BỘ
Y TẾ-BỘ THƯƠNG MẠI-BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN-UỶ BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ
EM VIỆT NAM |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2001/TTLT/YT-TM-VHTT-UBBVCSTEVN |
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2001 |
Căn cứ Nghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ, căn cứ Chỉ thị số 28/2000/CT-TTg ngày27/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Liên tịch: Bộ Y tế- Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá-Thông tin, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ phải tuân thủ các quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông, quảng cáo, kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ, bình bú và vú ngậm giả, các biện pháp để khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ được quy định tại Nghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ, các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại, quảng cáo, chất lượng hàng hoá, nhãn hàng hoá và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ, bao gồm cả Văn phòng đại diện và các cá nhân hoạt động nhân danh doanh nghiệp đó;
b. Các hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ;
c. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo;
d. Các cơ sở sản khoa, nhi khoa (bao gồm bệnh viện chuyên khoa sản, nhi; các khoa sản, nhi trong bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế quận, huyện, nhà hộ sinh, trạm y tế xã, phường, thị trấn) của nhà nước, dân lập, bán công, tư nhân kể cả cơ sở có vốn đầu tư của nước ngoài.
e. Các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nhà nước có liên quan đến việc quản lý các sản phẩm thay thế sữa mẹ.
II. THÔNG TIN, GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG:
1. Nội dung các tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ; các tài liệu về thông tin và giáo dục về sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ phải đảm bảo theo đúng quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Nghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ.
2. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ được phép cung cấp các tài liệu thông tin khoa học và cách sử dụng đúng các sản phẩm thay thế sữa mẹ cho các cơ sở sản khoa, nhi khoa, thầy thuốc và nhân viên y tế làm việc trong các cơ sở đó.
3. Các thầy thuốc và nhân viên y tế làm việc trong các cơ sở sản khoa, nhi khoa được quyền hướng dẫn việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ cho các bà mẹ hoặc thành viên gia đình họ theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 của Nghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ trong các trường hợp sau:
a. Trẻ bị bệnh khó nuốt nặng, bị giảm đường huyết hoặc cần phải sử dụng biện pháp thay thế để điều trị giảm đường huyết và không cải thiện được bằng cách tăng cường bú mẹ.
b. Trẻ có mẹ bị bệnh nặng (tâm thần, động kinh, shock...)
c. Trẻ mắc bệnh về chuyển hoá.
d. Trẻ bị mất nước nặng (ví dụ do tiêu chảy) mặc dù đã tăng cường bú mẹ nhưng vẫn không bù đủ lượng nước đã mất.
e. Trẻ có bà mẹ phải dùng thuốc chống chỉ định cho con bú (ví dụ thuốc chống ung thư, chiếu tia, thuốc kháng giáp trạng....) hoặc mẹ bị nhiễm HIV/AIDS (cần có tư vấn của cán bộ y tế đối với từng trường hợp cụ thể).
1. Nghiêm cấm quảng cáo dưới mọi hình thức các sản phẩm thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ từ khi sinh đến 6 tháng tuổi (trường hợp sản phẩm thay thế sữa mẹ dùng chung cho trẻ từ dưới 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi thì cấm quảng cáo dùng cho trẻ từ dưới 6 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi), các loại bình bú và vú ngậm giả theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 của Nghị định số 74/2000/NĐ - CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ.
2. Việc quảng cáo các loại sữa dùng cho trẻ từ trên 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi phải tuân thủ nghiêm chỉnh các điều kiện quy định Khoản 2, Điều 8 của Nghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ. Về nội dung bắt buộc tại phần đầu quảng cáo: “Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” phải đảm bảo yêu cầu cụ thể sau:
a. Quảng cáo trên đài truyền hình mà chỉ có hình ảnh không có âm thanh thì nội dung “Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” phải được thể hiện rõ ràng bằng chữ để người xem đọc được. Nếu quảng cáo dùng cả hình ảnh và lời nói thì nội dung: “Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” phải được thể hiện bằng chữ và nói rõ để người xem đọc và nghe được.
b. Quảng cáo bằng lời nói trên đài phát thanh thì phải nói rõ: “Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” để người nghe có thể nghe được.
c. Quảng cáo trên báo chí, xuất bản phẩm, bảng, biển hoặc hình thức khác phải thể hiện rõ nội dung “Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” để người xem đọc được.
