BAN TỔ CHỨC-CÁN
BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ THƯƠNG MẠI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2000/TTLT-BTM-BTCCBCP |
Hà Nội , ngày 27 tháng 1 năm 2000 |
Căn cứ Luật Thương mại đã được
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông
qua ngày 10/5/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Bộ Thương mại, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức của cơ quan quản lý về thương mại ở địa phương như sau:
I. CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ VỀ THƯƠNG MẠI TẠI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG:
Sở Thương mại, Sở Thương mại và Du lịch (sau đây gọi chung là Sở Thương mại) là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân tỉnh) giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Sở Thương mại chịu sự chỉ đạo và quản lý về hoạt động, tổ chức, biên chế của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Bộ Thương mại về chuyên môn, nghiệp vụ và việc thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật thương mại.
Đối với những tỉnh thành lập Sở Thương mại và Du lịch, ngoài việc thực hiện các quy định tại Thông tư này, còn phải thực hiện các quy định tại Thông tư số 325/TT-TCCP-DL ngày 28/5/1993 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Tổng cục Du lịch.
II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA SỞ THƯƠNG MẠI:
1- Về công tác quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thị trường
1.1- Lập quy hoạch, kế hoạch về phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
1.2- Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại của tỉnh đã được phê duyệt, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt các đề án, chương trình phát triển thương mại cụ thể của tỉnh và tổ chức việc thực hiện các đề án, chương trình đó.
1.3- Xét duyệt hoặc tham gia xét duyệt các chương trình, đề án của tỉnh có liên quan đến thương mại.
1.4- Duyệt kế hoạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo uỷ quền của Bộ Thương mại (trừ các doanh nghiệp nằm trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất).
1.5- Tổ chức thực hiện và giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thương mại.
1.6- Tiến hành tổ chức việc khảo sát và nghiên cứu thị trường trong và ngoài phạm vi tỉnh, thị trường nước ngoài, để phục vụ cho công tác phát triển thương mại của tỉnh.
1.7- Tổng hợp và xử lý các thông tin về thị trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức lưu chuyển hàng hoá, tổng cung, tổng cầu và mức dự trữ lưu thông của các mặt hàng thiết yếu; các mặt hàng thuộc diện chính sách đối với đồng bào miền núi, dân tộc, kim ngạch xuất nhập khẩu...
1.8- Trên cơ sở cân đối cung cầu hàng hoá trên địa bàn tỉnh, Sở Thương mại phối hợp với các Sở quản lý ngành chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện việc cung ứng các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng thuộc diện chính sách để đảm bảo nhu cầu của thị trường trong phạm vi tỉnh; góp phần bình ổn giá cả trên thị trường; thực hiện các chính sách thương mại ưu đãi đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người theo quy định của pháp luật.
1.9- Cung cấp thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan nhà nước có liên quan.
2- Về công tác phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật về thương mại:
2.1- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản theo thẩm quyền để cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại.
2.2- Ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2.3- Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi hoặc bổ sung các quy định có liên quan đến hoạt động thương mại.
2.4- Phổ biến, hướng dẫn, giáo dục pháp luật thương mại đối với thương nhân trên địa bàn tỉnh để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về thương mại.
2.5- Chủ trì cùng các Sở, Ban, ngành có liên quan hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.
2.6- Cấp Giấy phép kinh doanh, Giáy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và sự phân công của Chính phủ.
2.7- Thực hiện việc đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
2.8- Thực hiện việc đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại đặt trụ sở chính trên địa bàn tỉnh.
2.9- Thực hiện việc đăng ký hoạt động cho Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
2.10- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động của chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo quy định của pháp luật.
2.11- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hợp tác xã thương mại, dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2.12- Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh
a) Xem xét và giải quyết việc thương nhân tổ chức khuyến mại dưới hình thức vé số dự thưởng.
b) Thực hiện việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cho các thương nhân sản xuất, kinh doanh trực tiếp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh.
c) Duyệt kế hoạch tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ triển lãm thương mại.
d) Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về khuyến mại, quảng cáo thương mại, hội chợ, triển lãm thương mại và xử lý các vi phạm pháp luật về khuyến mại, quảng cáo thương mại, hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh.
