Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1280 TM/XNK

Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2002

 

TỜ TRÌNH VỀ KẾT QUẢ HỌP GIAO BAN ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRONG NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2002

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 3302/VPCP-KTTH ngày 14/6/2002 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức giao ban để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, ngày 12/07/2002 vừa qua Bộ Thương mại đã tổ chức Hội nghị giao ban xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh. Tham dự Hội nghị có đại diện một số Bộ, ngành hữu quan như Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thuỷ sản; đại diện một số tỉnh và thành phố như T.P Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương; các Tổng công ty 90, 91 và một số Hiệp hội ngành hàng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Tổng cục Hải quan không có đại diện đến dự. Tại Hội nghị, Bộ Thương mại đã báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm, đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch năm 2002; rà  soát tình hình triển khai các biện pháp khuyến khích xuất khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ cho phép thực hiện và nêu các kiến nghị cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực. Hội nghị về cơ bản nhất trí với báo cáo của Bộ Thương mại. Bên cạnh đó, đại diện các Bộ, ngành,  các doanh nghiệp  và Hiệp hội ngành hàng đã nêu thêm một số kiến nghị, chủ yếu là nhằm khắc phục những vướng mắc trong việc triển khai các biện pháp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Trên cơ sở ý kiến Hội nghị, Bộ Thương mại xin tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:

A. VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2002:

1. Xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 7,25 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2001 1. Nguyên nhân giảm sút là do xuất khẩu năm 2002 phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, nhất là những tháng đầu năm.

Căn cứ vào kết quả xuất khẩu 6 tháng, trước triển vọng tình hình kinh tế thương mại thế giới và trong nước trong những tháng cuối năm, Bộ Thương mại dự báo kim ngạch xuất khẩu trong quý III và quý IV năm nay sẽ có mức tăng trưởng rõ nét hơn so với cùng kỳ năm 2001. Tốc độ tăng trưởng luỹ kế sẽ nhích dần và có khả năng bắt đầu đạt mức tăng trưởng dương vào cuối quý III hoặc đầu quý IV năm 2002, song mức tăng trưởng xuất khẩu cả năm nhiều khả năng sẽ thấp hơn mục tiêu do Quốc hội khoá X đề ra. Sau khi rà soát khả năng xuất khẩu của từng mặt hàng chủ lực trong nửa cuối năm 2002 với các Bộ, ngành hữu quan, dự kiến sẽ phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2002 xuống còn 6,8% (tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 16.050 triệu USD). Tuy thấp hơn so với kế hoạch đề ra nhưng để đạt được mục tiêu này vẫn cần có những cố gắng vượt bậc của tất cả các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với  các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như thủy sản, dầu thô, gạo, dệt may, giày dép...

Mặt hàng

Kim ngạch 6 tháng (triệu USD)

Dự kiến cả năm 2002 (triệu USD)

1. Thủy sản

816

2.100

2. Dầu thô

1.482

2.958

3. Dệt may

990

2.400

4. Giày dép

877

1.900

5. Gạo

343

626

6. Cà phê

137

274

7. TCMN

170

300

8. Rau quả

107

330

Tổng kim ngạch

7.250

16.050

2. Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm đạt 8,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ, trong đó các mặt hàng vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất và khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có mức tăng nhanh: các doanh nghiệp 100% vốn trong nước giảm, xấp xỉ như xuất khẩu; Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ giá đồng tiền trong nước ổn định, giá cả hàng hoá nhập khẩu trên thế giới giảm. Do xuất khẩu tăng trưởng âm nên 6 tháng đầu năm nhập siêu 1.154 triệu USD, bằng 15,9% kim ngạch xuất khẩu. Đây là mức nhập siêu khá lớn trong các năm gần đây. Những tháng cuối năm tình hình nhập siêu hy vọng sẽ được cải thiện do kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng trưởng ở mức cao hơn những tháng đầu năm.

B. VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU:

Ngay từ cuối năm 2001, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có sự chỉ đạo hết sức sâu sát và quyết liệu đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Ngày 13/12/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 31/2001/CT-TTg về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2002. Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP ngày 24/4/2002 của Chính phủ về một số giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2002 cũng đã dành  sự quan tâm  đặc biệt cho các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Tại Hội nghị, các đại biểu đã rà soát lại tình hình triển khai thực hiện những giải pháp đó và nêu một số kiến nghị nhằm tháo gỡ những vướng mắc tồn đọng, trong đó một số kiến nghị đã được Bộ Thương mại và các Bộ, ngành hữu quan giải đáp ngay theo thẩm quyền. Ngoài ra, có một số kiến nghị khác các Bộ, ngành cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai thực hiện hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo, cụ thể như sau:

I. VỀ THƯƠNG MẠI:

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 31/2001/CT-TTg và Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP, ngay từ đầu năm 2002 Bộ Thương mại đã tăng cường triển khai công tác xúc tiến thương mại và công tác thị trường. Cụ thể là đã tổ chức được  4 đoàn liên ngành đi khảo sát về xuất nhập khẩu tại các thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Châu Phi và đang tiếp tục tổ chức đoàn đi Nhật với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp ngành hàng; đồng thời tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan trong việc theo dõi, nhận biết các rào cản phi quan thuế mới, các tình huống phức tạp nảy sinh để đề xuất biện pháp tháo gỡ như đối với xuất khẩu thủy sản vào EU và Hoa Kỳ, xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc, xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ và Nhật Bản. Về cơ chế quản lý nhập khẩu, Bộ Thương mại đã xây dựng đề án áp dụng các công cụ quản lý nhập khẩu mới như hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo.

Trong thời gian tới Bộ Thương mại sẽ tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Phối hợp với Ban Tổ chức Cán bộ - Chính phủ và các Bộ, ngành hữu quan triển khai thực hiện thí điểm việc cử Tham tán kinh tế chuyên trách ngành  hàng theo Chỉ thị số 31/2002/CT-TTg, xây dựng đề án bổ sung cán bộ cho Đại diện thương mại Việt Nam tại một số bang có triển vọng tại Hoa Kỳ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 3531/VPCP-KTTH ngày 28/06/2002.

2. Tiếp tục chỉ đạo các thương vụ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp của ta tìm kiếm khách hàng, thị trường.

3. Sớm ban hành cơ chế điều hành xuất khẩu hàng dệt may năm 2003 vào các thị trường có quy định hạn ngạch để các doanh nghiệp chủ động trong việc ký hợp đồng xuất khẩu.

4. Xúc tiến nhanh việc thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Hoa Kỳ, Nga và các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (Đu bai) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 301/CP-KTTH ngày 22/03/2002.

5. Làm việc với một số tỉnh biên giới để tiếp tục triển khai một số công việc sau khi tham gia hội chợ Côn Minh theo đề nghị của Sở Thương mại T.P Hồ Chí Minh.

6. Làm việc với Hiệp hội Lương thực Việt Nam về cơ chế xuất khẩu gạo vào các thị trường tập trung để đề xuất phương án báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

II. VỀ TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG:

Thực hiện Chỉ thị số 31/2001/CT-TTg và Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP, Bộ Tài chính đã ban hành một số văn bản để cụ thể hóa các chính sách tài chính, hỗ trợ xuất khẩu như Quyết định số 63/2002/QĐ-TTg ngày 21/05/2002 về việc thưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2002; các văn bản hướng dẫn việc miễn, giảm  một số chi phí liên quan đến xuất khẩu trong năm 2002 như miễn thu lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng hoá và lệ phí hải quan, lệ phí cấp giấy chứng nhận xuất khẩu hàng giày dép đi EU và lệ phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, miễn thu phí, lệ phí kiểm dịch động vật, thực vật xuất khẩu. Quỹ hỗ trợ Phát triển cũng đã có văn bản số 167/HTPT-VNN về việc mở rộng đối tượng vay vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg bao gồm tất cả các thương nhân xuất khẩu các mặt hàng: gạo, cà phê, chè, lạc nhân, thịt gia súc, gia cầm các loại, rau quả hộp, rau quả tươi, rau quả khô và sơ chế, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, gốm, sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre lá, dệt may, giày dép vào tất cả các thị trường.

