Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ THƯƠNG MẠI-BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 18/2005/TTLT-BYT-BTM

Hà Nội , ngày 12 tháng 7 năm 2005

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ Y TẾ - BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 18/2005/TTLT/BYT-BTM NGÀY 12 THẤNG 7 NĂM 2005 VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 

Để thi hành Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003 và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, liên tịch Bộ Y tế và Bộ Thương mại quy định về quan hệ phối hợp giữa hai Bộ trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

I. QUAN HỆ PHỐI HỢP THỰC HIỆN

1. Về xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, cấp giấy chứng nhận

a. Bộ Y tế:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chung về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm tươi sống và chế biến; quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm tiêu thụ tại Việt Nam; hướng dẫn ghi nhãn chi tiết đối với thực phẩm bao gói sẵn.

- Quy định nội dung, thủ tục kiểm tra, chỉ định cơ quan kiểm tra hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận để thực hiện các phép thử có liên quan về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu.

- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao.

- Cấp giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm nhập khẩu nhằm tiêu thụ tại Việt Nam.

b. Bộ Thương mại:

- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống; điều kiện kinh doanh (mua, bán, vận chuyển) thực phẩm tươi sống và chế biến.

- Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc thanh tra, kiểm tra chống sản xuất, buôn bán thực phẩm là hàng giả, quá hạn sử dụng, nhập lậu không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, các vi phạm pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.

2. Về thanh tra, kiểm tra

a. Bộ Y tế:

- Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo công bố của cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc theo tiêu chuẩn Nhà nước quy định; việc thực hiện các quy định chuyên môn về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra các nhà ăn, bếp ăn tập thể, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, nhà hàng, khách sạn trong việc thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, con người) của cơ sở sản xuất, kinh doanh; kiểm tra, thanh tra làm rõ nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm trong bữa ăn, thức ăn, đồ uống của các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng nói trên trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm.

- Chủ trì thanh tra, kiểm tra các nội dung chuyên môn về vệ sinh an toàn thực phẩm (thành phần, cấu tạo, chất lượng, công dụng, tác dụng, hướng dẫn sử dụng) ghi trên nhãn hàng hóa thực phẩm và trong quảng cáo hàng hóa thực phẩm theo quy định của pháp luật.

b. Bộ Thương mại:

- Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành liên quan kiểm tra đối với hàng hóa thực phẩm lưu thông trên thị trường trong việc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng hàng hóa; về ghi nhãn hàng hóa; kiểm tra, kiểm soát hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, nhập lậu không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng hóa thực phẩm vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống và điều kiện kinh doanh (mua, bán, vận chuyển) thực phẩm tươi sống và chế biến.

3. Về trao đổi thông tin, văn bản

Hai Bộ thường xuyên phối hợp cung cấp, trao đổi các thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo trách nhiệm của mỗi ngành, bao gồm:

a. Chủ trương, chính sách, biện pháp, văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu chuyên môn kỹ thuật có liên quan đến công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

b. Tình hình, dự báo thị trường về hàng hóa thực phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

c. Tình hình chấp hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ sở dịch vụ ăn uống, khách sạn, nhà hàng.

d. Thông tin về hoạt động của mỗi ngành trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong từng thời kỳ cụ thể.

4. Về tuyên truyền, tập huấn, đào tạo

a. Bộ Y tế là cơ quan chủ trì, có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục, tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bộ Thương mại có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc triển khai thực hiện công tác nói trên khi có yêu cầu.

b. Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại tổ chức tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho lực lượng Quản lý thị trường theo yêu cầu của Bộ Thương mại.

5. Về tổ chức kiểm nghiệm, giám định

a. Bộ Y tế xây dựng, phổ biến quy trình, cách thức lấy mẫu trong thanh tra, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm; chỉ đạo và thông báo tên, địa chỉ các cơ quan, đơn vị có chức năng kiểm nghiệm, giám định được chỉ định để thực hiện việc giám định, kiểm nghiệm các mẫu thử một cách chính xác, nhanh chóng, phục vụ cho công tác xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý thị trường các cấp.

b. Bộ Thương mại có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường các cấp thực hiện việc lấy mẫu để giám định, kiểm nghiệm theo đúng quy định.

6. Về tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành

Theo trách nhiệm của mỗi ngành, hai Bộ chủ động tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Trong một số trường hợp cụ thể, cần thiết có sự phối hợp như sau:

a. Theo yêu cầu của bên chủ trì kiểm tra, thanh tra, bên phối hợp cử cán bộ, bố trí phương tiện tham gia các đoàn, tổ công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành.

b. Khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra hoặc nguy cơ ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra, Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn, xác định nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và cứu chữa người bệnh. Nếu ngộ độc được xác định là do hàng hóa đang lưu thông trên thị trường không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thì thông báo cho Bộ Thương mại chủ trì chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

c. Trong những dịp cao điểm như: Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, lễ hội, sự kiện thể thao, chính trị quan trọng..., khi cần thiết hai Bộ sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để phân công trách nhiệm và phối hợp tổ chức các đoàn công tác liên ngành hoặc đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bộ được phân công chủ trì có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phương án phối hợp kiểm tra liên ngành, ban hành quyết định thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành sau khi có sự thống nhất giữa các bộ, ngành; tổng hợp tình hình kết quả để báo cáo lãnh đạo hai Bộ và các ngành có liên quan.