đ) Tổ chức và quản lý các loại hình hoạt động xúc tiến thương mại.
2.13- Thực hiện các nhiệm vụ mà Bộ Thương mại đã phân cấp hoặc uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2.14- Thực hiện các nhiệm vụ khác về thương mại do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật
3- Về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường
3.1- Chỉ đạo cơ quan kiểm tra, kiểm soát thị trường thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
3.2- Chỉ đạo cơ quan kiểm tra, kiểm soát thị trường thuộc Sở phối hợp với các lực lượng có chức năng khác trên địa bàn tỉnh trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm thực hiện các nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, buôn bán hàng giả, đầu cơ lũng đoạn thị trường, kinh doanh trái phép, gian lận thương mại và các hành vi khác vi phạm pháp luật thương mại trên địa bàn tỉnh.
3.3- Giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
3.4- Tổng hợp tình hình về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn tỉnh.
3.5- Tiếp nhận và giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
4- Về công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh.
4.1- Đối với các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thương mại do Sở Thương mại được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao thực hiện quyền chủ sở hữu
a) Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại, bán khoán, cho thuê, cổ phần hoá doanh nghiệp.
b) Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
c) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp.
d) Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp.
đ) Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra việc thực hiện phương án tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.
e) Giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
g) Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo số liệu thống kê và tình hình hoạt động thương mại theo quy định của Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại.
4.2- Đối với các doanh nghiệp nhà nước có hoạt động thương mại thuộc tỉnh do các Sở quản lý chuyên ngành khác quản lý
a) Sở Thương mại phối hợp với Sở quản lý ngành trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng kế hoạch kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
b) Phối hợp với Sở quản lý ngành giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
c) Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động thương mại theo quy định của Bộ Thương mại.
4.3- Đối với các doanh nghiệp trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đăng ký kinh doanh thương mại tại tỉnh
Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo số liệu thống kê và tình hình hoạt động thương mại theo quy định của Bộ Thương mại.
5- Về công tác đào tạo
5.1- Căn cứ vào nhu cầu và xu hướng phát triển thương mại của tỉnh, lập qui hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ thương mại cho tỉnh.
5.2- Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thuộc Sở quản lý và các doanh nghiệp hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.
6- Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về thương mại đối với cơ quan quản lý về thương mại ở cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
7- Yêu cầu các cơ quan quản lý chuyên môn khác của Uỷ ban nhân dân tỉnh cung cấp các thông tin có liên quan tới hoạt động thương mại; các tổ chức và cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh cung cấp số liệu thống kê, báo cáo kết quả hoạt động thương mại của đơn vị mình.
8- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Thương mại theo quy định của Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại.
III. TỔ CHỨC CỦA SỞ THƯƠNG MẠI
1- Tổ chức, biên chế của Sở Thương mại do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại sau khi có ý kiến thẩm định của Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh. Việc bố trí cán bộ, công chức phải căn cứ chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức theo quy định của pháp luật.
2- Giám đốc Sở Thương mại do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định.
3- Giúp Giám đốc Sở Thương mại có một số Phó Giám đốc. Phó Giám đốc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại và Trưởng ban Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.
4- Tổ chức của Sở Thương mại
a) Cơ quan tham mưu của Sở Thương mại
- Phòng Tổ chức - Hành chính và Thanh tra;
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp và Xúc tiến thương mại;
- Phòng quản lý thương mại;
Riêng Sở Thương mại và Du lịch, thành lập thêm Phòng quản lý du lịch trực thuộc Sở.
Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài các cơ quan tham mưu trên, căn cứ vào yêu cầu, nội dung và khối lượng công việc, có thể thành lập các Phòng độc lập như: Phòng quản lý Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài; Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu; Trung tâm Thông tin và Xúc tiến thương mại.