3. Chủ quảng cáo, các tổ chức và cá nhân thực hiện quảng cáo ngoài việc tuân thủ các quy định tại Điểm 1, Điểm 2 Mục này còn phải thực hiện các quy định khác của pháp luật về quảng cáo.
IV. KINH DOANH SẢN PHẨM THAY THẾ SỮA MẸ:
1. Các sản phẩm thay thế sữa mẹ trước khi đưa ra thị trường đều phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm).
2. Nhãn sản phẩm thay thế sữa mẹ, bình bú, vú ngậm giả ngoài việc tuân thủ các quy định tại Điều 10, Điều 11 của Nghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ, còn phải thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Quy chế trên, Chỉ thị số 28/2000/CT-TTg ngày27/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Thông tư số 15/2000/TT-BYT ngày 30/6/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn ghi nhãn hàng thực phẩm.
3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ hoặc đại diện của họ có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Khoản 1, Khoản 2 (Điểm a, Điểm c), Điều 12 của Nghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ và. Bên cạnh việc thực hiện quy định trên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ không được phép:
a. Tặng các sản phẩm thay thế sữa mẹ cho các bà mẹ và thành viên trong gia đình họ tại các cơ sở sản khoa, nhi khoa, nhà riêng, nơi công cộng hoặc bất kỳ địa điểm nào.
b. Tài trợ học bổng, nghiên cứu khoa học, kinh phí cho đào tạo, hội nghị, hội thảo, các khóa học, các buổi hoà nhạc, dịch vụ tư vấn qua điện thoại hoặc các hình thức khác như giới thiệu sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, tên cơ sở sản xuất, buôn bán sản phẩm hoặc sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học để tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm nhằm khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.
1. Các cơ sở sản khoa, nhi khoa có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bà mẹ cho con bú trong vòng 1/2 giờ sau khi sinh, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Thông tư này, thực hiện 10 điều kiện để trở thành “Bệnh viện bạn hữu trẻ em” (Phụ lục đính kèm theo Thông tư này).
2. Bộ Y tế sẽ tổ chức kiểm tra và cấp giấy chứng nhận công nhận danh hiệu “Bệnh viện bạn hữu của trẻ em”. Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, nếu cơ sở sản khoa, nhi khoa đã được công nhận danh hiệu trên nhưng không thực hiện đúng các điều kiện quy định tại Mục V, Khoản 1 nêu trên thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, sẽ bị Bộ Y tế rút giấy chứng nhận, đồng thời thông báo với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nếu bệnh viện thuộc quyền quản lý của địa phương.
3. Các cơ sở sản khoa, nhi khoa, thầy thuốc và nhân viên y tế làm việc trong các cơ sở này được nhận các sản phẩm thay thế sữa mẹ thông qua các tổ chức từ thiện để nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi hoặc trong các trường hợp đặc biệt phải sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ theo qui định tại Điểm 3, Mục II của Thông tư này. Trong trường hợp, các cơ sở sản khoa, nhi khoa không đủ sản phẩm thay thế sữa mẹ để nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi thì có thể mua các sản phẩm thay thế sữa mẹ đủ số lượng theo nhu cầu thực tế.
4. Các cơ sở sản khoa, nhi khoa, thầy thuốc và nhân viên y tế làm việc trong các cơ sở này không được nhận trực tiếp quà tặng là các sản phẩm thay thế sữa mẹ; không được nhận đóng góp tài chính cho hội nghị, hội thảo và học bổng nhằm khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ theo quy định Điểm 3, Mục IV của Thông tư này; không được cung cấp kết quả nghiên cứu khoa học cho việc tuyên truyền, quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ; không được trợ giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh tặng mẫu, tặng quà, tài liệu tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ.
