BỘ THƯƠNG MẠI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04-TM/XNK |
Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 1994 |
Ngày 28 tháng 2 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 78-TTg về điều hành công tác xuất - nhập khẩu năm 1994. Ngày 17 tháng 3 năm 1994, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 1319-KTTH thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về danh mục các mặt hàng xuất, nhập khẩu theo kế hoạch định hướng.
Sau khi thống nhất ý kiến với Tổng cục Hải quan, Bộ Thương mại đã ra văn bản công bố Danh mục số 1: Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (Quyết định số 238-TM/XNK ngày 24-3-1994). Nay Bộ Thương mại hướng dẫn thi hành việc quản lý Nhà nước đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu theo các Danh mục còn lại như sau:
CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HÀNG HOÁ XUẤT,NHẬP KHẨU THEO TỪNG DANH MỤC
A. DANH MỤC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU QUẢN LÝ BẰNG HẠN NGẠCH
(Danh mục số 2)
Tinh thần chung là giảm bớt tối thiểu mặt hàng xuất, nhập khẩu phải quản lý bằng hạn ngạch. Chỉ áp dụng đối với các mặt hàng mà Việt Nam có cam kết theo Hiệp định thương mại với nước ngoài. Cụ thể là chỉ có 2 mặt hàng xuất khẩu:
- Hàng may, hàng dệt xuất sang EU, Canada và Nauy,
- Sắn lát xuất sang EU.
1. Cơ chế quản lý và kinh doanh như sau: Hàng may, hàng dệt xuất vào EU, Canada và Nauy thi hành theo Thông báo liên Bộ Thương mại - Công nghiệp nhẹ số 8-TBLB ngày 3-12-1993. Sắn lát xuất sang EU thi hành theo Văn bản số 6236-KTTH ngày 4-12-1993 của Văn phòng Chính phủ.
2. Hàng may, hàng dệt nếu xuất sang các thị trường ngoài EU, Canada và Nauy thì được tự do không cần hạn ngạch (kể cả hàng dệt, may xuất sang Nauy ngoài danh mục hạn ngạch), sắn lát nếu xuất sang các thị trường ngoài EU cũng tự do, không cần hạn ngạch.
B. DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG XUẤT, NHẬP KHẨU THEO KẾ HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG
(Danh mục số 3)
Xuất khẩu:
1. Dầu thô,
2. Gạo,
3. Sản phẩm làm bằng gỗ, song.
Nhập khẩu:
1. Xăng dầu (trừ dầu nhờn),
2. Phân bón: UREA, DAP,
3. Thép,
4. Xi măng đen,
5. Vật liệu nổ,
6. Sợi (loại trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu),
7. Vải (loại trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu),
8. Bao đay,
9. Giấy (loại trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu),
10. Nguyên liệu, phụ liệu sản xuất thuốc lá điếu,
11. Đường ăn,
12. Sữa,
13. Hàng điện tử dân dụng và linh kiện để lắp ráp,
14. Xe hai bánh gắn máy và linh kiện để lắp ráp,
15. Ô-tô dưới 12 chỗ ngồi và linh kiện để lắp ráp.
Cơ chế quản lý và kinh doanh như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Năm nhóm mặt hàng: Xuất có dầu thô, gạo; nhập có xăng dầu (trừ dầu nhờn), phân bón (Urea, DAP), thép, vật liệu nổ là loại hàng có quan hệ đến các cân đối lớn của nền kinh tế, nên được Nhà nước quản lý bằng cách chỉ định một số doanh nghiệp có năng lực đảm nhận kinh doanh. Các doanh nghiệp này được gọi là đầu mối.
Doanh nghiệp đầu mối là doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng, có thị trường ngoài nước, có bạn hàng, có năng lực và kinh nghiệm kinh doanh xuất, nhập khẩu, do Bộ Thương mại cùng Bộ quản lý chuyên ngành và cơ quan chủ quản (cấp Bộ, tỉnh) chọn lựa. Các đầu mối được Nhà nước giao kinh doanh số lượng khoảng từ 50% đến 70% tổng mức do Thủ tướng quyết định trong năm (trừ dầu thô có quy chế riêng).
Để tránh độc quyền do việc tập trung vào các đầu mối, đồng thời để tôn trọng quyền kinh doanh, các doanh nghiệp khác có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng và có khả năng kinh doanh với các điều kiện thương mại như các doanh nghiệp đầu mối, được kinh doanh khoảng từ 30% đến 50% còn lại.
