BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2015/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2015 |
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính;
Căn cứ Nghị định 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định.
Thông tư này quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua mạng bưu chính được cung ứng bởi doanh nghiệp được chỉ định (sau đây gọi chung là bưu gửi).
1. Doanh nghiệp được chỉ định theo quy định của Luật Bưu chính (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp);
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính;
3. Cơ quan Hải quan; công chức hải quan.
Điều 3. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Bưu gửi được làm thủ tục hải quan tại trụ sở Chi cục Hải quan Bưu điện, trụ sở Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh, trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế (sau đây gọi tắt là Chi cục Hải quan).
Điều 4. Một số quy định đặc thù
1. Đối với thư xuất khẩu, nhập khẩu
Thư xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính chịu sự giám sát hải quan theo hình thức niêm phong hải quan đối với bao bì chuyên dụng hoặc xe chuyên dụng của doanh nghiệp để đóng chuyến thư quốc tế.
2. Bưu gửi trong túi ngoại giao, túi lãnh sự xuất khẩu, nhập khẩu
a) Bưu gửi trong túi ngoại giao, túi lãnh sự khi xuất khẩu, nhập khẩu được miễn khai, miễn kiểm tra hải quan;
b) Khi có căn cứ để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự vi phạm chế độ ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc kiểm tra, xử lý các đối tượng này theo quy định tại Khoản 3 Điều 57 Luật Hải quan.
a) Người khai hải quan đối với bưu gửi là Doanh nghiệp, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh; đại lý làm thủ tục hải quan là người thực hiện khai hải quan;
b) Khai hải quan thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp được thực hiện khai trên tờ khai hải quan giấy quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (dưới đây gọi là Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015);
c) Doanh nghiệp được áp dụng hình thức khai theo từng ca làm việc của Doanh nghiệp trên 01 (một) tờ khai hải quan cho nhiều chủ hàng kèm Bảng kê bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu không có thuế, miễn thuế theo mẫu HQ01-BKHBC ban hành kèm theo Thông tư này đối với gói, kiện hàng hóa thuộc trường hợp miễn thuế hoặc thuộc đối tượng được chịu thuế suất 0% đối với thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng;
d) Thực hiện khai trên tờ khai hải quan riêng đối với các trường hợp chủ hàng yêu cầu; hoặc gói, kiện hàng hóa phải nộp thuế; gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; gói kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch, kiểm tra về an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh.
4. Trường hợp nộp thuế bằng tiền mặt, biên lai thu tiền thuế được lập riêng cho từng lô hàng, gói hàng theo quy định tại Mục 5, Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (dưới đây gọi là Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính).
5. Trách nhiệm của Doanh nghiệp
b) Thay mặt chủ hàng (trừ trường hợp chủ hàng yêu cầu trực tiếp làm thủ tục) làm thủ tục hải quan;
c) Xuất trình hồ sơ và bưu gửi để công chức hải quan kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan Hải quan; và chứng kiến kiểm tra thực tế bưu gửi;
d) Nộp thuế, lệ phí, các khoản thu khác theo quy định hiện hành (nếu có);
e) Trường hợp thay mặt chủ hàng trực tiếp làm thủ tục hải quan cho bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu (trừ thư, túi ngoại giao, túi lãnh sự), doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện chính sách về quản lý bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế, lệ phí, thu khác theo quy định của pháp luật;
h) Đảm bảo xe chuyên dụng, bao bì chuyên dụng đáp ứng điều kiện niêm phong hải quan;
i) Lắp đặt hệ thống trang bị giám sát kết nối với cơ quan hải quan để phục vụ công tác giám sát hải quan tại các khu vực mở, chia bưu gửi;
k) Có trách nhiệm thông báo và giải thích cho chủ hàng biết những trường hợp bưu gửi không được xuất khẩu, nhập khẩu và phải xử lý theo quy định hiện hành về chính sách quản lý bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu và lý do mà cơ quan có thẩm quyền đã thông báo bằng văn bản;
l) Xử lý bưu gửi không chuyển phát được trong trường hợp bưu gửi đã nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu, doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế và thực hiện hoàn thuế theo quy định.
6. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan
a) Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với bưu gửi nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định hiện hành;
Trường hợp bưu gửi không đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu thì Chi cục Hải quan thông báo lý do để Doanh nghiệp có cơ sở làm thủ tục hoàn trả cho chủ hàng, riêng bưu gửi thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu được xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật;
b) Thực hiện xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa và ấn định thuế theo quy định tại Điều 48 và Điều 49 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
c) Thực hiện xét miễn thuế xuất khẩu nhập khẩu đối với các trường hợp quy định tại Mục 2, Chương VII Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
d) Thực hiện xét giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn nộp thuế theo quy định tại Mục 3 và Mục 4 Chương VII Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính.
7. Trách nhiệm của người khai hải quan là chủ hàng, người được chủ hàng ủy quyền quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015:
a) Khai hải quan theo quy định tại Điểm b, Điểm d Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
b) Xuất trình hồ sơ và bưu gửi để công chức hải quan kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan Hải quan; và chứng kiến kiểm tra thực tế bưu gửi;
d) Nộp thuế, lệ phí, các khoản thu khác theo quy định hiện hành (nếu có).
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI BƯU GỬI XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
1. Hồ sơ hải quan đối với bưu gửi xuất khẩu bao gồm:
a) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu (dạng điện tử) theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
b) Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
c) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính;
d) Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam do Bộ Công Thương cấp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền có xác nhận doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu: 01 bản chụp.
2. Hồ sơ hải quan đối với bưu gửi nhập khẩu bao gồm:
a) Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
b) Hóa đơn thương mại (nếu có): 01 bản chụp;
c) Vận đơn, trường hợp không có vận đơn thì người khai hải quan sử dụng mã số gói, kiện hàng hóa để khai hải quan hoặc nộp danh mục gói, kiện hàng hóa do doanh nghiệp lập: 01 bản chụp;
d) Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật:
d.1) Giấy phép nhập khẩu đối với gói, kiện hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính;
d.2) Đối với gói, kiện hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy định của Bộ Tài chính, người khai hải quan khai và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (sau đây gọi tắt là Hệ thống) dưới dạng dữ liệu điện tử, hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính tờ khai trị giá khi khai hải quan trên tờ khai giấy theo mẫu tờ khai trị giá ban hành kèm Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp người khai hải quan xác định gói, kiện hàng hóa đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, đồng thời đã khai thông tin trị giá trên Tờ khai hàng hóa nhập khẩu và Hệ thống tự động tính trị giá tính thuế thì người khai hải quan không phải khai và nộp tờ khai trị giá;
d.3) Tờ khai xác nhận viện trợ của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp nhập khẩu là hàng viện trợ: 01 bản chính;
d.4) Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng đối với bưu gửi của doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan: 01 bản chụp;
d.5) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định tại Điểm g, Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính: 01 bản chính;
d.6) Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam do Bộ Công Thương cấp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền có xác nhận doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu: 01 bản chụp;
3. Trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì các văn bản quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1, Điểm d.1, Điểm d.5 và Điểm d.6 Khoản 2 Điều này nộp ở dạng điện tử; trường hợp phải kiểm tra hồ sơ giấy, thì nộp các văn bản này cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục;
4. Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi văn bản quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm d.1 Khoản 2 Điều này dưới dạng điện tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp. Người khai hải quan khai thông tin giấy phép trên tờ khai hải quan, không phải nộp các văn bản này; trường hợp phải kiểm tra hồ sơ giấy, thì nộp bản chính các văn bản này cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục.
