Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 45/2005/TT-BTC

Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2005

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 45/2005/TT-BTC NGÀY 06 THÁNG 06 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2003/NĐ-CP NGÀY 01/07/2003, NGHỊ ĐỊNH SỐ 151/2004/NĐ-CP NGÀY 05/08/2004, NGHỊ ĐỊNH SỐ 213/2004/NĐ-CP NGÀY 24/12/2004, NGHỊ ĐỊNH SỐ 13/2005/NĐ-CP NGÀY 03/02/2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH DANH MỤC HÀNG HOÁ VÀ THUẾ SUẤT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CÓ HIỆU LỰC CHUNG (CEPT) CỦA CÁC NƯỚC ASEAN

Thực hiện Nghị định thư về việc tham gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) (sau đây được gọi là Hiệp định CEPT/AFTA), ký tại Băng cốc ngày 15/12/1995;
Thi hành Nghị định số 78/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003, Nghị định số 151/2004/NĐ-CP ngày 05/08/2004, Nghị định số 213/2004/NĐ-CP ngày 24/12/2004, Nghị định số 13/2005/NĐ-CP ngày 03/02/2005 của Chính phủ về ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I. PHẠM VI VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG

1. Hàng hoá nhập khẩu để được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt CEPT (sau đây gọi tắt là mức thuế suất CEPT), quy định tại Điều 1 của Nghị định số 78/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003, Nghị định số 151/2004/NĐ-CP ngày 05/08/2004, Nghị định số 213/2004/NĐ-CP ngày 24/12/2004, Nghị định số 13/2005/NĐ-CP ngày 03/02/2005 của Chính phủ phải đáp ứng các điều kiện sau:

1.1. Nằm trong Danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA ban hành kèm theo Nghị định số 78/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003, Nghị định số 151/2004/NĐ-CP ngày 05/08/2004, Nghị định số 213/2004/NĐ-CP ngày 24/12/2004, Nghị định số 13/2005/NĐ-CP ngày 03/02/2005 của Chính phủ.

1.2. Được nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN vào Việt Nam, bao gồm các nước sau:

- Bru-nây Đa-ru-sa-lam;

- Vương quốc Cam-pu-chia;

- Cộng hoà In-đô-nê-xi-a;

- Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào;

- Ma-lay-xi-a;

- Liên bang My-an-ma;

- Cộng hoà Phi-líp-pin;

- Cộng hoà Sing-ga-po; và

- Vương quốc Thái lan;

1.3. Thoả mãn yêu cầu xuất xứ ASEAN, được xác nhận bằng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN - Mẫu D (viết tắt là C/O mẫu D), quy định tại phần III của Thông tư này.

1.4. Vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu là thành viên của ASEAN đến Việt Nam được qui định tại Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM ngày 04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

2. Hàng hoá của doanh nghiệp chế xuất được thành lập tại Việt Nam (sau đây gọi là doanh nghiệp chế xuất) bán vào thị trường nội địa hoặc gia công cho doanh nghiệp trong thị trường nội địa khi nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất CEPT phải thoả mãn các điều kiện 1.1 và 1.3 nêu trong phần I của Thông tư này.

II. THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ÁP DỤNG

1. Mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu thuộc diện áp dụng thuế suất CEPT theo quy định tại phần I của Thông tư này là thuế suất CEPT cho từng năm, tương ứng với cột thuế suất CEPT của năm đó, được quy định tại Danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA, ban hành kèm theo Nghị định số 78/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003, Nghị định số 151/2004/NĐ-CP ngày 05/08/2004, Nghị định số 213/2004/NĐ-CP ngày 24/12/2004, Nghị định số 13/2005/NĐ-CP ngày 03/02/2005 của Chính phủ.

2. Những hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa và thuế suất ban hành kèm theo các Nghị định số 78/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003, Nghị định số 151/2004/NĐ-CP ngày 05/08/2004, Nghị định số 213/2004/NĐ-CP ngày 24/12/2004, Nghị định số 13/2005/NĐ-CP ngày 03/02/2005 của Chính phủ chỉ quy định lộ trình thực hiện thuế suất CEPT đến năm 2006 thì mức thuế suất CEPT áp dụng cho các năm tiếp theo là mức thuế suất CEPT của năm 2006 quy định tại các Nghị định nói trên, trừ khi có quy định khác của Chính phủ.