Các tỷ lệ này được hiểu là kế hoạch định hướng, không coi là hạn ngạch hoặc chỉ tiêu cố định, mà được điều chỉnh tuỳ thuộc vào khả năng thực thi của các doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp đầu mối có khả năng bạn hàng, có điều kiện thương mại tốt, được kinh doanh vượt số 50% - 70% dành cho các đầu mối. Ngược lại, các doanh nghiệp khác, nếu có bạn hàng và điều kiện thương mại tốt, sau khi đã thực hiện hết phần số lượng định hướng của mình, được kinh doanh thêm vào phần giành cho các doanh nghiệp đầu mối, nếu còn. Trường hợp các loại doanh nghiệp thực hiện hết (hoặc chưa hết) số lượng do Thủ tướng Chính phủ duyệt từ đầu năm, nhưng thị trường còn có nhu cầu (hoặc đã dư thừa), Bộ Thương mại sẽ cùng Bộ quản lý ngành và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đề nghị Thủ tướng Chính phủ tăng (hoặc giảm) kế hoạch định hướng.
2. Doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây sẽ được xem xét giao số lượng nhập khẩu các nhóm, mặt hàng thuộc danh mục kế hoạch định hướng:
- Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng.
- Trong năm 1993 đã trực tiếp (tức là không uỷ thác doanh nghiệp khác) nhập khẩu hết số lượng được Bộ Thương mại giao.
- Có hồ sơ (theo hướng dẫn dưới đây) gửi tới Bộ Thương mại trong thời gian quy định.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh và tự thấy có đủ điều kiện nêu trên thì gửi hồ sơ về Bộ thương mại, gồm:
- Công văn nêu yêu cầu nhập khẩu cho thời kỳ từ ngày 1 tháng 4 năm 1994 đến ngày 31 tháng 3 năm 1995.
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu (bản photocopy).
3. Bộ Thương mại sẽ có 2 đợt giao số lượng cho các doanh nghiệp nhập khẩu: Đợt 1 vào tháng 4, đợt 2 vào tháng 9 năm 1994. Cả 2 đợt giao không vượt quá tổng mức Thủ tướng Chính phủ quyết định cho năm 1994.
Bộ Thương mại không yêu cầu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải trực tiếp đến Bộ Thương mại để xin duyệt số lượng nhập khẩu mà chỉ cần gửi hồ sơ về Bộ để giải quyết.
4. Trong quá trình giám sát việc thực hiện nhập khẩu của các doanh nghiệp, Bộ Thương mại có quyền điều chỉnh số lượng từ doanh nghiệp không có khả năng thực hiện sang cho doanh nghiệp có nhu cầu và có điều kiện nhập khẩu.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
- Đối với hàng xuất khẩu:
1. Dầu thô: Đầu mối xuất khẩu duy nhất là Petechim, thực hiện việc xuất khẩu theo quy định riêng.
2. Gạo: Thực hiện việc xuất khẩu theo quy định riêng.
3. Sản phẩm làm bằng gỗ, song: Thi hành theo Văn bản số 624-CP ngày 29-12-1993 của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của 2 Bộ Lâm nghiệp, Thương mại (Thủ tướng Chính phủ đã quyết định sản phẩm làm bằng gỗ, song được coi là hàng hoá thuộc danh mục quản lý bằng kế hoạch định hướng, không xếp vào danh mục quản lý bằng hạn ngạch như nói trong Văn bản số 624-CP ngày 29-12-1993).
- Đối với hàng nhập:
1. Xăng dầu (trừ dầu nhờn): Năm 1994 tiếp tục chỉ định 5 đầu mối trước nay đã làm là Petrolimex, Petechim, Saigon petro, Kerogazimex, Airimex (Airimex được tiếp tục làm đầu mối chuyên nhập khẩu nhiên liệu ngành hàng không cho đến khi nào Tổng cục Hàng không chỉ định doanh nghiệp thay thế có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu). Các đầu mối này trực tiếp ký hợp đồng nhập khẩu 100% số lượng định hướng, bao gồm phần 70% số lượng định hướng dành cho bản thân đầu mối và phần 30% số lượng định hướng dành cho các doanh nghiệp không phải là đầu mối uỷ thác nhập khẩu.
Các doanh nghiệp không phải là đầu mối nếu muốn nhập khẩu xăng dầu phải xin phép Bộ Thương mại khi có đủ các điều kiện sau:
- Có chức năng kinh doanh xăng dầu (ghi trong quyết định thành lập).
- Có phương tiện vận chuyển chuyên dụng.
- Có hệ thống bồn, bể chứa.
- Có hệ thống cân đong, bơm rót chính xác.
- Có hệ thống cửa hàng bán xăng dầu trên địa bàn ít nhất là một tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc Trung ương.
- Có các phương tiện và thiết bị phòng cháy, phòng nổ, chữa cháy... đảm bảo an toàn.
- Có đội ngũ cán bộ am hiểu kỹ thuật kinh doanh xăng dầu.
Khi được chấp thuận, doanh nghiệp được chọn bất kỳ đầu mối nào trong 5 đầu mối trên để uỷ thác nhập khẩu.
Số lượng đã giao cho 5 đầu mối tại Văn bản số 11376-TM/KH ngày 11-12-1993 chỉ là kế hoạch định hướng.
