Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2024/TT-BCT

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2024

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 29 tháng 6 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị định số 105/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương và Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, bao gồm: Danh mục vật liệu nổ công nghiệp, Danh mục tiền chất thuốc nổ được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam; thẩm quyền cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành văn bản đề nghị cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa hoặc có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hồ sơ, thủ tục đăng ký mới, đăng ký bổ sung để nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, đánh giá và công nhận kết quả đăng ký sản phẩm vật liệu nổ trong giai đoạn nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, sản xuất hoặc lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam; đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, xây dựng phương án nổ mìn, hộ chiếu nổ mìn, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất trong quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương; mẫu giấy đề nghị, giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; mẫu thông báo sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, thông báo thực hiện hoạt động dịch vụ nổ mìn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ ở Việt Nam.

Điều 3. Danh mục vật liệu nổ công nghiệp và Danh mục tiền chất thuốc nổ được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam

1. Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam (sau đây viết tắt là Danh mục vật liệu nổ công nghiệp), bao gồm:

a) Thuốc nổ công nghiệp, phụ kiện nổ công nghiệp, thuốc nổ mạnh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Vật liệu nổ công nghiệp phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí được thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

c) Vật liệu nổ công nghiệp đã được công nhận kết quả đăng ký theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

2. Danh mục tiền chất thuốc nổ được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam (sau đây viết tắt là Danh mục tiền chất thuốc nổ) quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Thẩm quyền cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ và ban hành văn bản đề nghị cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn

1. Bộ Công Thương cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa hoặc dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Thẩm quyền của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

a) Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;

b) Cấp, cấp lại giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;

c) Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp hoặc có giấy phép hoạt động khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, trừ tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép hoạt động khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp để khai thác đá ốp lát, bột đá carbonat canxi;

d) Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép dịch vụ nổ mìn tại địa phương có phạm vi hoạt động giới hạn trong địa bàn đất liền của 01 (một) tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương;

đ) Ban hành văn bản đề nghị cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa hoặc có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Thẩm quyền của Cục Hóa chất

a) Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ;

b) Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp;

c) Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ.

4. Thẩm quyền của Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Công Thương)

a) Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ trên địa bàn quản lý, trừ các tổ chức quy định tại điểm c khoản 2 Điều này và các tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;

b) Cấp, cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ.

Điều 5. Mẫu giấy đề nghị, giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; mẫu thông báo sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, thông báo thực hiện hoạt động dịch vụ nổ mìn

1. Mẫu giấy đề nghị, giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Mẫu thông báo sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, thông báo thực hiện hoạt động dịch vụ nổ mìn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 38, khoản 9 Điều 40 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Hồ sơ, thủ tục đăng ký mới, đăng ký bổ sung để nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm sản phẩm vật liệu nổ

1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký mới, đăng ký bổ sung để nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm sản phẩm vật liệu nổ sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.

2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký mới, đăng ký bổ sung để nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp cấp Bộ không sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.

3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký mới

a) Hồ sơ bao gồm: Văn bản đăng ký nhiệm vụ theo Mẫu số 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản về đăng ký nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với trường hợp tổ chức chủ trì nhiệm vụ là đơn vị có cơ quan chủ quản); thuyết minh nhiệm vụ theo Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 03 hoặc Mẫu số 04 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; hồ sơ minh chứng việc đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ, Vụ Khoa học và Công nghệ tổ chức rà soát, đánh giá nội dung hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ bao gồm các nội dung: Tên, mục tiêu, nội dung, tiến độ và sản phẩm của nhiệm vụ. Trường hợp cần thiết, Vụ Khoa học và Công nghệ lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, chuyên gia có liên quan trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công Thương. Trường hợp không phê duyệt, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Trường hợp có sự thay đổi tên, mục tiêu, nội dung, tiến độ và sản phẩm của nhiệm vụ đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đăng ký bổ sung theo thủ tục quy định tại khoản 3 Điều này. Hồ sơ đăng ký bổ sung bao gồm: Văn bản đăng ký bổ sung và tài liệu chứng minh sự thay đổi.

5. Tổ chức, doanh nghiệp nộp 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc gửi trực tiếp về Vụ Khoa học và Công nghệ.

Điều 7. Hồ sơ, thủ tục đăng ký mới, đăng ký bổ sung để đánh giá và công nhận kết quả đăng ký sản phẩm vật liệu nổ trong giai đoạn nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, sản xuất hoặc lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp

1. Việc đăng ký mới, đăng ký bổ sung sản phẩm vật liệu nổ vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp bao gồm:

a) Đăng ký mới đối với sản phẩm vật liệu nổ chưa có trong Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đăng ký bổ sung đối với sản phẩm vật liệu nổ phù hợp chủng loại, chỉ tiêu đặc tính kỹ thuật của sản phẩm thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký mới, đăng ký bổ sung

a) Hồ sơ đăng ký mới, đăng ký bổ sung gồm: Văn bản đăng ký và thành phần hồ sơ theo quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

c) Tổ chức, doanh nghiệp nộp 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc gửi trực tiếp về Vụ Khoa học và Công nghệ.

3. Thử nghiệm, đánh giá và công nhận kết quả đăng ký sản phẩm vật liệu nổ

a) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Vụ Khoa học và Công nghệ trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành thông báo bằng văn bản đến tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện sản xuất thử nghiệm và quyết định thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ kiểm tra các chỉ tiêu đặc tính kỹ thuật trong phòng thí nghiệm;

b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập, Hội đồng khoa học và công nghệ tổ chức lấy mẫu, giám sát việc thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật tại phòng thử nghiệm được chỉ định. Chủ tịch Hội đồng khoa học và công nghệ quyết định việc thử nổ công nghiệp, trừ các trường hợp: Sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp là các loại phụ kiện nổ công nghiệp, thuốc nổ mạnh được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; không đảm bảo các điều kiện theo quy định để tiến hành thử nổ công nghiệp;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo việc chuẩn bị các điều kiện thực hiện thử nổ công nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp, Hội đồng khoa học và công nghệ giám sát thử nổ công nghiệp xem xét phương án nổ mìn, hộ chiếu nổ mìn và trình tự tiến hành thử nổ công nghiệp; giám sát việc thử nổ công nghiệp tại các vị trí đã được phê duyệt; lập biên bản về kết quả thử nổ công nghiệp;

d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản về kết quả thử nổ công nghiệp và báo cáo tính toán hiệu quả sử dụng sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp mới đạt yêu cầu, Vụ Khoa học và Công nghệ trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định công nhận kết quả đăng ký sản phẩm vật liệu nổ vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp theo Mẫu số 06 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với vật liệu nổ là sản phẩm của nhiệm vụ nghiên cứu có yêu cầu thử nổ công nghiệp, cho phép sử dụng kết quả thử nổ công nghiệp để nghiệm thu nhiệm vụ và đăng ký sản phẩm vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp.

Chương II

CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ

Điều 8. Nguyên tắc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

1. Cơ sở dữ liệu về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (sau đây viết tắt là Cơ sở dữ liệu) do Bộ Công Thương xây dựng, quản lý.

2. Việc cập nhật Cơ sở dữ liệu phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và hiệu quả.

3. Việc khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu phải đúng quy định của pháp luật, đúng mục đích, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

4. Bảo đảm quyền của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được tiếp cận, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Bảo đảm kinh phí duy trì và nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu.

Điều 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cơ sở dữ liệu

1. Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu phải bảo đảm phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Công Thương, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin và định mức kinh tế - kỹ thuật; tính tương thích, khả năng tích hợp, chia sẻ thông tin, an toàn, an ninh thông tin và khả năng mở rộng các trường dữ liệu trong thiết kế hệ thống và phần mềm ứng dụng.

2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho Cơ sở dữ liệu bao gồm:

a) Hệ thống số hóa và tạo dựng nội dung số;

b) Hệ thống máy chủ (bao gồm dịch vụ quản trị, vận hành);

c) Hệ thống sao lưu và lưu trữ dữ liệu;

d) Hệ thống an toàn, an ninh và bảo mật thông tin;

đ) Đường truyền và các trang thiết bị phục vụ việc truy nhập, khai thác, cập nhật thông tin;

e) Hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu.

Điều 10. Nội dung quản lý Cơ sở dữ liệu

1. Xây dựng quy trình nghiệp vụ thực hiện việc quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu.

2. Quản lý, lưu trữ Cơ sở dữ liệu bảo đảm an toàn về thông tin, dữ liệu trên đường truyền.

3. Phân quyền và quản lý tài khoản đăng nhập vào Cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý.

4. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu.

Điều 11. Cập nhật, tra cứu Cơ sở dữ liệu

1. Cập nhật dữ liệu, thông tin quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được thực hiện như sau:

a) Trước khi chuyển đổi dữ liệu, phải kiểm tra, thống kê, lên danh sách cụ thể các trường thông tin trong mục chuyển đổi dữ liệu của Cơ sở dữ liệu, báo cáo cấp có thẩm quyền duyệt;

b) Thực hiện việc cập nhật dữ liệu vào hệ thống phần mềm.

2. Cập nhật dữ liệu báo cáo định kỳ, đột xuất về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

a) Sở Công Thương tiếp nhận báo cáo của tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất, sử dụng tiền chất thuốc nổ và cập nhật dữ liệu báo cáo vào Cơ sở dữ liệu;

b) Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tiếp nhận báo cáo của tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và cập nhật dữ liệu báo cáo vào Cơ sở dữ liệu;

c) Cục Hóa chất tiếp nhận báo cáo của doanh nghiệp kinh doanh tiền chất thuốc nổ, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ và cập nhật dữ liệu báo cáo vào Cơ sở dữ liệu;

d) Vụ Khoa học và Công nghệ thực hiện cập nhật đăng ký mới, đăng ký bổ sung để nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, đánh giá và công nhận kết quả đăng ký sản phẩm vật liệu nổ trong giai đoạn nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, sản xuất hoặc lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp vào Cơ sở dữ liệu.

3. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 4 Thông tư này thực hiện cập nhật thông tin giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ vào Cơ sở dữ liệu. Các thông tin bao gồm: Tên, mã số thuế của tổ chức, doanh nghiệp; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép, giấy chứng nhận; thời gian hiệu lực, phạm vi hoạt động của giấy phép, giấy chứng nhận; chủng loại, quy mô sản xuất, kinh doanh, sử dụng; các nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Tra cứu dữ liệu, thông tin

a) Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Hóa chất, Vụ Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương được phép tra cứu dữ liệu, thông tin về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trong phạm vi quản lý. Trường hợp tra cứu dữ liệu, thông tin ngoài phạm vi quản lý thì phải có văn bản đề nghị đơn vị sở hữu dữ liệu, thông tin quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này cho phép tra cứu và được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cung cấp tài khoản sau khi được sự đồng ý của đơn vị sở hữu dữ liệu, thông tin;

b) Tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước khác có nhu cầu tra cứu phải có văn bản đề nghị đơn vị sở hữu dữ liệu, thông tin quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này cho phép tra cứu và được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cung cấp tài khoản sau khi được sự đồng ý của đơn vị sở hữu dữ liệu, thông tin.

Điều 12. Duy trì và nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu

1. Duy trì Cơ sở dữ liệu

a) Bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường cho việc cài đặt, vận hành Cơ sở dữ liệu;

b) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh Cơ sở dữ liệu;

c) Thường xuyên cập nhật, nâng cấp, bảo trì, khắc phục sự cố để bảo đảm Cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định, liên tục;

d) Thiết lập và duy trì hệ thống dự phòng, sao lưu dữ liệu, phục hồi dữ liệu;

đ) Thực hiện hoạt động giám sát để cảnh báo các hành vi gây mất an toàn Cơ sở dữ liệu.

2. Rà soát, đề xuất phương án đầu tư mở rộng, duy trì và nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Điều 13. Kinh phí xây dựng, duy trì và phát triển Cơ sở dữ liệu

1. Kinh phí xây dựng, duy trì và phát triển Cơ sở dữ liệu được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước hoặc huy động từ các nguồn kinh phí khác.

2. Kinh phí xây dựng, duy trì và phát triển Cơ sở dữ liệu bao gồm:

a) Kinh phí để thực hiện các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Thông tư này;

b) Thu thập, xử lý, cập nhật, tích hợp thông tin vào Cơ sở dữ liệu;

c) Kiểm tra, giám sát việc quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu.

Chương III

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỦI RO VỀ AN TOÀN; XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN NỔ MÌN, HỘ CHIẾU NỔ MÌN, KẾ HOẠCH ỨNG CỨU KHẨN CẤP VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ, ĐỘT XUẤT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ

Điều 14. Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn

1. Tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn theo nội dung quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Định kỳ hàng năm hoặc khi có thay đổi liên quan đến các điều kiện an toàn, tổ chức quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải rà soát, cập nhật để đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn.

Điều 15. Phương án, hộ chiếu nổ mìn

1. Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải lập Phương án nổ mìn theo nội dung quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này và được người quản lý của tổ chức, doanh nghiệp phê duyệt.

2. Căn cứ nội dung của Phương án nổ mìn, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải lập Hộ chiếu nổ mìn theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này cho mỗi lần nổ mìn.

Điều 16. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp

1. Tổ chức, doanh nghiệp quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo nội dung quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải thể hiện đầy đủ các phương án xử lý tình huống khẩn cấp theo kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn quy định tại Điều 14 của Thông tư này.

3. Định kỳ hàng năm, tổ chức, doanh nghiệp quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện luyện tập, diễn tập xử lý các tình huống khẩn cấp. Kết quả luyện tập, diễn tập được đánh giá và ghi chép để hoàn thiện kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.

4. Định kỳ hàng năm hoặc khi có thay đổi liên quan đến công tác ứng cứu khẩn cấp, tổ chức, doanh nghiệp quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện rà soát, cập nhật, phê duyệt kế hoạch ứng cứu khẩn cấp để phù hợp với thực tiễn.

Điều 17. Báo cáo định kỳ, đột xuất

1. Báo cáo định kỳ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

a) Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp báo cáo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 20 tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng, trước ngày 20 tháng 12 đối với báo cáo năm;

b) Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp báo cáo Sở Công Thương theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 18 tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng, trước ngày 18 tháng 12 đối với báo cáo năm.

2. Báo cáo định kỳ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng tiền chất thuốc nổ

a) Tổ chức, doanh nghiệp được phép kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ báo cáo Cục Hóa chất theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 20 tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng và trước ngày 20 tháng 12 đối với báo cáo năm;

b) Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ báo cáo Sở Công Thương theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 18 tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng và trước ngày 18 tháng 12 đối với báo cáo năm;

c) Tổ chức sử dụng tiền chất thuốc nổ báo cáo Sở Công Thương theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 18 tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng và trước ngày 18 tháng 12 đối với báo cáo năm.

3. Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo; thời gian chốt số liệu báo cáo năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo  đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.

4. Tổ chức, doanh nghiệp quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ báo cáo đột xuất với cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp sau:

a) Báo cáo Công an cấp huyện và Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tiến hành hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện: Xảy ra xâm nhập trái phép khu vực tồn trữ vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, mất cắp, thất thoát hoặc xảy ra tai nạn, sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;

b) Báo cáo Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tiến hành hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trong thời hạn 48 giờ kể từ khi chấm dứt hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;

c) Thực hiện báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

d) Nội dung báo cáo đột xuất theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Báo cáo định kỳ, đột xuất được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử được gửi đến cơ quan nhận báo cáo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này bằng một trong các phương thức sau: Gửi trực tiếp; gửi qua dịch vụ bưu chính; gửi qua trục liên thông văn bản quốc gia; thư điện tử; hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng trên hệ thống Cơ sở dữ liệu về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ hoặc phương thức khác theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức, doanh nghiệp quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện báo cáo theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này và báo cáo về cấp trên là cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng để tổng hợp, báo cáo về cơ quan được Bộ Quốc phòng giao quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM THI HÀNH

Điều 18. Trách nhiệm của các cơ quan thuộc Bộ Công Thương

1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật an toàn về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;

b) Chủ trì, tổ chức thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất tiền chất thuốc nổ theo quy định của pháp luật;

c) Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;

d) Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép, giấy chứng nhận quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư này; ban hành văn bản quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư này;

đ) Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất trong quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo quy định tại Điều 17 Thông tư này; định kỳ tổng kết công tác quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;

e) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với công trình sản xuất, kho chứa vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo thẩm quyền quy định của pháp luật về xây dựng;

g) Cập nhật dữ liệu, thông tin vào Cơ sở dữ liệu theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư này.

