Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ THUỶ SẢN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2000/TT-BTS

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 03/2000/TT-BTS NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 178/1999/QĐ-TTG NGÀY 30/8/1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUY CHẾ GHI NHÃN HÀNG HOÁ LƯU THÔNG TRONG NƯỚC VÀ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ THUỶ SẢN

Ngày 30/8/2000. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg.

Ngày 15/8/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành tiếp Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Khoản 2 Điều 19 của Quy chế quy định "Các Bộ quản lý chuyên ngành căn cứ chức năng quản lý các yêu cầu cụ thể liên quan đến sử dụng và bảo quản đối với hàng hoá riêng biệt thuộc phạm vi ngành phụ trách, có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết cách ghi nhãn các hàng hoá riêng biệt,...".

Thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn chi tiết cách ghi nhãn thống nhất đối với hàng hoá thuỷ sản như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Việc ghi nhãn hàng hoá thuỷ sản lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải theo quy định chung của Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 và Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 34/1999/TT-BTM của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 34).

2. Phạm vi điều chỉnh

Các nhóm hàng hoá thuỷ sản có bao gói thương phẩm sau đây khi lưu thông phải thực hiện việc ghi nhãn theo quy định của Thông tư này:

a) Thực phẩm chế biến có nguồn gốc từ động vật và thực vật thuỷ sản hoặc có thành phần đặc trưng là động vật và thực vật thuỷ sản (sau đây gọi tắt là thực phẩm thuỷ sản).

b) Giống động vật và thực vật thuỷ sản (kể cả giống bố mẹ).

c) nguyên liệu thuỷ sản để sản xuất thức ăn và thức ăn chế biến công nghiệp dùng cho nuôi thuỷ sản (sau đây gọi tắt là nguyên liệu và thức ăn).

d) Thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng cho động vật và thực vật thuỷ sản (sau đây gọi tắt là thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học).

e) Lưới đánh cá gồm lưới tấm, sợi để dệt lưới và dây (giềng) để lắp ráp lưới (sau đây gọi tắt là lưới đánh cá).

3. Đối với hàng hoá là thực phẩm thuỷ sản xuất khẩu, cách ghi nhãn cho những nội dung bắt buộc sau đây có thể theo thoả thuận với yêu cầu của thị trường nhập khẩu:

a) Thành phần cấu tạo.

b) Thời hạn bảo quản, thời hạn sử dụng.

c) Hướng dẫn bảo quản và sử dụng.

II. NỘI DUNG CỦA NHÃN HÀNG HOÁ

A. NỘI DUNG BẮT BUỘC

1. Thực phẩm thuỷ sản

1.1. Tên hàng hoá

a) Cách ghi theo quy định chung tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 6 của Quy chế và tiêu chẩu ngành.

b) Đối với các sản phẩm theo quy định khoản 4 Điều 6 của Quy chế, tên hàng hoá phải mô tả đúng thực phẩm thuỷ sản trong bao bì, gồm các nội dung sau:

- Tên loài của động vật, thực vật thuỷ sản (Ví dụ: Cá đổng cờ phi lê động lạnh...) hoặc tên mô tả đặc tính và công dụng của hàng hoá (ví dụ: Chả giò cua động lạnh...).

- Công nghệ chế biến của hàng hoá: Động lạnh, khô, đóng hộp,.... Ví dụ: Cá đổng cờ phi lê động lạnh.

- Dạng chế biến của hàng hoá: Còn vỏ (HOSO), lột vỏ (PUD, PD), phi lê, cắt khúc chả,... Ví dụ: Chả giò cua đông lạnh.

1.2. Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá

a) Là tên và địa chỉ ghi trong đăng ký hoạt động kinh doanh.

b) Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuỷ sản, nội dung ghi là: sản xuất tại (tên và địa chỉ cơ sở) hoặc: Sản phẩm của (Tên và địa chỉ cơ sở).

c) Đối với cơ sở nhập khẩu thực phẩm thuỷ sản hoặc cơ sở làm đại lý bán hàng cho nước ngoài, nội dung ghi là: Thương nhân nhập khẩu (tên và địa chỉ cơ sở) hoặc: Thương nhân đại lý (tên và địa chỉ cơ sở).

d) Đối với cơ sở sang bao đóng gói lại thực phẩm thuỷ sản để bán, nội dung ghi là: Sản phẩm của (tên và địa chỉ cơ sở), cơ sở đóng gói (tên và địa chỉ cơ sở) hoặc: Sản phẩm của (tên và địa chỉ cơ sở), đóng gói tại (tên và địa chỉ cơ sở).

1.3. Định lượng hàng hoá

Cách ghi theo quy định tại Điều 8 của Quy chế và Mục II.A.3 của Thông tư số 34.