5. Ngoài các quy định tại điểm 3 và điểm 4 nêu trên, các cơ sở sản khoa, nhi khoa sẽ bị xác định vi phạm quy định tại Điều 14 của Nghị định số 74/2000/NĐ - CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ, nếu trong bệnh viện có các sản phẩm, quà tặng có tên, hình các sản phẩm thay thế sữa mẹ, tên, hình của cơ sở sản xuất, buôn bán các sản phẩm thay thế sữa mẹ.
VI. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:
1. Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam và các cơ quan liên quan quản lý việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ; quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn các sản phẩm thay thế sữa mẹ; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ trong phạm vi cả nước.
2. Sở Y tế chủ trì và phối hợp với Sở Thương mại, Sở Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan quản lý việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ; quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm các sản phẩm thay thế sữa mẹ; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo thẩm quyền.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, ban hành. Bãi bỏ Thông tư liên Bộ số 18/TTLB ngày 03/11/1994 của Liên Bộ Y tế, Thương mại, Văn hoá-Thông tin, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam hướng dẫn thi hành Quyết định số 307/TTg ngày 10/6/1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ và Thông tư số 07/BYT - TT ngày 18/4/1995 của Bộ Y tế hướng dẫn việc nhập khẩu các sản phẩm thay thế sữa mẹ.
2. Đối với sản phẩm thay thế sữa mẹ, bình bú và vú ngậm giả bao gồm cả sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu, nếu có nhãn cũ đã được in trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực hiện còn tồn đọng mà không vi phạm các quy định của Quyết định số 307/TTg ngày 10/6/1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ, Thông tư liên Bộ số 18/TTLB ngày 03/11/1994 của Liên Bộ Y tế, Thương mại, Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam hướng dẫn thi hành Quyết định số 307/TTg, Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Quy chế trên, Chỉ thị số 28/2000/TTg ngày 27/12/2000 về việc thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện thì cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm báo cáo số lượng nhãn tồn đọng với Bộ Y tế (Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm) trước ngày 30/5/2001 để kiểm tra, xác nhận mới được tiếp tục lưu thông nhưng phải dán bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt với những nội dung thông tin mà nhãn hàng hoá cũ còn ghi thiếu so với quy định tại Điều 10, Điều 11 của Nghị định số 74/2000/NĐ - CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ.
3. Đối với sản phẩm thay thế sữa mẹ có ghi hạn sử dụng từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực và đưọc đóng gói trong các loại bao bì thương phẩm chắc chắn bằng các vật liệu như kim loại, thuỷ tinh, sành sứ và có nhãn hàng hoá cũ được in trực tiếp lên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm mà không thể thay đổi bằng bao bì có nhãn mới, nếu còn hạn sử dụng thì được phép lưu thông đến thời điểm hết hạn sử dụng nhưng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải bổ sung những nội dung thông tin mà trên nhãn hàng hoá cũ còn ghi thiếu so với quy định tại Điều 10, Điều 11 của Nghị định số 74/2000/NĐ - CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ
4. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này bị thay thế hoặc bổ sung, sửa đổi thì phải đương nhiên áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương phản ảnh kịp thời về Bộ Y tế, Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá-Thông tin, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam để xem xét và sửa đổi cho phù hợp./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI THỨ TRƯỞNG
Lê Danh Vĩnh |
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ THỨ TRƯỞNG
Trần Chí Liêm |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
KT.
BỘ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM |
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ,
- Tờ Công báo - Văn phòng Chính phủ,
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,
- UBND các tỉnh, Tp trực thuộc TW,
- Sở Y tế, Sở Thương mại, Sở Văn hoá-Thông tin,,
Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam các tỉnh, Tp trực thuộc TW,
- Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế,
- Các Vụ, Cục, Văn phòng trực thuộc 4 Bộ và Uỷ ban,
- Lưu Pháp chế 4 Bộ và Uỷ ban,
- Lưu trữ 4 Bộ và Uỷ ban.
10 ĐIỀU KIỆN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ THÀNH CÔNG TRONG CÁC
CƠ SỞ SẢN KHOA, NHI KHOA
(Ban
hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT/YT-TM-VHTT - UBBVCSTEVN ngày 13/3/2001 của
Liên tịch: Bộ Y tế, Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá và Thông tin, Uỷ ban Bảo vệ và
Chăm sóc trẻ em Việt Nam)
1. Có một quy định của cơ sở sản khoa, nhi khoa về nuôi con bằng sữa mẹ, được viết thành văn bản và được phổ biến thường xuyên cho mọi cán bộ y tế.