2. Cục Hóa chất

a) Hướng dẫn việc thực hiện các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo quy định của pháp luật;

b) Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này;

c) Chủ trì, tổ chức thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ và kinh doanh tiền chất thuốc nổ theo quy định của pháp luật;

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục tiền chất thuốc nổ;

đ) Cập nhật dữ liệu, thông tin vào Cơ sở dữ liệu theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư này.

3. Vụ Khoa học và Công nghệ

a) Chủ trì xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;

b) Tiếp nhận đăng ký mới, đăng ký bổ sung theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục vật liệu nổ công nghiệp.

d) Cập nhật dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

4. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan xây dựng, cập nhật, quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu;

b) Duy trì, nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu, bao gồm hạ tầng kỹ thuật và phần mềm của Cơ sở dữ liệu;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu.

Điều 19. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan của địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ trên địa bàn theo quy định của pháp luật; theo dõi, giám sát việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và dịch vụ nổ mìn theo thông báo của tổ chức, doanh nghiệp để đảm bảo an ninh, an toàn.

2. Cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh giấy phép, giấy chứng nhận quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.

3. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn quản lý.

4. Báo cáo Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Tình hình quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh trước ngày 30 tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng, trước ngày 30 tháng 12 đối với báo cáo năm theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Sau khi tiếp nhận báo cáo đột xuất của tổ chức, doanh nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư này, trong thời hạn 24 giờ phải báo cáo theo Mẫu số 05 Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước của cơ quan chuyên môn về xây dựng ở địa phương đối với công trình sản xuất, kho chứa vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo thẩm quyền quy định của pháp luật về xây dựng.

6. Cập nhật dữ liệu, thông tin vào Cơ sở dữ liệu theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư này.

Điều 20. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

2. Bãi bỏ Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; Thông tư số 31/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 12 Thông tư số 42/2019/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành.

3. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì thực hiện theo văn bản mới đó.

4. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu giải quyết./.

 


Nơi nhận:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Lãnh đạo Bộ Công Thương;
- Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Cục Kiểm soát TTHC (Văn phòng Chính phủ);
- Công báo;
- Website Chính phủ; website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, ATMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trương Thanh Hoài

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC THUỐC NỔ CÔNG NGHIỆP, PHỤ KIỆN NỔ CÔNG NGHIỆP VÀ THUỐC NỔ MẠNH ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM
(kèm theo Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TT

Tên sản phẩm

Mã HS

I

Thuốc nổ công nghiệp

 

1

Thuốc nổ Amonit AD1

3602.00.00

2

Thuốc nổ TNP1

3602.00.00

3

Thuốc nổ bột không có TNT dùng cho lộ thiên

3602.00.00

4

Thuốc nổ ANFO

3602.00.00

5

Thuốc nổ ANFO chịu nước

3602.00.00

6

Thuốc nổ nhũ tương dùng cho lộ thiên

3602.00.00

7

Thuốc nổ nhũ tương năng lượng cao dùng cho lộ thiên

3602.00.00

8

Thuốc nổ nhũ tương dùng cho mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí nổ

3602.00.00

9

Thuốc nổ nhũ tương tạo biên dùng cho lộ thiên và mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí nổ

3602.00.00

10

Thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có độ thoát khí mê tan siêu hạng

3602.00.00

11

Thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ

3602.00.00

12

Thuốc nổ nhũ tương rời

3602.00.00

13

Thuốc nổ nhũ tương rời bao gói

3602.00.00

II

Phụ kiện nổ công nghiệp

 

1

Kíp nổ đốt số 8

3603.60.00

2

Kíp nổ điện số 8

3603.60.00

3

Kíp nổ điện vi sai

3603.60.00

4

Kíp nổ điện vi sai an toàn

3603.60.00

5

Kíp nổ vi sai phi điện xuống lỗ

3603.60.00

6

Kíp nổ vi sai phi điện trên mặt dùng cho lộ thiên, mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí bụi nổ

3603.60.00

7

Kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ

3603.60.00

8

Kíp vi sai phi điện MS

3603.60.00

9

Kíp vi sai phi điện nổ chậm LP

3603.60.00

10

Kíp nổ điện tử

3603.60.00

11

Dây dẫn tín hiệu nổ

3603.50.00

12

Dây cháy chậm công nghiệp

3603.50.00

13

Dây nổ chịu nước

3603.50.00

14

Dây nổ thường

3603.50.00

15

Kíp khởi nổ phi điện (cuộn dây LIL)

3603.60.00

16

Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp

3602.00.00

17

Mìn phá đá quá c

3602.00.00

18

Mồi nổ tăng cường

3602.00.00

III

Thuốc nổ mạnh

 

1

Thuốc nổ Hexogen

3602.00.00

2

Thuốc nổ Trinitrotoluen (TNT)

3602.00.00

3

Thuốc nổ Octogen

3602.00.00

4

Thuốc nổ Pentrit

3602.00.00

5

Thuốc nổ hỗn hợp của các loại thuốc nổ mạnh đơn chất

3602.00.00

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC TIỀN CHẤT THUỐC NỔ ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM
(kèm theo Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TT

Tên tiền chất thuốc nổ

Tên tiếng Anh

Công thức phân tử

Mã CAS

Mã HS

1

Amoni Nitrat ≥ 98,5%

Ammonium nitrate ≥ 98,5%

NH4NO3

6484-52-2

3102.30.00

2

Nitro Metan ≥ 96%

Methane ≥ 96%

CH3NO2

72-52-5

2904.20.90

3

Natri Nitrat ≥ 98,5%

Sodium Nitrate ≥ 98,5%

NaNO3

7631-99-4

2834.29.90

4

Kali Nitrat ≥ 98,5%

Potassium Nitrate ≥ 98,5%

KNO3

7757-79-1

2834.21.00

5

Natri Clorat ≥ 84,0%

Sodium Chlorate ≥ 84,0%

NaClO3

7775-09-9

2829.11.00

6

Kali Clorat ≥ 98,5%

Potassium Chlorate ≥ 98,5%

KClO3

3811-04-9

2829.19.00

7

Kali Perclorat ≥ 98,5%

Potassium Perchlorate ≥ 98,5%

KClO4

7778-74-7

2829.90.90

 

PHỤ LỤC III

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ, GIẤY PHÉP, GIẤY CHỨNG NHẬN VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ
(kèm theo Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Ký hiệu

Tên biểu mẫu

Mẫu số 01

Giấy đề nghị cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Mẫu số 02

Giấy đề nghị cấp/cấp lại giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp

Mẫu số 03

Giấy đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Mẫu số 04

Giấy đề nghị cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Mẫu số 05

Giấy đề nghị cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép dịch vụ nổ mìn

Mẫu số 06

Giấy đề nghị cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ

Mẫu số 07

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp/tiền chất thuốc nổ

Mẫu số 08

Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp/tiền chất thuốc nổ

Mẫu số 09

Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp/tiền chất thuốc nổ

Mẫu số 10

Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Mẫu số 11

Giấy phép dịch vụ nổ mìn

 

Mẫu số 01. Giấy đề nghị cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

.............(1)...............
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

.....(2)...., ngày …  tháng … năm …

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

..................... (3)...................

Kính gửi: ..............................(4).....................................

Tên tổ chức/doanh nghiệp: ............................................................……….

Nơi đặt trụ sở chính (Thôn (tổ), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố): .................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) số ... do ... cấp ngày ..… tháng … năm … hoặc Quyết định thành lập số ... ngày ... tháng ... năm ... của ...

Điện thoại: .................................. Fax: ........................................................

Họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật: ...............................................................

Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự số ...  do... cấp ngày ... tháng … năm… (nếu có)

Lý do đề nghị cấp: ...................................................................................

…………………………………..…(5)………………………………........

…………………………………..…(6)…………………………………....

Giấy phép môi trường số .... ngày ..... tháng .... năm ... của ...............

Địa điểm sản xuất:.........................................(7)...............................………

Công văn số ... ngày … tháng … năm … của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp (nếu có).

Họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ (nếu có): ..............................................................................................................

Đề nghị .........(4)...... xem xét và cấp .........(3)..........  cho tổ chức, doanh nghiệp theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 29 tháng 6 năm 2024./.

 


Nơi nh
ận:
  
- Như trên;
- Lưu:  .…

………….(8)……………..
(Chữ ký, dấu)

Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên tổ chức/doanh nghiệp đề nghị cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy chứng nhận.

(2) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đóng trụ sở chính.

(3) Ghi rõ cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

(4) Cơ quan cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.

(5) Số văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đối với đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.

(6) Số quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương công nhận kết quả đăng ký của sản phẩm và đưa sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp đối với đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.

(7) Ghi rõ tên địa danh đặt dây chuyền sản xuất vật liệu nổ công nghiệp: Thôn (tổ), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).

(8) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

Mẫu số 02. Giấy đề nghị cấp/cấp lại giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp

.............(1)...............
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

.....(2)...., ngày …  tháng … năm …

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

..... (3).... giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp

Kính gửi: ..............................(4).....................................

Tên doanh nghiệp:.........................................................................……….

Nơi đặt trụ sở chính (Thôn (tổ), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố): .................

Điện thoại: .................................. Fax: ........................................................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) số ... do ... cấp ngày … tháng … năm … hoặc Quyết định thành lập số ... ngày ... tháng .. năm ..... của...

Họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật: ................................................................................................

Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự số ...  do ... cấp ngày … tháng … năm …

Lý do đề nghị cấp: ................................................................................

Danh sách lãnh đạo, cán bộ quản lý có liên quan trực tiếp đến công tác bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;

Số giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng đo lường cấp cho cơ sở thí nghiệm vật liệu nổ công nghiệp (nếu có):

……………………………..…(5)…………………………………………....

Công văn số …. ngày  tháng  năm 2024 của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp (nếu có).

Họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ (nếu có): ..............................................................................................................

Đề nghị .........(4)......... xem xét và cấp .........(3)......... giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp cho doanh nghiệp theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 29 tháng 6 năm 2024./.

 


Nơi nh
ận:
  
- Như trên;
- Lưu:  .…

………….(6)……………..
(Chữ ký, dấu)
Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên doanh nghiệp đề nghị cấp/cấp lại giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.

(2) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đề nghị cấp/cấp lại giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp đóng trụ sở chính.

(3) Ghi rõ cấp/cấp lại giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.

(4) Cơ quan cấp/cấp lại giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.

(5) Số văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng.

(6) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

Mẫu số 03. Giấy đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

.............(1)...............
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

.....(2)...., ngày …  tháng … năm …

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép ................. (3).....................

Kính gửi: Cục Hóa chất

Tên doanh nghiệp:............................................................….............….….

Nơi đặt trụ sở chính (Thôn (tổ), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố): ..................

Điện thoại: .................................. Fax: ........................................................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) số ... do ... cấp ngày … tháng … năm … hoặc Quyết định thành lập số ... ngày ... tháng ... năm ... của...

Họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật: ...........................................................................,...................

Số giấy phép kinh doanh (áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ): ..............................................

Lý do đề nghị cấp: .......................................................................................

TT

Tên ......(4)...

Đơn vị tính

ớc sản xuất

Số lượng

Số lượng

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cửa khẩu; phương tiện, thời gian vận chuyển: ............................................

Họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ (nếu có): ..............................................................................................................

Đề nghị .........(4)......... xem xét và cấp giấy phép .........(3)......... cho doanh nghiệp theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 29 tháng 6 năm 2024./.

 


Nơi nh
ận:

- Như trên;
- Lưu:  .…

………….(5)……………..
(Chữ ký, dấu)

Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

(2) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đóng trụ sở chính.

(3) Loại hình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (giấy phép xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp; giấy phép nhập khẩu tiền chất thuốc nổ;...).

(4) Tên vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

(5) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

Mẫu số 04. Giấy đề nghị cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

.............(1)...............
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

.....(2)...., ngày …  tháng … năm ...

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

..... (3).... giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Kính gửi: ..............................(4)......................................

Tên tổ chức, doanh nghiệp:.............................................................……….

Nơi đặt trụ sở chính (Thôn (tổ), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố): ......................

Điện thoại: .................................. Fax: ........................................................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) số …………. do …........................ cấp ngày ... tháng … năm … hoặc Quyết định thành lập số ... ngày ... tháng ... năm ... của...

Họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật: ...............................................................................................

Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự số ...  do … cấp ngày ... tháng … năm …

Lý do đề nghị cấp: ........................................................................................

Chủng loại. số lượng vật liệu nổ công nghiệp sử dụng:

STT

Tên vật liệu nổ công nghiệp ......(5).....

Đơn vị tính

Số lượng ......(6).....

Ghi chú

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (Thôn (tổ), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố):: ......................................………

Thời hạn sử dụng vật liệu nổ công nghiệp: ......................................………

Họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ (nếu có): ..............................................................................................................

Đề nghị .........(4)......... xem xét và cấp .........(3)......... giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho doanh nghiệp theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 29 tháng 6 năm 2024./.

 


Nơi nh
ận:
  
- Như trên;
- Lưu:  .…

………….(7)……………..
(Chữ ký, dấu)

Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên tổ chức/doanh nghiệp đề nghị cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

(2) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đóng trụ sở chính.

(3) Ghi rõ cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

(4) Cơ quan cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

(5) Ghi rõ chủng loại vật liệu nổ công nghiệp sử dụng (ghi đúng tên vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, ví dụ: Thuốc nổ nhũ tương dùng cho lộ thiên; kíp nổ điện số 8; dây nổ chịu nước...).

(6) Ghi rõ số lượng vật liệu nổ công nghiệp sử dụng hàng năm đối với sử dụng để khai thác khoáng sản hoặc trong thời hạn của giấy phép đối với sử dụng để thi công công trình (Ví dụ: thuốc nổ các loại: 1.000 kg/năm; kíp nổ các loại: 6.500 cái/năm; dây nổ chịu nước 1.300 m/năm;...).

(7) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

Mẫu số 05. Giấy đề nghị cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép dịch vụ nổ mìn

.............(1)...............
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

.....(2)...., ngày   tháng   năm

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

..... (3).... giấy phép dịch vụ nổ mìn

Kính gửi: ..............................(4)......................................

Tên tổ chức/doanh nghiệp: ...............................................................……….

Nơi đặt trụ sở chính (Thôn (tổ), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố): ...................

Điện thoại: .................................. Fax: ........................................................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) số …………. do …........................ cấp ngày ..… tháng … năm … hoặc Quyết định thành lập số ... ngày ... tháng ... năm ..... của...

Họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật: ................................................................................

Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự số ... do ... cấp ngày … tháng … năm …

Lý do đề nghị cấp: ................................ (5)....................................................

............................................................... (6)....................................................

............................................................... (7)....................................................

Họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ (nếu có): ..............................................................................................................

Đề nghị .........(4)......... xem xét và cấp .........(3)......... giấy phép dịch vụ nổ mìn cho tổ chức/doanh nghiệp theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 29 tháng 6 năm 2024./.

 


Nơi nh
ận:
  
- Như trên;
- Lưu:  .…

………….(8)……………..
(Chữ ký, dấu)


Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên tổ chức/doanh nghiệp đề nghị cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép dịch vụ nổ mìn.

(2) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đề nghị cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép dịch vụ nổ mìn đóng trụ sở chính.

(3) Ghi rõ cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép dịch vụ nổ mìn.

(4) Cơ quan cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép dịch vụ nổ mìn.

(5) Ghi rõ lý do đề nghị cấp (Ví dụ: sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thực hiện nổ mìn dịch vụ trên địa bàn tỉnh Yên Bái; sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thực hiện nổ mìn dịch vụ trên thềm lục địa...).

(6) Ghi rõ số, ngày tháng của văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp đối với doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.

(7) Ghi rõ số, ngày tháng của đề nghị văn bản của cơ quan có thẩm quyền đề nghị cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn (Ví dụ: UBND tỉnh, thành phố …).

(8) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

Mẫu số 06. Giấy đề nghị cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ

.............(1)...............
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

.....(2)...., ngày   tháng   năm

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

..... (3).... giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ

Kính gửi: ..............................(4).....................................

Tên doanh nghiệp:.........................................................................……….

Nơi đặt trụ sở chính (Thôn (tổ), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố): ....................

Điện thoại: .................................. Fax: ........................................................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) số ... do ... cấp ngày … tháng … năm … hoặc Quyết định thành lập số ... ngày ... tháng ... năm ... của ...

Họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật: ................................................................................................

Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự số .....  do …........................ cấp ngày ..… tháng … năm… đối với doanh nghiệp kinh doanh Amoni Nitrat có hàm lượng từ 98,5% trở lên.

Lý do đề nghị cấp: ........................................................................................

Số văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với kho bảo quản tiền chất thuốc nổ;  ..............................................................

Số giấy phép môi trường:  ............................................................................

Họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ (nếu có): ..............................................................................................................

Đề nghị .........(4)......... xem xét và cấp .........(3)......... giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ cho doanh nghiệp theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 29 tháng 6 năm 2024./.

 


Nơi nhận:

- Như trên;
- Lưu:  .…

………….(6)……………..
(Chữ ký, dấu)


Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên doanh nghiệp đề nghị cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ.

(2) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đề nghị cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ đóng trụ sở chính.

(3) Ghi rõ cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ.

(4) Cơ quan cấp/cấp lại/cấp điều chỉnh giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ.

(5) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

 

Mẫu số 07. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp/tiền chất thuốc nổ

………..(1)……….
……………..(2)……………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/...(3)

(4)..., ngày …  tháng … năm 20…

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT ……….(5)………….

……………(6)……………..

Căn cLuật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 29 tháng 6 năm 2024;

Căn cứ Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương;

Xét đề nghị của ……………………………….(7)……………………………………..……;

Theo đề nghị của ………………………………(8)………………………………..………..;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chứng nhận dây chuyền sản xuất .........................(5) ..................... của  ..............................(7)............................................................................................................;

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) số: ....  do …(9)… cấp ngày ... tháng ... năm .... hoặc Quyết định thành lập số ... ngày ... tháng ... năm ... của ...;

Trụ sở tại: ..................................................... (10)............................................................;

Điện thoại: .......................... ; Fax: .......................................................................................;

Đủ điều kiện sản xuất ............................(5)................................................................................

Điều 2. Điều kiện sản xuất

- Địa điểm sản xuất:..................................................................................................................;

- Loại ……………...(1)………....:    ………………..………(11)…………..…………………;

- Công suất tối đa: ……………………………….……………………………………………

- Điều kiện khác: ……………………………………………………………………..……...

Điều 3. ...(7)… phải thực hiện đúng các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số .../2024/NĐ-CP ngày ... tháng ...  năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương; ...(12)... và những quy định pháp luật liên quan./.


Nơi nh
ận:
- .......(2)......;
- .......(14)......;
- Lưu: ....(15)....,                                                                                

..................(13)..................
(Chữ ký, dấu)

Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên cơ quan chủ quản của cơ quan cấp giấy chứng nhận (Ví dụ: Bộ Công Thương, UBND tỉnh...).

(2) Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận.

(3) Tên viết tắt của cơ quan cấp giấy chứng nhận.

(4) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan cấp giấy chứng nhận đóng trụ sở chính.

(5) Loại hàng hóa sản xuất (Ví dụ: vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ).

(6) Thủ trưởng cơ quan cấp giấy chứng nhận.

(7) Tên tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận.

(8) Thủ trưởng bộ phận tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận.

(9) Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương).

(10) Địa chỉ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) hoặc quyết định thành lập.

(11) Tên vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo Danh mục vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

(12) Tên các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp hoặc tiền chất thuốc nổ (Ví dụ: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ (QCVN 01:2019/BCT)).

(13) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

(14) Tên các tổ chức có liên quan.

(15) Tên viết tắt của bộ phận tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận; số lượng giấy chứng nhận lưu.

* Kích thước của Giấy phép: A4 (210mm x 297mm).

 

Mẫu số 08. Giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp/tiền chất thuốc nổ

BỘ CÔNG THƯƠNG
…………..(1)…………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /……..(2)……..

Hà Nội, ngày   tháng   năm 20..

 

GIẤY PHÉP KINH DOANH …….……(3)…………..

……………(4)……………..

Căn cLuật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 29 tháng 6 năm 2024;

Căn cứ Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương;

Xét đề nghị của ……………………………….(5)……………………………………..……;

Theo đề nghị của ………………………………(6)………………………………..………..;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép ............................................(5).......................................................................;

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) số: ..............................  do ……..…...(7)……..… cấp ngày ... tháng ... năm .... ;

Trụ sở tại: .................................... (8).........................................................................................;

Điện thoại: .......................... ; Fax: ...........................................................................................;

Được kinh doanh ......................................(3)......................................................................

...................................................................(9)......................................................................

Điều 2. Điều kiện kinh doanh

1. ........................................................(10).............................................................................

2. Các điều kiện khác (phạm vi, các hạn chế về kinh doanh...).

Điều 3.............................(5)............................ phải thực hiện đúng các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số .../2024/NĐ-CP ngày ... tháng ...  năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương; ...(11)... và những quy định pháp luật liên quan./.

 


Nơi nh
ận:
- .......(5)......;
- .......(13)......;
- Lưu: ....(14)....,                                                                               

..................(12)..................
(Chữ ký, dấu)


Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên cơ quan cấp giấy phép.

(2) Tên viết tắt của cơ quan cấp giấy phép.

(3) Tên hàng hóa được phép kinh doanh (Ví dụ: vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ).

(4) Thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép.

(5) Tên doanh nghiệp được cấp giấy phép.

(6) Thủ trưởng bộ phận tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

(7) Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương).

(8) Địa chỉ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương).

(9) Địa chỉ kho chứa tiền chất thuốc nổ (ghi rõ địa chỉ), kho của bên mua/bên bán (ghi rõ tên công ty) (sử dụng đối với giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ).

(10) Chủng loại, tên hàng hóa được kinh doanh (Ví dụ: vật liệu nổ công nghiệp; Amoni Nitrat).

(11) Tên các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hoặc tiền chất thuốc nổ (Ví dụ: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ (QCVN 01:2019/BCT)).

(12) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

(13) Tên các tổ chức có liên quan.

(14) Tên viết tắt của bộ phận tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép; số lượng giấy phép lưu.

* Kích thước của Giấy phép: A4 (210mm x 297mm).

 

Mẫu số 09. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp/tiền chất thuốc nổ

BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC HÓA CHẤT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /GP-HC

Hà Nội, ngày …  tháng … năm 20…

 

GIẤY PHÉP ……….(1)………….

CỤC TRƯỞNG CỤC HÓA CHẤT

Căn cLuật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 29 tháng 6 năm 2024;

Căn cứ Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương;

Xét đề nghị của ……………………………….(2)……………………………………..……;

Theo đề nghị của ………………………………(3)………………………………..………..;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép ............................................(2).......................................................................;

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) số: ..............................  do ……..…...(4)……..… cấp ngày ... tháng ... năm .... hoặc Quyết định thành lập số ... ngày ... tháng ... năm ... của ...;

Trụ sở tại: .................................... (5).........................................................................................;

Điện thoại: .......................... ; Fax: ...........................................................................................;

Được .............................................................................(1)....................................................

Điều 2. Điều kiện ................................................(1)..............................................................

1. Chủng loại, số lượng, nước sản xuất...............(6)............ (phụ lục kèm theo);

2.  Tên cửa khẩu .....(1)…. : ......................................................................................................;

3. Phương tiện vận chuyển: .................................................................................................;

4. Thời gian ……..: từ ngày ..... đến ngày ... tháng ... năm 20...

Điều 3. ....(2).... phải thực hiện đúng các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số .../2024/NĐ-CP ngày ... tháng ...   năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương; ...(7)... và những quy định pháp luật liên quan./.

 


Nơi nh
ận:
- .......(2)......;
- .......(8)......;
- Lưu: ....(9)....,

CỤC TRƯỞNG
(Chữ ký, dấu)


Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên loại hình hoạt động (Ví dụ: Xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp; nhập khẩu tiền chất thuốc nổ...).

(2) Tên tổ chức/doanh nghiệp được cấp giấy phép.

(3) Thủ trưởng bộ phận tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

(4) Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương).

(5) Địa chỉ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) hoặc quyết định thành lập.

(6) Loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Ví dụ: kíp nổ điện số 8, Amoni Nitrat).

(7) Tên các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp hoặc tiền chất thuốc nổ (Ví dụ: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ (QCVN 01:2019/BCT)).

(8) Tên các tổ chức có liên quan;

(9) Tên viết tắt của bộ phận tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép; số lượng giấy phép lưu.

* Kích thước của Giấy phép: A4 (210mm x 297mm).

 

Mẫu số 10. Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

………..(1)……….
……………..(2)……………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:   .../...(3)

(4)..., ngày … tháng … năm 20…

 

GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

……………(5)……………..

Căn cLuật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 29 tháng 6 năm 2024;

Căn cứ Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương;

Xét đề nghị của ……………………………….(6)……………………………………..……;

Theo đề nghị của ………………………………(7)………………………………..………..;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép ............................................(6).......................................................................;

 ....................(8)......................  do …….......…...(9)……......… cấp ngày ... tháng ... năm .... ;

Trụ sở tại: .................................... (10).........................................................................................;

Điện thoại: .......................... ; Fax: ...........................................................................................;

Được sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để ...................................(11).........................................

Điều 2. Điều kiện sử dụng

1. Địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:.............................................................................

2. Chủng loại, số lượng vật liệu nổ công nghiệp được phép sử dụng: .......................................

3. Điều kiện khác: .....................................................(12).............................................................

4. ...(6)... phải thực hiện đúng các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số .../2024/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương; ...(13)... và những quy định pháp luật liên quan.

Điều 3. Giấy phép này có giá trị đến ngày ... tháng ... năm 20..../.

 


Nơi nh
ận:
- .......(6)......;
- .......(15)......;
- Lưu: ....(16)....,                                                                               

..................(14)..................
(Chữ ký, dấu)


Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên cơ quan chủ quản của cơ quan cấp giấy phép (Ví dụ: Bộ Công Thương, UBND tỉnh …).

(2) Tên cơ quan cấp giấy phép.

(3) Tên viết tắt của cơ quan cấp giấy phép.

(4) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ quan cấp phép đóng trụ sở chính.

(5) Thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép.

(6) Tên tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy phép.

(7) Thủ trưởng bộ phận tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

(8) Số giấy đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) hoặc số quyết định thành lập.

(9) Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) hoặc quyết định thành lập.

(10) Địa chỉ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) hoặc quyết định thành lập.

(11) Mục đích sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để: Khai thác, xây dựng công trình, thử nghiệm.

(12): Quy định điều kiện đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (Ví dụ: Lượng thuốc nổ lớn nhất trong một lần sử dụng, phương pháp điều khiển nổ, khoảng cách an toàn, thời điểm nổ mìn,...).

(13) Tên các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp (Ví dụ: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ số QCVN 01:2019/BCT).

(14) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

(15) Tên các tổ chức có liên quan.

(16)  Tên viết tắt của bộ phận tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép; số lượng giấy phép lưu.

* Kích thước của Giấy phép: A4 (210mm x 297mm).

 

Mẫu số 11. Giấy phép dịch vụ nổ mìn

………..(1)……….
……………..(2)……………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:   .../...(3)

(4)..., ngày … tháng … năm 20…

 

GIẤY PHÉP DỊCH VỤ NỔ MÌN

……………(5)……………..

Căn cLuật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 29 tháng 6 năm 2024;

Căn cứ Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương;

Xét đề nghị của ……………………………….(6)………………………………...……..……;

Theo đề nghị của ………………………………(7)…………………………………..………..;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép ............................................(6).......................................................................;

 ....................(8)......................  do …….......…...(9)……......… cấp ngày ... tháng ... năm .... ;

Trụ sở tại: .................................... (10).........................................................................................;

Điện thoại: .......................... ; Fax: ...........................................................................................;

Được sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thực hiện dịch vụ nổ mìn.

Điều 2. Điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

1. Phạm vi hoạt động:………………..................................................................................;

2. Điều kiện khác: ……………………………………………………………………..……...

3. ...(6)… phải thực hiện đúng các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số .../2024/NĐ-CP ngày ... tháng ...  năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương; ...(11)... và những quy định pháp luật liên quan; thông báo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trước khi thực hiện dịch vụ nổ mìn.

Điều 3. Giấy phép này có giá trị đến ngày ... tháng … năm 20.../.

 


Nơi nh
ận:
- .......(6)......;
- .......(13)......;
- Lưu: ....(14)....,                                                                               

..................(12)..................
(Chữ ký, dấu)


Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên cơ quan chủ quản của cơ quan cấp giấy phép (đối với trường hợp có cơ quan chủ quản).

(2) Tên cơ quan cấp giấy phép.

(3) Tên viết tắt của cơ quan cấp giấy phép.

(4) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan cấp phép đóng trụ sở chính.

(5) Thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép.

(6) Tên tổ chức, doanh nghiệp chức được cấp giấy phép.

(7) Thủ trưởng bộ phận tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

(8) Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) hoặc số quyết định thành lập.

(9) Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) hoặc quyết định thành lập.

(10) Địa chỉ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) hoặc quyết định thành lập.

(11) Tên các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (Ví dụ: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ (QCVN 01:2019/BCT)).

(12) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký..

(13) Tên các tổ chức có liên quan.

(14) Tên viết tắt của bộ phận tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép; số lượng giấy phép lưu.

* Kích thước của Giấy phép: A4 (210mm x 297mm).

 

PHỤ LỤC IV

MẪU THÔNG BÁO SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, THÔNG BÁO THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NỔ MÌN
(kèm theo Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Ký hiệu

Tên biểu mẫu

Mẫu số 01

Thông báo sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Mẫu số 02

Thông báo thực hiện hoạt động dịch vụ nổ mìn

 

Mẫu số 01. Thông báo sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

.............(1)...............
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:......

 

 

THÔNG BÁO

Về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Kính gửi: ……………(2)…………….

Thực hiện quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, ...(1)… thông báo việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp như sau:

1. Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp số ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...

2. Vị trí, phạm vi sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:……………………….. ………………

3. Khoảng cách gần nhất từ vị trí nổ mìn đến công trình, khu dân cư lân cận: …………………

4. Phương pháp nổ mìn:  …………………………………………………

5. Quy mô nổ mìn (số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp;  lượng thuốc nổ lớn nhất trong một lần sử dụng): . ……………………………….........

6. Giờ nổ mìn trong ngày (đối với nổ mìn lộ thiên): ………………………

7. Thời hạn sử dụng vật liệu nổ công nghiệp: ……………………………..

8. Các biện pháp an toàn khi nổ mìn: ……………………………………...

9. Danh sách người liên quan đến hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp:

TT

Họ và tên

Số định danh

Ngày tháng năm sinh

Trình độ chuyên môn

Công việc được giao

 

 

 

 

 

(3)

 

 

 

 

 

 

 


Nơi nh
ận:
- Như trên;
- .......(5)......;
- .......(6)......;
- Lưu: ....(7)....,

.................(4)..................
(Chữ ký, dấu)


Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

(2) Tên Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

(3) Ghi rõ công việc được giao (Ví dụ: Người quản lý, chỉ huy nổ mìn; thợ nổ mìn; người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp…).

(4) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

(5) Sở Công Thương nơi tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

(6) Tên các tổ chức có liên quan.

(7)  Tên viết tắt của bộ phận báo cáo.

 

Mẫu số 02. Thông báo thực hiện hoạt động dịch vụ nổ mìn

.............(1)...............
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:......

..., ngày ... tháng ... năm ...

 

THÔNG BÁO

Về thực hiện hoạt động dịch vụ nổ mìn

Kính gửi:

 

 

……………(2)…………….

……………(3)…………….

Thực hiện quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, ...(1)… thông báo việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp như sau:

1. Giấy phép dịch vụ nổ mìn số ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ...

2. Hợp đồng dịch vụ nổ mìn số ... ngày ... tháng ... năm .... giữa ..........(4)…....... với .................(1)…...........

3. Vị trí, phạm vi sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:………………………..

4. Khoảng cách gần nhất từ vị trí nổ mìn đến công trình, khu dân cư lân cận: ………………………………………………………………………………

5. Phương pháp nổ mìn:  …………………………………………………

6. Quy mô nổ mìn (số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp;  lượng thuốc nổ lớn nhất trong một lần sử dụng): . ……………………………….........

7. Giờ nổ mìn trong ngày (đối với nổ mìn lộ thiên): ………………………

8. Thời hạn sử dụng vật liệu nổ công nghiệp: ……………………………..

9. Các biện pháp an toàn khi nổ mìn: ……………………………………...

10. Danh sách người liên quan đến hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp:

TT

Họ và tên

Số định danh

Ngày tháng năm sinh

Trình độ chuyên môn

Công việc được giao

 

 

 

 

 

(5)

 

 

 

 

 

 

 


Nơi nh
ận:
- Như trên;
- .......(7)......;
- .......(8)......;
- Lưu: ....(9)....,

.................(6)..................
(Chữ ký, dấu)


Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép dịch vụ nổ mìn.