3. Trường hợp mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế suất MFN) của một mặt hàng quy định trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành được điều chỉnh thấp hơn so với mức thuế suất CEPT thì mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này sẽ là mức thuế suất MFN.

Khi mức thuế suất MFN quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng này được điều chỉnh cao hơn mức thuế suất CEPT thì mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng sẽ là mức thuế suất CEPT.

4. Trường hợp hàng hoá do doanh nghiệp nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí, điện, điện tử vừa đủ điều kiện để áp dụng mức thuế suất CEPT, vừa đủ điều kiện áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá theo các quy định hiện hành thì doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai cách là thực hiện chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá hoặc theo thuế suất CEPT, cụ thể như sau:

Nếu doanh nghiệp chọn áp dụng mức thuế suất theo tỷ lệ nội địa hoá thì khi nhập khẩu chi tiết hoặc cụm chi tiết không đồng bộ, doanh nghiệp phải áp dụng chung một mức thuế suất theo tỷ lệ nội địa hoá cho toàn bộ danh mục các chi tiết hoặc cụm chi tiết nhập khẩu mặc dù trong danh mục có những chi tiết đủ điều kiện áp dụng theo mức thuế suất CEPT.

Trường hợp doanh nghiệp chọn áp dụng mức thuế suất CEPT thì những chi tiết hoặc cụm chi tiết không đồng bộ có đủ điều kiện áp dụng theo mức thuế suất CEPT thì được áp dụng theo mức thuế suất CEPT; những chi tiết và cụm chi tiết còn lại áp dụng theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế suất MFN) hoặc thông thường.

5. Các bộ phận, phụ tùng của bộ linh kiện ô tô dạng CKD nhập khẩu từ nhiều nguồn (nước xuất xứ) và nhiều chuyến hàng khác nhau được áp dụng mức thuế suất CEPT theo mức thuế suất quy định cho bộ linh kiện ô tô dạng CKD với điều kiện xuất trình một hoặc nhiều hoá đơn thương mại riêng biệt cho các bộ phận, phụ tùng đề nghị áp dụng mức thuế suất CEPT, ngoài các điều kiện nêu tại phần I của Thông tư này.

Các bộ phận, phụ tùng của bộ linh kiện ô tô dạng CKD nhập khẩu từ nhiều nguồn, nhiều chuyến còn lại không đủ điều kiện áp dụng theo quy định tại phần I của Thông tư này được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế suất MFN) hoặc thuế suất thông thường của bộ linh kiện ô tô dạng CKD.

Việc áp dụng thuế suất CEPT được thực hiện khi làm thủ tục nhập khẩu từng lô hàng cụ thể. Thủ tục quyết toán thuế nhập khẩu với cơ quan Hải quan được thực hiện theo quy định hiện hành.

6. Thuế suất CEPT áp dụng cho hàng hoá do doanh nghiệp chế xuất gia công cho doanh nghiệp trong thị trường nội địa là mức thuế suất CEPT của mặt hàng gia công nhập khẩu theo quy định tại danh mục hàng hoá và thuế suất CEPT ban hành kèm theo các Nghị định số 78/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003, Nghị định số 151/2004/NĐ-CP ngày 05/08/2004, Nghị định số 213/2004/NĐ-CP ngày 24/12/2004, Nghị định số 13/2005/NĐ-CP ngày 03/02/2005 của Chính phủ.

7. Trường hợp có thay đổi đối với những mặt hàng trong các văn bản pháp lý của các nước ASEAN ban hành để thực Hiệp định CEPT/AFTA làm ảnh hưởng đến quyền được áp dụng mức thuế suất CEPT của Việt Nam quy định tại phần I, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

III. GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (C/O) VÀ KIỂM TRA GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

1. Các quy tắc để hàng hoá được công nhận là có xuất xứ ASEAN được quy định tại Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN của Việt Nam - Mẫu D ban hành kèm theo Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM ngày 04/10/2004 và Quyết định số 151/2005/QĐ-BTM ngày 27/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

2. Giấy chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký và con dấu phù hợp với mẫu chữ ký và con dấu chính thức do các Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O mẫu D của các nước thành viên ASEAN sau đây cấp:

- Tại Bru-nây Đa-ru-sa-lam là Bộ Công nghiệp và tài nguyên;

- Tại Vương quốc Cam-pu-chia là Bộ Thương mại;

- Tại Cộng hoà In-đô-nê-xi-a là Bộ Thương mại và công nghiệp;

- Tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là Bộ Thương mại;

- Tại Ma-lay-xi-a là Bộ Ngoại thương và công nghiệp;

- Tại Liên bang My-an-ma là Bộ Thương mại;

- Tại Cộng hòa Phi-líp-pin là Bộ Tài chính;

- Tại Cộng hòa Sing-ga-po là Cơ quan Hải quan; và

- Tại Vương quốc Thái lan là Bộ Thương mại.