Điều 6. Thủ tục hải quan giấy đối với bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thủ tục đối với bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu không có thuế, hoặc được miễn thuế (dưới đây gọi là bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu không thuế)
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Thực hiện quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
a.2) Khai mỗi bưu gửi xuất khẩu, hoặc nhập khẩu không thuế trên một dòng và khai đầy đủ các nội dung quy định tại Bảng kê theo mẫu HQ01-BKHBC ban hành kèm theo Thông tư này;
a.3) Xuất trình hồ sơ và bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu không thuế để kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan Hải quan; và chứng kiến kiểm tra thực tế bưu gửi;
b) Trách nhiệm của Chi cục hải quan:
b.1) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; đối chiếu các nội dung kê khai;
b.2) Kiểm tra bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu không thuế bằng máy soi hàng hóa; và thực hiện:
b.2.1) Trường hợp kết quả kiểm tra qua máy soi phù hợp khai báo, xác nhận thông quan và lưu giữ hồ sơ theo quy định;
b.2.2) Trường hợp kết quả kiểm tra qua máy soi có dấu hiệu nghi vấn mở kiểm tra thực tế.
2. Thủ tục đối với bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu có thuế:
a) Trách nhiệm người khai hải quan
a.1) Khai riêng từng bưu gửi trên tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu giấy theo mẫu số HQ/2015/XK, hoặc tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu giấy theo mẫu số HQ/2015/NK quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
a.2) Xuất trình cho cơ quan Hải quan kiểm tra;
a.2.1) Hồ sơ hải quan đối với trường hợp được phân luồng vàng (luồng 2) hoặc
a.2.2) Hồ sơ hải quan và gói kiện hàng hóa đối với trường hợp được phân luồng đỏ (luồng 3);
a.3) Nộp thuế, lệ phí, các khoản thu khác theo quy định hiện hành;
a.5) Thực hiện các quyết định khác của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật;
b) Trách nhiệm Chi cục Hải quan:
b.1) Tiếp nhận, đăng ký và xử lý tờ khai quy định tại khoản 5 Điều 26 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015;
b.2) Kiểm tra hồ sơ quy định tại Điều 27 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015;
b.3) Kiểm tra thực tế quy định tại Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015;
b.4) Quyết định giải phóng hoặc thông quan bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Điều 33 và Điều 34 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
b.5) Thực hiện ấn định thuế, xử lý vi phạm, kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Thủ tục hải quan điện tử đối với bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu
1. Trách nhiệm của người khai hải quan
a) Khai theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
b) Tiếp nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
c) Căn cứ kết quả kiểm tra hải quan được thông báo tự động qua Hệ thống, người khai hải quan thực hiện quy định tại Điều 19 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
d) Khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
đ) Xuất trình cho cơ quan Hải quan kiểm tra:
đ.1) Hồ sơ hải quan đối với trường hợp được phân luồng vàng (luồng 2); hoặc
đ.2) Hồ sơ hải quan và gói kiện hàng hóa đối với trường hợp được phân luồng đỏ (luồng 3);
e) Thực hiện quyết định giải phóng hoặc thông quan bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Điều 33 và Điều 34 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
g) Thực hiện các quyết định khác của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật;
2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
a) Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015;
b) Thực hiện thủ tục khai bổ sung hồ sơ hải quan theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
c) Kiểm tra hồ sơ quy định tại Điều 27 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015; Mục 3, Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
d) Kiểm tra thực tế quy định tại Điều 29 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015;
đ) Giải phóng hoặc thông quan bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Điểm a.2 Khoản 1 Điều 33 và Khoản 2 Điều 34 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
e) Thực hiện ấn định thuế, xử lý vi phạm, kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp căn cứ thông tin trên vận đơn hàng không thực hiện kê khai trên Bảng kê bưu gửi (theo mẫu HQ02-BKHBCN và HQ03-BKHBCX ban hành kèm Thông tư này) và truyền gửi dữ liệu theo phương thức điện tử đến hệ thống máy tính của Chi cục Hải quan quản lý địa điểm giám sát hàng thu gom trước khi hàng đến đối với hàng bưu chính nhập và trước khi chuyển tiếp đi quốc tế đối với hàng bưu chính xuất.
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp
a) Chịu trách nhiệm quản lý hàng thu gom trong quá trình lưu tại Việt Nam, không đưa hàng hóa vào tiêu thụ trong nội địa;
b) Xây dựng phần mềm quản lý hàng hoá xuất nhập kho, kết nối mạng với cơ quan Hải quan đảm bảo công tác quản lý;
c) Bố trí khu vực kho, khu vực chia chọn, phân loại, phương tiện vận chuyển đáp ứng được điều kiện giám sát; và có hệ thống camera giám sát kết nối với cơ quan Hải quan;
d) Truyền gửi dữ liệu tại Bảng kê danh mục hàng bưu chính nhập (theo mẫu HQ02- BKHBCN) theo phương thức điện tử trước 02 giờ đối với tuyến bay dài trên 6 giờ và trước 01 giờ đối với tuyến bay ngắn dưới 06 giờ.
đ) Thực hiện chuyển tiếp đi quốc tế sau khi đã hoàn thành việc phân loại, chia chọn, không để tồn đọng, lưu giữ tại địa điểm giám sát hàng thu gom;
e) Trường hợp phát sinh hàng thu gom tồn đọng (nếu có):
e.1) Có văn bản giải trình lý do và biện pháp khắc phục gửi cơ quan hải quan;
e.2) Thực hiện quy định tại Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động của hải quan;
f) Báo cáo tổng hợp định kì 6 (sáu) tháng một lần (theo mẫu HQ04-TKHBCXNT) trước ngày 15 của tháng kế tiếp.
g) Thanh khoản hàng chuyển tiếp (theo mẫu HQ05-BTKHBC ban hành kèm Thông tư này) định kì 01 (một) tháng một lần trước ngày 05 của tháng tiếp theo.
3. Trách nhiệm của Chi cục hải quan
Thực hiện giám sát hải quan đối với hàng thu gom như sau:
a) Quản lý hàng hóa bằng cách mở sổ theo dõi hoặc thông qua phần mềm kết nối giữa Hải quan và doanh nghiệp;
b) Tiếp nhận thông tin Bảng kê danh mục hàng bưu chính nhập, xuất dưới định dạng điện tử từ hệ thống máy tính của doanh nghiệp;
c) Căn cứ nội dung thông tin trước về hàng thu gom, cơ quan Hải quan phân tích đánh giá trên cơ sở quản lý rủi ro hoặc có thông tin nghiệp vụ để ra quyết định kiểm tra gói kiện hàng hóa nghi vấn;
d) Giám sát hàng thu gom từ kho hàng không đến địa điểm giám sát hàng thu gom và ngược lại; giám sát trực tiếp tại kho, hoặc camera giám sát và được nối mạng với cơ quan Hải quan;
đ) Phối hợp với doanh nghiệp kiểm tra không xâm nhập qua máy soi hàng thu gom. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, công chức hải quan giám sát yêu cầu doanh nghiệp mở bưu gửi kiểm tra trực tiếp;
e) Trường hợp hàng thu gom thuộc danh mục các bưu gửi không được chấp nhận, cấm gửi quy định tại Điều 25 Công ước bưu chính thế giới, hoặc hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định pháp luật, tiến hành lập biên bản vi phạm và xử lý theo quy định;
f) Căn cứ báo cáo tổng hợp định kỳ 6 tháng một lần của doanh nghiệp, tiến hành kiểm tra đối chiếu hàng thu gom tồn tại địa điểm giám sát hàng thu gom, vào sổ theo dõi hoặc phần mềm trên máy tính nối mạng; kiểm tra qua máy soi hàng thu gom còn tồn trước khi hoàn trả nước gốc (nếu có);
g) Thanh khoản Bảng kê danh mục hàng bưu chính nhập và xuất vào sổ sách hoặc hệ thống trên máy tính;
h) Trường hợp hàng thu gom tồn đọng (nếu có), phê duyệt văn bản giải trình của doanh nghiệp và thực hiện quy định tại Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động của hải quan.
