Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NGOẠI THƯƠNG-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 118-LB/TT/NgT/NHNN

Hà Nội , ngày 20 tháng 9 năm 1983

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ NGOẠI THƯƠNG - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 118-LB/TT/NgT/NHNN NGÀY 20-9-1983 HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU 6 QUYẾT ĐỊNH SỐ 113-HĐBT NGÀY 10-7-1982 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNG XUẤT KHẨU VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU

Căn cứ tinh thần nghị định số 40-CP ngày 7-2-1980 của Hội đồng Chính phủ ban hành bản quy định về chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích phát triển sản xuất hàng xuất khẩu. Nghị định số 200-CP ngày 26-5-1981 của Hội đồng Chính phủ bổ sung và sửa đổi một số điểm trong bản quy định ban hành kèm theo nghị định số 40-CP và quyết định số 40-CP và quyết định số 113-HĐBT ngày 10-7-1982 của Hội đồng bộ trưởng về một số biện pháp phát triển hàng xuất khẩu và tăng cường công tác quản lý xuất nhập khẩu.

Điều 6 quyết định số 113-HĐBT quy định: "nếu các tổ chức xuất nhập khẩu trung ương tổ chức sản xuất, thu mua các mặt hàng xuất khẩu không thuộc danh mục mặt hàng xuất khẩu trung ương thì được sử dụng từ 70 đến 90% số ngoại tệ thu được (theo trị giá FOB) tuỳ theo từng trường hợp; số ngoại tệ còn lại từ 10 đến 30% nộp vào quỹ ngoại tệ của Nhà nước.

Nếu các tổ chức xuất nhập khẩu trung ương vay ngoại tệ của nước ngoài hoặc của quỹ ngoại tệ xuất khẩu Nhà nước để sản xuất hàng xuất khẩu thì sau khi hoàn trả lại vốn và lãi, được sử dụng 70% số ngoại tệ thu được, và coi là vốn tự có để công ty dùng vào việc nhập khẩu vật tư, hàng hoá phục vụ phát triển, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu, không được dùng vào việc khác; 30% số ngoại tệ còn lạin được bổ sung vào quỹ ngoại tệ xuất khẩu Nhà nước".

Liên bộ Ngoại thương - Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể thêm như sau:

1. Mục đích của quy định này là để khuyến khích các tổng công ty, công ty xuất nhập khẩu trung ương (dưới đây gọi là đơn vị xuất nhập khẩu) phát huy tính chủ động sáng tạo, nhằm đẩy mạnh sản xuất, thu mua, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước và để tạo điều kiện cho các tổng công ty, công ty xuất nhập khẩu chủ động hơn về nguồn vốn ngoại tệ, các đơn vị này sử dụng một phần ngoại tệ thu được để nhập khẩu vật tư hàng hoá phục vụ phát triển, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

2. Mức ngoại tệ đơn vị được hưởng như sau:

a) Trong trường hợp các đơn vị xuất nhập khẩu tổ chức sản xuất, thu mua các mặt hàng xuất khẩu không thuộc danh mục mặt hàng xuất khẩu trung ương thống nhất quản lý, hàng xuất khẩu thực hiện vượt mức kế hoạch trung ương giao, Nhà nước không giao kế hoạch, hoặc giao kế hoạch nhưng không cung cấp vật tư tương ứng như quy định trong điều 4 của quyết định số 113-HĐBT thì được sử dụng ngoại tệ theo tỷ lệ quy định trong thông tư số 64-BNgT ngày 3-11-1982 của Bộ Ngoại thương.

Tỷ lệ phần trăm quy định trên đây tính theo giá FOB.

b) Trong trường hợp các đơn vị xuất nhập khẩu vay ngoại tệ của nước ngoài hoặc của quỹ ngoại tệ xuất khẩu Nhà nước để sản xuất hàng xuất khẩu thì sau khi hoàn trả vốn và lãi được sử dụng 70% số ngoại tệ thu được.

Phần ngoại tệ còn lại đơn vị nộp vào quỹ ngoại tệ của Nhà nước.

3. Mỗi đơn vị xuất nhập khẩu được mở tài khoản Quyền sử dụng ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng ngoại thương để hạch toán các khoản thu chi ngoại tệ.

a) Phần thu của tài khoản gồm:

- Vốn tự có bằng ngoại tệ của đơn vị được cấp (nếu có).

- Ngoại tệ được hưởng do xuất khẩu các mặt hàng đơn vị tự tổ chức sản xuất và thu mua ngoài danh mục mặt hàng trung ương quản lý, các mặt hàng trung ương thống nhất quản lý nhưng đơn vị thực hiện vượt mức kế hoạch, hoặc Nhà nước không giao kế hoạch hay giao kế hoạch nhưng không cung cấp vật tư tương ứng.