1.4. Thành phần cấu tạo

a) Đối với thực phẩm thuỷ sản đạng không phối chế và không sử dụng các chất phụ gia chế biến, thì không phải ghi thành phần cấu tạo.

b) Đối với thực phẩm thuỷ sản dạng phối chế có bổ sung các thành phần khác mà không phải là thuỷ sản, thì phải ghi rõ các thành phần nguyên liệu chính được sử dụng trong công nghệ sản xuất ra thực phẩm thuỷ sản đó (nguyên liệu thuỷ sản, các thành phần phối chế khác).

c) Đối với thực phẩm thuỷ sản có sử dụng các chất phụ gia chế biến, nội dung phải ghi rõ tên nhóm chất phụ gia và tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế của chất phụ gia (mã số được đặt trong ngoặc đơn). Riêng các chất phụ gia là "Hương liệu", "Chất tạo ngọt", "Chất tạo màu" phải ghi rõ thêm là "Tự nhiên", "nhân tạo" hay "tổng hợp".

d) Đối với thực phẩm thuỷ sản có sử dụng công nghệ gen hoặc một thành phần nguyên liệu chế biến thực phẩm thuỷ sản được tạo ra từ công nghệ gen, thì phải ghi trên nhãn dòng chữ bằng tiếng Việt "Có sử dụng công nghệ gen".

e) Đối với thực phẩm thuỷ sản hoặc một thành phần nguyên liệu chế biến thực phẩm thuỷ sản có sử dụng kỹ thuật chiếu xạ trong sản xuất, chế biến, bảo quản thì phải ghi trên nhãn dòng chữ bằng tiếng Việt "Thực phẩm chiếu xạ" hoặc trên nhãn có hình biểu thị thực phẩm chiếu xạ theo quy định quốc tế mà Việt Nam đã công bố áp dụng.

1.5. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

Cách ghi theo quy định chung tại Điều 10 của Quy chế và Mục II.A.5 của Thông tư số 34

1.6. Ngày sản xuất, thời hạn bảo quản, thời hạn sử dụng

Cách ghi theo quy định tại Điều 11 của Quy chế và Mục II.A.6 của Thông tư số 34.

1.7. Hướng dẫn bảo quản và sử dụng

a) Nội dung ghi theo quy định chung tại Điều 12 của Quy chế. Ngoài ra, phải ghi thêm một số nội dung sau: Đối tượng sử dụng đặc biệt (ví dụ: dùng cho người ăn kiêng) và cách thức sử dụng (ví dụ: ăn liền, hoặc nấu chín trước khi ăn).

b) Đối với thực phẩm thuỷ sản có yêu cầu về chế độ bảo quản, nội dung phải ghi là các chỉ tiêu có ảnh hưởng đến công dụng, chất lượng và độ an toàn của sản phẩm đó.

Ví dụ: Đối với hàng khô ghi "bảo quản nơi thoáng mát".

1.8. Xuất xứ của hàng hoá

Khi xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm thuỷ sản, trên nhãn hàng hoá phải ghi rõ tên nước xuất xứ theo quy định tại Điều 13 của Quy chế.

2. Giống động vật và thực vật thuỷ sản

2.1. Tên hành hoá

a) Cách ghi theo quy định chung tại Điều 6 của Quy chế và tiêu chuẩn ngành hoặc theo tên định loại khoa học.

b) Tên giống của động vật và thực vật thuỷ sản phải bao gồm cả tên thương mại và tên khoa học của đối tượng đó.

Ví dụ: - Với tôm sú, ghi là: Tôm sú (Penaeus monodon).

- Với rong câu chỉ vàng, ghi là: Rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica).

c) Riêng đối với con giống do lai tạo, tên hàng hoá phải ghi kèm theo các dòng lai.

Ví dụ: - Tên con giống lai: Cá chép V1

- Các dòng lai: Cá Chép Hungari, Chép vàng Indonêxia và Chép vảy trắng Việt Nam.

2.2. Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá

a) Là tên và địa chỉ ghi trong đăng ký hoạt động kinh doanh.

b) Đối với cơ sở sản xuất giống hoặc ương giống, nội dung ghi là: Sản xuất tại (tên và địa chỉ cơ sở) hoặc: Sản phẩm của (tên và địa chỉ cơ sở).

c) Đối với cơ sở thu gom hoặc vớt giống tự nhiên để bán, nội dung ghi là: Cơ sở đóng gói (tên và địa chỉ cơ sở) hoặc: Đóng gói tại (tên và địa chỉ cơ sở). Ngoài ra, đối với cơ sở vớt giống tự nhiên phải bổ sung thêm nội dung: Nơi vớt giống tự nhiên.

2.3. Định lương của hàng hóa

a) Đối với giống động vật thuỷ sản, nội dung ghi là: Số lượng cá thể (con).

b) Đối với trứng Artemia, nội dung ghi là: Khối lượng (g).

c) Đối với giống thực vật đơn bào, nội dung ghi là: Số lượng tế bào (tế bào).

d) Đối với giống thực vật đa bào, nội dung ghi là: Khối lượng (kg).

2.4. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

a) Đối với giống động vật thuỷ sản, nội dung ghi là: Số ngày tuổi và chiều dài (mm hoặc cm).

b) Đối với động thuỷ sản bố mẹ, nội dung ghi là: Khối lượng (g) và giai đoạn phát dục.

c) Đối với trứng Artemia, nội dung ghi là: Số lượng trứng/g và tỷ lệ nở (%).

d) Đối với giống thực vật thuỷ sản, nội dung ghi là: Chiều dài (cm), đường kính thân chính (mm) và giai đoạn phát triển.