THỦ TỤC ĐỐI VỚI BƯU GỬI XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU
Điều 10. Quy định đối với bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu
1. Bưu gửi xuất khẩu chuyển cửa khẩu là bưu gửi xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan được vận chuyển từ Chi cục Hải quan (Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh, Chi cục Hải quan Bưu điện hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế) nơi làm thủ tục xuất khẩu đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất để xuất khẩu bưu gửi.
2. Bưu gửi nhập khẩu chuyển cửa khẩu là bưu gửi nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan được vận chuyển từ Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập (nơi bưu gửi đến Việt Nam) đến Chi cục Hải quan (Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh, Chi cục Hải quan Bưu điện hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế) để làm thủ tục nhập khẩu bưu gửi.
4. Bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu được vận chuyển đúng tuyến đường, đúng địa điểm, đúng thời gian quy định ghi trong hồ sơ hải quan và chịu sự giám sát hải quan theo phương thức niêm phong hải quan.
Trong quá trình vận chuyển, bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải được đảm bảo nguyên trạng và niêm phong hải quan. Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng người vận chuyển bưu gửi, doanh nghiệp phải báo ngay cho cơ quan Hải quan hoặc Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận.
Điều 11. Thủ tục hải quan đối với bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Chi cục Hải quan nơi quản lý bưu gửi bắt đầu được vận chuyển đi (đối với bưu gửi xuất khẩu), Chi cục Hải quan nơi cuối cùng bưu gửi được vận chuyển đến (đối với bưu gửi nhập khẩu).
2. Hồ sơ hải quan:
a) Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 6 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
b) Vận đơn, trường hợp không có vận đơn thì người khai hải quan sử dụng mã số gói, kiện hàng hóa để khai hải quan hoặc nộp danh mục gói, kiện hàng hóa do doanh nghiệp lập: 01 bản chụp.
3. Trình tự thực hiện theo quy định hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan cụ thể:
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Khai thông tin tờ khai vận chuyển độc lập, gồm các thông tin: phương tiện vận chuyển, số phương tiện vận chuyển, số lượng gói, kiện hàng hóa, số hiệu container, tổng trọng lượng, niêm phong hải quan, giấy tờ kèm theo;
a.2) Trường hợp tờ khai được phân luồng 1 và được Hệ thống phê duyệt vận chuyển, người khai hải quan in Thông báo phê duyệt vận chuyển và xuất trình cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát;
a.3) Trường hợp tờ khai được phân luồng 2, người khai hải quan xuất trình hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để kiểm tra và xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát;
a.4) Sửa chữa, khai bổ sung tờ khai vận chuyển theo thông báo của cơ quan hải quan;
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi:
b.1) Kiểm tra hồ sơ trong trường hợp Hệ thống yêu cầu kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn người khai khai sửa đổi, bổ sung thông tin tờ khai vận chuyển hàng hóa (nếu có);
b.2) Niêm phong phương tiện chứa bưu gửi theo quy định, ghi nhận cụ thể trên Hệ thống;
b.3) Phê duyệt tờ khai vận chuyển hàng hóa;
b.4) Cập nhật thông tin khởi hành của lô hàng nhập khẩu vào Hệ thống;
b.5) Theo dõi về thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến:
c.1) Kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan (nếu có);
c.2) Cập nhật thông tin hàng đến vào Hệ thống.
Điều 12. Điều kiện thành lập địa điểm kiểm tra, giám sát hải quan đối với bưu gửi
Địa điểm kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng bưu gửi (dưới đây gọi tắt là địa điểm) phải đáp ứng điều kiện:
1. Có diện tích phù hợp với mô hình hoạt động của doanh nghiệp và tối thiểu 1000 m2.
2. Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị (máy soi, …), kho chứa tang vật vi phạm.
3. Khu vực phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera, cân điện tử, máy soi. Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan.
4. Trường hợp địa điểm do doanh nghiệp đầu tư xây dựng thì doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép bưu chính hoặc thông báo hoạt động bưu chính do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về bưu chính.
Hồ sơ thành lập địa điểm gồm 02 bộ, mỗi bộ có giấy tờ sau đây:
1. Văn bản đề nghị thành lập địa điểm của doanh nghiệp trong đó xác định rõ những nội dung gồm: sự cần thiết phải thành lập, vị trí địa điểm dự kiến thành lập, diện tích, các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng: 01 bản chính.
2. Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng (bao gồm sơ đồ mặt bằng, hệ thống camera giám sát, vị trí máy soi, hệ thống mạng, trụ sở làm việc của cơ quan hải quan, ...): 01 bản chụp.
3. Quy chế hoạt động của địa điểm kiểm tra, giám sát hải quan: 01 bản chính.
4. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản chụp.
5. Giấy chứng nhận đảm bảo phòng cháy chữa cháy của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp: 01 bản chụp.
6. Giấy phép bưu chính hoặc văn bản xác nhận hoạt động Bưu chính do Bộ Thông tin truyền thông cấp: 01 bản chụp.
Điều 14. Trình tự thành lập địa điểm
1. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị thành lập địa điểm đến Cục Hải quan tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm như quy định tại Điều 13 Thông tư này.
2. Ra quyết định thành lập địa điểm
a) Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thành lập địa điểm tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra hồ sơ; khảo sát, kiểm tra thực tế địa điểm; đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập địa điểm, đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát của hải quan, gửi báo cáo và đề nghị về Tổng cục Hải quan (nếu đáp ứng điều kiện thành lập);
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố kèm hồ sơ thành lập địa điểm, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập địa điểm hoặc có văn bản trả lời nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Điều 15. Chấm dứt, tạm dừng hoạt động của địa điểm
1. Chấm dứt hoạt động của địa điểm
a) Các trường hợp chấm dứt hoạt động
a.1) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;
a.2) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa vào hoạt động mà không có lý do chính đáng;
a.3) Trường hợp địa điểm không đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
a.4) Trong 01 năm doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan, bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng hải quan;
a.5) Trường hợp quá thời hạn tạm dừng quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;
b) Thẩm quyền ra quyết định chấm dứt: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định chấm dứt hoạt động của địa điểm;
c) Trình tự chấm dứt hoạt động của địa điểm và thời hạn giải quyết:
c.1) Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra để báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét chấm dứt hoạt động đối với địa điểm trong thời hạn sau:
c.1.1) Năm (05) ngày làm việc từ khi nhận được văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp;
c.1.2) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hết thời hạn quy định tại điểm a.2 Khoản này nếu doanh nghiệp không có văn bản giải trình lý do chính đáng và thời hạn địa điểm bắt đầu hoạt động. Trường hợp doanh nghiệp có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố trình bày lý do chính đáng đề nghị thời hạn địa điểm bắt đầu hoạt động, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét quyết định gia hạn 01 lần không quá thời hạn mà doanh nghiệp đề nghị và không quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập địa điểm;
c.1.3) Sau khi phát hiện trường hợp quy định tại Điểm a.3 và Điểm a.4 Khoản này;
c.1.4) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hết thời hạn quy định trong trường hợp doanh nghiệp đã được chấp thuận thời hạn địa điểm bắt đầu hoạt động lớn hơn 6 tháng kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập địa điểm;
c.2) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc từ khi nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét ra quyết định chấm dứt hoạt động đối với địa điểm.
