BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2014/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2014 |
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định của Chính phủ số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định của Chính phủ số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định của Chính phủ số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư Liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9/4/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Thông tư này quy định việc kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trách nhiệm và quyền hạn của các bên có liên quan.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản bao gồm:
c. Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d. Cơ sở sản xuất kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng sản phẩm thực phẩm gắn liền cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản;
đ. Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương (Khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014).
(sau đây gọi tắt là cơ sở).
4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở nêu tại các Khoản 1, 2, 3 của Điều này.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Các mức lỗi:
a) Lỗi nghiêm trọng: là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn hoặc các quy định, ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.
b) Lỗi nặng: là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn hoặc các quy định, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm nhưng chưa tới mức nghiêm trọng.
c) Lỗi nhẹ: là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn hoặc các quy định, có thể ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc gây trở ngại cho việc kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm.
2. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm nông lâm thủy sản.
3. Cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán vật tư nông nghiệp.
4. Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông lâm thủy sản: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản; sản xuất muối.
5. Cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động sản xuất, bao gói, bảo quản để tạo ra sản phẩm vật tư nông nghiệp.
6. Truy xuất nguồn gốc là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông sản phẩm.
7. Vật tư nông nghiệp: bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón hữu cơ và phân bón khác, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trường trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
1. Các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn Việt Nam.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định có liên quan đến chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
1. Cơ quan kiểm tra cấp trung ương: Là các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Cơ quan kiểm tra cấp địa phương: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 6. Các hình thức kiểm tra
1. Kiểm tra, xếp loại: Là hình thức kiểm tra có thông báo trước, nhằm kiểm tra đầy đủ các nội dung về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở; được áp dụng đối với:
a) Cơ sở được kiểm tra lần đầu;
b) Cơ sở đã được kiểm tra đạt yêu cầu nhưng sửa chữa, mở rộng sản xuất;
c) Cơ sở đã được kiểm tra không đạt yêu cầu nhưng sau đó đã khắc phục xong sai lỗi;
d) Cơ sở đã được kiểm tra đạt yêu cầu nhưng hoãn kiểm tra định kỳ có thời hạn quá 06 (sáu) tháng;
đ) Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng bị thu hồi hoặc thay đổi chủ sở hữu, có thay đổi điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm so với ban đầu.
2. Kiểm tra định kỳ: Là hình thức kiểm tra không thông báo trước, được áp dụng đối với các cơ sở đã được xếp loại đạt yêu cầu nhằm giám sát việc duy trì điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
3. Kiểm tra đột xuất: Là hình thức kiểm tra không báo trước, được áp dụng khi:
a) Có khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp tới cơ sở có vi phạm về điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm;
b) Có thông tin phản ánh của người tiêu dùng hoặc phương tiện thông tin đại chúng về vi phạm liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm của cơ sở;
c) Theo yêu cầu quản lý, theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
Điều 7. Nội dung, phương pháp kiểm tra
1. Nội dung kiểm tra:
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị;
b) Nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm;
c) Chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn và ghi nhãn hàng hóa đang áp dụng;
d) Lấy mẫu kiểm nghiệm: Việc lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện khi nghi ngờ sản phẩm không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; tập trung lấy mẫu kiểm nghiệm đối với cơ sở có dự kiến kết quả xếp loại C. Việc chỉ định chỉ tiêu phân tích dựa trên đánh giá nguy cơ về chất lượng, an toàn thực phẩm và tập trung vào nội dung kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng, ATTP không đạt yêu cầu theo quy định. Việc lấy mẫu, phân tích mẫu phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
2. Phương pháp kiểm tra: Gồm kiểm tra hiện trạng điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh; kiểm tra hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn các đối tượng có liên quan; lấy mẫu khi cần thiết.
Điều 8. Các hình thức xếp loại
1. Loại A (tốt): Áp dụng đối với cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
2. Loại B (đạt): Áp dụng đối với các cơ sở cơ bản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; vẫn còn một số sai lỗi nhưng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.
3. Loại C (không đạt): Áp dụng đối với các cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
Tiêu chí xếp loại cụ thể cho từng loại hình cơ sở được quy định tại Biên bản kiểm tra ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Tần suất kiểm tra áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn được quy định như sau:
a) Cơ sở xếp loại A: 1 lần/2 năm;
b) Cơ sở xếp loại B: 1 lần/ năm;
c) Cơ sở xếp loại C: Thời điểm kiểm tra lại tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của cơ sở được kiểm tra và do Cơ quan kiểm tra quyết định, nhưng không quá 6 tháng tính từ thời điểm kiểm tra xếp loại C.
2. Tần suất kiểm tra áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được quy định như sau:
a) Cơ sở xếp loại A: 1 lần/ năm;
b) Cơ sở xếp loại B: 2 lần/năm;
c) Cơ sở xếp loại C: Thời điểm kiểm tra lại tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của cơ sở được kiểm tra và do Cơ quan kiểm tra quyết định, nhưng không quá 3 tháng tính từ thời điểm kiểm tra xếp loại C. Nếu thời điểm kiểm tra lại trùng với thời điểm mùa vụ đã kết thúc thì đợt kiểm tra lại sẽ được thực hiện khi bắt đầu vào mùa vụ kế tiếp.
Điều 10. Yêu cầu đối với Trưởng đoàn, kiểm tra viên và người lấy mẫu
1. Yêu cầu đối với Trưởng đoàn:
a) Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực kiểm tra;
b) Đã tham gia các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực kiểm tra, các khóa đào tạo kiểm tra viên;
c) Đã tham gia ít nhất 05 (năm) đợt kiểm tra trong lĩnh vực kiểm tra.
2. Yêu cầu đối với kiểm tra viên
a) Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực kiểm tra;
b) Đã tham gia các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực kiểm tra và các khóa đào tạo kiểm tra viên.
3. Yêu cầu đối với người lấy mẫu:
a) Có chuyên môn phù hợp;
b) Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về lấy mẫu hoặc có chứng chỉ, giấy chứng nhận tham gia đào tạo hoặc tập huấn có nội dung về lấy mẫu.