Trong thời gian tới, đề nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan nghiên cứu, triển khai một số giải pháp sau:

a. Về tài chính:

1. Quyết định số 63/2002/QĐ-BTC về việc thưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đã có một số cải tiến, cụ thể là ngoài việc mở rộng đối tượng được thưởng, việc thẩm định hồ sơ đã được phân cấp cho các tỉnh. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, Sở Thương mại T.P Hồ Chí Minh kiến nghị việc thẩm định hồ sơ nên giao Sở Thương mại thực hiện và việc xuất Quỹ hỗ trợ xuất khẩu sẽ do Sở Tài chính thực hiện. Theo cách này, hồ sơ thưởng của các doanh nghiệp không phải chuyển ra Hà Nội, ngoài ra các địa phương có thể xem xét có thêm mức thưởng bổ sung cho các doanh nghiệp bên cạnh mức thưởng theo Quyết định số 63/2002/QĐ-BTC.

Ngoài ra, Tổng Công ty Chè đề nghị áp dụng việc chi thưởng đối với cả hàng hoá xuất khẩu theo Hợp đồng của Chính phủ (như xuất khẩu chè sang I-rắc do phụ phí chiến tranh cao)

Bộ Thương mại đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu các ý kiến trên và đề xuất hướng xử lý phù hợp.

2. Đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục kiện toàn quy trình hoàn thuế GTGT  và sớm ban hành chế độ chấn chỉnh việc khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu là nông sản, thủy sản: hướng dẫn thu thuế GTGT đối với phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu phù hợp với đặc thù lưu thông hai mặt hàng này;

3. Nghiên cứu trình Quốc hội cho áp dụng thống nhất một mức thuế thu nhập đối với doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có doanh số xuất khẩu như nhau.

4. Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để sớm triển khai cụ thể việc cải tiến chế độ chi hỗ trợ phát triển thị trường, xúc tiến thương mại theo tinh thần Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP của Chính phủ.

5. Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành rà soát các chi phí dịch vụ đầu vào đối với hàng xuất khẩu để sớm có đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tới mức hợp lý các chi phí này.

6. Theo phản ánh của một số doanh nghiệp thì việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ tín dụng xuất khẩu chưa thật thuận lợi do thủ tục còn phức tạp. Đề nghị Bộ Tài chính và Quỹ Hỗ trợ Phát triển tổ chức họp tổng kết rút kinh nghiệm hỗ trợ tín dụng xuất khẩu thời gian qua, xây dựng đề án thành lập Ngân hàng xuất, nhập khẩu trình Thủ tướng Chính phủ theo tinh thần Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP của Chính phủ.

7. Đề nghị Bộ Tài chính sớm quyết toán thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo cho Philippin và Cu Ba đã thực hiện trong năm 2001; đề xuất phương án hỗ trợ tài chính đối với các hợp đồng này theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 35/CP-KTTH ngày 27/06/2002 của Chính phủ.

8. Bộ Tài chính phối hợp với một số Bộ, ngành nghiên cứu xây dựng cơ chế bảo hiểm một số mặt hàng nông sản, trước hết đối với các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn.

b. Về ngân hàng:

1. Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP cho phép: "miễn toàn bộ lãi vay ngân hàng cho các hộ nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên vay chăm sóc vườn cà  phê niêm vụ 2001 - 2002. Ngân hàng Nhà nước cấp bù khoản lãi vay". Đề nghị Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính sớm có hướng dẫn cụ thể.

2. Về cơ chế thanh toán qua ngân hàng với CHLB Nga, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo một số ngân hàng thương mại ký các biên bản ghi nhớ về thanh toán với các đối tác ngân hàng thương mại Nga. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có thông báo cụ thể cho các doanh nghiệp Việt Nam để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn ngân hàng giao dịch, bảo đảm an toàn trong thanh toán.

3. Đối với cơ chế thanh toán với Trung Quốc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký kết Hiệp định về thanh toán với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm có hướng dẫn cụ thể về việc triển khai hiệp định trên.

4. Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục cho vay vốn để thực hiện những dự án vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do các ngân hàng thẩm định và đang cho vay dở dang. Những dự án mới do Quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định thì cho vay theo đúng quy định hiện hành. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm có hướng dẫn cụ thể.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC:

1. Ngày 24/06/2002 vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng. Các Bộ, ngành, địa phương cần nhanh chóng triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công tại Điều 8 của Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, sớm đưa chủ trường của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống.

2. Chỉ thị số 31/2001/CT-TTg đã giao Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ, ngành hữu quan nghiên cứu, chấn chỉnh hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng để tăng cường vai trò của Hiệp hội trong việc thúc đẩy xúc tiến thương mại, bảo đảm quyền lợi của các Hội viên và lợi ích quốc gia.

Đề nghị Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan, sớm ra Nghị định về các Hiệp hội ngành hàng.

C. KIẾN NGHỊ

Các Bộ, ngành đều nhận thấy trong tình hình xuất khẩu năm 2002 phải đối mặt với nhiều thách thức, các giải pháp khuyến khích xuất khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng tại Chỉ thị số 31/2001/QĐ-TTg và Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP là tương đối đầy đủ và toàn diện, khi được triển khai sẽ vừa là những giải pháp trước mắt nhưng đồng thời cũng là những giải pháp có tác dụng trong thời kỳ trung hạn đối với xuất khẩu. Vấn đề còn lại là tiếp tục tập trung triển khai thực hiện  cho thật tốt các biện pháp này, nhanh chóng đưa cơ chế, chính sách vào thực tiễn. Vì vậy, trong thời gian tới Bộ Thương mại sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để triển khai thực hiện các giải pháp thuộc thẩm quyền của Bộ Thương mại. Đối với các giải pháp thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành khác, Bộ Thương mại kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành hữu quan khẩn trương thực hiện ngay, nhanh chóng đưa cơ chế, chính sách vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả và kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm 2002 để có thể tiến gần tới mục tiêu do Quốc hội khoá X đã đề ra của năm 2002, tạo tiền đề cho tăng trưởng xuất khẩu những năm tiếp theo.

Trên đây là Tờ trình của Bộ Thương mại trên cơ sở tổng hợp ý kiến của Hội nghị giao ban xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/07/2002 vừa qua. Kèm theo Tờ trình này là Báo cáo của Bộ Thương mại về một số chính sách, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2002 phục vụ Hội nghị giao ban xuất khẩu, Bộ Thương mại xin kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và cho ý kiến chỉ đạo.

 

 

K.T BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Mai Văn Dâu

 

 

 

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

 

Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2002

 

BÁO CÁO

VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRONG NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2002
(Tài liệu phục vụ Hội nghị giao ban 7-2002)

A. VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2002 VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU NĂM 2002:

I. KẾT QUẢ XUẤT NHẬP KHẨU 6 THÁNG ĐẦU NĂM:

1. Xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 7,25 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2001 1. Các mặt hàng có kim ngạch tăng là cao su (25,5%), chè (31,7%), lạc nhân (62,7%), than đá (45,3%), dệt may (3%), giày dép (10,6%) và hàng thủ công mỹ nghệ (49%). Các mặt hàng có kim ngạch giảm là dầu thô (-16,7%), thủy sản (-2,4%), gạo (-1,3%), cà phê (-45,4%), rau quả (-38%), hạt tiêu (-12,5%) và hàng điện tử - linh kiện máy tính (-28,4%).

Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm kim ngạch xuất khẩu là:

- Lượng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực giảm, như gạo giảm 26,6%, cà phê giảm 34%, dầu thô giảm 1,9%. Nguyên nhân một mặt do các chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng đang được thực hiện, mặt khác do hạn hán tác động trên diện rộng. Sản lượng thủy sản tuy tăng  gần 5% nhưng mặt hàng chủ lực là tôm lại giảm hơn   3%.

- Kinh tế và thương mại thế giới còn trì trệ, sức mua yếu khiến giá cả chậm phục hồi, ở một số mặt hàng thậm chí còn tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2001 2. Thiệt hại do giá xuất khẩu thấp ước tính vào khoảng trên dưới 400 triệu USD. Do giá giảm nên một số mặt hàng tăng rất khá về lượng như cao su, lạc nhân, chè... nhưng kim ngạch không tăng tương ứng.

- Môi trường thương mại thế giới kém thuận lợi, xuất hiện nhiều rào cản thương mại. Các vấn đề như lao động, môi trường, an toàn thực phẩm... được đặt ra một cách thái quá ảnh hưởng đến xuất khẩu của ta, nhất là đối với thủy sản và dệt may, trong khi đó ta lại có ít kinh nghiệm ứng phó với những vấn đề như vậy.

2. Nhập khẩu

Kim ngạch chung 6 tháng đầu năm ước đạt 9.544 triệu USD, tăng 7,4%, trong đó về hàng hoá đạt 8.404 triệu USD, tăng 8,1%.

Kim ngạch nhập khẩu tăng chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với cơ cấu máy móc, thiết bị phụ tùng 18,1%; nguyên, vật liệu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu 30,4%; các Khu chế xuất nhập khẩu 13%.

Một số mặt hàng chủ yếu khối lượng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2001 như sợi 43,9%, phân bón 39,1%, ô tô dạng linh kiện, lắp ráp 31,9%, thép thành phẩm 31%, máy móc, thiết bị, phụ tùng 28,8%, giấy các loại 28,4%, chất dẻo nguyên liệu 24,1%, hóa chất nguyên liệu 21%, phôi thép 10,8%, xăng dầu 7,6%, tân dược 10%. Trong khi đó có một số mặt hàng nhập khẩu giảm nhiều như xe gắn máy giảm 65,8%, ô tô nguyên chiếc giảm 15,5%, bông giảm 4,6%... Hàng tiêu dùng xấp xỉ cùng kỳ năm 2001.

Cụ thể tình hình nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu như sau:

Phân bón: khối lượng phân bón 6 tháng nhập khẩu 1,8 triệu tấn các loại tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2001. Nhập khẩu tăng chủ yếu do giá phân bón trên thị trường thế giới vẫn ở mức thấp (phân U rê khoảng ±110USD/tấn), các doanh nghiệp chuẩn bị lực lượng cho vụ Hè - Thu và sản xuất trong nước giảm khoảng 13% (tùy từng loại phân, riêng phân Lân giảm 21% do giá thành cao hơn hàng nhập khoảng 10 - 12USD/tấn).

Xăng dầu: Khối lượng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 4,9 triệu tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2001, trong đó: quý I tăng 5,4%, tháng 4 giảm 10,2% tháng 5 tăng 27,9% và tháng 6 tăng 2,7%.

Trong 6 tháng đầu năm giá xăng dầu trên thị trường thế giới tiếp tục tăng (riêng tháng 6 giá xăng có giảm nhẹ), ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, với 4 lần điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu, Nhà nước đã đảm bảo hiệu quả cho các doanh nghiệp kinh doanh, cung ứng xăng dầu.

Hiện nay, một vấn đề cần được quan tâm là các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu đang không mua được ngoại tệ, nên việc nhập khẩu rất khó khăn. Đề nghị  các Bộ, ngành tích cực triển khai các biện pháp để hỗ trợ.

Linh kiện lắp ráp xe gắn máy: Khối lượng 6 tháng nhập khẩu 332 ngàn bộ, giảm 65,8% so với cùng kỳ năm 2001. Trong đó lượng nhập từ Trung Quốc giảm 93% (do Nhà nước có các quyết định mới quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu linh kiện xe máy):

Mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm nhưng trên thị trường nội địa chưa xuất hiện tình trạng tăng giá đột biến.

Giấy: Khối lượng nhập khẩu 6 tháng tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2001 do nhu cầu tăng trong khi giá trên thị trường thế giới giảm (khoảng 9,7%) và từ ngày 01/5/2001 không quản lý bằng hạn ngạch, giấy in báo được giảm thuế giá trị gia tăng còn 5%.

Muối: Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết năm 2002, thời tiết thuận  lợi cho sản xuất, sản lượng muối cả năm dự kiến đạt tới 880 ngàn tấn, tăng 300 ngàn tấn so với năm 2001. Giá mua muối trong dân khoảng 350 - 400 đồng/kg ở miền Bắc, 200 - 300 đồng/kg ở miền Trung và 250 - 300 đồng/kg ở miền Nam - chỉ bằng khoảng 50% so với mức giá tăng đột biến năm 2001 nhưng đã bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất và có lãi cho diêm dân.

Tổng nhu cầu muối của cả nước khoảng 1.250 ngàn tấn (phục vụ ăn uống, công nghiệp hóa chất, bảo quản, chế biến thủy sản, sản xuất khác, dự trữ quốc gia, dự trữ gối vụ...); Trong khi tổng nguồn cung ứng khoảng 1.260 ngàn tấn (gồm tồn kho 2001 chuyển sang  283 ngàn tấn, sản xuất trong nước 880 ngàn tấn và 90 ngàn tấn đã nhập khẩu). Với mức giá muối trong nước và thuế suất thuế nhập khẩu muối 30% hiện nay, việc nhập khẩu muối là không hiệu quả.

Ngày 29/10/2001, Chính phủ có công văn số 975/CP-KTTH tạm thời đưa muối ăn vào Danh mục hàng hoá quản lý chuyên ngành, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hiện nay, các Bộ, ngành chức năng đang phối hợp triển khai áp dụng thí điểm hạn ngạch thuế quan đối với muối nhập khẩu theo tinh thần công văn số 1160/CP-KTTH ngày 24/12/2001 của Chính phủ.

Đường: Vẫn thực hiện tạm ngừng nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước. Tuy nhiên cần thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn để chống việc nhập khẩu lậu đường qua biên giới.

Tóm lại, nét nổi bật của 6 tháng đầu năm là: nhập khẩu tăng nhanh ở các mặt hàng vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất và tăng nhanh ở khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: các doanh nghiệp 100% vốn trong nước giảm, xấp xỉ như nhập khẩu; Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ giá đồng tiền trong nước ổn định, giá cả hàng hoá nhập khẩu trên thế giới giảm, và đặc biệt là do xuất khẩu tăng trưởng âm. Chính vì vậy, 6 tháng đầu năm thương mại hàng hoá và dịch vụ đã nhập siêu 969 triệu USD (trong đó thương mại dịch vụ xuất siêu 185 triệu USD và thương mại hàng hoá nhập siêu 1.154 triệu USD, bằng 15,9% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, đây là mức nhập siêu khá lớn trong các năm gần đây). Những tháng cuối năm tình hình nhập siêu hy vọng được cải thiện do kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dự kiến ở mức cao hơn những tháng đầu năm.

II. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU 2002:

Xuất khẩu năm 2002 phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, nhất là trong những tháng đầu năm. So với cuối năm 2001, tình hình kinh tế và thương mại thế giới chưa có sự cải thiện đáng kể, sức mua nhìn chung còn yếu, giá cả chậm phục hồi, xuất hiện nhiều rào cản mới. Các vấn đề như lao động, môi trường, an toàn thực phẩm, tranh chấp thương hiệu được các nước nhập khẩu đặt ra một cách thái quá khiến xuất khẩu của ta bị ảnh hưởng, nhất là thủy sản và  dệt may. Trong nước, nguồn hàng xuất khẩu cũng gặp một số hạn chế, một phần do tác động của chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, phần khác do ảnh hưởng của hạn hán xảy ra ở nhiều nơi. Vì vậy, từ tháng 3 trở đi mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng tháng đã tăng liên tiếp, riêng tháng 6 ước đạt 1,42 tỷ USD (tháng có kim ngạch cao nhất kể từ đầu năm 2001 đến nay) nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm vẫn giảm 5,9% so với cùng kỳ. Nếu không tính dầu thô thì các mặt hàng khác có mức giảm thấp hơn (-2,7%). Tình hình đồi hỏi phải có những cố gắng và nỗ lực rất lớn của tất cả các ngành, các cấp, các doanh nghiệp mới có thể tiến gần tới mục tiêu do Quốc hội khóa X đề ra của năm 2002.

 

Tăng trưởng sau 2 tháng (%)

Tăng trưởng sau 3 tháng (%)

Tăng trưởng sau 4 tháng (%)

Tăng trưởng sau 5 tháng (%)

Tăng trưởng sau 6 tháng (%)

Tổng kim ngạch

-16,0

-12,2

-9,0

-6,8

-5,9

Dầu thô

-27,5

-22,3

-20,3

-17,7

-16,7

Không phải dầu thô

-12,3

-9,2

-5,6

-3,5

-2,7

- Khối Việt Nam

-19,6

-15,6

-13,8

-11,7

 

- Khối FDI

3,9

5,4

14,5

16,8

 

Căn cứ vào kết quả xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2002, dự báo tình hình kinh tế, thương mại thế giới và trong nước trong những tháng cuối năm, sau khi rà soát khả năng xuất khẩu của từng mặt hàng chủ lực, Bộ Thương mại dự báo kim ngạch xuất khẩu trong quý III và quý IV năm nay sẽ có mức tăng trưởng rõ nét hơn so với cùng kỳ năm 2001. Tốc độ tăng trưởng luỹ kế sẽ nhích dần và có khả năng bắt đầu đạt mức tăng trưởng dương vào cuối quý III hoặc đầu quý IV năm 2002. Trên cơ sở đó, dự báo năm 2002 có khả năng đạt kim ngạch xuất khẩu    16.051 triệu USD, tăng 6,8% so với năm 2001, bằng 96,69% kế hoạch. Để đạt mục tiêu này, kim ngạch xuất khẩu bình quân trong 6 tháng cuối năm 2002 phải đạt 1.467 triệu USD/tháng (chi tiết cụ thể xin xem Phụ lục đính kèm).

B. VỀ CƠ CHẾ CHUNG ĐỂ KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU:

Để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10 -  13% như Quốc hội đã đề ra, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có sự chỉ đạo hết sức sâu sát và quyết liệt. Ngày 13/12/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 31/2001/CT-TTg về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2002. Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP ngày 24/4/2002 của Chính phủ về một số giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2002 cũng đã dành sự quan tâm đặc biệt cho các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Phần này xin rà soát lại tình hình triển khai thực hiện những giải pháp đó.

I. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC  CÁC BỘ, NGÀNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THEO CHỈ THỊ SỐ 31/2001/CT-TTG VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 05/2002/NQ-CP.

1- Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu:

Chỉ thị số 31/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 05/2002 của Chính phủ đã cho phép mở rộng đối tượng được thưởng theo kim ngạch xuất khẩu năm 2002. Ngày 21/5/2002 Bộ Tài chính đã có quyết định số 63/2002/QĐ-BTC công bố mức thưởng cho những mặt hàng. Trong số 13 nhóm mặt hàng được thưởng, có tới 11 nhóm mặt hàng thuộc khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Đề nghị các doanh nghiệp cần sử dụng tiền thưởng này một cách có hiệu quả, cố gắn đưa được một phần tiền thưởng tới tay nông dân thông qua việc nâng giá thu mua.

Để phát huy tác dụng tích cực của chế độ thưởng, tạo thuận lợi cho thương nhân, việc thẩm định hồ sơ đã được phân cấp cho các tỉnh, UBND các tỉnh cần có sự chỉ đạo sâu sát, bảo đảm thực hiện đúng quy trình, quy định của Nhà nước. Thời gian giải quyết hồ sơ nên được quy định cụ thể và áp dụng cho tất cả các cấp tham gia vào quá trình thẩm định. Thí dụ, nếu có yêu cầu bổ sung, chỉnh lý hồ sơ thì tất cả các yêu cầu đó phải được đưa ra trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Khi đã nhận được hồ sơ hoàn chỉnh thì hồ sơ đó phải được giải quyết dứt điểm trong 15 ngày làm việc v.v.

2- Ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân:

Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP của Chính phủ đã nêu rõ: "khuyến khích doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ  sản phẩm với nông dân".

Ngày 24/06/2002 vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng. Các Bộ, ngành cần nhanh chóng triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công tại Điều 8 của Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg dẫn trên.

3- Giảm các chi phí liên quan đến xuất khẩu:

Chỉ thị 31/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tiếp tục áp dụng trong năm 2002 các biện pháp hỗ trợ trực tiếp đã được áp dụng cho xuất khẩu năm 2001. Nghị quyết 05/2002/NQ-CP của Chính phủ cũng cho phép "tiếp tục thực hiện cơ chế miễn thu lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng hoá và lệ phí hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu đến hết tháng 12/2002. Vừa qua, Bộ Tài chính đã có một số hướng dẫn cụ thể như sau:

- Ngày 20/03/2002 Bộ Tài chính đã có văn bản số 2409/TC-TCT về việc không thu phí, lệ  phí kiểm dịch động vật, thực vật khi xuất khẩu, áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật xuất khẩu.

- Ngày 03/06/2002 Bộ Tài chính   đã có văn bản số 5337 TC/TCT về việc miễn thu lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng hoá và lệ phí hải quan đối với tất cả các hàng hoá xuất khẩu đến hết ngày 31/12/2002.

- Ngày 27/06/2002 Bộ Tài chính đã có văn bản số 7128 TC/TCT về việc miễn thu lệ phí cấp giấy chứng nhận xuất khẩu hàng giày dép đi EU và lệ phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu (C/O) đến hết ngày 31/12/2002.

4- Công tác thị trường, xúc tiến thương mại:

- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 31/2001/CT-TTg, Bộ Thương mại  đã tổ chức được  4 đoàn liên ngành đi khảo sát về xuất nhập khẩu tại các thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Châu Phi và đang tiếp tục tổ chức đoàn đi Nhật với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp ngành hàng. Qua các chuyến đi, các doanh nghiệp đã có nhận thức rõ hơn về thị trường, nhu cầu cụ thể của khách hàng, hàng chục doanh nghiệp  đã đặt được quan hệ với đối tác, một số doanh nghiệp đã ký được biên bản ghi nhớ và hợp đồng với trị giá hàng triệu USD.

- Bộ Thương mại đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan trong việc theo dõi, nhận biết các rào cản phi quan thuế mới, các tình huống phức tạp nảy sinh để đề xuất biện pháp tháo gỡ như đối với xuất khẩu thủy sản vào EU và Hoa Kỳ, xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc, xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ và Nhật Bản.