2. Tạm dừng hoạt động của địa điểm:
a) Trường hợp địa điểm không còn hoạt động do không có bưu gửi và doanh nghiệp có văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động của địa điểm;
b) Thẩm quyền ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm:
b.1) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm trong thời hạn 06 tháng;
b.2) Trường hợp phải tạm dừng hoạt động của địa điểm quá 06 tháng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm;
c) Trình tự tạm dừng hoạt động của địa điểm và thời hạn giải quyết:
c.1) Trong thời hạn 04 (bốn) ngày làm việc từ khi nhận được văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động của doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm;
c.2) Trong thời hạn 04 (bốn) ngày làm việc từ khi nhận được báo cáo, đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và văn bản đề nghị của doanh nghiệp đối với trường hợp quy định tại Điểm b.2 Khoản này, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm;
d) Trong thời gian tạm dừng hoạt động, địa điểm trên không chịu sự giám sát của cơ quan hải quan;
đ) Trong thời hạn trên, nếu doanh nghiệp có văn bản đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra điều kiện thành lập và hoạt động của địa điểm, nếu đáp ứng điều kiện thì có văn bản chấp nhận cho phép địa điểm hoạt động hoặc báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho phép hoạt động đối với trường hợp quy định tại Điểm b.2 Khoản này. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, hoặc trong vòng 30 ngày kể từ khi hết thời hạn trên, doanh nghiệp không có văn bản đề nghị thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét chấm dứt hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 16. Thủ tục di chuyển, mở rộng, thu hẹp, bố trí lại địa điểm
1. Doanh nghiệp có nhu cầu thu hẹp, mở rộng diện tích hoặc bố trí lại địa điểm đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập hoặc có nhu cầu di chuyển từ địa điểm đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập đến địa điểm mới đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư này thì lập 01 bộ hồ sơ gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố đối với trường hợp mở rộng, thu hẹp hoặc bố trí lại địa điểm; lập 02 bộ hồ sơ đối với trường hợp di chuyển đến địa điểm mới. Mỗi bộ hồ sơ gồm:
a) Đơn xin di chuyển, mở rộng, thu hẹp, bố trí lại địa điểm (01 bản chính);
b) Sơ đồ kho, bãi khu vực di chuyển, mở rộng, thu hẹp, hoặc bố trí lại địa điểm (01 bản chính);
c) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi di chuyển, mở rộng; hoặc văn bản thỏa thuận bố trí lại địa điểm với chủ sở hữu quyền sử dụng đất (01 bản chụp).
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra hồ sơ; khảo sát đánh giá thực tế kho bãi và ra quyết định chấp thuận mở rộng, thu hẹp, bố trí lại địa điểm; hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp đối với trường hợp không đủ điều kiện. Trường hợp di chuyển địa điểm, Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi hồ sơ và báo cáo đề xuất với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định chấp thuận di chuyển địa điểm.
Điều 17. Chuyển đổi quyền kinh doanh, khai thác địa điểm
1. Thủ tục chuyển quyền thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp đang kinh doanh, khai thác địa điểm theo Quyết định của Tổng cục Hải quan có công văn đề nghị chuyển quyền kinh doanh, khai thác địa điểm; hoàn thành các thủ tục hải quan liên quan và nghĩa vụ về thuế trước khi đề nghị chuyển quyền;
b) Doanh nghiệp mới tiếp nhận chuyển quyền kinh doanh, khai thác địa điểm làm thủ tục chuyển quyền kinh doanh, khai thác địa điểm;
c) Hồ sơ chuyển quyền bao gồm:
c.1) Văn bản đề nghị chuyển quyền kinh doanh, khai thác địa điểm trong đó có nêu rõ điều kiện thỏa thuận giữa doanh nghiệp chuyển và doanh nghiệp nhận chuyển quyền, có chữ ký của người đại diện và dấu xác nhận: 01 bản chính;
c.2) Các giấy tờ quy định tại Khoản 4, Khoản 6 Điều 13 Thông tư này của doanh nghiệp nhận chuyển quyền;
c.3) Các giấy tờ quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 13 Thông tư này trường hợp có thay đổi so với hồ sơ thành lập;
d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin chuyển đổi quyền kinh doanh, khai thác địa điểm, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan ra quyết định chấp thuận, không thực hiện khảo sát lại thực tế địa điểm trong trường hợp không có sự thay đổi so với thực trạng địa điểm hiện hành đã được chấp thuận khi thành lập.
2. Thủ tục đổi tên chủ sở hữu:
a) Doanh nghiệp đang kinh doanh, khai thác địa điểm theo Quyết định của Tổng cục Hải quan có công văn đề nghị đổi tên đến Tổng cục Hải quan, gửi kèm chứng từ chứng nhận việc thay đổi tên doanh nghiệp đã được cơ quan cấp phép thành lập doanh nghiệp xác nhận theo quy định của pháp luật đầu tư và pháp luật về doanh nghiệp (01 bản chụp);
b) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có văn bản công nhận việc thay đổi tên trên Quyết định thành lập địa điểm.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành ngày 29 tháng 5 năm 2015. Bãi bỏ Thông tư số 99/2010/TT-BTC ngày 09 tháng 07 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu văn bản liên quan viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, theo dõi và thực hiện nội dung quy định tại Thông tư này.
2. Đối với tờ khai hải quan đã đăng ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 99/2010/TT-BTC ngày 09 tháng 07 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính.
Quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố báo cáo và người khai hải quan phản ánh với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn giải quyết cụ thể./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
CƠ
QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢNG KÊ BƯU GỬI XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Chi tiết bưu gửi không có thuế, miễn thuế
(kèm theo tờ khai hải quan số: ..….ngày …./…../20 ….)
Tỷ giá (VND/USD): .....ngày....../........./20.......
STT |
Số hiệu, trọng lượng BP, BK |
Họ tên, địa chỉ người gửi |
Họ tên, địa chỉ người nhận |
Mã số hàng |
Tên hàng |
Xuất xứ |
Lượng hàng (kg, cái) |
Trị giá (VNĐ) |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú :
- Nếu hàng nhập khẩu thì gạch bỏ chữ xuất khẩu và ngược lại.
- Cột ghi chú ghi:
+ Giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành.
+ Chuyển cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm tra.
+ Chuyển xử lý vi phạm.
+ Các vấn đề khác.
CHI CỤC HẢI QUAN…………… |
………ngày……..../………/…… DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH |
CƠ
QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………../BK-CQBHVB |
|
Danh mục hàng bưu gửi chuyển tiếp nhập
STT |
Số hiệu bưu phẩm |
Thông tin |
Tên hàng |
Trọng lượng (KG) |
Trị giá (USD) |
Ghi chú |
|
Người gửi |
Người nhận |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận kết quả kiểm tra:
CÔNG CHỨC HẢI QUAN |
….. ngày ….. tháng ….. năm ……… ĐẠI DIỆN TỔNG CÔNG TY BƯU ĐIỆN |
CƠ
QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………../BK-CQBHVB |
|
Danh mục hàng bưu gửi chuyển tiếp xuất
STT |
Số hiệu bưu phẩm |
Thông tin |
Tên hàng |
Trọng lượng (KG) |
Trị giá (USD) |
Ghi chú |
|
Người gửi |
Người nhận |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận kết quả kiểm tra:
CÔNG CHỨC HẢI QUAN |
….. ngày ….. tháng ….. năm ……… ĐẠI DIỆN TỔNG CÔNG TY BƯU ĐIỆN |
CƠ
QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………../BK-CQBHVB |
|
Theo dõi thông quan hàng
chuyển tiếp
tại Trung tâm chuyển tiếp hàng Bưu chính…….
Từ ngày ….tháng…….năm…... đến ngày … tháng ……năm.….
STT |
Số lượng bưu phẩm nhập |
Số lượng bưu phẩm xuất |
Lượng bưu phẩm tồn |
Ngày tái xuất |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….. ngày ….. tháng ….. năm ……… ĐẠI DIỆN TỔNG CÔNG TY BƯU ĐIỆN |
CƠ
QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………../TK-CQBHVB |
|
Hàng chuyển tiếp tại Trung tâm chuyển tiếp hàng bưu chính…..