1. Việc thu phí kiểm tra, kiểm nghiệm; lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
2. Đối với hoạt động kiểm tra chưa có quy định của Bộ Tài chính về việc thu phí có liên quan, Cơ quan kiểm tra lập kế hoạch, dự trù kinh phí từ nguồn ngân sách hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
Mục 1: KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG LÂM THỦY SẢN
Điều 12. Thống kê, lập danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh
Cơ quan kiểm tra thống kê, lập danh sách các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp nêu tại Điều 5 Thông tư này theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Danh sách này là cơ sở để cơ quan kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra.
Điều 13. Thông báo kế hoạch kiểm tra
a) Thời điểm dự kiến kiểm tra;
b) Phạm vi, nội dung, hình thức kiểm tra;
c) Các yêu cầu chuẩn bị nhân sự, hồ sơ để làm việc với Đoàn kiểm tra.
2. Đối với hình thức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất, kế hoạch kiểm tra được thông báo tại cuộc họp mở đầu của Đoàn kiểm tra tại cơ sở.
Điều 14. Thành lập đoàn kiểm tra
1. Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra. Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra cần nêu rõ:
a) Căn cứ kiểm tra;
b) Phạm vi, nội dung, hình thức kiểm tra;
c) Tên, địa chỉ của cơ sở được kiểm tra;
d) Họ tên, chức danh của trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn;
đ) Trách nhiệm của cơ sở và Đoàn kiểm tra.
2. Trường hợp kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều nhóm ngành hàng vật tư nông nghiệp và thực phẩm nông lâm thủy sản, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì có trách nhiệm thông báo tới các cơ quan phối hợp có liên quan đề nghị cử người tham gia Đoàn kiểm tra.
Điều 15. Tiến hành kiểm tra tại cơ sở
1. Đoàn kiểm tra công bố Quyết định thành lập đoàn, nêu rõ mục đích và nội dung kiểm tra.
2. Tiến hành kiểm tra thực tế (điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh), kiểm tra hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn (nếu cần), lấy mẫu kiểm nghiệm theo quy định tại Khoản 1, Điều 7 Thông tư này.
3. Lập biên bản kiểm tra và họp kết thúc, thông báo kết quả kiểm tra.
1. Mẫu biên bản kiểm tra
a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn: Theo các mẫu nêu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản: Theo các mẫu nêu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cơ sở không thuộc loại hình cơ sở nêu trong Phụ lục III thì áp dụng mẫu biên bản nêu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Yêu cầu đối với biên bản kiểm tra
a) Phải được đoàn kiểm tra lập tại cơ sở ngay sau khi kết thúc kiểm tra;
b) Thể hiện đầy đủ, chính xác kết quả kiểm tra;
c) Ghi rõ các hạng mục không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và thời hạn yêu cầu cơ sở khắc phục các sai lỗi;
d) Nêu kết luận chung về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và dự kiến mức xếp loại cơ sở;
đ) Có ý kiến của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở về kết quả kiểm tra, cam kết khắc phục các sai lỗi (nếu có);
e) Có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở, đóng dấu giáp lai của cơ sở (nếu có) vào biên bản kiểm tra hoặc ký từng trang trong trường hợp cơ sở không có con dấu;
g) Trường hợp đại diện cơ sở không đồng ý ký tên vào Biên bản kiểm tra thì Đoàn kiểm tra phải ghi: “Đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản” và nêu rõ lý do đại diện cơ sở không ký. Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên trong Đoàn kiểm tra;
h) Được lập thành 02 bản: 01 bản lưu tại Cơ quan kiểm tra, 01 bản lưu tại cơ sở; trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản.
Điều 17. Xử lý kết quả kiểm tra
Sau khi thẩm tra biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra (có thể tiến hành thẩm tra thực tế tại cơ sở nếu cần), trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra thực hiện như sau:
1. Trường hợp kiểm tra, xếp loại:
a) Công nhận và thông báo kết quả kiểm tra cho các cơ sở được xếp loại A hoặc B. Đối với cơ sở có nhiều nhóm ngành hàng, tần suất kiểm tra định kỳ được xác định theo nhóm ngành hàng có mức xếp loại thấp nhất.
b) Thông báo cho cơ sở được xếp loại C kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi. Tùy theo mức độ sai lỗi của cơ sở, cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức kiểm tra lại. Nếu kết quả kiểm tra lại cho thấy cơ sở không khắc phục sai lỗi, tiếp tục được xếp loại C, cơ quan kiểm tra thông báo tới cơ quan có thẩm quyền đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở.
2. Trường hợp kiểm tra định kỳ, đột xuất:
a) Đối với cơ sở xuống loại B: Thông báo cho cơ sở về việc bị xuống loại và tần suất kiểm tra áp dụng trong thời gian tới.
b) Đối với cơ sở xuống loại C: Thông báo cho cơ sở kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi. Tùy theo mức độ sai lỗi của cơ sở, cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức kiểm tra lại. Nếu kết quả kiểm tra lại cho thấy cơ sở không khắc phục sai lỗi, tiếp tục được xếp loại C, cơ quan kiểm tra thông báo tới cơ quan có thẩm quyền đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở.
3. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được xếp loại A hoặc loại B theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.
4. Nếu kết quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời công khai kết quả phân tích mẫu.
5. Cơ quan kiểm tra không công nhận cơ sở được xếp loại A hoặc B đối với cơ sở có kết quả kiểm nghiệm vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm. Việc xem xét công nhận kết quả xếp loại A hoặc B được thực hiện sau khi cơ sở điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục; được cơ quan kiểm tra thẩm tra đạt yêu cầu.
6. Cơ quan kiểm tra thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cơ sở đủ điều kiện và cơ sở chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
Mục 2: CHỨNG NHẬN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP: Là các cơ quan kiểm tra quy định tại Điều 5 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào kiểm tra thì cơ quan đó cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
2. Giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Mẫu Giấy chứng nhận ATTP quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;
c) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên);
d) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);
đ) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP:
a) Cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;
c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại) và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP:
a) Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận ATTP, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp này tương tự như cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 18 Thông tư này.
b) Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo Phụ lục V gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP để được xem xét cấp lại.
Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận ATTP đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận ATTP:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP trong các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP.
b) Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP:
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP.
7. Trong trường hợp có các quy định riêng về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở thực phẩm nông lâm thủy sản có tính đặc thù thì áp dụng theo các quy định riêng đó.