2.5. Ngày sản xuất, thời hạn bảo quản, thời hạn sử dụng

a) Đối với giống động vật và thực vật thuỷ sản:

- Ngày sản xuất được hiểu là ngày xuất xưởng hoặc ngày xuất bán, viết tắt là "NSX". Ví dụ: Xuất bán ngày 2 tháng 4 năm 2000, ghi là: NSX 020400.

- Không cần ghi thời hạn sử dụng và thời hạn bảo quản

b) Đối với trứng Artemia:

- Ngày sản xuất được hiểu là ngày đóng sản phẩm vào hộp, viết tắt là "NSX".

Ví dụ: Đóng hộp ngày 3 tháng 5 năm 2000, ghi là: NSX 030500.

- Thời hạn bảo quản, viết tắt là "HBQ".

Ví dụ: Hạn bảo quản đến ngày 10 tháng 5 năm 2000, ghi là: HBQ 100500.

- Không cần ghi thời hạn sử dụng.

2.6. Hướng dẫn bảo quản và sử dụng

a) Đối với giống động vật và thực vật thuỷ sản, phải hướng dẫn cho người sử dụng mã số các tiêu chuẩn ngành hoặc tên các tài liệu kỹ thuật đã ban hành về cách vận chuyển và thả giống.

b) Đối với trứng Artemia, nội dung phải ghi là: Điều kiện bảo quản trứng (nhiệt độ, độ ẩm), tóm tắt cách ấp nở trứng.

2.7. Xuất xứ hàng hoá

Khi xuất khẩu, nhập khẩu giống động vật và thực vật thuỷ sản, trên nhãn hàng hoá phải ghi rõ tên nước xuất xứ theo quy định tại Điều 13 của Quy chế.

3. Nguyên liệu và thức ăn

3.1. Tên hàng hoá

Cách ghi theo quy định chung tại Điều 6 của Quy chế và tiêu chuẩn ngành. Ngoài ra, tên của nhóm hàng hoá phải ghi rõ đối tượng sử dụng.

Ví dụ: - Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm.

- Thức ăn cho cá cảnh,

- Thức ăn cho ấu trùng tôm,...

3.2. Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá

a) Là tên và địa chỉ ghi trong đăng ký hoạt động kinh doanh.

b) Đối với cơ sở sản xuất nguyên liệu và thức ăn, nội dung ghi là: Sản xuất tại (tên và địa chỉ cơ sở) hoặc: Sản phẩm của (tên và địa chỉ cơ sở).

c) Đối với cơ sở nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn hoặc cơ sở làm đại lý bán hàng cho nước ngoài, nội dung ghi là: Thương nhân nhập khẩu (tên và địa chỉ cơ sở) hoặc: Thương nhân đại lý (tên và địa chỉ cơ sở).

d) Đối với cơ sở sang bao đóng gói lại nguyên liệu và thức ăn để bán, nội dung ghi là: Sản phẩm của (tên và địa chỉ cơ sở), cơ sở đóng gói (tên và địa chỉ cơ sở) hoặc: Sản phẩm của (tên và địa chỉ cơ sở), đóng gói tại (tên và địa chỉ cơ sở).

3.3. Định lượng hàng hoá

a) Đối với nguyên liệu và thức ăn ở dạng bột, mảnh, viên, nội dung ghi là: Khối lượng (g hoặc kg).

b) Đối với nguyên liệu và thức ăn ở dạng lỏng, nội dung ghi là: Dung tích (ml hoặc lít).

3.4. Thành phần cấu tạo

a) Nội dung ghi theo quy định chung tại Điều 9 của Quy chế.

b) Ghi các thành phần nguyên liệu chính được sử dụng trong công nghệ sản xuất ra hàng hoá đó (ví dụ: bột cá, bột tôm, dầu gan mực...).

c) Nếu thức ăn sử dụng các chất phi dinh dưỡng để phòng trị bệnh, nội dung phải ghi thêm thành phần chất phi dinh dưỡng đó.

d) Nếu một trong những nguyên liệu đã được chiếu xạ hoặc là sản phẩm của công nghệ gen, thì phải ghi rõ trên nhãn nội dung đó theo các quy định quốc tế mà Việt Nam đã công bố áp dụng.

3.5. Chỉ tiêu chất lưọng chủ yếu

a) Cách ghi theo quy định chung tại Điều 10 của Quy chế và Mục II.A.5 của Thông tư số 34.

b) Ghi một số chỉ tiêu chất lượng chủ yếu quyết định tới chất lượng của nguyên liệu và thức ăn kèm theo định lượng các chỉ tiêu đó:

- Đối với nguyên liệu và thức ăn tổng hợp, phải ghi là: Hàm lượng của các chỉ tiêu protein, li pít, tro, xơ, độ ẩm, độ tan.

- Đối với thức ăn bổ sung, thức ăn bổ sung chất gì thì ghi những chỉ tiêu chất lượng của chất đó.

Ví du: Với thức ăn bổ sung vitamin và khoáng, phải ghi một số chỉ tiêu vitamin và chất khoáng chủ yếu.