Giám đốc Sở Thương mại quy định chức năng, nhiệm vụ và nhân sự của các cơ quan tham mưu của Sở.
b) Cơ quan kiểm tra, kiểm soát thị trường
Việc tổ chức Thanh tra chuyên ngành thương mại ở địa phương được thực hiện khi Chính phủ có quy định về chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức Thanh tra chuyên ngành thương mại.
Hiện tại vẫn tiếp tục duy trì tổ chức Chi cục quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Quản lý thị trường thực hiện theo Nghị định của Chính phủ số 10-CP ngày 23/1/1995.
5- Giám đốc Sở Thương mại quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trưởng phòng, phó phòng chuyên môn thuộc Sở theo hướng dẫn quy trình, thủ tục của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
I. CƠ QUAN QUẢN LÝ VỀ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1- Cơ quan quản lý về thương mại ở cấp huyện là cơ quan thuộc bộ máy của Uỷ ban nhân dân huyện, có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn huyện.
2- Cơ quan quản lý về thương mại ở cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, công tác của Uỷ ban nhân dân huyện đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của Sở Thương mại về cơ chế, chính sách, pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ thương mại.
II. NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ VỀ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1- Chủ trì việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại trên địa bàn huyện.
2- Thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan kiểm tra, kiểm soát thị trường có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ chương, chính sách của Nhà nước về hoạt động thương mại.
3- Phối hợp với các cơ quan kiểm tra, kiểm soát thị trường có liên quan kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thương mại trên địa bàn huyện.
4- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước hoạt động của chợ theo phân cấp.
5- Thực hiện các nhiệm vụ, chương trình kế hoạch công tác khác về thương mại do Uỷ ban nhân dân huyện giao.
6- Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất gửi Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Thương mại theo quy định của Tổng cục Thống kê và Sở Thương mại.
III. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CƠ QUAN QUẢN LÝ VỀ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
Tuỳ theo tính chất, đặc điểm, nội dung và khối lượng công việc về hoạt động thương mại, du lịch trên địa bàn huyện, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định vận dụng các mô hình tổ chức:
1- Các quận của thành phố trực thuộc Trung ương và các thành phố, thị xã thuộc tỉnh được xếp hạng đô thị loại II, III thành lập Phòng Thương mại - Du lịch,
2- Các thị xã không thuộc diện quy định tại khoản 1 mục này, các huyện có số lượng từ 2.000 thương nhân hoạt động thương mại trên địa bàn trở lên thành lập Phòng Thương mại - Du lịch;
3- Các huyện không thuộc diện quy định tại khoản 2 mục này thành lập bộ phận quản lý về thương mại thuộc một Phòng chuyên môn khác của Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Uỷ ban nhân dân huyện thoả thuận với Giám đốc Sở Thương mại về việc cử cán bộ của lực lượng quản lý thị trường thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn huyện nêu tại mục II Phần B Thông tư này.
- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ theo Thông tư này chỉ đạo lập kế hoạch kiện toàn tổ chức và quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, biên chế của Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch và của cơ quan quản lý hoạt động thương mại cấp huyện.
- Thông tư liên tịch này thay thế Thông tư liên bộ số 09/TT/LB ngày 14/04/1995 giữa Bộ Thương mại và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức quản lý Nhà nước về thương mại ở địa phương.
Đỗ Quang Trung (Đã ký) |
Trương Đình Tuyễn (Đã ký) |
THE
MINISTRY OF TRADE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 36/2000/TTLT-BTM-BTCCBCP |
Hanoi, January 27, 2000 |
GUIDING THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATION OF THE LOCAL TRADE MANAGEMENT BODIES
Pursuant to the Commercial
Law adopted on May 10, 1997 by the IXth National Assembly of the Socialist
Republic of Vietnam at its eleventh session;
Pursuant to the Government’s Decree No. 15/CP of March 2, 1993 defining the
tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and
ministerial-level agencies;
The Ministry of Trade, the Government Commission for Organization and Personnel
hereby jointly guide the functions, tasks, powers and organization of the local
trade management bodies as follows:
I. THE FUNCTIONS OF THE TRADE MANAGEMENT BODIES OF THE PROVINCES AND CENTRALLY-RUN CITIES
The provincial Trade Services, the provincial Trade and Tourism Services (hereinafter collectively referred to as provincial Trade Services) are professional bodies under the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter collectively referred to as provincial People’s Committees) assisting the latter in discharging the function of State management over trade in the provinces in accordance with the provisions of law.