Về tái xuất: Số lượng kế hoạch định hướng nhập xăng dầu năm 1994 không bao gồm số lượng tái xuất. Chỉ các doanh nghiệp đầu mối và các doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu mới được tái xuất xăng dầu. Bộ Thương mại xem xét và quyết định số lượng xăng dầu tái xuất căn cứ theo hợp đồng xuất khẩu ký với khách hàng nước ngoài.
2. Phân bón (Urea, DAP): Cơ chế, thực hiện nhập khẩu như sau:
- Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm chỉ đạo. Tổng công ty Vật tư nông nghiệp Trung ương (Vegecam) trực tiếp nhập khẩu 60% số lượng định hướng, đảm bảo nhu cầu phân bón kịp thời vụ. Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm sẽ chỉ định thêm doanh nghiệp làm đầu mối cùng Vegecam nhập khẩu phần 60% này.
Phần 40% còn lại, doanh nghiệp nào có khả năng tự lo vốn để nhập khẩu, đảm bảo nhập khẩu đúng chủng loại, đúng mùa vụ và vùng có yêu cầu, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh thì được kinh doanh.
3. Thép:
Giao Tổng công ty kim khí (Vinametal) trực tiếp nhập khẩu khoảng 50% kế hoạch định hướng. 50% còn lại, doanh nghiệp nào ký được hợp đồng ngoại thương đạt điều kiện Thương mại có lợi hơn thì được kinh doanh.
Thép chuyên dụng (để làm đường ray, làm cầu, làm bao bì đồ hộp, làm ống dẫn nước, làm nhíp, làm lò so, thép chế tạo, thép xây dựng những công trình đặc biệt...) các doanh nghiệp được kinh doanh với số lượng tương ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
4. Xi măng đen:
- Đối với Clinker: Chỉ giao việc nhập khẩu Clinker cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng. Số lượng cụ thể cho từng doanh nghiệp do Bộ Xây dựng đề nghị.
- Đối với xi măng đen: Doanh nghiệp nào ký được hợp đồng ngoại thương đạt điều kiện Thương mại có lợi hơn thì kinh doanh.
5. Vật liệu nổ: Đầu mối duy nhất nhập khẩu là Coalimex (Bộ năng lượng), thực hiện việc nhập khẩu theo quy định riêng.
6. Sợi: Các doanh nghiệp được nhập khẩu theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh các loại sợi trong nước chưa sản xuất được. Cụ thể là:
- Sợi tổng hợp, sợi nhân tạo.
- Sợi len lông cừu.
Doanh nghiệp nào muốn nhập khẩu các loại sợi dưới đây, gửi trước yêu cầu về Bộ Thương mại:
- Sợi bông chất lượng trung bình, đường dưới 50% của thống kê Uster thế giới năm 1989.
- Sợi pha chất lượng trung bình, đường dưới 25% của thống kê Uster thế giới năm 1989.
Việc nhập khẩu các loại sợi mà trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phải được Bộ Công nghiệp nhẹ đồng ý trước về chủng loại và số lượng.
7. Vải: Doanh nghiệp được nhập khẩu theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh các loại vải trong nước chưa sản xuất được. Cụ thể là:
- Tissus len pha len,
- Vải tổng hợp từ microfiber, acétat...
- Vải sợi bông cao cấp có chỉ số sợi Nm 102 trở lên.
- Vải sợi pha cao cấp có chỉ số sợi Nm 102 trở lên,
- Vải chuyên dùng.
Việc nhập khẩu các loại vải trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phải được Bộ Công nghiệp nhẹ đồng ý trước về chủng loại và số lượng.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có xí nghiệp may hàng xuất khẩu được nhập khẩu vải theo các định mức ghi trong hợp đồng xuất khẩu. Kèm theo đơn xin nhập khẩu vải phải có hợp đồng xuất khẩu sản phẩm may.
8. Bao đay: Trước mắt tạm thời chưa nhập khẩu, trừ trường hợp các doanh nghiệp sản xuất bao đay không đáp ứng yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, sẽ được xem xét từng hợp đồng.
9. Giấy: Doanh nghiệp được nhập khẩu theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh các loại giấy trong nước chưa sản xuất được. Cụ thể là:
- Giấy bao gói cinment.
- Các loại giấy in, carton có gia công bề mặt (giấy couché, giấy trang phấn, giấy duplex).
- Các loại giấy mỏng (dưới 50 gram/mét vuông) trong nước có khả năng sản xuất nhưng chất lượng chưa cao.
Riêng giấy in báo ưu tiên giao chỉ tiêu cho các doanh nghiệp có cơ sở in.
10. Nguyên phụ liệu sản xuất thuốc lá điếu: Các doanh nghiệp có cơ sở sản xuất thuốc lá điếu được giao số lượng nhập khẩu phù hợp với công suất thiết bị.