3.6. Ngày sản xuất, thời hạn bảo quản, thời hạn sử dụng

Cách ghi theo quy định tại Điều 11 của Quy chế và Mục II.A.6 của Thông tư số 34.

3.7. Hướng dẫn bảo quản và sử dụng

a) bao gồm các nội dung phải ghi là: Điều kiện bảo quản (Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) và cách cho ăn.

b) Đối với những loại thức ăn quy định cần phải ngừng sử dụng trước khi thu hoạch sản phẩm nuôi, thì phải ghi cụ thể thời gian ngừng sử dụng.

3.8. Xuất xứ của hàng hoá

Khi xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn, trên nhãn hàng hoá phải ghi rõ tên nước xuất xứ theo quy định tại Điều 13 của Quy chế.

4. Thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học

4.1. Tên hàng hoá

Cách ghi theo quy định chung tại Điều 6 của Quy chế và tiêu chuẩn ngành. Ngoài ra, tên của hàng hoá phải ghi rõ tên thuốc, hóa chất và tên hoạt chất chính.

Ví dụ: tên thuốc: EM-55, hoạt chất chính: Erythomycine.

4.2. Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá

a) Là tên và địa chỉ ghi trong đăng ký hoạt động kinh doanh.

b) Đối với cơ sở sản xuất thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học, nội dung ghi là: Sản xuất tại (tên và địa chỉ cơ sở) hoặc: Sản phẩm của (tên và địa chỉ cơ sở).

c) Đối với cơ sở nhập khẩu thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học hoặc cơ sở làm đại lý bán hàng cho nước ngoài, nội dung ghi là: Thương nhân nhập khẩu (tên và địa chỉ cơ sở) hoặc: Thương nhân đại lý (tên và địa chỉ cơ sở).

d) Đối với cơ sở sang bao đóng gói lại thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học để bán, nội dung ghi là: Sản phẩm của (tên và địa chỉ cơ sở), cơ sở đóng gói (tên và địa chỉ cơ sở) hoặc: Sản phẩm của (tên và địa chỉ cơ sở), đóng gói tại (tên và địa chỉ cơ sở).

4.3. Định lượng hàng hoá

a) Đối với thuốc ở dạng viên, nội dung ghi là: Số lượng (viên), khối lượng 1 viên (mg).

b) Đối với thuốc, chế phẩm sinh học ở dạng bột, nội dung ghi là: Khối lượng (mg hoặc g hoặc kg).

c) Đối với thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học ở dạng lỏng, nội dung ghi là: Dung tích (ml hoặc lít).

d) Đối với thuốc kích dục tố cho cá đẻ (HCG), nội dung ghi theo đơn vị quốc tế (UI).

4.4. Thành phần cấu tạo

Ghi công thức hoá học, thành phần cấu tạo (trừ HCG) và các nội dung theo quy định chung tại Điều 9 của Quy chế.

4.5. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

Cách ghi theo quy định chung tại Điều 10 của Quy chế và Mục II.A.5 của Thông tư số 34.

4.6. Ngày sản xuất, thời hạn bảo quản, thời hạn sử dụng

Cách ghi theo quy định chung tại Điều 11 của Quy chế và Mục II.A.6 của Thông tư số 34.

4.7. Hướng dẫn bảo quản và sử dụng

a) Bao gồm các nội dung phải ghi là: Điều kiện bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) và cách sử dụng (liều lượng, nồng độ, thời gian, dùng trong trường hợp nào, đối tượng nào, cách phun thuốc...).

b) Đối với những loại thuốc quy định cần phải ngừng sử dụng trước khi thu hoạch sản phẩm nuôi, thì phải ghi cụ thể thời gian ngừng sử dụng.

4.8. Xuất xứ của hàng hoá

Khi xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi thuỷ sản, trên nhãn hàng hoá phải ghi rõ tên nước xuất xứ theo quy định tại Điều 13 của Quy chế.

5. Lưới đánh cá

5.1. Tên hàng hoá

Cách ghi theo quy định chung tại Điều 6 của Quy chế và tiêu chuẩn ngành.

Ví dụ: Lưới tấm, sợi, dây

5.2. Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá

a) Là tên và địa chỉ ghi trong đăng ký hoạt động kinh doanh.

b) Đối với cơ sở sản xuất lưới đánh cá, nội dung ghi là: Sản xuất tại (tên và địa chỉ cơ sở) hoặc: Sản phẩm của (tên và địa chỉ cơ sở).

c) Đối với cơ sở nhập khẩu lưới đánh cá hoặc cơ sở làm đại lý bán hàng cho nước ngoài, nội dung ghi là: Thường nhân nhập khẩu (tên và địa chỉ cơ sở) hoặc: Thương nhân đại lý (tên và địa chỉ cơ sở).

d) Đối với cơ sở sang bao đóng gói lại lưới đánh cá để bán, nội dung ghi là: Sản phẩm của (tên và địa chỉ cơ sở), cơ sở đóng gói (tên và địa chỉ cơ sở) hoặc: Sản phẩm của (tên và địa chỉ cơ sở), đóng gói tại (tên và địa chỉ cơ sở).

