TỔNG
CỤC HẢI QUAN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2000/TT-TCHQ |
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2000 |
THÔNG TƯ
CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 07/2000/TT-TCHQ NGÀY 02 THÁNG 11 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHƯƠNG III NGHỊ ĐỊNH SỐ 57/1998/NĐ-CP NGÀY 31/7/1998 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, GIA CÔNG VÀ ĐẠI LÝ MUA BÁN HÀNG HOÁ VỚI NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Pháp lệnh Hải quan
ngày 20/2/1990;
Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại và hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài;
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với
thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nói trên như
sau:
Phụ kiện của hợp đồng gia công là bộ phận không tách rời của hợp đồng gia công.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, nếu có thay đổi, điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng gia công, thương nhân Việt Nam tham gia ký kết hợp đồng phải cung cấp cho Hải quan nơi theo dõi hợp đồng gia công văn bản điều chỉnh đó. Thời hạn cung cấp như sau: Nếu sự thay đổi, bổ sung các điều khoản của hợp đồng gia công liên quan đến việc nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị mượn thì thời hạn cung cấp cho Hải quan là trước khi làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hoá đó. Nếu thay đổi định mức gia công hoặc có sự thay đổi, điều chỉnh liên quan đến việc xuất khẩu sản phẩm thì phải cung cấp cho Hải quan trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm đó.
Thương nhân ký hợp đồng gia công phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện hợp đồng gia công.
3.1. Việc làm thủ tục Hải quan cho một hợp đồng gia công từ khâu tiếp nhận hợp đồng gia công, làm thủ tục Hải quan cho từng lô hàng xuất nhập khẩu của hợp đồng gia công, cho đến khâu thanh khoản hợp đồng gia công đều phải thực hiện tại một đơn vị Hải quan thuộc tỉnh, thành phố nơi có xí nghiệp (xí nghiệp của doanh nghiệp hoặc xí nghiệp của doanh nghiệp khác mà hợp đồng gia công được thực hiện ở đó) hoặc trụ sở của doanh nghiệp (trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc trụ sở các chi nhánh của doanh nghiệp, nếu các chi nhánh đó có Giấy đăng kí kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký thuế riêng). Trường hợp tại địa phương đó không có tổ chức Hải quan, doanh nghiệp được chọn đơn vị Hải quan thuận tiện nhất để làm thủ tục, nhưng đã làm thủ tục tại đơn vị Hải quan nào thì phải làm trọn hợp đồng gia công ở đơn vị Hải quan đó. Các trường hợp đặc biệt khác do Tổng cục Hải quan quyết định.
Trường hợp hàng phải kiểm tra ở cửa khẩu, nếu đơn vị Hải quan quản lý hợp đồng gia công không phải Hải quan cửa khẩu xuất/nhập thì Hải quan nơi có cửa khẩu xuất/nhập chịu trách nhiệm kiểm hoá (đối với hàng nhập khẩu) hoặc kiểm hoá và giám sát thực xuất (đối với hàng xuất khẩu) trên cơ sở bộ hồ sơ hải quan đã được đăng ký do Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công chuyển đến và công văn đề nghị của đơn vị Hải quan này. Sau khi làm xong thủ tục kiểm hoá hoặc giám sát thực suất cho lô hàng, Hải quan cửa khẩu xuất/nhập trả 01 bộ hồ sơ cho chủ hàng, 01 bộ hồ sơ niêm phong giao chủ hàng trả ngay cho đơn vị Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công để theo dõi và thanh khoản.
Sản phẩm gia công sau khi đã xuất khẩu ra nước ngoài, nếu bên thuê gia công có văn bản trả lại hàng để tái chế, sửa chữa, thì bên nhận gia công được nhận lại để tái chế và phải tái xuất khẩu sau khi tái chế xong. Thời gian tái chế không quá 90 ngày kể từ ngày làm thủ tục tạm nhập để tái chế; trường hợp cá biệt có lý do hợp lý thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét gia hạn.
Trường hợp có lý do hợp lý lô hàng không thể tái chế được, bên thuê gia công có văn bản đề nghị tiêu huỷ số sản phẩm này tại Việt Nam, thì Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo kiểm tra cụ thể từng trường hợp. Nếu qua kiểm tra, xác định chính xác hàng doanh nghiệp xin tiêu huỷ là hàng doanh nghiệp đã tạm nhập để tái chế chưa tái xuất thì xem xét giải quyết cho tiêu huỷ như đối với tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm gia công.
Số lượng hàng mẫu cho một mã hàng là đơn chiếc. Trường hợp một hợp đồng gia công phải gia công ở nhiều địa điểm khác nhau cần có số lượng hàng mẫu nhiều hơn, thì doanh nghiệp phải có văn bản giải trình gửi Hải quan nơi theo dõi hợp đồng gia công, Hải quan sẽ xem xét giải quyết cho phù hợp nhưng tối đa không quá 05 chiếc cho một mã hàng.
Hàng mẫu để làm mẫu gia công không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nếu hàng mẫu xuất khẩu được sản xuất từ nguyên, phụ liệu, vật tư nhập khẩu của hợp đồng gia công, thì được đưa vào thanh khoản như sản phẩm xuất khẩu.
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH
1. Đối tượng thực hiện gia công: thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, có hoặc không có đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, được gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài; được trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế phẩm, phế liệu và sản phẩm gia công theo hợp đồng gia công. Các doanh nghiệp thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện hoạt động gia công theo quy định tại Điều 75 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ.
2. Về hợp đồng gia công quy định tại Điều 12 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP
2.1. Hợp đồng gia công có thể ký trực tiếp hoặc ký qua điện tín (fax, telex...).
2.2. Hợp đồng gia công được lập bằng hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Anh hoặc một thứ tiếng nước ngoài khác do hai bên thoả thuận. Trường hợp hợp đồng được lập bằng tiếng nước ngoài thì doanh nghiệp phía Việt Nam phải có bản dịch chính thức ra tiếng Việt, doanh nghiệp Việt Nam phải ký và đóng dấu, chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.
2.3. Phương thức thanh toán nêu tại khoản d, Điều 12: Hợp đồng gia công phải ghi rõ phương thức thanh toán bằng tiền hay bằng sản phẩm gia công. Nếu thanh toán tiền công bằng sản phẩm gia công thì phải ghi rõ loại sản phẩm, trị giá sản phẩm.
Trường hợp nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đó trùng với nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì phải có giấy chứng nhận của Cục Sở hữu Công nghiệp Việt Nam. Người có nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam muốn bảo vệ quyền lợi của mình trong lĩnh vực gia công hàng hoá cho nước ngoài, phải mang văn bằng này đến đăng ký với đơn vị Hải quan làm thủ tục hàng gia công. Nếu không đăng ký, cơ quan Hải quan không có trách nhiệm bảo vệ trong trường hợp có người khác sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đó.
Máy móc, thiết bị thuê để phục vụ gia công thực hiện theo Quy chế về thuê máy móc, thiết bị của nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 1447/1999/QĐ-BTM ngày 10/12/1999 của Bộ Thương mại.
Định mức vật tư tiêu hao là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dùng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm nhưng không cấu thành trên sản phẩm hoặc không biểu hiện ra bên ngoài thành một bộ phận của sản phẩm.
Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư hao hụt trong quá trình sản xuất. Tỷ lệ hao hụt này phụ thuộc vào chất lượng nguyên, phụ liệu, vật tư, trình độ công nhân, sự cố máy móc, thiết bị và các nguyên nhân khác.
6. Giám đốc doanh nghiệp quy định tại Điều 13 được hiểu như sau:
Đối với thương nhân là pháp nhân: là Giám đốc doanh nghiệp. Đối với thương nhân là cá nhân: là chính cá nhân đó. Đối với thương nhân là tổ hợp tác: là người đứng đầu tổ hợp tác đó. Đối với thương nhân là hộ gia đình: là chủ hộ của hộ gia đình đó.
- Phải được thoả thuận trong hợp đồng gia công (hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng).
- Trị giá của sản phẩm dùng để thanh toán tiền gia công không được vượt quá giá trị tiền thuê gia công.
- Không thuộc diện hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu. Nếu thuộc diện hàng nhập khẩu có điều kiện, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
- Phải chịu thuế nhập khẩu và các thuế liên quan đối với sản phẩm gia công thanh toán tiền thuê gia công.
- Sản phẩm được gắn tên nước xuất xứ: "Sản xuất tại Việt Nam".
A. NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
1. Thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công:
Chậm nhất 3 ngày làm việc trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên cho hợp đồng, doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ để cơ quan Hải quan làm thủ tục tiếp nhận hợp đồng. Trong trường hợp có lý do hợp lý thì Trưởng đơn vị Hải quan làm thủ tục có thể chấp nhận rút ngắn thời gian trên.
a) Bộ hồ sơ xuất trình gồm:
- Hợp đồng gia công và các phụ kiện kèm theo (nếu có): 02 bản chính và 02 bản dịch (nếu hợp đồng lập bằng tiếng nước ngoài).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nếu làm thủ tục tiếp nhận lần đầu): 02 bản sao.
- Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại, nếu mặt hàng gia công thuộc Danh mục hàng hoá Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; hoặc của Ngân hàng Nhà nước, nếu gia công mặt hàng vàng: 01 bản chính, 01 bản sao.
- Giấy chứng nhận của Cục sở hữu Công nghiệp Việt Nam (trường hợp nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam): 01 bản chính, 01 bản sao.
b) Trách nhiệm của Hải quan khi tiếp nhận hợp đồng gia công:
- Tiếp nhận hợp đồng gia công phù hợp với quy định tại Điều 12 của Nghị định
- Đóng dấu "ĐÃ TIẾP NHẬN HỢP ĐỒNG" lên hợp đồng và các tài liệu khác kèm theo.
Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Hải quan phải làm xong thủ tục tiếp nhận hợp đồng. Sau khi tiếp nhận, Hải quan lưu một bộ hồ sơ để theo dõi, bao gồm 01 bản chính hợp đồng, phụ kiện hợp đồng gia công kèm theo (nếu có) và bản sao các chứng từ khác.
c) Tiếp nhận hợp đồng gia công của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
- Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện theo văn bản số 6478TM/ĐT ngày 07/11/1998 của Bộ Thương mại, doanh nghiệp không phải đăng ký hoặc phê duyệt hợp đồng gia công tại Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền mà đến trực tiếp làm thủ tục tiếp nhận tại cơ quan Hải quan.
- Bộ hồ sơ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các giấy tờ như quy định tại điểm (a) trên đây, doanh nghiệp phải nộp thêm bản giải trình công suất máy móc, thiết bị.
- Hợp đồng gia công được tiếp nhận, ngoài việc phải phù hợp với qui định tại Điều 12 của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ, về mặt hàng gia công còn phải phù hợp với mặt hàng ghi trong Giấy phép đầu tư và về số lượng sản phẩm gia công phải phù hợp với bản giải trình công suất máy móc, thiết bị.
2.1. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư (sau đây gọi chung là nguyên phụ liệu) thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu quy định tại Thông tư số 01/1999/TT-TCHQ ngày 10/05/1999. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thêm một số điểm sau:
a) Bộ hồ sơ Hải quan nộp và xuất trình khi làm thủ tục đăng kí tờ khai:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai hàng nhập khẩu : 03 bản chính,
+ Vận tải đơn: 01 bản sao,
+ Hoá đơn thương mại (bản chính hoặc bản sao): 03 bản,
+ Bản kê chi tiết hàng hoá: 01 bản chính và 02 bản sao,
- Đối với các trường hợp sau đây phải nộp thêm:
+ Giấy đăng kí kiểm dịch (đối với hàng yêu cầu phải kiểm dịch): 01 bản chính
+ Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại nếu nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu thuộc danh mục Nhà nước Việt Nam cấm nhập khẩu và tạm ngừng nhập khẩu: 01 bản sao.
- Giấy tờ phải xuất trình:
+ Bảng thống kê tờ khai nhập khẩu (mẫu 01/GC),
+ Hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia công liên quan đến việc nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư đã được cơ quan Hải quan làm thủ tục tiếp nhận.
+ Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại nếu nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu thuộc danh mục Nhà nước Việt Nam cấm nhập khẩu và tạm ngừng nhập khẩu: 01 bản chính để đối chiếu với bản sao phải nộp.
Các bản sao phải nộp trên đây chỉ cần đóng dấu và có chữ ký xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp hoặc Phó giám đốc doanh nghiệp, không cần xác nhận của công chứng Nhà nước; Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các bản sao này.
b) Cách thống kê tờ khai nhập khẩu vào Bảng thống kê tờ khai (mẫu 01/GC ban hành kèm Thông tư này):
- Mỗi hợp đồng gia công phải lập 02 Bảng thống kê tờ khai nhập khẩu. Doanh nghiệp giữ một Bảng để xuất trình cho Hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu từng lô hàng. Hải quan lưu 01 bảng.