Các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng cũng có thể được giao số lượng nhập khẩu để cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu trên cơ sở hợp đồng kinh tế.
11. Đường ăn:
- Đường thô, giao số lượng nhập khẩu cho các cơ sở tinh luyện đường thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Số lượng cụ thể cho từng cơ sở do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đề nghị. Cơ sở tinh luyện có quyền uỷ thác nhập khẩu nếu như chưa có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc tự thấy uỷ thác nhập khẩu có lợi hơn so với trực tiếp nhập khẩu.
- Đường kính, giao số lượng nhập khẩu cho những doanh nghiệp có khả năng đảm bảo nhập đúng số lượng, đúng thời gian, về đúng cảng chỉ định.
12. Sữa: Trước mắt chưa nhập các loại sữa đặc có đường. Các doanh nghiệp được nhập khẩu sữa bột nguyên liệu (để sản xuất sữa đặc có đường và sữa bột) hoặc những loại sữa bột cao cấp.
13. Xe hai bánh gắn máy và linh kiện CKD để lắp ráp:
a) Đối với loại linh kiện để lắp ráp: Giao việc nhập khẩu cho các đối tượng sau đây:
- Các doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng, có cơ sở lắp ráp được cơ quan ký quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập xác nhận quyền sở hữu cơ sở lắp ráp và được Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường) cấp giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện lắp ráp.
- Các doanh nghiệp có cơ sở lắp ráp đủ điều kiện trên nhưng chưa có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu nếu cần nhập linh kiện CKD để lắp ráp thì Bộ Thương mại xem xét giải quyết từng trường hợp.
- Các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được nhập khẩu tối đa bằng số lượng mà doanh nghiệp được phép bán tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp (gồm doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp thành lập theo Luật Đầu tư) có hợp đồng xuất khẩu xe 2 bánh gắn máy và đảm bảo thực hiện được hợp đồng ấy, được nhập số lượng linh kiện tương ứng với hợp đồng xuất khẩu thành phẩm.
Các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu cần gửi về Bộ Thương mại hồ sơ như sau:
+ Đối với doanh nghiệp Việt Nam, gồm:
- Giấy xác nhận quyền sở hữu cơ sở lắp ráp do cơ quan ký quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cấp.
- Giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện lắp ráp do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) cấp.
- Quyết định thành lập cơ sở lắp ráp.
- Luận chứng kinh tế kỹ thuật.
+ Đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, gồm:
- Giấy phép đầu tư.
- Kế hoạch tiêu thụ tại Việt Nam và xuất khẩu ra nước ngoài.
b) Đối với loại nguyên chiếc mới: Giao việc nhập khẩu cho các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng với số lượng hợp lý.
14. Ô-tô dưới 12 chỗ ngồi và linh kiện để lắp ráp; hàng điện tử dân dụng và linh kiện để lắp ráp: áp dụng nguyên tắc giao số lượng như đối với mặt hàng xe hai bánh gắn máy và linh kiện để lắp ráp.
Riêng đối với linh kiện điện tử, nếu cần thiết phải nhập linh kiện SKD thì phải xin phép Bộ Thương mại trước.
C. DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO HƯỚNG DẪN CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Danh mục số 4)
Có 11 nhóm mặt hàng do 7 cơ quan quản lý chuyên ngành có ý kiến trước khi Phòng Giấy phép (Bộ Thương mại) cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu:
1. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (đối với nhập khẩu).
- Động vật sống, thực vật tươi sống dùng làm giống.
- Thuốc chữa bệnh cho động vật, thực vật.
2. Bộ y tế (đối với nhập khẩu):
Thuốc và nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh cho người.
3. Bộ Công nghiệp nặng (đối với xuất khẩu):
- Khoáng sản.
- Phế liệu kim loại đen và màu.
4. Bộ Văn hoá - Thông tin (đối với xuất, nhập khẩu):
Sách báo, tranh ảnh và các sản phẩm khác thuộc ngành in, đồ bản.
- Các tác phẩm nghệ thuật.
5. Ngân hàng Nhà nước (đối với xuất, nhập khẩu):
Ngọc trai, đá quý, đá bán quý, kim loại quý, đồ kim hoàn, tiền kim loại.
6. Tổng cục Bưu điện (đối với xuất, nhập khẩu):
- Thiết bị truyền sóng và thu sóng vô tuyến điện.
- Thiết bị rada và các thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng cho Hàng hải.
7. Bộ Lâm nghiệp (đối với xuất khẩu): Động vật rừng.
Cơ chế quản lý và kinh doanh như sau:
1. Các doanh nghiệp nào muốn xuất, nhập khẩu hàng thuộc danh mục này, trước tiên phải đưa đơn hàng đến cơ quan quản lý chuyên ngành. Sau khi có ý kiến chấp nhận bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành, doanh nghiệp đến Phòng Giấy phép nhận giấy phép xuất, nhập khẩu, không phải qua Bộ Thương mại.
2. Việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ, dây chuyền sản xuất bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước được thi hành theo Quyết định số 91-TTg ngày 13-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn thực hiện số 4-TM/ĐT ngày 30-7-1993 của Bộ Thương mại.
VIỆC NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ NGOÀI CÁC DANH MỤC NÊU Ở PHẦN THỨ NHẤT
Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ: "Những mặt hàng nhập khẩu tốn nhiều ngoại tệ, không trực tiếp phục vụ nhu cầu sản xuất cần được tính toán, điều hành trên cơ sở thực hiện kim ngạch xuất khẩu không để nhập siêu quá lớn" (Văn bản số 1319-KTTH ngày 17-3-1994).
Bộ trưởng Bộ Thương mại uỷ quyền các Trưởng Phòng Giấy phép (thuộc Bộ Thương mại) cấp giấy phép nhập khẩu các mặt hàng không thuộc các danh mục nêu trên theo nguyên tắc:
1. Đối với tư liệu sản xuất: Các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng được nhập khẩu theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Đối với các loại hàng tiêu dùng ngoài danh mục 3: Để tiết kiệm ngoại tệ, Nhà nước không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm, rau quả tươi hoặc đã chế biến, rượu, bia, hàng may mặc, mỹ phẩm, đồ gia dụng mà sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu. Trường hợp nhập khẩu để kinh doanh thu ngoại tệ hoặc thực hiện hợp đồng đổi hàng (mà hàng xuất thuộc loại được Nhà nước khuyến khích) thì được Bộ Thương mại xem xét giải quyết.
Đối với một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng được nhập khẩu với trị giả tối đa bằng 7 - 10% kim ngạch xuất khẩu đạt được 6 tháng trước đó.
Năm 1994, Bộ Thương mại tiến hành đơn giản hoá thêm một bước thủ tục xuất khẩu như sau:
Các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu ngành hàng khi xuất khẩu các mặt hàng thuộc các danh mục 2, 3, 4 thì áp dụng cơ chế đã trình bày ở phần trên.
Đối với tất cả các mặt hàng còn lại, doanh nghiệp không phải làm giấy phép như trước đây mà chỉ cần làm tờ khai hải quan, gửi Bộ Thương mại 1 bản để theo dõi.
Khi Tổng cục Hải quan hoàn thành chương trình SYNDONIA, tổ chức xong việc trải mạng thông tin, Bộ Thương mại sẽ trình Chính phủ cho tiếp tục đơn giản hoá thủ tục giấy phép xuất, nhập khẩu.
Bộ Thương mại đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương của các đoàn thể thông báo cho các doanh nghiệp của mình biết để thực hiện đúng các hướng dẫn trong Thông tư này.
|
Tạ Cả (Đã Ký) |
THE
MINISTRY OF TRADE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 04-TM/XNK |
Hanoi, April 04, 1994 |
On the 28th of February 1994,
the Prime minister issued Decision No. 78-TTg, which governs import and export
activities in 1994. On the 18th of March 1994, the Government Office issued Document
No. 1319-KTTH, which summarizes the opinions of the Prime Minister on the List
of items to be imported and exported in line with the orientational plan.
After consulting with the General Customs Office, the Ministry of Trade issued
the List number 1 which is the List of Goods Banned from Import and Export
(Decision No. 238-TM./XNK on March 24, 1994). The Ministry of Trade now
provides the following guidance for State management of the import and export
items in the following remaining Lists:
THE MECHANISM FOR MANAGEMENT AND BUSINESS OF THE IMPORT AND EXPORT ITEMS IN EACH LIST
A. LIST OF QUOTA-CONTROLLED EXPORT ITEMS
(List 2)
The overall idea is to minimize import and export items that are controlled by quotas. This list applies only to goods that Vietnam is committed to export under trade agreements with foreign countries. Concretely, there shall be only two export items:
...
...
...
- Sliced manioc to export to the EU.
1. The mechanism for management and business is as follows: Exports of garments and textiles, to the EU, Canada and Norway, shall be conducted under Inter-Agency Notification 8-TBLB dated December 3, 1993, of the Ministry of Trade and the Ministry of Light Industry. Exports of sliced manioc to the EU shall be conducted under Document 6236-KTTH dated December 4, 1993 of the Office of the Government.
2. Exports of garments and textiles to markets other than the EU, Canada and Norway are free from quotas (including exports of garments and textiles to Norway outside the quota list); exports of sliced manioc to markets outside the EU are also free from quotas.
B. LIST OF IMPORT AND EXPORT ITEMS UNDER ORIENTATIONAL PLAN
(List 3)
Exports:
1. Crude oil;
2. Rice;
3. Wood and rattan products.
...
...
...
