ tịch, một Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Thành viên của hội đồng quốc gia là đại diện của các bộ, ngành, cơ quan và tổ chức có liên quan. Thành viên hội đồng quốc gia là những người am hiểu về lĩnh vực quản lý chất lượng và nắm vững các tiêu chí và yêu cầu của Giải thưởng chất lượng quốc gia.

2. Hội đồng quốc gia có nhiệm vụ:

a) Đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ các chương trình triển khai hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia;

b) Xem xét, đánh giá và thẩm định các hồ sơ của hội đồng sơ tuyển;

c) Tiến hành xem xét, đánh giá tại tổ chức, doanh nghiệp tham dự khi cần thiết;

d) Đề nghị danh sách các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia và tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 28. Quy trình và hồ sơ xét thưởng [35]

1. Đăng ký tham dự giải thưởng

Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia tại hội đồng sơ tuyển cấp địa phương nơi tổ chức, doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của các bộ, ngành, có thể đăng ký tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia tại hội đồng sơ tuyển cấp bộ, ngành. Hồ sơ nộp tại hội đồng sơ tuyển gồm:

a) Đơn đăng ký tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia theo quy định tại Mẫu số 19 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Báo cáo giới thiệu chung về tổ chức, doanh nghiệp;

c) Báo cáo tự đánh giá theo 7 tiêu chí của Giải thưởng chất lượng quốc gia;

d) Tài liệu chứng minh về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp), chứng chỉ hoặc tài liệu liên quan;

đ) Tài liệu chứng minh về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa chính với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (bản sao y bản chính có ký tên và đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp);

e) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt và các kết quả quan trắc hằng năm hoặc báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định của pháp luật trong 03 năm gần nhất (bản sao y bản chính có ký tên và đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp);

g) Xác nhận kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động hằng năm trong 03 năm gần nhất (bản sao y bản chính có ký tên và đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp);

h) Bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của tổ chức, doanh nghiệp), các tài liệu chứng minh khác về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất (nếu có).

2. Quy trình xét thưởng tại Hội đồng sơ tuyển

Hội đồng sơ tuyển phải tiến hành đánh giá tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia theo hai bước: Đánh giá hồ sơ và đánh giá tại tổ chức, doanh nghiệp. Căn cứ vào kết quả đánh giá, hội đồng sơ tuyển quyết định danh sách các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện để đề xuất xét tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia và gửi các hồ sơ liên quan cho hội đồng quốc gia thông qua cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia.

Hồ sơ của hội đồng sơ tuyển gồm:

a) Hồ sơ tham dự của tổ chức, doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này;

b) Kết quả xem xét đánh giá của hội đồng sơ tuyển đối với từng tổ chức, doanh nghiệp;

c) Văn bản đề nghị của hội đồng sơ tuyển kèm theo danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất trao giải.

3. Quy trình xét thưởng tại hội đồng quốc gia

a) Hội đồng quốc gia xem xét và thẩm định hồ sơ của các tổ chức, doanh nghiệp tham dự được hội đồng sơ tuyển đề xuất trao giải và các hồ sơ liên quan của hội đồng sơ tuyển. Trong trường hợp cần thiết, hội đồng quốc gia cử đoàn đánh giá tiến hành đánh giá, thẩm định tại tổ chức, doanh nghiệp để bổ sung các thông tin làm cơ sở cho việc xét chọn và trao giải. Căn cứ kết quả đánh giá, thẩm định hồ sơ và tại tổ chức, doanh nghiệp, hội đồng quốc gia quyết định danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề xuất tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia.

b) Trên cơ sở đề xuất của hội đồng quốc gia, cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia gửi lấy ý kiến của bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện để hiệp y trao Giải thưởng chất lượng quốc gia. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị hiệp y, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản trả lời.

c) Hội đồng quốc gia và cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ gồm:

- Báo cáo hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia trong năm, báo cáo đánh giá hồ sơ và đánh giá tại tổ chức, doanh nghiệp, nếu có;

- Biên bản họp hội đồng quốc gia;

- Công văn hiệp y trao giải của bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề nghị trao giải;

- Các hồ sơ, tài liệu liên quan khác, nếu có.

4. Trình đề nghị trao giải

Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị trao tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ.

5. Thông báo kết quả trao giải thưởng

Cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia có trách nhiệm thông báo kết quả xét thưởng cho hội đồng sơ tuyển, các tổ chức, doanh nghiệp đạt giải và các cơ quan, tổ chức liên quan sau khi có quyết định trao Giải thưởng chất lượng quốc gia và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

6. Tổ chức lễ trao giải

Cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia tổ chức lễ trao giải cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 29. Kinh phí hoạt động [36]

1. Nguồn kinh phí tổ chức hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia bao gồm:

a) Kinh phí từ ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp khoa học và công nghệ;

b) Nguồn ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước;

c) Nguồn thu từ hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia.

2. Việc quản lý và sử dụng kinh phí cho hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn về quản lý tài chính.

Điều 30. Quyền lợi của tổ chức, doanh nghiệp đạt giải [37]

1. Các tổ chức, doanh nghiệp đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia được phép thông báo, tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức giới thiệu khác về đơn vị mình, được sử dụng biểu tượng của Giải thưởng chất lượng quốc gia trên sản phẩm, ấn phẩm của tổ chức, doanh nghiệp.

2. Tổ chức, doanh nghiệp đạt Giải vàng chất lượng quốc gia được Bộ Khoa học và Công nghệ đề cử tham dự các giải thưởng chất lượng khu vực và quốc tế.

3. Các tổ chức, doanh nghiệp đạt giải được ưu tiên vay vốn từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ ở các bộ, ngành, địa phương và các quỹ khác theo quy định của pháp luật; ưu tiên tham gia các chương trình, dự án cấp quốc gia về phát triển, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng.

4. Các tổ chức, doanh nghiệp đạt giải được các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khen thưởng theo quy định từ nguồn quỹ khen thưởng hằng năm.

Điều 30a. Xử lý vi phạm [38]

1. Trong thời gian 03 năm, kể từ ngày tổ chức, doanh nghiệp đạt giải, nếu bị phát hiện có hành vi gian lận về hồ sơ trong quá trình tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia hoặc vi phạm các quy định pháp luật làm ảnh hưởng đến uy tín của Giải thưởng chất lượng quốc gia thì cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia căn cứ vào mức độ vi phạm của tổ chức, doanh nghiệp đạt giải để xem xét và kiến nghị việc thu hồi, hủy bỏ kết quả đã trao tặng và các quyền lợi liên quan.

2. Việc thu hồi, hủy bỏ kết quả đã trao tặng đối với tổ chức, doanh nghiệp đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chương V

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa [39]

1. Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hoạt động đánh giá sự phù hợp trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Điều 69 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chủ trì tổ chức việc khảo sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

b) Quản lý nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lư­u thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng có khả năng gây mất an toàn trong lĩnh vực được phân công theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 32. Trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa [40]

1. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc xây dựng, tổ chức triển khai kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra liên ngành về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa chịu sự kiểm tra của nhiều bộ quản lý ngành, lĩnh vực hằng năm, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

2. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất như sau:

a) Bộ Y tế:

- An toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cư­ờng vi chất dinh d­ưỡng, thực phẩm bổ sung, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các thực phẩm này (trừ dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương); vắc xin, sinh phẩm y tế; thuốc lá điếu; hóa chất, chế phẩm xử lý môi trường, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;

- Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm;

- Trang thiết bị, công trình y tế.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Giống cây trồng nông nghiệp; giống cây trồng lâm nghiệp; giống vật nuôi; giống thủy sản;

- Phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc thú y; thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

- Hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng để xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản;

- Các loại vật tư khác dùng trong trồng trọt; chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; lâm nghiệp; diêm nghiệp;

- Máy thiết bị dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; thiết bị, dụng cụ đánh bắt thủy sản; Máy móc, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- An toàn thực phẩm đối với ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; cacao; hạt tiêu; điều; các nông sản khác;

- Dịch vụ, quá trình sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản; quá trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp; quá trình thu hoạch, giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản;

- Công trình thủy lợi, đê điều;

- Dịch vụ, quá trình sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

c) Bộ Giao thông vận tải:

- Các loại ph­ương tiện giao thông, ph­ương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phư­ơng tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải; phương tiện thiết bị thăm dò, khai thác trên biển;

- Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Kết cấu hạ tầng giao thông đư­ờng bộ, đư­ờng sắt, đư­ờng thủy nội địa, hàng hải và hàng không;

- Dịch vụ trong lĩnh vực giao thông, vận tải.

d) Bộ Xây dựng:

- Công trình xây dựng dân dụng, nhà ở và công sở;

- Vật liệu xây dựng;

- Kiến trúc, quy hoạch xây dựng bao gồm: quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư­ nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, quy hoạch xây dựng các cửa khẩu biên giới quốc tế quan trọng;

- Hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

- Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng.

đ) Bộ Công Thư­ơng:

- Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp;

- Sản phẩm cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng; sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật; thiết bị điện, điện tử dùng trong công nghiệp;

- Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- An toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo và bao bì chứa đựng các loại thực phẩm này;

- Thư­ơng mại điện tử.

e) Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội:

- Máy, thiết bị, vật tư, chất­ có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Các sản phẩm đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật;

- Các công trình vui chơi công cộng;

- Dịch vụ trong lĩnh vực lao động, thư­ơng binh, xã hội.

g) Bộ Thông tin và Truyền thông:

- Sản phẩm báo chí; xuất bản, in, phát hành; b­ưu chính và chuyển phát;

- Sản phẩm quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin;

- Mạng lưới, công trình, thiết bị, sản phẩm bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, phát thanh, truyền hình; an toàn thông tin;

- Tần số vô tuyến điện, đài vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện;

- Dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông.

h) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Tài nguyên, khoáng sản;

- Khí tư­ợng thủy văn;

- Đo đạc bản đồ;

- Môi trường, biến đổi khí hậu và viễn thám;

- Dịch vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

i) Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo và tài liệu hư­ớng dẫn giáo viên;

- Thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, đồ chơi cho trẻ em trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;

- Dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

k) Bộ Tài chính: Các sản phẩm liên quan đến dự trữ quốc gia, kinh doanh xổ số, hoạt động chứng khoán; dịch vụ bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, t­ư vấn tài chính, thuế, thẩm định giá, hải quan.

l) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Công trình thể thao; trang thiết bị luyện tập, thi đấu của các cơ sở thể dục thể thao và của các môn thể thao; quảng cáo ngoài trời thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo quy định hiện hành.

m) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Tiền tệ, hoạt động ngân hàng, các thiết bị chuyên dùng cho ngân hàng.

n) Bộ Quốc phòng:

- Phư­ơng tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn d­ược, khí tài, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không thuộc đối t­ượng bí mật quốc gia;

- Các sản phẩm đặc thù về an toàn, an ninh trong lĩnh vực quân sự quốc phòng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

o) Bộ Công an:

- Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, khí tài vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ trường hợp quy định tại điểm n khoản này và các loại sản phẩm khác sử dụng cho lực lượng công an nhân dân không thuộc đối t­ượng bí mật quốc gia;

- Dịch vụ trong lĩnh vực an ninh.

p) Bộ Khoa học và Công nghệ:

- Lò phản ứng hạt nhân, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, chất phóng xạ, thiết bị bức xạ; phư­ơng tiện, dụng cụ, trang thiết bị đo lư­ờng; xăng, nhiên liệu điêzen, nhiên liệu sinh học; dầu nhờn động cơ; khí (khí dầu mỏ hóa lỏng - LPG, khí thiên nhiên hóa lỏng - LNG, khí thiên nhiên nén - CNG); thiết bị điện, điện tử; đồ chơi trẻ em; mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; thép; vàng trang sức, mỹ nghệ.