The provincial Trade Services shall submit to the provincial People’s Committees direction and management regarding the activities, organization and payrolls and at the same time to the Trade Ministrys direction, guidance and inspection regarding professional work and observance of the mechanism, policies and legislation on trade.
For provinces where the Trade and Tourism Services are established, they shall abide by not only the provisions in this Circular but also the provisions in Circular No. 325/TT-TCCP-DL of May 28, 1993 of the Government Commission for Organization and Personnel and the General Administration of Tourism.
...
...
...
1. Regarding the planning and market organization work:
1.1. Elaborating general planning and plans on the trade development in the provinces and submitting them to the provincial People’s Committees for approval.
1.2. Basing themselves on the approved general planning and plans on trade development, to submit to the provincial People’s Committees for approval concrete trade development projects and programs of their respective provinces and organizing the implementation thereof.
1.3. Considering and approving or taking part in considering and approving the programs and projects related to trade.
1.4. Approving province-based foreign-invested enterprises import plans under the Trade Ministrys authorization (except for enterprises located within the industrial parks and export-processing zones).
1.5. Organizing the implementation and supervising and inspecting the implementation of trade plans.
1.6. Conducting the survey and study of markets inside and outside the provinces, overseas markets, in service of the trade development work in their respective provinces.
1.7 Summing up and processing market information available in their respective provinces regarding the total volume of circulated goods, total supply and demand as well as the volume of circulation reserves of essential goods and goods items subject to social policies toward mountainous people and ethnic minority people, the import and export values.
1.8 With a view to balancing the goods supply and demand in their respective provinces, the provincial Trade Services shall coordinate with the provincial branch-managing services in directing the enterprises engaged in trade activities in the provinces to carry out the supply of essential goods, goods items subject to social policies so as to meet the market demand in the provinces, contributing to stabilizing prices on the market; and implement the preferential trade policies for deep-lying, remote, mountainous areas, islands and areas inhabited by ethnic minority people according to the provisions of law.
...
...
...
2. Regarding the publicization, guidance and organization of the implementation of the commercial legislation :
2.1. Submitting to the provincial People’s Committees for issuance according to their competence documents concretizing the legal documents on commerce.
2.2. Issuing professional guidelines for trade activities in their respective provinces according to the provisions of law.
2.3. Proposing to the provincial People’s Committees and competent agencies to amend or supplement regulations related to trade activities.
2.4. Disseminating, guiding and educating the commercial legislation for traders in the provinces to ensure their strict compliance with the provisions of commercial legislation.
2.5. Assuming the prime responsibility and together with the related provincial services, departments and branches to provide guidance for rational and economical consumption.
2.6. Granting business licenses and certificates of business qualifications to traders who deal in goods and/or services subject to restricted and conditional business according to the provisions of law and the Governments assignment.
2.7. Effecting the registration of the setting up of representative offices and branches of Vietnamese traders in the provinces.
2.8. Effecting the registration of the operation of overseas representative offices and branches of trading enterprises headquartered in the provinces.
...
...
...
2.10. Performing the task of the State management over markets, supermarkets and trade centers according to the provisions of law.
2.11. Performing the task of the State management over trading cooperatives and trading services in the provinces according to the provisions of law.
2.12. Managing the trade promotion activities in the provinces:
a/ Considering and deciding the sale promotion by traders in the form of prize draw tickets.
b/ Effecting the registration of organization of trade fairs and/or exhibitions by producers and/or traders that directly organize trade fairs and/or exhibitions in the provinces.
c/ Approving the plans on organization of trade fairs and/or exhibitions in the provinces by traders dealing in trade fair and exhibition services.
d/ Supervising and inspecting the observance of the law provisions on sale promotion, commercial advertisements, trade fairs, trade exhibitions and handling the violations thereof in the provinces.
e/ Organizing and managing all types of trade promotion activities.