- Việc thống kê tờ khai vào Bảng thống kê (cả Bảng do chủ hàng xuất trình và Bảng lưu tại Hải quan) đều do cán bộ Hải quan thực hiện tại thời điểm làm thủ tục đăng ký tờ khai (hoặc khi tiếp nhận Phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp/Phiếu chuyển giao nguyên phụ liệu, vật tư).
- Bảng thống kê tờ khai phải rõ ràng, chính xác, đầy đủ, tuyệt đối không được thống kê sót tờ khai. Sau mỗi lần thống kê tờ khai, cán bộ Hải quan làm nhiệm vụ này phải ký và ghi rõ họ tên vào cột quy định trên Bảng.
- Đối với những hợp đồng gia công lớn thực hiện trong thời gian dài, nếu 01 tờ Bảng thống kê không ghi đủ thì phải lập thành nhiều tờ. Trong trường hợp này, trên mỗi tờ Bảng thống kê phải ghi rõ số thứ tự tờ (tờ số...); cuối mỗi tờ phải ghi rõ "tiếp sang tờ số...". Việc đánh số thứ tự tại cột (1) của Bảng thống kê phải liên tục từ đầu cho đến kết thúc hợp đồng.
c) Lấy mẫu nguyên phụ liệu:
- Trừ những trường hợp do tính chất mặt hàng không thể lấy mẫu được (như gia công vàng bạc, da sống...), còn các trường hợp khác khi kiểm hoá nguyên phụ liệu, vật tư gia công nhập khẩu, hải quan phải lấy mẫu nguyên liệu chính và phụ liệu có giá trị lớn để làm cơ sở đối chiếu khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. Mẫu hàng phải được cán bộ hải quan và đại diện của doanh nghiệp cùng lấy, phải ghi rõ trên mẫu hoặc chứng từ kèm theo mẫu: tên nguyên phụ liệu; tên, số hiệu hợp đồng/phụ kiện hợp đồng; mã hàng; số tờ khai; số lượng mẫu...; cán bộ Hải quan và đại diện doanh nghiệp phải cùng ký, ghi rõ họ, tên lên mẫu hoặc chứng từ này. Mẫu phải được niêm phong hải quan cùng với chứng từ kèm theo mẫu và được giao doanh nghiệp bảo quản để xuất trình khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm.
- Nếu sản phẩm của một hợp đồng gia công sẽ được kiểm hoá cùng một lúc tại nhiều địa điểm khác nhau, thì doanh nghiệp phải dự liệu trước vấn đề này và thông báo cho Hải quan biết để khi lấy mẫu sẽ lấy nhiều mẫu cho một loại nguyên liệu, đủ phục vụ việc đối chiếu khi kiểm hoá.
- Sau khi lãnh đạo đơn vị Hải quan quản lý hợp đồng gia công ký xác nhận đã hoàn thành thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công vào bảng thanh khoản hợp đồng gia công (mẫu 09/GC), doanh nghiệp được phép huỷ mẫu lưu nguyên phụ liệu của hợp đồng này.
d) Việc chính sách thuế đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm gia công thực hiện theo quy định tại Thông tư số 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính.
2.2. Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị mượn để phục vụ gia công thực hiện như sau:
- Máy móc, thiết bị tạm nhập khẩu do bên thuê gia công cung cấp dưới hình thức mượn phục vụ gia công, sau khi kết thúc hợp đồng phải tái xuất trả cho bên thuê gia công, trừ các thiết bị, dụng cụ bị hư hỏng trở thành phế liệu được phép tiêu huỷ tại Việt Nam và những trường hợp được cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm 11, mục A phần này cho phép bán, biếu tặng tại Việt Nam.
- Máy móc, thiết bị mượn phải được quy định cụ thể trong hợp đồng/phụ kiện hợp đồng về tên gọi, chủng loại, số lượng, chất lượng.
- Thủ tục hải quan đối với loại máy móc, thiết bị này như thủ tục hải quan đối với lô hàng tạm nhập - tái xuất. Các tờ khai tạm nhập phải được cán bộ Hải quan thống kê vào Bảng thống kê tờ khai (mẫu 05/GC ban hành kèm theo Thông tư này) ngay khi làm thủ tục đăng kí tờ khai nhập khẩu, cách thống kê thực hiện như điểm 2.1.b., mục A trên đây. Máy móc, thiết bị tham gia trực tiếp vào sản xuất ra sản phẩm gia công (được lắp đặt, sử dụng tại phân xưởng để sản xuất sản phẩm gia công) do bên thuê gia công cho mượn được miễn thuế. Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc sử dụng máy móc, thiết bị đúng này mục đích.
Các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất khác, dụng cụ văn phòng không tham gia trực tiếp vào sản xuất ra sản phẩm gia công, muốn mượn khi tạm nhập khẩu phải tạm nộp thuế, khi tái xuất được hoàn lại thuế theo quy định tại điểm 1.m, mục I, phần E Thông tư số 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính. Nếu không tái xuất thì không được hoàn thuế.
Trong quá trình sử dụng nếu máy móc, thiết bị hư hỏng, doanh nghiệp có nhu cầu đưa ra nước ngoài để sửa chữa thì đơn vị Hải quan quản lý hợp đồng gia công xem xét giải quyết, thủ tục hải quan thực hiện theo phương thức tạm xuất - tái nhập miễn thuế.
3. Thủ tục xuất khẩu đối với sản phẩm gia công:
Thủ tục xuất khẩu đối với sản phẩm gia công thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuẩt khẩu quy định tại Thông tư 01/1999/TT-TCHQ ngày 10/05/1999. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thêm một số điểm sau:
3.1. Bộ hồ sơ Hải quan nộp và xuất trình khi làm thủ tục đăng ký tờ khai:
- Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai hàng xuất khẩu: 03 bản chính
+ Bản kê chi tiết hàng hoá: 03 bản chính.
- Đối với trường hợp sau đây phải nộp thêm:
+ Văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu bên gia công cung ứng các nguyên phụ liệu, vật tư thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện): 01 bản sao có đóng dấu và chữ ký xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp hoặc Phó Giám đốc doanh nghiệp; nộp khi cấp phiếu theo dõi trừ lùi.
- Giấy tờ phải xuất trình:
+ Bảng thống kê tờ khai xuất khẩu (mẫu 03/GC).
+ Văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu bên gia công cung ứng các nguyên phụ liệu, vật tư thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện): 01 bản chính để đối chiếu với bản sao phải nộp và cấp phiếu theo dõi trừ lùi hạn ngạch.
3.2. Khi kiểm hoá sản phẩm xuất khẩu, Hải quan phải đối chiếu nguyên liệu mẫu lấy khi làm thủ tục nhập khẩu với nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm. Trường hợp nguyên liệu chính còn phải trải qua một quá trình xử lý trước khi đưa vào sản xuất ra sản phẩm (ví dụ như: len, sợi phải nhuộm...) nên hình thức không còn như khi nhập khẩu, thì người nhận gia công phải có văn bản thông báo với cơ quan Hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng đúng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu, Hải quan căn cứ vào tính chất của nguyên liệu để đối chiếu, nếu có nghi vấn thì yêu cầu giám định.
3.3. Cách thống kê tờ khai xuất khẩu vào Bảng thống kê tờ khai (mẫu 03/GC ban hành kèm theo Thông tư này.
Mỗi một hợp đồng gia công phải lập 02 bảng thống kê tờ khai xuất khẩu. Doanh nghiệp giữ một Bảng để xuất trình cho Hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu từng lô hàng, Hải quan lưu một Bảng. Thời điểm thống kê và cách thống kê tờ khai lên Bảng này giống như thống kê tờ khai nhập khẩu ở điểm 2.1.b, mục A trên đây.
3.4. Thủ tục hải quan đối với trường hợp sản phẩm gia công được bán cho doanh nghiệp Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc làm nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và hàng được giao nhận tại Việt Nam theo chỉ định của bên thuê gia công. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Thương mại tại văn bản số 1723/TM-ĐT ngày 28/4/1999, Tổng cục Hải quan hướng dẫn như sau:
Điều kiện để được giao, nhận sản phẩm gia công tại Việt Nam: Doanh nghiệp mua sản phẩm gia công phải ký hợp đồng mua bán với bên bán nước ngoài (là bên thuê gia công hoặc người mua hàng của bên thuê gia công bán lại cho doanh nghiệp Việt Nam). Trong hợp đồng phải ghi rõ hàng được giao tại doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công (tên, địa chỉ doanh nghiệp này, hàng thuộc hợp đồng gia công nào). Sản phẩm này phải phù hợp với phạm vi ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp mua hàng, phải phù hợp với chính sách quản lý xuất, nhập khẩu hàng hoá và quản lý nhập khẩu công nghệ của Nhà nước. Nếu bên mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thì sản phẩm gia công này phải là mặt hàng thuộc kế hoạch nhập khẩu đã được Bộ Thương mại hoặc cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền duyệt. Sản phẩm gia công để tiêu thụ nội địa phải ghi rõ tên nước xuất xứ là: "Sản xuất tại Việt Nam".
Về thủ tục hải quan thực hiện như sau:
a) Thủ tục xuất khẩu (thủ tục giao sản phẩm của doanh nghiệp nhận gia công):
(i) Doanh nghiệp xuất khẩu giao sản phẩm phải làm thủ tục xuất như đối với xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài.
(ii) Nhiệm vụ của Hải quan làm thủ tục xuất khẩu (Hải quan quản lý hợp đồng gia công): Thực hiện đăng ký tờ khai như đối với xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài, ký xác nhận vào ô 47 tờ khai HQ99-XNK hiện hành (xác nhận này không bao hàm nội dung đã kiểm tra hàng hoá) niêm phong hồ sơ giao chủ hàng chuyển đến Hải quan làm thủ tục nhập khẩu để thực hiện các bước tiếp theo như quy định tại điểm c dưới đây:
b) Thủ tục nhập khẩu (thủ tục nhận hàng của doanh nghiệp mua):
(i) Doanh nghiệp nhập khẩu: Mở tờ khai nhập khẩu và thực hiện các chính sách về nhập khẩu hàng hoá, chính sách thuế theo đúng loại hình nhập khẩu.
(ii) Nhiệm vụ của Hải quan làm thủ tục nhập khẩu: Làm thủ tục nhập khẩu như quy định đối với một lô hàng nhập khẩu từ nước ngoài theo đúng loại hình (trong bộ hồ sơ Hải quan không yêu cầu phải có vận tải đơn).
c) Việc kiểm tra thực tế hàng hoá:
Sau khi đăng ký tờ khai với Hải quan làm thủ tục xuất, doanh nghiệp xuất khẩu (doanh nghiệp giao sản phẩm gia công) tổ chức giao hàng cho doanh nghiệp nhập khẩu. Hải quan làm thủ tục nhập khẩu thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hoá, đối chiếu sản phẩm giao nhận với mẫu nguyên liệu nhập khẩu ban đầu, lấy mẫu mới (nếu hàng thuộc diện phải lấy mẫu); ghi kết quả kiểm hoá và xác nhận thực xuất vào tờ khai xuất, trả lại 02 bản cho doanh nghiệp xuất để nộp 01 bản cho Hải quan xuất và lưu 01 bản vào hồ sơ hợp đồng gia công; ghi kết quả kiểm hoá và xác nhận thực nhập vào tờ khai nhập khẩu.
- Xác nhận thực xuất phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm, nơi đăng ký của tờ khai nhập khẩu; nơi giao hàng;
- Xác nhận thực nhập phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm, nơi đăng ký của tờ khai xuất; nơi nhận hàng; hàng là sản phẩm gia công của công ty... thuộc hợp đồng gia công số... ngày... tháng... năm.
- Thực hiện các bước thủ tục khác và chính sách thuế theo đúng quy định của từng loại hình.
4. Thủ tục chuyển nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị mượn từ hợp đồng này sang hợp đồng khác:
4.1. Trường hợp cùng đối tác thuê và nhận gia công, cùng đơn vị Hải quan quản lý hợp đồng gia công: Bên nhận gia công chỉ cần có văn bản thông báo cho đơn vị Hải quan theo dõi hợp đồng gia công về việc chuyển nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị mượn đó kèm theo văn bản thoả thuận giữa hai bên. Văn bản thông báo này phải ghi rõ tên, lượng, giá trị nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị chuyển giao từ hợp đồng nào sang hợp đồng nào. Văn bản này có giá trị như tờ khai xuất khẩu (đối với hợp đồng giao) và tờ khai nhập khẩu (đối với hợp đồng nhận).