(2) Tên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

(2) Tên Ủy ban nhân dân cấp xã.

(4) Tên tổ chức, doanh nghiệp thuê dịch vụ nổ mìn.

(5) Ghi rõ công việc được giao (Ví dụ: Người quản lý, chỉ huy nổ mìn; thợ nổ mìn; người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp…).

(6) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

(7) Sở Công Thương nơi tổ chức, doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ nổ mìn.

(8) Tên các cơ quan, tổ chức có liên quan.

(9)  Tên viết tắt của bộ phận báo cáo.

 

PHỤ LỤC V

MỘT SỐ MẪU VĂN BẢN VỀ ĐĂNG KÝ ĐỂ NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN, THỬ NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM VẬT LIỆU NỔ VÀO DANH MỤC VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM
(kèm theo Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Ký hiệu

Tên biểu mẫu

Mẫu số 01

Văn bản đăng ký mới, đăng ký bổ sung nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Mẫu số 02

Nội dung thuyết minh dự án khoa học và công nghệ cấp Bộ

Mẫu số 03

Nội dung thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ

Mẫu số 04

Nội dung thuyết minh đề án khoa học và công nghệ cấp Bộ

Mẫu số 05

Văn bản đăng ký mới, đăng ký bổ sung sản phẩm vật liệu nổ vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp

Mẫu số 06

Quyết định công nhận kết quả đăng ký sản phẩm vật liệu nổ vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp

 

Mẫu số 01. Văn bản đăng ký mới, đăng ký bổ sung nhiệm vụ khoa học và công nghệ

.............(1)...............
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........
V/v …(3).…  nhiệm vụ khoa học và công nghệ để nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm vật liệu nổ

.....(2)....., ngày ... tháng ... năm 20...

 

Kính gửi: Bộ Công Thương

1. Tên tổ chức/doanh nghiệp: .....................................(1)...............................

2. Địa chỉ liên lạc (Thôn (tổ), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố):  .................................................................................................................................

Điện thoại: …………………… Email: .......................................................

3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) số …………. Cơ quan cấp: ……………. cấp ngày ……………. tại ……………

4. Sau khi nghiên cứu quy định tại Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, ...(1)…  đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ để nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm vật liệu nổ với nội dung, hồ sơ như sau:

a) Tên nhiệm vụ khoa học và công nghệ: ………………………………….

b) Lý do đề xuất (Nêu rõ tính cấp thiết, vấn đề thực tiễn cần giải quyết và sự phù hợp của vấn đề cần giải quyết với mục tiêu, nội dung và sản phẩm dự kiến: làm rõ triển vọng tạo ra, phát triển hướng nghiên cứu mới hoặc sản phẩm mới thuộc lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp): …………………………………………

c) Mục tiêu (Nêu cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể): ………………

d) Yêu cầu về sản phẩm (Mô tả dự kiến sản phẩm có thể đạt được, dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm; Ảnh hưởng của kết quả dự kiến đạt được đến nghiên cứu/sản xuất, đối tượng hưởng lợi từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Mô tả phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu đến người sử dụng tiếp theo): …………………………………………………………..

đ) Kiến nghị các nội dung chính cần thực hiện để đạt kết quả (Liệt kê các nội dung chính sẽ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra): ………………………

e) Dự kiến thời gian thực hiện (số tháng, bắt đầu từ…): …………………… 

g) Khả năng và địa chỉ áp dụng (Nêu rõ khả năng, hiệu quả, tác động của việc áp dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ vào thực tế, dự báo nhu cầu (địa điểm, quy mô, thời gian, đối tượng….)): ………………………………..

(Có Thuyết minh nhiệm vụ kèm theo)

Đề nghị Bộ Công Thương xem xét phê duyệt nhiệm vụ để …(1)… triển khai thực hiện theo quy định.

(1)… cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, các quy định khác có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin nói trên./.

 


Nơi nh
ận:

- Như trên;
- ……

THỦ TRƯỞNG
TỔ CHỨC CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

Chú thích:

 (1) Tên tổ chức/doanh nghiệp đăng ký nhiệm vụ.

(2) Địa danh nơi đặt trụ sở chính của tổ chức/doanh nghiệp.

(3) Nội dung đăng ký (Đăng ký mới hoặc đăng ký bổ sung).

 

Mẫu số 02. Nội dung thuyết minh dự án khoa học và công nghệ cấp Bộ

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1. Tên dự án:                                                  Mã số:

2. Thời gian thực hiện

3. Chủ nhiệm dự án (Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; học hàm, học vị/trình độ chuyên môn; chức danh khoa học; chức vụ; điện thoại; fax; email; tên và địa chỉ tổ chức đang công tác):..........................................................................................................................

4. Thư ký dự án (Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; học hàm, học vị/trình độ chuyên môn; chức danh khoa học; chức vụ; điện thoại; fax; email; tên và địa chỉ tổ chức đang công tác):  .................................................................................................................................

5. Tổ chức chủ trì thực hiện dự án (Ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax, website; họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật): ……………………

6. Tổ chức tham gia chính (Ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax, website; họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu người đại diện theo pháp luật): …………………………

7. Người tham gia thực hiện dự án (Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu, tổ chức công tác, nội dung công việc tham gia, thời gian làm việc cho dự án): …………………

8. Xuất xứ dự án (Ghi rõ xuất xứ của dự án (từ kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D) đã được Hội đồng khoa học và công nghệ các cấp đánh giá, nghiệm thu và kiến nghị; từ sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm khoa học được giải thưởng khoa học và công nghệ; kết quả khoa học công nghệ từ nước ngoài; sản phẩm khoa học và công nghệ khác)): ....

.................................................................................................................................

9. Luận cứ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án (Làm rõ về công nghệ lựa chọn của dự án; lợi ích kinh tế, khả năng thị trường và cạnh tranh của sản phẩm dự án; tác động của kết quả dự án đến kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; năng lực thực hiện dự án; khả năng ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng kết quả của dự án (Nêu rõ phương án về tổ chức sản xuất; nhân rộng, chuyển giao công nghệ; thành lập doanh nghiệp mới để sản xuất, kinh doanh ……...,...): …………………………………………………………………………

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN

1. Mục tiêu (Ghi rõ mục tiêu của dự án sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ đặt ra; mục tiêu của dự án sản xuất thử nghiệm): .........................................

2. Nội dung (Mô tả công nghệ, sơ đồ hoặc quy trình công nghệ (là xuất xứ của dự án) để triển khai trong dự án; phân tích những vấn đề mà dự án cần giải quyết về công nghệ; liệt kê và mô tả nội dung, các bước công việc cần thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra, kể cả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng cho việc thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm): ……...….

.................................................................................................................................

3. Phương án triển khai (Phương thức tổ chức thực hiện; mô tả, phân tích và đánh giá các điều kiện triển khai dự án; Dự báo nhu cầu thị trường và phương án kinh doanh sản phẩm của dự án): ……………………………………

4. Sản phẩm của Dự án: ...............................................................................

5. Phương án phát triển của dự án sau khi kết thúc: ………………………

III. KẾT  LUẬN  VÀ  KIẾN  NGHỊ

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

 

Mẫu số 03. Nội dung thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1. Tên đề tài:                                                          Mã số:

2. Thời gian thực hiện

3. Chủ nhiệm đề tài (Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; học hàm, học vị/trình độ chuyên môn; chức danh khoa học; chức vụ; điện thoại; fax; email; tên và địa chỉ tổ chức đang công tác): ........................

4. Thư ký đề tài (Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; học hàm, học vị/trình độ chuyên môn; chức danh khoa học; chức vụ; điện thoại; fax; email; tên và địa chỉ tổ chức đang công tác): ...............................

5. Tổ chức chủ trì thực hiện đề tài (Ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax, website; họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật): …………………………………………………..

6. Tổ chức tham gia chính (Ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax, website; họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật): ………………………………………………………………………..

7. Người tham gia thực hiện đề tài (Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu, tổ chức công tác, nội dung công việc tham gia, thời gian làm việc cho dự án): ………………………………………………………...

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Mục tiêu của đề tài: …………………………………………………….

2. Tình trạng đề tài: ……………………………………………………….

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài: ……………………………………………………..

4. Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan: ………………………………………….

5. Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án thực hiện: …………………………………………………………….

6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: …………..

7. Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nước: ……………………………………………………………………………..

8. Tiến độ thực hiện (Ghi rõ tiến độ, người thực hiện của các nội dung, công việc): ………………………………………………………………………..

III. SẢN PHẨM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA ĐỀ TÀI

1. Sản phẩm khoa học và công nghệ chính của đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt (Liệt kê theo dạng sản phẩm): ……………………………………

2. Khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu: ...

.................................................................................................................................

3. Phạm vi và địa chỉ (dự kiến) ứng dụng các kết quả đề tài: ...................

4. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu: ………………...

 

Mẫu số 04. Nội dung thuyết minh đề án khoa học và công nghệ  cấp Bộ

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ ÁN

1. Tên đề án:                                                 Mã số:

2. Thời gian thực hiện:

3. Chủ nhiệm đề án (Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; học hàm, học vị/trình độ chuyên môn; chức danh khoa học; chức vụ; điện thoại; fax; email; tên và địa chỉ tổ chức đang công tác): .......................

4. Thư ký đề án (Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; học hàm, học vị/trình độ chuyên môn; chức danh khoa học; chức vụ; điện thoại; Fax; email; tên và địa chỉ tổ chức đang công tác): ..........................

5. Tổ chức chủ trì thực hiện đề án (Ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax, website; họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật): ……………………………………………………………..

6. Tổ chức tham gia chính (Ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax, website; họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật): ………………………………………………………………………..

7. Người tham gia thực hiện đề án (Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu, tổ chức công tác, nội dung công việc tham gia, thời gian làm việc cho dự án): ………………………………………………………..

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu của đề án: …………………………………………………….

2. Tình trạng đề án: ……………………………………………………….

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề án

4. Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề án đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan: ………………………………………….

5. Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề án và phương án thực hiện: ……………………………………………………………..

6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: …………….

7. Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nước: ……………………………………………………………………………...

8. Tiến độ thực hiện (Ghi rõ tiến độ, người thực hiện của các nội dung, công việc): ………………………………………………………………………

 

Mẫu số 05. Văn bản đăng ký mới, đăng ký bổ sung sản phẩm vật liệu nổ vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp

.............(1)...............
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........
V/v .......(3)...... sản phẩm vật liệu nổ vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp

........(2)....., ngày ..... tháng ... năm .....

 

Kính gửi: Bộ Công Thương

1. Tên tổ chức/doanh nghiệp: ............................(1)........................................

2. Địa chỉ liên lạc: .........................................................................................

Điện thoại: …………………… Email: ...........................................

3. Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) số …… Cơ quan cấp: …… cấp ngày …… tại ……………

4. Sau khi nghiên cứu quy định tại Thông tư số .../2024/TT-BCT ngày ... tháng ... năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, ...(1)… đăng ký sản phẩm vật liệu nổ vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam với nội dung, hồ sơ như sau:

a) Tên sản phẩm vật liệu nổ: …………………….……………….………..

b) Bản sao thông báo bằng văn bản đến tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện sản xuất thử nghiệm (nếu có);.

c) Bản sao phương án sản xuất thử nghiệm được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp  đối với sản phẩm sản xuất trong nước (nếu có);.

d) Bản dịch ra tiếng Việt chỉ tiêu kỹ thuật, mô tả chi tiết về đặc tính, công dụng, hướng dẫn sử dụng của sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp mới đối với sản phẩm nhập khẩu mới;

đ) Bảng các chỉ tiêu kỹ thuật, mô tả chi tiết về đặc tính, công dụng, hướng dẫn sử dụng của sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp mới đối với sản phẩm sản xuất lần đầu của Dự án đầu tư, chuyển giao công nghệ, nhiệm vụ nghiên cứu kèm theo bản sao Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu;

e) Bản sao Bản công bố hợp quy sản phẩm theo quy định;

g) Bản sao kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu đặc tính kỹ thuật tại Phòng thử nghiệm được chỉ định;

h) Kết quả thử nổ công nghiệp (nếu có).

(Có bản sao các văn bản kèm theo)

Đề nghị Bộ Công Thương công nhận kết quả đăng ký và xem xét, bổ sung vật liệu nổ công nghiệp mới vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam.

(1)… cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, các quy định có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin nói trên./.

 


Nơi nh
ận:
- Như trên;
- ......
- Lưu: ...

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Họ tên, chữ ký, dấu)


Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên tổ chức/doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.

(2) Địa danh nơi đặt trụ sở chính của tổ chức/doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.

(3) Nội dung đăng ký (Đăng ký mới hoặc đăng ký bổ sung).

 

Mẫu số 06. Quyết định công nhận kết quả đăng ký sản phẩm vật liệu nổ vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:           /QĐ-BCT

Hà Nội, ngày …. tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận kết quả đăng ký sản phẩm vật liệu nổ vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cLuật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ….

Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị định số 105/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương và Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương;

Căn cứ Thông tư số 32/2019/TT-BCT ngày 21 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ (QCVN 01:2019/BCT);

Căn cứ Quyết định số …/QĐ-BCT ngày… tháng … năm … của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ kiểm tra các chỉ tiêu đặc tính kỹ thuật trong phòng thí nghiệm và giám sát thử nổ công nghiệp sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp …;

Căn cứ Biên bản họp ngày … tháng … năm … của Hội đồng khoa học và công nghệ …;

Xét đề nghị của … (1)… về việc đăng ký sản phẩm …(2)…  vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận kết quả đăng ký sản phẩm …(2)… do ….(3)… sản xuất vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam.

Chi tiết chỉ tiêu đặc tính kỹ thuật sản phẩm …(2)… do …(3)… sản xuất tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Trong quá trình sản xuất/nhập khẩu sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp nêu tại Điều 1, ...(4)… có trách nhiệm sau:

1. Đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định tại …

2. Tuân thủ các quy định tại …

3. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị, ổn định chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất/kinh doanh/sử dụng; chịu trách nhiệm bảo hành chất lượng sản phẩm với các đơn vị sử dụng theo thời gian bảo hành đăng ký.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ; Cục trưởng các Cục: Hóa chất, Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; …(1)… và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nh
ận:
- Như Điều 4;
- …;
- Lưu: VT, KHCN.

BỘ trưỞng
(Ký tên, đóng dấu)
….

Chú thích:

(1) Tên tổ chức/doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp tại Việt Nam;

(2) Tên sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp;

(3) Tên tổ chức/doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp tại Việt Nam/nước ngoài;

(4) Tên tổ chức/doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp tại Việt Nam hoặc ghi tên của đơn vị cung ứng nếu là sản phẩm nhập khẩu.

 

PHỤ LỤC VI

NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỦI RO VỀ AN TOÀN
(kèm theo Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

1. Mục đích

a) Nhận diện các mối nguy hiểm;

b) Đánh giá rủi ro trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;

c) Đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

2. Phạm vi công việc: Đánh giá rủi ro và đề xuất các biện pháp để loại trừ, giảm thiểu rủi ro.

3. Tài liệu liên quan

4. Từ viết tắt thông dụng, các thuật ngữ

5. Xác định mối nguy

Xác định tất cả các loại nguy hiểm (yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại), nguồn gốc và nguyên nhân gây ra các nguy hiểm đó cũng như hậu quả có thể xảy ra của nó đối với con người tại tổ chức, doanh nghiệp quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cũng như những người không thuộc tổ chức nhưng hiện diện trong khu vực nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, sử dụng, tiêu hủy.

Các nội dung cần phải xem xét đến khi xác định mối nguy gồm:

a) Các hoạt động thường xuyên và không thường xuyên;

b) Các hoạt động của những người có khả năng tiếp cận đến khu vực nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, sử dụng, tiêu hủy;

c) Các hành vi, khả năng và các nhân tố liên quan đến con người khác;

d) Xác định các mối nguy bắt nguồn từ bên ngoài nơi làm việc mà có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn của những người chịu ảnh hưởng kiểm soát của tổ chức trong phạm vi nơi làm việc;

đ) Các mối nguy do hoạt động dưới sự kiểm soát của tổ chức, doanh nghiệp tạo ra trong vùng lân cận của nơi làm việc;

e) Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và vật liệu tại nơi làm việc do tổ chức hay người khác cung cấp;

g) Các thay đổi hay đề xuất thay đổi trong tổ chức, đối với các hoạt động, hay vật tư;

h) Các điều chỉnh đối với hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường bao gồm các thay đổi mang tính tạm thời và ảnh hưởng của chúng đối với việc điều hành, các quá trình và các hoạt động;

k) Việc thiết kế khu vực làm việc, các quá trình, việc lắp đặt, máy, thiết bị, các thủ tục điều hành và tổ chức công việc, bao gồm việc thích ứng với khả năng của con người.