5.3. Định lượng hàng hoá

a) Đối với lưới tấm, nội dung ghi là Kích thước gồm chiều dài kéo căng và chiều ngang kéo căng (m hoặc số mắt lưới), khối lượng (g hoặc kg).

b) Đối với dây, nội dung ghi là: Khối lượng (kg) và chiều dài (m).

c) Đối với sợi, nội dung ghi là: khối lượng (g hoặc kg).

5.4. Thành phần cấu tạo

Cách ghi theo quy định chung tại Điều 9 của Quy chế. Ví dụ: Sợi nylon, sợi cước, sợi PE,...

5.5. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

a) Đối với lưới tấm nội dung ghi là: Màu sắc, độ thô (Tex), độ bền đứt khô (N-niutơn) và kích thước mắt lưới 2a (mm).

b) Đối với sợi và dây nội dung ghi là: Đường kính (mm), độ thô (Tex), độ bền đứt khô (N-niutơn) và độ săn (vòng xoắn/m).

5.6. Ngày sản xuất, thời hạn bảo quản, thời hạn sử dụng

Cách ghi theo quy định tại Điều 11 của Quy chế và mục II.A.6 của Thông tư số 34.

5.7. Hướng dẫn bảo quản và sử dụng

a) Đối với hàng hoá và lưới đánh cá, không cần ghi hướng dẫn sử dụng.

b) Nội dung hướng dẫn bảo quản phải ghi rõ điều kiện bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng).

5.8. Xuất xứ của hàng hoá

Khi xuất khẩu, nhập khẩu lưới đánh cá, trên nhãn hàng hoá phải ghi rõ tên nước xuất xứ theo quy định tại Điều 13 của Quy chế.

B. NỘI DUNG KHÔNG BẮT BUỘC

Ngoài những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn, thương nhân có thể ghi trên nhãn hàng hoá các nội dung khác (nếu có) theo đúng quy định tại Điều 14 của Quy chế như: số đăng ký chất lượng sản phẩm, mã số tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.... và Mục B của Thông tư số 34.

III. CÁCH TRÌNH BÀY, DÁN NHÃN HÀNG HOÁ

1. Yêu cầu và ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá đối với hàng hoá thuỷ sản phải theo đúng quy định tại Quy chế và Thông tư số 34.

2. Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được trình bày như sau:

2.1. Đối với hàng hoá không có bao bì ngoài: Nhãn được in chìm, in nổi trực tiếp trên bao bì chứa đựng hoặc dán, đính, cài chắc chắn trên hàng hoá.

2.2. Đối với hàng hoá có bao bì ngoài:

a) Nhãn được in chìm, in nổi trực tiếp trên bao bì chứa đựng hoặc dán, đính, cài chắc chắn trên hàng hoá. Trên bao bì ngoài của hàng hoá chỉ cần ghi tên hàng hoá hoặc toàn bộ nội dung của nhãn hàng hoá như với bao bì chứa đựng. Hoặc

b) Trên bao bì chứa đựng chỉ ghi một số nội dung bắt buộc của nhãn, những nội dung khác còn lại được ghi trên bao bì ngoài giống như quy định tại điểm 3 dưới đây.

3. Trong trường hợp hàng hoá có bao bì chứa đựng nhỏ, nhãn hàng hoá không đủ diện tích để ghi hết các nội dung bắt buộc thì ghi nhãn hàng hoá như sau:

3.1. Ghi nhãn hàng hoá trên bao bì chứa đựng một số nội dung bắt buộc chủ yếu như: tên hàng hoá, tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá, định lượng hàng hoá, thời hạn sử dụng hoặc thời hạn bảo quản.

3.2. Những nội dung bắt buộc còn lại và nội dung không bắt buộc (nếu có) phải ghi trên bao bì ngoài hoặc phải ghi trên bản thuyết minh kèm theo.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Bộ Thuỷ sản phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện quản lý Nhà nước về ghi nhãn hàng hoá theo quy định của Quy chế.

2. Vụ Khoa học Công nghệ là cơ quan đầu mối, giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý Nhà nước về ghi nhãn hàng hoá thuỷ sản trên phạm vi cả nước và phối hợp với Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Trung tâm Kiểm tra chất lượng và Vệ sinh thuỷ sản hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo, thực hiện Thông tư này.

3. Thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về ghi nhãn hàng hoá; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm về ghi nhãn hàng hoá thuỷ sản.

4. Thông tư này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001. Mọi bổ sung sửa đổi nội dung của Thông tư này do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản xem xét và quyết định bằng văn bản.