Văn bản thông báo này phải lập thành 04 bản. Sau khi Hải quan xác nhận và thống kê vào Bảng thống kê tờ khai xuất khẩu (mẫu 03/GC) của hợp đồng gia công giao và Bảng thống kê tờ khai nhập khẩu (mẫu 01/GC) của hợp đồng gia công nhận, Hải quan giữ 02 bản để lưu vào hồ sơ mỗi hợp đồng 01 bản, trả lại doanh nghiệp 02 bản để lưu và hồ sơ mỗi hợp đồng một bản.
4.2. Trường hợp cùng đối tác thuê và nhận gia công, nhưng không cùng đơn vị Hải quan quản lý hợp đồng gia công: làm thủ tục như sản phẩm gia công chuyển tiếp dưới đây. Mẫu phiếu như mẫu 10/GC ban hành kèm theo Thông tư này, nhưng thay tên phiếu bằng tên "Phiếu chuyển giao nguyên phụ liệu, vật tư gia công" hoặc "Phiếu chuyển giao máy móc, thiết bị mượn".
Đối với những trường hợp này các tiêu thức của phiếu và xác nhận của Hải quan bên giao, Hải quan bên nhận đều phải ghi đầy đủ theo mẫu 10/GC nêu trên. Riêng phần xác nhận, ký tên, đóng dấu của Giám đốc bên giao và bên nhận chỉ cần thực hiện ở một bên.
4.3. Cùng đối tác thuê gia công nhưng khác đối tác nhận gia công: làm thủ tục như hàng gia công chuyển tiếp dưới đây. Mẫu phiếu và tên phiếu như quy định tại điểm 4.2 phần này.
Nếu Hải quan bên giao đồng thời là Hải quan bên nhận thì vẫn phải ghi đầy đủ các tiêu thức của phiếu. Riêng phần ký tên, đóng dấu của Hải quan bên giao và Hải quan bên nhận trên phiếu chỉ cần thực hiện ở một bên.
4.4. Trường hợp không cùng đối tác thuê gia công:
Trên cơ sở hợp đồng gia công đã được Hải quan tiếp nhận và chỉ định của các bên thuê gia công, các bên nhận gia công và đơn vị Hải quan quản lý các hợp đồng gia công thực hiện thủ tục giao, nhận như thủ tục Hải quan quy định tại điểm 3.3, mục A trên đây.
4.5. Việc đối chiếu mẫu và lấy mẫu khi làm thủ tục chuyển nguyên phụ liệu từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác:
Để đảm bảo chuyển giao đúng nguyên phụ liệu đã nhập khẩu, doanh nghiệp phải xuất trình cho Hải quan bên nhận mẫu lưu nguyên phụ liệu do Hải quan làm thủ tục nhập khẩu trước đây đã niêm phong và Hải quan bên nhận phải tiến hành đối chiếu nguyên liệu chuyển giao với mẫu lưu nguyên liệu này, nếu phù hợp thì tiến hành lấy mẫu mới cho hợp đồng nhận nguyên phụ liệu như quy định tại điểm 2.1.c, mục A phần này. Trường hợp khi đối chiếu phát hiện sự sai khác giữa mẫu lưu với nguyên phụ liệu chuyển giao thì phải lập biên bản vi phạm theo đúng thủ tục hành chính để làm cơ sở xử lý. Đối với những nguyên phụ liệu thuộc diện không phải lấy mẫu lúc nhập khẩu, Giám đốc các doanh nghiệp giao, nhận nguyên phụ liệu chuyển giao phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chuyển giao đúng nguyên phụ liệu đã nhập khẩu.
5.1. Trong điểm này:
- Thương nhân giao sản phẩm gia công chuyển tiếp dưới đây gọi tắt là bên giao.
- Thương nhân nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp dưới đây gọi tắt là bên nhận.
- Hải quan quản lý hợp đồng gia công của bên giao dưới đây gọi tắt là Hải quan bên giao.
- Hải quan quản lý hợp đồng gia công của bên nhận dưới đây gọi tắt là Hải quan bên nhận.
- Phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp gọi tắt là phiếu chuyển tiếp.
5.2. Về nguyên tắc, việc chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp phải chịu sự quản lý của Hải quan, nhưng Hải quan không trực tiếp làm thủ tục cho việc giao, nhận hàng. Trên cơ sở văn bản chỉ định của các bên thuê gia công, các doanh nghiệp liên quan tự tổ chức việc giao, nhận hàng theo các bước quy định dưới đây. Giám đốc các doanh nghiệp giao, doanh nghiệp nhận chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giao, nhận sản phẩm đúng về chủng loại, tên gọi, qui cách, phẩm chất như khai báo trên phiếu chuyển tiếp, sản phẩm này được sản xuất từ chính nguyên phụ liệu mà bên giao đã làm thủ tục nhập khẩu, đủ số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng như trên khai báo trên Phiếu chuyển tiếp.
5.3. Các bước thực hiện:
a. Bước 1: Bên giao lập 04 phiếu giao hàng chuyển tiếp theo mẫu của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Thông tư này (mẫu 10/GC). Sau khi lập phiếu, bên giao sản phẩm cho bên nhận.
b. Bước 2: Bên nhận sau khi nhận đủ sản phẩm, xác nhận, ký tên, đóng dấu vào cả 04 Phiếu chuyển tiếp trên, sau đó đến trình và đăng ký với Hải quan bên nhận.
c. Bước 3: Hải quan bên nhận tiếp nhận 04 Phiếu chuyển tiếp, xác nhận vào 04 tờ phiếu trên, lãnh đạo đơn vị ký tên và đóng dấu.
Sau khi làm xong thủ tục xác nhận vào cả 04 phiếu trên, Hải quan biên nhận trả lại cho bên nhận 03 bản, Hải quan lưu 01 bản cùng với Hợp đồng gia công có sử dụng sản phẩm gia công chuyển tiếp.
Bên nhận lưu 01 bản cùng với hợp đồng gia công, chuyển 02 bản cho bên giao.
d. Bước 4: Bên giao sau khi nhận được 02 bản Phiếu chuyển tiếp đã có đủ xác nhận của bên nhận và Hải quan bên nhận do bên nhận chuyển đến, phải đến trình Hải quan bên giao. Hải quan bên giao xác nhận, ký tên, đóng dấu vào 02 phiếu chuyển tiếp đó, lưu 01 bản cùng với hợp đồng gia công, trả cho bên giao 01 bản để lưu cùng hợp đồng gia công lưu lại bên giao.
Người ký và con dấu của Hải quan bên giao như quy định đối với Hải quan bên nhận.
5.4. Phiếu chuyển tiếp được coi là chứng từ để thanh khoản hợp đồng gia công sau này. Đối với bên giao, thì phiếu có đủ xác nhận, ký tên, đóng dấu của 04 bên nêu trên mới có giá trị thanh khoản hợp đồng. Đối với bên nhận, chỉ có những phiếu có đủ xác nhận ký tên, đóng dấu của ba bên (trừ Hải quan bên giao) mới có giá trị thanh khoản hợp đồng. Giám đốc doanh nghiệp của bên giao, bên nhận, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực của việc giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và của phiếu này.
5.5. Gia công chuyển tiếp trong trường hợp cùng đối tác trong nước, nhưng khác đối tác nước ngoài, thì trên cơ sở chỉ định của các bên thuê gia công, doanh nghiệp nhận gia công chỉ cần làm văn bản báo cáo với cơ quan Hải quan về việc chuyển tiếp đó. Văn bản báo cáo phải ghi rõ tên, lượng, trị giá sản phẩm chuyển giao. Văn bản báo cáo phải làm thành 04 bản, sau khi Hải quan giao nhận, Hải quan giữ hai bản để lưu ở mỗi hợp đồng 01 bản, trả lại doanh nghiệp 02 bản để lưu vào hồ sơ mỗi hợp đồng một bản.
Văn bản báo cáo này có giá trị để thanh khoản hợp đồng.
6. Thuê thương nhân khác gia công quy định tại khoản 2.b, Điều 15 của Nghị định:
Doanh nghiệp nhận gia công cho thương nhân nước ngoài được thuê thương nhân Việt Nam khác gia công lại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thuê gia công này. Hải quan không làm thủ tục cho việc thuê gia công lại.
Doanh nghiệp ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, thanh khoản hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan, làm các nghĩa vụ khác liên quan đến hợp đồng gia công và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng gia công này.
7. Thủ tục xuất trả nguyên phụ liệu, vật tư gia công:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, theo yêu cầu của bên thuê gia công, bên nhận gia công được xuất trả nguyên phụ liệu, vật tư cho bên thuê gia công.
Thủ tục Hải quan như thủ tục xuất khẩu một lô hàng gia công xuất khẩu. Ngoài bộ hồ sơ như một lô hàng gia công xuất khẩu phải nộp thêm bản sao văn bản yêu cầu xuất trả hàng của bên thuê gia công (có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp nhận gia công), văn bản đề nghị của doanh nghiệp nói rõ lô hàng xuất trả thuộc tờ khai nhập nào và kèm theo bản sao tờ khai đó. Hải quan làm thủ tục xuất trả phải đối chiếu nguyên phụ liệu xuất với mẫu lưu nguyên phụ liệu lấy khi nhập khẩu.
8. Thủ tục hải quan đối với hàng gia công tái chế:
Đơn vị Hải quan quản lý hợp đồng gia công chịu trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và quản lý cho đến khi toàn bộ sản phẩm tái chế được tái xuất hết. Khi làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu, tờ khai Hải quan được đăng ký theo loại hình tạm nhập gia công tái chế - TNGCTC, tái xuất gia công tái chế - TXGCTC (sử dụng ô trống tại tiêu thức 15 của tờ khai HQ99-XNK). Các tờ khai nhập khẩu tái chế, xuất khẩu tái chế quản lý riêng, không thống kê vào bản thống kê tờ khai (mẫu 01/GC và mẫu 03/GC ban hành theo Thông tư này).
9.1. Điều kiện nguyên phụ liệu, vật tư cung ứng:
- Phải thuộc danh mục nguyên phụ liệu, vật tư sử dụng để gia công thành phẩm nêu trong hợp đồng gia công.
- Phải xây dựng thành định mức như đối với nguyên phụ liệu do bên thuê gia công cung cấp.
- Phải được thoả thuận trong hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia công về tên gọi, chủng loại, số lượng nguyên phụ liệu do bên nhận gia công cung ứng.
9.2. Phương thức cung ứng:
- Bên nhận gia công trực tiếp nhập khẩu từ nước ngoài về bằng hợp đồng mua bán ngoại thương để làm nguyên phụ liệu gia công sản xuất
- Mua tại thị trường Việt Nam để là nguyên phụ liệu gia công (trừ trường hợp được hưởng chế độ xuất nhập khẩu tại chỗ).
9.3. Thủ tục hải quan
a) Trường hợp nguyên phụ liệu mua tại thị trường Việt Nam: Hải quan không làm thủ tục cho việc mua bán này nhưng khi thanh khoản hợp đồng gia công, doanh nghiệp phải lập bảng thống kê những nguyên phụ liệu thuộc loại này để Hải quan tính thuế xuất khẩu (nếu có). Nguyên phụ liệu mua tại thị trường Việt Nam nếu thuộc danh mục mặt hàng cấm xuất khẩu thì phải có văn bản cho phép của Bộ Thương mại, nếu thuộc danh mục hàng xuất khẩu có điều kiện thì phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền và chỉ được thực hiện trong phạm vi cho phép (số lượng, giá trị) của giấy phép này.
Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công có sử dụng nguyên phụ liệu mua tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp phải có văn bản giải trình về việc sử dụng nguyên phụ liệu này với đơn vị hải quan làm thủ tục xuất khẩu, để Hải quan theo dõi trừ lùi hạn mức, hạn ngạch (nếu nguyên phụ liệu thuộc diện có hạn mức, hạn ngạch).
b) Trường hợp nguyên phụ liệu do bên nhận gia công trực tiếp mua từ nước ngoài để phục vụ hợp đồng gia công
- Làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu, áp dụng các chế độ thuế theo loại hình này. Tờ khai nhập khẩu thuộc loại này theo dõi riêng theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu, không thống kê vào bảng thống kê tờ khai nhập gia công (mẫu 01/GC). Đơn vị Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu sản phẩm là Hải quan quản lý hợp đồng gia công đó.
Thời hạn nộp thuế đối với nguyên phụ liệu áp dụng theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu là 275 ngày như quy định tại Thông tư 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính.
