BỘ
XÂY DỰNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2000/TT-BXD |
Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2000 |
Căn cứ Quyết định số
178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi
nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu, dưới đây gọi
là Quy chế.
Căn cứ Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15 tháng 12 năm 1999 của Bộ Thương mại
hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu.
Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điểm cụ thể để thi hành thống nhất ghi nhãn đối
với các loại hàng hoá Vật liệu xây dựng và Cơ khí xây dựng, dưới đây gọi chung
là vật liệu xây dựng như sau:
1. Phạm vi áp dụng: Các sản phẩm vật liệu xây dựng được sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước và để xuất khẩu; hàng hoá sản xuất tại nước ngoài được nhập khẩu để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam (trừ hàng hoá tạm nhập tái xuất hoặc hàng hoá gia công cho nước ngoài) đều phải có nhãn hàng hoá và thực hiện ghi nhãn hàng hoá theo quy định hướng dẫn của Thông tư này.
Hàng hoá Vật liệu xây dựng nói trên bao gồm:
- Nhóm các chất kết dính: xi măng, clinker, vôi xây dựng, các chất kết dính khác.
- Nhóm vật liệu xây: gạch xây nung và không nung các loại.
- Nhóm vật liệu hợp: ngói nung, ngói không nung, tấm lợp các loại (amiăng xi măng, nhựa, kim loại).
- Nhóm vật liệu chịu lửa, cách âm, cách nhiệt: vật liệu chịu lửa các loại, vật liệu xốp, vật liệu nhẹ cách nhiệt, keramzit và các sản phẩm khác cùng nhóm.
- Vật liệu ốp lát: gạch hoa, gạch ceramic, gạch granit, gạch granito, gạch lá nem, gạch thẻ.
- Nhóm vật liệu vệ sinh cấp thoát nước: sứ vệ sinh, chậu rửa, phụ tùng vệ sinh.
- Nhóm sản phẩm bê tông và hỗn hợp bê tông: cấu kiện bê tông, ống bê tông, bê tông thương phẩm.
- Nhóm sản phẩm phụ gia hoá học cho xây dựng: phụ gia hoá dẻo, chống thấm, dãn nở và sản phẩm khác cùng nhóm.
- Nhóm sản phẩm kính xây dựng: kính phẳng, kính in hoa, kính gương, kính phản quang.
- Nhóm sản phẩm trang trí hoàn thiện nội thất: sơn, vôi ve mầu, tấm trang trí trần, nền, cửa sổ, cửa đi.
- Nhóm sản phẩm đá, cát, sỏi.
- Nhóm sản phẩm cơ khí xây dựng: máy nhào đùn sản suất gạch, máy nghiền bi, kẹp hàm, đập búa, đầm dùi, dàn giáo, ke, khoá, bản lề, tấm lót, bi đạn, phụ tùng thay thế và các sản phẩm khác cùng nhóm.
- Nhóm sản phẩm thép xây dựng, thép kết cấu: cột, dầm, khung dàn thép, thép xây dựng.
2. Việc ghi nhận hàng hoá:
a) Đối với hàng hoá vật liệu xây dựng có bao bì đóng gói việc ghi nhãn hàng hoá được thực hiện bằng cách ghi trực tiếp vào bao bì hoặc được thể hiện bằng bản ghi sau đó gắn, cài, đính chắc chắn vào bao bì.
b) Đối với hàng hoá vật liệu xây dựng không có bao bì đóng gói việc ghi nhãn hàng hoá được thực hiện bằng cách ghi trực tiếp vào sản phẩm hoặc nhãn được cài, đính kèm theo hàng hoá trưng bày tại nơi bán hàng hoặc ghi vào phiếu riêng để chuyển cho khách hàng.
3. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá đối với hàng hoá nhập khẩu:
a.Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 của Quy chế, đối với hàng hoá nhập khẩu để lưu thông, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam khi ký kết hợp động nhập khẩu thương nhân phải yêu cầu phía cung cấp hàng chấp nhận ghi thêm trên phần nhãn nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài các thông tin thuộc nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dụng Việt Nam dễ dàng lựa chọn và sử dụng hàng hoá.
b. Nhãn phụ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 của Quy chế được hiểu là nhãn ghi bằng tiếng Việt Nam với các nội dung bắt buộc được dán, dính kèm theo hàng hoá cung cấp cho người mua trước hoặc sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.
+ Nhãn phụ được sử dụng trong trường hợp thương nhân nhập khẩu không thoả thuận được với phía nước ngoài cung cấp hàng ghi trên phần nhãn nguyên gốc các thông tin thuộc nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt Nam.
+ Nhãn phụ không làm che lấp phần nhãn nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài các hàng hoá có tính chất sử dụng phức tạp và đòi hỏi tính an toàn, có kèm theo tài liệu thuyết minh hướng dẫn sử dụng bằng tiếng nước ngoài đều phải có bản dịch ra tiếng Việt Nam và kèm theo bản gốc tiếng nước ngoài cung cấp cho người mua.
+ Nhãn phụ còn phải được dán, đính hoặc kèm theo hàng hoá tại nơi bán hàng đối với hàng hoá không có bao bì.
+ Tên của thành phần cấu tạo hàng hoá là chất hoá học trên nhãn phụ phải ghi bằng tiếng Việt Nam hoặc bằng tên La tinh hoặc bằng công thức hoá học.
II. GHI NỘI DUNG NHÃN HÀNG HOÁ
A. NỘI DUNG BẮT BUỘC:
1.Tên hàng hoá
b. Việc chọn tên hàng hoá trong bảng phân loại hàng hoá HS Quốc tế để ghi tên nhãn hàng hoá quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế được hiểu là chỉ ghi tên hàng hoá mà không phải ghi mã số HS phân loại hàng hoá lên nhãn hàng hoá.
2. Tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá
a. Tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá vật liệu xây dựng là tên và địa chỉ của thương nhân theo đăng ký hoạt động kinh doanh. Địa chỉ gồm có: số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã), quận (huyện, thị xã), thành phố, tỉnh.
b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy chế, việc ghi tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá do mình lắp ráp được hiểu là áp dụng cho cả việc đóng gói lại hàng hoá để bán. Tên và địa chỉ cơ sở đóng gói được ghi là: cơ sở đóng gói... hoặc đóng gói tại...
Đơn vị đo lường dùng để thể hiện định lượng hàng hoá vật liệu xây dựng là đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam, theo hệ đơn vị đo lường quốc tế SI (System International). Đơn vị đo, ký hiệu đơn vị đo, cách dùng đơn vị đo, kích cỡ chữ và số trình bầy định lượng hàng hoá được thực hiện theo quy định ở Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thương mại.
4. Thành phần cấu tạo
a. Thành phần cấu tạo của hàng hoá vật liệu xây dựng được ghi theo quy định tại Điều 9 của Quy chế là thành phần khoáng hoặc thành phần hoá được tạo thành trong công nghệ sản xuất ra hàng hoá và hình thành giá trị của sản phẩm. Đối với hàng hoá vật liệu xây dựng dưới dạng vật liệu nguyên khai như cát, đá, sỏi, đất sét, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, thành phần cấu tạo là hàm lượng thành phần khoáng hoá tự nhiên của hàng hoá đó.
b. Các hàng hoá Vật liệu xây dựng sau đây bắt buộc phải ghi thành phần cấu tạo: sơn xây dựng, phụ gia xây dựng, bi đạn, tấm lót, clinker, thạch cao.
5. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu
a. Chỉ tiêu chất lượng được ghi lên nhãn hàng hoá là chỉ tiêu chất lượng chủ yếu quyết định sử dụng chính của mặt hàng đó được chọn ra trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn xây dựng (TCXD), tiêu chuẩn ngành (TCN), tiêu chuẩn xí nghiệp (TCXN) hoặc tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam công bố áp dụng. Ví dụ: xi măng PCB 30 TCVN 6260: 1997; Gạch đặc đất sét nung: GĐ 60-100-TCVN 1451: 1998.
b. Ngoài chỉ tiêu chất lượng chủ yếu bắt buộc ghi nhãn hàng hoá theo quy định, thương nhân có thể ghi thêm các chỉ tiêu chất lượng khác lên nhãn hàng hoá nếu thấy cần thiết.
Tất cả các loại hàng hoá Vật liệu xây dựng đều phải ghi ngày sản xuất. Ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn hàng hoá được viết tắt là NSX. Ví dụ: NXS 19.05.00 (sản xuất ngày 19 tháng 5 năm 2000).
7. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản
Tất cả các loại hàng hoá vật liệu xây dựng đều phải có hướng dẫn sử dụng và bảo quản (trừ các loại hàng hoá có tính chất sử dụng đơn giản). Hướng dẫn sử dụng và bảo quản được ghi trực tiếp vào bao bì hoặc được ghi vào bản thuyết minh kèm theo hàng hoá để cung cấp cho người mua. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản của hàng hoá được ghi trên nhãn hàng hoá là hướng dẫn sử dụng và bảo quản phù hợp với TCVN, TCXD, TCN hoặc tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam công bố áp dụng.
8. Xuất xứ của hàng hoá:
Đối với hàng hoá Vật liệu xây dựng xuất khẩu, nhập khẩu, trên nhãn hàng hoá bắt buộc phải ghi tên nước xuất xứ.
B. NỘI DUNG KHÔNG BẮT BUỘC:
1. Các nội dung không bắt buộc có thể ghi lên nhãn hàng hoá hoặc trong bản thuyết minh kèm theo hàng hoá được Quy định tại Điều 14 của Quy chế.
2. Thương nhân có thể ghi trên nhãn hàng hoá hoặc trong bản thuyết minh tài liệu kèm theo hàng hoá các nội dung (nếu có) như mã số, mã vạch do tổ chức mã số, mã vạch Quốc gia cấp; nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ sở hữu công nghiệp; các loại huy chương đã được khen thưởng; các chứng nhận sản phẩm hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; số hiệu lô hàng được sản xuất; các dấu hiệu quốc tế được dùng cho vận chuyển bảo quản; số điện thoại, số Fax.
1. Bộ Xây dựng giao Vụ Quản lý Vật liệu xây dựng và Vụ Khoa học công nghệ hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trong ngành thực hiện quy định ghi nhãn hàng hoá theo Thông tư này.
Sở Xây dựng phối hợp với Sở Thương mại các Tỉnh, Thành phố có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư này đối với các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng thuộc địa phương.
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các loại hàng hoá vật liệu xây dựng có cách ghi nhãn trái với quy định của thông tư này sau thời điểm Thông tư có hiệu lực là vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại.
3. Thời hạn giải quyết tồn đọng:
Đối với các loại hàng hoá vật liệu xây dựng đã ghi nhãn theo mẫu cũ trước ngày thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục lưu thông cho đến hết ngày 31/12/2000.
|
Tống Văn Nga (Đã ký) |
THE MINISTRY OF CONSTRUCTION |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 06/2000/TT-BXD |
Hanoi, July 04, 2000 |
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRIME MINISTER’S DECISION No. 178/1999/QD-TTg OF AUGUST 30, 1999 ISSUING THE REGULATION ON THE LABELING OF DOMESTICALLY CIRCULATED GOODS AND IMPORT AS WELL AS EXPORT GOODS, WITH REGARD TO CONSTRUCTION MATERIAL GOODS
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 178/1999/QD-TTg of August 30, 1999
issuing the Regulation on the labeling of domestically circulated goods and
export as well as import goods, hereinafter called the Regulation.