6. Đánh giá rủi ro

a) Xác định các giải pháp kiểm soát các mối nguy hiểm có sẵn

- Các giải pháp phải là giải pháp đã được thực hiện trong thực tế, đã được ban hành trong nội quy, quy trình, quy định về an toàn, phiếu công tác…, không phải là giải pháp mà người đánh giá đặt ra trong quá trình đánh giá;

- Yêu cầu các giải pháp kiểm soát mối nguy hiểm có sẵn phải được liệt kê: Ngắn gọn, chính xác, đầy đủ và càng cụ thể càng tốt. Cũng cần xem xét hiệu quả của các giải pháp có sẵn trong thực tế.

b) Đánh giá hậu quả của các mối nguy hiểm đã được xác định

Hậu quả là mức độ của chấn thương hoặc thiệt hại gây ra bởi tai nạn/sự cố, ốm đau từ mối nguy hiểm tại nơi làm việc. Hậu quả có thể được chia làm nhiều loại khác nhau dựa trên mức độ sự cố, thương tật. Ví dụ:

Hậu quả

Mô t

Nh

Không chấn thương, chấn thương hoặc ốm đau chỉ yêu cầu sơ cứu (bao gồm các vết đứt và trầy xước nhỏ, sưng tấy, ốm đau với lo lắng tạm thời)

Trung bình

Chấn thương yêu cầu điều trị y tế hoặc ốm đau dẫn đến ốm yếu tàn tật (bao gồm vết rách, bỏng, bong gân, gãy nhỏ, viêm da, điếc, …)

Nặng

Chết người, chấn thương trầm trọng hoặc bệnh nghề nghiệp có thể làm chết người (bao gồm cụt chân tay, gãy xương lớn, đa chấn thương, ung thư nghề nghiệp, nhiễm độc cấp tính và chết người)

Hoặc chia thành 5 cấp độ như bảng sau đây:

Cấp độ

Mô t

Diễn giải

A

Thảm khốc

Tử vong

B

Cao

Thương tật nghiêm trọng vĩnh viễn

C

Trung bình

Cần điều trị y tế, mất ngày công

D

Nh

Điều trị y tế (có thể quay lại làm việc)

E

Không đáng k

Điều trị sơ cứu (có thể quay lại làm việc)

c) Xác định khả năng xuất hiện của tai nạn, sự cố hoặc ốm đau phát sinh từ mối nguy hiểm

Bên cạnh việc xác định hậu quả có thể xảy ra đối với mỗi mối nguy hiểm, cần thiết phải xác định khả năng xuất hiện (hay tần suất) của tai nạn, sự cố hoặc ốm đau phát sinh từ mối nguy hiểm.

Ví dụ tại bảng sau, việc xác định khả năng xảy ra được chia làm 3 mức: ít, thỉnh thoảng, hay xảy ra.

Khả năng xảy ra

Mô t

Hiếm khi

Ít có khả năng xuất hiện

Thỉnh thoảng

Có thể hoặc đã biết xuất hiện

Thường xuyên

Xuất hiện thông thường hoặc lặp lại

Hoặc có thể chia làm 5 cấp độ như bảng sau đây:

Cấp độ

Mô t

Diễn giải

Gần như chắc chắn

Sẽ xảy ra ít nhất  một lần trong năm

Khả năng thường xuyên xảy ra trong vòng đời của một cá nhân hoặc hệ thống hoặc rất thường xuyên xảy ra trong hoạt động với số lượng lớn của các thành phần tương tự.

Có khả năng xảy ra

Một lần trong 5 năm

Khả năng xảy ra vài lần trong vòng đời của một cá nhân hoặc hệ thống trong hoạt động với số lớn của các thành phần tương tự

Hoặc xảy ra với xác suất 1/5000 lần thực hiện công việc.

Hoặc xảy ra với xác suất 1/500 người thực hiện công việc.

Có thể xảy ra

Một lần trong 10 năm

Khả năng đôi khi xảy ra trong vòng đời của một cá nhân hoặc hệ thống hoặc được trông đợi xảy ra một cách hợp lý trong đời với số lượng lớn các thành phần tương tự

Hoặc xảy ra với xác suất 1/ 50 000 lần thực hiện công việc.

Hoặc xảy ra với xác suất 1/5000 người thực hiện công việc.

Ít khi xảy ra

Một lần trong 15 năm

Đôi khi có thể xảy ra trong vòng đời của một cá nhân hoặc hệ thống hoặc trông đợi xảy ra một cách hợp lý trong đời của một số lớn các thành phần tương tự.

Hoặc xảy ra với xác suất 1/100 000 lần thực hiện công việc.

Hoặc xảy ra với xác suất 1/10 000 người thực hiện công việc.

Hiếm khi xảy ra

Không trông đợi có thể xảy ra trong vòng đời của hoạt động

Không chắc có thể xảy ra trong vòng đời của một cá thể hoặc hệ thống mà nó chỉ có thể bằng cách giả định chứ không phải bằng trải nghiệm. Hiếm khi xảy ra trong đời của một số lớn thành phần tương tự.

d) Đánh giá mức rủi ro dựa trên hậu quả và khả năng xảy ra. Lựa chọn ma trận rủi ro

Sau khi xác định các biện pháp kiểm soát mối nguy hiểm có sẵn, khả năng xảy ra và hậu quả của mối nguy hiểm, việc đánh giá mức độ rủi ro được thực hiện bằng cách sử dụng ma trận rủi ro.

Mức rủi ro được phân loại thành thấp, trung bình và cao và tuỳ thuộc vào sự kết hợp giữa hậu quả và khả năng xảy ra.

Ví dụ về ma trận xác định mức rủi ro 3x3

Khả năng xảy ra

Hậu quả

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Nặng

Trung bình

 

 

Trung bình

Thấp

Trung bình

 

Nh

Thấp

Thấp

Trung bình

Ví dụ ma trận xác định mức rủi ro 5x 5:

Ma trận đánh giá rủi ro được sử dụng để phân loại rủi ro trong đánh giá này được trình bày như trong hình dưới đây.


 

E

D

C

B

A

 

 

 

Gần như chắc chắn (1)

15

10

 

 

 

 

 

Rủi ro cực cao

Có khả năng xảy ra (2)

19

14

9

 

 

 

 

Rủi ro cao

Có thể xảy ra (3)

22

18

13

 

 

 

 

Rủi ro trung bình

Ít khi xảy ra (4)

24

21

17

12

 

 

 

Rủi ro thấp

Hiếm khi  xảy ra (5)

25

23

20

16

11

 

 

 

- Vùng màu xanh (từ 21 đến 25) là vùng rủi ro thấp - chấp nhận rộng rãi. Nếu rủi ro ước tính vào vùng này, các biện pháp giảm rủi ro hiện hữu đã đầy đủ, cho phép tiếp tục hoạt động và không cần phải đưa ra bất kỳ biện pháp bổ sung nào;

- Vùng màu xanh (từ 17 đến 20) là vùng rủi ro trung bình - chấp nhận được. Nếu rủi ro ước tính vào vùng này, các biện pháp giảm rủi ro hiện hữu đã đầy đủ, cho phép tiếp tục hoạt động và không cần phải đưa ra bất kỳ biện pháp bổ sung nào;

- Vùng màu vàng (từ 9 đến 16) là vùng rủi ro phải được giảm thiểu xuống mức thấp nhất phù hợp thực tế. Nếu rủi ro ước tính vào vùng này cần cân nhắc giảm rủi ro tới một mức mà nếu áp dụng thêm các biện pháp giảm rủi ro thì sẽ không hiệu quả hoặc thiếu thực tế;

- Vùng màu đỏ (từ 1 đến 8) là vùng rủi ro cao - không chấp nhận được. Nếu rủi ro ước tính vào vùng này thì phải dừng hoạt động và áp dụng bổ sung các biện pháp để giảm thiểu rủi ro.

7. Giải pháp kiểm soát rủi ro

Các biện pháp kiểm soát rủi ro phải được bắt đầu với mục tiêu loại trừ hoàn toàn rủi ro. Nếu điều này không thể đạt được, thì quá trình giảm thiểu phải được thực hiện theo một thứ tự quy định nhằm giảm thiểu rủi ro tới mức độ thấp nhất có thể được trong thực tế (ALARP) hoặc mức độ có thể chấp nhận được. Các biện pháp kiểm soát được xem xét theo thứ tự ưu tiên bao gồm:

a) Loại bỏ từ nguồn;

b) Thay thế;

c) Giảm thiểu rủi ro;

d) Kiểm soát có quy trình và năng lực nhân viên;

đ) Kiểm soát hành chính;

e) Kế hoạch và năng lực ứng phó tình huống khẩn cấp, biện pháp kiểm soát khi có sự cố.

8. Kết luận và kiến nghị

 

PHỤ LỤC VII

NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN NỔ MÌN
(kèm theo Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

I. CĂN CỨ LẬP PHƯƠNG ÁN

- Trích dẫn các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn và thiết kế xây dựng, khai thác … làm căn cứ để lập phương án;

- Quy mô xây dựng hoặc khai thác; tiến độ hoặc năng suất khai thác ngày, tháng, quý, năm;

- Sơ lược về phương pháp xây dựng, khai thác; thiết bị, nhân công;

- Giải thích từ ngữ, các cụm từ viết tắt (nếu có).

II. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NỔ MÌN

- Vị trí khu vực nổ mìn, cao độ, giới hạn toạ độ kèm theo bản đồ địa hình;

- Mô tả về đặc điểm dân cư, công trình, nhà không thuộc quyền sở hữu của tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong phạm vi bán kính 1000 m kể từ vị trí nổ mìn (kể cả các công trình ngầm);

- Đặc điểm đất đá khu vực nổ mìn (các đặc tính cơ lý бn ,  бk, f ) hoặc điều kiện địa chất, môi trường khác (nước, bùn…);

- Hướng, trình tự khai thác, thay đổi về điều kiện địa chất, địa hình theo chu kỳ khai thác và ảnh hưởng có thể có đến công tác nổ mìn; ảnh hưởng đến các công trình, nhà dân xung quanh.

III. TÍNH TOÁN, LỰA CHỌN CÁC THÔNG SỐ KHOAN NỔ MÌN

- Lựa chọn đường kính lỗ khoan, chiều cao tầng H (nếu đào hầm lò thì lựa chọn chiều dài một bước đào), đường cản chân tầng;

- Lựa chọn chiều sâu lỗ khoan;

- Lựa chọn chỉ tiêu thuốc nổ tính toán;

- Lựa chọn phương pháp nổ mìn;

- Lựa chọn vật liệu nổ công nghiệp;

- Khối lượng thuốc nổ tức thời lớn nhất;

- Xác định các thông số khoảng cách lỗ, góc nghiêng lỗ khoan;

- Xác định lượng thuốc nạp cho một lỗ khoan tương ứng với chiều sâu lỗ khoan bảo đảm điều kiện an toàn về bua;

- Lựa chọn cấu trúc cột thuốc nổ trong lỗ khoan;

- Tính toán, lựa chọn thông số khoan nổ mìn, tạo biên (nếu có);

- Tính toán về an toàn (chấn động, sóng không khí và đá văng) xác định quy mô một lần nổ (kg);

- Lựa chọn khoảng cách an toàn cho người, thiết bị;

- Dự kiến số lượng vật liệu nổ công nghiệp sử dụng hàng tháng;

- Dự kiến số lượng vật liệu nổ công nghiệp sử dụng hàng quý;

- Dự kiến tổng số lượng vật liệu nổ công nghiệp sử dụng để thi công công trình.

IV. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI NỔ MÌN

- Biện pháp an toàn khi bốc dỡ, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;

- Biện pháp an toàn khi nạp mìn;

- Biện pháp che chắn bảo vệ chống đá văng (nếu có);

- Quy định các tín hiệu cảnh báo an toàn và giờ nổ mìn;

- Quy định về canh gác mìn;

- Biện pháp kiểm tra sau nổ mìn và xử lý mìn câm;

- Các quy định bổ sung về biện pháp xử lý, ứng phó khi gặp sự cố về thời tiết, cản trở khác trong các khâu khoan, nạp…;

- Các hướng dẫn khác để tăng cường an ninh, an toàn (nếu có).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Trình tự thực hiện, thủ tục kiểm soát các bước;

- Quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng nhóm trong các khâu khoan, nạp, nổ và xử lý sau khi nổ mìn;

- Các quy định về báo cáo, ghi chép các sự kiện bất thường nhưng chưa đến mức xảy ra sự cố trong đợt nổ mìn; các ghi chép về sự cố nếu có (các nội dung này ghi ở phần kết quả nổ mìn trong hộ chiếu);

- Các quy định kỷ luật nội bộ khi có vi phạm;

- Hiệu lực của Phương án và ngày sửa đổi, bổ sung;

- Tên người lập phương án, người duyệt; cơ quan phê duyệt (nếu có).

 

PHÊ DUYỆT
(Người quản lý)

NGƯỜI LẬP PHƯƠNG ÁN
(Chỉ huy nổ mìn hoặc chỉ huy công trường...)

  

Ghi chú:

Phương án nổ mìn các dạng đặc biệt khác (dưới nước, phá dỡ công trình, nổ trong giếng khoan dầu khí…) có thể thay đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế.

 

PHỤ LỤC VIII

MẪU HỘ CHIẾU NỔ MÌN
(kèm theo Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Ký hiệu

Tên biểu mẫu

Mẫu số 01

Hộ chiếu nổ mìn lộ thiên

Mẫu số 02

Hộ chiếu nổ mìn hầm/lò

Mẫu số 03

Hộ chiếu nổ mìn giếng khoan dầu khí

Mẫu số 04

Hộ chiếu nổ mìn thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp

 

Mẫu số 01. Hộ chiếu nổ mìn lộ thiên                 


Đơn vị:…………………..
Công trường, phân xưởng:.......

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

HỘ CHIẾU NỔ MÌN LỘ THIÊN

Số :…………./……/ 20.... …./ HCNM

Theo phương án nổ mìn số …………… ngày…….tháng…… năm ……….         

I. ĐỊA ĐIỂM NỔ: ................................................................................................................

II. THỜI ĐIỂM NỔ:  Nổ mìn vào hồi : …….......h........ phút  ngày….....tháng…năm 20….

III. LOẠI ĐẤT ĐÁ:  Đất đá loại : …....................................................................................

Độ cứng:  f = …............................................................................................................

IV. THÔNG SỐ BÃI NỔ

Từ lỗ số đến lỗ số

H
(mét)

DLK
(mm)

LK
(mét)

Khoảng cách (mét)

Tổng số lỗ

Chiều cao cột bua thiết kế LBua
(mét)

Tổng số mét khoan của lỗ có đường kính (mét)

a

b

W

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu thuốc nổ kỳ trước (qtt ;kg/m3).........................

- Chỉ tiêu thuốc nổ lựa chọn cho đợt nổ (qTT; kg/m3) với đường kính lỗ khoan: ……………………........................................……………………………………………………

V. VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

VI. PHẦN TÍNH TOÁN LƯỢNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

STT

H(m)

L(m)
Th
ực tế

Khoảng cách (m)

Thể tích lỗ V(m3)

Chỉ tiêu    q (kg/m3)

Qkg

Vật liệu nổ công nghiệp thực tế

Bua
LBua(m)

a

b

W

Thuốc nổ (kg)

Mồi (quả)

Kíp (cái)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu ý:  Những nhóm lỗ mìn đường kính < 65 mm và có các thông số DK , H, a, b, W như nhau thì cho phép tính lượng thuốc nổ của một lỗ đại diện và các lỗ trong nhóm chỉ cần thể hiện ở cột TT(từ số …đến số). Trường hợp khi tính toán nổ mìn ốp, phải thể hiện thể tích, số lượng hòn đá và lượng thuốc nổ, phụ kiện nổ cho từng hòn đá phải nổ ốp.