- Khi xuất khẩu sản phẩm của hợp đồng gia công có sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu theo hình thức này, doanh nghiệp nhận gia công phải có văn bản giải trình với đơn vị Hải quan làm thủ tục nói rõ có sử dụng những nguyên phụ liệu (tên, lượng nguyên phụ liệu .v.v...) do doanh nghiệp tự nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu, thuộc tờ khai nhập khẩu số... Văn bản này lưu cùng với tờ khai xuất khẩu. Tờ khai xuất khẩu đăng ký theo loại hình xuất gia công, tại ô 39 của Tờ khai HQ99-XNK ghi: "có sử dụng loại nguyên phụ liệu... thuộc tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu số...".
- Định mức của hợp đồng gia công, văn bản giải trình, tờ khai xuất khẩu gia công là chứng từ dùng để thanh khoản hợp đồng gia công và tờ khai nhập khẩu nguyên phụ liệu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu dưới hình thức này.
Khi sản phẩm gia công có sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu đã thực xuất khẩu thì thực hiện thanh khoản tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu và giải quyết các vấn đề về thuế đối với tờ khai này.
c) Khi làm thủ tục thanh khoản hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia công, doanh nghiệp phải thống kê đầy đủ toàn bộ nguyên phụ liệu đã cung ứng cho hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia công đó vào bảng 07/GC.
10. Thủ tục thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 18 của Nghị định:
10.1. Căn cứ để thanh khoản như quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định.
Trường hợp định mức ghi trong hợp đồng gia công mới chỉ là định mức tạm tính thì việc điều chỉnh lại định mức phải được hai bên ký kết hợp đồng gia công thoả thuận bằng phụ kiện hợp đồng và phải khai báo với cơ quan Hải quan trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. Trong trường hợp này, Hải quan không coi là vi phạm và định mức điều chỉnh này là cơ sở để thanh khoản hợp đồng gia công.
Nếu trong hợp đồng gia công/phụ kiện hợp đồng không qui định định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt, thì coi như trong định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư gia công đã bao gồm cả định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt.
Giám đốc doanh nghiệp ký kết hợp đồng gia công chịu trách nhiệm trước pháp luật về định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã thoả thuận trong hợp đồng, phụ kiện hợp đồng gia công và khai báo với Hải quan là phù hợp với thực tế thực hiện của hợp đồng gia công đó.
Khi doanh nghiệp đăng ký định mức với Hải quan, kèm theo Bảng định mức là phần giới thiệu các thông số của sản phẩm liên quan đến việc xác định định mức hoặc bản vẽ sơ đồ kỹ thuật của sản phẩm đó có đóng dấu xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp, không cần phải xuất trình mẫu sản phẩm.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, Hải quan không kiểm tra định mức từng mã hàng, nhưng khi có căn cứ chứng tỏ định mức ghi trong hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia công và khai báo với Hải quan không chính xác, không trung thực, Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra định mức, kể cả biện pháp kiểm tra sau giải phóng hàng được quy định tại khoản 2 Điều 10, Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ qui định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan. Nếu phát hiện sai phạm, Giám đốc doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
10.2. Hồ sơ thanh khoản bao gồm:
- Hợp đồng gia công và các phụ kiện của hợp đồng.
- Bảng thống kê tờ khai nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm cả Phiếu hoặc văn bản chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp và Phiếu hoặc văn bản thông báo chuyển giao nguyên liệu, phụ liệu, vật tư gia công) kèm theo tờ khai, phiếu, văn bản thông báo (mẫu 01/GC ban hành kèm theo Thông tư này).
- Bảng tổng hợp nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu (kể cả nguyên liệu là sản phẩm gia công chuyển tiếp, nguyên phụ liệu, vật tư chuyển từ hợp đồng gia công khác sang - Mẫu 02/GC).
- Bảng thống kê tờ khai sản phẩm gia công xuất khẩu (bao gồm cả phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp), kèm theo tờ khai, phiếu (mẫu 03/GC).
- Bảng tổng hợp sản phẩm gia công đã xuất khẩu (mẫu 04/GC).
- Bảng thống kê tờ khai nhập khẩu máy móc, thiết bị (bao gồm cả phiếu hoặc văn bản thông báo chuyển máy móc, thiết bị từ hợp đồng khác sang), kèm theo tờ khai, phiếu, văn bản thông báo (mẫu 05/GC).
- Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị tạm nhập khẩu, kể cả máy móc, thiết bị tạm nhập chuyển từ hợp đồng gia công khác sang (mẫu 06/GC).
- Bảng thống kê nguyên phụ liệu, vật tư do bên nhận gia công cung ứng (mẫu 07/GC).
- Bảng tổng hợp nguyên phụ liệu đã sử dụng để sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu (mẫu 08/GC ban hành kèm theo Thông tư này).
- Bảng thanh khoản hợp đồng gia công (mẫu 09/GC). Trong bảng thanh khoản này, doanh nghiệp phải nêu rõ hình thức xử lý đối với nguyên phụ liệu dư thừa (nếu có).
10.3. Thời hạn thanh khoản:
- Chậm nhất 3 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng gia công, bên nhận gia công phải hoàn tất việc thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan (bao gồm cả việc giải quyết nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị tạm nhập, phế liệu, phế phẩm). Đối với những hợp đồng gia công có thời hạn trên một năm, thì phải tách ra từng phụ kiện nhỏ, thời hạn thực hiện một phụ kiện không quá một năm. Thời hạn thanh khoản đối với phụ kiện hợp đồng gia công cũng áp dụng như đối với thời hạn thanh khoản hợp đồng gia công. Nguyên phụ liệu dư thừa sau khi thanh khoản phụ kiện trước được chuyển sang sử dụng cho phụ kiện tiếp theo của hợp đồng.
Quá thời hạn trên nếu doanh nghiệp không hoàn thành việc thanh khoản mà không có lý do chính đáng được Trưởng đơn vị Hải quan quản lý hợp đồng gia công chấp thuận, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan theo quy định tại Điều 12c sửa đổi, bổ sung Điều 12 Nghị định số 16/CP ngày 20/3/1996 của Chính phủ (được quy định tại Nghị định số 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998 của Chính phủ).
- Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ thanh khoản do doanh nghiệp nộp, Hải quan phải hoàn thành việc thanh khoản.
11.1. Hải quan giải quyết:
- Tái xuất trả cho bên thuê gia công.
- Chuyển sang hợp đồng gia công khác.
- Tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam.
Mua bán, tặng tại Việt Nam những nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị do bên thuê gia công cho mượn để phục vụ hợp đồng gia công không thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và nhập khẩu có điều kiện.
11.2. Các trường hợp phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại (theo quy định tại khoản 3, Điều 18 của Nghị định): Mua bán, tặng tại Việt Nam đối với nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị do bên thuê gia công cho mượn thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu có điều kiện.
12. Thủ tục tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm (nêu tại khoản 4, Điều 18 của Nghị định):
12.1. Phế liệu, phế phẩm nêu tại điểm này được hiểu như sau:
- Phế liệu: là nguyên liệu, phụ liệu, vật tư bị loại ra trong quá trình sản xuất gia công hoặc trong quá trình bảo quản do không đáp ứng yêu cầu chất lượng để dùng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm; là máy móc, thiết bị, dụng cụ bị hư hỏng, bị hao mòn cơ bản, không thể sử dụng làm công cụ sản xuất ra sản phẩm được nữa.
- Phế phẩm: là sản phẩm sản xuất ra nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của bên đặt gia công.
12.2. Thủ tục tiêu huỷ:
- Việc tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm gia công được tiến hành trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi thanh khoản hợp đồng gia công.
- Doanh nghiệp tự tổ chức việc tiêu huỷ, đơn vị Hải quan theo dõi hợp đồng gia công cử ít nhất 02 cán bộ giám sát việc tiêu huỷ đó, đảm bảo phế liệu, phế phẩm được tiêu huỷ là có nguồn gốc từ nguyên phụ liệu nhập khẩu của hợp đồng gia công mà doanh nghiệp khai báo và thực sự được tiêu huỷ. Phải lập biên bản chứng nhận xác nhận kết quả tiêu huỷ theo đúng thủ tục hành chính. Biên bản xác nhận kết quả tiêu huỷ phải có đầy đủ chữ ký, đóng dấu của Giám đốc doanh nghiệp có hàng tiêu huỷ: họ, tên, chữ ký của những cán bộ Hải quan chịu trách nhiệm giám sát việc tiêu huỷ, những người khác được Giám đốc doanh nghiệp chỉ định tham gia giám sát việc tiêu huỷ. Trường hợp việc tiêu huỷ ảnh hưởng đến môi trường thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm xin phép cơ quan quản lý môi trường trước khi tiến hành tiêu huỷ. Nếu cơ quan môi trường không cho phép tiêu huỷ tại Việt Nam, thì doanh nghiệp phải xuất trả cho bên thuê gia công.
- Không phải giám định phế liệu, phế phẩm xin tiêu huỷ. Doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm trước pháp luật và người thuê gia công về phế liệu, phế phẩm xin tiêu huỷ.
- Các loại phế liệu, phế phẩm khi đã thực sự được tiêu huỷ hoàn toàn (không còn sử dụng được vào mục đích khác) thì được miễn thuế.
Trường hợp phế liệu, phế phẩm có nguồn gốc từ kim loại (ví dụ: phế liệu là máy móc, thiết bị, các sản phẩm từ kim loại...) khi tiêu huỷ không bị tiêu huỷ hoàn toàn mà trở thành phế liệu kim loại dưới dạng nguyên liệu sử dụng được vào mục đích khác, thì doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác liên quan phù hợp với dạng phế liệu sau khi tiến hành tiêu huỷ.
Bên được tặng phải làm thủ tục nhập khẩu tại Hải quan nơi theo dõi hợp đồng gia công, phải nộp thuế nhập khẩu (nếu có). Giá tính thuế được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhận hàng biếu tặng. Hồ sơ làm thủ tục hải quan bao gồm:
- Tờ khai hải quan (sử dụng tờ khai hàng phi mậu dịch) 03 bản.
- Văn bản tặng của bên đặt gia công.
- Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại (nếu hàng biếu tặng thuộc Danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hoá nhập khẩu có điều kiện).
- Trên tờ khai biếu tặng phải ghi rõ "hàng thuộc hợp đồng gia công số... ngày... tháng... năm...; bên thuê gia công...; bên nhận gia công...".
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng biếu tặng, 01 tờ khai hải quan trả cho người được biếu tặng, 01 tờ khai Hải quan giữ lại để lưu cùng hợp đồng gia công có hàng biếu tặng, 01 tờ khai giao cho doanh nghiệp nhận gia công để lưu cùng với hợp đồng gia công.
Nếu hàng được biếu tặng từ thiện, thì việc xét miễn thuế do Bộ Tài chính xem xét, xử lý cụ thể từng trường hợp theo đúng quy định tại điểm 4, mục II, phần D Thông tư 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính. Để được miễn thuế, bên được biếu tặng từ thiện phải làm văn bản gửi Bộ Tài chính. Khi làm thủ tục nhận hàng nếu có văn bản chấp thuận miễn thuế của Bộ Tài chính, thì Hải quan không tính thuế; nếu không có văn bản này thì Hải quan vẫn tính thuế như các đối tượng biếu tặng khác.
14.1. Hồ sơ làm thủ tục Hải quan gồm:
- Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại (nếu hàng thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu có điều kiện).
- Tờ khai Hải quan: 03 bản.
Nếu doanh nghiệp mua nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị này để tiêu thụ nội địa: đăng ký tờ khai theo loại hình phi mậu dịch.
Nếu doanh nghiệp mua số nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị này để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu: đăng ký tờ khai theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu.
14.2. Giá tính thuế: Xác định trên cơ sở căn cứ theo giá trị hàng hoá thực tế tại thời điểm giải quyết cho tiêu thụ nội địa.
B. ĐẶT GIA CÔNG HÀNG HOÁ Ở NƯỚC NGOÀI
1. Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đều được đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài để xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước đặt gia công. Trong trường hợp sản phẩm gia công nhập khẩu trở lại Việt Nam, thì ngoài điều kiện nêu tại khoản 1, Điều 19 Nghị định 57/1998/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được đặt gia công những công đoạn sản xuất mà Việt Nam chưa thực hiện được hoặc chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Việc xác định tiêu chí này dựa trên Danh mục công bố hàng năm của Bộ chuyên ngành, nếu chưa có Danh mục này thì doanh nghiệp phải có văn bản xác nhận của Bộ quản lý chuyên ngành về vấn đề này.
Việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất sứ hàng hoá thực hiện theo qui định của pháp luật nước nhận gia công. Nếu sản phẩm gia công nhập khẩu trở lại Việt Nam thì phải tuân thủ các qui định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và phải chịu sự kiểm soát về lĩnh vực này như hàng hoá khác nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.
2. Thủ tục tiếp nhận hợp đồng đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài:
Các hợp đồng/phụ kiện hợp đồng đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài đều phải làm thủ tục tiếp nhận tại cơ quan hải quan. Chậm nhất 3 ngày làm việc trước khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng, doanh nghiệp đặt gia công ở nước ngoài phải làm thủ tục xuất trình hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan. Trường hợp có lý do hợp lý thì Trưởng đơn vị Hải quan làm thủ tục có thể chấp nhận rút ngắn thời gian trên.
a) Bộ hồ sơ xuất trình gồm:
- Hợp đồng gia công và các phụ kiện kèm theo (nếu có): 02 bản chính.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu làm thủ tục tiếp nhận lần đầu): 02 bản sao.
- Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại hoặc cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền (nếu hàng hoá xuất khẩu để đặt gia công thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, xuất khẩu phải có Giấy phép của Bộ Thương mại hoặc cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền): 01 bản chính, 01 bản sao.
- Văn bản của Bộ chuyên ngành (xác nhận công đoạn đặt gia công ở nước ngoài thuộc công đoạn sản xuất trong nước chưa thực hiện được hoặc chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng; ý kiến chấp thuận của Bộ chuyên ngành, nếu hàng hoá xuất khẩu để đặt gia công ở nước ngoài và sản phẩm nhập khẩu trở lại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan chuyên ngành): 01 bản chính, 01 bản sao.
b) Trách nhiệm của Hải quan khi tiếp nhận hợp đồng gia công:
- Tiếp nhận hợp đồng gia công phù hợp với qui định tại Điều 12 của Nghị định và các điều kiện nêu ở điểm 1, mục B trên đây.
- Đóng dấu "ĐÃ TIẾP NHẬN HỢP ĐỒNG" lên hợp đồng và các tài liệu khác kèm theo.
Trong thời gian không quá 4 giờ làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Hải quan phải làm xong thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công nói trên. Sau khi tiếp nhận, Hải quan lưu 1 bộ hồ sơ để theo dõi, bao gồm 01 bản chính hợp đồng, phụ kiện hợp đồng gia công kèm theo (nếu có) và bản sao các chứng từ khác.
3. Thủ tục xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư:
a) Đối với máy móc thiết bị: làm thủ tục hải quan và thực hiện chính sách xuất nhập khẩu như đối với hàng tạm xuất - tái nhập, nhưng không phải tính thuế.
b) Đối với nguyên liệu, phụ liệu, vật tư: đăng ký tờ khai theo loại hình xuất gia công. Khi kiểm hoá, kiểm hoá viên phải tiến hành lấy mẫu, lưu mẫu nguyên liệu chính và phụ liệu có giá trị lớn đối với những trường hợp lấy mẫu được. Cách lấy mẫu thực hiện như qui định tại điểm 2.1.c, mục A trên đây.
a) Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa:
- Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa là hàng được xuất từ Việt Nam để phục vụ gia công, nếu nhập khẩu trở lại Việt Nam thì làm thủ tục như lô hàng tạm xuất - tái nhập, không phải tính thuế. Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa khi làm thủ tục tái nhập phải đối chiếu với mẫu lưu lấy khi làm thủ tục xuất khẩu.
- Nếu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa là hàng mua tại nước ngoài để phục vụ gia công, khi làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam phải tuân thủ chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thuế như hàng hoá nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh.
b) Thủ tục nhập khẩu sản phẩm gia công: đăng ký tờ khai theo loại hình nhập gia công. Khi kiểm hoá, kiểm hoá viên Hải quan phải đối chiếu nguyên, phụ liệu cấu thành trên sản phẩm với mẫu lưu nguyên, phụ liệu lấy khi làm thủ tục xuất khẩu.
5. Thanh khoản hợp đồng gia công:
Hồ sơ thanh khoản, thủ tục thanh khoản như qui định tại điểm 10, mục A phần III trên đây.
Mọi hành vi vi phạm các qui định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nêu trên và tại Thông tư này tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo Nghị định xử phạt vị phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan và các qui định pháp luật khác có liên quan hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 03/1998/Thông tư-TCHQ ngày 29/8/1998 của Tổng cục Hải quan và các văn bản hướng dẫn liên quan (có danh mục kèm theo)
2. Định kỳ 6 tháng một lần, Hải quan các tỉnh, thành phố có quản lý hàng gia công báo cáo Tổng cục Hải quan tình hình thực hiện Thông tư này.
3. Thủ trưởng các Cục/Vụ nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hải quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư hướng dẫn này.
|
Đặng Văn Tạo (Đã ký) |
THE
GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 07/2000/TT-TCHQ |
Hanoi,
November 02, 2000 |
Pursuant to the February 20, 1990 Customs
Ordinance;
In furtherance of Clause 4, Article 29 of the Government’s Decree
No.57/1998/ND-CP of July 31, 1998 detailing the implementation of the
Commercial Law regarding the goods import, export, processing and sale -
purchase agency activities with foreign countries;
The General Department of Customs hereby provides detailed guidance for the
implementation of Chapter III on goods processing for foreign traders in the
above-said Decree No.57/1998/ND-CP as follows:
1. Goods processing contracts signed between Vietnamese traders and foreign traders with the contents stipulated in Decree No.57/1998/ND-CP of July 31, 1998 of the Vietnamese Government shall serve as basis for the customs offices to carry out the procedures for export and import of goods and to monitor the export and import related to such processing contracts.
The components of a processing contract constitute an integral part of the processing contract.
In the course of performing a processing contract, should there be any changes in or adjustments of such contract’s terms, the Vietnamese traders who have entered into the contract shall have to provide the customs office that monitors the processing contract with documents on such changes or adjustments. The time limit for provision of such documents shall be as follows: If the change in or supplement to provisions of the processing contract relates to the import of raw materials, auxiliary materials, supplies, borrowed machinery and/or equipment, the documents thereon must be provided to the customs office before the import procedures are carried out for such goods. If there is a change in the processing norm or a change or adjustment related to the export of products, the documents thereon must be provided to the customs office before the export procedures are carried out for such products.
Traders signing processing contracts shall have to strictly comply with Vietnamese law provisions on signing and performance of processing contracts.
...
...
...
3. The customs units that manage processed goods and the places of inspection of processed goods for import and export.
3.1. The customs procedure clearance for a processing contract from the stage of receiving it, the carrying out of customs procedures for each export and/or import goods lot under such contract to the stage of liquidating the contract must be conducted at a customs unit of the province or city where the factory (of the concerned enterprise or another enterprise where the processing contract is performed) or the head office (of the concerned enterprise or a branch of the enterprise, if such branch has a separate business registration certificate or tax registration certificate) is located. In cases where there is no customs office in such locality, the enterprise may choose a customs unit of another place most convenient for it to carry out the procedures, but all procedures for one processing contract must be carried out at the same customs unit. Other special cases shall be decided by the General Department of Customs.
3.2. Export and/or import goods under processing contracts for foreign countries shall be inspected at the warehouses of enterprises or at the export/import border gates. If the goods are inspected at the warehouse of an enterprise, the transport of export goods for which customs procedures have been completed from the enterprises warehouse to the export border gate and the transport of import goods from the import border gate to the enterprise’s warehouse for customs inspection shall comply with the current Regulation on the customs management of transport of export and import goods.
Where the goods must be inspected at the border gate, if the customs unit that manages the processing contract is other than the export/import border gate customs unit, the export/import border gate customs unit shall have to inspect the goods (for import goods) or inspect and supervise the goods actually exported (for export goods) on the basis of the already registered customs dossier sets sent from the customs unit that manages the processing contract together with its written request. After completing the procedures for goods inspection or supervision of the goods actually exported, the export/import border gate customs unit shall return 1 dossier set to the goods owner and transfer 1 sealed dossier set via the goods owner to the customs unit that manages the processing contract for monitoring and liquidation.
4. Except for products paid as the processing remuneration by the processees, all remaining processed products shall have to be exported to the foreign processees or customers designated by the processees (including Vietnamese customers that sign product purchase and sale contracts with the processees).
If the processed products, after being exported abroad, are returned together with a written notice by the processee for reprocessing or repair, the processor shall be allowed to receive such products for reprocessing, then have to re-export them. The reprocessing duration must not exceed 90 days from the date the procedures for their temporary import for reprocessing are carried out. For exceptional cases where exist plausible reasons, extension thereof may be considered and granted by the directors of the provincial/municipal Customs Departments.
In cases where there are plausible reasons that it is impossible to reprocess the goods lot and the processee has a written request for destruction thereof in Vietnam, the director of the provincial/municipal Customs Department shall direct the inspection of each specific case. If it is accurately determined through inspection that the goods the enterprise asks for their destruction are those which have been temporarily imported for reprocessing but not yet exported by the enterprise, he/she shall consider and permit the destruction thereof as in case of discarded materials and defective processed products.
5. Enterprises may export and import sample goods for use as processing models. In this case, the goods samples must clearly express through their forms that they shall be used only as models for the product processing (for example, shoes of one side or in pair which have been holed, products with clearly printed letters showing that they are goods samples or, for the products without such printed letters, the processors or customs officers must, when inspecting these goods, stamp or inscribe thereon the words "goods sample") and the goods lots dossier sets used for customs procedure clearance must clearly demonstrate that they are goods samples.
The number of goods samples for one category of goods is a single sample. Where the goods under one processing contract are processed in different places and it is therefore necessary to have more goods samples, the enterprise must send a written exposition thereon to the customs office that monitors the processing contract for consideration and appropriate settlement but the total number of samples for one category of goods shall not exceed 5.
...
...
...
II. INTERPRETATION OF A
NUMBER OF CONTENTS OF THE DECREE
1. Processors: Vietnamese traders of all economic sectors, regardless of whether they have export and import business enterprise registration codes or not, may process goods for foreign traders, directly export and import machinery, equipment, raw materials, auxiliary materials, supplies, discarded materials, defective products and processed products under processing contracts. Enterprises established under the Law on Foreign Investment in Vietnam may carry out processing activities according to the provisions in Article 75 of the Government’s Decree No. 24/2000/ND-CP of July 31, 2000.
2. Regarding processing contracts stipulated in Article 12 of Decree No. 57/1998/ND-CP:
2.1. Processing contracts may be signed directly or via telegraph (facsimile, telex,...).
2.2. A processing contract shall be made in Vietnamese and English or another foreign language mutually agreed upon by the two parties. In cases where a processing contract is made in a foreign language, the Vietnamese enterprise must have the official Vietnamese translation of such contract, affix its signature and stamp thereon and take responsibility for the contents of such translation.
2.3. The payment mode stipulated in Clause d, Article 12: Processing contracts must clearly state the payment mode: in cash or in processed products. If the processing remuneration is paid in processed products, the types and value of such products must be clearly stated.
3. Regarding the trademarks and the appellations of goods origin stipulated in Clause i, Article 12 of Decree No. 57/1998/ND-CP: They are industrial property objects prescribed in Articles 785 and 786 of the 1995 Civil Code and Articles 6 and 7 of the Government’s Decree No. 63/CP of October 24, 1996. The processing contracts/contractual components must clearly state the trademarks and the appellations of goods origin to be stuck on the products. If in the processing contracts/contractual components the processees pledge to take responsibility for the use of the trademarks and goods origin appellations and for the settlement of disputes over the use thereof, the processed products shall be stuck with the trademarks and the goods origin appellations as agreed upon in the processing contracts/contractual components.
Where such trademarks and goods origin appellations are identical with those already registered for protection in Vietnam, the certificate of the Vietnam Industrial Property Office is required. Those who have the trademarks and goods origin appellations granted with protection deeds in Vietnam and wish to protect their interests in the field of goods processing for foreign countries, shall have to register such deeds with the customs units that deal with the procedures for processed goods. If they do not make such registration, the customs offices shall not have the protection responsibility when their trademarks and goods origin appellations are used by others.
4. Borrowed machinery and equipment stipulated in Chapter III of the Decree include machinery and equipment in complete sets or in separate units, production tools (including replacement or supplement tools) which are provided by the processees by the mode of temporary import for re-export. Borrowed machinery and equipment in service of processing shall comply with the provisions in the Government’s Decree No. 57/1998/ND-CP of July 31, 1998 and the customs procedures therefor shall be carried out under the guidance at Point 2.2, Section A of Part III below.
...
...
...
5. The norm for the use of raw materials, auxiliary materials and supplies (stipulated in Articles 13 and 18 of the Decree) is the volume of raw materials, auxiliary materials and/or supplies needed for production of a product unit.