1. Cơ quan cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm là các cơ quan nêu tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ quan đó có thẩm quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Cơ quan cấp giấy được phân công, ủy quyền việc cấp giấy cho các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
2. Các đối tượng được cấp giấy xác nhận:
a) Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở.
b) Người trực tiếp sản xuất kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất kinh doanh tại các cơ sở.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, quản lý giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư Liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công Thương số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9/4/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
4. Việc kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm được thực hiện bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm bao gồm 30 câu, trong đó có 20 câu về nội dung kiến thức chung, 10 câu về nội dung kiến thức chuyên ngành, thời gian làm bài kiểm tra 45 phút.
5. Tài liệu về nội dung kiến thức an toàn thực phẩm và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản chủ trì, phối hợp với các Tổng cục, Cục chuyên ngành liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Điều 20. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Quy định cơ quan kiểm tra nêu tại Điều 5, khoản 2 Thông tư này trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Chỉ đạo Sở Tài chính thẩm định, trình phê duyệt kinh phí từ nguồn ngân sách hàng năm cho các Cơ quan kiểm tra theo quy định.
Điều 21. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cơ quan kiểm tra nêu tại Điều 5, khoản 2 Thông tư này trên địa bàn tỉnh.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này trong phạm vi được phân công trên địa bàn tỉnh.
3. Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện Thông tư này về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản) theo chế độ báo cáo hiện hành.
Điều 22. Cơ quan kiểm tra cấp trung ương
1. Hướng dẫn, chỉ đạo công tác kiểm tra trong toàn hệ thống từ trung ương đến địa phương.
2. Hướng dẫn áp dụng thống nhất tài liệu, biểu mẫu, phương pháp kiểm tra đối với các cơ sở được phân công quản lý. Đề xuất, xây dựng và trình Bộ ban hành mẫu Biên bản kiểm tra chi tiết phù hợp với tính chất đặc thù của cơ sở.
3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra viên trong toàn hệ thống từ trung ương đến địa phương.
4. Trực tiếp tổ chức kiểm tra, chứng nhận đối với các cơ sở theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Thông báo công khai trên trang web của cơ quan kiểm tra và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách các cơ sở đủ điều kiện và cơ sở chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.
6. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện của cơ quan kiểm tra địa phương.
7. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, kiểm tra, đánh giá xếp loại của các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp; bảo mật thông tin theo quy định hiện hành.
8. Báo cáo kết quả thực hiện Thông tư này về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản) theo chế độ báo cáo hiện hành.
Điều 23. Cơ quan kiểm tra cấp địa phương
1. Tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra.
3. Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi phân công trong địa bàn tỉnh/ thành phố.
4. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, kiểm tra, đánh giá xếp loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp.
5. Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện Thông tư này về Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh/ thành phố (qua Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản) theo chế độ báo cáo hiện hành.
Điều 24. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh
1. Bố trí người có đủ thẩm quyền đại diện cho cơ sở để làm việc với Đoàn kiểm tra.
2. Tạo điều kiện cho Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra, lấy mẫu tại hiện trường; cung cấp đầy đủ thông tin, mẫu vật, hồ sơ, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra.
3. Khắc phục đầy đủ sai lỗi đã nêu trong Biên bản kiểm tra và gửi báo cáo bằng văn bản về Cơ quan kiểm tra theo đúng thời hạn nêu trong biên bản kiểm tra.
4. Niêm yết công khai biên bản kiểm tra tại cơ sở sản xuất.
5. Nộp phí, lệ phí kiểm tra, chứng nhận theo quy định.
6. Thu hồi, xử lý sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định.
7. Được quyền khiếu nại với Cơ quan kiểm tra trong trường hợp không nhất trí với kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra.
8. Thông báo cho cơ quan kiểm tra trong trường hợp dừng sản xuất, kinh doanh, giải thể, thay đổi địa điểm sản xuất, thay đổi điều kiện sản xuất hoặc thay đổi chủ sở hữu.
Điều 25. Trưởng đoàn, kiểm tra viên
1. Trưởng đoàn
a) Điều hành và chỉ đạo các thành viên trong Đoàn kiểm tra thực hiện đúng các nội dung đã ghi trong quyết định kiểm tra.
b) Bảo đảm tính khách quan, chính xác, trung thực trong quá trình kiểm tra.
c) Ký biên bản kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Cơ quan kiểm tra và trước pháp luật về kết quả kiểm tra do Đoàn kiểm tra thực hiện.
d) Đưa ra kết luận cuối cùng của Đoàn kiểm tra về kết quả kiểm tra.
đ) Bảo mật các thông tin liên quan đến bí mật sản xuất kinh doanh của cơ sở được kiểm tra và bảo mật kết quả kiểm tra khi chưa có công nhận và thông báo kết quả kiểm tra của Cơ quan kiểm tra.
2. Kiểm tra viên
a) Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở so với quy định, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
b) Thực hiện các nội dung công việc theo sự phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra.
c) Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, phương pháp kiểm tra, lấy mẫu; đảm bảo tính khách quan, chính xác, trung thực khi thực hiện việc kiểm tra, lấy mẫu.
d) Chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả thực hiện các công việc được phân công với Trưởng Đoàn.
đ) Bảo mật các thông tin liên quan đến bí mật sản xuất kinh doanh của cơ sở được kiểm tra và bảo mật kết quả kiểm tra khi chưa có công nhận và thông báo kết quả kiểm tra của Cơ quan kiểm tra.
Điều 26. Điều khoản chuyển tiếp
Các giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì sẽ tiếp tục có hiệu lực đến hết thời điểm hiệu lực được ghi trong giấy chứng nhận.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2015.
2. Thông tư này thay thế các Thông tư: số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 về việc sửa đổi Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011; số 35/2012/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2012 về việc sửa đổi Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011; số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 về việc sửa đổi Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011; số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn; văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BNNPTNT ngày 14/2/2014.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét sửa đổi, bổ sung./.