- Tổng lượng đá phá ra V=  ……………………........................................................ (m3)

- Tổng lượng thuốc nổ các loại Q = ……………………..…........................................(kg)

- Tính toán dòng điện qua kíp bảo đảm I ≥ 1,3A với dòng 1 chiều, I ≥ 2,5A với dòng xoay chiều. ………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

VII. SƠ ĐỒ KHỞI ĐỘNG BÃI NỔ (SƠ ĐỒ ĐẤU) VÀ MẶT CẮT LỖ MÌN

 

VIII. VẬT LIỆU NỔ THỪA TRẢ VỀ KHO

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Chỉ huy thi công nổ ký xác nhận vật liệu nổ công nghiệp thừa:

IX. QUY ĐỊNH HIỆU LỆNH NỔ MÌN

- Tín hiệu bắt đầu nạp mìn….…………………………………………………………………

- Tín hiệu khởi nổ …..…………………………………………………………………………

- Tín hiệu báo yên……………………………………..………………………………………

X. KHOẢNG CÁCH AN TOÀN

- Khoảng cách từ công trình hiện hữu gần nhất đến bãi nổ ......................................(mét)

- Khoảng cách từ thiết bị không thể di chuyển được đến bãi nổ …...........................(mét)

- Chọn khoảng cách an toàn cho  người: R(Người)  ……………….……………….…(mét)

- Chọn khoảng cách an toàn cho công trình và thiết bị : R(TB)  ……………………..(mét)

XI. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

XII. PHÂN CÔNG NHÂN SỰ THI CÔNG BÃI NỔ

STT

Họ và tên

Chức vụ

Tổ, Đội

Nạp từ lỗ số

Lb (m)

Ký nhận

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

XIII. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ GÁC, NƠI ẨN NẤP, DI CHUYỂN MÁY (Phải bảo đảm người, thiết bị di chuyển khỏi bán kính nguy hiểm và cắt điện trước giờ nổ mìn 20 phút. Sơ đồ di chuyển người, thiết bị máy móc phải thể hiện đầy đủ các khoảng cách từ bãi nổ đến các trạm gác, công trình nằm trong vùng nguy hiểm, các thiết bị phải di chuyển ra khỏi vùng bán kính nguy hiểm và vị trí điểm hỏa)

XIV. PHÂN CÔNG GÁC MÌN

STT

Họ và tên

Chức vụ

Tổ, Đội

Trạm gác số

Ký nhận

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XV. KẾT QUẢ NỔ MÌN: (Chỉ huy nổ mìn ghi lại kết quả sau khi kiểm tra bãi nổ)

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Vụ nổ kết thúc vào lúc .......... ngày……  tháng…….năm 20……..

 

NGƯỜI LẬP HỘ CHIẾU
(Ký và ghi rõ họ tên)

CHỈ HUY NỔ MÌN
(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI QUẢN LÝ DUYỆT
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

Khi lập Hộ chiếu nổ mìn lộ thiên có thể thay đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại khu vực nổ mìn nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung theo Mẫu số 01 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp thi công nhiều bãi nổ trong cùng một khu vực (thời gian khởi nổ của từng bãi nổ cách nhau thời gian ngắn), cho phép tách các mục XI, XII, XIV lập thành một hộ chiếu an toàn chung cho các bãi nổ.

 

Mẫu số 02. Hộ chiếu nổ mìn hầm/lò


Đơn vị:…………..
Công trường, phân xưởng:....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

HỘ CHIẾU NỔ MÌN HẦM /LÒ

Số:………/……/ 20…....

Theo phương án nổ mìn số …………… ngày…….tháng…… năm ……….     

I.VỊ TRÍ NỔ: ………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………..

II. ĐẤT ĐÁ LOẠI: …………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

III. SƠ ĐỒ PHÂN BỔ LỖ KHOAN CỦA GƯƠNG NỔ, NẠP THUỐC VÀ ĐẤU NỐI

IV. VẬT LIỆU NỔ SỬ DỤNG (của một ca hoặc một kíp sản xuất)

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

V. BẢNG LÝ LỊCH LỖ MÌN

Nhóm lỗ khoan

Số lỗ khoan
(lỗ)

Chiều sâu
lỗ khoan
(m)

Độ nghiêng lỗ khoan

ợng thuốc nạp một lỗ

Kíp nổ (cái/lỗ)

Tổng thuốc nổ trong nhóm lỗ khoan

Tổng kíp nổ trong nhóm lỗ khoan
(cái)

Ghi chú

Bằng
ộ)

Cạnh
ộ)

Thuốc nổ 1
(Kg)

Thuốc nổ 2
(Kg)

Thuốc nổ 1
(Kg)

Thuốc nổ 2
(Kg)

Từ lỗ …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI. QUY ĐỊNH HIỆU LỆNH NỔ MÌN

- Tín hiệu thi công mìn:……………………………………………………………….........

- Tín hiệu nổ mìn: ……………………………………………………………….................

- Tín hiệu báo yên:……………………………………………………..............................

VII. PHÂN CÔNG GÁC MÌN

STT

Họ và tên

Chức vụ

Tổ, Đội

Trạm gác số

Ký nhận

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VIII. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ NỔ MÌN, TRẠM GÁC MÌN, NƠI TRÁNH MÌN, VỊ TRÍ KHỞI NỔ

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

IX. VẬT LIỆU NỔ THỪA TRẢ VỀ KHO

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Chỉ huy nổ mìn ký xác nhận:……………………………………………………………….....

X. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

XI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NỔ MÌN

1. Đánh giá công tác thực hiện hộ chiếu khoan:……………………………………………….

2. Đánh giá kết quả nổ mìn:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

 

NGƯỜI LẬP HỘ CHIẾU
(Ký và ghi rõ họ tên)

CHỈ HUY NỔ MÌN
(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI QUẢN LÝ DUYỆT
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

- Khi lập Hộ chiếu nổ mìn hầm/lò có thể thay đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại gương nổ nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung theo Mẫu số 02 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;

- Trường hợp nổ mìn trong hầm/lò tại khu vực có nguy cơ phát sinh khí nổ (CH4) phải bổ sung nội dung công tác kiểm soát khí trước và sau khi nổ mìn (sau mục V)

 

CÔNG TÁC KIỂM SOÁT KHÍ TRƯỚC VÀ SAU KHI NỔ MÌN

Kết quả đo khí trong ca

Hàm lượng khí (%)

Trước khi nổ mìn

Sau khi nổ mìn

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

CH4

 

 

 

 

 

 

 

 

CO2

 

 

 

 

 

 

 

 

CO

 

 

 

 

 

 

 

 

Người đo ký tên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 03. Hộ chiếu nổ mìn giếng khoan dầu khí


Đơn vị…………...……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

HỘ CHIẾU NỔ MÌN GIẾNG KHOAN DẦU KHÍ

Số: ............................................

ngày       tháng     năm 20….…

Theo phương án nổ mìn số …………… ngày…….tháng…… năm ……….     

I. VỊ TRÍ NỔ MÌN

- Giàn khoan, giếng:……………………………………………………………….…….

- Đơn vị chủ giếng:………………………………………………………………………

- Phương thức sử dụng: được thể hiện theo bảng sau

 

Lấy mẫu lõi

Bắn vỉa, đục lỗ

Cắt cần, ống chống, ống tubing

Tháo ren cần khoan

Đặt nút chặn

Ghi chú

Cân bằng áp suất

 

 

 

 

 

 

Áp suất giếng lớn hơn áp suất vỉa

 

 

 

 

 

 

Áp suất giếng nhỏ hơn áp suất vỉa

 

 

 

 

 

 

Bắn dòng âm

 

 

 

 

 

 

Bắn dòng Dương

 

 

 

 

 

 

Bắn âm-dương

 

 

 

 

 

 

II. THỜI GIAN NỔ MÌN: ……………………………………………………………….……

III. BẢNG LÝ LỊCH LỖ MÌN

Giếng khoan

Thiết bị/súng

Đạn, đầu nổ, dây dẫn nổ, hẹn giờ

Kíp, ngòi nổ, mồi

Ngày đấu nối

Vị trí nổ theo độ sâu (m)

Chiều dài vỉa, nếu có (m)

Model, Sêri

Số lượng

Mã s

Tên gọi

Số lượng (viên, cái, feet)

Ngày lắp ráp

Mã s

Tên gọi

Số lượng (cái)

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người kiểm soát đấu nối:………………………………………………………………

IV. VẬT LIỆU NỔ SỬ DỤNG

Loại vật liệu nổ công nghiệp

Số lượng vật liệu nổ công nghiệp tiêu thụ

Thừa trả về kho

 

Lần 1

Lần ..

Lần …

Lần ..

Lần …

Lần ...

 

Đạn

 

 

 

 

 

 

 

Dây

 

 

 

 

 

 

 

Mồi

 

 

 

 

 

 

 

Hẹn giờ

 

 

 

 

 

 

 

Kíp, ngòi,

 

 

 

 

 

 

 

Phương tiện nổ khác

 

 

 

 

 

 

 

V. SƠ ĐỒ NẠP MÌN (đạn, cấu kiện, kíp nổ… )

.......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

VI. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THI CÔNG NỔ MÌN

1. Đánh giá công tác phối hợp thực hiện giàn/tàu khoan: ………………………............

........................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

2. Đánh giá kết quả nổ mìn:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

 

NGƯỜI LẬP HỘ CHIẾU
(Ký và ghi rõ họ tên)

CHỈ HUY NỔ MÌN
(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI QUẢN LÝ DUYỆT
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

Khi lập Hộ chiếu nổ mìn giếng khoan dầu khí có thể thay đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế nổ mìn của giếng khoan nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung theo Mẫu số 03 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

 

Mẫu số 04. Hộ chiếu nổ mìn thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp


Đơn vị:…………………..
Công trường, phân xưởng:.......

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

HỘ CHIẾU NỔ MÌN THỬ NGHIỆM

Số:   /HCNM-TN

Theo phương án nổ mìn thử nghiệm số: ...... ngày .. tháng ... năm 20...

I. ĐỊA ĐIỂM NỔ:................

II. THỜI GIAN NỔ THỬ NGHIỆM: vào hồi: ngày .... tháng .... năm 20....

III. VẬT LIỆU NỔ SỬ DỤNG

STT

Loại vật liệu nổ công nghiệp

Đơn v

ợng vật liệu nổ công nghiệp

Ghi chú

Yêu cầu

Thực tế

Trả về

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. CHỈ TIÊU VÀ CÁC PHÁT MÌN THỬ NGHIỆM

TT

Chỉ tiêu thử nghiệm

Khối lượng thuốc nổ sử dụng một lần nổ thử nghiệm

Tổng khối lượng phép thử

Đơn v

Địa điểm thử

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

V. PHÂN CÔNG NHÂN SỰ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THỬ NGHIỆM

STT

Họ và tên

Chức vụ

Thực hiện phép thử

Ký nhận

1

 

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

VI. QUY ĐỊNH HIỆU LỆNH NỔ MÌN

- Tín hiệu bắt đầu thao tác:

- Tín hiệu khởi nổ:

- Tín hiệu báo yên:

VII. KHOẢNG CÁCH AN TOÀN

- Khoảng cách từ công trình hiện hữu gần nhất đến vị trí nổ:     (mét)

- Khoảng cách từ thiết bị không thể di chuyển được đến vị trí nổ:   (mét)

- Chọn khoảng cách an toàn cho người: (mét)

- Chọn khoảng cách an toàn cho công trình và thiết bị:

VIII. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CANH GÁC KHI NỔ MÌN THỬ NGHIỆM

......................................................................................................................................

..........................................................................................................................

IX. PHÂN CÔNG GÁC MÌN

- Quy định về gác mìn: Tại các điểm đầu đường vào khu vực nổ mìn có biển báo ghi rõ “Khu vực nổ mìn - Cấm vào”, liên lạc với chỉ huy nổ mìn bằng bộ đàm cầm tay. Làm theo hướng dẫn của chỉ huy nổ mìn;

- Sơ đồ phân công các vị trí người gác mìn kèm theo hộ chiếu nổ mìn được bố trí và ký nhận cụ thể vào từng khu vực trước khi nổ mìn thử nghiệm.

X. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN

- Mọi thao tác trong quá trình thử nghiệm phải đảm bảo an toàn theo đúng quy định tại QCVN 01: 2019/BCT;

- Biện pháp an toàn khi thao tác thử nghiệm các chỉ tiêu:

- Quy định về canh gác khi nổ thử nghiệm:

- Biện pháp kiểm tra sau khi nổ và xử lý mìn câm:

- Vệ sinh dụng cụ, cất giữ vào nơi quy định sau khi sử dụng.

- Ghi chép đầy đủ trong sổ thử nghiệm, nhật ký thiết bị.

X. KẾT QUẢ NỔ MÌN

Kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu và mẫu dư (thu gom) trong quá trình thử nghiệm, sẽ được lập phiếu kết quả và biên bản thử nghiệm sau khi kết thúc công việc vào cuối ngày thử nghiệm.

 

NGƯỜI LẬP HỘ CHIẾU
(Ký và ghi rõ họ tên)

CHỈ HUY NỔ MÌN
(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI QUẢN LÝ DUYỆT
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC IX

NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG CỨU KHẨN CẤP
(kèm theo Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

1. Mục đích của Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp

2. Phạm vi của Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp

3. Phân loại các tình huống khẩn cấp

Phân loại và phương pháp phát hiện các tình huống khẩn cấp.

4. Các tình huống khẩn cấp

5. Sơ đồ tổ chức và nguồn lực ứng cứu

a) Sơ đồ tổ chức, phân cấp trách nhiệm, trách nhiệm của từng cá nhân, hệ thống báo cáo khi xảy ra sự cố, tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm;

b) Mô tả các nguồn lực bên trong và bên ngoài sẵn có hoặc sẽ huy động để ứng cứu hiệu quả các tình huống khẩn cấp.

6. Quy trình ứng cứu các tình huống cụ thể

a) Các hành động khi phát hiện tình huống khẩn cấp;

b) Xác định các tác động có thể gây nguy hiểm đối với người và phương tiện, thiết bị tại hiện trường và các vị trí, sơ đồ thoát hiểm; quyết định cần thiết khi phải sơ tán;

c) Quy trình ứng cứu sự cố các tình huống cụ thể: An ninh, an toàn, thiên tai.

7. Thông tin liên lạc, báo cáo

a) Sơ đồ thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài;

b) Liên lạc và báo cáo cơ quan có thẩm quyền; huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở;

b) Địa chỉ liên lạc và thông tin trong ứng cứu khẩn cấp với các bộ phận nội bộ và báo cáo các cơ quan quản lý có thẩm quyền liên quan.

8. Báo cáo

a) Quy trình báo cáo;

b) Biểu mẫu báo cáo.

9. Huấn luyện, diễn tập

a) Huấn luyện;

b) Diễn tập.

10. Công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả của sự cố.

11. Kế hoạch khắc phục hậu quả, khôi phục hoạt động của máy, thiết bị, công trình đã xảy ra sự cố.

 

PHỤ LỤC X

MẪU BÁO CÁO VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ
(kèm theo Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Ký hiệu

Tên biểu mẫu

Mẫu số 01

Báo cáo định kỳ của tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Mẫu số 02

Báo cáo định kỳ của tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Mẫu số 03

Báo cáo định kỳ của Sở Công Thương

Mẫu số 04

Báo cáo đột xuất của tổ chức, doanh nghiệp quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Mẫu số 05

Báo cáo đột xuất của Sở Công Thương

 

Mẫu số 01. Báo cáo định kỳ của tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

.............(1)...............
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:......

......(2)......, ngày    tháng  năm 20..

 

BÁO CÁO

Về tình hình .....................(3).........................

Kính gửi: ……………………(4)…………………….

Thực hiện quy định tại Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, ...(1)… báo cáo tình hình …(3)… từ ... đến … như sau:

1. Tình hình hoạt động

a) Chủng loại, số lượng vật liệu nổ công nghiệp đã sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ (5)

TT

Tháng

Thuốc nổ (Kg)

kíp nổ (cái)

Dây cháy chậm (m)

Dây nổ (m)

Dây dẫn nổ các loại (m)

Thuốc nổ 1

….