 

Nguyễn Việt Thắng

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF AQUATIC RESOURCES
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No.03/2000/TT-BTS

Hanoi, September 22, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRIME MINISTER’S DECISIONNo.178/1999/QD-TTg DATED AUGUST 30, 1999 ISSUING THE REGULATION ON THE LABELING OFDOMESTICALLY-CIRCULATED GOODS AS WELL AS EXPORT AND IMPORT GOODS WITH REGARD TO AQUATICGOODS

On August 30, 2000, the Prime Minister issued the Regulation on thelabeling of domestically-circulated goods as well as export and import goods together withDecision No.178/1999/QD-TTg.
On August 15, 2000, the Prime Minister issued DecisionNo.95/2000/QD-TTg adjusting and supplementing a number of contents of the Regulation onthe labeling of domestically-circulated goods as well as export and import goods.
Clause 2, Article 19 of the Regulation stipulates "The specializedbranch-managing ministries shall base themselves on their respective management functionsand concrete requirements regarding the use and preservation of particular goods items inthe branches under their management to provide detailed guidance on the labeling of suchparticular goods..."
In furtherance of the Regulation on the goods labeling, the Ministry ofAquatic Resources hereby guides in detail the uniform labeling of aquatic goods asfollows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. The labeling of domestically-circulated aquatic goods as well asexport and import aquatic goods shall comply with the general provisions of the Regulationon the labeling of domestically-circulated goods as well as export and import goods(hereinafter called the Regulation for short) issued together with the PrimeMinister’s Decision No.178/1999/QD-TTg dated August 30, 1999 and Decision No.95/2000/QD-TTg dated August 15, 2000 and the Trade Ministry’s CircularNo.34/1999/TT-BTM guiding the implementation of the Prime Minister's DecisionNo.178/1999/QD-TTg dated August 30, 1999 (hereinafter called Circular No.34 for short).

2. Scope of regulation

The following groups of aquatic goods with commercial packings shall belabeled according to the provisions of this Circular before being put into circulation:

a/ Processed foodstuffs of aquatic animal or plant origin or composedof typical constituents being aquatic animals or plants (hereinafter called as aquaticfoodstuffs for short).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Aquatic raw materials for production of feeds andindustrially-processed feeds used for aquaculture (hereinafter called raw materials andfeeds for short).

d/ Drugs, chemicals and bio-preparations used for aquatic animals andplants (hereinafter called drugs, chemicals and bio-preparations).

e/ Fishing nets (including nets, net-weaving yarn and net-fixing ropes(hereinafter called fishing nets for short).

3. For goods being export aquatic foodstuffs, the labelingapplicable to the following compulsory contents may be negotiable according to therequirements of the importing markets:

a/ The composition.

b/ The preservation duration, the expiry date.

c/ Preservation and use instructions.

II. CONTENTS OF GOODS LABELS

A. COMPULSORY CONTENTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1. Goods appellation:

a/ The way of inscription shall comply with the general provisions inClauses 1, 2 and 3, Article 6 of the Regulation and the branch’s standards.

b/ For products prescribed in Clause 4, Article 6 of the Regulation,their goods appellations must truly describe the packed aquatic foodstuffs, including thefollowing contents:

- The name of the aquatic animal species or plant (for example, frozendong co fish in fillets ) or the names describing the characteristics and utilities of thegoods (for example, Frozen crab rolls... ).

- The goods processing technology: Frozen, dried, canned,.., forexample, Frozen dong co fish in fillets.

- The goods' processing form: Not shelled (HOSO), shelled (PUD, PD), infillets, slices, rolls,... For example: frozen crab rolls.

1.2. Names and addresses of the traders responsible for the goods:

a/ Being the names and addresses inscribed in their business operationregistration.

b/ For aquatic foodstuff-manufacturing establishments, the content tobe inscribed shall be: Manufactured at (name and address of the establishment), or:Product of (name and address of the establishment).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ For establishments repacking aquatic foodstuffs for sale, thecontent to be inscribed shall be: Product of (name and address of the establishment),packing establishment (name and address of the establishment), or: Product of (name andaddress of the establishment), packed at (name and address of the establishment).

1.3. Goods quantification:

The way of inscription shall comply with the provisions in Article 8 ofthe Regulation and Section II.A.3 of Circular No.34.

1.4. Constituents:

a/ For aquatic foodstuffs not prepared with other mixtures nor usingprocessing additives, their constituents shall not be compulsorily inscribed.

b/ For aquatic foodstuffs prepared with constituents other than aquaticproducts, their principal constituting raw materials used in the technologies to producesuch aquatic foodstuffs must be inscribed (aquatic raw materials, other mixedconstituents).

c/ For aquatic foodstuffs using processing additives, the names of theadditives’ groups and the names or international codes (in brackets) of the additivesmust be clearly inscribed. Particularly for additives being "spices","sweeteners", "colorings", their names must be clearly added with"natural", "artificial" or "synthetic".

d/ For aquatic foodstuffs manufactured with the genetic technology orhaving one of their constituting raw materials created with the genetic technology theVietnamese words "Co su dung cong nghe gen" (With the use of genetic technology)must be inscribed on their labels.

e/ For aquatic foodstuffs or one of their constituting raw materialsmanufactured, processed and/or preserved with radiation techniques, the Vietnamese words"Thuc pham chieu xa'' (Radiated foodstuffs) or a sign indicating radiated foodstuffaccording to international regulations that Vietnam has announced for application must beinscribed on their labels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The way of inscription shall comply with the general provisions inArticle 10 of the Regulation and Section II.A.5 of Circular No.34.

1.6. Production date, preservation duration and expiry date.

The way of inscription shall comply with the provisions in Article 11of the Regulation and Section II.A.6 of Circular No.34.