1. Petroleum (except lubricants);
2. Fertilizers: Urea, DAP;
3. Steel;
4. Portland cement;
5. Explosives;
6. Fiber (which is not domestically producible or is produced below domestic demand);
7. Cloth (which is not domestically producible or is produced below domestic demand);
8. Jute bags;
9. Paper (which is not domestically producible or is produced below domestic demand);
...
...
...
11. Sugar;
12. Milk;
13. Home electronic appliances and components;
14. Motor bikes and components;
15. Motor vehicles of less than 12 seats and components.
The mechanism for management and business is as follows:
1. Five groups of goods which include crude oil and rice for export, along with petroleum (except lubricants), fertilizers (Urea and DAP), steel and explosives for import are related to the major balances of the economy. They are therefore managed by the State, which appoints a number of competent enterprises to handle them. These enterprises are referred to as clue dealers.
The clue dealers are enterprises which are licensed to handle the import and export of the said goods, which have access to overseas markets, clientele, which possess competence and experience in the import and export businesses, and which are jointly selected by the Ministry of Trade, the managing Ministry and the owning agency (of the ministerial or provincial level). The clue dealers shall be assigned by the State to trade at a volume from about 50% to 70% of the total volume designated by the Prime Minister for the said goods in the year (except for crude oil which is handled under a separate regulation).
...
...
...
These ratios are understood as orientational plans, not as quotas or fixed volumes. They are subject to changes based on the implementing capabilities of the enterprises. If the clue dealers have the capability to secure clientele and favorable trade conditions, they are allowed to trade in volumes exceeding the 50%-70% limit reserved for them. Inversely, if the other businesses have clientele and favorable trade conditions, they are allowed to trade in any remaining volume reserved for the clue dealers after they have finished the trading in their orientational plans. In case all the enterprises have traded (or not traded) the volume approved by the Prime Minister at the beginning of the year, and the market still has demand (or already has a saturation), the Ministry of Trade shall, together with the managing Ministry and the State Planning Committee, propose that the Prime Minister increase (or decrease) the orientational plans.
2. An enterprise possessing of the following conditions shall be considered for importing groups or individual items of goods listed in the orientational plans:
- Licensed to import and export the subject goods;
- In 1993, it directly (i.e. not through its mandated enterprises) imported all of the volume assigned to it by the Ministry of Trade;
- The requisite file (compiled as instructed below) has been sent to the Ministry of Trade within the allotted time.
A business, which has the need to trade and meets the above-mentioned conditions should send an application to the Ministry of Trade. The application is composed of:
- A note clearly specifying the import requirements for the period from the 1st of April, 1994, to the 31st of March, 1995; and
- The license for import-export business (photocopy).
3. The Ministry of Trade shall give the enterprises their import volumes in two assignments, in April and September 1994. The two assignments shall not exceed the total which has been set for 1994 by the Prime Minister.
...
...
...
4. In monitoring imports handled by the enterprises, the Ministry of Trade has the right to transfer the assigned import volumes from enterprises which lack capability to fulfill them to those which meet the requirements and conditions to market the import.
- For export items:
1. Crude oil: The only export dealer is Petechim, which shall handle the export according a separate regulation.
2. Rice: Export shall be handled according to a separate regulation.
3. Products made of wood and rattan: Exports shall be carried out according to Document No. 624-CP dated December 29, 1993, of the Government and, under the guidance of the Ministries of Forestry and Trade (The Prime Minister has decided that products made of wood and rattan are considered goods controlled by orientational plans, therefore they shall not be listed among goods controlled by quotas as specified in Document No.624-CP of December 29, 1993).
- For import items:
1. Petroleum (except for lubricants): In 1994, this import will continue to be assigned to the five previous clue dealers, namely Petrolimex, Petechim, Saigon Petro, Kerogazimex and Airimex (Airimex will continue to be the dealer specialized in the importation of fuel for civil aviation service until the Civil Aviation Administration appoints a substitute enterprise which is licensed for the import and export business). These dealers shall directly sign import contracts for 100% of the orientational total reserved for the clue dealers themselves and the 30% reserved for enterprises which are not clue dealers assigned to handle the import.
Enterprises which are not clue dealers and which want to import petroleum shall have to seek license from the Ministry of Trade when they have met the following conditions:
...
...
...
- Have specialized in transport facilities;
- Have a system of storage tanks and reservoirs;
- Have a system for accurate measuring and pumping;
- Have a system of gasoline stations in an area covering at least one province or city directly attached to the Central Government;
- Have the facilities and equipment for explosion control, fire control, fire extinguishment, etc., to ensure safety;
- Have a staff knowledgeable in the business of petroleum.
Upon approval of their requests, they shall pick one of the five clue dealers to assign the handling of their imports.
The volumes already assigned to the five clue dealers under Document No.11376-TM/KH issued on December 11, 1993, are orientational plans only.