3. C/O mẫu D cho hàng hoá của doanh nghiệp chế xuất bán vào thị trường nội địa hoặc do doanh nghiệp chế xuất gia công cho doanh nghiệp trong thị trường nội địa phải có chữ ký và con dấu phù hợp với mẫu chữ ký và con dấu chính thức do các Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực hoặc các Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất được Bộ Thương mại uỷ quyền cấp.

4. Riêng đối với C/O mẫu D cho hàng hoá nhập khẩu nằm trong Danh mục hàng hoá ban hành kèm theo Nghị định số 213/2004/NĐ-CP ngày 24/12/2004 của Chính phủ (trừ hàng hoá do doanh nghiệp chế xuất gia công cho doanh nghiệp trong thị trường nội địa), thuộc các tờ khai hải quan hàng nhập khẩu đã đăng ký với cơ quan Hải quan từ ngày 01/01/2004 đến khi Thông tư này có hiệu lực, được gia hạn giá trị hiệu lực nhưng không quá hai (02) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Thời hạn xuất trình C/O mẫu D cho cơ quan Hải quan được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM ngày 04/10/2004 và Quyết định số 151/2005/QĐ-BTM ngày 27/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

5. Trong trường hợp có sự nghi ngờ về tính trung thực và chính xác của C/O mẫu D thì Cơ quan Hải quan có quyền:

- Yêu cầu kiểm tra lại C/O mẫu D: Cơ quan Hải quan sẽ gửi yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ này của nước xuất khẩu để đề nghị xác nhận.

- Đình chỉ việc áp dụng mức thuế suất CEPT và tạm thu theo mức thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc thông thường hiện hành.

- Yêu cầu người nhập khẩu cung cấp thêm tài liệu (nếu có) để chứng minh hàng hoá thực sự có xuất xứ ASEAN trong thời hạn chậm nhất không quá 01 (một) năm.

- Trong thời gian chờ kết quả kiểm tra lại, vẫn tiếp tục thực hiện các thủ tục để giải phóng hàng theo các quy định nhập khẩu thông thường.

- Khi có đủ tài liệu chứng minh đúng là hàng có xuất xứ ASEAN, Cơ quan Hải quan có trách nhiệm tiến hành các thủ tục thoái trả lại cho người nhập khẩu khoản chênh lệch giữa số tiền thuế tạm thu theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc thông thường hiện hành và số tiền thuế tính theo mức thuế suất CEPT.

Qui trình và thủ tục yêu cầu kiểm tra lại được thực hiện theo quy định tại Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN của Việt Nam - Mẫu D ban hành kèm theo Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM ngày 04/10/2004 và Quyết định số 151/2005/QĐ-BTM ngày 27/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

IV. CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

1. Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá nằm trong Danh mục hàng hoá ban hành kèm theo Nghị định số 213/2004/NĐ-CP ngày 24/12/2004 của Chính phủ, thuộc các tờ khai hải quan hàng nhập khẩu đã đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 đến khi Thông tư này có hiệu lực, được nộp bổ sung C/O mẫu D và các chứng từ liên quan khác theo quy định của pháp luật hiện hành để làm căn cứ tính lại số thuế nhập khẩu phải nộp. Doanh nghiệp được hoàn lại phần thuế chênh lệch giữa số thuế nhập khẩu đã nộp và số thuế nhập khẩu tính theo mức thuế suất CEPT, nếu đáp ứng các điều kiện nêu trong phần I của Thông tư này. Trường hợp doanh nghiệp chưa nộp thuế nhập khẩu theo thông báo của cơ quan Hải quan, có phát sinh tiền phạt chậm nộp thuế thì được tính lại số thuế nhập khẩu, tiền phạt chậm nộp theo mức thuế suất CEPT quy định ở trên.