1.7. Preservation and use instructions

a/ The contents to be inscribed shall comply with the generalprovisions in Article 12 of the Regulation. In addition, a number of the followingcontents must be additionally inscribed: Special users (for example for use by dieters),and the usage (for example, instant or cooked before serving).

b/ For aquatic foodstuffs requiring certain preservation conditions,the contents to be inscribed shall be criteria that affect the utilities, quality andsafety of such products.

For example: For dried goods, "keep in cool place" shall beinscribed.

1.8. Goods' origin:

For export and import aquatic foodstuffs, the names of countries oforigin must be clearly inscribed on their labels according to the provisions in Article 13of the Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. Goods appellation:

a/ The way of inscription shall comply with the general provisions inArticle 6 of the Regulation and the branch's standards or scientific names.

b/ The names of the species of aquatic animal breeds or plant varietiesmust include their commercial names and scientific names.

For example: - For tom su, their appellation shall be inscribed as: Tomsu (Penaeus monodon).

- For rong cau chi vang, their appellations shall be inscribed as: Rongcau chi vang (Gracilaria asiatica).

c/ Particularly for cross-bred animal breeds, their appellations mustclearly state their cross-bred lines;

For examples:

- The name of the cross-bred animal breed. Carp V1.

- Cross-bred lines: Hungarian carp, Indonesian yellow carp andVietnamese white-scale carp.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Being the names and addresses inscribed in the business operationregistration.

b/ For breeding establishments or hatcheries, the content to beinscribed shall be: Manufactured at (name and address of the establishment), or: Productof (name and address of the establishment).

c/ For establishments collecting or netting natural breeds and/orvarieties for sale, the content to be inscribed shall be: Packing establishment (name andaddress of the establishment), or: Packed at (name and address of the establishment). Inaddition, for establishments netting natural breeds and/or varieties, the following detailmust be added: Place of netting natural breeds or varieties.

2.3. Goods quantification:

a/ For aquatic animal breeds, the content to be inscribed shall be:Quantity of individuals (animals).

b/ For Artemia eggs, the content to be inscribed shall be: Weight (g).

c/ For unicellular plant varieties, the content to be inscribed shallbe: Quantity of cells (cell).

d/ For pluricellular plant varieties, the content to be inscribed shallbe: Weight (kg).

2.4. Principal quality criteria:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ For parental aquatic animals, the contents to be inscribed shall be:Weight (g) and breeding period.

c/ For Artemia eggs, the contents to be inscribed shall be : Number ofeggs/g and the hatching percentage (%).

d/ For aquatic plant varieties, the contents to be inscribed shall be:Length (cm), diameter of principal stem, and development period.

2.5. Production date, preservation duration and expiry date:

a/ For aquatic animal breeds and plant varieties:

- The production date shall be understood as the delivery date or thesale date, abbreviated to "NSX". For example: For those sold on April 2, 2000,their production date shall be inscribed as: NSX 020400.

- The expiry date and preservation duration shall not be compulsorilyinscribed.

b/ For Artemia eggs:

- The production date shall be understood as the date the products arecanned, abbreviated to "NSX".

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The preservation duration, abbreviated to "HBQ".

For example : The preservation duration until May 10, 2000 shall beinscribed as: HBQ 100500.

- The expiry date shall not be compulsorily inscribed.

2.6. Preservation and use instructions:

a/ For aquatic animal breeds and plant varieties, there must beguidance for users on the codes of the branch’s standards or titles of thealready-publicized technical documents on the way of transporting and stocking breeds orvarieties.

b/ For Artemia eggs, the contents to be inscribed shall include: Eggpreservation conditions (temperature, humidity), brief instructions on the egg broodingand hatching.

2.7. Goods' origin:

For export and import aquatic animal breeds and plant varieties, thenames of countries of origin must be clearly inscribed on their labels according to theprovisions in Article 13 of the Regulation.

3. Raw materials and feeds:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The way of inscription shall comply with the general provisions inArticle 6 of the Regulation and the branch’s standards. Besides, the names of thegoods items’ groups must clearly state the target users.

For example:

- Mixed feeds in pellets for shrimp,

- Feed for ornamental fishes,

- Feed for prawn larva ...

1.2. Names and addresses of the traders responsible for the goods:

a/ Being the names and addresses inscribed in the business operationregistration.

b/ For establishments manufacturing raw materials and feeds, thecontent to be inscribed shall be: Manufactured at (name and address of the establishment),or: Product of (name and address of the establishment).

c/ For establishments importing raw materials and feeds orestablishments acting as sale agents for foreign countries, the content to be inscribedshall be: Importing trader (name and address of the establishment), or: Agent trader (nameand address of the establishment).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1. Goods quantification:

a/ For raw materials and feeds in form of powder, bits or pellets, thecontent to be inscribed shall be: Weight (g or kg).

b/ For raw materials and feeds in liquid form, the content to beinscribed shall be: Capacity (ml or liter).

3.4. Constituents:

a/ The contents shall be inscribed according to the general provisionsin Article 9 of the Regulation.

b/ The principal raw material constituents used in the technology tomanufacture such goods (for example: fish powder, shrimp powder, squid liver oil...).

c/ If the feeds contain non-nutritious substances for diseaseprevention and cure, the constituents of such non-nutritious substances must be alsoinscribed.

d/ If one of the raw materials has been radiated, or created with thegenetic technology, such must be inscribed on the goods labels according to internationalregulations that Vietnam has announced for application.