Regarding re-export, the orientational volume for imported petroleum in 1994 does not include the amount for re-export. Only the clue dealers and the enterprises that have adequate capacity for trade in petroleum shall be allowed to re-export it. The Ministry of Trade shall consider and set the amount of petroleum to be re-exported under contracts with foreign customers.
...
...
...
- In the immediate future, the Ministry of Agriculture and Food Industry shall assign the Central General Company of Agricultural Materials (Vegecam) to import directly 60% of the orientational volume to ensure the timely supply of fertilizers for crops. The Ministry of Trade and the Ministry of Agriculture and Food Industry shall appoint additional enterprises to act as clue dealers beside Vegecam to handle the import of this 60% portion.
- The remaining 40% shall be assigned to businesses which have the capabilities to mobilize capital to import, which shall import the right categories for the righ crops and for the right areas in need and which shall be responsible for their own economic efficiency.
3. Steel:
The General Company of Metals (Vinametal) shall import directly 50% of the orientational volume.
The remaining 50% shall be assigned to businesses which can sign contracts with more favorable commercial conditions.
In regard to special-purpose metals (for railways, bridges, can, water pipes, springs, spiral springs, manufacturing and construction of special projects...), the enterprises are allowed to import such amounts as required by their operation.
4. Portland cement:
- Clinker: The import of clinker shall be assigned to cement-producing enterprises only. The detailed amount for each of the enterprises shall be proposed by the Ministry of Construction.
- Portland cement: The enterprise which can secure a foreign-trade contract of better commercial condition shall be allowed to handle the importation.
...
...
...
6. Fiber: Enterprises are allowed to import, for production and trade purpose, fiber which is not yet produced domestically. The fibers are:
- Synthetic and artificial fibers; and
- Sheep wool.
Enterprises which want to import the following fibers shall submit their requests in advance to the Ministry of Trade:
- Cotton fiber of medium quality, with the curve under 50% of the 1989 World Uster statistics.
- Mixed fiber of medium quality, with the curve under 25% of the 1989 World Uster statistics.
The import of fiber which has been domestically produced but which is still below demand must be approved in advance by the Ministry of Light Industry in Terms of category and quantity.
7. Materials: Enterprises are allowed to import according to requirements of production and trade materials not yet produced domestically. These materials include:
- Woolen tissues and wool-based fabrics.
...
...
...
- High-quality cotton materials with a fiber index from Nm 102 or above.
- High-quality cotton-based materials with a fiber index from Nm 102 or above.
- Special-purpose materials.
The import of materials which have been domestically produced but which are still below demand, must be approved in advance by the Ministry of Light Industry by category and amount.
Importers and exporters, which have export garment factories are allowed to import materials by a mounts prescribed in the export contracts. The application for a license to import materials must be accompanied by the contract for the export of the garment.
8. Jute bag: For the time being, this import is temporarily suspended. In case domestic jute-bag producers fail to meet the requirement of the rice-exporters, contracts shall be considered on a case-by-case basis.
9. Paper: Enterprises are allowed to import paper according to the requirement of production and business papers which are not yet domestically produced. Paper that may be imported includes:
- Paper for cement packages.
- Printing paper and carton with refined surfaces (couche, glossy-surfaced and duplex papers).
...
...
...
As for newsprint, quotas priority is given to enterprises which have printing facilities.
10. Materials and additives for making cigarettes: Enterprises with cigarette-rolling facilities are assigned import quotas suitable to the capacity of their facilities.
Enterprises which are licensed to import and export this line of product may also be assigned import quotas in order to supply cigarette-rolling enterprises on the basis of economic contracts.
11. Edible sugar:
- For crude sugar, import quotas are assigned to sugar-refineries under the Ministry of Agriculture and Food Industry. The detailed amount for each of the refineries shall be proposed by the Ministry of Agriculture and Food Industry. The refineries have the right to mandate their import in cases they are not yet licensed to import and export or, when they see that importation through an agency is more efficient than importing directly.
- For crystallized sugar, import quotas are assigned to enterprises which have the capabilities to guarantee that the import shall be delivered in the right volume, in time and to the designated port.
12. Milk: For the time being, the importation of sweetened condensed milk is not allowed. Enterprises are allowed to import milk powder (to produce sweetened condensed milk and powder milk) or high-quality powder milk.
13. Motor bikes and related components:
a) For components, the importation is assigned to the following business entities:
...
...
...
- Enterprises which have factories with the above-mentioned conditions but have not yet been licensed for import and export dealings, shall be considered on case-by-case basis by the Ministry of Trade if they have the need to import CKD's for assembling.
- Enterprises set up under the Law on Foreign Investment in Vietnam shall be allowed to import as many components as they are allowed to sell in Vietnam.
Enterprises (Vietnamese enterprises and enterprises set up under the law on Foreign Investment) which have contracts for exportation of motor bike and which guarantee to fulfil those contracts shall be allowed to import components in volumes equivalent to the contracts for exportation of the finished product.