Nơi
nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
THỐNG KÊ, LẬP DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH VẬT
TƯ NÔNG NGHIỆP, NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN VÀ THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Mã số |
Tên cơ sở |
Địa chỉ |
Nhóm sản phẩm sản xuất, kinh doanh |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
DANH MỤC MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH
VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Loại hình cơ sở |
Ký hiệu |
1 |
Cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản |
BB 1.1 |
2 |
Cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản |
BB 1.2 |
3 |
Cơ sở kinh doanh thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản |
BB 1.3 |
4 |
Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản |
BB 1.4 |
5 |
Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm |
BB 1.5 |
6 |
Cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm |
BB 1.6 |
7 |
Cơ sở sản xuất thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản |
BB 1.7 |
8 |
Cơ sở kinh doanh thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản |
BB 1.8 |
9 |
Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp |
BB 1.9 |
10 |
Cơ sở sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính |
BB 1.10 |
11 |
Cơ sở kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính |
BB 1.11 |
12 |
Cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác |
BB 1.12 |
13 |
Cơ sở kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác |
BB 1.13 |
14 |
Cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật |
BB 1.14 |
15 |
Cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật |
BB 1.15 |
16 |
Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn |
BB 1.16 |
17 |
Cơ sở sản xuất hạt giống cây trồng nông nghiệp |
BB 1.17 |
18 |
Cơ sở kinh doanh hạt giống cây trồng nông nghiệp |
BB 1.18 |
DANH MỤC MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, PHÂN LOẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT,
KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT
ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Loại hình cơ sở |
Ký hiệu |
A |
Sản phẩm thủy sản |
|
1 |
Tàu cá |
BB 2.0 |
2 |
Cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh |
BB 2.1 |
3 |
Cảng cá |
BB 2.2 |
4 |
Chợ cá |
BB 2.3 |
5 |
Cơ sở thu mua thủy sản |
BB 2.4 |
6 |
Cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản đăng ký hộ kinh doanh (cơ sở sơ chế, chế biến thủy nhỏ lẻ) |
BB 2.5 |
7 |
Cơ sở sản xuất nước mắm, sản phẩm dạng mắm đăng ký hộ kinh doanh (cơ sở sản xuất nước mắm, sản phẩm dạng mắm nhỏ lẻ) |
BB 2.6 |
8 |
Cơ sở sản xuất thủy sản khô đăng ký hộ kinh doanh (cơ sở sản xuất thủy sản khô nhỏ lẻ) |
BB 2.7 |
9 |
Cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản đăng ký doanh nghiệp (cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản quy mô doanh nghiệp) |
BB 2.8 |
10 |
Cơ sở sản xuất nước mắm, sản phẩm dạng mắm đăng ký doanh nghiệp (cơ sở sản xuất nước mắm, sản phẩm dạng mắm quy mô doanh nghiệp) |
BB 2.9 |
11 |
Cơ sở sản xuất thủy sản hàng khô đăng ký doanh nghiệp (cơ sở sản xuất thủy sản hàng khô quy mô doanh nghiệp) |
BB 2.10 |
12 |
Cơ sở sản xuất đồ hộp thủy sản |
BB 2.11 |
B |
Sản phẩm nông sản có nguồn gốc động vật (trừ thủy sản) |
|
13 |
Trại chăn nuôi gia cầm |
BB 2.12 |
14 |
Trại chăn nuôi lợn |
BB 2.13 |
15 |
Trang trại chăn nuôi bò sữa |
BB 2.14 |
16 |
Cơ sở giết mổ gia cầm |
BB 2.15 |
17 |
Cơ sở giết mổ gia súc |
BB 2.16 |
C |
Sản phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật |
|
18 |
Cơ sở sản xuất rau, quả, chè |
BB 2.17 |
19 |
Cơ sở sơ chế rau, quả |
BB 2.18 |
20 |
Cơ sở chế biến rau quả |
BB 2.19 |
21 |
Cơ sở chế biến chè |
BB 2.20 |
22 |
Cơ sở chế biến điều |
BB 2.21 |
23 |
Cơ sở chế biến cà phê nhân |
BB 2.22 |
24 |
Cơ sở chế biến cà phê rang, cà phê rang xay (cà phê bột), cà phê hòa tan |
BB 2.23 |
D |
Cơ sở sản xuất nước đá phục vụ sản xuất và bảo quản nông thủy sản thực phẩm |
BB 2.24 |
DANH MỤC MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN
XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN CHƯA NÊU TẠI PHỤ LỤC III
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT
ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Loại hình cơ sở |
Ký hiệu |
1 |
Cơ sở sản xuất ban đầu sản phẩm có nguồn gốc động vật (bao gồm cả thủy sản) |
BB 3.1 |
2 |
Cơ sở sản xuất ban đầu sản phẩm có nguồn gốc thực vật |
BB 3.2 |
3 |
Cơ sở thu gom, sơ chế, giết mổ, chế biến nông lâm thủy sản |
BB 3.3 |
4 |
Chợ đầu mối, đấu giá nông lâm thủy sản. |
BB 3.4 |
5 |
Cơ sở kinh doanh nông lâm thủy sản (chuyên doanh) |
BB 3.5 |
6 |
Kho lạnh bảo quản sản phẩm nông lâm thủy sản |
BB 3.6 |
7 |
Cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản (gắn liền cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản). |
BB 3.7 |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
GIẤY CHỨNG NHẬN CERTIFICATE …………………………………… (tên Cơ quan cấp giấy) Cơ sở/ Establishment: Mã số/ Approval number: Địa chỉ/ Address: Điện thoại/ Tel: Fax:
Đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất kinh doanh sản phẩm: Has been found to be in compliance with food safety regulations for following products: 1. 2. 3. Số cấp/ Number: / XXXX / NNPTNT-YYY Có hiệu lực đến ngày tháng năm Valid until (date/month/year) (*) và thay thế Giấy chứng nhận số: ……. cấp ngày tháng năm and replaces The Certificate N°……… issued on (day/month/year)
|
|
|
……., ngày tháng năm/ …., day/month/year
|
XXXX: 4 chữ số của năm cấp giấy YYY: chữ viết tắt tên Tỉnh theo tên viết tắt địa phương, nơi cơ sở SXKD được kiểm tra, chứng nhận điều kiện ATTP. (*): Ghi trong trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại |
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU
KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày…… tháng….. năm……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/ CẤP
LẠI
GIẤY
CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi: (Tên cơ quan kiểm tra)
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ..................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Mã số (nếu có): ...........................................................................................................