5- Mở rộng đối tượng hỗ trợ tín dụng xuất khẩu theo mục d, phần 4 Chỉ thị  số 31/2001/CT-TTg:

Ngày 24/01/2002 Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã có văn bản số 167/HTPT-VNN về việc mở rộng đối tượng vay vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/09/2001 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm tất cả các thương nhân xuất khẩu các mặt hàng: gạo, cà phê, chè, lạc nhân, thịt gia súc, gia cầm các loại, rau quả hộp, rau quả tươi, rau quả khô và sơ chế, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, gốm, sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre lá, dệt may, giày dép vào tất cả các thị trường.

II. NHỮNG BIỆN PHÁP CÁC BỘ, NGÀNH CẦN TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THEO CHỈ THỊ SỐ 31/2001/CT-TTG VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 05/2002/NQ-CP:

1. Các giải pháp về tài chính, ngân hàng:

1.1 Hoàn thiện quy trình thu và hoàn thuế GTGT:

Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP đã giao Bộ Tài chính:

Do đây là một giải pháp có ý nghĩa quan trọng đối với xuất khẩu, đề nghị Bộ Tài chính tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để triển khai thực hiện.

1.5. Miễn lãi vay ngân hàng cho các hộ nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên vay chăm sóc vườn cà  phê vụ 2001 - 2002.

Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP cho phép: "miễn toàn bộ lãi vay ngân hàng cho các hộ nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên vay chăm sóc vườn cà phê niên vụ 2001 - 2002. Ngân sách Nhà nước cấp bù khoản lãi vay".

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính sớm có hướng dẫn cụ thể:

1.6 Cho vay vốn để thực hiện  dự án vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục cho vay vốn để thực hiện những dự án vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do các ngân hàng thẩm định và đang cho vay dở dang. Những dự án mới do Quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định thì cho vay theo đúng quy định hiện hành.

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm có hướng dẫn cụ thể.

2. Các giải pháp về công tác thị trường, xúc tiến thương mại:

2.1. Cải tiến chế độ chi hỗ trợ phát triển thị trường:

Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ liên quan nghiên cứu cải tiến chế độ chi hỗ trợ thị trường, xúc tiến thương mại trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng  5/2002. Đề nghị Bộ Tài chính tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để sớm triển khai cụ thể biện pháp này.

2.2. Công tác xúc tiến thương mại, thông tin thị trường tại các tỉnh, thành phố:

Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP đã giao các tỉnh, thành phố lập Qũy hỗ trợ xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, thưởng xuất khẩu cho một số mặt hàng; xây dựng cơ sở hạ tầng kho tàng, bến bãi, các Trung tâm Thương mại giới thiệu sản phẩm, tư vấn thương mại, đầu tư và phổ cập thông tin trên cơ sở sử dụng ngân sách địa phương.

Hiện nay, một số tỉnh và thành phố lớn như T.P Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng... đã bắt đầu triển khai thực hiện chủ trương này. Đề nghị các tỉnh,thành phố khác tham khảo kinh nghiệm của tỉnh và thành phố trên để rút kinh nghiệm và sớm thành lập mô hình phù hợp tại địa phương mình.

- Tiếp tục kiện toàn quy trình hoàn thuế GTGT và ban hành trong  tháng 6/2002 chế độ chấn chỉnh việc khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu là nông sản, thủy sản.

- Hướng dẫn thu thuế GTGT đối với phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu phù hợp với đặc thù lưu thông hai mặt hàng này;

- Hướng dẫn cụ thể việc ưu đãi thuế trong lĩnh vực gia công hoặc sản xuất  hàng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp vệ tinh.

- Nghiên cứu trình Quốc hội cho áp dụng thống nhất một mức thuế thu nhập đối với doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có doanh số xuất khẩu như nhau.

Đề nghị Bộ Tài chính triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và sớm có hướng dẫn cụ thể.

1.2 Rà soát các chi phí dịch vụ đầu vào đối với hàng xuất khẩu:

Nghị quyết 05/2002/NQ-CP giao Bộ Tài chính phối hợp với Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Thương mại và một số Bộ có liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát các chi phí dịch vụ đầu vào đối với hàng xuất khẩu để trình Thủ tướng Chính phủ một số kiến nghị cụ thể trong tháng 6/2002 nhằm giảm tới mức hợp lý những chi phí này.

Hiện nay, Bộ Tài chính, Ban Vật giá Chính phủ đang tiến hành rà soát lại các chi phí trên. Bộ Thương mại đã có văn bản tham gia ý kiến với Ban Vật giá Chính phủ (về giá, cước các dịch vụ BCVT; giá dịch vụ cảng biển; phí cầu, đường). Đề nghị Bộ Tài chính, Ban Vật giá Chính phủ tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để sớm có đề án báo cáo Chính phủ.

1.3. Xây dựng cơ chế bảo hiểm sản xuất một số mặt hàng nông sản:

Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP giao Bộ Tài chính phối hợp với một số Bộ, ngành hữu quan xây dựng cơ chế bảo hiểm một số mặt hàng nông sản, trước hết đối với các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, trình Chính phủ trong tháng  6/2002.

Đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan triển khai thực hiện.

1.4. Nghiên cứu thành lập Ngân hàng xuất, nhập khẩu để hỗ trợ cho vay sản xuất hàng xuất khẩu, bán chịu, trả chậm:

Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP giao Bộ Tài chính cùng Quỹ Hỗ trợ Phát triển tổng kết kinh nghiệm hỗ trợ tín dụng xuất khẩu thời gian qua, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng đề án thành lập Ngân hàng xuất, nhập khẩu trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2002.

2.3. Nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành hàng:

Chỉ thị số 31/2001/CT-TTg đã giao Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ, ngành hữu quan nghiên cứu, chấn chỉnh hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng để tăng cường vai trò của Hiệp hội trong việc thúc đẩy xúc tiến thương mại, bảo đảm quyền lợi của các Hội viên và lợi ích quốc gia.

Đề nghị Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan triển khai chủ trương này, sớm ra Nghị định về các Hiệp hội ngành hàng.

2.4. Thực hiện thí điểm việc cử Tham tán kinh tế chuyên trách ngành hàng:

Để tăng cường công tác xúc tiến thương mại, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thực hiện thí điểm việc cử Tham tán kinh tế chuyên trách ngành hàng. Chỉ thị số 31/2001/CT-TTg đã giao Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì cùng Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại và các Bộ, ngành sản xuất nghiên cứu, bổ sung các quy chế liên quan để thực hiện.

Đề nghị Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan triển khai chủ trương này.

2.5- Xúc tiến nhanh việc thành lập các kho ngoại quan, kho hàng, trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam ở nước ngoài.

Vừa qua, trên cơ sở đề nghị của Bộ Thương mại, Chính phủ đã có văn bản số 301/CP-KTTH ngày 22/03/2002 đồng ý việc thành lập thí điểm một số Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Hoa Kỳ, Nga và các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (Đu bai). Hiện nay Bộ Thương mại đang chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thống nhất  về mô hình, nội dung, phương thức hoạt động, kinh phí và biên chế của các trung tâm này nhằm sớm triển khai thực hiện thí điểm một số trung tâm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Mong các Bộ, ngành hữu quan tích cực xem xét các kiến nghị của Bộ Thương mại để sớm thực hiện.

C. VỀ MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỤ THỂ :

1- Thuỷ sản:

ước xuất khẩu cả năm 2002 đạt 2.100 triệu USD, tăng 18,1% so với năm 2001.

Xuất khẩu 6 tháng đạt 816 triệu USD, giảm khoảng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái do giá bán giảm, nguồn hàng thiếu ổn định, các nước EU kiểm tra gắt gao dư lượng kháng sinh đối với mặt hàng tôm, kinh tế Nhật và kinh tế Mỹ chưa hồi phục nên sức mua giảm sút... Một số mặt hàng như cá ba-sa, cá tra còn bị giãn tiến độ xuất khẩu do tranh chấp thương hiệu tại Mỹ.