d. Các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền của cơ quan nào thì thủ trưởng của cơ quan đó quyết định xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến chuyên môn hoặc áp dụng chính sách, pháp luật thuộc trách nhiệm của Bộ khác thì cơ quan có thẩm quyền xử lý chủ động xin ý kiến Bộ đó để xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Cơ quan được xin ý kiến có trách nhiệm xem xét, trả lời theo yêu cầu của cơ quan xin ý kiến.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện

a. Bộ Y tế giao cho Cục An toàn vệ sinh thực phẩm làm đầu mối hướng dẫn triển khai việc thực hiện Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/09/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và Thông tư này; giao cho Thanh tra Bộ Y tế phối hợp với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm.

b. Bộ Thương mại giao cho Vụ Chính sách thị trường trong nước chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý thị trường, Vụ Xuất nhập khẩu nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và Thông tư này; giao cho Cục Quản lý thị trường tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát đối với hàng hóa thực phẩm sản xuất trong nước, thực phẩm nhập khẩu lưu thông trên thị trường và điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm tươi sống và chế biến.

c. Các Sở Y tế, Sở Thương mại và Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức quan hệ phối hợp công tác trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn theo các quy định tại Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và Thông tư này.

2. Hiệu lực thi hành

a. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

b. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị báo cáo về Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thanh tra Bộ Y tế), Bộ Thương mại (Vụ chính sách thị trường trong nước và Cục Quản lý thị trường) để liên Bộ xem xét quyết định.

 

Phan Thế Ruệ

(Đã ký)

Trần Chí Liêm

(Đã ký)

 

MINISTRIES OF PUBLIC HEALTH AND TRADE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 18/2005/TTLT/BYT-BTM

Hanoi, July 12, 2005

 

INTERMINISTERIAL CIRCULAR

RE: COORDINATION IN PERFORMING THE TASKS OF STATE MANAGEMENT OVER FOOD SANITARY AND SAFETY

In order to implement Ordinance 12/2003/PL-UBTVQH11 dated July 26, 2003 and Decree 163/2004/ND-CP dated September 7, 2004 by the Government detailing implementation of certain articles of the Ordinance on Food Sanitary and Safety, the Inter-Ministry of Public Health and Trade hereby issues the regulations on coordination between them in performing the tasks of state management over food sanitary and safety.

I. COORDINATION IN TASK PERFORMANCE

1. Issuance of policy, legal documents, and certificates

a. Ministry of Public Health

- Presiding over and coordinating with relevant ministries to build up and promulgate general legal documents on assurance of food sanitary and safety in places manufacturing foods, providing food services, and trading raw and processed foods; setting up food sanitary and safety regulations on foods manufactured in Vietnam and imported for consumption in Vietnam; providing guidelines on labeling of packed foods.

- Setting up inspection content and formalities, pointing inspecting agencies or recognized inspecting departments to carry out sanitary and safety checking on imported foods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Issuing product standard certificate to foods manufactured in Vietnam and imported for consumption in Vietnam.

b. Ministry of Trade

- Presiding over and coordinating with relevant ministries to build up and promulgate legal documents related to conditions on provision of food services and trading (selling, buying, transporting) of raw and processed foods.

- Presiding over and coordinating with relevant ministries to build up and promulgate legal documents on examination, inspection, and prevention of production and trading of counterfeit, expired, and unsafe food products as well as those violate the law on labeling.

2. Inspection and examination

a. Ministry of Public Health

- Presiding over and coordinating with relevant agencies to conduct inspection and examination on implementation of food quality and sanitary standards as announced by manufacturers or traders or stipulated by state agencies; implementation of professional regulations on food sanitary and safety on businesses producing and trading food products of high risks.

- Presiding over and coordinating with relevant agencies to conduct inspection and examination into implementation of food safety and sanitary standards (facilities, equipments and devices, staff) at canteens, street food shops, restaurants, and hotels; conducting inspection and examination to clarify reasons for food poisoning.

- Presiding over inspection and examination into professional contents about food sanitary and safety (ingredient, quality, use direction) specified on label and advertisement of food products in accordance with the law of current practice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Presiding over and coordinating with relevant ministries to conduct inspection into food products circulated in the domestic market with regards to obedience to quality management standards and labeling regulations; controlling counterfeit, low quality, expired, illegally imported foods which are not qualified for food sanitary and safety standards and those violate the law on industrial property.

- Presiding or coordinating with relevant ministries to supervise implementation of conditions on provision of food services and trading (buying, selling, transporting) of raw and processed foods.