2. Huấn luyện cho tất cả các cán bộ y tế những kỹ năng cần thiết để thực hiện quy định này.
3. Thông tin cho tất cả phụ nữ có thai về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và cách thực hiện.
4. Giúp các bà mẹ bắt đầu cho con bú trong vòng 1/2 giờ sau đẻ.
5. Chỉ dẫn cho các bà mẹ cách cho con bú và duy trì nguồn sữa ngay cả khi họ phải xa con.
6. Không cho trẻ sơ sinh ăn, uống bất cứ đồ ăn thức uống gì ngoài sữa mẹ trừ khi có chỉ định của cán bộ y tế.
7. Thực hiện để con ở gần mẹ suốt 24 giờ trong một ngày.
8. Khuyến khích cho con bú theo nhu cầu.
9. Không cho con dùng bất cứ loại vú giả hoặc đầu vú cao su nào.
10. Khuyến khích việc thành lập các nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ và giới thiệu các bà mẹ tới đó khi các bà mẹ xuất viện.
THE
MINISTRY OF PUBLIC HEALTH - THE MINISTRY OF TRADE - THE MINISTRY OF CULTURE
AND INFORMATION - THE VIETNAM COMMITTEE FOR CHILD PROTECTION AND CARE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 04/2001/TTLT/YT-TM-VHTT-UBBVCSTEVN |
Hanoi, March 14, 2001 |
Pursuant to Decree No. 74/2000/ND-CP of December 6, 2000 of the Government on trading in and use of mother milk substitutes to protect and encourage breast feeding, pursuant to Directive No. 28/2000/CT-TTg of December 27, 2000 of the Prime Minister on the enforcement of the Regulation on goods labeling issued together with Decision No. 178/1999/QD-TTg of August 30,1999 of the Prime Minister, the Ministry of Health, the Ministry of Trade, the Ministry of Culture and Information, and the Vietnam Committee for Child Protection and Care jointly give the following guidance on their implementation:
1. The trading in and use of mother milk substitutes must comply with the regulations on information, education, communications, advertisement, trading in and use of mother milk substitutes, feeding bottle, dummies and measures to encourage breast feeding stipulated in Decree No. 74/2000/ND-CP of December 6, 2000 of the Government on trading in and use of mother milk substitutes to protect and encourage breast feeding, as well as the legal documents on trading, advertisement, goods quality, goods labels and other relevant legal and regulatory documents.
2. This Circular applies to:
a/ The enterprises producing and/or trading in mother milk substitutes including their representative offices and individuals operating in the name of these enterprises;
b/ Private business households, individuals dealing in mother milk substitutes;
...
...
...
d/ Obstetric and pediatric establishments (including hospitals specializing in obstetrics and pediatrics, obstetric and pediatric wards in a polyclinic, medical center of districts, maternity homes, and medical stations of communes, wards and townships) of the State, or people-funded, semi-public and private establishments, including those with foreign investment capital;
e/ State management agencies, State agencies related to the management of mother milk substitutes.
II. INFORMATION, EDUCATION, COMMUNICATIONS:
1. The content of the documents on information, education and communications on the benefits of breast-feeding, of nourishing newborns and infants, documents on information and education on the use of mother milk substitutes must strictly comply with the provisions of Articles 5, 6 and 7 of Decree No. 74/2000/ND-CP of December 6, 2000 of the Government on trading in and use of mother milk substitutes to protect and encourage breast-feeding.
2. Organizations and individuals producing and/or trading in mother milk substitutes are allowed to supply scientific information documents and the proper method of use of mother milk substitutes to the obstetric and pediatric establishments, medical cadres and personnel working in these establishments.