- Khi có các sản phẩm, hàng hóa mới phát sinh hoặc sản phẩm, hàng hóa khác không thuộc các sản phẩm đã nêu tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o của khoản này và các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, quy định trách nhiệm quản lý cho các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan. Trường hợp vượt thẩm quyền, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì báo cáo Chính phủ xem xét, phân công trách nhiệm quản lý cho các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan.

3. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện việc quản lý nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lư­u thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng có khả năng gây mất an toàn trong lĩnh vực được phân công như sau:

a) Theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

b) Theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

c) Theo quy định tại Điều 15 về Danh mục và quy trình quản lý hàng hóa phải kiểm định, khảo nghiệm ban đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng Nghị định này;

d) Bộ Thông tin và Truyền thông:

- Sản phẩm báo chí; xuất bản, in, phát hành; b­ưu chính và chuyển phát;

- Sản phẩm quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin;

- Mạng lưới, công trình, thiết bị, sản phẩm bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, phát thanh, truyền hình; an toàn thông tin;

- Tần số vô tuyến điện, đài vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện;

- Dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông.

đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Tài nguyên, khoáng sản;

- Khí tư­ợng thủy văn;

- Đo đạc bản đồ;

- Môi trường, biến đổi khí hậu và viễn thám;

- Dịch vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

e) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Máy, thiết bị, vật tư, chất­ có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; đồ dùng, thiết bị kỹ thuật trong các cơ sở dạy nghề; phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động;

- Các sản phẩm đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật.

g) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Công trình thể thao; trang thiết bị luyện tập, thi đấu của các cơ sở thể dục thể thao và của các môn thể thao; quảng cáo ngoài trời thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo quy định hiện hành.

4. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ về cơ quan chịu trách nhiệm giúp Bộ trư­ởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổng hợp, báo cáo về tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý gửi Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Thủ t­ướng Chính phủ.

5. Trong trường hợp có sự chồng chéo, trùng lặp về lĩnh vực được phân công giữa các bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc xuất hiện các lĩnh vực mới theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 33. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:

a) Ban hành các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa ph­ương xây dựng và thực hiện chư­ơng trình nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa của địa ph­ương;

b) Tổ chức thực hiện quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân cấp quản lý;

c) Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa của địa ph­ương;

d) Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn. Định kỳ hằng quý, sáu tháng, hằng năm và đột xuất tổng hợp báo cáo gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh, thành phố để tổng hợp, báo cáo Thủ tư­ớng Chính phủ.

đ) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức h­ướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;

e) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật;

g) Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp tại địa phư­ơng theo quy định của pháp luật.

2.[41] Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng đầu mối thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương:

a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra hằng năm tại địa phương về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa tại các cơ sở kinh doanh nhiều sản phẩm, hàng hóa chịu sự quản lý của nhiều Bộ quản lý ngành, lĩnh vực;

b) Kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công, phân cấp, hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương;

c) Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương;

d) Chủ trì tổ chức việc khảo sát chất lượng sản phẩm hàng hóa tại địa phương; cảnh báo cho người tiêu dùng và các cơ quan hữu quan tại địa phương;

đ) Tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý chất lượng tại địa phương và các vấn đề chất lượng phát sinh cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lư­ờng Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan trực tiếp giúp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương; thực hiện việc khảo sát chất lượng trên địa bàn địa phương và cảnh báo cho các cơ quan chuyên môn tại địa phương về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phư­ơng.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:

a) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hư­ớng dẫn thực hiện pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật;

b) Tham gia hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hóa lư­u thông trên thị trường; xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hóa theo thẩm quyền;

c) Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng hàng hóa l­ưu thông trên thị trường tại địa phư­ơng;

d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa lư­u thông trên thị trường theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

b) Tổ chức h­ướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn theo phân cấp quản lý;

c) Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa địa phương

1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo lĩnh vực và địa bàn được phân công quản lý.

2. Chủ động tổ chức và thực hiện việc kiểm tra và xử lý các vấn đề về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương.

3. Định kỳ hằng quý, sáu tháng, hằng năm và đột xuất tổng hợp, báo cáo về việc kiểm tra gửi Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng và Sở Khoa học và Công nghệ.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH [42]

Điều 35. Điều khoản chuyển tiếp

1. Sản phẩm, hàng hóa phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tài liệu kỹ thuật mà tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tài liệu kỹ thuật đó (sau đây viết tắt là văn bản kỹ thuật) chư­a được chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì được phép tiếp tục áp dụng văn bản kỹ thuật này để thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho đến khi hoàn thành việc chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định tại Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

2. Công chức trong các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương tiếp tục thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho đến khi được bổ nhiệm, chuyển xếp vào ngạch kiểm soát viên chất lượng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Nghị định này.

Điều 36. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và những quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 37. Hướng dẫn thi hành

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 38. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Tùng

 

 



[1] Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.”.

[2] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[4] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[5] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[6] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[7] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[8] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[9] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[10] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[11] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[12] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[13] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[14] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[15] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[16] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[17] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[18] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[19] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[20] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[21] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[22] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018

[23] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[24] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[25] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[26] Mục này bao gồm các Điều 19a, 19b, 19c, 19d được bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[27] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[28] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[29] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[30] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[31] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[32] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[33] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[34] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[35] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[36] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[37] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[38] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[39] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[40] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[41] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

[42] Điều 2 và Điều 3 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 quy định như sau:

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

2. Các quy định khác về chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp, Giải thưởng chất lượng quốc gia, mã số, mã vạch tại các văn bản quy phạm pháp luật cùng cấp và cấp thấp hơn Nghị định này hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

3. Điều khoản chuyển tiếp

Quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực còn thời hạn hiệu lực, được tiếp tục duy trì cho đến hết thời hạn hiệu lực ghi trên quyết định chỉ định.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 03/VBHN-BKHCN

Hanoi, August 06, 2018

 

DECREE

ELABORATION OF THE LAW ON QUALITY OF PRODUCTS AND GOODS

The Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008 of the Prime Minister elaborating the Law on quality of products and goods, which comes into force from January 17, 2009, is amended by:

The Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018 of the Prime Minister providing amendments to the Government’s Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008 elaborating the Law on quality of products and goods, which comes into force from July 01, 2018.

Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on quality of products and goods dated November 21, 2007;

At the request of the Minister of Science and Technology of Vietnam[1],

DECREE:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Decree elaborates on certain Articles of the Law on quality of products and goods in terms of quality control of products and goods; inspection of quality of products and goods; national quality awards; state management of quality of products and goods.

Article 2. Regulated entities

This Decree applies to organizations and individuals that produce and/or trade products and goods, and those involved in quality of products and goods in Vietnam.

Article 3. Potentially unsafe products and goods

1. Rules for identification of potentially unsafe products and goods (products or goods classified into group 2) shall be established on the following grounds:

a) The capability of causing unsafety of the product or good;

b) State management requirements and competences in each period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Chemical, physical and biological nature;

b) Functional structure and principles;

c) Transportation, warehousing, storage and use.

3. Pursuant to the provisions of Clause 1 and Clause 2 of this Article, supervisory ministries of relevant sectors/industries shall determine group-2 products and goods and their HS codes in conformity with Vietnam’s nomenclature of exports and imports and provide reasons for their determination in order to establish relevant national technical regulations and measures for management of such group-2 products and goods in their managed sectors and industries as prescribed in Clause 2 Article 32 of this Decree.

4. Supervisory ministries of relevant sectors/industries shall collaborate and reach agreement with the Ministry of Science and Technology of Vietnam on determination of group-2 products and goods, and formulation of respective national technical regulations and measures for management of such group-2 products and goods included in such national technical regulations. Formulation of respective national technical regulations shall comply with regulations of law on technical regulations and standards.

Chapter II

STATE MANAGEMENT OF QUALITY OF PRODUCTS AND GOODS

Section 1. QUALITY CONTROL DURING MANUFACTURING

Article 4. Ensuring product quality during manufacturing before placing products on market

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Ensure that their products are safe for human, animals, plants, property and environment;

b) Self-determine and give warning of the capability of causing unsafety of the product.

c)[2] Manufacturers must abide by the provisions of Article 19b of this Decree when putting codes/barcodes on their products/goods or their packages.

2[3]. With regard to group-2 products, manufacturers are required to follow procedures for declaration of conformity of their products with respective national technical regulations. The declaration of conformity shall be elaborated in respective national technical regulations and made by requiring one of the followings:

a) Results of assessment of conformity carried out at the discretion of organizations or individuals;

b) Certification results given by legally registered or accredited certification bodies;

c) Certification results given by legally designated certification bodies.

If the manufactured products to which the measure in Point a or Point b of this Clause is applied have been found to fail to meet the quality standards or to be able to harm humans, animals, plants, property or environment, or there is any complaint or denunciation of their production, these products shall be subject to tighter control measures.

Regarding group-2 products subject to specific manufacturing requirements, the supervisory ministries of relevant sectors/industries shall promulgate national technical regulations on their production process or include specific manufacturing requirements in national technical regulations for such products. Manufacturers shall be responsible to apply national technical regulations concerning their production process and may be given conformity certification by legally registered or accredited certification bodies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The state inspection of product quality in manufacturing (hereinafter referred to as “quality inspection in manufacturing”) shall be conducted by authorities in charge of inspecting quality of products and goods (hereinafter referred to as “inspecting authority”).

2. Quality inspection in manufacturing shall be carried out on the following grounds:

a) Exported goods fail to meet the requirements laid down in Article 32 of the Law on quality of products and goods, and thus adversely influence the national interests and prestige;

b) Goods sold on the market fail to comply with applicable standards or respective national technical regulations. Such unconformity is systematical and repetitive.

3. Contents of quality inspection:

a) Inspect the satisfaction of requirements laid down in respective national technical regulations concerning production process and implementation of measures for state management of product quality in manufacturing;

b) Inspect the performance process and results of conformity assessment, labeling, presentation of marking of conformity with standards or regulations and accompanied documents of the subject product;

c) Perform sample testing for verifying the conformity of the subject product with applicable standards or respective national technical regulations.

This testing procedure shall be performed by a legally designated conformity assessment body if the product is found to fail quality standards after undergoing the inspection procedures specified in Points a and b of this Clause.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 6. Actions against violations during quality inspection in manufacturing

1. If a manufacturer is found to fail to comply with the provisions of Article 28 of the Law on quality of products and goods, the relevant inspection team shall take actions in accordance with the provisions of Article 30 of the Law on quality of products and goods, and issue a notification of unconformable contents to the manufacturer in which the time limit for completing remedial actions must be also indicated. The manufacturer shall remedy unconformable contents at the request of the inspection team, and shall be allowed to place their products on the market only after all of unconformable contents have been successfully remedied. Before placing their remedied products on the market, the manufacturer is required to give a written notification to the relevant inspecting authority.

2. In case the notification must be published on the mass media as prescribed in Point c Clause 1, Clause 2 Article 30 of the Law on quality of products and goods, the inspecting authority shall, depending on the nature and severity of the violation as well as the degree and scope of influence, decide whether the notification will be published on local or central radio or television station or on another means of mass media.