The norm for material consumption is the volume of raw materials, auxiliary materials and/or supplies used for production of a product unit, but not constitute the product or a visible part thereof.
The wastage of raw materials, auxiliary materials and/or supplies is the volume of raw materials, auxiliary materials and/or supplies wasted during the production process. Such wastage depends on the quality of materials, auxiliary materials and supplies, workers’ skills, machinery and equipment breakdowns and other causes.
6. Enterprise directors stipulated in Article 13 shall be understood as follows:
For traders being legal persons: They are directors of enterprises. For traders being individuals, they are the individuals themselves. For traders being cooperation groups, they are heads of the cooperation groups. For traders being households: They are the households’ masters.
7. Clause 2, Article 14 stipulates the import of technologies, and export and import management: According to this stipulation, when importing production machinery, equipment and tools, enterprises shall have to abide by the regulations on quality control, labor safety and regulations on specialized management (if the goods are on the list of goods subject to specialized management).
8. The payment of processing remuneration in processed products stipulated in Clause 2.d, Article 15 of the Decree must ensure the following conditions:
- It must be agreed upon in processing contracts (or in a supplementary appendix thereto).
- The value of products to be used for payment of processing remuneration shall not exceed the value of processing charge.
...
...
...
- The processed products used for payment of processing remuneration shall be liable to import tax and relevant taxes.
- These products must be affixed with the name of the country of origin: "Made in Vietnam".
A. Undertaking processing for foreign traders
1. Procedures for receiving processing contracts:
Within 3 working days at most before carrying out the procedures for import of the first lot of goods for the contract, the concerned enterprise shall have to produce the dossier to the customs office for the completion of the contract-receipt procedures. Where there are plausible reasons, the head of the customs office may agree to shorten this time limit.
a/ The dossier set to be produced shall comprise:
- The processing contract and enclosed contractual components (if any), 2 originals and 2 translations (if the contract is made in a foreign language).
- The business registration certificate or investment license for foreign-invested enterprises (if they carry out the contract-receipt procedures for the first time): 2 copies.
...
...
...
- The certificate of the Vietnam Industrial Property Office (in cases where the trademarks and the goods origin appellations have been registered for protection in Vietnam): 1 original and 1 copy.
b/ The responsibilities of the customs offices when receiving processing contracts:
- To receive processing contracts which comply with Article 12 of the Decree.
- To affix the stamp "CONTRACT RECEIVED" on the contracts and enclosed documents.
Within 2 working days after receiving complete and valid dossiers, the customs offices shall have to complete the contract-receipt procedures. After receiving a contract, the customs office shall keep one dossier set for monitoring, which consists of 1 original contract and enclosed contractual components (if any), and copies of other documents.
c/ Receipt of processing contracts of foreign-invested enterprises:
- For foreign-invested enterprises, Document No. 6487/TM-DT of November 07, 1998 of the Ministry of Trade shall be complied with. They shall not have to register processing contracts with or seek approval thereof from the Ministry of Trade or the body authorized by the Ministry of Trade but shall carry out the contract-receipt procedures directly at the customs offices.
- The dossiers of foreign-invested enterprises must include, apart from the papers specified at Point (a) above, also a description of the capacity of machinery and equipment.
- To be received, the processing contracts must comply with the provisions in Article 12 of the Government’s Decree No. 57/1998/ND-CP of July 31, 1998, while the to be-processed goods thereunder must be compatible with those inscribed in the investment licenses and their quantity compatible with the description of the capacity of machinery and equipment.
...
...
...
2.1. The procedures for import of raw materials, auxiliary materials and/or supplies (hereinafter collectively called as raw and auxiliary materials) shall be the same as the customs procedures for import goods prescribed in Circular No. 01/1999/TT-TCHQ of May 10, 1999. Besides, the General Department of Customs provides additional guidance on some points as follows:
a/ The customs dossiers to be submitted and produced when the declaration form- registration procedures are carried out:
- Papers to be submitted:
+ The import declaration form: 3 originals,
+ The bill of lading: 01 copy,
+ The commercial invoice (original or copy): 3 copies,
+ The detailed list of goods: 1 original and 2 copies.
- The following papers shall also be submitted:
+ The quarantine registration paper (for goods subject to quarantine): 1 original
...
...
...
- Papers to be produced:
+ The list of declaration forms (form 01/GC),
+ The processing contract/contractual component related to the import of raw materials, auxiliary materials and/or supplies, for which the customs office has completed the receipt procedures.
+ The written approval of the Ministry of Trade if the imported raw materials, auxiliary materials and/or supplies are on the list of goods banned or suspended by the Vietnamese State from import: 1 original for comparison with the submitted copy.
The to-be-submitted copies above only need to be affixed with the stamp and signature of the enterprise director or deputy director, State notarization is not required. The enterprise directors shall take responsibility before law for the truthfulness of these copies.
b/ Method of including import declaration forms into the list of declaration forms (according to form 01/GC):
- For every processing contract, the list of import declaration forms must be made in two copies. The enterprise shall keep one copy for production to the customs officers when carrying out the import procedures for each goods lot. The customs office shall keep the other copy.
- The inclusion of declaration forms into the lists (both the list produced by the goods owner and the list kept by the customs office) shall be done by the customs officers at the time when they carry out the declaration form registration procedures (or when they receive the bills on the delivery of intermediary processed goods/bills on the delivery of raw and auxiliary materials and/or supplies).
- The list of declaration forms must be clear, accurate, complete and not omit any declaration form. After each inclusion of declaration forms, the customs officers in charge of this task must sign and clearly inscribe their full names in the designated column in the list.
...
...
...
c/ Sampling of raw and auxiliary materials:
- Except for cases where sampling is impossible due to the nature of goods (gold, silver, hides,...), in other cases, when inspecting raw materials, auxiliary materials and/or supplies imported for processing, the customs officers shall have to collect samples of principal raw materials and big-value auxiliary materials for future comparison when the procedures for export of products are carried out. Samples shall be taken by customs officers together with the enterprises’ representatives. On such samples or their accompanying documents, the names of raw materials and/or auxiliary materials; title and code of the contract/contractual component; goods category; serial number of the declaration form, quantity of samples….must be explicitly inscribed. The customs officers and the enterprise’s representatives must together sign and inscribe their full names on these samples or documents. The samples shall be then sealed up together with their accompanying documents and handed over to the enterprises for preservation and production when the procedures for export of products are carried out.
- If products of one processing contract are inspected simultaneously at different places, the enterprise shall have to anticipate this case and inform the customs office thereof so that a sufficient number of samples shall be taken for one kind of raw material for comparison when the goods are inspected.
- After the leadership of the customs office that manages the processing contract signs to certify the completion of the processing contract liquidation procedures in the processing contract liquidation table (form No. 09/GC), the enterprise may destroy the kept samples of raw materials and auxiliary materials of this contract.
d/ Regarding the tax policy towards raw materials and auxiliary materials imported for the production of processed products, the provisions in Circular No. 172/1998/TT-BTC of December 22, 1998 of the Ministry of Finance shall be complied with.
2.2. The customs procedures for machinery and equipment borrowed in service of processing shall be as follows:
- After the termination of contracts, the temporarily imported machinery and equipment lent by the processees in service of processing must be re-exported back to the processees, excluding equipment and tools which are so damaged that they become discarded materials and are permitted for destruction in Vietnam and which are permitted by the competent body specified at Point 11, Section A of this Part for sale or donation in Vietnam.
- The names, types, quantities and quality of borrowed machinery and equipment must be specified in the contracts/contractual components.
- The customs procedures for these machinery and equipment shall be the same as for goods lots temporarily imported for re-export. Temporary import declaration forms must be included by the customs officers into the list of declaration forms (form 05/GC) right at the time when the procedures are filled in for registration of import declaration forms; the way of inclusion shall comply with Point 2.1.b, Section A above. Machinery and equipment lent by the processees for use in direct service of the production of processed products (to be installed and used in workshops for production of processed products) shall be exempt from duty. The enterprise directors shall be responsible for using such machinery and equipment for the right purposes.
...
...
...
If machinery and/or equipment get damaged in the course of use and the enterprises wish to send them abroad for repair, the customs units managing the processing contracts shall consider and settle these cases and the customs procedures therefor shall be carried out as for duty-free goods temporarily exported for re-import.
3. The export procedures for processed products:
The export procedures for processed products shall be the same as the customs procedures for export goods prescribed in Circular No. 01/1999/TT-TCHQ of May 10, 1999. Besides, the General Department of Customs provides additional guidance on a number of points as follows:
3.1. The customs dossier to be submitted and produced when the declaration form registration procedures are carried out:
- Papers to be submitted:
+ The export goods declaration form: 3 originals,
+ The detailed list of goods: 3 originals.
- The following papers must also be submitted:
+ The quota allocation document or permit of the competent body (if the processors supply raw materials, auxiliary materials and/or supplies on the list of goods subject to conditional export): 1 copy stamped and signed by the enterprise director or deputy director, which shall be submitted when the card for monitoring of subsequent deductions is issued.
...
...
...
+ The list of export declaration forms (form 03/GC),
+ The quota allocation document or permit of the competent body (if the processors supply raw materials, auxiliary materials and/or supplies on the list of goods subject to conditional export): 1 original for comparison with the to-be-submitted copy and for issuance of the card for monitoring of subsequent deductions of the quota.
3.2. When inspecting the export products, the customs officers shall compare raw material samples taken when the import procedures are carried out for the constituent raw materials of these products. Where the principal raw materials have gone through a treatment process before being used for the production of products (such as wool, yarn which must be dyed…) so their forms are not the same as when imported, the processors must inform in writing the customs offices thereof and take responsibility before law for using the right imported raw materials to produce the export products. The customs offices shall base themselves on the nature of raw materials to make the comparison, and request expertise in case of any doubt.
3.3. The method of including export declaration forms in the list of declaration forms (form 03/GC).
For every processing contract, the list of export declaration forms shall be made in two copies. The enterprise shall keep one copy for production to the customs office when carrying out the export procedures for each goods lot. The customs office shall keep the other copy. The time and mode of inclusion of declaration forms into this list shall be the same as prescribed for the inclusion of import declaration forms at Point 2.1.b of Section A above.
3.4. The customs procedures for cases where processed products are sold to Vietnamese enterprises for domestic consumption or use as raw materials for the production of export goods and such products are delivered in Vietnam under the designation by the processees. Basing itself on the opinions of the Ministry of Trade in Document No. 1723/TM-DT of April 28, 1999, the General Department of Customs provides the following guidance:
The conditions for delivery and receipt of processed products in Vietnam: Enterprises that buy processed products must sign purchase and sale contracts with foreign sellers (being either the processees or those who purchase goods from the processees then resell them to the Vietnamese enterprises). Such a contract must clearly state that the goods shall be delivered at the Vietnamese processor-enterprise (its name and address, the goods and the processing contract under which the goods are made). These products must be compatible with the goods lines inscribed in the business registration certificate of the goods-purchasing enterprise and in line with the State’s policies on the goods export and import management and the technology import management. If the purchasers are foreign-invested enterprises, such processed products must be among those included in the import plan already approved by the Ministry of Trade or the body authorized by the Ministry of Trade. On the processed products for domestic consumption, the name of the country of origin must be clearly inscribed, i.e. "Made in Vietnam".
The customs procedures shall be as follows:
a/ The export procedures (procedures for delivery of goods by the processing enterprises):
...
...
...
(ii) Tasks of the customs offices that deal with the export procedures (customs offices that manage the processing contracts): To register declaration forms as for the export of processed products abroad, sign for certification in Blank 47 of the current customs declaration form HQ99-XNK (such certification is not for the goods inspection), seal up the dossiers and transfer them via the goods owners to the customs offices that deal with the import procedures for proceeding with the subsequent steps prescribed at Point c below.
b/ The import procedures (procedures for goods receipt by the purchasing enterprises):
(i) The importing enterprises: To open import declaration forms and adhere to the goods relevant import and tax policies on the right form of import.
(ii) Tasks of the customs offices that deal with the import procedures: To complete the import procedures as prescribed for a goods lot imported from abroad according to the right form (the bill of lading is not required in the customs dossier set).
c/ The inspection of goods actually delivered:
After registering the declaration forms with the customs offices that deal with the export procedures, the exporting enterprises (enterprises that deliver processed goods) shall organize the delivery of goods to the importing enterprises. The customs offices that deal with the import procedures shall inspect the actual conditions of goods, compare the delivered products with the samples of originally imported raw materials, take new samples (if the goods subject to sampling), inscribe the goods inspection results and certify the actual export of goods in the export declaration forms, return 2 copies to the exporting enterprises, one of which shall be submitted by the enterprises to the customs offices that deal with the export procedures and the other shall be filed in the processing contract dossier, then inscribe the goods inspection result and certify the actual import of goods in the import declaration form.