3. The medical cadres and personnel in the obstetric and pediatric establishments are entitled to guide the use of mother milk substitutes for mothers or members of their families as stipulated in Clause 1, Article 14 of Decree No. 74/2000/ND-CP of December 6, 2000 of the Government on trading in and use of mother milk substitutes to protect and encourage breast-feeding in the following cases:
a/ Children heavily affected by difficulty in swallowing, by hypotension or who need alternative methods to treat hypotension which cannot improve by intensive breast-feeding.
b/ Children of seriously ill mothers (mental diseases, epilepsy, strokes...)
c/ Children affected by metabolic diseases of.
...
...
...
e/ Children of mothers under treatment who are not allowed to suckle their children as a contra-indication (for instance, medicaments against cancer, X-Ray, anti-thyroid hormone medicaments...), or of mothers affected by HIV/AIDS (consultancy with medical cadres is necessary for each specific case).
1. It is strictly forbidden to advertise in all forms for mother milk substitutes for children from their birth to 6 months old (forbidden to advertise such products for children from under 6 months to 6 months old if these products are used for both children under 6 months to 24 months old), feeding bottles and dummies as stipulated in Clause 1, Article 8 of Decree No. 74/2000/ND-CD of December 6, 2000 of the Government on trading in and use of mother milk substitutes to protect and encourage breast feeding.
2. Advertisement for various types of milk used for children from more than 6 months to 24 months old must strictly abide by the conditions stipulated in Clause 2, Article 8 of the Government’s Decree No. 74/2000/ND-CP of December 6, 2000 on trading in and use of mother milk substitutes to protect and encourage breast-feeding. In the first part of the advertisement, the following inscriptions are compulsory: "Mother milk is best for the health and development of newborns and infants". More concretely:
a/ For the advertisement on TV with only images and without sound, the sentence "Mother milk is best for the health and development of newborns and infants" must be written in clear and readable letters. If the advertisement uses both images and voice, the sentence "Mother milk is best for the health and development of newborns and infants" must be clearly written and spoken so that the viewers can read and hear.
b/ The advertisement over the radio must clearly say: "Mother milk is best for the health and development of newborns and infants" so that the listeners can hear.
c/ Advertisement in the press and other publications, boards, billboards or other forms must clearly write: "Mother milk is best for the health and development of newborns and infants" so that the readers can read.
3. The advertisement owners, the organizations and individuals conducting the advertisement, besides complying with the provisions of Points 1 and 2 of this Clause must also follow other provisions of the legislation on advertisement.
IV. TRADING IN MOTHER MILK SUBSTITUTES
...
...
...
2. The labels of mother milk substitutes, feeding bottles, dummies, besides complying with the provisions in Articles 10 and 11 of Decree No. 74/2000/ND-CP of December 6, 2000 of the Government on trading in and use of mother milk substitutes to protect and encourage breast-feeding, must strictly comply with Decision No. 178/1999/QD-TTg of August 30, 1999 of the Prime Minister issuing the Regulations on labeling of goods circulated domestically and imports and exports, Decision No. 95/2000/QD-TTg of August 15, 2000 of the Prime Minister amending and supplementing a number of contents of the above Regulation, Directive No. 28/2000/CT-TTg of December 27, 2000 of the Prime Minister on the implementation of the Regulation on goods labeling issued together with Decision No. 178/1999/QD-TTg of August 30, 1999 of the Prime Minister, Circular No. 34/1999/TT-BTM of December 15, 1999 of the Ministry of Trade guiding the implementation of the Regulation on labeling of goods circulated domestically and exports and imports, Circular No. 15/2000TT-BYT of June 30, 2000 of the Ministry of Health guiding the labeling of foodstuffs.
3. The establishments producing and/or trading in mother milk substitutes or their representatives shall have to strictly implement Clauses 1 and 2 (Point a, Point c) of Article 12 of Decree No. 74/2000/ND-CP of December 6,2000 of the Government on trading in and use of mother milk substitutes to protect and encourage breast-feeding. Besides complying with the said provisions, the establishments producing and/or or trading in mother milk substitutes are not allowed:
a/ To present as gift mother milk substitutes to mothers and members of their families at the obstetric and pediatric establishments, private homes, public places and any other places.
b/ To grant scholarships for education and scientific research, allocations for training, conferences, seminars, training courses, concerts, via-telephone consultancy service or other forms, such as presentation of products, labels of products, names of establishments producing and/or trading in products or use the results of scientific research to campaign and advertise for their products aimed at encouraging the use of mother milk substitutes.