Trong các tháng tới, dự kiến xuất khẩu vào Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông sẽ tăng khá do đã vào vụ tôm. Xuất khẩu vào EU sẽ còn gặp nhiều khó khăn do bị tăng cường kiểm tra dư lượng kháng sinh. Để giải quyết tốt vấn đề này, các Bộ, ngành hữu quan cần phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh và các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp về thị trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, về nguồn nguyên liệu cho chế biến, về thưởng xuất khẩu, về tín dụng cho sản xuất và  thu mua và thường  thông báo tình hình cho EU để EU sớm dỡ bỏ lệnh kiểm tra tăng cường đối với mặt hàng tôm. Cần tận dụng lợi thế về vị trí địa lý để tăng cường xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh phía Nam và Tây Nam. Kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu phục hồi nên cần tăng cường xuất khẩu vào thị trường này đồng thời cần nỗ lực đấu tranh với việc Hiệp hội cá da trơn Mỹ kiện  các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, cá ba-sa vào thị trường Mỹ.

Mặc dù mặt hàng thủy sản đang có những khó khăn nhưng để bù cho sự sụt giảm của các mặt hàng khác cần nỗ lực phấn đấu đạt chỉ tiêu xuất khẩu năm 2002 theo dự kiến là 2.100 triệu USD.

2- Gạo:

Xuất khẩu 6 tháng khoảng 1,59 triệu tấn, đạt kim ngạch khoảng 343 triệu USD. Mặc dù giá bình quân so với cùng kỳ tăng khoảng 21 - 23 USD/tấn FOB nhưng do lượng xuất khẩu giảm khoảng 19,6% nên trị giá khoảng 1,4%. Giá lúa tại ĐBSCL hiện dao động ở mức 1750 - 1850 đồng/kg, tuỳ theo chất lượng và từng địa phương. Với mức giá này thì giá thành gạo 5% sẽ vào khoảng 195 - 197 USD/tấn, gạo 25% khoảng 173 - 175 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo trên thị trường thế giới vẫn khá ổn định, không có biểu hiệu tăng mạnh (gạo 25% của Thái Lan là 173 USD/tấn, của Paskistan là 158 USD/tấn, của ấn Độ là 130 USD/tấn).

Theo Bộ Thương mại, sở sĩ giá lúa của ta liên tục đứng ở mức cao trong các tháng thu hoạch rộ vụ Đông Xuân là do năm nay không có gạo gối đầu của năm ngoái, từ tháng 3 đến nay một lượng gạo lớn từ các tỉnh phía Nam   đã được mang ra bán ở miền Bắc. Theo tính toán sơ bộ, lượng gạo này có thể lên tới trên 500 ngàn tấn. Bên cạnh đó, khác với năm ngoái, từ đầu năm nay ta đã ký được trên 1 triệu tấn xuất vào các thị trường tập trung nên các doanh nghiệp chủ động mua vào để chờ xuất khẩu (tính đến 30/4/2002, riêng các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Lương thực còn tồn kho khoảng 700 ngàn tấn). Thêm vào đó Cục Dự   trữ Quốc gia cũng tiến hành mua vào trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua.

Về cơ bản lúa hàng hoá vụ Đông Xuân 2001 - 2002 đã được tiêu thụ hết, số còn lại trong dân không đáng kể, chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước. Lượng gạo xuất khẩu năm nay, vì vậy, sẽ khó vượt qua mức 3 triệu tấn. Trong bối cảnh đó, cần tập trung nỗ lực thực hiện các hợp đồng Chính phủ và khuyến cáo các doanh nghiệp thận trọng khi ký tiếp các hợp đồng thương mại. Về thị trường khả năng có thể xuất khẩu trên 3 triệu tấn gạo. Nhưng do giá lúa trong nước cao hơn giá xuất khẩu và tính toán nguồn hàng trong nước, theo Bộ Thương mại khả năng xuất khẩu năm 2002 chỉ ở mức 2,8 - 2,9 triệu tấn gạo, tức là 6 tháng cuối năm còn kế hoạch khoảng 1,1 - 1,3 triệu tấn nữa. Hợp đồng đã ký sau 01/7/2002 khoảng 950 ngàn tấn (hợp đồng Chính phủ khoảng 650 ngàn tấn gồm I-rắc: 300 ngàn tấn, Indonesia: 300 ngàn, Cuba: 50 ngàn; các hợp đồng thương mại khác khoảng 250 - 300 ngàn tấn), chưa kể 250 ngàn tấn đã ký với I-rắc chưa có thời gian giao hàng cụ thể. Việc ký kết thêm hợp đồng xuất khẩu cần được tính toán thật cụ thể để tránh tình trạng giá lúa tăng cao và không có hàng để thực hiện hợp đồng.

3- Cà phê:

Xuất khẩu 6 tháng đạt khoảng 359 ngàn tấn, trị giá 137 triệu USD, giảm 33,8% về lượng và 45,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2001.

Thị trường cà phê thời gian qua biểu diễn khá phức tạp, trong đó nổi bật là hiện tượng giá trong nước có lúc đã cao hơn giá xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do lo ngại về sản lượng của Việt Nam và nguy cơ El Nino kết hợp với tâm lý giữ lại cà phê khi giá có biểu hiện hồi phục. Trước tình hình đó, Bộ Thương mại đã có công văn khuyến các các doanh nghiệp không tham gia các hoạt động đầu cơ giá lên và đầu cơ giá xuống. Tới nay, thị trường trong nước đã tương đối ổn định, giá trong nước vào khoảng 6500 đồng/kg trong khi giá chào xuất khẩu vào khoảng 460 - 470 USD/T. Dự báo giá cà phê chưa thể phục hồi nhanh do cán cân cung cầu trên thế giới vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể.

Do sản lượng vụ 2001 - 2002 của ta giảm nên dự kiến cả năm 2002 sẽ chỉ xử lý khoảng 680 - 700 ngàn tấn, đạt kim ngạch khoảng 274 triệu USD, giảm  27% về lượng và 30% về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân cả nước ước khoảng 403 USD/tấn, giảm 4% so với năm 2001. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, ngoài các biện pháp trung và dài hạn như tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất  dưới sự giám sát chặt chẽ của UBND tỉnh, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm... các doanh nghiệp cần nỗ lực giữ vững mức trừ lùi so với giá Luân Đôn như trong thời gian qua (khoảng trên dưới 50 USD/T), tăng cường xuất khẩu cà phên chất lượng cao để tăng giá trị xuất khẩu. Về phía Hiệp hội, cần tăng cường chất lượng công tác dự báo sản lượng và xúc tiến thương mại, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu đi vào tiêu chuẩn cà phê mới từ 1/10/2002.

Về thị trường tiêu thụ cà phê nhìn chung vẫn được bảo đảm, các thị trường chủ yếu của ta hiện nay là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Trong thời gian tới, cần chú trọng hơn nữa thị trường Nga, Đông Âu và thị trường nam Trung Quốc. Các doanh nghiệp cần cố gắng thực hiện giao hàng đúng theo tiến độ đã ký với khách nước ngoài.

Theo các doanh nghiệp làm cà phê thì giá thành cà phê quốc doanh hiện nay quá cao, vào khoảng 11 - 12.000 đồng/kg, gần gấp đôi giá thành cà phê dân doanh. Sở dĩ có tình trạng  này là do các nông trường phải gánh chịu rất nhiều chi phí hạ tầng như điện - đường - trường - trạm. hiện nay hạ tầng điện đã và đang được giải quyết bàn giao lại cho ngành điện. Các lĩnh vực khác đề nghị Chính phủ xem xét để tạo điều kiện cho các nông trường hạ giá thành.