3. In case the imposition of administrative penalties on a violation is deemed necessary, the inspecting authority shall transfer the case to and request competent authority to follow procedures for imposing administrative penalties in accordance with regulations of law on penalties for administrative violations. The authority competent to impose administrative penalties shall notify the inspecting authority of its actions and imposed penalties for monitoring.

Section 2. QUALITY CONTROL OF IMPORTED GOODS

Article 7. Ensuring quality of imported goods (before placing them on market)

1 . Importers must fulfill requirements regarding product quality control as prescribed in Article 34 of the Law on quality of products and goods before placing their imported goods on the market, and also discharge the following responsibilities:

a) Ensure that their goods are safe for human, animals, plants, property and environment;

b) Self-determine and give warning of the risk of causing unsafety of the good.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.[5] In case group-2 products/goods are imported, the state inspection of quality of imported goods shall be carried out through the assessment of the importer's conformity declaration. The declaration of conformity shall be elaborated in respective national technical regulations and made by requiring one of the followings:

a) Results of assessment of conformity carried out at the discretion of organizations or individuals;

b) Certification or inspection results given by legally registered or accredited certification or inspection bodies;

c) Certification or inspection results given by legally designated certification or inspection bodies.

2a.[6] Regarding imported group-2 goods subject to the method of conformity declaration specified in Point a Clause 2 of this Article according to relevant national technical regulations, the importer shall be obliged to:

a) Apply for state inspection of quality of imported goods and undertake that the quality of imported goods conforms to respective technical regulations or applicable standards using Form No. 01 in the Appendix enclosed with this Decree with the authority in charge of inspecting quality of products and goods (hereinafter referred to as “inspecting authority”) and attach the following documents: copies of the contract and packing list (if any), copies (bearing the importer’s certification) of the bill of lading, invoice and declaration of imported goods; certificate of quality issued by a competent authority of the exporting country (written certification of quality or test result); certificate of origin (if any), photographs or description of goods containing mandatory information to be displayed on primary labels and secondary labels (if the primary label fails to contain sufficient information as prescribed); and certificates of free sale (CFS) (if any). Importer shall be fully responsible before the law for the quality of their imported goods;

b) Within 01 working day, obtain the inspecting authority’s certification of the importer’s application for inspection of quality of imported goods given on the application form. The importer shall submit the application form bearing the inspecting authority’s certification to the customs authority for customs clearance purposes;

c) Within 15 working days from the grant of customs clearance, provide the inspecting authority with results of self-assessment of conformity as prescribed.

The importer shall take the full responsibility for the provided results of self-assessment of conformity and guaranteeing the conformity of imported goods with national technical regulations or applicable standards. If the imported goods are found to be unconformable with national technical regulations or applicable standards, the importer shall promptly report the case to the inspecting authority, and take appropriate actions or recall the goods as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Apply for state inspection of quality of imported goods and undertake that the quality of imported goods conforms to respective technical regulations or applicable standards using Form No. 01 in the Appendix enclosed with this Decree with the inspecting authority and attach the documents specified in Point a Clause 2a of this Article. The importer shall be fully responsible before the law for the quality of their imported goods;

b) Within 01 working day, obtain the inspecting authority’s certification of the importer’s application for inspection of quality of imported goods given on the application form. The importer shall submit the application form bearing the inspecting authority’s certification to the customs authority for customs clearance purposes;

c) Within 15 working days from the grant of customs clearance, provide the inspecting authority with the certified true copy of the original (bearing the importer’s signature and seal) of certificate of quality (certificate of conformity with technical regulations given by the certification body or certificate of inspection of conformity with technical regulations given by the inspection body).

Where the goods have already been assessed by the certification body of the exporting country, within 03 working days from the grant of customs clearance, the importer shall submit the certified true copy of the original (bearing the importer’s signature and seal) of certificate of conformity with technical regulations to the inspecting authority. The importer shall take the full responsibility for and guaranteeing the conformity of imported goods with national technical regulations or applicable standards. If the imported goods are found to be unconformable with national technical regulations or applicable standards, the importer shall promptly report the case to the inspecting authority, and take appropriate actions or recall the goods as prescribed by law.

2c.[8] Regarding imported group-2 goods subject to the method of conformity declaration specified in Point c Clause 2 of this Article according to relevant national technical regulations, the importer shall be obliged to:

a) Apply for state inspection of quality of imported goods and undertake that the quality of imported goods conforms to respective technical regulations or applicable standards using Form No. 01 in the Appendix enclosed with this Decree with the inspecting authority and attach the certified true copy of the original (bearing the importer’s signature and seal) of the certificate of quality and the documents specified in Point a Clause 2a of this Article;

b) The inspecting authority shall carry out inspection and take the following steps:

b1) Receive the application for inspection of quality of imported goods using Form No. 02 in the Appendix enclosed herewith and make certification on the importer's application form.

b2) Carry out inspection of the contents specified in Point c of this Clause:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- If the application is sufficient but unsatisfactory, the inspecting authority shall take the following actions:

+ If labeling requirements are not satisfied, the inspecting authority shall provide the importer with a notice of results of state inspection of quality of imported goods indicating the goods’ unconformity with quality standards using Form No. 03 in the Appendix enclosed herewith, in which unconformable contents must be specified, and also request the importer to correct their labels of goods within a maximum duration of 05 working days. The inspecting authority shall give a notice of the goods’ conformity with quality standards only after they are satisfied with the proof of correction of labels provided by the importer;

+ If the quality certificate of imported goods is unconformable with the imported shipment's dossier or the applicable standards or respective technical regulations, the inspecting authority shall make a notice of results of state inspection of quality of imported goods indicating the goods’ unconformity with quality standards using Form No. 03 in the Appendix enclosed herewith, in which unconformable contents must be specified, and send it to the customs authority and the importer. The case shall be also reported to competent authorities to take actions as prescribed in Clause 2 Article 8 of this Decree;

- If the application is insufficient, the inspecting authority shall point out the documents to be supplemented in the application receipt note and request the importer to complete the application within 15 working days. If failing to complete the application within this time limit, the importer shall send a document indicating reasons thereof and deadline for completing the application to the inspecting authority. The inspection shall be continued after the importer has submitted a complete application.

If the importer fails to complete the application within the prescribed time limit, within 01 working day from the deadline for completing the application, the inspecting authority shall give a notice of results of state inspection of quality of imported goods using Form No. 03 in the Appendix enclosed herewith. The notice clearly indicates that “Documents of the shipment are insufficient" and shall be sent to the importer and customs authority. The inspecting authority shall play the leading role and cooperate with other competent authorities in carrying out ad hoc inspection of quality of goods at the importer's premises.

c) The inspecting authority shall carry out the following inspection contents:

c1) Inspect the adequacy of the application for quality inspection of imported goods;

c2) Inspect results of conformity assessment, conformity marking, labels of goods (if labeling is required) and accompanied documents of the subject product or good:

- Inspect the conformity of the quality certificate of the imported shipment with the requirements laid down in respective technical regulations or applicable standards and other regulations of law in force; inspect the accuracy and consistency of information included in the application for quality inspection;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Inspect the position, color, size and language of the label;

- Inspect the conformity marking presented directly on the product or good or on their package or label;

c3) Inspect the written approval given by the supervisory ministry of relevant sector/industry to imported group-2 product or good with new features which pose risk of causing unsafely but are not yet prescribed in respective technical regulations.

3. Regarding group-2 goods for which respective technical regulations concerning their production process are available, the importer shall provide the certification of satisfaction of manufacturing requirements given by a legally designated or accredited certification body.

4. If a group-2 good bears new features which may pose risk of causing unsafely under reasonable and proper transport, warehousing, storage or use conditions but are not yet prescribed in respective technical regulations or a good is first imported into Vietnam and poses risk of causing unsafely, the importer shall assume responsibility to prove that such imported good is safe for humans, animals, plants, property and environment in accordance with regulations of supervisory ministry of relevant sector/industry. The placing of this type of imported goods on the market requires approval from the supervisory ministry of relevant sector/industry.

5. Quality of goods manufactured by enterprises located in export-processing zones for domestic consumption shall be controlled in the same manner as imported goods.

6.[9] Where the importer applies for quality inspection via the National Single Window Portal, both registration of inspection and inspection results shall be given via the National Single Window Portal.

If the imported goods to which the measure in Clause 2a or Clause 2b of this Article is applied have been found to fail to meet the quality standards or to be able to harm humans, animals, plants, property or environment, or there is any complaint or denunciation of their production or import, these imported goods shall be subject to tighter control measures.

7.[10] Group-2 products and goods exempted from the quality inspection upon importation include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Goods of diplomatic organizations or individuals, or international organizations within the specified duty-free allowance (excluding motor vehicles, heavy-duty vehicles and electric bicycles);

c) Sample products for advertising purpose only, not being meant for consumption; sample products used in scientific and production-oriented researches; sample products used in tests carried out for the purpose of inspection or certification of conformity with the national technical regulations or inter-laboratory tests;

d) Goods temporarily imported for display or exhibition at trade fairs (excluding motor vehicles, heavy-duty vehicles and electric bicycles);

dd) Gifts or donations within the relevant within the specified duty-free allowance (excluding motor vehicles, heavy-duty vehicles and electric bicycles);

e) Goods exchanged between border residents that fall within the specified within the duty-free allowance;

g) Goods, supplies, machinery and equipment temporarily imported for re-export which are not consumed and used in Vietnam (excluding motor vehicles, heavy-duty vehicles and electric bicycles);

h) In-transit, merchanting and transshipment goods;

i) Goods sent from foreign countries to bonded warehouses (excluding goods sent from bonded warehouses for domestic consumption);

k) Raw materials, supplies and sample products provided by foreign traders for processing or manufacturing of exports;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



m) Goods re-imported for repair or recycling at the request of foreign partners;

n) Goods imported to serve emergency demands according to the Government’s or Prime Minister’s directives;

o) Goods imported for national defense and security purposes;

p) Other goods serving non-business purposes (in the non-trade form) as prescribed by law.

8.[11] Reduction or exemption of inspection of quality of imported group-2 goods shall be applied, subject to the following provisions:

a) Regarding imported goods (excluding means of transport) which have the same name, usage, brand, type, technical specifications, are made by a manufacturer, are of the same origin, and are imported by the same importer, and, after 03 consecutive imports, gain the results of conformity with the national technical regulations based on which the inspecting authority has issued a written document confirming the exemption from the quality inspection within a period of 02 years, including the following information: Name, brand, type, technical specifications, origin, manufacturer, quantity and volume of imported goods as registered, and unit of measurement.

In order to be eligible for such exemption or reduction, the importer shall submit an application indicating such information as name, brand, type, technical specifications, origin, manufacturer, quantity and volume of imported goods as registered, unit of measurement, and results of assessment of conformity with national technical regulations in 03 consecutive times.

b) During duration of such exemption or reduction:

- Every 03 months, the importer must submit a report on the import status enclosed with the results of assessment of conformity with national technical regulations or applicable standards to the inspecting authority for its performance of supervision and post-inspection tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) During the reduction or exemption period, if the imported goods sold on the market are found to be not conformable with the national technical regulations or applicable standards or if the complaints or denunciations of results of the assessment of conformity are verified as true or when the imported shipment fails to pass an ad hoc inspection of conformity, the inspecting authority shall give a notice of suspension of the exemption regime.