- Phần ngoại tệ đơn vị được hưởng sau khi đã hoàn trả hết nợ vốn và lãi vay.

- Ngoại tệ thuộc hoạt động kinh doanh vốn ngoại tệ của nước ngoài nhưng chưa đến kỳ trả nợ.

Để được ngân hàng ghi vào tài khoản Quyền sử dụng ngoại tệ trong từng trường hợp đơn vị phải phân tích rõ quyền được hưởng số ngoại tệ đó. Trường hợp chưa rõ thì ngân hàng đề nghị Bộ Ngoại thương xác nhận.

Việc cấp quyền sử dụng ngoại tệ cho đơn vị sẽ tiến hành theo lề lối, thủ tục cấp quyền sử dụng ngoại tệ quy định trong thông tư liên Bộ Ngoại thương - Ngân hàng Nhà nước số 4-LB/TT ngày 1-8-1980.

b) Phần chi của tài khoản gồm:

- Ngoại tệ trả nợ vay khi đến hạn,

- Ngoại tệ chi cho nhập khẩu và vật tư, hàng hoá để phục vụ phát triển và mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu hoặc kinh doanh chuyển khẩu bằng vốn tự có,

- Các khoản chi khác theo đề nghị của đơn vị và được phép của Bộ Ngoại thương cho thanh toán bằng ngoại tệ với các tổ chức nước ngoài cũng như trong nước.

Khi cần thiết Ngân hàng Ngoại thương sẽ mở các tiểu khoản theo từng loại ngoại tệ và từng nghiệp vụ.

4. Ngân hàng Ngoại thương sẽ kết hối toàn bộ số ngoại tệ thu được theo tỷ giá kết toán nội bộ hiện hành và ghi Quyền sử dụng ngoại tệ cho các đơn vị khi cần chi thì đơn vị phải chuyển tiền Việt Nam đến Ngân hàng Ngoại thương để mua lại ngoại tệ theo tỷ giá kết toán nội bộ hiện hành.

Đơn vị đứng tên của tài khoản được sử dụng số dư của tài khoản này bất kỳ lúc nào và được chuyển số dư năm trước sang năm sau:

Theo định kỳ năm có phân quý các đơn vị phải lập kế hoạch thu chi của tài khoản quyền sử dụng ngoại tệ được Bộ Ngoại thương xác nhận và gửi cho Ngân hàng Ngoại thương.

Tài khoản này chỉ dùng để thanh toán với các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài. Ngân hàng Ngoại thương quản lý từng nghiệp vụ theo giấy phép xuất khẩu của Bộ Ngoại thương. Trong trường hợp đơn vị chủ tài khoản muốn dùng ngoại tệ để thanh toán tiền mua vật tư, nguyên liệu của một đơn vị trong nước thì phải được Bộ Ngoại thương cho phép bằng văn bản và Ngân hàng Ngoại thương chấp nhận.

Khi sử dụng ngoại tệ để nhập thiết bị - vật tư- nguyên liệu hàng hoá cần thiết, đơn vị cần gửi đến ngân hàng Ngoại thương nơi giữ tài khoản giấy yêu cầu chi ngoại tệ theo đúng nội dung và mục đích của tài khoản và giấy phép nhập khẩu của Bộ Ngoại thương cấp.

Ngân hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị sử dụng số ngoại tệ đó được kịp thời và đúng chế độ quy định.

Tất cả các khoản vay ngoại tệ nước ngoài để kinh doanh đều phải qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam .

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Những quy định trước đây trái với nội dung ghi trong thông tư này đều không còn hiệu lực.

Lê Hoàng

(Đã ký)

Nguyễn Tu

(Đã ký)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư liên tịch 118-LB/TT/NgT/NHNN năm 1983 hướng dẫn Điều 6 Quyết định 113-HĐBT về một số biện pháp phát triển hàng sản xuất và tăng cường công tác quản lý xuất nhập khẩu do Bộ Ngoại thương- Ngân hàng nhà nước ban hành

Số hiệu: 118-LB/TT/NgT/NHNN
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Ngoại thương, Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Lê Hoàng, Nguyễn Tu
Ngày ban hành: 20/09/1983
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư liên tịch 118-LB/TT/NgT/NHNN năm 1983 hướng dẫn Điều 6 Quyết định 113-HĐBT về một số biện pháp phát triển hàng sản xuất và tăng cường công tác quản lý xuất nhập khẩu do Bộ Ngoại thương- Ngân hàng nhà nước ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…