3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh: ..............................................................................
.......................................................................................................................................
4. Điện thoại………………….. Fax……………………..
Email…………………………………….
5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập: .....................................................
6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:
Đề nghị …………… (tên cơ quan kiểm tra) ………… cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.
Lý do cấp lại:...................................................................................................................
|
Đại diện cơ sở |
Hồ sơ gửi kèm:
-
-
-
…
BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA
CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày…… tháng….. năm……
BẢN THUYẾT MINH
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở
I- THÔNG TIN CHUNG
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: ....................................................................................
2. Mã số (nếu có): .............................................................................................................
3. Địa chỉ: .........................................................................................................................
4. Điện thoại:…………………. Fax: …………………. Email: ..................................................
5. Loại hình sản xuất, kinh doanh
DN nhà nước |
£ |
DN 100% vốn nước ngoài |
£ |
DN liên doanh với nước ngoài |
£ |
DN cổ phần |
£ |
DN tư nhân |
£ |
Khác |
£ |
|
|
(ghi rõ loại hình) |
|
6. Năm bắt đầu hoạt động: ................................................................................................
7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: ...............................................
8. Công suất thiết kế: ........................................................................................................
9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): ..........................................
10. Thị trường tiêu thụ chính: ..............................................................................................
II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM
TT |
Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh |
Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh |
Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì |
|
Tên nguyên liệu/ sản phẩm |
Nguồn gốc/ xuất xứ |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH
1. Nhà xưởng, trang thiết bị
- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh ................ m2, trong đó:
+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm : ........................ m2
+ Khu vực sản xuất, kinh doanh : ......................................... m2
+ Khu vực đóng gói thành phẩm : ........................................ m2
+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm: ................................ m2
+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác : ................................. m2
- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:
2. Trang thiết bị chính:
Tên thiết bị |
Số lượng |
Nước sản xuất |
Tổng công suất |
Năm bắt đầu sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Hệ thống phụ trợ
- Nguồn nước đang sử dụng:
Nước máy công cộng |
£ |
Nước giếng khoan |
£ |
Hệ thống xử lý: Có |
£ |
Không |
£ |
Phương pháp xử lý: ……………………………………………………………..
- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):
Tự sản xuất £ |
Mua ngoài £ |
Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: …………………………………
4. Hệ thống xử lý chất thải
Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:
……………………………………………………………………………………………………..
5. Người sản xuất, kinh doanh :
- Tổng số: ……………………………… người, trong đó:
+ Lao động trực tiếp: ………………người.
+ Lao động gián tiếp: ………………người.
- Kiểm tra sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh:
- Tập huấn kiến thức về ATTP:
6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị...
- Tần suất làm vệ sinh:
- Nhân công làm vệ sinh: ……….. người; trong đó ………… của cơ sở và ………… đi thuê ngoài.
7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:
Tên hóa chất |
Thành phần chính |
Nước sản xuất |
Mục đích sử dụng |
Nồng độ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,…..)
9. Phòng kiểm nghiệm
- Của cơ sở £ Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích:...................
.......................................................................................................................................
- Thuê ngoài £ Tên những PKN gửi phân tích:..........................................
.......................................................................................................................................
10. Những thông tin khác
Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.
|
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
THE MINISTRY OF
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT |
SOCIALIST REPUBLIC
OF VIETNAM |
No.: 45/2014/TT-BNNPTNT |
Hanoi, December 03rd, 2014 |
Pursuant to the Decree No. 199/2013/ND-CP dated November 26th 2013 by the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the Law on Product and goods quality ratified on November 21st 2007 by National Assembly and the Government's Decree No.132/2008/ND-CP dated December 31st 2008 detailing the implementation of a number of articles of the Law on Product and goods quality;
Pursuant to the the Law of Food safety ratified on June 17th 2010 by National Assembly and the Government's Decree No.38/2012/ND-CP dated December April 25th 2012 detailing the implementation of a number of articles of the Law of Food safety;
Pursuant to the Law on Technical regulations and standards ratified by National Assembly on June 29th 2006 and the Government’s Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01st 2007 detailing the implementation of a number of articles of the Law on Technical regulations and standards;
Pursuant to the Joint Circular of the Ministry of Health - the Ministry of Agriculture and Rural development - the Ministry of Industry and Trade No. 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT dated 9/4/2014 guiding the assignment and cooperation in the state management in food safety;
At the request of the Director of National Agro - Forestry - Fishery Quality Assurance Department.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 1. Scope of regulation
This Circular provides for the inspection of quality assurance conditions of agricultural material production/trading establishments; inspection and certification of fulfillment of food safety conditions or agro-forestry-fishery products production/trading establishments under the management of the Ministry of Agriculture and Rural Development; responsibilities and power of relevant parties.
1. Any agricultural material production/trading establishments having the Certificate of Business registration.
2. Any rural tap water production/trading establishments.
3. Any agro-forestry-fishery food production/trading establishments, including:
a. The initial agro-forestry-fishery food establishments having the Certificate of Business registration or the Investment certificate or the Certificate of farmhouse economy; mechanic fishing ship with total capacity of the main machine of 90CV or higher;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c. The establishments producing and/or trading ice that is used for preparing and processing food product under the management of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
d. The establishments producing and trading wrapping tools/materials for productions associated with agro-forestry-fishery food production/trading establishments;
dd. Multiple food production establishment under the management of the Ministry of Agriculture and Rural development and The Ministry of Industry and Trade (Clause 4 Article 3 of the Joint Circular No. 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT dated 09/4/2014).
(Hereinafter referred to as establishment).
4. Agencies, organizations and individuals relating to the production/trading of the establishments specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, these terms can be construed as follows:
1. Classification of violations:
a) Serious violations: means the unconformity with the technical standards or the regulations, affecting the food safety and quality.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Minor violations: means the unconformity with the technical standards or the regulations that may affect the food safety and quality or obstruct the food safety and quality control.
2. Agro-forestry-fishery food business establishments are the places where one or a number of or all of the activities including the introduction, preservation, transport or trading of agro-forestry-fishery food are carried out.
3. Agricultural material business establishments are the places where one or a number of or all of the activities including the introduction, preservation, transport or trading of agricultural material are carried out.