- The certification of actual export of goods must clearly state the number, date and place of registration of the import declaration form and the place of goods delivery.
- The certification of actual import of goods must clearly state the number, date and place of registration of the export declaration form and the place of goods receipt; goods being the products of the company’ under processing contract No… dated….
- Other procedural steps and tax policies shall be complied with according to relevant regulations on each form of import.
...
...
...
4.1. For cases of the same processee and processor and the same customs unit managing the processing contracts: The processor shall only have to send to the customs unit that monitors the processing contract a written notice on the transfer of raw materials, auxiliary materials, borrowed machinery and/or equipment, together with the written agreement between the two parties. This written notice must clearly state the names, quantities and values of raw materials, auxiliary materials, supplies, machinery and/or equipment to be transferred from which contract to which contract. It shall be valid like the export declaration form (for delivery contracts) or the import declaration form (for receipt contracts).
This written notice shall be made in 4 copies. After the customs office certifies and includes it in the list of export declaration forms (form 03/GC) of the delivery processing contract and the list of import declaration forms (form 01/GC) of the receipt processing contract, it shall keep 2 copies for filing each in one contract dossier and return 2 copies to the enterprise for filing each in one contract dossier.
4.2. For cases of the same processee and processor with different customs units managing the processing contracts: The procedures shall be carried out as for intermediary processed products stipulated below. The bill form shall be the same as form 10/GC with its name changed to "Bill on the transfer of raw materials, auxiliary materials and/or supplies for processing" or "Bill on the transfer of borrowed machinery and/or equipment."
In this case, the bill’s sections must be fully filled in with the certification of the transferor’s and transferee’s customs units according to form 10/GC above. Particularly for the certification sections spared for the signature and stamp of the transferor’s director and the transferee’s director, only one section need to be filled in.
4.3. For cases of the same processee but different processors: The procedures shall be carried out as for intermediary processed products stipulated below. The card form and its name shall be as prescribed at Point 4.2 of this Part.
If the transferor’s customs unit is also the transferee’s, all the card’s sections must be filled in. Particularly for the sections spared for the signature and stamp of the transferor’s customs unit and transferee’s customs unit, only one section need to be filled in.
4.4. For cases of different processees:
On the basis of the processing contracts already received by the customs units and the designation by the processees, the processors and the customs units that manage the processing contracts shall complete the delivery and receipt procedures like the customs procedures prescribed at Point 3.4, Section A above.
4.5. The comparison of samples and the sampling when the procedures for transfer of raw materials, auxiliary materials from one contract to another are carried out:
...
...
...
5. The procedures for delivery and receipt of intermediary processed products as stipulated in Clause 3, Article 17 of the Decree (applicable to both cases of the same processee and different processees).
5.1. At this point:
- Traders delivering intermediary processed products shall be referred to as the deliverers for short.
- Traders receiving intermediary processed products shall be referred to as the recipients for short.
- The customs office managing the processing contracts of the deliverer shall be referred to as the deliverer’s customs office for short.
- The customs office managing the processing contracts of the recipient shall be referred to as the recipient’s customs office for short.
- Bills for delivery of intermediary processed products shall be referred to as intermediary bills for short.
5.2. In principle, the transfer of intermediary processed products shall be managed by the customs offices, but the customs offices shall not directly handle the procedures for the delivery and receipt of goods. On the basis of the written designation by the processees, the concerned enterprises shall organize by themselves the goods delivery and receipt according to the steps stipulated below. The directors of the delivering enterprises and receiving enterprises shall take responsibility before law for the delivery and receipt of products of the right types, names, specifications, qualities as declared in the intermediary bills. These products must be made of the raw and auxiliary materials for which the deliverers have completed the import procedures with the right quantities, weights or volumes as declared in the intermediary bills.
5.3. The implementation steps:
...
...
...
b/ Step 2: The recipient, after receiving in full the products, making certification and putting its signature and stamp on all 4 intermediary bills above, shall produce and register such bills with the recipient’s customs office.
c/ Step 3: The recipient’s customs office shall receive the 4 intermediary bills, give its certification with the signature and stamp of its leadership on these bills.
After giving its certification on all the 4 above-said bills, the recipient’s customs office shall return 3 of them to the recipient and keep one bill together with the processing contract under which the intermediary processed products are used.
The recipient shall keep one bill together with the processing contract and hand over two others to the deliverer.
d/ Step 4: The deliverer shall, after receiving back from the recipient 2 intermediary bills with full certifications of the recipient and the recipient’s customs office, have to produce them to the deliverer’s customs office. The deliverer’s customs office shall give its certification, signature and stamp on such 2 intermediary bills, keep one bill together with the processing contract and return the other to the deliverer for filing with the processing contract.
The signatory and stamp of the deliverer’s customs office shall be as prescribed for those of the recipient’s customs office.
5.4. These intermediary bills shall be considered vouchers for future liquidation of the processing contract. For the deliverers, only bills with full certifications, signatures and stamps of the above-said 4 parties shall be valid for contract liquidation. For the recipients, only bills with full certifications of 3 parties (excluding the deliverer’s customs office) shall be valid for contract liquidation. The enterprise directors of the deliverer and the recipient shall take responsibility before law for the legality and truthfulness of the delivery and receipt of intermediary processed products and of these bills.
5.5. For the intermediary processing in case of the same domestic partner but different foreign partners, on the basis of the designation by the processees, the processor- enterprise shall only have to send a report to the customs office on such intermediary processing. This report must clearly state the names, quantity and value of delivered products. It shall be made in 4 copies with the customs office’s certification, of which 2 copies shall be kept by the customs office together with the 2 contracts, 2 others shall be returned to the enterprise for filing together with the 2 contracts.
Such written report shall be valid for contract liquidation.
...
...
...
The enterprises that undertake the processing for foreign traders may hire other Vietnamese traders to perform the processing and take responsibility before law for this hired processing. The customs offices shall not carry out the procedures for hired processing.
The enterprises that have signed processing contracts with foreign traders shall have to carry out by themselves the export, import and processing contract- liquidation procedures with the customs offices, fulfill other obligations related to the processing contracts and take responsibility before law for the signing and performance of such processing contracts.
7. The procedures for re-export of processing raw materials, auxiliary materials and/or supplies:
In the course of performing processing contracts, at the requests of the processees, the processors may re-export raw materials, auxiliary materials and supplies back to the processees.
The customs procedures therefor shall be the same as those for the export of a lot of processed goods. Apart from the dossier set as required for a lot of export processed goods, a copy of the processee’s re-export request (stamped for certification by the processor-enterprise) and the enterprise’s written request clearly stating the import declaration form of the to-be re-exported goods lot, enclosed with a copy of such declaration form, must be also submitted. The customs office that deals with the re-export procedures shall have to compare the to-be re-exported raw materials, auxiliary materials and supplies with their kept samples which are taken upon their import.
8. The customs procedures for reprocessed products:
The customs offices that manage the processing contracts shall have to deal with the export, import and management procedures until all the reprocessed products are re-exported. When the import or export procedures are carried out, customs declarations shall be registered in the form of temporary import for reprocessing or re-export for reprocessing (using the blank under section 15 of declaration form HQ99-XNK). Declaration forms for import for reprocessing or export for reprocessing shall be separately managed, not included in the list of declaration forms (form 01/GC and form 03/GC).
9. The customs procedures for raw materials and auxiliary materials supplied by the processors themselves in service of processing contracts:
9.1. Conditions for the supplied raw materials, auxiliary materials and supplies:
...
...
...
- Their norms must be formulated as for raw materials, auxiliary materials supplied by the processee.
- It must be agreed in the processing contract/contractual component upon the names, types and quantities of raw materials, auxiliary materials to be supplied by the processor.
9.2. Supplying mode:
- The processors directly import raw materials, auxiliary materials from abroad under foreign trade contracts for production of the processed products.
- The processors purchase processing raw materials, auxiliary materials on the Vietnamese market (except for cases where they are entitled to the on-the-spot export and import regime).
9.3. The customs procedures:
a/ For cases where raw materials and auxiliary materials are purchased on the Vietnamese market: The customs offices shall not carry out procedures for this purchase but when liquidating their processing contracts, the enterprises must make a list of raw materials and auxiliary materials of this type so that the customs offices can calculate the export tax thereon (if any). If raw materials and auxiliary materials purchased on the Vietnamese market are on the list of goods items banned from export, the written permission of the Ministry of Trade is required; if they are on the list of goods subject to conditional export, the permit of the competent body is required and the scope of such permit (quantity, value) must be strictly complied with.
When carrying out the export procedures for processed products made of raw materials and auxiliary materials purchased on the Vietnamese market, the enterprises must make a written exposition on the use of these raw materials and auxiliary materials to the customs offices that deal with the export procedures so that the latter can monitor and make later deductions of the enterprises limits or quotas (if raw materials and auxiliary materials subject to limits or quotas).
b/ For cases where raw materials and auxiliary materials are directly purchased from abroad by the processors in service of the processing contracts:
...
...
...
The time limit for payment of tax on raw materials and auxiliary materials imported in the form of import for exports production shall be 275 days as prescribed in Circular No. 172/1998/TT-BTC of December 22, 1998 of the Ministry of Finance.
- When exporting products under the processing contracts, which are made of raw materials and auxiliary materials imported in this form, the processor-enterprises shall make a written exposition to the customs offices that deal with the procedures therefor, clearly stating the use of raw materials and auxiliary materials (with their names, quantities…) imported by the enterprises themselves in the form of import for exports production under import declaration forms No. .. This written exposition shall be filed together with the export declaration form. The export declaration forms shall be registered as prescribed for the form of export processing, with blank 39 of the declaration form HQ99-XNK to be inscribed with: "with the use of raw materials and auxiliary materials of… type, under declaration form No…for import for exports production."
- The norms of the processing contracts, written expositions, export processing declaration forms shall be used as vouchers for liquidation of the processing contracts and the import declaration forms for raw materials and auxiliary materials imported in the form of import for exports production.
After the processed products made of raw materials and auxiliary materials imported in the form of import for exports production have been actually exported, the declaration forms for import for exports production shall be liquidated and their tax-related issues shall be settled.
c/ When carrying out the procedures for liquidation of the processing contracts/contractual components, the enterprises must list all raw materials and auxiliary materials already supplied for the processing contracts/contractual components in Table 07/GC.
10. The procedures for liquidation and settlement of the processing contracts according to Article 18 of the Decree:
10.1. The bases for settlement of processing contracts shall be as prescribed in Clause 2, Article 18 of the Decree.
In cases where the norms inscribed in a processing contract are only temporarily calculated, the readjustment thereof must be agreed upon by the two parties to the processing contract in an contractual component thereto and must be declared to the customs office before the procedures for export of products thereunder are carried out. In this case, the customs office shall not regard such a violation and the readjusted norms shall serve as basis for liquidation of the processing contract.
If the processing contract/contractual component does not specify the norms on material consumption and wastage, such norms are considered having been included in the norms on the use of raw materials, auxiliary materials and supplies for processing.
...
...
...
When the enterprises register such norms with the customs offices, they must enclose the table of norms with a description of the products’ parameters related to the determination of these norms or the products’ technical drawing stamped for certification by their directors. They are not required to produce product samples.
In the course of processing-contract performance, the customs offices shall not inspect the norms of each goods category. But when there are evidences showing that the norms stated in the processing contracts/contractual components and declared to the customs offices are inaccurate or untruthful, they shall inspect such norms and may even apply the inspection measure after the release of goods as prescribed in Clause 2, Article 10 of the Government’s Decree No. 16/1999/ND-CP of March 27, 1999 stipulating the customs procedures, customs supervision and customs fees. If violations are detected, the enterprise directors shall be handled according to law provisions.
10.2. The liquidation dossier shall comprise:
- The processing contract and its contractual components;
- The list of declaration forms of imported raw materials, auxiliary materials and supplies (including the bill or document for delivery of intermediary processed products and the bill or written notice on the delivery of processing raw materials, auxiliary materials and/or supplies) enclosed with such declaration forms, bill or written notice (form 01/CG);
- The sum-up list of imported raw materials, auxiliary materials and supplies (including raw materials being intermediary processed products, raw materials, auxiliary materials and/or supplies transferred from another processing contract, form 02/GC).
- The list of declaration forms of export processed products (including the bill for delivery of intermediary processed products), enclosed with such declaration forms and bill (form 03/GC).
- The sum-up list of the processed products already exported (form 04/GC).