Từ ngày… tháng… năm …… đến ngày … tháng… năm…..
STT |
Số hiệu bưu phẩm |
Tên hàng |
Trọng lượng (KG) |
Trị giá (USD) |
Số bảng kê danh mục hàng bưu chính chuyển tiếp nhập |
Số bảng kê danh mục hàng bưu chính chuyển tiếp xuất |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận kết quả kiểm tra:
CÔNG CHỨC HẢI QUAN |
….. ngày ….. tháng ….. năm ……… ĐẠI DIỆN TỔNG CÔNG TY BƯU ĐIỆN |
THE MINISTRY OF
FINANCE |
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 49/2015/TT-BTC |
Hanoi, April 14, 2015 |
Pursuant to the Law on Customs No. 54/2014/QH13 dated June 23, 2014;
Pursuant to the Law on Export and Import Duty No. 45/2005/QH11 dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on Tax Administration No. 78/2006/QH11 dated November 29, 2006;
Pursuant to the Law on Amendments to several articles of the Law on Tax Management No. 21/2012/QH13 dated November 20, 2012;
Pursuant to the Law on Post No. 49/2010/QH12 dated June 17, 2010;
Pursuant to the Government’s Decree No. 08/2015/NĐ-CP dated January 21, 2015 on specifying and providing measures to implement the Law on Customs on the customs procedure, inspection, supervision and control;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Pursuant to the Government’s Decree No. 83/2013/NĐ-CP dated July 22, 2013 on specifying the implementation of several articles of the Law on Tax Administration and the Law on Amendments to the Law on Tax Administration;
Pursuant to the Government's Decree No. 47/2011/NĐ-CP dated June 17, 2011 on specifying the implementation of several contents of the Law on Post;
Pursuant to the Government's Decree No. 215/2013/NĐ-CP dated December 23, 2013 on stipulating the functions, duties, powers and organization structure of the Ministry of Finance;
At the request of the Director of the General Department of Customs,
The Minister of Finance hereby promulgates the Circular on stipulating the customs procedure for mails, packages or parcels of goods exported or imported through postal services provided by authorized enterprises.
Article 1. Scope of application
This Circular shall provide for the customs procedure for mails, packages or parcels of goods exported or imported through postal services provided by authorized enterprises (hereinafter referred to as postal item).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Enterprises authorized under the provisions of the Post Law (hereinafter referred to as enterprises);
2. Institutions, organizations or individuals who have postal items exported or imported through postal services;
3. Customs authorities; customs officers.
Article 3. Location of completing customs formalities
Customs formalities applied to postal items shall be completed at the main office of post Customs Sub-departments, express mail Customs Sub-department and international airport Customs Sub-department (hereinafter referred to as Customs Sub-department).
Article 4. Particular regulations
1. As for imported or exported mails
Mails exported or imported through postal services shall be subject to customs supervision by customs sealing purpose-made packages or vehicles of enterprises used for international mail shipments.
2. Postal items contained in exported or imported diplomatic and consular envelopes
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) When it has been established that diplomatic or consular envelopes violate the diplomatic immunities and privileges as stipulated by laws, the Director of the General Department of Customs shall decide how these shall be examined and dealt with under the provisions of Clause 3 Article 57 of the Law on Customs.
3. Customs declaration
a) Customs declarants for postal items shall be enterprises, consignors or persons authorized by consignors in case consigned goods are gifts, awards or luggage sent before or after the journey of outbound or inbound passengers; customs brokerage agents shall be tasked with completing customs formalities;
b) Customs declaration shall be carried out by employing the electronic declaration method, except when paper-based customs declaration is allowed to be carried out under the provisions of Clause 2 Article 25 of the Government’s Decree No. 08/2015/NĐ-CP dated January 21, 2015 on specifying and providing measures to implement the Law on Customs on customs procedure, inspection, supervision and control (hereinafter referred to as the Decree No. 08/2015/NĐ-CP dated January 21, 2015);
c) The workshift-based declaration method shall be allowed to apply to enterprises that are authorized by different consignors to submit more than 01 (one) customs declaration form enclosing the manifest of imported or exported postal items which are not taxed or exempted from paying duties according to the form HQ01-BKHBC issued together with this Circular intended for packages or parcels of goods exempted from paying duties or subject to zero-percent rate of tariff and VAT;
d) The separate customs declaration shall apply to packages or parcels of goods upon the consignor's request; those which are taxed; those which are exported or imported in conformity with the import or export permit and subject to the specialized management of Ministries or ministerial-level agencies; those which are required to undergo quarantine, food safety or goods quality inspections; luggage of outbound or inbound passengers.
4. If duties are paid in cash, the cash receipt shall be separately created for each lot or package of goods under the provisions of Section 5, Chapter II of the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015 on stipulating customs procedures; customs inspection and supervision; import or export duty and tax administration applying to imports or exports (hereinafter referred to as the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015).
5. Responsibility of Enterprises
a) Based on the information specified on packages or parcels of goods or the customs declaration form CN22 or CN23 of the Universal Post Union attached to postal items, enterprises shall classify postal items under the provisions of Point b, c and Point d Clause 3 of this Article in order to implement customs declaration;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Present required documents and postal items in order for customs officers to carry out their customs inspection at the request of the customs authority; witness the physical verification of their postal items;
d) Pay duties, fees or other expenses as stipulated by effective laws (if any);
e) If these enterprises are allowed to act on behalf of the good consignor to directly complete customs formalities for exported or imported postal items (except for diplomatic or consular mails or envelopes), they bear responsibility to implement policies on management of exported, imported postal items, and policies on tax, fee or other receipts stipulated by laws;
g) Manage exported postal items and arrange the delivery of imported postal items after such postal items have been cleared by customs authorities;
h) Ensure that their purpose-made vehicles or packages must conform to customs sealing standards;
i) Install surveillance equipment connected with customs authorities to serve the purpose of customs supervision that may take place at postal item unpacking or splitting areas;
k) Take responsibility to send the good consignor a notification and explanation of postal items which are not permitted to be imported, exported and subject to any controlling measure as prescribed in effective regulations laid down in policies on management of exported, imported postal items and reasons of which competent authorities have notified them in writing;
l) In respect of measures to be taken to deal with postal items on which import or export duties have been paid, but of which delivery has been failed, file tax return and go through processes to recover their tax payments in accordance with laws.
6. Responsibility of the Customs Sub-department
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
If postal items fail to meet import or export requirements, the Customs Sub-department must notify enterprises of reasons for such failure so that they can have the sufficient ground for returning these postal items to the good consignor. In particular, postal items which have been specified in the list of commodities subject to export or import ban shall be handled in accordance with effective legal regulations;
b) Deal with duties, excess fines and carry out the imposition of taxes under the provisions of Article 48 and 49 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015;
c) Consider import or export duty exemption applied to cases stipulated in Section 2, Chapter VII of the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015;
d) Consider the tax exemption, return or deferral under the provisions of Section 3 and 4 Chapter VII of the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015;
7. Responsibility of the customs declarant who is the good consignor or the good consignor's authorized person stipulated by Clause 3 Article 5 of the Decree No. 08/2015/NĐ-CP dated January 21, 2015:
a) Carry out the customs declaration as stipulated at Point b, d Clause 3 Article 4 hereof;
b) Submit required documents and postal items in order for customs officers to carry out their customs inspection at the request of the customs authority; witness the physical verification of their postal items;
d) Pay duties, fees or other expenses as stipulated by effective laws (if any).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 5. Customs documentation
1. Customs documentation submitted to export postal items shall include:
a) Electronic export customs declaration including information inputs stipulated by the Appendix II issued together with the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015;
If the paper-based customs declaration is submitted in accordance with regulations laid down in Clause 2 Article 25 of the Decree No. 08/2015/NĐ-CP dated January 21, 2015, the customs declarant must prepare and submit 02 original copies of export customs declaration by completing the form HQ/2015/XK of the Appendix IV issued together with the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015;
b) Export permit, when they export commodities required to submit export permits: 01 original copy for single-time exported commodities or 01 duplicate copy enclosing the tracking slip for regressive deduction of multiple-time exported commodities;
c) Notice of customs inspection exemption or notice of customs inspection result of the specialized inspection agency in accordance with laws: 01 original;
d) Registration certificate of entitlements to import or export held by foreign merchants who are not in Vietnam and issued by the Ministry of Industry and Trade, or investment certificate in which competent authorities confirm that foreign-invested enterprises are granted the entitlements to export or import business: 01 duplicate copy.