The inspecting authority shall annually conduct a verification visit to the importer’s storage facility. The Ministry of Science and Technology of Vietnam shall stipulate procedures and contents of inspection of quality of products and goods in manufacturing.

9.[12] State inspection of quality of imported goods shall be undertaken by agencies having assigned or decentralized authority over the quality of products/goods that are affiliated to regulatory ministries of relevant sectors/industries, and specialized agencies affiliated to provincial People's Committees. The declaration of conformity shall be carried out in accordance with regulations of law on technical regulations and standards.

Article 8. State inspection of quality of imported goods and actions against violations

1. State inspection of quality of imported goods (hereinafter referred to as “quality inspection of imported goods”) shall be undertaken by inspecting authorities if such imported goods are classified in group 2 or show signs or pose risk of causing unsafety.

2. Contents of the quality inspection of imported goods shall be same as those specified in Clause 2 Article 27; inspection procedures shall comply with the provisions of Article 35 and actions against violations found during inspection shall be taken according to Article 36 of the Law on quality of products and goods.

If the imported goods meet quality requirements, the inspecting authority shall give notice to the relevant customs authority and importer for completing customs clearance procedures. If the imported goods fail to meet quality requirements, the inspecting authority shall, depending on the nature and severity of the violation, request the competent authority to adopt one or some of the following measures:

a) Request the importer to re-export such goods;

b) Request the importer to recycle or destruct such goods as prescribed. Recycled goods must also comply with regulations on management of imported goods;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Payment of costs and charges of quality inspection of imported goods shall comply with the provisions of Article 37 of the Law on quality of products and goods.

Section 3. QUALITY CONTROL OF EXPORTED GOODS

Article 9. Ensuring quality of exported goods before export

Exporters shall assume responsibility to meet the requirements laid down in Article 32 of the Law on quality of products and goods before shipping their goods for export.

Article 10. State inspection of quality of exported goods and actions against violations

1. Goods which meet the requirements laid down in Article 32 of the Law on quality of products and goods shall be exported without bearing inspection of inspecting authorities.

2. In case exported goods fail to meet quality standards and thus aversely influence the national interests and prestige, inspecting authorities shall carry out quality inspection in manufacturing as prescribed in Article 5 and take appropriate actions as prescribed in Article 6 of this Decree.

3. Placing exported goods on the domestic market must comply with management requirements laid down in Section 1 Chapter II of this Decree.

Section 4. QUALITY CONTROL OF GOODS PLACED ON MARKET

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Only goods which meet the requirements laid down in Article 4 and Article 7 of this Decree shall be placed on the market.

Article 12. Quality inspection of goods placed on market

1. Inspecting authorities shall develop methods for collecting information and analyzing unconformable contents and goods failing to meet quality standards, quality status of goods placed on the market in order to formulate plan and estimate of costs of annual inspection as well as determine the goods subject to inspection.

2.[13] Depending on the type of inspection which may be carried out according to the inspection plan approved by competent authorities, on an ad hoc manner or under a competent authority’s direction, the inspecting authority shall conduct an inspection of goods which are being placed on the market as follows:

a) Inspect the compliance with regulations of law on quality of products and goods;

b) If a good has been found to show any signs of failure to meet quality standards through the inspection in Point a of this Clause, samples shall be taken and sent to a qualified conformity assessment body for testing to check the conformity of the good with applicable standards or respective national technical regulations. The employed conformity assessment bodies must ensure independence and objectivity, and assume legal responsibility for their provided assessment results.

Article 13. Actions against violations found during quality inspection of goods placed on market

1. Inspecting authorities shall carry out quality inspection of goods placed on the market according to the inspection procedures in Article 39 and take actions against any detected violations according to Article 40 of the Law on quality of products and goods. Quality controllers or inspection teams shall notify unconformable contents and time limits for completing remedial actions to sellers. The seller shall be allowed to continue selling goods after remedying all unconformable contents and sending a written notification thereof to the inspecting authority.

2. In case the notification must be published on the mass media as prescribed in Point c Clause 1, Point c Clause 2 Article 40 of the Law on quality of products and goods, the inspecting authority shall, depending on the nature and severity of the violation as well as the degree and scope of influence, decide whether the notification will be published on local or central radio or television station or on another means of mass media.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 13a. Responsibilities of organizations and individuals licensed to manufacture and place products and goods on market [15]

1. Any products and goods placed on the market must ensure no harm to humans, animals, plants, property and environment.

2. Where a product or good which is being placed on the market is found not to meet safety requirements laid down in respective technical regulations or standards, or to cause potential harm to humans, animals, plants, property or environment, the relevant organization or individual that manufactures and places that product or good on the market shall take appropriate actions, recall that product or good, and comply with request of competent authorities.

Article 13b. Valuation of violating products and goods sold [16]

1. The volume of a product or good sold is total amount of that product or good determined according to invoices, evidencing documents or records established at the date of receipt of that product or good immediately preceding the inspection date, minus that product or good inventory determined at the inspection date.

2. Value of a violating product or good sold equals the unit price at which that product or good is sold at the time immediately preceding the date on which the violation is detected multiplied by the volume of that product or good sold.

3. The Ministry of Science and Technology of Vietnam shall provide detailed guidelines on valuation of violating products and goods sold as prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

Section 5. QUALITY CONTROL OF GOODS DURING USE

Article 14. Ensuring quality of goods during use

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Goods included in the List of goods subject to inspection during use shall be put into use only after obtaining certificate of inspection results.

3. Users or owners of goods subject to compulsory inspection shall pay all inspection costs and inspection service fees. Costs of inspection shall be paid under specific agreement made with the inspection body.

The Ministry of Finance of Vietnam shall stipulate inspection service fees for goods subject to compulsory inspection during use, collection and management thereof.

Article 15. Quality control of goods subject to management during use

Supervisory ministries of relevant sectors/industries shall, within the ambit of their assigned management tasks prescribed in Clause 2 Article 32 of this Decree, stipulate lists and procedures for management of goods subject to initial inspection or testing and those subject to periodical inspection during use.

Article 16. Inspection of quality of goods subject to management during use and actions against violations

1. With regard to goods subject to management during use, inspecting authorities shall develop methods for collecting information for giving warning of risks of unsafely, goods failing to meet quality standards, quality status of goods subject to management during use in order to formulate plan and estimate of costs of annual inspection as well as determine the goods subject to inspection.

2. Depending on the inspection plan and quality status of goods subject to management during use, the inspecting authority shall conduct quality inspection of goods subject to management during use as follows:

a) Inspect the satisfaction of requirements laid down in respective national technical regulations concerning the use of goods and implementation of measures for state management of quality of goods during use;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Inspect the compliance with inspection requirements, inspection results and instructions for use accompanied with the subject goods;

c) In case the requirements mentioned in Point a or b of this Clause are found not to be fully satisfied, or the subject goods are found not to meet quality standards, the inspecting authority shall consider to employ a legally designated conformity assessment body to carry out testing for such goods;

The employed conformity assessment body must ensure independence and objectivity, and assume legal responsibility for their provided assessment results.

3. When detecting any good which fails to meet inspection requirements or respective technical regulations, the inspection team or inspecting authority shall, depending on the nature and severity of the violations, take the following actions:

a) Notify unconformable contents and the time limit for completing remedial actions to the good owner;

b) Request the the good owner to temporarily suspend the use of the good and adopt appropriate measure for publishing such suspension. All unconformable contents must be remedied, and the good must be inspected and granted certificate of re-inspection results before it is put into use;

c) Request a competent authority to conduct inspection, impose administrative penalties, confiscate, destruct or permanently suspend the use of the good.

Section 6. CONFORMITY ASSESSMENT

Article 17. Conformity assessment bodies and registration of their conformity assessment services [17]

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Registration of operation of a conformity assessment body shall comply with the Decree No. 107/2016/ND-CP.

Article 18. Designation of conformity assessment bodies and accreditation of conformity assessment results [18]

1. Conformity assessment bodies that have successfully completed operation registration procedures as prescribed in Article 17 of this Decree shall be entitled to participate in assessment of conformity of group-2 products and goods as prescribed in Point a, Point b Clause 2 Article 4 and Point a, Point b Clause 2 Article 7 of this Decree.

2. Conformity assessment bodies designated by competent authorities shall be entitled to participate in assessment of conformity of group-2 products and goods as prescribed in Clause 2 Article 4 and Clause 2 Article 7 of this Decree.

3. Supervisory ministries of relevant sectors/industries, and provincial People's Committees shall designate conformity assessment bodies to carry out testing, inspection and certification of products and goods under their management as prescribed in Clause 2 of this Article.

4. Supervisory ministries of relevant sectors/industries, and provincial People's Committees shall publish lists of designated conformity assessment bodies, legally registered conformity assessment bodies and accredited conformity assessment bodies as prescribed in Clause 2 Article 26 of the Law on quality of products and goods.

Article 18a. Eligibility requirements for being designated as conformity assessment bodies [19]

1. Eligibility requirements to be satisfied by a testing body

a) It has been issued with certificate of registration of testing services as prescribed in the Decree No. 107/2016/ND-CP, which covers the testing sector specified in its application for designation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



As regards tests for which proficiency testing or inter-laboratory comparison cannot be conducted, the requesting testing body must supplement its test method dossier, give confirmation of useful value of the test method and reference materials to control the testing quality.

2. Eligibility requirements to be satisfied by inspection and certification bodies

They have obtained certificates of registration of inspection and certification services as prescribed in the Decree No. 107/2016/ND-CP, which covers the inspection and certification sector specified in their applications for designation.

Article 18b. Application for designation [20]

1. In case of initial designation, the application shall include:

a) The application form made using Form No. 04 in the Appendix enclosed herewith;

b) The copy of certificate of registration of testing, assessment, inspection or certification services;

c) The list of analysts, assessors, inspectors and assessment experts which is made using Form No. 05 in the Appendix enclosed herewith and accompanied by copies of their qualifications;

d) The list of technical documents, respective standards and procedures for testing, assessment, inspection or certification which is made using Form No. 06 in the Appendix enclosed herewith and accompanied by copies of such documents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) The copy of certificate of accreditation of competence to provide testing, assessment, inspection or certification services granted by a legal accreditation body (if any);

g) The copy of the report on proficiency testing or inter-laboratory comparison with respect to the test method applied to products/goods in question (if the applicant is a testing body).

As regards tests for which proficiency testing or inter-laboratory comparison cannot be conducted, the requesting testing body must supplement its test method dossier, give confirmation of useful value of the test method and reference materials to control the testing quality.

Where a conformity assessment body submits an application of operation registration (as prescribed in the Decree No. 107/2016/ND-CP dated July 01, 2016) and an application for designation at the same time, the application for designation may not include the documents specified in Points b, c, d, dd and e of this Clause.

2. In case of change or addition of scope and sector to be designated, the application shall include:

a) The application form made using Form No. 09 in the Appendix enclosed herewith;

b) The copy of certificate of registration of testing, assessment, inspection or certification services; the copy of decision on designation of the conformity assessment body;

c) The list of analysts, assessors, inspectors and assessment experts in charge of the scope or sectors specified in the application which is made using Form No. 05 in the Appendix enclosed herewith and accompanied by copies of their qualifications;

d) The list of technical documents, respective standards and procedures for testing, assessment, inspection or certification in respect of the scope or sectors specified in the application which is made using Form No. 06 in the Appendix enclosed herewith and accompanied by copies of such documents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) The copy of certificate of accreditation of competence to provide testing, assessment, inspection or certification services in respect of the scope or sectors specified in the application granted by a legal accreditation body (if any);

g) The copy of the report on proficiency testing or inter-laboratory comparison with respect to the test method applied to products/goods in question (if the applicant is a testing body).