Thuốc nổ (n)

Kíp thứ 1

Kíp thứ n

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

06 tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cả năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Chủng loại, số lượng tiền chất thuốc nổ đã sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp trong kỳ

TT

Tháng

NH4NO3 (Kg)

CH3NO2 (Kg)

NaNO3 (Kg)

KNO3 (Kg)

NaClO3 (Kg)

KClO3 (Kg)

KClO4 (Kg)

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

06 tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

Cả năm

 

 

 

 

 

 

 

c) Kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (số lượng kho, tổng công suất kho):

2. Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

a) Ban hành các nội quy, quy trình, quy định:

b) Đánh giá rủi ro (nếu có):

c) Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp (nếu có):

d) Bảo quản, lưu trữ sổ sách, chứng từ:

đ) Thực hiện các quy định bảo đảm an toàn, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường:

3. Các tai nạn, sự cố liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

4. Các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

5. Các đề xuất, kiến nghị.

 


Nơi nh
ận:
- Như trên;
- .......(7)......;
- Lưu: ....(8)....,

.................(6)..................
(Chữ ký, dấu)

Nguyễn Văn A

Chú thích:

 (1) Tên tổ chức báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

(2) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ví dụ: Quảng Ninh).

(3) Loại hình hoạt động (Ví dụ: Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp).

(4) Cơ quan tiếp nhận báo cáo (Ví dụ: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp).

(5) Có thể chỉnh sửa, bổ sung số lượng cột tại các bảng để báo cáo đầy đủ số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

(6) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

(7) Tên các tổ chức có liên quan.

(8) Tên viết tắt của bộ phận báo cáo.

 

Mẫu số 02. Báo cáo định kỳ của tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

.............(1)...............
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:......

......(2)......, ngày    tháng  năm 20..

 

BÁO CÁO

Về tình hình .....................(3).........................

Kính gửi: ……………………(4)…………………….

Thực hiện quy định tại Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, ………...(1)………… là tổ chức …………(5)…………do …. (6)…… cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp báo cáo tình hình sử dụng …….…(3)…….... từ ….. đến …. như sau:

1. Tình hình sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

a) Chủng loại, số lượng vật liệu nổ công nghiệp đã sử dụng trong kỳ (7)

TT

Tháng

Thuốc nổ (Kg)

kíp nổ (cái)

Dây cháy chậm (m)

Dây nổ (m)

Dây dẫn nổ các loại (m)

Thuốc nổ 1

….

Thuốc nổ (n)

Kíp thứ 1

Kíp thứ n

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

06 tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cả năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Chủng loại, số lượng tiền chất thuốc nổ đã sử dụng trong kỳ

TT

Tháng

NH4NO3 (Kg)

CH3NO2 (Kg)

NaNO3 (Kg)

KNO3 (Kg)

NaClO3 (Kg)

KClO3 (Kg)

KClO4 (Kg)

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

06 tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

Cả năm

 

 

 

 

 

 

 

c) Kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (số lượng kho, tổng công suất kho):

2. Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

a) Ban hành các nội quy, quy trình, quy định:

b) Đánh giá rủi ro (nếu có):

c) Phương án nổ mìn (nếu có):

d) Hộ chiếu nổ mìn (nếu có):

đ) Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp (nếu có):

e) Bảo quản, lưu trữ sổ sách, chứng từ:

g) Thông báo việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có):

h) Thực hiện các quy định bảo đảm an toàn, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường:

3. Các tai nạn, sự cố liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

4. Các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

5. Các đề xuất, kiến nghị.

 


Nơi nh
ận:
- Như trên;
- .......(9)......;
- Lưu: ....(10)....,

.................(8)..................
(Chữ ký, dấu)


Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên tổ chức, doanh nghiệp báo cáo tình hình sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

(2) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ví dụ: Quảng Ninh).

(3) Loại hình hoạt động (Ví dụ: Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp).

(4) Cơ quan tiếp nhận báo cáo (Ví dụ: Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh).

(5) Loại hình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp (Ví dụ: Khai thác khoáng sản; thi công công trình; sử dụng tiền chất thuốc nổ).

(6) Tên cơ quan cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (Ví dụ: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp). Đối với trường hợp sử dụng tiền chất thuốc nổ không phải thực hiện nội dung này.

(7) Có thể chỉnh sửa, bổ sung số lượng cột tại các bảng để báo cáo đầy đủ số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

(8) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

(9) Tên các tổ chức có liên quan.

(10) Tên viết tắt của bộ phận báo cáo.

 

Mẫu số 03. Báo cáo định kỳ của Sở Công Thương

.............(1)...............
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:................

......(2)......, ngày    tháng  năm 20..

 

BÁO CÁO

Về tình hình quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Kính gửi: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Thực hiện quy định tại Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, ...(1)… báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh từ … đến ... như sau:

1. Tình hình quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Số lượng tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (báo cáo chi tiết các đối tượng sử dụng tương ứng với loại hình hoạt động) (3)

TT

Loại hình hoạt động của tổ chức

Số lượng tổ chức

Số lượng Giấy phép

Cơ quan cấp phép

Bộ Công Thương

Bộ Quốc phòng

Sở Công Thương

1

Tìm kiếm, thăm dò, khai thác khoáng sản trên đất liền

 

 

 

 

 

2

Thi công công trình

 

 

 

 

 

3

Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí trên biển

 

 

 

 

 

4

Nghiên cứu, kiểm định, thử nghiệm

 

 

 

 

 

5

Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho mục đích khác

 

 

 

 

 

6

Sử dụng tiền chất thuốc nổ

 

 

 

 

 

7

Sản xuất tiền chất thuốc nổ

 

 

 

 

 

b) Chủng loại, số lượng vật liệu nổ công nghiệp đã sử dụng trong kỳ (4)

TT

Tháng

Thuốc nổ (Kg)

kíp nổ (cái)

Dây cháy chậm (m)

Dây nổ (m)

Dây dẫn nổ các loại (m)

Thuốc nổ 1

….

Thuốc nổ (n)

Kíp thứ 1

Kíp thứ n

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

06 tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cả năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Chủng loại, số lượng tiền chất thuốc nổ đã sản xuất trong kỳ

TT

Tháng

NH4NO3 (Kg)

CH3NO2 (Kg)

NaNO3 (Kg)

KNO3 (Kg)

NaClO3 (Kg)

KClO3 (Kg)

KClO4 (Kg)

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

06 tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

Cả năm

 

 

 

 

 

 

 

d) Chủng loại, số lượng tiền chất thuốc nổ đã sử dụng trong kỳ

TT

Tháng

NH4NO3 (Kg)

CH3NO2 (Kg)

NaNO3 (Kg)

KNO3 (Kg)

NaClO3 (Kg)

KClO3 (Kg)

KClO4 (Kg)

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

06 tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

Cả năm

 

 

 

 

 

 

 

d) Kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp (số lượng kho, tổng công suất kho):

đ) Kho bảo quản tiền chất thuốc nổ (số lượng kho, tổng công suất kho):

e) Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ:

2. Các tai nạn, sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ:

3. Các vụ thất thoát, mất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

- Tên tổ chức:

- Địa chỉ:

- Loại hình hoạt động (sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp…):

- Số lượng mất:

- Nguyên nhân:

- Hình thức đã xử lý:

4. Các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ:

5. Các đề xuất, kiến nghị:

 


Như trên;
- .......(6)......;
- Lưu: ....(7)....,

.................(5)..................
(Chữ ký, dấu)


Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên Sở Công Thương.

(2) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ví dụ: Quảng Ninh).

(3) Chi tiết các tổ chức, doanh nghiệp quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp với các loại hình (Ví dụ: Công ty A, khai thác đá).

(4) Có thể chỉnh sửa, bổ sung số lượng cột tại các bảng để báo cáo đầy đủ số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

(5) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

(6) Tên các tổ chức có liên quan.

(7) Tên viết tắt của bộ phận báo cáo.

 

Mẫu số 04. Báo cáo đột xuất của tổ chức, doanh nghiệp quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

.............(1)...............
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:.............

......(2)......, ngày    tháng  năm 20..

 

BÁO CÁO

Về tình hình .....................(3).........................

Kính gửi: ……………………(4)…………………….

Thực hiện quy định tại Thông tư số …/2024/TT-BCT ngày ... tháng … năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, ………...(1)………… báo cáo tình hình …….…(3)…….... như sau:

1. Nội dung sự việc (trình bày diễn biến, hậu quả sự việc):

2. Nguyên nhân khách quan, chủ quan:

3. Các biện pháp khắc phục:

 


Nơi nh
ận:
- Như trên;
- .......(6)......;
- Lưu: ....(7)....,

.................(5)..................
(Chữ ký, dấu)
Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên tổ chức, doanh nghiệp quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

(2) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ví dụ: Quảng Ninh).

(3) Tình huống đột xuất (Ví dụ: Thất thoát vật liệu nổ công nghiệp).

(4) Cơ quan tiếp nhận báo cáo (Ví dụ: Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh).

(5) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

(6) Tên các cơ quan, tổ chức có liên quan.

(7) Tên viết tắt của bộ phận báo cáo.

 

Mẫu số 05. Báo cáo đột xuất của Sở Công Thương

.............(1)...............
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........

......(2)......, ngày ... tháng ... năm 20...

 

BÁO CÁO

Về tình hình .....................(3).........................

Kính gửi: ……………………(4)………………….

Thực hiện quy định tại Thông tư số …/2024/TT-BCT ngày ... tháng … năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, ………...(1)………… báo cáo tình hình …….…(3)…….... như sau:

1. Nội dung sự việc (trình bày diễn biến, hậu quả sự việc):

2. Nguyên nhân khách quan, chủ quan:

3. Các biện pháp khắc phục:

 


Nơi nh
ận:
- Như trên;
- .......(6)......;
- Lưu: ....(7)....

.................(5)..................
(Chữ ký, dấu)


Nguyễn Văn A

Chú thích:

(1) Tên Sở Công Thương (Ví dụ: Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh).

(2) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ví dụ: Quảng Ninh).

(3) Tình huống đột xuất (Ví dụ: Thất thoát vật liệu nổ công nghiệp).

(4) Cơ quan tiếp nhận báo cáo (Ví dụ: UBND tỉnh Quảng Ninh).

(5) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký.

(6) Tên các cơ quan, tổ chức có liên quan.

(7) Tên viết tắt của bộ phận báo cáo.

THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE OF VIETNAM
----------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------

No. 23/2024/TT-BCT

Hanoi, November 07, 2024

 

CIRCULAR

PRESCRIBING MANAGEMENT AND USE OF INDUSTRIAL EXPLOSIVE MATERIALS AND EXPLOSIVE PRECURSORS UNDER MANAGEMENT OF MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE OF VIETNAM

Pursuant to the Law on Management and Use of Weapons, Explosive Materials and Support Instruments dated June 29, 2024;

Pursuant to the Government’s Decree No. 96/2022/ND-CP dated November 29, 2022 defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam; the Government’s Decree No. 105/2024/ND-CP dated August 01, 2024 providing amendments to the Government’s Decree No. 96/2022/ND-CP dated November 29, 2022 defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam and the Government’s Decree No. 26/2018/ND-CP dated February 28, 2018 introducing the Charter on organization and operation of Vietnam Electricity;

At the request of the Director of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency;

The Minister of Industry and Trade of Vietnam promulgates a Circular prescribing management and use of industrial explosive materials and explosive precursors under the management of Ministry of Industry and Trade of Vietnam.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



This Circular elaborates some Articles of the Law on Management and Use of Weapons, Explosive Materials and Support Instruments regarding management and use of industrial explosive materials and explosive precursors under the management of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam, including: lists of industrial explosive materials and explosive precursors permitted for production, trading and use in Vietnam; authority to issue, re-issue, and approve revisions to licenses for and certificates of management and use of industrial explosive materials and explosive precursors; regulatory authorities competent to make application forms for issuance of blasting service license in respect of blasting service on the continental shelf or blasting service in the entire territory of the Socialist Republic of Vietnam; application and procedures for registration or additional registration of explosive materials for research, development, testing, assessment and recognition of results of registration of industrial explosive materials in the stage of research, development, testing and production or industrial explosive materials imported into Vietnam for the first time in the list of industrial explosive materials permitted for production, trading and use in Vietnam; assessment of safety risks, formulation of blasting plans, blasting passports, emergency response plans and periodic and ad hoc reporting regimes in management and use of industrial explosive materials and explosive precursors; establishment, management, updating and exploitation of the industrial explosive material and explosive precursor database for entities falling under the management of the Ministry of Industry and Trade; templates of application forms, licenses for and certificates of management and use of industrial explosive materials and explosive precursors; templates of notices of use of industrial explosive materials and notices of provision of blasting services.

Article 2. Regulated entities 

This Circular applies to regulatory authorities, organizations, enterprises and individuals involved in management and use of industrial explosive materials and explosive precursors in the territory of Vietnam.

Article 3. Lists of industrial explosive materials and explosive precursors permitted for production, trading and use in Vietnam

1. The list of industrial explosive materials permitted for production, trading and use in Vietnam (hereinafter referred to as “List of permitted industrial explosive materials”) is comprised of:

a) Industrial explosives, industrial explosive accessories, and high explosives prescribed in Appendix I enclosed herewith;

b) Industrial explosive materials used for the purpose of petroleum exploration and extraction for which procedures for declaration of applicable standards are followed as prescribed in the Law on Quality of Goods and Products;

c) Industrial explosive materials for which registration results have been recognized as prescribed in Article 7 of this Circular.

2. The list of explosive precursors permitted for production, trading and use in Vietnam (hereinafter referred to as “List of permitted explosive precursors”) is provided in Appendix II enclosed herewith.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



1. The Ministry of Industry and Trade of Vietnam shall consider issuing, re-issuing and approving revisions to licenses to provide blasting services on the continental shelf or in the entire territory of the Socialist Republic of Vietnam.

2. The Industrial Safety Techniques and Environment Agency shall have authority to:

a) issue, re-issue and approve revisions to certificates of eligibility to manufacture industrial explosive materials;

b) issue and re-issue licenses to trade in industrial explosive materials;

c) issue, re-issue and approve revisions to licenses to use industrial explosive materials for organizations or enterprises carrying out research into or testing for industrial explosive materials or possessing mineral licenses issued by the Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam, except those organizations and enterprises falling under the management of the Ministry of National Defence of Vietnam and those possessing mineral licenses issued by the Ministry of Natural Resources and Environment for extracting stone slabs and calcium carbonate powder;

d) issue, re-issue and approve revisions to licenses to provide local blasting services on the mainland of 01 (one) province or central-affiliated city; and

dd) make application forms for licenses to provide blasting services on the continental shelf or in the entire territory of the Socialist Republic of Vietnam.

3. The Vietnam Chemicals Agency shall have authority to:

a) issue, re-issue and approve revisions to licenses to trade in explosive precursors;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) issue licenses to import or export explosive precursors.

4. Departments of Industry and Trade of provinces or central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial Departments of Industry and Trade”) shall have authority to:

a) issue, re-issue and approve revisions to licenses to use industrial explosive materials to organizations and individuals that use explosive materials in their provinces or cities, except those organizations prescribed in point c clause 2 of this Articles and those organizations falling under the management of the Ministry of National Defence; and

b) issue and approve revisions to certificates of eligibility to manufacture explosive precursors.

Article 5. Templates of application forms, licenses for and certificates of management and use of industrial explosive materials and explosive precursors; templates of notices of use of industrial explosive materials and notices of provision of blasting services

1. Templates of application forms, licenses for and certificates of management and use of industrial explosive materials and explosive precursors are provided in Appendix III enclosed herewith.

2. Templates of notices of use of industrial explosive materials and notices of provision of blasting services as prescribed in point dd clause 2 Article 38, clause 9 Article 40 of the Law on Management and Use of Weapons, Explosive Materials and Support Instruments are provided in Appendix IV enclosed herewith.

Article 6. Application and procedures for registration or additional registration of explosive materials for research, development and testing

1. Application and procedures for registration or additional registration of explosive materials for research, development and testing funded by state budget shall comply with regulations of law on science and technology.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. Application and procedures for registration

a) An application includes: An application form for registration of task which is made using Form No. 01 in Appendix V enclosed herewith; written request for registration of science and technology task made by the supervisory authority (if the organization in charge of task has a superior authority); description of the task which is made using Form No. 02 or Form No. 03 or Form No. 04 in Appendix V enclosed herewith; documentary evidence of satisfaction of the requirements laid down in point a clause 1 Article 34 of the Law on Management and Use of Weapons, Explosive Materials and Support Instruments;

b) Within 05 working days from its receipt of the application, if the application is inadequate or invalid, the Ministry of Industry and Trade shall request the applicant in writing to complete it;

c) Within 30 working days from its receipt of an adequate and valid application, the Department of Science and Technology shall review and evaluate the application, and submit a request to the Minister of Industry and Trade of Vietnam for issuance of a decision to approve tasks. Such request indicates the name, objectives, contents, schedule and findings of the task. Where necessary, the Department of Science and Technology shall get opinions from relevant authorities, organizations and experts before submitting a request to the Minister of Industry and Trade of Vietnam. If an application is refused, a written response indicating reasons for such refusal shall be given.

