BỘ
THƯƠNG MẠI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2000/TT-BTM |
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2000 |
Căn cứ Luật Thương mại ngày
10 tháng 5 năm 1997.
Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 4/12/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại.
Căn cứ Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ về hàng hoá cấm
lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn
chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.
Nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với chất lượng dầu nhờn động cơ trong
kinh doanh, Bộ Thương mại hướng dẫn về quản lý chất lượng dầu nhơn động cơ như
sau:
1.1. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Các tổ chức, cá nhân, kể cả tổ chức và cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là thương nhân) đang hoạt động kinh doanh dầu nhờn động cơ tại Việt Nam (bao gồm: nhập khẩu, pha chế, đóng gói, bán buôn, bán lẻ).
b) Các loại dầu nhờn dùng cho động cơ pít-tông bao gồm: Động cơ đốt trong 4 kỳ và 2 kỳ sử dụng nhiên liệu đốt là xăng hoặc đi-ê-zen (DO - Diesel Oil) hoặc khí tự nhiên (natural gas).
1.2. Thông tư này không áp dụng đối với dầu bôi trơn động cơ máy bay.
Điều 2. Quy định về ghi nhãn hàng hoá đối với dầu nhờn động cơ:
Dầu nhờn động cơ tiêu thụ tại thị trường Việt Nam phải ghi nhãn theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế Ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư hướng dẫn thực hiện số 34/1999/TT-BTM ngày 15/9/1999 và công văn số 486/BTM-QLCL ngày 31/1/2000 của Bộ Thương mại.
3.1. Phân cấp độ nhớt và mức chất lượng:
Cấp độ nhớt của dầu nhờn động cơ nêu tại khoản b, mục 1.1, Điều 1 ghi trên nhãn hàng hoá được sử dụng theo hệ thống phân cấp độ nhớt của Hiệp hội kỹ sư ô tô Hoa Kỳ - SAE (Society of Automotive Engineers) tại phụ lục 1 và mức chất lượng ghi trên nhãn hàng hoá được sử dụng theo hệ thống mức chất lượng của Viện nghiên cứu dầu mỏ Hoa Kỳ - API (American Petroleum institute) tại phụ lục 2.
3.2. Mức chất lượng tối thiểu và phương pháp kiểm nghiệm của dầu nhờn động cơ nêu tại khoản b, mục 1.1, Điều 1 được phép tiêu thụ tại Việt Nam theo quy định tại tại Bảng 1 (tương ứng mức chất lượng SC/CB).
BẢNG 1
STT |
Tên chỉ tiêu |
Mức giới hạn |
Phương pháp kiểm nghiệm |
1 |
Độ nhớt động học ở 1000C (cSt) |
Theo bảng phân loại cấp độ nhớt SAE |
ASTM-D445 |
2 |
Chỉ số độ nhớt |
Không nhỏ hơn 95 |
ASTM-D2270 |
3 |
Trị số kiềm tổng (TBN) (mg KOH/g) |
Không nhỏ hơn 24 |
ASTM-D2896 |
4 |
Nhiệt độ chớp cháy cốc hở (0C) |
Không nhỏ hơn 180 |
ASTM-D92 |
5 |
Độ tạo bọt ở 93,50C (ml) |
ASTM-D892 |
|
6 |
Tổng hàm lượng kim loại Ca, Mg, Zn (% khối lượng) |
Không nhỏ hơn 0,07 |
ASTM-D4628 |
7 |
Hàm lượng nước (% thể tích) |
ASTM-D95 |
(ASTM: American Society for Testing Materials - Hội kiểm nghiệm nguyên vật liệu Hoa Kỳ).
3.3. Mức chất lượng thực tế:
Thương nhân chỉ được phép kinh doanh dầu nhờn động cơ có mức chất lượng bằng hoặc lớn hơn mức chất lượng đã nêu tại bảng 1. Mức chất lượng thực tế tương ứng với mức chất lượng tại hệ thống API và cấp độ nhớt tại hệ thống SAE.
Điều 4. Quy định về quản lý nhập khẩu dầu nhờn động cơ
4.1. Thương nhân nhập khẩu dầu nhờn động cơ để tiêu thị tại thị trường Việt Nam phải thực hiện các quy định tại Điều 2 và các quy định tại Điều 3.
4.2. Mức chất lượng thực tế, quy định kỹ thuật đã công bố trên nhãn hàng hoá, hợp đồng mua bán và các quy định tại Điều 2, Điều 3 Thông tư này là cơ sở pháp lý để giám định hàng hoá, thanh tra chất lượng, kiểm soát thị trường đối với dầu nhờn động cơ.
5.1. Chỉ các thương nhân có cơ sở sản xuất; pha chế có đủ điều kiện về năng lực kỹ thuật, công nghệ và giấy chứng nhận mới được tổ chức pha chế dầu nhờn động cơ từ dầu gốc và phụ gia.