As regards tests for which proficiency testing or inter-laboratory comparison cannot be conducted, the requesting testing body must supplement its test method dossier, give confirmation of useful value of the test method and reference materials to control the testing quality.

3. In case of re-issuance of designation decision to a conformity assessment body whose designation decision has been lost or damage or whose name and/or address are changed or whose scope of designation is narrowed, the application shall include:

a) The application form made using Form No. 10 in the Appendix enclosed herewith;

b) The original of the damaged designation decision (if the designation decision has been damaged).

4. Within 90 days before the expiry of the designation decision, the conformity assessment body that still wishes to apply for designation shall submit the same application as that for initial designation prescribed in Clause 1 of this Article. The application submitted by the testing body that has been already designated shall also include documents proving its participation in at least one proficiency testing or inter-laboratory comparison applied to their designated testing sector.

Article 18c. Submission methods [21]

When a conformity assessment body wishes to participate in testing, assessment, inspection or certification serving state management in a specific sector, it shall submit an application for designation to the supervisory ministry of relevant sector/industry or provincial People's Committee (hereinafter referred to as “designating authority”) in the following manners:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. If the application is submitted by post, the authenticated copies or certified true copies (bearing the applicant’s signature and seal) of the documents specified in Article 18b of this Decree shall be submitted.

Article 18d. Designation procedures [22]

1. In case of initial designation or change o addition of scope and sector to be designated:

a) Within 03 working days from the receipt of the application, if the application is inadequate or invalid as prescribed, the designating authority shall request the applicant in writing to complete its application;

b) Within 20 working days from the receipt of a valid application, the designating authority shall appoint its specialist(s) or establish an assessment team to conduct a verification visit to the applicant’s premises. Contents of this verification visit are specified in Point c of this Clause.

In case of change or modification of the designation, if the application is adequate and valid, the designating authority shall examine the received application without conducting the verification visit. In case the application is adequate but includes unconformable contents, or at the request of a competent authority, or there is any information about violations related to the received application, the verification visit shall be required.

The applicant should be notified in writing of this verification visit. Specialist(s) or members of the assessment team in charge of the verification visit must complete training courses in quality control system corresponding to each type of organization of the applicant. Upon completion of the verification visit, a verification record must be prepared and signed by the in-charge specialist(s) or members of the assessment team.

If the applicant is requested to remedy the unconformable contents specified in the verification record, the designating authority must be satisfied with a report on such remedial actions within a maximum duration of 30 days. In case an extension to this time limit is needed, the applicant shall send a written notification indicating the official deadline for completion of its remedial actions to the designating authority.

Within 05 working days from the receipt of the report, if the applicant meets the requirements as prescribed, the designating authority shall issue a designation decision to the applicant using Form No. 08 in the Appendix enclosed herewith. Depending on the actual capacity of the applicant, the designating authority shall decide the validity period of the designation decision which shall not exceed 05 years from the day on which it is signed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The verification visit is conducted to assess the followings:

- The applicant’s compliance with laws in the sector specified in the application;

- The authenticity of the application;

- Other activities related to the sector specified in the application.

Costs of the verification visit shall be covered by the applicant.

2. In case of re-issuance of the designation decision:

Within the validity period of the designation decision, the conformity assessment body that wishes to apply for re-issuance of the designation decision shall submit an application as prescribed in Article 18b of this Decree to the designating authority.

Within 05 working days from the receipt of an adequate and valid application, the designating authority shall consider re-issuing the designation decision. If an application is unsatisfactory, the designation decision shall give a written response indicating unsatisfactory contents to the applicant.

Article 18dd. Responsibilities of supervisory ministries of relevant sectors and industries, and Provincial People’s Committees [23]

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Receive and process applications for designation and issue designation decisions to eligible conformity assessment bodies to serve the inspection and assessment of products and goods as prescribed in respective technical regulations issued by supervisory ministries of relevant sectors/industries or in relevant legislative documents.

3. Within 05 working days from the issue date of a designation decision, publish the list of designated conformity assessment bodies on their website, and notify such designation to the Ministry of Science and Technology of Vietnam for monitoring and information consolidation.

4. Carry out inspection of conformity assessment services rendered by designated conformity assessment bodies as prescribed by law.

5. In December every year or on ad hoc basis, submit reports on designation of conformity assessment bodies to the Ministry of Science and Technology of Vietnam for its preparation and submission of consolidated report to the Prime Minister.

Article 18e. Responsibilities of designated conformity assessment bodies [24]

1. Perform the rights and obligations prescribed in Article 19 and Article 20 of the Law on quality of products and goods. If a designated conformity assessment body is found to violate the provisions of this Decree or Article 20 of the Law on quality of products and goods, it shall, depending on the nature and severity of the violation, be liable to penalties as prescribed by law.

Within the validity period of its designation decision, the designated testing body shall also participate in at least one proficiency testing or inter-laboratory comparison scheme applied to its in-charge testing sector and products/goods specified in the designation decision.

2. By December 15 of each year or on ad hoc basis, submit reports on their provision of conformity assessment services as designated using Form No. 11 in Appendix enclosed herewith to relevant designating authorities.

3. Inform their designating authorities of any changes that may influence their capacity for providing designated testing, assessment, inspection or certification services within 15 days from the occurrence of the change.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The revocation of a designation decision shall be considered if the designated conformity assessment body:

1. commits repeated violations against the provisions of Clause 6 Article 8 or Article 20 of the Law on quality of products and goods or the provisions of this Decree;

2. fails to discharge its respective responsibilities as prescribed in Article 18e of this Decree within 02 consecutive years;

3. fails to meet one of the eligibility requirements laid down in Article 18a of this Decree;

4. forges or falsifies any documents included in the application for designation; grant false conformity assessment results;

5. Erases or alters any contents of the designation decision; or

6. fails to complete remedial measures against violations at the request of the inspecting authority.

Article 19. Costs of conformity assessment

1. Manufacturers and traders shall pay costs of conformity assessment services as agreed upon with relevant conformity assessment bodies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 7. CODES AND BARCODES AND MANAGEMENT THEREOF [26]

Article 19a. Assignment of state management tasks of codes and barcodes

1. The Ministry of Science and Technology of Vietnam that takes charge of assisting the Government in exercising the consistent state management of codes, barcodes and code/barcode system-based technologies shall have the rights and responsibilities to:

a) formulate strategies, programs, schemes, projects, standards, technical regulations and relevant legislative documents on codes and barcodes;

b) instruct relevant ministries, regulatory authorities, provincial People’s Committees and relevant organizations and individuals to use codes and barcodes.

2. The Directorate for Standards, Metrology, and Quality that is the standing agency in charge of assisting the Ministry of Science and Technology of Vietnam in exercising the state management of codes and barcodes shall have the rights and responsibilities to:

a) give instructions for use of codes and barcodes, disseminate and initiate the use of codes and barcodes according to standards issued by the international organization for codes and barcodes (hereinafter referred to as “GS1”);

b) issue and manage GS1 codes and barcodes; manage and render services authorized by GS1; exploit the national code and barcode database and resources;

c) act as a representative of Vietnam at GS1 and carry out activities involved in international cooperation in codes and barcodes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) does research on development of applications, provide services and solutions on codes and barcodes, and other relevant technologies;

e) take charge of inspection and take actions against complaints and denunciations of codes and barcodes.

3. Ministries, regulatory authorities and provincial People's Committees shall cooperate with the Ministry of Science and Technology of Vietnam in initiating the use of codes and barcodes in their management sectors/scope.

4. The Ministry of Finance of Vietnam shall play the leading role and cooperate with the Ministry of Science and Technology of Vietnam and relevant authorities in formulating regulations and guidelines on collection, management and use of code and barcode-related fees and charges.

Article 19b. Responsibilities of code and barcode users

1. Users of codes and barcodes compliant with GS1 standards and prefixed with “893” defined as the country code of Vietnam shall:

a) follow procedures for registration of codes and barcodes with competent authorities;

b) create codes and barcodes and attach them to objects in their possession as prescribed;

c) provide competent authorities and other related parties involved in the supply chain with updated information about organizations and objects using codes and barcodes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) not sell or transfer the rights to use codes and barcodes to another organization;

e) give written letter of authorization in case a joint venture or outsourced processing partner is authorized to use codes and barcodes;

g) pay fees for issuance or renewal of certificate of code and barcode use right as prescribed;

h) apply for issuance or re-issuance of certificate of code and barcode use right;

i) send a written notification and return the certificate of code and barcode use right to the relevant competent authorities when they have no demand for codes and barcodes or their business is shut down.

2. Organization that operate in the territory of Vietnam but use foreign codes compliant with GS1 standards shall:

a) ensure that their codes are issued by foreign competent authorities or used with authorization duly given by such code owners;

b) inform and obtain certification of use of foreign codes from competent authorities in case such foreign codes are used with authorization duly given by such code owners.

3. Organizations using codes and barcodes which are not compliant with GS1 standards shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) when placing objects using codes and barcodes on the market or outside their premises, ensure that codes and barcodes currently in use are not the same as or pose a risk of confusion with other GS1 standards-compliant codes and barcodes; give warnings or instructions for distinguishing between them, or remove those codes and barcodes before placing such objects on the market.

4. Distributors and traders of products/goods shall:

a) examine and control the quality and the legality of codes and barcodes on goods before placing them on the market;

b) not distribute and trade products/goods or objects using codes and barcodes in contravention of regulations.

5. Organizations or individuals developing and providing the code and barcode system-based services, solutions and applications shall:

a) ensure that the source of data on objects using codes and barcodes matches the source of data on codes and barcodes under the management of competent authorities or GS1;

b) not disclose any false information about owners of codes and barcodes or objects using codes and barcodes already compliant with applicable regulations;

c) pay fees for use of the national code and barcode data source.

6. The Ministry of Science and Technology of Vietnam shall provide detailed guidelines on use of codes and barcodes as prescribed in this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Application requirements:

a) In case of issuance of certificate of code and barcode use right, the application includes:

- The application form made using Form No. 12 in Appendix enclosed herewith;

- The copy of the enterprise registration certificate, investment registration certificate or establishment decision.

b) In case of re-issuance of certificate of code and barcode use right, the application includes:

- The application form made using Form No. 13 in Appendix enclosed herewith;

- The copy of the enterprise registration certificate, investment registration certificate or establishment decision in case of change of name and/or address;

- The original of the certificate (unless the certificate has been lost).

2. Submission methods:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Application processing steps:

a) Issuance of a new certificate:

If the application is inadequate as prescribed, within 05 working days from the receipt of the application, the standing agency in charge of codes and barcodes shall request the applicant to complete its application;

If the application is adequate and valid, and the applicant has fully paid fees as prescribed, within 20 working days from the receipt of the application, the standing agency in charge of codes and barcodes shall issue the certificate of code and barcode use right using Form No. 14 in the Appendix enclosed herewith;

The validity period of the certificate shall not exceed 03 years from its issue date.

b) In case of re-issuance of the certificate:

The certificate of code and barcode use right shall be issued to the organization or individual whose certificate is unexpired but has been lost or damaged or whose name and/or address are changed;

Within 15 working days from the receipt of an adequate and valid application, the standing agency in charge of codes and barcodes shall re-issue the certificate of code and barcode use right to the applicant. If an application is refused, the standing agency in charge of codes and barcodes shall give its written reasons for such refusal;

The validity period of the certificate shall be the same as that of the former certificate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. An application shall include:

a) The application form made using Form No. 15 or Form No. 16 in the Appendix enclosed herewith;

b) In case of application for certification of use of foreign codes: copies of documentary evidences that the foreign partner authorizes the applicant to use a code or barcode in the form of an authorization letter or contract, and that the authorizing entity legally owns that code or barcode, and list of products assigned the authorized code, etc.;

c) In case of application for certification of authorization to use codes or barcodes: the copy of the authorization letter or contract enclosed with the list of products assigned the authorized code.