Pursuant to the Trade Ministry’s
Circular No. 34/1999/TT-BTM of December 15, 1999 guiding the implementation of
the Prime Minister’s
Decision No. 178/1999/QD-TTg of August 30, 1999 issuing the Regulation on the
labeling of domestically circulated goods and export as well as import goods.
The Ministry of Construction hereby guides a number of specific points for the
uniform application of the labeling of construction material and construction
mechanical goods, hereinafter collectively called the construction materials,
as follows:
I.
GENERAL PROVISIONS
1. Scope of application: Construction material products made in Vietnam for domestic circulation and export; goods made in foreign countries and imported for sale in the Vietnamese market (except goods temporarily imported for re-export or goods processed for foreign countries) must be affixed with goods labels and the labeling thereof must comply with the guidance in this Circular.
The above-mentioned construction material goods include:
- Group of adhesive substances: cement, clinker, construction lime and other adhesive substances
- Group of building materials: baked or non-baked building bricks of all kinds
...
...
...
- Group of refractory, sound-proof and heat-insulating materials: Assorted refractory materials, spongy materials, light heat-insulating materials, haydite and other products of the same group
- Wall and floor materials: enameled tiles, ceramic tiles, granite tiles, granito tiles, terra-cotta floor tiles, lining bricks.
- Group of water supply and drainage sanitary materials: sanitary ceramics, basins, sanitary accessories.
- Group of concrete and concrete mixture products: concrete structure components, concrete conduits, commercial concrete products
- Group of chemical additives for construction: Plasticizing, anti-leaking, dilating admixtures and other products of the same group
- Group of construction glass: flat glass, flower-patterned glass, mirror, reflective glass.
- Group of interior decorative products: paint, color lime, decorative sheets for ceilings, floors, windows and doors.
- Group of stones, sand and gravel.
- Group of construction machinery: mixing and extruding machines for brick-making, ball mills, bull clams, beaters, compactors, scaffolds, platforms, locks, hinges, lining sheets, pellets, spare parts and other products of the same group
...
...
...
2. The labeling of goods:
a/ For packed construction material goods, the labeling shall be made by directly inscribing on their packings or inscribing on the marks to be stuck, pinned on or attached to their packings.
b/ For unpacked construction material goods, the labeling shall be made by directly inscribing on the products or on the marks to be pinned on or attached to the goods on display at the sale places or on separate cards to be supplied to customers.
3. Language used in the goods labels of import goods:
a/ According to Point a, Clause 3, Article 5 of the Regulation, for goods imported for circulation and sale in the Vietnamese market, when signing import contracts, merchants must request the goods suppliers to agree on additional inscription of the compulsory contents’ information in Vietnamese on the foreign-language original labels so as to create favorable conditions for the easy selection and use of these goods by Vietnamese consumers.
b/ Auxiliary labels as provided for at Point b, Clause 3, Article 5 of the Regulation are construed as labels in Vietnamese with the compulsory contents, stuck or attached to goods supplied to purchasers before or after the customs procedures are completed.
+ Auxiliary labels are used in cases where the importing merchants fail to reach an agreement with the foreign goods suppliers upon the inscription of the compulsory contents’ information in Vietnamese on the original labels.
+ Auxiliary labels must not hide the foreign-language original labels of goods; for kinds of goods which are complicated in their use and require safety and accompanied with a foreign-language manual, there must be the Vietnamese translation attached to such foreign-language original manual for supply to purchasers.
+ For unpacked goods, their auxiliary labels must be stuck, pinned on or attached to the goods at the places of sale.
...
...
...
II.
INSCRIPTION OF THE CONTENTS OF GOODS LABELS
A. COMPULSORY CONTENTS
1. The goods appellation:
a/ The goods appellation selected to be inscribed in the goods labels as prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 6 of the Regulation, must be based on the principal utility and typical natural characteristics of the goods for naming or description. The appellation of goods as prescribed in Clause 4, Article 6 of the Regulation should avoid causing confusion between the appellation of the goods and the name of the manufacturer or the name of the kind of such goods. For example: mixed portland cement (the appellation of goods); Bim Son, Ha Tien I (the name of the manufacturer).
b/ The selection of the name of goods from the Harmonized Commodity Description and Coding System for inscription on the goods labels as prescribed in Clause 3, Article 6 of the Regulation is construed that only the name of the goods, but not the HS code, is required to be inscribed on the label.