2. Customs documentation submitted to import postal items shall include:
a) Import customs declaration including information inputs stipulated in the Appendix II issued together with the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Commercial invoice (if any): 01 copy;
c) Bill of lading. If the bill of lading is not available, the customs declarant uses package or parcel codes for customs declaration or submit the list of packages or parcels compiled by the enterprise: 01 copy;
d) Other documents, depending on specific cases stipulated by laws:
d.1) Notice of importing packages or parcels required to submit import permits; notice of customs inspection exemption or notice of customs inspection result of the specialized inspection agency in accordance with laws: 01 original;
d.2) As for packages or parcels required to have customs valuation declaration as stipulated by the Ministry of Finance, the customs declarant must prepare and send the electronic customs valuation declaration to the customs electronic data processing system (hereinafter referred to as the system), or submit 02 original paper-based customs valuation declarations to the customs authority by completing the customs valuation declaration form issued together with the Circular of the Ministry of Finance on import or export customs valuation.
If the customs declarant have established that postal packages or parcels meet requirements for valuation by applying transaction valuing method, concurrently provided customs valuation information in the import customs declaration and automatic dutiable value calculation system, the customs declarant shall not be required to prepare and submit the customs valuation declaration;
d.3) Customs declaration completed by competent authorities for imported aids: 01 original;
d.4) Notice, decision or agreement for postal gifts or donations owned by enterprises, organizations or agencies: 01 duplicate copy;
d.5) Documents confirming the origin of commodities in accordance with regulations laid down at Point g, Clause 2 Article 16 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015: 01 original copy;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. As for the electronic customs procedure, documents stipulated at Point b, c Clause 1, Point d.1, d.5 and d.6 Clause 2 of this Article shall be submitted by electronic means; if there is a need for checking paper-based customs documentation, these documents must be submitted to the in-charge Customs Sub-department;
4. As for the national single-window system, the specialized regulatory agency shall send electronic forms of the documents stipulated at Point b Clause 1, Point d.1 Clause 2 of this Article to the integrated information system. The customs declarant, when completing the customs declaration with the information provided in the permit, shall not be required to submit these documents; if paper-based customs documents need to be examined, originals of these documents shall be submitted to the in-charge Customs Sub-department.
Article 6. Paper-based customs procedure for importing or exporting postal items
1. Paper-based customs procedure for importing or exporting postal items which are not taxed or exempted from paying duties (hereinafter referred to as tax-free postal items)
a) Responsibility of the customs declarant:
a.1) Carry out the customs declaration as stipulated at Point c, d Clause 3 Article 4 hereof;
a.2) Write each tax-free postal item on the same line and provide sufficient information pertaining to such item as stipulated by the manifest form HQ01-BKHBC enclosed herewith;
a.3) Present required documentation and tax-free postal items in order for customs authorities to carry out their customs inspection; witness the physical verification of their postal items;
b) Responsibility of the Customs Sub-department:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b.2) Check tax-free postal items by using commodity screening equipment; carry out the following tasks:
b.2.1) If these postal items have been found identical to declared information after customs inspection though screening equipment, the Sub-department must give permission for customs clearance and store required documentation;
b.2.2) If any sign of suspicion has been found after such customs inspection, the physical verification is required.
2. Customs procedure for importing or exporting tax-free postal items:
a) Responsibility of the customs declarant:
a.1) Submit separate paper-based export customs declaration for each postal item by completing the form HQ/2015/XK, or paper-based import customs declaration by completing the form HQ/2015/NK stipulated in the Appendix IV issued together with the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015;
a.2) Submit the followings for customs inspection:
a.2.1) Customs documentation that apply to yellow-channel items (channel 2) or
a.2.2) Customs documentation and packages or parcels that apply to red-channel items (channel 3);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a.5) Implement other decisions granted by customs authorities in accordance with laws;
b) Responsibility of the Customs Sub-department:
b.1) Receive, register and deal with customs declarations stipulated in Clause 5 Article 26 of the Decree No. 08/2015/NĐ-CP dated January 21, 2015;
b.2) Examine documents stipulated in Article 27 of the Decree No. 08/2015/NĐ-CP dated January 21, 2015;
b.3) Carry out the physical verification stipulated in Article 29 of the Decree No. 08/2015/NĐ-CP dated January 21, 2015;
d.4) Decision on customs release or clearance of imported or exported postal items stipulated in Article 33, 34 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015;
b.5) Carry out the imposition of taxes, handling of violations and post-clearance inspection in accordance with laws.
Article 7. Electronic customs procedure for importing or exporting postal items
1. Responsibility of the customs declarant:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Receive feedbacks from the System under the provisions of Clause 3 Article 19 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015;
c) Based on the automatic notification of the customs inspection result through the System, implement the regulations laid down in Article 19 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015;
d) Carry out supplementary customs declaration under the provisions of Article 20 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015;
dd) Submit the following documents to be inspected by customs authorities:
dd.1) Customs documentation that apply to yellow-channel items (channel 2); or
dd.2) Customs documentation and packages or parcels that apply to red-channel items (channel 3);
e) Implement the decision on customs release or clearance of imported or exported postal items stipulated in Article 33, 34 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015;
g) Implement other decisions granted by customs authorities in accordance with laws;
2. Responsibility of the customs authority
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Carry out supplementary customs declaration under the provisions of Point b Clause 3 Article 20 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015;
c) Examine documents stipulated in Article 27 of the Decree No. 08/2015/NĐ-CP dated January 21, 2015; Section 3, Chapter II of the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015;
d) Carry out the physical verification stipulated in Article 29 of the Decree No. 08/2015/NĐ-CP dated January 21, 2015;
dd) Release or clear imported or exported postal items as stipulated at Point a.2 Clause 1 Article 33, and Clause 2 Article 34 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015;
e) Carry out the imposition of taxes, handling of violation and post-clearance inspection in accordance with laws.
The enterprise must refer to information provided in the airway bill of lading to compile the manifest of postal items (according to the form HQ02-BKHBCN and HQ03-BKHBCX enclosed herewith) and transmit electronic data to the computer system of the Custom Sub-department tasked with managing the container freight station before arrival of imported postal items and shipping of exported postal items to overseas countries.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Postal items consolidated outside Vietnam shall be classified, sorted or deconsolidated before being shipped to overseas countries (hereinafter referred to as consolidated freight) and shall be subject to the customs supervisions conducted by the international airport Customs Sub-department, or the Customs Sub-department in charge of managing customs inspection or supervision areas, and then the enterprise shall classify, sort out or deconsolidate them before shipping them to overseas countries (hereinafter referred to as the consolidated freight supervision station).