1. The obstetric and pediatric establishments have the responsibility to create conditions for mothers to suckle their babies within half an hour after delivery, strictly observe the provisions of this Circular, and implement the 10 conditions to become "Children friendly hospitals" (see Appendix to this Circular).
2. The Ministry of Health shall conduct inspection and issue certificates of the title "Children friendly hospital". During the inspection and control, if the obstetric and pediatric establishments which have been awarded this title but have not correctly implemented the conditions stipulated at Clause 1, Section V above shall be sanctioned according to law or shall have their certificates withdrawn by the Ministry of Health. At the same time, the sanction shall be notified to the provincial People’s Committee if the hospital is under the management of the locality.
3. The obstetric and pediatric establishments, the physicians and personnel of these establishments are allowed to receive mother milk substitute through charity organizations to feed abandoned children, or in special cases where it is necessary to use mother milk substitutes as stipulated at Point 3, Section II of this Circular. In case the obstetric and pediatric establishments do not have enough mother milk substitutes to feed the abandoned children, they may buy mother milk substitutes for the actual need.
4. The obstetric and pediatric establishments and the physicians and personnel at these establishments are not allowed to directly receive gifts being mother milk substitutes, are not allowed to receive financial contributions to conferences and workshops or scholarships aimed at encouraging the use of mother milk substitutes as stipulated at Point 3, Section IV of this Circular. They are also not allowed to supply the results of scientific research for the propagation or advertisement for mother milk substitutes or to assist production and business establishments in offering presents or gifts or documents to propagate, introduce or advertise for mother milk substitutes.
...
...
...
VI. STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES
1. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Trade, the Ministry of Culture and Information, the Vietnam Committee for Child Protection and Care and the related agencies in managing the trade in and use of the mother milk substitutes, managing the quality, food hygiene and safety of the mother milk substitutes, organizing the inspection and control of the observance of the prescriptions of law on the trade in and use of mother milk substitutes in the whole country.
2. The Health Services shall assume the prime responsibility and coordinate with the Trade Services, the Culture and Information Services, the Child Protection and Care Committees of the provinces and centrally run cities and the related agencies in managing the trade in and use of mother milk substitutes, manage the quality, food hygiene and safety of the mother milk substitutes, organize the inspection and control of the observance of the prescriptions of law on the trade in and use of mother milk substitutes in the provinces and centrally-run cities according to their competence.
VII. IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. This Circular takes implementation effect 15 days after its signing for promulgation. Joint Circular No. 18/TTLB of November 3, 1994 of the Ministry of Health, the Ministry of Trade, the Ministry of Culture and Information and the Vietnam Committee for Child Protection and Care guiding the implementation of Decision No. 307/TTg of June 10, 1994 of the Prime Minister stipulating a number of questions on the trade in and use of mother milk substitutes in support of breast-feeding, and Circular No. 07/BYT-TT of April 18, 1995 of the Ministry of Health guiding the import of mother milk substitutes are now annulled.
2. With regard to mother milk substitutes, feeding bottles and dummies including those domestically produced and imported, if their labels are printed before the effective date of this Circular and are still in stock without violating the prescriptions of Decision No. 307/TTg of June 10, 1994 of the Prime Minister providing for a number of questions on the trade in and use of mother milk substitutes in support of breast-feeding, Joint-Circular No. 18/TTLB of November 3, 1994 of the Ministry of Health, the Ministry of Trade, Ministry of Culture and Information and the Vietnam Committee for Child Protection and Care guiding the implementation of Decision No. 307/TTg, Decision No. 178/1999/QD-TTg of August 30, 1999 of the Prime Minister issuing the Regulation on labeling of goods circulated domestically and exports and imports, Decision No. 95/2000/QD-TTg of August 15, 2000 of the Prime Minister on readjusting and supplementing a number of contents of the said Regulation, Directive No. 28/2000/TTg of December 27, 2000 on the implementation of the Regulation on goods labeling issued together with Decision No. 178/1999/QD-TTg of August 30, 1999 of the Prime Minister and the legal documents guiding the implementation thereof, the production and/or business establishments shall have to report the quantity of labels still in stock to the Health Ministry (Department for Food Quality Hygiene and Safety Control) before May 30, 2001 for inspection and confirmation before they can be circulated, but they must be stuck with supplementary labels in Vietnamese with information which are lacking in the old labels compared to the provisions of in Articles 10 and 11 of Decree No. 74/2000/ND-CP of December 6, 2000 of the Government on the trading in and use of mother milk substitutes to protect and encourage breast-feeding.