2. Submission methods:

Organizations or individuals wishing to apply for certification of use of foreign codes or authorization to use codes or barcodes shall prepare applications as prescribed in Clause 1 of this Article, and submit them either directly or by post to standing agencies in charge of codes and barcodes. In case of direct submission, the originals of documents shall be submitted for verification purpose. If the application is submitted by post, authenticated copies or certified true copies bearing the applicant’s signature and seal shall be submitted.

3. Procedures for issuance of certificate of use of foreign codes or authorization to use codes and barcodes:

a) If the application is inadequate as prescribed, within 05 working days from the receipt of the application, the standing agency in charge of codes and barcodes shall request the applicant to complete its application;

b) If the application is adequate and valid, and the applicant has fully paid fees as prescribed, within 20 working days from the receipt of the application, the standing agency in charge of codes and barcodes shall issue the certificate of use of foreign codes or authorization to use codes and barcodes using Form No. 17 or Form No. 18 in the Appendix enclosed herewith.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



ORGANIZATION OF QUALITY INSPECTION OF PRODUCTS AND GOODS

Article 20. Authorities in charge of inspecting quality of products and goods

1. Central authorities in charge of inspecting quality of products and goods include general departments/departments exercising the state management of quality of products and goods or other agencies affiliated to Ministries assigned to conduct quality inspection of products and goods.

2. Provincial authorities in charge of inspecting quality of products and goods include specialized agencies affiliated to provincial People's Committees and taking charge of exercising state management of quality of products and goods in provinces or cities and shall conduct quality inspection of products and goods within their management provinces according to regulations issued by supervisory ministries of relevant sectors/industries.

3. Depending on specific requirements, supervisory ministries of relevant sectors/industries and provincial People's Committees shall stipulate functions, tasks, powers and organizational structure, and reach agreement with the Ministry of Home Affairs of Vietnam on payroll of quality controllers of the authorities in charge of inspecting quality of products and goods specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Article 21. Assignment of tasks to conduct quality inspection of products and goods of inspecting authorities affiliated to supervisory ministries of sectors/industries

1. Inspecting authorities affiliated to supervisory ministries of sectors/industries shall carry out quality inspection of products and goods in sectors assigned under Decrees defining the functions, tasks, powers and organizational structure of their ministries, including quality inspection in manufacturing, during import/export, placing on the market and use of the following products and goods:

a) Products in manufacturing as prescribed in Clause 2 Article 32 of this Decree;

b)[27] Imported/exported goods, goods placed on the market, goods currently in use as prescribed in Clause 2 Article 70 of the Law on quality of products and goods, Clause 3 Article 32 of this Decree, goods included in the lists prescribed in Article 15 of this Decree and the Law on food safety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Products in manufacturing as prescribed in Point p Clause 2 Article 32 of this Decree;

b) Imported/exported goods, goods placed on the market, goods currently in use as prescribed in Clause 4 Article 69 of the Law on quality of products and goods.

3. Inspecting authorities prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall have the rights and powers defined in Article 46 and discharge the tasks defined in Article 47 of the Law on quality of products and goods, and perform the following tasks:

a) Play the leading role and cooperate with other relevant authorities in performing inspection activities in assigned sectors;

b) Proactively cooperate with market surveillance authorities in taking actions against violations detected during quality inspection of goods placed on the market;

c) Provide professional instructions to local inspecting authorities for directly carrying out inspection tasks;

d) Prepare and submit consolidated reports on quality of products and goods under their management to their governing ministries and the Ministry of Science and Technology of Vietnam.

The Ministry of Science and Technology of Vietnam shall play the leading role and cooperate with supervisory ministries of sectors/industries in promulgating regulations on quality inspection of products and goods placed on the market, formulating and submitting to the Prime Minister for promulgation of regulations on cooperation between the inspecting authorities specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article and local inspecting authorities in inspecting quality of products and goods under their management, and other inspecting agencies, customs authorities, police authorities and market surveillance authorities.

Article 22. Quality controllers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.[28] Professional titles, rank codes and professional qualification requirements applied to public servants specializing in control of quality of products and goods shall be issued by the Ministry of Science and Technology of Vietnam after reaching an agreement on these matters with the Ministry of Home Affairs of Vietnam.

3.[29] (abrogated)

4. Quality controllers shall be provided with separate uniforms, badges and quality controller cards as prescribed by the Ministry of Science and Technology of Vietnam.

Article 23. Funding for quality inspection of products and goods

1. Funding for covering costs of quality inspection of products and goods includes:

a) Funding annually allocated from state budget to supervisory ministries of sectors/industries and provincial People's Committees;

b) Other funding sources.

2. The Ministry of Finance of Vietnam shall play the leading role and cooperate with the Ministry of Science and Technology of Vietnam in issuing specific provisions on spending contents, allocation, management and use of funding for covering costs of state inspection of quality of products and goods.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 24. Award purposes and conditions

1. The national quality award is a form of national-level honor and commendation granted by the Prime Minister to organizations and enterprises that have achieved excellent performance in improving quality of products and goods according to assessment criteria for national quality award, and have lawfully been operating in Vietnam for at least 3 years.

2. The national quality award shall be presented annually.

Article 25. Award forms [30]

1. National quality awards shall include:

a) National quality gold awards;

b) National quality awards.

2. Every winning organization or enterprise shall be awarded a Cup and Certificate of the Ministry of Science and Technology of Vietnam.

3. The Ministry of Science and Technology of Vietnam shall consider recommending the Prime Minister to confer Certificates of Merit to a maximum number of 20 best enterprises winning the national quality gold award for their achievement of excellent performance in improving productivity and quality of products and goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. There is no discrimination between types and scale of participants and no limit on the number of participants.

2. Award consideration must be carried out in a public, objective and fair manner according to scores given by specialists to assessment criteria specified in Article 27 of this Decree.

Article 27. Award criteria [31]

1. The national quality award shall be granted to winners according to the following assessment criteria:

a) Leadership roles;

b) Operational strategies;

c) Customer-oriented and market-oriented policies;

d) Knowledge measurement, analysis and management;

dd) Human resource management;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Business outcomes.

2. The total score of these criteria is 1.000 points.

3. The national quality award shall be presented to organizations or enterprises given 600 points or more. The national quality gold award shall be presented to organizations or enterprises given 800 points or more.

Article 27a. Award management and administration agency [32]

1. The Ministry of Science and Technology of Vietnam assisting the Government in performing the consistent state management of quality awards shall perform the following rights and responsibilities:

a) Hold the national quality award;

b) Report to the Prime Minister on organization and implementation of the annual national quality award’s activities;

c) Ensure adequate funding for organization and implementation of the annual national quality award’s activities which is derived from state budget for science and technology tasks;

d) Carry out inspection and take actions against complaints and denunciations of consideration and presentation of the national quality award;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Cooperate with relevant ministries, regulatory authorities and provincial People's Committees in getting consensual opinions about the presentation of awards to eligible organizations and enterprises, organizing the national quality award and linking the national quality award with other national programs approved by the Prime Minister to assist both participating and winning organizations and enterprises;

g) Take charge of performing international cooperation on quality award's activities; act as a representative of Vietnam in regional and international quality award organizations;

h) Play the leading role and cooperate with Vietnam Television, Voice of Vietnam, Vietnam News Agency, the Government Portal, Vietnam Chamber of Commerce and Industry, and central and provincial mass media agencies in disseminating information about the national quality award;

i) Perform other tasks and powers related to the national quality award as prescribed by law.

2. The Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall be the standing agency in charge of the national quality award and perform the following rights and responsibilities:

a) Propose domestic and foreign cooperation programs, projects and events related to the national quality award to the Ministry of Science and Technology of Vietnam;

b) Play the leading role and cooperate with relevant organizations in performing the national quality award’s activities;

c) Provide detailed requirements of each criterion and scoring method for each criterion as prescribed in Article 27 of this Decree; formulate and guide the implementation of documents and materials specially designed for the national quality award;

d) Propose the list of members of the national council to the Minister of Science and Technology of Vietnam to seek its decision;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Establish local prequalification councils;

g) Provide professional training courses in the national quality award to members of prequalification councils, assessment specialists and participating organizations and enterprises;

h) Disseminate information on the national quality award;

i) Organize the annual award ceremony attended by winning organizations and enterprises;

k) Perform international cooperation activities on the quality award; act as a representative of Vietnam in regional and international quality award organizations according to regulations of competent authorities; nominate organizations and enterprises winning the national quality gold award to compete in regional and international quality awards;

m) Deal with complaints and denunciations relating to the national quality award; report and request the Minister of Science and Technology of Vietnam to take actions against violations relating to the national quality award committed by organizations and enterprises, and other relevant individuals.

3. Ministries and regulatory authorities shall perform the following rights and responsibilities:

a) Hold annual national quality award's activities within their jurisdiction according to the plan of the Ministry of Science and Technology of Vietnam;

b) Propose ministerial or sectoral tasks, plans and programs on the national quality award, and submit annual reports on national quality award's activities to the Ministry of Science and Technology of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Direct ministerial and sectoral prequalification councils to consider assessing organizations and enterprises participating in the national quality award, and provide the national council with the list of eligible organizations and enterprises;

dd) Disseminate information and instruct organizations and enterprises under their management to apply for the national quality award with ministerial and sectoral prequalification councils.

4. Provincial People's Committees shall play the leading role in performing the national quality award’s activities in their provinces, and perform the following rights and responsibilities:

a) Hold annual national quality award's activities in their provinces according to the plan of the Ministry of Science and Technology of Vietnam;

b) Ensure adequate funding for organization and implementation of the annual national quality award’s activities which is derived from provincial-government budget for science and technology tasks;

c) Propose provincial tasks, plans and programs on the national quality award, and submit annual reports on national quality award's activities to the Ministry of Science and Technology of Vietnam;

d) Direct provincial prequalification councils to consider assessing organizations and enterprises participating in the national quality award, and provide the national council with the list of eligible organizations and enterprises;

dd) Disseminate information and instruct organizations and enterprises under their management to apply for the national quality award with provincial prequalification councils.

Article 27b. Prequalification councils [33]

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Provincial prequalification councils that are established according to decision issued by the standing agency in charge of the national quality award at the request of Directors of provincial Departments of Science and Technology.

b) Ministerial or sectoral prequalification councils that are established after obtaining the approval from the Ministry of Science and Technology of Vietnam.

A prequalification council shall be composed of 07 to 11 members, including the council’s chairperson, a deputy chairperson and other members. Members of a provincial prequalification council are representatives of provincial departments, divisions or agencies and other provincial organizations. Members of a ministerial or sectoral prequalification council are representatives of specialized agencies or units affiliated to such ministry or regulatory authority and other relevant organizations. Members of a prequalification council must have expertise in quality control and a thorough grasp of assessment criteria and requirements of the national quality award.