4. Initial agro-forestry-fishery food production establishments are the places where one, a number of or all of the activities including planting, breeding, harvesting, catching, and developing agro-forestry-fishery products or salt production are carried out.
5. Agricultural material production establishments are the places where one or a number of or all of the activities including the production, packaging and preservation of agricultural material products.
6. Origin accessing is the looking for the formulation and circulation of products.
7. Agricultural materials includes the plant varieties, animal breeds, organic fertilizer and other type of fertilizer, animal feed, aquatic feed, pesticide, veterinary drugs, chemicals, biological preparations, substances used or environmental remediation and treatment in agricultural and aquatic production.
Article 4. Basis for inspection
1. The technical regulations and Vietnam’s standards.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 5. Inspection agencies
1. Central-level inspection agencies are the Directorates, Line management directorates affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development according to the assignment of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Local-level inspection agencies are decided by People's Committees of provinces on the basis of the assignment and arrangement of the Ministry of Agriculture and Rural Development, the real situations of local areas and the proposal of Services of Agriculture and Rural development.
1. Inspection for grading: is the inspection with prior announcement to check the items in terms of conditions for the food safety and quality of the establishment; applicable to:
a) The establishments that undergo the initial inspection;
b) The establishments having undergone inspection and considered satisfactory that are innovated and expanded in production;
c) The establishments having undergone inspection and considered unsatisfactory that have eliminated the violations;
d) The establishments that have undergone inspection and considered satisfactory but delay the periodic inspection for more than 6 months;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Periodic inspection: is the inspection without prior announcement, applicable to the establishments that are graded acceptable or higher to monitor the maintenance of food safety and quality.
3. Irregular inspection: is the inspection without prior announcement in the following cases:
a) There is a complaint from an organization/agency directly relating to the establishment that commits violation against the food safety and quality;
b) There is feedback of consumers or the means of mass media about the violations concerning the food safety and quality of the products of the establishment;
c) For the management request or according to the direction of the superior agency.
Article 7. Inspection contents and methods
1. Inspection contents:
a) Facilities and equipment;
b) Human resources carrying out the production, trade and the management of food safety and quality;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Harvest of specimens: specimens are harvest when the products are suspected not satisfying the food safety and quality; establishments that are being given C grade shall have specimens harvested. The assignment of analyzing criteria shall depend on the assessment of risk in food safety and quality and focus on the contents of assessment of conditions of the food safety and quality that are not satisfactory. The harvest and analysis of specimens shall comply with the current regulations.
2. Inspection methods: Including the inspection of current conditions of facilities, equipment and human resources carrying out the production/trading; inspection of documents and interview of relevant entities; harvest of specimens if necessary.
1. A grade (good): Applies to establishments fully satisfying the requirements for assurance of quality and safety of food.
2. B grade (acceptable): Applies to establishments that basically satisfy the requirements for food safety and quality; there are number of violations but not seriously affects the food safety and quality.
3. C grade (unacceptable): applies to establishments that do not satisfy the requirements for food safety and quality.
The criteria for assessment of specific form of establishments specified in the inspection record enclosed herewith.
Article 9. Inspection frequency
1. The inspection frequency applies to agricultural material production/trading establishments and rural tap water production/trading establishments is specified as follows:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Regarding B-grade establishments: twice per year;
c) Regarding C-grade establishments: Time of inspection depends on the seriousness of violations committed by the establishment undergoing inspection and is decided by the inspection agency but not exceeds 6 months since is given C grade.
2. Inspection frequency applicable to agro-forestry-fishery food production/trading establishments is specified as follows:
a) Regarding A-grade establishments: once per year;
b) Regarding B-grade establishments: twice per year;
c) Regarding C-grade establishments: Time of inspection depends on the violation level of the establishment undergoing inspection and is decided by the inspection agency but not exceeds 3 months since is given C grade. If the time of the inspection coincides the finish of a cycle, then the inspection shall be carried out when the next cycle starts.
Article 10. Requirements on the chief inspectors, the inspectors and the specimen collectors
1. Requirements on the chief inspectors
a) Have professional knowledge appropriate to the inspection contents
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Have participated in at least 05 (five) inspections in the field of inspection.
2. Requirements on inspectors
a) Have professional knowledge appropriate to the
b) Have completed the training in professional knowledge appropriate to the field of inspection and the inspector training courses.
3. Requirements on specimen collectors:
a) Have appropriate professional skills;
b) Have certificates in specimen collection or certificates of training relating to specimen collection.
1. The collection of fee for inspection and charges for Certificate of fulfillment of food safety conditions shall comply with the current regulations of the Ministry of Finance.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 12. Formulation of list of production/trading establishments
The inspection agency shall formulate a list of affiliated establishments according to the arrangement specified in Article 5 of this Circular according to the Appendix I enclosed herewith. This list is the basis for the inspection agency to formulation the inspection plan.
Article 13. Announcement of inspection plan
1. Regarding the form of inspection and grading: The inspection agency shall notify the inspection plan to the establishments subject to inspection before the inspection dated at least 05 working days (directly or by fax, email or by post). The inspection plan shall include:
a) Scheduled time of inspection;
b) The scope, contents and form of inspection;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Regarding the periodic inspection and irregular inspection, the inspection plan shall be announced at the beginning session of the Inspectorate at the establishment.
Article 14. Establishment of the Inspectorate
1. The head of the inspection agency shall issue the Decision on establishment of the Inspectorate. The Decision on establishment of the Inspectorate shall specify:
a) The bases for inspection;
b) The scope, contents and form of inspection;
c) Name and address of the establishment that needs inspection;
d) Full name and position of the chief and members of the Inspectorate;
dd) Responsibilities of the establishments and the Inspectorate.
2. In case of inspection of establishments producing and/or trading multiple branches of agricultural materials and agro-forestry-fishery products, Head of the agency that is assigned to preside over the inspection shall request the relevant cooperating agencies to appoint officials to join the Inspectorate.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The Inspectorate shall make announcement about the Establishment Decision, specifying the purposes and contents of the inspection.
2. Carry out the physical inspection (the facilities, equipment and the human resources participating in the production/trading activities), examine the documents and carry out the interview (if necessary), collect specimens according to the regulations in clause 1 Article 7 of this Circular.