3. Exchange of information and documents

The two Ministries regularly provide and exchange information necessary for management of food sanitary, safety, and quality within their managerial scope, including:

a. Directions, policies, measures, legal documents, and professional technical documents related to management of food quality, sanitary, and safety.

b. Market report and forecast for food products manufactured in Vietnam, imported, and circulated in the domestic market which are not qualified for food sanitary and safety standards.

c. Information about implementation of the law on food sanitary and safety applied to food manufacturers and traders, food shops, restaurants, and hotels.

d. Information about each sector implementing the tasks of state management over food sanitary and safety in specific periods.

4. Propaganda and training

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. The Ministry of Public Health coordinates with the Ministry of Trade to organize propaganda of legal documents and improvement of professionalism with regards to food sanitary and safety towards market management force as required by the Ministry of Trade.

5. Appraisal and test

a. The Ministry of Public Health is responsible for making up and propagandizing process and manner for taking food samples for sanitary and safety examination; directing and announcing name and address of competent agencies which are appointed to conduct food appraisal and test in quick and accurate way to serve market management agencies of all levels to deal with violations of the law on food sanitary and safety.

b. The Ministry of Trade is responsible for instructing market management agencies of all levels to take food samples for appraisal and test of sanitary and safety in compliance with the regulations of current practice.

6. Organization of interministerial inspectorate

Within the scope of its tasks, each Ministry is responsible for supervising and inspecting implementation of the law’s regulations on food sanitary and safety as well as impose sanction on violations. In specific cases, there needs to be cooperation between the two Ministries:

a. As requested by the Ministry which presides over supervision and inspection, the other sends cadres and facilities to join interministerial delegation of inspectors.

b. In case of food poisoning or risk of food poisoning, the Ministry of Public Health presides over and coordinates with relevant ministries to organize inspection and examination to prevent and find out causes of the accident and provide treatment to victims. If food poisoning is caused by unsafe commodities circulated in the domestic market, the Ministry of Public Health informs the Ministry of Trade and the later presides over inspection and examination in order to prevent and impose sanction on individuals and organizations with violations.

c. During high times such as action month for food sanitary and safety, lunar new year festival, lunar mid-autumn festival, festivities, sport and political events, etc, the two Ministries need to coordinate with relevant ministries to assign tasks and organize interministerial working groups or inspectorates to provide instruction and supervise implementation of the law on food sanitary and safety nationwide. The Ministry which presides over performance of this task is responsible for making plan for interministerial inspection, issuing decision on establishment of delegations of inspectors on the basis of unanimity between ministries; taking stock of inspection and reporting to leaders of the two Ministries and other relevant ministries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. IMPLEMENTATION

1. Tasks of deploying implementation

a. The Ministry of Public Health assigns the Department of Food Sanitary and Safety to act as the instructor for implementation of Decree 163/2004/ND-CP dated September 7, 2004 by the Government detailing implementation of certain articles of the Ordinance on Food Sanitary and Safety and this Circular; assigns the Ministerial Inspectorate to coordinate with the Department of Food Sanitary and Safety to provide guidelines to inspection and supervision of food sanitary and safety.

b. The Ministry of Trade assigns the Department of Domestic Market to preside over and coordinate with the Departments of Market Management and Export – Import to study and build up legal documents detailing implementation of Decree 163/2004/ND-CP dated September 7, 2004 by the Government detailing implementation of certain articles of the Ordinance on Food Sanitary and Safety and this Circular; assigns the Department of Market Management to organize and instruct supervision on food products manufactured in Vietnam and imported for consumption in Vietnam as well as provision of food services and trading of raw and processed foods.

c. Departments of Public Health and Trade and Market Management Division of provinces and cities under direct central management are responsible for coordination in implementation of the tasks of state management over food sanitary and safety in their locality in compliance with Decree 163/2004/ND-CP dated September 7, 2004 by the Government detailing implementation of certain articles of the Ordinance of Food Sanitary and Safety and this Circular.

2. Effect

a. This Circular comes into effect in 15 days after it is publicized on the Gazette.

b. Any difficulties or uncertainties arising during implementation should be informed to the Ministry of Public Health (Department of Food Sanitary and Safety, Ministerial Inspectorate), the Ministry of Trade (Department of Domestic Market Policy, Department of Market Management) for settlement.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR MINISTER OF PUBLIC HEALTH
DEPUTY MINISTER




Tran Chi Liem

 

To:
- Prime Minister, Deputy Prime Ministers;
- Government Office (Gazette Department);
- Ministry of Justice (Document Checking Department);
- People’s Committee of provinces and cities under direct central management;
- Department of Trade of provinces and cities under direct central management;
- Department of Public Health of provinces and cities under direct central management;
- Market Management Division of provinces and cities under direct central management;
- Units under Ministry of Public Health, Ministry of Trade;
- Archive.

;

Thông tư liên tịch 18/2005/TTLT-BYT-BTM về quan hệ phối hợp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế và Bộ Thương mại ban hành

Số hiệu: 18/2005/TTLT-BYT-BTM
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Thương mại, Bộ Y tế
Người ký: Phan Thế Ruệ, Trần Chí Liêm
Ngày ban hành: 12/07/2005
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư liên tịch 18/2005/TTLT-BYT-BTM về quan hệ phối hợp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế và Bộ Thương mại ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [6]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…