2. A prequalification council shall:

a) receive application forms and supporting documents for the national quality award from organizations and enterprises;

b) carry out consideration and assessment of received applications and verification visits to the premises of the participating organizations and enterprises;

c) make assessment reports and submit the list of eligible organizations and enterprises to the national council;

d) give written assessment results and response to participating organizations and enterprises after obtaining assessment results.

Article 27c. National council [34]

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The national council shall:

a) propose programs on the national quality award to the Ministry of Science and Technology of Vietnam;

b) consider, assess and examine applications submitted by prequalification councils;

c) conduct verification visits to the premises of participating organizations and enterprises if necessary;

d) submit the list of eligible organizations and enterprises to the Ministry of Science and Technology of Vietnam for its consideration and submission of request to the Prime Minister to present the national quality award and the Prime Minister’s Certificate of Merit.

Article 28. Application requirements and award consideration procedures [35]

1. Application for the award

Organizations and enterprises shall apply for participation in the national quality award with prequalification councils of provinces or cities where their business is registered. An organization or enterprise operating in a sector under the specialized management of a ministry or regulatory authority may apply for participation in national quality award with the relevant ministerial or sectoral prequalification council. An application shall include:

a) The application form made using Form No. 19 in the Appendix enclosed herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The report on self-assessment of 7 criteria of the national quality award;

d) Certified true copies (bearing signature and seal of the participating organization or enterprise) of the documents proving the application of advanced quality control system, relevant certificates or documents;

dd) Certified true copies (bearing signature and seal of the participating organization or enterprise) of the documents proving the conformity of products/goods with respective technical regulations or standards;

e) Certified true copies (bearing signature and seal of the participating organization or enterprise) of the environmental impact assessment reports or environmental protection plans which have been approved and annual environmental monitoring reports or periodical environmental supervision reports which have been prepared within the last 03 years;

g) Certified true copies (bearing signature and seal of the participating organization or enterprise) of confirmations of fulfillment of tax liabilities to the State and obligations relating to social insurance benefits of its employees within the last 03 years;

h) Certified true copies (bearing signature and seal of the participating organization or enterprise) of any other documents proving business performance of the participating organization or enterprise within the last 03 years.

2. Assessment processes at prequalification councils

Prequalification councils shall assess participating organizations and enterprises following two steps: Assessment of application and verification visit to the participating organization or enterprise. Based on assessment results, prequalification councils shall prepare and submit lists of eligible participating organizations and enterprises and their applications to the national council through the standing agency in charge of the national quality award.

Documents submitted by a prequalification council include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Assessment results given by the prequalification council to each participating organization or enterprise;

c) The prequalification council's written request accompanied with the list of eligible participating organizations and enterprises.

3. Award consideration by the national council

a) The national council shall consider and assess applications of participating organizations and enterprises recommended by prequalification councils, and relevant documents provided by prequalification councils. Where necessary, the national council may establish an assessment team to conduct verification visits to the participating organizations and enterprises to get more information necessary for award consideration and presentation. Based on the results of application assessment and verification visits, the national council shall decide the list of organizations and enterprises eligible for the national quality award.

b) Based on the list provided by the national council, the standing agency in charge of the national quality award shall get consensual opinions of ministries, regulatory authorities and provincial People's Committees about organizations and enterprises eligible for the national quality award. Relevant ministries, regulatory authorities and provincial People's Committees shall give their written response within 15 days from the receipt of the request for opinions.

c) The national council and the standing agency in charge of the national quality award shall consider completing the required dossier and submit it to the Ministry of Science and Technology of Vietnam for its consideration and submission of request to the Prime Minister to present the national quality award of the Prime Minister’s Certificate of Merit. The dossier submitted to the Ministry of Science and Technology of Vietnam includes:

- The report on the national quality award’s activities performed during the year, the reports on application assessment and verification visits to participating organizations and enterprises (if any);

- The national council’s meeting minutes;

- Written consensual opinions about award presentation of relevant ministries, regulatory authorities and provincial People’s Committees;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Other relevant documents, if any.

4. Awarding recommendations

The Ministry of Science and Technology of Vietnam shall submit a complete dossier to the Prime Minister to request the presentation of the national quality award and the Prime Minister’s Certificate of Merit to eligible organizations and enterprises.

5. Announcement of awarding decision

The standing agency in charge of the national quality award shall notify the award consideration results to prequalification councils, winning organizations and enterprises, and relevant agencies and organizations after the decision on presentation of the national quality award and the Prime Minister’s Certificate of Merit has been issued.

6. Award ceremony

The standing agency in charge of the national quality award shall organize an award ceremony to present the national quality awards and the Prime Minister’s Certificate of Merit to winning organizations and enterprises.

Article 29. Awarding funding [36]

1. Funding for the national quality award’s activities includes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Sponsorships and donations given by domestic and foreign organizations, enterprises and individuals;

c) Revenues earned from the national quality award’s activities.

2. Funding for the national quality award’s activities shall be managed and used in accordance with the Law on State Budget and relevant guidelines on financial management.

Article 30. Rights and benefits of award-winning organizations and enterprises [37]

1. Organizations and enterprises that have won the national quality award are entitled to advertise and promote their business through the mass media or other means of communications using the national quality award’s logo on their products and publications.

2. Organizations and enterprises that have won the national quality award shall be recommended by the Ministry of Science and Technology of Vietnam to compete in the regional and international quality awards.

3. Organizations and enterprises that have won the national quality award shall be given priority to get loans from the National Foundation for Science and Technology Development, the National Technology Innovation Fund, ministerial, sectoral and provincial foundations for science and technology development, and other funds as prescribed by law; shall be given priority to engage in national programs and projects on technology transfer, technology development, productivity and quality improvement.

4. Award-winning organizations and enterprises shall be also awarded by ministries, regulatory authorities and provincial People’s Committees using their annual reward funds.

Article 30a. Actions against violations [38]

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Such revocation of the presented award, invalidation of award consideration results must be published on the mass media.

Chapter V

RESPONSIBILITIES TO PERFORM STATE MANAGEMENT OF QUALITY OF PRODUCTS AND GOODS

Article 31. Responsibilities of Ministry of Science and Technology of Vietnam [39]

1. Assist the Government in exercising the consistent state management of quality of products and goods, and conformity assessment services nationwide; carry out quality control of products and goods as prescribed in Article 69 of the Law on quality of products and goods; play the leading role in conducting surveys of quality of products and goods; inspect and expedite the implementation of regulations of law on technical regulations and standards, quality of products and goods, and conformity assessment service.

2. Within the ambit of assigned tasks and powers of a supervisory ministry of sector/industry, the Ministry of Science and Technology of Vietnam shall:

a) exercise the state management of quality in manufacturing of products and goods under its management according to this Decree and regulations of law on technical regulations and standards;

b) exercise the state management of quality of imported and exported products and goods, products and goods placed on the market, and those in use which may cause unsafety under its management as prescribed in Clause 4 Article 69 of the Law on quality of products and goods.

Article 32. Responsibilities of supervisory ministries of sectors/industries [40]

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Supervisory ministries of sectors/industries shall exercise the state management of product quality in manufacturing as follows:

a) The Ministry of Health of Vietnam shall take charge of the following products:

- Food safety of functional foods, foods fortified with micronutrients, supplemented foods, food processing aids, food additives, drinking water, domestic water, natural mineral water and devices and materials packaging or containing these products (except devices and materials packaging or containing foods under the management of the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam, and the Ministry of Industry and Trade of Vietnam), vaccines, medical biologicals, cigarettes, environmental remediation chemicals and preparations, insecticidal and germicidal chemicals and preparations for household and medical use;

- Machinery, equipment, materials and substances subject to strict occupational safety and health requirements under the Ministry’s management as prescribed by the Law on occupational safety and health;

- Medicines, pharmaceutical starting materials and cosmetics;

- Health equipment and works.

b) The Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall take charge of the following products:

- Agricultural and forestry plant varieties; breeds of domestic animals and aquatic species;

- Fertilizers; pesticides; veterinary drugs; animal feeds and aqua feeds;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Other supplies used in cultivation, animal husbandry, aquaculture, forestry, and salt production;

- Machinery and equipment used in agriculture, forestry, animal husbandry, and aquaculture; machinery, equipment, materials and substances subject to strict occupational safety and health requirements under the Ministry’s management as prescribed by the Law on occupational safety and health;

- Food safety of cereals; meat and meat products; aquatic and fishery products; vegetables, tubers, fruits and their products; eggs and egg products; raw fresh milk; honey and honey products; genetically modified food; salt; food seasoning; sugar; tea; coffee; cocoa; pepper; cashew nuts and agricultural food;

- Services and processes of manufacturing of fertilizers, pesticides, veterinary drugs, animal and aqua feeds; processes of cultivation, animal husbandry, aquaculture, forestry, and salt production; harvesting, slaughter, preparation and processing of animal, plant and aquatic source foods;

- Hydraulic structures and flood control systems;

- Manufacturing services and processes in the field of agriculture and rural development.

c) The Ministry of Transport of Vietnam shall take charge of the following products:

- Means of transport, specialized lifting and construction appliances and equipment in transport sector (except those serving national defense and security purposes, or fishing vessels); specialized technical equipment in transport sector; vehicles and equipment serving exploration and exploitation at sea;

- Machinery, equipment, materials and substances subject to strict occupational safety and health requirements under the Ministry’s management as prescribed by the Law on occupational safety and health;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Services rendered in the transport sector.

d) The Ministry of Construction of Vietnam shall take charge of the following products:

- Civil, housing and office building construction works;

- Building materials;

- Architecture and construction planning, including: regional construction planning, urban construction planning, planning for development of rural residential areas, planning for construction of industrial parks, economic zones, hi-tech zones, and important border checkpoints;

- Technical infrastructure facilities of urban areas, industrial parks, economic zones and hi-tech zones;

- Machinery, equipment, materials and substances subject to strict occupational safety and health requirements under the Ministry’s management as prescribed by the Law on occupational safety and health;

- Services rendered in construction sector.

dd) The Ministry of Industry and Trade of Vietnam shall take charge of the following products:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Mechanical, metallurgy, power and energy products; products of consumer products industry, food industry and other processing industries as prescribed by law; electrical and electronic equipment used in industrial sector;

- Machinery, equipment, materials and substances subject to strict occupational safety and health requirements under the Ministry’s management as prescribed by the Law on occupational safety and health;

- Food safety during processes of production, processing, preservation, transport, import, export and trading of alcohol, beer, soft drinks, processed milk, vegetable oil, processed flour and starch products, pastrycooks’ products, jams, confectionery and packages or containers of these products;

- E-commerce.

e) The Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs of Vietnam shall take charge of the following products:

- Machinery, equipment, materials and substances subject to strict occupational safety and health requirements under the Ministry’s management as prescribed by the Law on occupational safety and health;

- Specific occupational safety products as prescribed by law;

- Public entertainment works;

- Services rendered in the field of labour, war invalids and social affairs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Press, publishing, printing, releasing, postal and express delivery products;

- Advertising products published on the press, electronic environment, publications and advertising products integrated on postal, telecommunications, and information technology products and services;

- Postal, telecommunication, information technology, electronics, radio and television broadcasting, information security networks, structures, equipment and products;

- Radio frequency, radio stations, radio equipment, and equipment using radio waves;

- Services rendered in the fields of postal services and telecommunications.

h) The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge of the following products:

- Natural resources and minerals;

- Hydrometeorology;

- Survey and mapping;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Services rendered in the field of natural resources and environment.

i) The Ministry of Education and Training shall take charge of the following products:

- Textbooks, syllabi, reference books and instructional materials;

- Teaching devices and material facilities, educational and training toys for kids under the Ministry’s management as prescribed by law;

- Services rendered in the field of education and training.

k) The Ministry of Finance of Vietnam shall take charge of the following products: Products relating to national reserves, lottery business, and securities; insurance, accounting, auditing, financial consulting, taxation, valuation and customs services.

l) The Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam shall take charge of the following products: Sports facilities; exercise and competition equipment of sports centers and of specific sports subjects; outdoor advertising under its management according to regulations in force.

m) The State Bank of Vietnam shall take charge of the following products: Money and banking activities, equipment specialized in banking sector.

n) The Ministry of National Defence shall take charge of the following products:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Safety and security equipment specialized in the national defense and security sector under the Ministry’s state management as prescribed by law.

o) The Ministry of Public Security of Vietnam shall take charge of the following products:

- Fire fighting and prevention equipment, search and rescue equipment, technical equipment, arms and ammunition, military equipment, explosives and combat gears other than those specified in Point n of this Clause, and other products which are used by people’s police forces and are not classified as national secrets;

- Services rendered in security sector.

p) The Ministry of Science and Technology shall take charge of the following products:

- Nuclear reactors, nuclear materials, source materials, radioactive substances, and radiation equipment; measuring instruments, devices and equipment; petrol, diesel fuel, biofuel; lubricating oils for engines; gases (Liquefied Petroleum Gas – LPG, Liquefied Natural Gas – LNG, Compressed Natural Gas – CNG); electrical equipment, electronic equipment; kid toys; protective helmets for motorcycle and moped users; steel, gold, jewelry and fine art objects.