2. Responsibility of the enterprise
a) Bear responsibility to manage consolidated freight over the time of being stored in Vietnam, and prevent them from being domestically consumed;
b) Employ the software for administration of commodities received into or dispatched from warehouses, and create internet connection with the customs authority to serve the administrative purpose;
c) Arrange spaces for warehouses, and areas for sorting, classification of consolidated freight as well as stations for means of transport in order to meet the customs supervision requirements; install surveillance camera system connected with the customs authority;
d) Transmit electronic data provided by the manifest of imported postal items (according to the form HQ02- BKHBCN) within 02 hours prior to over-6-hour flights and within 01 hours prior to below-6-hour flights.
dd) Ship classified, deconsolidated freight to overseas countries, ensure that such freight shall not be backlogged or stores at the consolidated freight supervision station;
e) If consolidated freight are backlogged,
e.1) Prepare a written explanation for such circumstance and remedial measures for submission to the customs authority;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
f) Make a general report every 6 (six) months (according to the form HQ04-TKHBCXNT) before the 15th day of the subsequent month.
g) Make the monthly discharge report on transit freight (according to the form HQ05-BTKHBC enclosed herewith) before the 5th day of the subsequent month.
3. Responsibility of the Customs Sub-department
The customs supervision of consolidated freight shall be carried out as follows:
a) Monitor freight by creating the track record or employing the software used for connection between the customs authority and the enterprise;
b) Receive electronic information provided in the manifest of imported or exported postal items from the computer system of the enterprise;
c) After considering information about consolidated freight in advance, the customs authority shall carry out their analysis or assessment on the basis of the risk management or achieve professional information used for making decision on checking suspected packages or parcels;
d) Supervise consolidated freight transported from the airport warehouse to the consolidated freight supervision station and in opposite direction; supervise them directly at warehouse or through surveillance cameras and internet-connected computers of the customs authority;
dd) Collaborate with the enterprise in carrying out the non-invasive inspection of consolidated freight through the screening equipment. If there is a sign of violation against the customs legislation, customs officers in charge of customs supervision shall request the enterprise to unpack postal items for direct inspection;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
f) Based on the general report that the enterprise makes every 6 months, the Customs Sub-department shall check and inspect the consolidated freight backlogged at the supervision station, write or input information into the track record or by software installed on internet-connected computer system respectively; carry out the customs inspection of backlogged freight through the screening equipment before returning them to the country of origin (if any);
g) Get the track record or computer system updated with the manifest of imported and exported postal items;
h) If there is any backlogging of consolidated freight, the Customs Sub-department must consider approving the written explanation of the enterprise and implement the regulations laid down in the Circular No. 203/2014/TT-BTC of the Ministry of Finance dated December 22, 2014 on providing guidance on dealing with backlogged freight within the scope of operation of the customs authority.
CUSTOMS PROCEDURE FOR IMPORTING OR EXPORTING POSTAL ITEMS CARRIED UNDER CUSTOMS TRANSIT
Article 10. Regulations on importing or exporting postal items carried under customs transit
1. Exported postal items carried under customs transit refer to export postal items, after completing export customs formalities, transported from the Customs Sub-department (express mailing, postal or international airport Customs Sub-departments) where export customs formalities are completed to the Customs Sub-department of exit for the purpose of exporting these postal items.
2. Imported postal items carried under customs transit refer to import postal items, after completing import customs formalities, transported from the Customs Sub-department of entry, which is the destination of these postal items in Vietnam, to the Customs Sub-department (express mailing, postal or international airport Customs Sub-departments) to serve for the purpose of importing these postal items.
3. Mistakenly-sent import postal items carried under customs transit refer to import postal items transported from the Customs Sub-department (express mailing, postal or international airport Customs Sub-departments), where imported postal items are sent mistakenly, to the Customs Sub-department (express mailing, postal or international airport Customs Sub-departments), where the recipient’s address is specified on the postal item envelope.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
In the course of transportation, exported or imported postal items carried under customs transit must be maintained to its original status and customs sealed. In case of accidents that may take place, or unexpected events causing certain impacts on the carrier of postal items, the enterprise must promptly notify the customs authority or the People’s Committee of the nearest commune, ward and town in order for them to issue the written confirmation.
Article 11. Customs procedure for importing or exporting postal items carried under customs transit
1. Location of completing customs formalities: the Customs Sub-department of departure (applicable to exported postal items), the Customs Sub-department of final destination (applicable to imported postal items).
2. Customs documentation shall include:
a) Independent transport document including information inputs stipulated in Section 6 of Appendix II issued together with the Circular No. 38/2015/TT-BTC of the Ministry of Finance dated March 25, 2015;
b) Bill of lading. If the bill of lading is not available, the customs declarant uses freight package or parcel codes for customs declaration or submit the manifest of freight packages or parcels created by the enterprise: 01 copy.
3. Implementing procedure shall conform to regulations on cargos subject to customs control as follows:
a) Responsibility of the customs declarant:
a.1) Provide information about the independent carrier, including type of transportation, vehicle registration number, quantity of packages or parcels, container serial number, gross weight, customs sealing and attached documents;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a.3) If the customs declaration is classified into channel 2, the customs declarant shall be required to present required documents stipulated in Clause 2 of this Article to the customs office of departure for customs inspection and confirmation of freight which have successfully passed the customs checkpoint;
a.4) Correct and add more information to the transport document according to the notification of the customs office;
b) Responsibility of the customs authority of departure:
b.1) Check customs documentation if the System requires to do this and provide guidance for customs declarants to correct or add more information to the freight transport document (if any);
b.2) Seal means containing postal items in accordance with legal regulations, and keep the system updated with specific information;
b.3) Approve the freight transport document;
b.4) Update the System with information about departure of imported shipments;
b.5) Keep track of information about shipments subject to the customs supervision;
c) Responsibility of the customs authority of destination:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c.2) Update the System with information about arriving freight.
Customs inspection and control facility for postal items (hereinafter referred to as inspection and supervision facility) must conform to the following requirements:
1. Locate at an area which is spacious enough to match operations of the enterprise and cover an area of at least 1,000 m2.
2. Meet the working standard of customs authorities, including main office, commodity inspection area, and equipment (screening machine, etc.) installation area and exhibit warehouse.
3. Have a fence to separate it from adjacent areas, be equipped with surveillance camera system, electronic scale and screening equipment. Freight, after being transported in or out of the warehouse or yard, must be monitored by the computer system which is connected with the supervision system of the customs authority.
4. If the facility is developed by the enterprise, the enterprise is required to obtain the investment certificate or postal permit or notice of postal operations issued by the competent authority in accordance with laws on post.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Documentation submitted to apply for establishment of the facility shall consist of 02 sets of documents. Each set shall include the following documents:
1. Written request for establishment of the facility in which the following contents must be specified: necessity for this establishment, proposed location, acreage, technical or infrastructural conditions: 01 original copy.
2. Economic and technical evaluation report (including site plan, surveillance camera system, screening equipment position, network system and main office of the customs sub-department, etc.): 01 copy.
3. Rules of operation of the customs inspection, supervision facility: 01 original copy.
4. Documents confirming the legal tile to land: 01 copy.
5. Certificate of fire fighting and prevention issued by the competent authority: 01 copy.
6. Postal permit or documents confirming postal operations issued the Ministry of Information and Communications: 01 copy.
Article 14. Process of the facility establishment
1. The enterprise shall submit their application for establishment of the facility to the Customs Department of a province/city where the facility is located as stipulated in Article 13 hereof.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) The Customs Department of a city or province where the facility is established shall receive the documentation submitted by the enterprise;
b) Within a permitted period of 10 working days of receipt of all required documentation from the enterprise, the Customs Department of a city or province shall check the submitted documentation; survey or carry out the field inspection of the area where the facility will be built; assess conformity to requirements for establishment of the facility, ensure that customs inspection and supervision conditions must be met, send a report and request to the General Department of Customs (if all requirements for establishment of the facility are met);
c) Within a permitted period of 05 working days of receipt of the report made by the Customs Department of a province or city enclosing the application for establishment of the facility, the Director of the General Department of Customs shall grant his/her decision to establish the facility or give a written response to the enterprise if the enterprise fails to meet all statutory requirements.