Doanh nghiệp nộp bổ sung C/O mẫu D và các chứng từ liên quan khác nêu trên để hoàn thành thủ tục tính lại số thuế nhập khẩu phải nộp không muộn hơn ngày 31 tháng 12 năm 2005.

2. Các quy định về căn cứ tính thuế, chế độ thu nộp thuế, chế độ miễn, giảm thuế, chế độ hoàn thuế, truy thu thuế, xử lý vi phạm và các quy định khác thực hiện theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo; thay thế cho Thông tư số 64/2003/TT-BTC ngày 01/07/2003, Công văn số 9493/TC-HTQT ngày 12/09/2003, Công văn số 736/TC-HTQT ngày 19/01/2004, Công văn số 3932/TC-HTQT ngày 15/04/2004 và Công văn số 5127/TC-HTQT ngày 14/05/2004 của Bộ Tài chính.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính có hướng dẫn bổ sung cho phù hợp.

 

Lê Thị Băng Tâm

(Đã Ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 45/2005/TT-BTC

Hanoi, June 6, 2005

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE No. 78/2003/ND-CP OF JULY 1, 2003, DECREE No. 151/2004/ND-CP OF AUGUST 5, 2004, DECREE No. 213/2004/ND-CP OF DECEMBER 24, 2004, AND DECREE No. 13/2005/ND-CP OF FEBRUARY 3, 2005, PROMULGATING VIETNAM’S LIST OF GOODS AND THEIR TAX RATES FOR THE IMPLEMENTATION OF THE ASEAN COUNTRIES’ AGREEMENT ON COMMON EFFECTIVE PREFERENTIAL TARIFFS (CEPT)

In furtherance of the Protocol on the Socialist Republic of Vietnam’s accession to the Agreement on Common Effective Preferential Tariffs (CEPT) Scheme for the ASEAN Free Trade Area (AFTA) (hereinafter called the CEPT/AFTA Agreement), concluded on December 15, 1995 in Bangkok;
In furtherance of the Government’s Decree No.  78/2003/ND-CP of July 1, 2003, Decree No. 151/2004/ND-CP of August 5, 2004, Decree No. 213/2004/ND-CP of December 24, 2004, and Decree No. 13/2005/ND-CP of February 3, 2005, promulgating Vietnam’s list of goods and their tax rates for the implementation of the CEPT/AFTA Agreement;
The Ministry of Finance hereby guides the implementation thereof as follows:

I. APPLICATION SCOPE AND CONDITIONS

1. Import goods, to be eligible for the application of CEPT particularly preferential import tax rates (hereinafter referred to as CEPT tax rates for short), as defined in Article 1 of the Government’s Decree No. 78/2003/ND-CP of July 1, 2003, Decree No. 151/2004/ND-CP of August 5, 2004, Decree No. 213/2004/ND-CP of December 24, 2004, and Decree No. 13/2005/ND-CP of February 3, 2005, must satisfy the following conditions:

1.1. Being on Vietnam’s list of goods and their tax rates for the implementation of the CEPT/AFTA Agreement, promulgated together with the Government’s Decree No. 78/2003/ND-CP of July 1, 2003, Decree No. 151/2004/ND-CP of August 5, 2004, Decree No. 213/2004/ND-CP of December 24, 2004, and Decree No. 13/2005/ND-CP of February 3, 2005.

1.2. Being imported into Vietnam from the ASEAN countries, including the following countries:

- Brunei Darussalam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Republic of Indonesia;

- The Lao People’s Democratic Republic;

- Malaysia;

- The Federation of Myanmar;

- The Republic of Philippines;

- The Republic of Singapore; and

- The Kingdom of Thailand;

1.3. Satisfying the ASEAN-origin requirement, certified by certificates of ASEAN goods origin – Form D (C/O – form D for short), as prescribed in Part III of this Circular.

1.4. Being transported directly to Vietnam from exporting countries being ASEAN members as prescribed in the Trade Minister’s Decision No. 1420/2004/QD-BTM of October 4, 2004.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. APPLICABLE IMPORT TAX RATES

1. The import tax rates applicable to import goods eligible for the application of CEPT tax rates as prescribed in Part I of this Circular shall be CEPT tax rates for each year, which are correspondingly specified in CEPT tax rate column for that year in Vietnam’s list of goods and their tax rates for the implementation of the CEPT/AFTA Agreement, promulgated together with the Government’s Decree No. 78/2003/ND-CP of July 1, 2003, Decree No. 151/2004/ND-CP of August 5, 2004, Decree No. 213/2004/ND-CP of December 24, 2004, and Decree No. 13/2005/ND-CP of February 3, 2005.