2. Names and addresses of merchants responsible for goods:
a/ The names and addresses of merchants responsible for construction material goods are those used for business registration. An address includes: house number, street (village, hamlet), ward (commune), urban district (rural district, town), city or province
b/ According to Clause 2, Article 7 of the Regulation, the inscription of the names and addresses of merchants responsible for goods assembled by the merchants themselves is construed as applicable also to the re-packing of goods for sale. The names and addresses of the packing establishments shall be inscribed as follows: The packing establishment’ or packed at.
3. Goods quantification:
...
...
...
4. Constituents:
a/ The constituents of construction material goods inscribed according to Article 9 of the Regulation are mineral or chemical constituents made by the goods-manufacturing technologies and forming the product value. For construction material goods in the form of crude materials like sand, stone, gravel, clay and raw materials for making construction materials, their constituents are the contents of their natural mineral and chemical constituents.
b/ Constituent inscription is compulsory for the following construction material goods: construction paints, construction additives, balls, lining sheets, clinker and gypsum.
5. Principal quality criteria:
a/ The quality criteria inscribed on the goods labels are the principal quality criteria decisive to the main use value of the concerned goods and selected from the Vietnamese standards (TCVN), construction standards (TCXD), sector standards (TCN), enterprise standards (TCXN) or international standards which Vietnam has announced for application. For example: cement PCB 30 TCVN 6260: 1997; solid baked clay bricks: GD 60-100-TCVN 1451: 1998.
b/ Apart from the principal quality criteria to be compulsorily inscribed on the goods labels as prescribed, merchants may add other quality criteria on the goods labels if they deem it necessary.
6. Production date:
All construction material goods must be inscribed with their production date. The production date indicated on the goods labels is abbreviated to NSX. For example: NSX 19.05.00 (produced on May 19, 2000).
7. Use and preservation instructions:
...
...
...
8. Origin of goods:
For imported and exported construction material goods, the country of origin must be inscribed on their goods labels.
B. OPTIONAL CONTENTS
1. The optional contents may be inscribed on the goods labels or manuals enclosed with the goods as provided for in Article 14 of the Regulation.
2. Merchants may inscribe on the goods labels or manuals enclosed with the goods such contents (if any) as the number and bar codes granted by the national number and bar code organizations; the protected trademarks; awarded medals; certificates of goods’ international quality standards; the serial number of the goods batch; the international markings used for transport and preservation; the telephone and fax numbers.
III.
IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. The Ministry of Construction assigns the Department for Management of Construction Materials and the Department for Sciences and Technologies to guide and supervise the units in the sector to implement the provisions on the labeling of goods in this Circular.
The provincial/municipal Construction Services and the provincial/municipal Trade Services shall have to guide and supervise the observance of the provisions in this Circular by organizations and individuals producing and dealing in construction materials in localities.
2. This Circular takes effect 15 days after its signing. Those kinds of construction material goods which are labeled in contravention of this Circular shall be regarded as administrative violations in the field of trade activities.
...
...
...
For construction material goods which have been labeled according to the old pattern before the effective date of this Circular, they shall be allowed to be circulated until the end of December 31, 2000.
FOR THE MINISTER OF CONSTRUCTION
VICE MINISTER
Tong Van Nga
Thông tư 06/2000/TT-BXD hướng dẫn Quyết định 178/1999/QĐ-TTg quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với mặt hàng vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: | 06/2000/TT-BXD |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng |
Người ký: | Tống Văn Nga |
Ngày ban hành: | 04/07/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 06/2000/TT-BXD hướng dẫn Quyết định 178/1999/QĐ-TTg quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với mặt hàng vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
Chưa có Video