4. If there are any changes in the name, objectives, contents, schedule and findings of the task which has been approved by the Minister of Industry and Trade of Vietnam, the relevant organization or enterprise shall follow procedures for additional registration as prescribed in clause 3 of this Article. Such an application for additional registration includes: An application form for additional registration and documentary evidence of the change.

5. A package of the application documents prescribed in point a clause 3 and clause 4 of this Article shall be submitted through the National public service portal or the Information system for handling of administrative procedures of the Ministry of Industry and Trade or by post or in person to the Department of Science and Technology.

Article 7. Application and procedures for registration or additional registration of explosive materials for assessment and recognition of results of registration of explosive materials in the stage of research, development, testing and production or explosive materials imported into Vietnam for the first time in list of permitted industrial explosive materials  

1. Registration or additional registration of explosive materials in the list of permitted industrial explosive materials includes:

a) Registration of explosive materials which are not included in the List provided in Appendix I enclosed herewith;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Application and procedures for registration or additional registration

a) An application for registration or additional registration includes an application form and support documents as prescribed in Form No. 05 in Appendix V enclosed herewith;

b) Within 05 working days from its receipt of the application, if the application is inadequate or invalid, the Ministry of Industry and Trade shall request the applicant in writing to complete it;

c) A package of the application documents prescribed in point a clause 2 of this Article shall be submitted through the National public service portal or the Information system for handling of administrative procedures of the Ministry of Industry and Trade or by post or in person to the Department of Science and Technology.

3. Testing, assessment and recognition of results of registration of explosive materials 

a) Within 15 working days from its receipt of a valid application, the Department of Science and Technology shall request the Minister of Industry and Trade of Vietnam to issue a written notice to the applicant for carrying out experimental manufacturing and a decision to establish the Science and Technology Council in charge of inspecting technical specifications in laboratory;

b) Within 20 working days from the date of the establishment decision, the Science and Technology Council shall organize sampling and supervision of testing for technical specifications at the designated laboratory. Chairperson of the Science and Technology Council shall decide to carry out industrial explosive testing, except industrial explosive materials which are industrial explosive accessories or high explosives defined in Appendix I enclosed herewith, and those which do not meet industrial explosive testing requirements;

c) Within 15 working days from its receipt of a report on preparation for industrial explosive testing from the applicant, the Science and Technology Council in charge of supervising industrial explosive testing shall consider the blasting plan, blasting passport and industrial explosive testing process; supervise the industrial explosive testing at the approved locations; make a record of industrial explosive testing result;

d) Within 15 working days from the day on which the record of industrial explosive testing result and report on efficiency of the new industrial explosive material are available, the Department of Science and Technology shall request the Minister of Industry and Trade of Vietnam to issue a decision to recognize and add the new industrial explosive material to the List of permitted industrial explosive materials which is made using Form No. 06 in Appendix V enclosed herewith.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Chapter II

INDUSTRIAL EXPLOSIVE MATERIAL AND EXPLOSIVE PRECURSOR DATABASE

Article 8. Rules for establishment, updating, management and exploitation of the industrial explosive material and explosive precursor database  

1. The industrial explosive material and explosive precursor database (hereinafter referred to as “Database”) is established and managed by the Ministry of Industry and Trade.

2. The Database must be updated on a regular, ongoing, timely and effective manner.

3. The Database must be properly operated and exploited in accordance with regulations of law and in a manner that meets requirements regarding national defense and security, protection of state secrets, and assurance of political stability, public order and social safety.

4. Organizations, enterprises and individuals are allowed to access, exploit and use the information in the Database in conformity with regulations of law.

5. Sources of funding for maintaining and updating or developing the Database must be ensured.

Article 9. Database infrastructure

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Database infrastructure includes:

a) The system for digitalization and creation of digital contents;

b) The server system (including operation and administration service servers);

c) The data backup and storage system;

d) The information security and confidentiality system;

dd) Transmission lines and equipment serving the access to, exploitation and updating of information;

e) The database software system.

Article 10. Database management

Database management contents include:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Manage and store data in the Database in manner that ensures safety of transmitted information and data.

3. Delegate authority and manage accounts used for login in the Database within delegated authority.

4. Provide professional training for officials and public employees in management, updating and exploitation of the Database.

Article 11. Updating and searching for data and information in Database

1. Updating data and information as prescribed in clauses 2, 3 of this Article is carried out as follows:

a) Before data conversion, carry out checking and statistics, and make a list of specific information fields subject to data conversion of the Database, and submit it to the competent authority for approval;

b) Update the software systems with data.

2. Updating data on periodical and ad-hoc reports on management and use of industrial explosive materials and explosive precursors. To be specific:

a) Provincial Departments of Industry and Trade receive reports from local organizations and enterprises that use industrial explosive materials or manufacture and use explosive precursors, and enter the reporting data into the Database.  

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) The Vietnam Chemicals Agency shall receive reports from explosive precursor traders, importers and exporters of industrial explosive materials and explosive precursors, and enter the reporting data into the Database;

d) The Department of Science and Technology shall enter information on registration or additional registration of explosive materials for research, development, testing, assessment and recognition of results of registration of explosive materials in the stage of research, development, testing and production or explosive materials imported into Vietnam for the first time in list of permitted industrial explosive materials into the Database.

3. The competent authorities defined in Article 4 of this Circular shall enter information on licenses for and certificates of management and use of industrial explosive materials and explosive precursors into the Database. Information entered into the Database includes: name and tax identification number of the organization or enterprise; number, issue date and issuing authority of the license or certificate; validity period and scope of the license or certificate; categories of industrial explosive materials or explosive precursors, scale of production, trading or use; import or export-related information.

4. Searching for data and information

a) The Industrial Safety Techniques and Environment Agency, the Vietnam Chemicals Agency, Department of Science and Technology, and Provincial Departments of Industry and Trade are allowed to search for data and information on industrial explosive materials and explosive precursors under their management. In case of searching any data or information that is not under their management, they are required to send written request for permission to search to the data or information owners as prescribed in clauses 2 and 3 of this Article, and have user accounts granted by Vietnam E-commerce and Digital Economy Agency after obtaining permission to search from the data or information owners;

b) Other organizations, enterprises or regulatory authorities that wish to search for data or information shall send written request for permission to search to the data or information owners as prescribed in clauses 2 and 3 of this Article, and have user accounts granted by Vietnam E-commerce and Digital Economy Agency after obtaining permission to search from the data or information owners.

Article 12. Database maintenance, upgrade and development

1. Database maintenance tasks:

a) Provide technical infrastructure and environment for installation and operation of the Database;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Carry out regular updating, upgrading, maintenance and repair to ensure stable and uninterrupted operation of the Database;

d) Establish and maintain a backup system, and carry out data backup and recovery;

dd) Carry out supervision to give warning of threats to the Database security.

2. Review and propose plans for expansion, maintenance, upgrade and development of the Database, taking into account the current situations.

Article 13. Funding for Database establishment, maintenance and development

1. Funding for establishment, maintenance and development of the Database is derived from the state budget or mobilized from other sources.

2. Costs of establishment, maintenance and development of the Database include:

a) Costs of performing the tasks in clause 2 Article 9, Article 10, Article 11 and Article 12 of this Circular;

b) Costs of collecting, processing, updating and integrating information into the Database; and

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Chapter III

ASSESSMENT OF SAFETY RISKS; FORMULATION OF BLASTING PLANS, BLASTING PASSPORTS, EMERGENCY RESPONSE PLANS, AND PERIODIC AND AD HOC REPORTING REGIMES IN MANAGEMENT AND USE OF INDUSTRIAL EXPLOSIVE MATERIALS AND EXPLOSIVE PRECURSORS

Article 14. Assessment of safety risks

1. Organizations and enterprises engaged in research into, manufacturing, trading, transport, storage, use and destruction of industrial explosive materials must carry out assessment of safety risks according to guidelines in Appendix VI enclosed herewith.

2. Organizations managing and using industrial explosive materials must review and re-carry out assessment of safety risks on an annual basis or upon occurrence of any changes in their safety conditions.

Article 15. Blasting plans and blasting passports

1. Any organization or enterprise that uses industrial explosive materials must prepare a blasting plan according to guidelines in Appendix VII enclosed herewith and have such blasting plan approved by its head or manager.

2. Based on the blasting plan, the organization or enterprise that uses industrial explosive materials shall prepare the passport of blasting using the form in Appendix VIII enclosed herewith for each blast.

Article 16. Emergency response plan

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. An emergency response plan must adequately indicate measures for dealing with emergencies according to results of the risk safety assessment carried out as prescribed in Article 14 of this Circular.

3. The organization or enterprise that manages and uses industrial explosive materials must organize annual emergency response training, drills and exercises. Such training, drills and exercises must be properly evaluated and documented in order to complete its emergency response plan.

4. The organization or enterprise that manages and uses industrial explosive materials must review and modify their emergency response plan on an annual basis or upon occurrence of any changes in emergency response tasks to be appropriate to current situations.

Article 17. Periodic and ad hoc reporting

1. Periodic reporting on manufacturing, trading and use of industrial explosive materials

a) Each organization or enterprise that manufactures and/or trades in industrial explosive materials shall submit 6-month report and annual report which are made using Form No. 01 in Appendix X enclosed herewith to the Industrial Safety Techniques and Environment Agency by June 20 and by December 20 respectively;

b) Each organization or enterprise that uses industrial explosive materials shall submit 6-month report and annual report which are made using Form No. 02 in Appendix X enclosed herewith to the relevant Provincial Department of Industry and Trade by June 18 and by December 18 respectively.

2. Periodic reporting on manufacturing, trading and use of explosive precursors

a) Each organization or enterprise that is allowed to trade, import or export explosive precursors shall submit 6-month report and annual report which are made using Form No. 01 in Appendix X enclosed herewith to Vietnam Chemicals Agency by June 20 and by December 20 respectively;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



c) Each explosive precursor user shall submit 6-month report and annual report which are made using Form No. 02 in Appendix X enclosed herewith to the relevant Provincial Department of Industry and Trade by June 18 and by December 18 respectively.

3. A report for the first 6 months shall include data collected from December 15 of the previous year to June 14 of the reporting period. An annual report shall include data collected from December 15 of the previous year to December 14 of the reporting year.

4. Organizations or enterprises managing and using industrial explosive materials or explosive precursors shall be required to submit ad-hoc reports to competent authorities in the following cases:

a) Submit reports to District-level Police Agency and Department of Industry and Trade of province or central-affiliated city where industrial explosive materials/explosive precursors-related activities are performed within 24 hours from detection of any illegal access to the industrial explosive material/explosive precursor storage area, any loss, theft, or occurrence of any accident or incident involving industrial explosive materials/explosive precursors-related activities;

b) Submit a report to the Department of Industry and Trade of province or central-affiliated city where industrial explosive materials/explosive precursors-related activities are performed within 48 hours from termination of such activities;

c) Submit reports at the request of a competent authority;

d) Such ad-hoc reports are prepared using the Form No. 04 in Appendix X enclosed herewith.

5. Periodic and ad hoc reports are prepared in the form of physical documents or electronic documents, and submitted to the recipients prescribed in clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article in person, by post, through Vietnam Data Exchange Platform, by email, through the specialized reporting software system on the industrial explosive material and explosive precursor database or adopting another appropriate method as prescribed by laws.

6. Organizations and enterprises managing and using industrial explosive materials and explosive precursors under the management of the Ministry of National Defence of Vietnam shall submit reports as prescribed in clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article and submit reports to their superior agencies that are affiliated to the Ministry of National Defence of Vietnam for preparing and submitting consolidated reports thereon to the agency that is affiliated to the Ministry of National Defence of Vietnam and is assigned to perform state management of industrial explosive materials and explosive precursors.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



RESPONSIBILITY FOR IMPLEMENTATION

Article 18. Responsibilities of agencies affiliated to Ministry of Industry and Trade of Vietnam

1. The Industrial Safety Techniques and Environment Agency shall:

a) Take charge and cooperate with relevant authorities and organizations in formulating legislative documents, and technical regulations on safety of industrial explosive materials and explosive precursors;

b) Take charge and organize inspection of and take actions against violations against regulations on management and use of industrial explosive materials and explosive precursors as prescribed by law;

c) Disseminate regulations on management and use of industrial explosive materials and explosive precursors and provide instructions on implementation thereof;

d) Consider issuing, re-issuing and approving revisions to licenses or certificates prescribed in points a, b, c, d clause 2 Article 4 of this Circular; promulgate documents prescribed in point dd clause 2 Article 4 of this Circular;

dd) Consolidate periodic and ad hoc reports on management and use of industrial explosive materials and explosive precursors as prescribed in Article 17 of this Circular; prepare periodic report on performance of tasks related to management and use of industrial explosive materials and explosive precursors;

e) Perform state management functions of a specialized construction agency in respect of manufacturing and storage facilities of industrial explosive materials and explosive precursors within its competence according to regulations of law on construction;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. The Vietnam Chemicals Agency shall:

a) Provide instructions on implementation of regulations of law on import and export of industrial explosive materials and explosive precursors;

b) Consider issuing, re-issuing and approving revisions to licenses as prescribed in Clause 3 Article 4 of this Circular;

c) Take charge and organize inspection of and take actions against violations against regulations on import and export of industrial explosive materials and explosive precursors, and trading in explosive precursors as prescribed by law;

d) Take charge and cooperate with relevant authorities and organizations in proposing changes in the list of permitted explosive precursors;

dd) Enter data and information into the Database as prescribed in clauses 2, 3 Article 11 of this Circular.

3. The Department of Science and Technology shall:

a) Take charge of formulating technical standards and regulations on quality of industrial explosive materials and explosive precursors; organize management of research into and testing for industrial explosive materials and explosive precursors;

b) Receive applications for registration or additional registration as prescribed in Articles 6 and 7 of this Circular.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) Enter data and information into the Database as prescribed in clause 2 Article 11 of this Circular.

4. Vietnam E-commerce and Digital Economy Agency shall:

a) Take charge and cooperate with relevant authorities, organizations and enterprises in establishing, updating, managing and operating the Database;

b) Maintain, upgrade and develop the Database, including infrastructure and software systems of the Database;

c) Take charge and cooperate with relevant authorities and units in providing professional training for officials and public employees in management, updating and exploitation of the Database.

Article 19. Responsibilities of each provincial Department of Industry and Trade

1. Take charge and cooperate with relevant local authorities in carrying out inspection of and take actions against violations against regulations on use of industrial explosive materials and explosive precursors in their province or city; monitor and supervise use of industrial explosive materials and blasting services as notified by organizations and enterprise in order to ensure security and safety.

2. Consider issuing, re-issuing and approving revisions to licenses or certificates as prescribed in Clause 4 Article 4 of this Circular.

3. Disseminate regulations on management and use of industrial explosive materials and explosive precursors to organizations, enterprises and individuals in their province or city, and provide them with instructions on implementation thereof.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



a) Submit six-month report and annual report which are made using Form No. 03 in Appendix X enclosed herewith on management and use of industrial explosive materials and explosive precursors in their province or city by June 30 and by December 30 respectively;

b) Submit a report which is made using Form No. 05 in Appendix X enclosed herewith within 24 hours from its receipt of an ad hoc report from the organization or enterprise as prescribed in clause 4 Article 17 of this Circular.

5. Perform state management functions of a local specialized construction agency in respect of manufacturing and storage facilities of industrial explosive materials and explosive precursors within its competence according to regulations of law on construction.

6. Enter data and information into the Database as prescribed in clauses 2, 3 Article 11 of this Circular.

Article 20. Implementation

1. This Circular comes into force from January 01, 2025.

2. The Circular No. 13/2018/TT-BCT dated June 15, 2018 of the Minister of Industry and Trade of Vietnam, the Circular No. 31/2020/TT-BCT dated November 30, 2020 of the Minister of Industry and Trade of Vietnam, clauses 1, 2, 3 Article 12 of the Circular No. 42/2019/TT-BCT dated December 18, 2019 of the Minister of Industry and Trade of Vietnam are abrogated.

3. In case any legislative documents referred to in this Circular are amended or replaced, the newest one shall apply.

4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Industry and Trade of Vietnam for guidelines or further consideration./.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Truong Thanh Hoai

 

;

Thông tư 23/2024/TT-BCT quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

Số hiệu: 23/2024/TT-BCT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương
Người ký: Trương Thanh Hoài
Ngày ban hành: 07/11/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [2]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 23/2024/TT-BCT quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…