Enterprises which have the need to do this importation shall send to the Ministry of Trade the following documentation:
+ For Vietnamese enterprises, the documents to be submitted include:
- The certificate of ownership over the assembling units issued by the agency which signed the establishment decision or permit.
- The certificate that the assembling units have the adequate conditions for assembly issued by the General Department of Standards, Measurements and Quality (the Ministry of Science, Technology and Environment).
- The establishment permit for the assembling unit.
- The economic-technological blueprint.
...
...
...
- The investment license.
- The plan for sales in Vietnam and abroad.
b) For new and complete units, the import shall be assigned in reasonable volumes to enterprises which have been licensed to import and export this category of goods.
14. For automobiles with a seating capacity less than 12 and components; electronic home appliances and components: The principle of volume assignment for the imports of motor bike and components shall apply.
As for electronic parts, if it is deemed necessary to import SKD's, permission must be obtained in advance from the Ministry of Trade.
C. LIST OF IMPORT AND EXPORT ITEMS UNDER GUIDANCE OF SPECIALIZED MANAGERIAL BRANCHES
(List 4)
There are 11 groups of goods which need endorsement by seven specialized managerial branches before being licensed for import and export by the Licensing Bureau (the Ministry of Trade).
1. The Ministry of Agriculture and Food Industry (for import):
...
...
...
- Medicine for animals and insecticide.
2. The Ministry of Health (for import):
Medicine and material to manufacture medicine for human diseases.
3. The Ministry of Heavy Industry (for export):
- Minerals.
- Ferrous and non-ferrous scrap metals.
4. The Ministry of Culture and Information (for import and export):
- Books, newspapers, pictures, photographs and other publications of the printing and graphic industries.
- Art works.
...
...
...
Oyster pearls, gemstones, semi-precious gemstone, jewelry, and coins.
6. The General Department of Post and Communications (for import and export):
- Radio transmitting and receiving equipment.
- Radar equipment and ranging wave-control equipment.
7. The Ministry of Forestry (for export): wild animals.
The managerial and business mechanism
1. Enterprises which want to import and export goods included in this list shall first send requests to the specialized managerial offices. After they have obtained the written approval of the managerial offices, they shall come to the Licensing Bureau to receive their import-export license, without going through the Ministry of Trade.
2. The import of complete equipments and production chains with State funds shall be executed under Decision No.91-TTg issued by the Prime Minister on November 13, 1992 and the guiding Circular No.4-TM/DT issued by the Ministry of Trade on July 30, 1993.
...
...
...
Proceeding from the instruction of the Prime Minister that: "Imports which cost much in foreign exchange and which do not directly serve the needs of production, must be calculated and conducted on the basis of the export value with a view to not allowing too large of an import surplus" (Document No. 1319-KHTH of March 17, 1994).
The Minister of Trade mandates the chiefs of the Licensing Bureaus (the Ministry of Trade) to issue licenses for the import of the goods not included in the said lists based on the following principles:
1. For means of production: Enterprises licensed to trade in a category of goods are allowed to import according to their production needs.
2. For consumer goods not included in List 3: To save foreign exchange, the State does not encourage imports of foodstuffs, fresh and processed vegetables, beverages, garments, cosmetics and household utensils of which there is a sufficient domestic supply. Import which is to trade for foreign exchange or is part of a barter deal (in which the export item is encouraged by the State) shall be considered by the Ministry of Trade.
In regard to a number of other essential consumer goods, enterprises which are licensed to import and export the goods are allowed to import in an amount valued at most from 7-10% of the export value of the 6 previous months.
In 1994, the Ministry of Trade will further simplify the import-export procedure as follows:
Enterprises which have import-export license, when exporting goods included in lists 2, 3 and 4, shall apply the procedures described in the previous parts.
...
...
...
Once the General Customs Office has completed the SYN-DONIA program and the installation of the communication network, the Ministry of Trade shall propose to the Government further simplification of the licensing procedure for imports and exports.
The Ministry of Trade proposes that the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies under the Government, the People's Committees of the provinces and cities directly attached to the Central Government and the central offices of the people's organizations notify their enterprises of the contents of this Circular so that they may correctly abide by its prescriptions.
FOR
THE MINISTER OF TRADE
DEPUTY MINISTER
Ta Ca
;
Thông tư 04-TM/XNK hướng dẫn thi hành Quyết định 78-TTg-1994 về việc điều hành công tác xuất - nhập khẩu năm 1994 do Bộ Thương mại ban hành
Số hiệu: | 04-TM/XNK |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại |
Người ký: | Tạ Cả |
Ngày ban hành: | 04/04/1994 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 04-TM/XNK hướng dẫn thi hành Quyết định 78-TTg-1994 về việc điều hành công tác xuất - nhập khẩu năm 1994 do Bộ Thương mại ban hành
Chưa có Video