- The Ministry of Science and Technology of Vietnam shall play the leading role in assigning responsibilities to manage new types of products and goods or products and goods other than those specified in Points a, b, c, d, dd, e, g, h, i, k, l, m, n and o of this Clause, and other products and goods in the national defense and security sector or classified as national secrets to supervisory ministries of relevant sectors/industries. With regard to products and goods beyond its authority, the Ministry of Science and Technology of Vietnam shall play the leading role in reporting and requesting the Government to consider assigning responsibilities to manage such products and goods to supervisory ministries of relevant sectors/industries.

3. Supervisory ministries of relevant sectors/industries shall exercise the state management of quality of imported and exported goods, goods placed on the market, and those in use which may cause unsafety under their management in accordance with the following provisions:

a) Clause 4 Article 69 of the Law on quality of products and goods;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Article 15 of this Decree prescribing lists and procedures for management of goods subject to initial inspection or testing and those subject to periodical inspection during use;

d) The Ministry of Information and Communications of Vietnam shall take charge of the following goods:

- Press, publishing, printing, releasing, postal and express delivery products;

- Advertising products published on the press, electronic environment, publications and advertising products integrated on postal, telecommunications, and information technology products and services;

- Postal, telecommunication, information technology, electronics, radio and television broadcasting, information security networks, structures, equipment and products;

- Radio frequency, radio stations, radio equipment, and equipment using radio waves;

- Services rendered in the fields of postal services and telecommunications.

dd) The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge of the following goods:

- Natural resources and minerals;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Survey and mapping;

- Environment, climate change and remote sensing;

- Services rendered in the field of natural resources and environment.

e) The Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs shall take charge of the following goods:

- Machinery, equipment, materials and substances subject to strict occupational safety and health requirements under the Ministry’s management as prescribed by law; technical equipment and tools used in vocational training institutions; personal protection equipment;

- Specific occupational safety products as prescribed by law.

g) The Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam shall take charge of the following goods: Sports facilities; exercise and competition equipment of sports centers and of specific sports subjects; outdoor advertising under its management according to regulations in force.

4. Supervisory ministries of relevant sectors/industries shall notify their agencies in charge of assisting Ministers in exercising state management of quality of products and goods as prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article to the Ministry of Science and Technology of Vietnam for publishing on its website.

On an annual or ad hoc basis at the request of the Ministry of Science and Technology of Vietnam, supervisory ministries of relevant sectors/industries shall prepare and submit consolidated reports on performance and results of quality inspection of products and goods under their management to the Ministry of Science and Technology of Vietnam for its preparation and submission of consolidated reports to the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 33. Responsibilities of People’s Committees of all levels

1. Within the ambit of their assigned tasks and powers, Provincial People’s Committees shall:

a) promulgate measures for encouraging and facilitating local enterprises’ improvement of quality and competitiveness of their products and goods; direct provincial competent authorities to formulate and implement programs for improvement of productivity, quality and competitiveness of local products and goods;

b) organize implementation of regulations of the Government, relevant Ministries and regulatory authorities on quality control of products and goods under their decentralized management;

c) organize and direct activities of local inspecting authorities;

d) monitor, make statistics and consolidate quality situations of local products and goods; On a quarterly, biannual, annual and ad hoc basis, prepare and submit consolidated reports on performance and results of quality inspection of local products and goods to the Ministry of Science and Technology of Vietnam for its consolidation and submission of reports to the Prime Minister.

dd) disseminate and provide guidelines for implementation of relevant laws, and provide information on quality of products and goods for manufacturers, traders and consumers;

e) carry out inspection of compliance with regulations of law on quality of products and goods; settle complaints, denunciations, and take actions against violations regarding quality of products and goods as prescribed by law;

g) designate local conformity assessment bodies as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) play the leading role and cooperate with relevant provincial departments, divisions and agencies in formulating and implementing annual provincial plans for quality inspection of products and goods of traders of products and goods under the management of different supervisory ministries;

b) inspect and expedite provincial departments, divisions and agencies to exercise state management of quality of products and goods as assigned, and carry out annual consolidation and assessment of results of state management of quality of products and goods in their provinces;

c) inspect and expedite the implementation of regulations of law on technical regulations and standards for quality of products and goods in their provinces;

d) play the leading role in conducting product satisfaction surveys in their provinces; give warnings to local consumers and concerned authorities;

dd) Prepare and submit consolidated reports on local quality control activities and quality-related issues to provincial People's Committees and the Ministry of Science and Technology of Vietnam.

Provincial Departments for Standards, Metrology, and Quality affiliated to Provincial Departments of Science and Technology shall directly assist Provincial Departments of Science and Technology in performing the tasks of quality control of local products and goods; conducting product satisfaction surveys in their provinces and giving warnings about quality of products and goods to provincial specialized agencies; conducting specialized inspections of quality of local products and goods.

3. Within the ambit of their assigned tasks and powers, district-level People’s Committees shall:

a) disseminate and provide guidelines for implementation of regulations of law on quality of products and goods as prescribed by law;

b) participate in quality inspection of goods placed on the market; take actions against violations against regulations on quality of goods within their competence;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) settle complaints and denunciations of quality of goods placed on the market in accordance with regulations of law.

4. Within the ambit of their assigned tasks and powers, commune-level People’s Committees shall:

a) disseminate regulations of law on quality of products and goods;

b) provide technical guidelines, conduct inspection of compliance with regulations of competent authorities, and take actions against violations regarding quality of products and goods of local small-scale manufacturers and traders within their competence;

c) cooperate with competent authorities in conducting quality inspection of products and goods in their communes as prescribed by law.

Article 34. Responsibilities of local authorities in charge of inspecting quality of products and goods

1. Develop plans for quality inspection of products and goods in assigned sectors and areas.

2. Proactively organize and conduct inspection as well as deal with issues concerning quality of products and goods according to regulations adopted by supervisory ministries of relevant sectors/industries and provincial People's Committees.

3. Prepare and submit quarterly, biannual, annual and ad hoc reports on quality inspection results to supervisory ministries of relevant sectors/industries, provincial People's Committees and provincial Departments of Science and Technology.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION [42]

Article 35. Transition

1. The quality inspection of products and goods subject to Vietnam's standards, specialized standards or technical regulations, procedures, processes or documents (hereinafter referred to as “technical documents”) which are yet to be converted into national technical regulations shall be still conducted according to these technical documents until they are completely converted into respective national technical regulations as prescribed in the Government’s Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007.

2. Officials working at authorities in charge of exercising state management of quality affiliated to supervisory ministries of relevant sectors/industries or provincial People's Committees shall continue conducting quality inspection of products and goods until they are appointed to and arranged in the quality controller rank as prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 22 of this Decree.

Article 36. Effect

This Decree comes into force 15 days after it is published on the Official Gazette. The Government’s Decree No. 179/2004/ND-CP dated October 21, 2004 and other current regulations which are contrary to this Decree will be abrogated.

Article 37. Guidelines for implementation

The Minister of Science and Technology of Vietnam shall assume responsibility to provide guidelines for implementation of this Decree.

Article 38. Responsibility for implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

CERTIFIED BY

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Van Tung

 


[1] The Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP providing amendments to the Government’s Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2.008 providing guidelines for implementation of the Law on quality of goods and products is promulgated pursuant to:

“The Law on Organization of Government dated June 19, 2015;

The Law on Quality of Products and Goods dated November 21, 2007;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[2] This Point is added according to Clause 2 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[3] This Clause is amended according to Clause 2 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[4] This Point is added according to Clause 3 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[5] This Clause is amended according to Clause 3 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[6] This Clause is added according to Clause 3 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[7] This Clause is added according to Clause 3 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[8] This Clause is added according to Clause 3 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[9] This Clause is added according to Clause 3 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[10] This Clause is added according to Clause 3 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[12] This Clause is added according to Clause 3 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[13] This Clause is amended according to Clause 4 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[14] This Clause is amended according to Clause 5 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[15] This Article is added according to Clause 6 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[16] This Article is added according to Clause 6 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[17] This Article is amended according to Clause 7 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[18] This Article is amended according to Clause 8 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[19] This Article is added according to Clause 8 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[20] This Article is added according to Clause 8 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[22] This Article is added according to Clause 8 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[23] This Article is added according to Clause 8 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[24] This Article is added according to Clause 8 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[25] This Article is added according to Clause 8 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[26] This Section includes Articles 19a, 19b, 19c, 19d added according to Clause 9 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[27] This Point is amended according to Clause 10 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[28] This Clause is amended according to Clause 11 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[29] This Clause is abrogated according to Clause 11 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[30] This Article is amended according to Clause 12 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[32] This Article is added according to Clause 12 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[33] This Article is added according to Clause 12 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[34] This Article is added according to Clause 12 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[35] This Article is amended according to Clause 12 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[36] This Article is amended according to Clause 12 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[37] This Article is amended according to Clause 12 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[38] This Article is added according to Clause 12 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[39] This Article is amended according to Clause 13 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

[40] This Article is amended according to Clause 14 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[42] Articles 2 and 3 of the Government’s Decree No. 74/2018/ND-CP which comes into force from July 01, 2018 stipulate as follows:

“Article 2. Implementation

1. This Decree comes into force from July 01, 2018.

2. Other provisions on designation of conformity assessment bodies, the national quality award, codes and barcodes laid down in legislative documents on the same level as or lower level than this Decree shall cease to have effect from the effective date of this Decree.

3. Transition

Unexpired decisions on designation of conformity assessment bodies issued by supervisory ministries of relevant sectors/industries shall remain valid until their expiry dates.

Article 3. Implementation

Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, and Chairpersons of provincial People’s Committees are responsible for the implementation of this Decree./.”

;

Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN năm 2018 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Số hiệu: 03/VBHN-BKHCN
Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Người ký: Trần Văn Tùng
Ngày ban hành: 06/08/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [2]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN năm 2018 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…