5.2. Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Khoa học công nghệ và môi trường tổ chức thẩm định: Năng lực kỹ thuật; Công nghệ pha chế; Môi trường sản xuất; Thiết bị an toàn chống cháy nổ; Các chứng chỉ chuyên môn phù hợp với ngành, nghề của cơ sở pha chế dầu nhờn động cơ và giấy chứng nhận đối với cơ sở được phép pha chế dầu nhờn động cơ.
Nội dung giấy chứng nhận bao gồm: Công suất pha chế, chủng loại sản phẩm, mức chất lượng đạt được của sản phẩm. Thương nhân chỉ được phép pha chế các loại sản phẩm với mức chất lượng theo giấy chứng nhận được cấp.
5.3. Thương nhân được cấp giấy chứng nhận nêu tại mục 5.2 mới được quyền nhập khẩu dầu gốc và phụ gia; Số lượng dầu gốc và phụ gia nhập khẩu không được vượt quá công suất pha chế đã được chứng nhận. Thương nhân không được bán dầu gốc và phụ gia ra thị trường trong nước.
5.4. Giấy chứng nhận nêu tại mục 5.2 là một cơ sở pháp lý để thương nhân tiến hành làm thủ tục nhập khẩu dầu gốc và phụ gia tại cơ quan Hải quan. Các thủ tục pháp lý khác theo quy định hiện hành.
5.5. Thương nhân phải kiểm tra chất lượng dầu nhờn động cơ pha chế tại Việt Nam trước khi đưa ra lưu thông. Mức chất lượng và những quy định kỹ thuật công bố trên nhãn hàng hoá phải phù hợp với thực tế của hàng hoá.
6.1. Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Thương mại số 565/KCM-TM ngày 15/5/1997.
6.2. Thương nhân nêu tại khoản a, mục 1.1 Điều 1, phải chấp hành các quy định tại Thông tư này. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại và bị thu hồi giấy chứng nhận nêu tại mục 5.2, Điều 5.
6.3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 30 ngày kể từ ngày ban hành.
|
Lương Văn Tự (Đã ký) |
CÁC CẤP ĐỘ NHỚT CỦA DẦU NHỜN ĐỘNG CƠ PHÂN LOẠI THEO SAE
Cấp độ nhớt SAE |
Độ nhớt ở 1000C, cSt |
|
|
Nhỏ nhất |
Lớn nhất |
OW |
3,8 |
- |
5W |
3,8 |
- |
10W |
4,1 |
- |
15W |
5,6 |
- |
20W |
5,6 |
- |
25W |
9,3 |
- |
20 |
5,6 |
< 9,3 |
30 |
9,3 |
< 12,5 |
40 |
12,5 |
< 16,3 |
50 |
16,3 |
< 21,9 |
60 |
21,9 |
< 26,1 |
CÁC MỨC CHẤT LƯỢNG CỦA DẦU NHỜN ĐỘNG CƠ PHÂN LOẠI THEO API
* Dầu nhờn động cơ dùng cho động cơ xăng: SA, SB, SC, SD, SE, SF, SG....
* Dầu nhờn động cơ dùng cho động cơ đi-ê-zen: CA, CB, CC, CD, CE...
* Dầu nhờn động cơ đa năng dùng cho cả động cơ xăng và đi-ê-zen bao gồm cả hai ký hiệu trên, ví dụ: SA/CB; SG/CD.
THE MINISTRY OF TRADE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 06/2000/TT-BTM |
Hanoi, May 20, 2000 |
CIRCULAR
ON THE MANAGEMENT OF THE QUALITY OF ENGINE
LUBRICATING OILS IN BUSINESS
Pursuant to the Commercial Law of May 10,
1997;
Pursuant to the Government’s Decree No. 95/CP of December 4, 1993 on the
tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Trade;
Pursuant to the Government’s Decree No. 11/1999/ND-CP of March 3, 1999 on the
goods banned from circulation, commercial services banned from provision; goods
and services subject to business restriction and/or conditional business;
With a view to enhancing the State
management over the quality of engine lubricating oils in business, the Ministry
of Trade hereby guides the management of the quality of engine lubricating oils
as follows:
Article 1.- Scope of application:
1.1. This Circular applies to:
a/ Organizations and individuals, including foreign organizations and individuals (hereinafter called traders for short), that currently trade in engine lubricating oils in Vietnam (including import, preparation, packing, wholesale and retail).
b/ Lubricating oils used for piston engines include: Four-stroke and two-stroke internal-combustion engines using burning fuel being petrol, diesel oil (DO) or natural gas.
1.2. This Circular does not apply to lubricating oils for aircraft engines
...
...
...
Engine lubricating oils consumed on the Vietnamese market must be labeled according to the Prime Minister’s Decision No. 178/1999/QD-TTg of August 30, 1999 on the Regulation on the labeling of goods circulated in the country as well as imports and exports; its guiding Circular No. 34/1999/TT-BTM of September 15, 1999 and Official Dispatch No. 486/BTM-QLCL of January 31st, 2000 of the Ministry of Trade.