Article 15. Termination or temporary suspension of operations of the facility
1. Termination of operations of the facility
a) Cases in which operations of the facility are terminated shall include the followings:
a.1) The enterprise sends the written request for operation termination;
a.2) In excess of a maximum period of 06 months from the date of establishment decision, the enterprise has not operated the facility without any valid reason;
a.3) The facility fails to meet requirements concerning customs inspection or supervision in accordance with regulations laid down in Article 12 hereof;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a.5) The term of temporary suspension has been passed in accordance with regulations laid down at Point dd Clause 2 of this Article;
b) Authority to grant a decision on such termination: the Director of the General Department of Customs shall make a decision to terminate operations of the facility;
c) Process for terminating operations of the facility and time limit for processing application for such termination:
c.1) The Customs Department of a province or city shall carry out their customs inspection in order to send a report or recommendation on considering termination of the facility’s operations within the following periods:
c.1.1) Five (05) working days of receipt of the written request for termination of the enterprise's operations;
c.1.2) 30 days from the end of the term stipulated at Point a.2 of this Clause if the enterprise fails to send a written explanation in which valid reasons must be stated and notification of the maximum period within which the facility's operations commence. If the enterprise sends a written request to the Customs Department of a city or province in which valid reasons are stated for the maximum period within which the facility’s operations must commence, the Director of the Customs Department of a province or city shall consider granting an extension decision under which each extension does not exceed the maximum period the enterprise requests and 06 months from the date on which the Director of the General Department of Customs grants the decision to establish the facility;
c.1.3) After those stipulated at Point a.3 and a.4 of this Clause are detected;
c.1.4) Within 30 days from the end of the regulated term, if the enterprise’s requested period within which the facility’s operations commence is more than 6 months from the date on which the Director of the General Department of Customs grants the decision to establish the facility;
c.2) Within a permitted period of 05 working days of receipt of the report made by the Customs Department of a province or city, the Director of the General Department of Customs shall consider deciding to terminate the facility's operations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Such termination shall take place if the facility has not operated due to none of postal items and the enterprise files a request for temporary suspension of the facility’s operations;
b) Authority to issue the notification of temporary suspension of the facility’s operations:
b.1) The Director of the Customs Department of a province or city shall issue the notification of temporary suspension of the facility's operations for a maximum period of 06 months;
b.2) If the over-6-month temporary suspension is required, the Director of the General Department of Customs shall issue the notice of such temporary suspension;
c) Process for temporary suspension of the facility’s operations and time limit for processing applications for such temporary suspension:
c.1) Within a permitted period of 04 working days of receipt of the written request for the temporary suspension of the facility’s operation from the enterprise, the Director of the General Department of Customs shall issue the notice of temporarily terminating the facility's operations;
c.2) Within a permitted period of 04 (four) working days of receipt of the report or recommendation from the Customs Department of a province or city, and the written request of the enterprise in the cases stipulated at Point b.2 of this Clause, the Director of the General Department of Customs shall consider issuing the notice of temporarily suspending the facility's operations;
d) Within the temporary suspension period, this facility shall not be placed under the customs control;
dd) Within the abovementioned period, if the enterprise files the written request for permission for their facility's operation, the Director of the Customs Department of a province or city shall inspect the establishment and operation conditions. If the facility meets required conditions, the Director shall grant the written permission for the facility's operations or report to the Director of the General Department of Customs to obtain his/her permission for cases stipulated at Point b.2 of this Clause. If the abovementioned conditions are not met, or within 30 days from the end of the abovementioned period, and the enterprise does not file the written request, the Director of the Customs Department of a city or province shall report to the Director of the General Department of Customs to obtain his/her decision to consider terminating the facility's operations in accordance with regulations laid down in Clause 1 of this Article.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. If the enterprise wishes to narrow down, expand or restructure the facility which has been permitted under the establishment decision of the Director of the General Department of Customs or wishes to relocate their facility from the site where the General Department of Customs permits the establishment of the facility under its decision to the new site to meet the requirements stipulated in Article 12 hereof, they are required to file 01 set of documents to the Customs Department of a city or province in terms of expansion, narrowing or restructuring of the site of developing the facility; in terms of relocation, 02 sets of documents are required. Each set of documents shall include:
a) Application for relocation, expansion, narrowing and restructuring of the facility (01 original copy);
b) Site plan of the facility after relocation, expansion, narrowing and restructuring (01 original copy);
c) Legal documents confirming the right to use relocated or expanded warehouse or yard; or agreement on relocation of the facility with the holder of land title (01 copy).
2. Within a permitted period of 15 working days of receipt of all required documents, the Director of the Customs Department of a city or province shall check these documents; carry out the actual survey and assessment of warehouse or yard and make a decision to expand, narrow or relocate the facility; or send a written response to the enterprise if the enterprise fails to meet statutory requirements. If the facility is relocated, the Customs Department of a province or city shall send documentation and report to propose a new location of the facility to the Director of the General Department of Customs.
3. Within a permitted period of 05 (five) working days of receipt of the report proposed by the Customs Department of a province or city, the Director of the General Department of Customs shall decide whether relocation of the facility is permitted.
Article 17. Transfer of the right to operate the facility
1. Procedure for transfer of the right shall include the followings:
a) The enterprise who are operating the facility under the decision granted by the General Department of Customs shall send an official dispatch to request the transfer of the right to operate the facility; complete relevant customs formalities and fulfill their tax obligations before requesting this right transfer;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) The documentation submitted to apply for such right transfer:
c.1) Written request for transfer of the right to operate the facility in which terms and conditions of the agreement on the right transfer between the transferer and the transferee must be clearly stated, and the signature of the representative and confirmatory stamp must be included: 01 original copy;
c.2) Documents stipulated in Clause 4, Clause 6 Article 13 hereof held by the right transferee;
c.3) Documents stipulated in Clause 3, Clause 5 Article 13 hereof if there is any change compared with the establishment documents;
d) Within a permitted period of 07 working days of receipt of all required documents submitted to apply for the transfer of the right to operate the facility, the Customs Department of a city or province shall send a report or proposal to the General Department of Customs to grant the decision to approve this transfer, and shall not carry out the actual survey of the facility if there is any change compared with the current status of the facility approved in the establishment decision.
2. Procedure for changing the name of the facility owner:
a) The enterprise who currently operate the facility under the decision of the General Department of Customs shall send a written request for changing the owner's name, enclosing documents confirming the change to the name of the enterprise endorsed by the regulatory agency granting the enterprise establishment license to the General Department of Customs under the provisions of the law on investment and enterprise (01 copy);
b) Within a permitted period of 05 working days of receipt of all valid documents, the Director of the General Department of Customs shall issue a document confirming the change of the enterprise’s name under the decision on establishment of the facility.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. This Circular shall come into force from May 29, 2015. The Circular No. 99/2010/TT-BTC of the Minister of Finance dated July 9, 2010 on stipulating the customs procedure that applies to postal items, parcels or imported or exported commodities sent through the postal service shall be annulled.
2. In the course of implementation, if relevant documents used for reference in this Circular have been amended or supplemented or replaced, new legal documents created after such amendment, supplementation or replacement shall govern implementation.
1. The Director of the General Department of Customs shall direct the Director of the Customs Department of a province or city shall be responsible for managing, monitoring and implement contents stipulated in this Circular.
2. As for the customs declaration registered before the effective date of this Circular, regulations laid down in the Circular No. 99/2010/TT-BTC of the Minister of Finance dated July 9, 2010 on stipulating the customs procedure that applies to postal items, parcels or exported or imported commodities sent through the postal service shall govern the implementation.
In the course of implementation, if there is any difficulty that mat arise, the Customs Department of a city or province shall send a report and customs declarants shall send a response to the Ministry of Finance (the General Department of Customs) for consideration or specific guidance on any solution./.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
;
Thông tư 49/2015/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 49/2015/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 14/04/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 49/2015/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video