2.13. Performing the tasks assigned or authorized by the Ministry of Trade to the provincial Peoples Committees.
...
...
...
3. Regarding the market inspection, supervision and control work
3.1. Directing their market inspection and control agencies according to the provisions of law.
3.2. Directing their market inspection and control agencies to coordinate with other functional forces in the provinces in the market inspection and control so as to discharge the tasks of combating smuggling and trading in smuggled goods, banned goods, fake goods, speculation and market manipulation, illegal business, trade frauds and other violations of the commercial legislation in the provinces.
3.3. Supervising and inspecting the law observance by representative offices and branches of Vietnamese and foreign traders in their respective provinces and handling violations according to the provisions of law.
3.4. Summing up the market inspection and control situation in the provinces.
3.5. Receiving and settling complaints and denunciations in the trade field in the provinces according to the provisions of law.
4. Regarding the work of State management over enterprises that have registered their trading business in the provinces:
4.1. For trading State enterprises over which the provincial Trade Services are assigned by the provincial People’s Committees to exercise the owners rights:
a/ Submitting to the provincial People’s Committees for decision the establishment, merger, dissolution, reorganization, contracting, leasing or equitization of these enterprises.
...
...
...
c/ Coordinating with the agencies that exercise the State management of enterprise finance in managing and using the enterprises capital and asset.
d/ Submitting to the provincial People’s Committees for decision the appointment or dismissal of directors, deputy directors and chief accountants of these enterprises.
e/ Coordinating with the competent agencies in supervising and inspecting these enterprises in the implementation of their salary and bonus plan.
f/ Supervising and inspecting the implementation of their annual production and business plans.
g/ Requesting these enterprises to abide by the regime of reporting on statistical data and the situation of trading activities according to the regulations of the General Department of Statistics and the Ministry of Trade.
4.2. For State enterprises conducting trading activities in the provinces, which are managed by other provincial specialized management Services
a/ The provincial Trade Services shall coordinate with the concerned branch- managing Services in submitting to the provincial People’s Committees for decision and approval the objectives, tasks and orientations for the enterprises annual business plans.
b/ Coordinating with the branch-managing Services in supervising and inspecting the implementation of annual business plans by enterprises.
c/ Requesting the enterprise to abide by the regime of reporting on the situation of trading activities according to the Trade Ministrys regulations.
...
...
...
Requesting these enterprises to abide by the regime of reporting on statistical data and the situation of trading activities according to the Trade Ministrys regulations.
5. Regarding the training work :
5. 1. Basing themselves on the trade development demand and trends in the provinces, to make the general planning and plans on training trade officials for the provinces.
5.2. Organizing the trainings and fosterings to improve the professional skills of officials and employees under their management and of trading enterprises of the provinces.
6. Directing and providing guidance on the professional work of State management over trade for trade management agencies of rural districts, provincial towns and cities and urban and rural districts of centrally-run cities.
7. Requesting other specialized management agencies under the provincial People’s Committees to provide information in relation to trading activities, organizations and individuals engaged in trading activities in the provinces, supply statistical data and report on the results of trading activities carried out by their own units.
8. Sending regular or irregular reports to the provincial People’s Committees and the Ministry of Trade according to the regulations of the General Department of Statistics and the Ministry of trade.
III. ORGANIZATION OF THE PROVINCIAL TRADE SERVICES
1. The organization and payroll of the provincial Trade Services shall be decided by the provincial Peoples Committee presidents at the proposal of their directors after having the evaluation opinion from the provincial Departments for Organization and Personnel. The arrangement of officials and public employees must be based on the titles and criteria of public servants prescribed by law.
...
...
...
3. The director of a provincial Trade Service is assisted by a number of deputy directors who are appointed or dismissed by the provincial Peoples Committee presidents at the proposal of the director of the provincial Trade Service and the director of the provincial Department for Organization and Personnel.
4. Organization of the provincial Trade Services
a/ A provincial Trade Service has the following advisory divisions:
- The Organization and Personnel-Administration and Inspection Division;
- The Planning-General Affairs and Trade Promotion Division;
- The Trade Management Division;
Particularly for the provincial Trade and Tourism Services, they also have the Tourism Management Division.