2. For goods on the lists of goods and tax rates, promulgated together with the Government’s Decree No. 78/2003/ND-CP of July 1, 2003, Decree No. 151/2004/ND-CP of August 5, 2004, Decree No. 213/2004/ND-CP of December 24, 2004, and Decree No. 13/2005/ND-CP of February 3, 2005, which provide only the schedule for implementation of CEPT tax rates until 2006, the CEPT tax rates applicable to subsequent years shall be CEPT tax rates of 2006 prescribed in the above-said decrees, unless otherwise provided for by the Government.

3. In cases where the preferential import tax rate (MFN tax rate) of one goods item specified in the current Preferential Import Tariff is adjusted to be lower than the CEPT tax rate, the import tax rate applicable to such goods item shall be the MFN tax rate.

If the MFN tax rate of such goods item specified in the Preferential Import Tariff is adjusted to be higher than the CEPT tax rate, the applicable import tax rate shall be the CEPT tax rate.

4. In cases where goods imported by enterprises for production and/or assembly of mechanical, electrical and electronic products meet both the conditions for the application of the CEPT tax rates and the conditions for the application of import tax rates according to the localization rate under the current regulations, the enterprises may choose to enjoy the tax rates according to the localization rate or the CEPT tax rates, concretely as follows:

Where enterprises choose to apply tax rates according to the localization rate, upon importation of parts or incomplete part assemblies, enterprises shall apply the sole tax rate according to the localization rate to the whole list of imported parts or incomplete part assemblies, though the list contains some parts eligible for application of CEPT tax rates.

Where enterprises choose to apply CEPT tax rates, parts or incomplete part assemblies eligible for application of CEPT tax rates shall enjoy such CEPT tax rates, while other parts and part assemblies shall enjoy preferential import tax rates (MFN tax rates) or ordinary tax rates.

5. Parts and spare parts of automobile CKD component sets imported from many sources (countries of origin) and in many different shipments shall be subject to the application of CEPT tax rates prescribed for automobile CKD component sets, provided that one or many separate commercial invoices can be produced for parts or spare parts expected to apply CEPT tax rates, apart from the conditions specified in Part I of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The application of CEPT tax rates shall be effected when import procedures are carried out for each specific shipment. The procedures for settlement of import tax with customs offices shall comply with current regulations.

6. CEPT tax rates applicable to goods processed by export processing enterprises for domestic enterprises shall be the CEPT tax rates of imported processed goods specified in the list of goods and CEPT tax rates, promulgated together with the Government’s Decree No. 78/2003/ND-CP of July 1, 2003, Decree No. 151/2004/ND-CP of August 5, 2004, Decree No. 213/2004/ND-CP of December 24, 2004, and Decree No. 13/2005/ND-CP of February 3, 2005.

7. In case of changes in the goods items in legal documents promulgated by the ASEAN countries for the implementation of the CEPT/AFTA Agreement, that affect Vietnam’s right to enjoy  CEPT tax rates as provided for in Part I, the Ministry of Finance shall provide appropriate guidance on a case-by-case basis.

III. CERTIFICATES OF ORIGIN AND EXAMINATION OF CERTIFICATES OF ORIGIN

1. The rules for goods to be recognized as originating from ASEAN countries are defined in the Regulation on granting of Vietnam’s certificates of ASEAN goods origin - Form D, promulgated together with the Trade Minister’s Decision No. 1420/2004/QD-BTM of October 4, 2004 and Decision No. 151/2005/QD-BTM of January 27, 2005.

2. The certificates of origin must bear signatures and seals compatible with the official specimen signatures and seals of the following agencies of ASEAN member countries, which are competent to grant certificates of ASEAN goods origin – Form D:

- In Brunei Darussalam: The Ministry of Industry and Natural Resources;

- In the Kingdom of Cambodia: The Ministry of Trade;

- In the Republic of Indonesia: The Ministry of Trade and Industry;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In Malaysia: The Ministry of Foreign Trade and Industry;

- In the Federation of Myanmar: The Ministry of Trade;

- In the Republic of Philippines: The Ministry of Finance;

- In the Republic of Singapore: The Customs; and,

- In the Kingdom of Thailand: The Ministry of Trade.