4- Rau quả:

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng năm đạt 107 triệu USD, giảm 38,2% so với cùng kỳ năm 2001. Nguyên nhân chủ yếu do xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường chính của rau quả Việt Nam, có thời gian bị chững lại do  một số vướng mắc về thủ tục từ phía bạn.

Về thị trường hàng rau quả có khả năng xuất khẩu đạt dự kiến kế hoạch đầu năm là 350 triệu USD nhưng về nguồn hàng có khó khăn, nhất là nguyên liệu chủ yếu là dứa cung cấp cho các nhà máy chế biến, nên có thể chỉ đạt kim ngạch 330 triệu USD, xấp xỉ mức thực hiện của năm 2001. Tuy nhiên, về lâu dài, cần sớm hình thành các vùng nguyên liệu tập trung để quản lý tốt hơn chất lượng sản phẩm, loại trừ việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm. Công nghệ sau thu hoạch, đặc biệt là công nghệ bảo quản trái cây tươi, cần được chú ý đầu tư để giảm sức ép tiêu thụ trong thời gian ngắn đầu vụ.

5- Cao su:

xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 172 ngàn tấn, trị giá 89 triệu USD, tăng 39,8% về lượng và 25,4% về trị giá so với cùng kỳ 2001. Lượng cao su xuất khẩu tăng chủ yếu do nguồn cung cao su trên thế giơí tạm thời giảm, tồn kho cao su tại Nhật Bản ở vào mức thấp nhất kể từ năm 1968 trong khi nhu cầu cao su có biểu hiện phục hồi. Tuy nhiên, do cấn cân cung cầu chưa được cải thiện về dài hạn nên giá chưa thể tăng ở mức độ lớn trong năm nay. Dự kiến xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2002 đạt 322 ngàn tấn, trị giá 579 triệu USD, tăng 4,5% về lượng và 12,4% về trị giá.

Để đẩy mạnh xuất khẩu, cần tiếp tục chú trọng đa dạng hóa sản phẩm để giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, tăng cường xuất khẩu vào các thị trường EU, Singapore, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga... không nên tăng thêm diện tích cao su. Đối với diện tích đã có cần tập trung chăm sóc để nâng cao năng suất và hạ giá thành. Những khu vực đã quá hạn khai thác thì phá bỏ, cải tạo đất và đưa giống tốt vào trồng lại, bảo đảm cho mủ chất lượng cao.

6- Hạt điều:

Xuất khẩu hạt điều 6 tháng đạt 24 ngàn tấn, trị giá 80 triệu USD, tăng 26,3% về lượng và 17,6% về trị giá. Thị trường xuất khẩu chủ yếu cần là Trung Quốc và Mỹ.

Thị trường điều thế giới năm 2002 vẫn trì trệ như năm 2001, chủ yếu do nhu cầu hồi phục chậm trong khi nguồn cung vẫn ổn định. ước kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 42 ngàn tấn, trị giá 150 triệu USD, xấp xỉ mức thực hiện năm 2001. Để đẩy mạnh xuất khẩu, kiến nghị có sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và giống để cải tạo lại các vườn điều cho sản lượng thấp hiện nay, thay giống điều mới chịu được hạn, cho năng  suất cao. Hỗ trợ tín dụng và cải tiến chế độ miễn thuế, hoàn thuế để tạo thuận lợi cho nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Tăng cường chế biến sản phẩm cao cấp để xuất khẩu đi đôi với chú trọng vấn đề thương liệu.

Về thị trường, cần giữ vững và tăng cường xuất khẩu vào các thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc. Bên cạnh đó cần chú trọng các thị trường Hồng Kông, Hà lan, úc và tiếp tục mở rộng một số thị trường mới.

7- Hạt tiêu:

6 tháng xuất khẩu 46 ngàn tấn, kim ngạch 64 triệu USD, tăng 1,8% về lượng nhưng giảm 12,3% về trị giá so với cùng ký năm 2001. Từ giữa tháng 4, giá đã có biểu hiện phục hồi sau khi có tin sản lượng của Việt Nam giảm khoảng 20% trong năm nay do hạn hán  (hiện giá trong nước đã vượt mức 20.000 đồng/kg). Dự kiến cả năm 2002 ta sẽ xuất khoảng 50.000 tấn, giảm khoảng 12 - 13% so với năm 2001 nhưng trị giá có thể sẽ không giảm, thậm chí tăng nhẹ.

Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, phấn đấu đưa giá tiêu của ta tiến gần hơn tới giá bình quân trên thị trường thế giới, cần có sự cải tạo về giống, kỹ thuật và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho khâu sau thu hoạch để bảo đảm độ đồng đều và chất lượng của sản phẩm.

Về thị trường, cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào EU (chủ yếu là Hà Lan, Đức), Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, hạn chế việc đưa hạt tiêu của Việt Nam qua thị trường trung gian để tái chế lại.

8- Hàng điện tử và linh kiện máy tính:

Tính đến hết tháng 6/2002 kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đạt 230 triệu USD, đạt 30% (chỉ tiêu kế hoạch 2002 là 750 triệu USD).

Đây là kết quả thực hiện quá thấp, tất nhiên có nhiều yếu tốt liên quan song phải kể đến 3 nguyên nhân chính là: thị trường bão hoà, chất lượng hàng hoá chưa ổn định và chưa phát triển đồng bộ hàng điện tử công nghiệp, máy vi tính - phần mền so với điện tử dân dụng. Từ đây đến hết năm 2002 mỗi tháng ước xuất khẩu từ  45 - 50    triệu USD, tháng 11 và 12 có thể lên 60 triệu USD thì cũng chỉ có khả năng đạt 300 triệu USD, cộng cả năm 2002 là 530 triệu USD, mới bằng 70% kế hoạch.

Xét về tổng quan hàng điện tử không thiếu thị trường tiêu thụ, ngoài khu vực Đông Nam Á, Châu Âu, ta đã và đang tiếp cận Châu Phi, Trung Đông và Mỹ, tồn tại chủ yêú là hàng điện tử xuất khẩu của ta kém khả năng cạnh tranh (chủ yếu là giá, chất lượng và điều kiện giao hàng).

Đề nghị Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Điện tử Việt Nam sớm bàn biện pháp để tháo gỡ khó khăn, tăng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử.

9- Hàng dệt may:

Kim ngạch xuất khẩu tháng 6/2002 dự kiến đạt 200 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2002 ước đạt khoảng 990 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2001 và đạt 41,25% kế hoạch năm 2002 (2,4 tỷ USD).

Tỷ lệ tăng trưởng 3% của 6 tháng đầu năm 2002 là tỷ lệ  tăng trưởng thấp so với mức tỷ lệ tăng trưởng cùng kỳ năm 2000 (7,6%) và 2001 (19%) và thấp nhiều so với kế hoạch tăng trưởng năm 2002 là 15,4%. Nguyên nhân do xuất khẩu vào một số thị trường chính giảm hoặc đang trong xu thế giảm như:

Thị  trường Nhật là thị trường xuất khẩu hàng lớn nhất, năm 2001 chiếm tỷ trọng 34%, 6 tháng đầu năm 2002 giảm 25% tương đương 55 triệu USD do kinh tế Nhật vẫn tiếp tục giảm sút, dự báo năm 2002 tăng trưởng (-1%) nên sức mua giảm sút và dấu hiệu phục hồi trong năm 2002 chưa rõ rệt.

Thị trường EU năm 2001 chiếm tỷ trọng 33%, 6 tháng đầu năm chỉ tăng 3,3% (tương đương 8 triệu USD) do: Các mặt hàng được bãi bỏ hạn ngạch ở giai đoạn 3 giữa các nước là thành viên WTO (có cả Trung Quốc và Đài Loan) theo Hiệp định ATC được thực hiện từ 01/10/2002 đã cạnh tranh làm giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với các Cat, này. Bên cạnh đó số lượng hàng dệt may tăng hơn cùng kỳ năm trước khoảng 16%, nhưng kim ngạch xuất khẩu không tăng nhiều do giá giảm khoảng 10%.