3. Make the inspection record when the inspection finishes and make announcement about the inspection result.
Article 16. Inspection records
1. Forms of inspection records
a) Regarding the agricultural materials production/trading establishments and rural tap water production/trading establishments: the form in Appendix II enclosed herewith shall be used.
b) Regarding the agro-forestry-fisheries production/trading establishments: the form in Appendix III enclosed herewith shall be used. If the establishment is other than those specified in Appendix III, the form in Appendix IV enclosed herewith shall be used.
2. Requirements on an inspection record
a) Made at the establishment right after the inspection;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Specifying the items that fail to satisfy the food safety and quality and time limit for the establishment to eliminate the violations;
d) Containing the general conclusion about food safety and quality conditions and provisional grade of the establishment;
dd) Containing the opinions of the competent representative of the establishment about the results and commitment to eliminate the violations (if any);
e) Containing the signature of the chief inspector and the signature of the competent representative of the establishment with the overlapping stamp of the establishment (if any) on the first page or the last page of inspection record (or on every page if the establishment does not have a stamp);
g) If the representative of the establishment refuses to sign on the inspection record, the Inspectorate shall note “The representative of the establishment refuses to sign on the record” and state the reasons. The record is still legally valuable if it has the signatures of all of members of the Inspectorate;
h) The inspection record shall be made in 02 copies, 01 of which shall be retained at the Inspection agency and the other one shall be retained at the establishment; the number of copies may be increase if necessary.
Article 17. Processing of the inspection results
After appraising the inspection record of the Inspectorate (an inspection on premise may be conducted if necessary), within 07 working days from the day on which the inspection finishes, the Inspection agency shall:
1. Regarding the inspections for grading:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Notify the establishments given C grade enclosed with the request for elimination of violations Depending on the seriousness of violations committed by the establishment, the inspection agency shall request a competent agency to handle the violations according to the law provisions, concurrently decide the time limit for elimination and the re-inspection. If the result of the re-inspection presents that the establishment fails to eliminate the violations and receives C grade again, the inspection agency shall request the competent agency to withdraw the Certificate of Business registration of the establishment.
2. Regarding the periodic inspections and irregular inspections:
a) Regarding establishment downgraded to B grade: notify the establishment about the downgrading and the frequency of inspection that will be applied.
b) Regarding the establishment downgraded to C grade: notify the establishment about the downgrading enclosed with the request for elimination of violations Depending on the seriousness of violations committed by the establishment, the inspection agency shall request a competent agency to handle the violations according to the law provisions, concurrently decide the time limit for elimination and the re-inspection. If the result of the re-inspection presents that the establishment fails to eliminate the violations and receives C grade again, the inspection agency shall request the competent agency to withdraw the Certificate of Business registration of the establishment.
3. Issue the Certificate of fulfillment of food safety conditions to A grade and B grade agro-forestry-fishery food production/trading establishments according to the regulations in Article 18 of this Circular.
4. If the inspection result shows that the products are against the regulations on food safety and quality, the inspection agency shall request the competent agency to handle according to the law provisions, concurrently publish the analysis results.
5. The inspection agency shall not grant the recognition of A grade or B grade to any establishment having inspection result proving the violations against the regulations on food safety and quality. The consideration and recognition of the grading A or B shall be carried out when the establishment have found out the causes and taken remedial measures and appraised satisfactory by the inspection agency.
6. The inspection agency shall publish on means of mass media the satisfactory and unsatisfactory establishment towards food safety and quality conditions.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Agencies competent in issuing the Certificate of food safety (hereinafter referred to as the issuer) are the inspection agencies specified in Article 5 of this Circular in a principle that the inspection agency issue the certificates to the establishments undergone their inspection.
2. The Certificate of food safety is effective for 03 (three) years. The form of the Certificate of food safety prescribed in Appendix V enclosed with this Circular.
3. The application for the Certificate of food safety shall include:
a) The form in Appendix VI enclosed herewith;
b) The Certificate of Business registration or the Investment certificate containing the food production/trading branch or the certificate of farming economy (except for the mechanic fishing ship with total capacity of the main machine of 90CV or higher): the notarized copies or the copies enclosed with the original for comparison;
c) A description of the food safety conditions of the establishment according to Appendix VII enclosed herewith (except for the mechanic fishing ship with total capacity of the main machine of 90CV or higher);
d) The list of owners of establishments and people directly carry out the production/trading of food who are issued with the Certificate of proficient in food safety to the same recipient (verified by the production/trading establishments);
dd) The list of owners of establishments and people directly carry out the production/trading of food who are issued with the Certificate of satisfactory health (verified by the production/trading establishments).
4. Procedures for the issuance of the Certificate of food safety;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Within 03 (three) working days from the day on which the application for the Certificate of food safety is received, the issuer shall examine the application and send a written notification to the establishment if the application is unsatisfactory;
c) Within 15 working days from the day on which the satisfactory application is received, the issuer shall conduct appraisal of documents on the inspection and grading of the establishment they have carried out or conduct a physical inspection of the food safety condition on premise (in case the establishment has not undergone inspection and has not been graded) and issue the Certificate of food safety. If the application is rejected a written response shall be made containing the explanation.
5. Procedures for the reissuance of the Certificate of food safety:
a) 06 months before the expiration of the Certificate of food safety, any establishment wishing to continue the business shall submit an application for reissuance of the Certificate of food safety.
The issuer shall carry out the reissuance of the Certificate of food safety; the effective duration of the Certificate, documents and procedures for the reissuance for the Certificate shall comply with the initial issuance of the Certificate specified in clauses 1, 2, 3 and 4 Article 18 of this Circular.
b) If the Certificate of food safety is unexpired but is lost, damaged or modified, the establishment shall make a written application for reissuance of the Certificate according to Appendix V and send it to the issuer for reissuance.
Within 05 (five) working days from the day on which the application for the reissuance of the Certificate of food safety is received, the issuer shall examine the application and consider reissuing the Certificate for the establishment. Date of expiration of the new Certificate of food safety in this case shall coincide the date of expiration of the old Certificate. If the application is rejected a written response shall be made containing the explanation.
6. Withdrawal of the Certificate of food safety:
a) An agro-forestry-fishery food production/trading establishment shall have the Certificate of food safety withdrawn in the cases specified in Article 13 of the Government's Decree No. 38/2012/ND-CP dated April 25, 2012, detailing the implementation of some articles of the Law of Food safety.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Any agency competent in issuing the Certificate of food safety shall be competent in withdrawing it.