- The list of declaration forms of imported machinery and equipment (including the bill or written notice on the transfer of machinery and equipment from another contract), enclosed with such declarations, bill or written notice (form 05/GC).
...
...
...
- The list of raw materials, auxiliary materials and supplies provided by the processor (form 07/GC).
- The sum-up list of raw materials, auxiliary materials and supplies already used for the production of export products (form 08/GC).
- The written liquidation of the processing contract (form 09/GC). The enterprise must clearly state therein the form of handling surplus raw materials and auxiliary materials (if any).
10.3. The liquidation time limit:
- Within 3 months after the termination of a processing contract, the processor shall have to complete the contract liquidation with the customs office (including the handling of surplus raw materials, auxiliary materials and materials, temporarily imported machinery and equipment, discarded materials and defective products). Processing contracts with a term of over one year must be divided into small contractual components with a performance term not exceeding one year. The time limit for liquidation of a processing contract’s contractual components shall be the same as for liquidation of processing contracts. Any surplus raw materials and auxiliary materials after the liquidation of one contractual component may be used for the next component of the processing contract.
Past that time limit, if the enterprises fail to complete the contract liquidation without plausible reasons accepted by the leader of the customs office managing the processing contracts, they shall be sanctioned for administrative violations in the field of customs as prescribed in Article 12c amending and supplementing Article 12 of the Government’s Decree No. 16/CP of March 20, 1996 (of the Government’s Decree No. 54/1998/ND-CP of July 21, 1998).
- Within 10 working days after receiving the complete contract liquidation dossiers submitted by the enterprises, the customs offices must complete the contract liquidation.
11. The competence to handle surplus raw materials, auxiliary materials and supplies as well as temporarily imported machinery and equipment in service of processing after the termination of contracts:
11.1. The customs offices may permit:
...
...
...
- Their transfer to other processing contracts;
- Destruction of discarded materials and defective products in Vietnam;
- Sale or donation in Vietnam of raw materials, auxiliary materials, supplies; machinery and/or equipment, which have been lent by the processees in service of the processing contracts and are not on the lists of goods banned or suspended from import or subject to conditional import.
11.2. The cases where the approval of the Ministry of Trade is required (as stipulated in Clause 3, Article 18 of the Decree) include: Sale and donation in Vietnam of raw materials, auxiliary material and supplies; machinery and equipment, which have been lent by the processees in service of the processing contracts and are on the lists of goods banned or suspended from import or subject to conditional import.
12. The procedures for destruction of discarded materials and defective products (stipulated in Clause 4, Article 18 of the Decree):
12.1. The discarded materials and defective products mentioned at this point are construed as follows:
- Discarded materials are raw materials, auxiliary materials and supplies discarded in the production, processing or preservation process due to their failure to meet the quality requirements for use as raw materials for the production of products; are machinery, equipment and tools which are damaged or worn out so seriously that they can no longer be used to produce the products.
- Defective products are products which fail to meet the technical standards required by the processees.
12.2. The destruction procedures:
...
...
...
- The enterprise shall organize by itself the destruction under the supervision of at least two supervisors sent by the customs office that monitors the processing contract so as to ensure that the to-be destroyed raw materials and auxiliary materials originate from the raw materials and auxiliary materials imported under the processing contract as declared by the enterprise and that they are actually destroyed. A record confirming the destruction result must be made, affixed with the signature and stamp of the director of the enterprise having the destroyed materials, signatures and full names of the customs officers supervising the destruction and other persons designated by the enterprise’s director to participate in supervising the destruction. In cases where the destruction may affect the environment, the enterprises shall have to obtain the consent of the environment management agency before proceeding with the destruction. If the environment agency does not permit the destruction in Vietnam, the enterprises shall have to re-export discarded materials and defective processed products back to the processees.
- The to-be destroyed discarded materials and defective processed products shall not be subject to expertise. The processor-enterprises shall take responsibility before law and the processees for the to be-destroyed discarded materials and defective processed products.
- Discarded materials and defective processed products which have been completely destroyed (it is impossible to use them for other purposes) shall be exempt from tax.
For discarded materials and/or defective processed products of metal origin (for example, discarded materials being machinery, equipment, products made of metal…), which cannot be completely destroyed and now become discarded metal wastes in the form of raw materials usable for other purposes, the enterprises must pay import tax and other relevant taxes on the type of destroyed discarded materials.
13. The procedures for donation of machinery, equipment, raw materials, auxiliary materials, supplies, discarded materials and defective products as stipulated in Clause 5, Article 18 of the Decree:
The donees shall have to carry out the import procedures at the customs offices that monitor the processing contracts, and to pay import tax (if any). The tax calculation price shall be determined on the basis of the actual value of the goods at the time the procedures for reception of donated goods are carried out. The dossier for customs procedure clearance shall comprise:
- The customs declaration forms (the non-commercial goods declaration form): 3 copies.
- The processee’s written paper on the donation;
- The written approval of the Ministry of Trade (if the donated goods are on the list of goods banned or suspended from import or subject to conditional import).
...
...
...
After the customs procedures for the donated goods lot are completed, 1 customs declaration form shall be returned to the donee, 1 kept together with the processing contract with donated goods and 1 handed over to the processor-enterprise for filing with the processing contract.
For goods donated for charity purposes, the tax exemption therefor shall be considered and settled on the case-by-case basis by the Ministry of Finance according to the provisions at Point 4, Section II, Part D of Circular No. 172/1998/TT-BTC of December 22, 1998 of the Ministry of Finance. To be exempt from tax, the donees of charity goods must send an application therefor to the Ministry of Finance. When dealing with the goods-receipt procedures, if there is a written approval of tax exemption by the Ministry of Finance, the customs office shall not collect tax; if not, the customs office shall collect tax as for other donated objects.
14. The customs procedures for the sale of surplus raw materials, auxiliary materials, borrowed machinery and equipment after termination of processing contracts:
14.1. The dossier for customs procedure clearance shall comprise:
- The written approval of the Ministry of Trade (if the goods are on the list of goods banned or suspended from import or subject to conditional import).
- The customs declaration form: 3 copies.
If the enterprises purchase such raw materials, auxiliary materials, supplies, machinery and/or equipment for domestic consumption, they shall register declaration forms as for non-commercial goods.
If the enterprises purchase such raw materials, auxiliary materials, machinery and/or equipment for use as raw materials for the production of export goods, they shall register declaration forms as for goods imported for exports production.
14.2. Tax calculation prices: shall be determined on the basis of the actual value of goods at the time they are permitted for domestic consumption.
...
...
...
1. Vietnamese traders of all economic sectors may order the overseas processing of goods for export in accordance with the laws of Vietnam and the foreign country where the goods processing is ordered. Where the processed products are to be imported back into Vietnam, they must meet the conditions stated in Clause 1, Article 19 of Decree No. 57/1998/ND-CP. Besides, the enterprises shall be allowed to order only the processing of the production phases, which have not yet been performed by Vietnam or have been performed but with the quality being below the requirements. The determination of this criterion shall be based on the lists announced every year by the specialized ministries, if these lists are not available yet, the enterprises must obtain written certifications of this matter from such specialized branch-managing ministries.
The use of trademarks and goods origin appellations shall comply with the law provisions of the country where the processing is undertaken. If the processed products are to be imported back into Vietnam, they must comply with the provisions of Vietnamese legislation on protection of industrial property rights and submit to the control in this field like other goods imported from abroad into Vietnam.
2. The procedures for receiving contracts on ordering the overseas goods processing:
The procedures for receiving contracts/contractual components on ordering the overseas goods processing must be carried out at the customs offices. At least 3 working days before the procedures for export of the first goods lot under the processing contract are carried out, the Vietnamese enterprise that orders the overseas processing shall have to produce the processing contract to the customs office. For cases with plausible reasons, the head of the customs unit that deals with such procedures may agree to shorten this time limit.
a/ The dossier set to be produced shall comprise:
- The processing contract and enclosed contractual components (if any): 2 originals.
- The business registration certificate (if the receipt procedures are carried out for the first time): 2 copies.
- The written approval of the Ministry of Trade or the competent State management body (if the goods exported for ordered processing are on the list of goods banned from export and the export of which must be permitted in writing by the Ministry of Trade or the competent State management body): 1 original and 1 copy.
- The document of the specialized ministry (certifying the processing phase ordered abroad is the production phase which has not yet been performed in Vietnam or has been performed in Vietnam but with the quality being below the requirements; or the agreement of the specialized ministry, if the goods exported for ordered overseas processing and the products to be imported back into Vietnam are subject to permission of the specialized body): 1 original and 1 copy.
...
...
...
- To receive the processing contracts which comply with the provisions in Article 12 of the Decree and meet the conditions stated at Point a, Section B above.
- To affix the stamp "CONTRACT RECEIVED" onto the contract and its enclosed documents.
Within 4 working hours after receiving the complete and valid dossiers. the customs offices shall have to complete the above-said procedures for receipt of processing contract. After receiving them, they shall keep 1 dossier set for monitoring, which comprises 1 original contract and enclosed contractual components (if any), and the copies of other documents.
3. The procedures for export of machinery, equipment, raw materials, auxiliary materials and supplies:
a/ For machinery and equipment: they shall have to go through the customs procedures and comply with the export and import policy like goods temporarily exported for re-import but shall not be liable to tax.
b/ For raw materials, auxiliary materials and materials: their declaration forms shall be registered as prescribed for goods exported for processing. When inspecting them, goods inspectors must take and keep samples of principal raw materials and big-value auxiliary materials in cases where samples can be taken. The way of sampling shall be as prescribed at Point 2.1.c, Section A above.
4. The import procedures:
a/ The procedures for import of machinery, equipment, surplus raw materials, auxiliary materials and supplies:
- For machinery, equipment, surplus raw materials, auxiliary materials and supplies which have been exported from Vietnam in service of the processing, if they are imported back into Vietnam, they shall go through the import procedures like goods lots temporarily-exported for re-import and shall not be liable to tax. For surplus raw materials and supplies, when the procedures for their re-import are carried out, they must be compared with their samples taken when the procedures for their export are carried out.
...
...
...
b/ The procedures for import of processed goods: their declaration forms shall be registered as prescribed for goods imported for processing. When inspecting them, customs inspectors must compare the constituent raw materials and auxiliary materials of the products with the kept raw material and auxiliary material samples taken when the procedures for their export are carried out.
5. The liquidation of processing contracts:
The liquidation dossiers and procedures shall comply with the provisions at Point 10, Section A, Part III above.
All acts of violating the provisions in Decree No. 57/1998/ND-CP mentioned above and in this Circular shall, depending on their seriousness, be handled according to the Decree on handling administrative violations in the field of State management over customs and other relevant law provisions or be examined for penal liability as prescribed by law.
V. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
1. This Circular takes effect 15 days after its signing and replaces Circular No 03/1998/TT-TCHQ of August 29, 1998 of the General Department of Customs and its relevant guiding documents.
2. Once every six months, the provincial/municipal Customs Departments that manage processed goods shall report to the General Department of Customs on the implementation of this Circular.
3. The heads of the departments under the General Department of Customs; the directors of the provincial/municipal Customs Departments, the principal of the Customs College, the concerned organizations and individuals shall have to organize the implementation of this guiding Circular.
...
...
...
FOR THE GENERAL DIRECTOR OF CUSTOMS
DEPUTY GENERAL DIRECTOR
Dang Van Tao
Ordinal number
Form of document
Serial number, code
Date of promulgation
...
...
...
Note
1.
Circular
03/1998/TT-TCHQ
29/8/1998
Guiding the implementation of Chapter III (processing with foreign countries) of the Government’s Decree No. 57/1998/ND-CP of July 31, 1998
2.
Official dispatch
...
...
...
3/10/1998
Registering the processing contracts of foreign-invested enterprises
3.
Official dispatch
4201/TCHQ-GSQL
16/11/1998
Further explanning a number of points of Circular No. 18/1998/TT-BTM and Circular No. 03/1998/TT-TCHQ
...
...
...
Official dispatch
4719/TCHQ-GSQL
17/12/1998
Ordering the overseas processing
5.
Official dispatch
95/TCHQ-GSQL
16/1/1999
...
...
...
6.
Official dispatch
1270/TCHQ-GSQL
10/3/1999
Destroying the processing discarded materials and/or faulty products
7.
Official dispatch
...
...
...
30/3/1999
Explaining a number of points of Circular No. 03/TT-TCHQ
8.
Official dispatch
2559/TCHQ-GSQL
13/5/1999
Settling the problems in export processing products
...
...
...
;
Thông tư 07/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu: | 07/2000/TT-TCHQ |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Người ký: | Đặng Văn Tạo |
Ngày ban hành: | 02/11/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 07/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành
Chưa có Video