Dự kiến xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2002:

Năm 2002 năng lực sản xuất hàng dệt may tăng mạnh. Có những nhà máy mở rộng quy mô sản xuất lên 2 - 3 lần, nhiều nhà máy mới được thành lập nhưng thực tế không đáp ứng hết các đơn hàng của đối tác Mỹ. Hầu hết các nhà máy hiện đều chạy hết công suất, công nhân đào tạo không kịp nên xảy ra tình trạng tranh giành công nhân giữa các nhà máy. Hiện tượng thiếu việc làm, đóng cửa nhà máy không xảy ra nhưng hiệu quả xuất khẩu không cao do giá xuất khẩu đi Mỹ thấp, đơn hàng khó thực hiện.

Với sự nỗ lực của tất cả các cấp, các ngành cùng với việc Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực từ cuối năm 2001 và hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ chưa phải có hạn ngạch, hàng dệt may Việt Nam có cơ hội tăng trưởng với tốc độ nhanh. Cụ thể về thị trường và khả năng sản xuất hàng dệt may xuất khẩu năm 2002 có thể phấn đấu đạt được kế hoạch đề ra là 2.400 triệu USD, tăng 19% so với năm 2001 (1,975 triệu USD). Và như vậy nhiệm vụ xuất khẩu 6 tháng cuối năm còn lại 1.410 triệu USD. Mỗi tháng cuối năm phải xuất trung bình 230 triệu USD thì mới hoàn thành kế hoạch.

Để có được con số như vậy, theo Bộ Thương mại trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số việc sau đây:

- Đàm phán với EU để tăng hạn ngạch, bãi bỏ một số mặt hàng mà các nước là thành viên WTO được áp dụng từ 01/01/2002.

- Tăng cường các biện pháp chống gian lận.

- Ban hành sớm cơ chế quản lý và sử dụng hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2003 để các doanh nghiệp sớm ký kết và nhận nguyên phụ liệu sản xuất hàng xuất khẩu ngay trong quý IV/2002.

-  Đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành quyết định về thưởng xuất khẩu theo kim ngạch xuất khẩu đối với các sản phẩm ngành hàng dệt may (trừ những mặt hàng xuất khẩu sang EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ có hạn ngạch) và da giầy theo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm đã kết luận tại thông báo số 132/TB-VPCP ngày 03/10/2001.

- Hỗ trợ vốn để xây dựng một số trung tâm chuyên doanh bán buôn, bán lẻ hàng dệt may, giầy dép (cả trong nước và thị trường nước ngoài có tiềm năng) gồm cả nhà kho, cửa hàng tại các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật...

- Khẩn trương thực hiện chủ trương giảm chi phí đầu vào (không tăng hoặc giảm giá điện, nước; giá sử dụng dịch vụ viễn thông; chi phí vận chuyển, cầu cảng; hỗ trợ đầu tư hạ tầng sản xuất như nghiên cứu công nghệ...) nhằm hạ giá thành xuất khẩu, có như vậy hàng dệt may mới có thể cạnh tranh được với hàng của các nước khác vì giá xuất khẩu của ta vẫn trong xu hướng tăng lên.

- Hỗ trợ tài chính cho các trường dạy nghề may (quần áo, da giầy), đặc biệt đào tạo công nhân kỹ thuật, quản đốc phân xưởng đáp ứng gia tăng đột biến hiện nay (tăng các ưu đãi về đất đai, thuế mở rộng trường dạy nghề, cho vay vốn ưu đãi để mua trang thiết bị đào tạo...)

- Bản thân các doanh nghiệp cũng phải:

+ Tìm mọi biện pháp để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá.

+ Từng bước áp dụng các tiêu chuẩn ISO: 9001, 14000, SA 8000 để nâng cao uy tín, chất lượng, hàng hoá nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng mới và giữ vững các khách hàng cũ. Chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng.

+ Thực hiện liên kết các doanh nghiệp trên địa bàn để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao khả năng thực hiện đơn hàng lớn - điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với thị trường Mỹ vì đơn hàng lớn, thời gian giao hàng ngắn.

+ Cần hết sức coi trọng yếu tố vệ sinh công nghiệp và môi trường để giữ vững thị trường truyền thống, đặc biệt là 2 thị trường EU và Nhật.

+ Mở rộng quy mô đào tạo tại chỗ để đáp ứng nhu cầu công nhân và nâng cao tay nghề cho công nhân, áp dụng công nghệ tiên tiến.

- Vai trò của Hiệp hội Dệt may cần được nâng cao hơn nữa trong việc cung cấp thông tin, điều phối, tránh các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp làm giảm giá xuất khẩu...

10- Giầy dép:

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 892 triệu USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2001, bằng 46,2% kế hoạch năm.

Thị trường chính là các nước Tây Âu đạt mức tăng cao về số lượng nhưng về trị giá không tăng tương ứng; thị trường chủ yếu thứ hai là Hoa Kỳ có tỷ lệ kim ngạch tăng trưởng cao 18 - 20% nhưng vẫn chưa tương xứng với năng lực sản xuất. Khả năng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ sẽ tăng nhanh hơn vào những tháng tới đạt mức dự kiến 200 triệu USD năm 2002 (tăng 75,43% so với năm 2001).

Xét thị trường và tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành da giầy năm 2002 có khả năng đạt kế hoạch là 1.900 triệu USD. Từ nay tới cuối năm:

- Các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc Hiệp định chống gian lậu thương mại đã ký giữa Chính phủ Việt Nam và EU (các vấn đề về giá xuất khẩu, xuất xứ nguyên phụ liệu và thành phẩm...) và tuân thủ các luật lệ thương mại quốc tế, không để xảy ra việc tiến hành điều tra gian lận thương mại như bán phá giá hay sai lệch về xuất xứ. (Hiện nay, Bộ Thương mại cùng với Bộ Công nghiệp và một số ngành liên quan hiện đang phải giải quyết vụ Điều tra Bán phá giá của Chính phủ Canada đối với 6 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu giầy và đế giầy không thấm nước vào thị trường Canada.)

- Duy trì và nâng cao chất lượng, uy tín sản phẩm giầy dép Việt Nam đối với thị trường xuất khẩu của mình.

- Đầu tư công nghệ, tăng trị giá sản phẩm xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam, chuyển từ hình thức gia công sang bán FOB.

- Đẩy mạnh việc khai thác thị trường mới đặc biệt thị trường Mỹ vì đây là một thị trường có sức mua rất lớn, khôi phục các thị trường truyền thống như Liên bang Nga, Đông Âu./.

Trên đây là báo cáo của Bộ Thương mại về các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong 6 tháng  cuối năm 2002, xin trình Hội nghị xem xét và thảo luận./.

BỘ THƯƠNG MẠI

 


1 Nếu chỉ tính những mặt hàng không phải dầu thô thì mức giảm thấp hơn (-2,7%).

1 Nếu chỉ tính những mặt hàng không phải dầu thô thì mức giảm thấp hơn (-3,7%).

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Tờ trình số 1280 TM/XNK ngày 23/07/2002 của Bộ Thương mại về tờ trình kết quả họp giao ban để đẩy mạnh xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2002

Số hiệu: 1280TM/XNK
Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Bộ Thương mại
Người ký: Mai Văn Dâu
Ngày ban hành: 23/07/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Tờ trình số 1280 TM/XNK ngày 23/07/2002 của Bộ Thương mại về tờ trình kết quả họp giao ban để đẩy mạnh xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2002

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…