For centrally-run cities, apart from the above-mentioned advisory divisions, on the basis of the work requirements, contents and volume, they may set up other separate divisions such as the Division for Management of Representative Offices and Branches of Vietnamese and Foreign Traders, the Import and Export Management Division, the Information and Trade Promotion Center.
The directors of the provincial Trade Services shall define the functions, tasks and personnel of the advisory divisions of the Services.
...
...
...
The organization of the local specialized trade inspectorate shall be effected when the Government issues the regulations on the functions and tasks of the organizational system of the specialized trade inspectorate.
At present, the existing market control sub-departments are still maintained and attached to the provincial Trade Services.
The functions, tasks, powers and organization of the market control force comply with the Governments Decree No. 10-CP of January 23, 1995.
5. The directors of the provincial Trade Services decide the appointment and dismissal of the posts of chiefs and deputy chiefs of specialized divisions of the Services according to the procedures and order guided by the provincial People’s Committees.
I. THE TRADE MANAGEMENT AGENCIES IN THE DISTRICTS
1. The district-level trade management agencies, as part of the apparatus of the district Peoples Committees, have the task of assisting the district People’s Committees in performing their function of State management over trade in the districts.
2. The district-level trade management agencies submit to the direction and management by the district People’s Committees regarding their organization, payroll and work and also to the guidance and inspection by the provincial Trade Services regarding the trade-related mechanisms, policies, laws and professional matters.
II. TASKS OF THE DISTRICT TRADE MANAGEMENT AGENCIES
...
...
...
2. Conducting by themselves or in coordination with the related market inspection and control agencies, the propagation and dissemination of the States laws and policies on trading activities.
3. Coordinating with the related market inspection and control agencies in supervising, inspecting and controlling trading activities in the districts.
4. Performing the tasks of State management over market activities according to assignment.
5. Performing other tasks, work programs and plans regarding trade according to the assignment by the district People’s Committees.
6. Sending regular or irregular reports to the district People’s Committees and the provincial Trade Services according to the regulations of the General Department of Statistics and the provincial Trade Services.
III. MODELS OF THE ORGANIZATION OF THE DISTRICT TRADE MANAGEMENT AGENCIES
Depending on the nature, characteristics, contents and volume of trading and tourism activities in the districts, the provincial People’s Committees shall decide the application of the following organizational model:
1. Districts of centrally-run cities as well as provincial towns and cities classified as cities of grade II or III shall set up Trade and Tourism Divisions;
2. Provincial towns other than those specified in Clause 1 of this Section, districts having a number of 2,000 traders or more shall set up Trade and Tourism Divisions.
...
...
...
This Circular takes effect 15 days after its signing.
The provincial People’s Committee presidents shall base themselves on this Circular to direct the elaboration of plans on strengthening the organization and define concrete functions, tasks, powers, organization and payroll of the provincial Trade Services or Trade and Tourism Services and of the district-level trade management agencies.
This Joint Circular replaces Joint Circular No. 09-TT-LB of April 14, 1995 issued by the Ministry of Trade and the Government Commission for Organization and Personnel guiding the functions, tasks, powers and organization of State management over trade in localities.
MINISTER-HEAD OF
THE GOVERNMENT COMMISSION FOR ORGANIZATION AND PERSONNEL
Do Quang Trung
MINISTER OF
TRADE
Truong Dinh Tuyen
Thông tư liên tịch 36/2000/TTLT-BTM-BTCCBCP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan quản lý về thương mại ở địa phương do Bộ thương mại-Ban tổ chức cán bộ chính phủ ban hành
Số hiệu: | 36/2000/TTLT-BTM-BTCCBCP |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Thương mại |
Người ký: | Đỗ Quang Trung, Trương Đình Tuyển |
Ngày ban hành: | 27/01/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư liên tịch 36/2000/TTLT-BTM-BTCCBCP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan quản lý về thương mại ở địa phương do Bộ thương mại-Ban tổ chức cán bộ chính phủ ban hành
Chưa có Video