7. If there are specific regulations on procedures for issuance, reissuance or withdrawal of the Certificate of food safety towards the peculiar agro-forestry-fishery food establishments, then such regulations shall prevail.
1. The issuers of Certificate of proficient in food safety to the same recipient are the agencies specified in clause 1 Article 18 of this Circular in the principle that the issuer of the Certificate of fulfillment of food safety conditions shall be the issuer of the Certificate of proficient in food safety to the same recipient. The issuer may assign or authorize the issuance to the affiliated according to the law provisions.
2. Entities eligible for issuance of the Certificate:
a) The establishments’ owners: The owner of the establishment or the person who is hired or authorized to directly manage the business of the establishment.
b) People directly carrying out the production/trading: People who directly participate in the production/trading process at the establishment.
3. The application for issuance of the Certificate of proficient in food safety to the same recipient, procedures for certification of the knowledge about food safety and the management of the Certificate of proficient in food safety to the same recipient are specified in Articles 10, 11 and 12 of the Joint Circular the Ministry of Health - the Ministry of Agriculture and Rural development - the Ministry of Industry and Trade No. 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT dated 9/4/2014.
4. The examination of knowledge about food safety shall be carried out using a set of multiple-choice questions including 30 questions with 20 general-knowledge questions and 10 professional-knowledge questions, the examination shall last 45 minutes.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 20. People’s Committees of provinces
1. Decide the inspection agencies specified in Article 5 clause 2 of this Circular on the basis of the proposal of the Service of Agriculture and Rural development.
2. Direct the Service of Finance to appraise and request the authority to approve the funds from the state budget to the inspection agencies according to the regulations.
Article 21. Services of Agriculture and Rural development of provinces
1. Give advice to People's Committees of provinces on deciding the inspection agencies specified in clause 2 Article 5 of this Circular in local area.
2. Direct and guide the implementation of this Circular within the assignment scope in local area.
3. Report the result of implementation of this Circular to the Ministry of Agriculture and Rural Development (via National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department) according to the current regulations on report.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Guide and direct the inspection in the system from central to local government.
2. Guide the constant documents, forms and inspection methods to the establishments under management. Propose, formulate and request the Ministry to promulgate the inspection record appropriate to the peculiarity of the establishment.
3. Provide professional training and guidelines for inspectors in the whole system from central to local government.
4. Directly conduct inspection and issue the certificates for establishments according to the arrangement of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
5. Publish on website of the inspection agency and of the Ministry of Agriculture and Rural Development the list of satisfactory and unsatisfactory establishments towards the food safety and quality within the management.
6. Inspect the implementation of inspection agencies in local areas.
7. Retain systematically the documents relating to the collection, inspection and grading of establishments within the management according to the arrangement; ensure the data security according to current regulations.
8. Report the result of implementation of this Circular to the Ministry of Agriculture and Rural Development (via National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department) according to the current regulations on report.
Article 23. Local-level inspection agencies
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Provide professional training and guidelines for officials in charge of the inspection.
3. Publish on means of mass media the list of production/trading satisfactory and unsatisfactory establishments towards food safety and quality within the arrangement in administrative division.
4. Retain systematically the documents relating to the collection, inspection and grading of production/trading establishments within the management according to the arrangement.
5. Report the result of implementation of this Circular to Services of Agriculture and Rural development (via National Agro - Forestry - Fisheries Quality Assurance Department of districts) according to the current regulations on report.
Article 24. Production/trading establishments
1. Assign competent persons to be representatives of the establishment to work with the Inspectorate.
2. Facilitate the Inspectorate to carry out the inspection and specimen collection on premise; provide sufficient information, specimens and relevant documents at the request of the Inspectorate.
3. Eliminate the violations that are written on the inspection record and punctually send a written report to the Inspection agency according to the time specified in the inspection record.
4. Post publicly the inspection record at the production establishment.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6. Recall and treat the products that do not satisfy the food safety and quality according to the regulations.
7. Establishments are entitled to send complaints to the inspection agencies if they do not agree with the results made by the Inspectorate.
8. Notify the inspection agency in case the production/trading is terminate or the establishment is dissolved or changed in production location or production conditions or changed in the owners.
Article 25. Chief inspectors and inspectors
1. Regarding the chief inspectors
a) Direct the members of the Inspectorate to comply with the inspection decision.
b) Ensure the objectivity, accuracy and honesty during the inspection.
c) Append sign on the inspection record, report the inspection results, take responsibilities to the Inspection agency and take legal responsibilities for the inspection results made by the Inspectorate.
d) Make the final conclusion on behalf of the Inspectorate about the inspection results.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Inspectors
a) Inspect and assess the conformity of production/trading conditions of the establishments with the relevant regulations and technical standards.
b) Carry out the tasks according to the arrangement of the chief inspector.
c) Comply with the procedures and methods of inspection and specimen collection; ensure the objectivity, accuracy and honesty when carrying out the inspection and collection of specimen.
d) Take responsibilities and report the results of the assignment to the chief inspector.
dd) Ensure the security of information relating to the production/trading secret of the establishment and secure the inspection result until the inspection result is recognized and the notification of inspection result of the Inspection agency is received.
Article 26. Transitional clause
The Certificate of fulfillment of food safety conditions that are issued before the effective date of this Circular shall be effective continuously until the expiration date prescribed on the certificate.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. This Circular comes into effect from January 17th 2015.
2. This Circular replaces the Circular No. 14/2011/TT-BNNPTNT dated 29/3/2011 by the Minister of Agriculture and Rural development, Circular No. 53/2011/TT-BNNPTNT dated 02/8/2011, Circular No 35/2012/TT-BNNPTNT dated 27/10/2012, Circular No. 01/2013/TT-BNNPTNT dated 04/01/2013, Circular No. 59/2012/TT-BNNPTNT dated 09/11/2012 by the Minister of Agriculture and Rural development and the consolidated document No. 05/VBHN-BNNPTNT dated 14/2/2014.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for amendments./.
THE MINISTER OF
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Cao Duc Phat
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
;
Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 45/2014/TT-BNNPTNT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 03/12/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video