3. With regard to mother milk substitutes inscribed with the use expiration date prior to the effective date of this Circular, and packed in commercial packing made of materials such as metal, glass, earthenware and with old labels printed directly on the goods or commercial packing and which cannot be replaced by packing with new labels, if the use expiration date is still effective they can be circulated until the end of the use expiration date. However, the producing and/or business establishments must supplement the information contents which are lacking on the old label compared to the provisions of Articles 10 and 11 of Decree No. 74/2000/ND-CP of December 6, 2000 of the Government on the trading in and use of mother milk substitutes to protect and encourage breast-feeding.
4. In cases where the legal documents mentioned in this Circular are replaced, supplemented or amended, the newly issued legal documents shall automatically apply.
5. In the course of implementation, should any difficult or problem arise, the units and localities are requested to report in time to the Ministry of Health, the Ministry of Trade, the Ministry of Culture and Information, and the Vietnam Committee for Child Protection and Care for consideration and appropriate amendments.
...
...
...
FOR THE MINISTER OF HEALTH
VICE MINISTER
Tran Chi Liem
FOR THE MINISTER OF TRADE
VICE MINISTER
Le Danh Vinh
FOR THE MINISTER OF CULTURE AND INFORMATION
VICE MINISTER
Tran Chien Thang
FOR THE MINISTER-CHAIRMAN
OF THE VIETNAM COMMITTEE FOR CHILD
PROTECTION AND CARE
VICE CHAIRMAN
Phung Ngoc Hung
10 CONDITIONS FOR SUCCESSFUL BREASTFEEDING IN OBSTETRIC
AND PEDIATRIC ESTABLISHMENTS
(Issued together with Joint Circular No. 04/2001/TTLT-YT-TM-VHTT-UBBVCSTEVN
of March 14, 2001 of the Ministry of Health, the Ministry of Trade, the
Ministry of Culture and Information and the Vietnam Committee for Child
Protection and Care)
1. Having a regulation of the obstetric and/or pediatric establishment on breastfeeding, written into a document and regularly popularized to all medical personnel.
2. Training for all the medical personnel in necessary skills to implement this regulation.
...
...
...
4. Helping the mothers breastfeed their newborns within half an hour after delivery.
5. Guiding mothers how to breastfeed their children and maintain the source of milk even when they have to stay away from their children.
6. Giving no food or drink to the newborns other than mother milk, except otherwise prescribed by a health worker.
7. Keeping newborns within their mothers’ reach twenty-four hours a day.
8. Encouraging breast-feeding the newborns whenever they need.
9. Using none of dummies or rubber teats for newborns.
10. Encouraging the creation of groups assisting in breastfeeding and recommending mothers to these groups after they check out from hospitals.
;Thông tư liên tịch 04/2001/TTLT/YT-TM-VHTT-UBBVCSTEVN hướng dẫn Nghị định 74/2000/NĐ-CP về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ do Bộ Y tế - Bộ Thương mại - Bộ Văn hóa thông tin - Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 04/2001/TTLT/YT-TM-VHTT-UBBVCSTEVN |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá-Thông tin, Bộ Y tế, Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam |
Người ký: | Lê Danh Vĩnh, Phùng Ngọc Hùng, Trần Chí Liêm, Trần Chiến Thắng |
Ngày ban hành: | 14/03/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư liên tịch 04/2001/TTLT/YT-TM-VHTT-UBBVCSTEVN hướng dẫn Nghị định 74/2000/NĐ-CP về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ do Bộ Y tế - Bộ Thương mại - Bộ Văn hóa thông tin - Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam ban hành
Chưa có Video