Article 3.- Provisions on the grading of viscosity and quality; minimum quality levels; testing methods; and actual quality levels of engine lubricating oils permitted for consumption in Vietnam
3.1. Grading of viscosity and quality:
The viscosity grades of engine lubricating oils stated at Clause b, Item 1.1, Article 1, inscribed on the goods labels shall comply with the viscosity grading system of the American Society of Automotive Engineers in Appendix 1 and the quality levels inscribed on the goods labels shall comply with the quality level system of the American Petroleum Institute in Appendix 2.
3.2. The minimum quality level and the testing method of engine lubricating oils stated at Clause b, Item 1.1, Article 1, which are permitted for consumption in Vietnam, shall comply with the prescriptions in Table 1 below (corresponding to SC/CB quality level).
Ordinal
number
Criteria
Limit levels
...
...
...
1
2
3
...
...
...
5
6
7
...
...
...
viscosity
at 100oC (cSt)
Viscosity index
Total sodium
value (TBN)
(mg KOH/g)
Coke burning
...
...
...
Bubble-forming
temperature at
93.5oC (ml)
Total metal
content of Ca,
Water content
(% of volume)
According to
...
...
...
Not lower
than 95
Not lower
than 2.4
Not lower
than 180
Not lower
than 50/0
Not lower
...
...
...
Not lower
than 0.05
ASTM-D445
ASTM-D2270
ASTM-D2896
ASTM-D92
...
...
...
ASTM-D4628
ASTM-D95
(ASTM: American Society for Testing Materials)
3.3. Actual quality level:
Traders are only permitted to trade in engine lubricating oils with the quality level equal to or higher than the quality level stated in Table 1. The actual quality levels shall correspond to the quality levels in the API system and the viscosity grades in the SAE system.
Article 4.- Provisions on the management of the import of engine lubricating oils
...
...
...
4.2. The actual quality levels and the technical specifications publicized on the goods labels, purchase and sale contracts as well as the provisions in Articles 2 and 3 of this Circular shall serve as legal grounds for goods evaluation, quality inspection and market control regarding engine lubricating oils.
Article 5.- Provisions on the management of preparation of engine lubricating oils and management of import of raw materials (original oil and additives) for preparation of engine lubricating oils
5.1. Only traders that have production and/or preparation establishments fully meeting conditions on technical capability, technologies and certificates may organize the preparation of engine lubricating oils from original oil and additives.
5.2. The Ministry of Trade shall coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment in organizing the evaluation of: technical capability; preparation technology; production environment; safety facilities for fire and explosion fighting; professional certificates suited the business lines of the engine lubricating oil-preparing establishments, and in granting certificates to establishments licensed to prepare engine lubricating oils.
The contents of such a certificate include: The preparation capacity, product categories and achieved quality level of products. Traders shall be only permitted to prepare their products with the quality level determined in the granted certificates.
5.3. Only traders that are granted certificates stated at Item 5.2 may import original oil and additives. The quantity of imported original oil and additives must not exceed the certified preparation capacity. The traders are forbidden to sell original oil and additives on the domestic market.
5.4. The certificates mentioned at Paragraph 5.2 shall serve as a legal basis for traders to fill in the procedures for importing original oil and additives at the customs offices. Other legal procedures shall comply with current regulations.
5.5. Traders must inspect the quality of lubricating oils prepared in Vietnam before putting them on circulation. The quality levels and technical specifications inscribed on the goods labels must match with the actual properties of the goods.
Article 6.- Implementation provisions
...
...
...
6.2. Traders specified at Clause b, Item 1.1, Article 1, must abide by the provisions of this Circular. If they commit any violations, they shall be subject to administrative sanctions in the field of trading activities and have their certificates stated in Item 5.2, Article 5, revoked.
6.3. This Circular takes effect 30 days after its signing for issuance.
FOR THE MINISTER OF TRADE
VICE MINISTER
Luong Van Tu
APPENDIX 1
ENGINE LUBRICATING OILS� VISCOSITY CLASSIFIED ACCORDING TO SAE
SAE viscosity grades
...
...
...
Minimum
Maximum
OW
3.8
-
5W
3.8
-
...
...
...
4.1
-
15W
5.6
-
20W
5.6
-
25W
...
...
...
-
20
5.6
< 9.3
30
9.3
< 12.5
40
12.5
...
...
...
50
16.3
< 21.9
60
21.9
< 26.1
APPENDIX 2
ENGINE LUBRICATING OILS’ QUALITY LEVELS CLASSIFIED ACCORDING TO API
...
...
...
+ Engine lubricating oils used for diesel oil engines: CA, CB, CC, CD, CE...
+ Multi-functional engine lubricating oil used for both petrol engines and diesel oil engines includes both above codes, for instance: SA/CB; SG/CD.
;Thông tư 06/2000/TT-BTM về quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ trong kinh doanh do Bộ Thương mại ban hành
Số hiệu: | 06/2000/TT-BTM |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại |
Người ký: | Lương Văn Tự |
Ngày ban hành: | 20/03/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 06/2000/TT-BTM về quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ trong kinh doanh do Bộ Thương mại ban hành
Chưa có Video