3. C/O Form D for goods sold by export processing enterprises to the domestic market or processed by export processing enterprises for enterprises in the domestic market must bear signatures and seals compatible with the official specimen signatures and seals of regional export and import management offices or management boards of industrial parks or export processing zones authorized by the Trade Ministry.

4. Particularly, C/O Form D for imports, which are on the lists of goods promulgated together with the Government’s Decree No. 213/2004/ND-CP of December 24, 2004 (other than goods processed by export processing enterprises for enterprises in the domestic market) and stated in customs declarations of imports registered with the customs offices in the period from January 1, 2004 to the effective date of this Circular, shall have their validity extended for not more than two (02) years as from the date of registration of customs declarations.

The time limit for producing C/O Form D to the customs offices shall comply with the Trade Minister’s Decision No. 1420/2004/QD-BTM of October 4, 2004 and Decision No. 151/2005/QD-BTM of January 27, 2005.

5. In case of suspicion of the truthfulness and accuracy of the certificates of ASEAN goods origin - Form D, the customs offices shall be entitled:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To stop the application of CEPT tax rates and temporarily collect tax at the rates specified in the current preferential or ordinary import tariff.

- To request importers to provide additional documents (if any) to prove that their goods actually originate from ASEAN countries, within 01 (one) year.

- Pending the re-examination results, to continue filling in the procedures for the release of goods according to the ordinary import regulations.

- When having enough documents to evidence the goods’ ASEAN origin, the customs offices shall have to carry out procedures for returning to the importers the differences between the tax amounts temporarily collected according to the current preferential or ordinary import tariff and the tax amounts calculated at the CEPT tax rates.

Procedures for requesting the re-examination shall comply with the provisions of the Regulation on the granting of Vietnam’s certificates of ASEAN goods origin – Form D, promulgated together with the Trade Minister’s Decision No. 1420/2004/QD-BTM of October 4, 2004 and Decision No. 151/2005/QD-BTM of January 27, 2005.

IV. OTHER PROVISIONS

1. Enterprises importing goods on the list of goods promulgated together with the Government’s Decree No. 213/2004/ND-CP of December 24, 2004 and stated in customs declarations of imports registered with the customs offices in the period from January 1, 2004 to the effective date of this Circular may additionally submit C/O Form D and relevant documents according to current law provisions to serve as a basis for re-calculating payable import tax. Enterprises shall be reimbursed the difference between the already paid import tax amounts and the import tax amounts calculated at CEPT tax rates if they satisfy the conditions specified in Part I of this Circular. In cases where enterprises have failed to pay import tax according to notices of customs offices and are imposed fines for late tax payment, they shall pay import tax and late payment fines re-calculated according to the above-said CEPT tax rates.

Enterprises shall have to additionally submit
C/O Form D and other relevant documents for completion of procedures for re-calculating payable import tax amounts no later than December 31, 2005.    

2. The regulations on tax calculation bases, the regimes of tax collection, payment, exemption, reduction and reimbursement, the handling of violations and other regulations shall comply with the provisions of the Law on Export Tax and Import Tax and current guiding documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Circular takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO” and replaces the Finance Ministry’s Circular No. 64/2003/TT-BTC of July 1, 2003, Official Letter No. 9493/TC-HTQT of September 12, 2003, Official Letter No. 736/TC-HTQT of January 19, 2004, Official Letter No. 3932/TC-HTQT of April 15, 2004, and Official Letter No. 5127/TC-HTQT of May 14, 2004.

Any difficulties or problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for appropriate additional guidance.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam

 

;

Thông tư 45/2005/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 78/2003/NĐ-CP, Nghị định 151/2004/NĐ-CP, Nghị định 213/2004/NĐ-CP, Nghị định 13/2005/NĐ-CP ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam thực hiện Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN do Bộ tài chính ban hành

Số hiệu: 45/2005/TT-BTC
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 06/06/2005
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [7]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [7]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 45/2005/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 78/2003/NĐ-CP, Nghị định 151/2004/NĐ-CP, Nghị định 213/2004/NĐ-CP, Nghị định 13/2005/NĐ-CP ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam thực hiện Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN do Bộ tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [11]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [7]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…