3.5. Principal quality criteria:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ A number of principal quality criteria decisive to the quality ofraw materials and feeds shall be inscribed together with their quantities;

- For synthetic materials and feeds, the contents of the criteria ofprotein, lipid, ash, fiber, humidity and dissolubility, must be inscribed.

- For supplementary feeds, the quality criteria of supplementedsubstances shall be inscribed.

For example: For feeds supplemented with vitamins and minerals, anumber of major vitamin and mineral criteria must be inscribed.

3.6. Production date, preservation duration and expiry date:

The way of inscription shall comply with the provisions in Article 11of the Regulation and Section II.A. 5 of Circular No.34.

3.7. Preservation and use instructions:

a/ The contents to be inscribed shall be: preservation conditions(temperature, humidity, light) and way of feeding.

b/ For feeds the use of which is required to be discontinued beforegathering reared animals, the time for such discontinuation must be specified.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For export and import raw materials and feeds, the names of countriesof origin must be clearly inscribed on the goods labels according to Article 13 of theRegulation.

4. Drugs, chemicals and bio-preparations:

4.1. Goods appellation:

The way of inscription shall comply with the general provisions inArticle 6 of the Regulation and the branch's standards. Besides, the goods appellationsmust include the names of the drugs, chemicals and main active substances.

For example: The drug's name: EM-55, main active substance:Erythomycine.

4.2. Names and addresses of the traders responsible for the goods:

a/ Being the names and addresses inscribed in the business operationregistration.

b/ For establishments manufacturing drugs, chemicals and/orbio-preparations, the content to be inscribed shall be: Manufactured at (name and addressof the establishment), or: Product of (name and address of the establishment).

c/ For establishments importing drugs, chemicals and/orbio-preparations or establishments acting as sale agents for foreign countries, thecontent to be inscribed shall be: Importing trader (name and address of theestablishment), or: Agent trader (name and address of the establishment).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.3. Goods quantification:

a/ For drugs in form of pellets, the contents to be inscribed shall be:quantity (pellets), weight of 1 pellet (mg).

b/ For drugs and bio-preparations in form of powder, the content to beinscribed shall be: Weigh (mg, g or kg).

c/ For drugs, chemicals and bio-preparations in the liquid form, thecontent to be inscribed shall be Capacity (ml or liter).

d/ For gonadotrophic drug for spawning fish (HCG), the content to beinscribed shall be in international unit (UI).

4.4. Constituents:

The chemical formulae and composition (excluding HCG) and othercontents shall be inscribed according to the general provisions in Article 9 of theRegulation.

4.1. Principal quality criteria:

The way of inscription shall comply with the general provisions inArticle 10 of the Regulation and Section II. A.5 of Circular No.34.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The way of inscription shall comply with the general provisions inArticle 11 of the Regulation and Section II.A.6 of Circular No.34.

4.7. Preservation and use instructions:

a/ The contents to be inscribed shall include: preservation conditions(temperature, humidity, light) and the usage (dosage, concentration, time, to be usedunder what circumstances and for what objects, way of spraying...).

b/ For drugs the use of which is required to be discontinued beforegathering reared animals, the time for such discontinuation must be specified.

4.8. Goods’ origin:

For export and import drugs, chemicals and bio-preparations used inaquaculture, the names of countries of origin must be clearly inscribed on their labelsaccording to the provisions in Article 13 of the Regulation.

5. Fishing nets

5.1. Goods appellation

The way of inscription shall comply with the general provisions inArticle 6 of the Regulation and the branch's standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.1. Names and addresses of the traders responsible for the goods:

a/ Being the names and addresses inscribed in the business operationregistration.

b/ For establishments manufacturing fishing nets, the content to beinscribed shall be: Manufactured at (name and address of the establishment), or: Productof (name and address of the establishment).

c/ For establishments importing fishing nets or establishments actingas sale agents for foreign countries, the content to be inscribed shall be: Importingtrader (name and address of the establishment), or: Agent trader (name and address of theestablishment).

d/ For establishments repacking fishing nets for sale, the content tobe inscribed shall be: Product of (name and address of the establishment), packingestablishment (name and address of the establishment), or: Product of (name and address ofthe establishment), packed at (name and address of the establishment).

5.3. Goods quantification:

a/ For nets, the contents to be inscribed shall be: Size of stretchedlength and stretched width (m or number of meshes), weight (g or kg).

b/ For ropes, the contents to be inscribed shall be: Weight (kg) andlength (m).

c/ For yarn, the content to be inscribed shall be: Weight (g or kg).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The way of inscription shall comply with the general provisions inArticle 9 of the Regulation. For example: Nylon yarn, catgut yarn, PE yarn...

5.5. Principal quality criteria:

a/ For nets, the contents to be inscribed shall be: color, crudeness(tex), dry durability (N-newton) and size of mesh 2a (mm).

b/ For yarn and ropes, the contents to be inscribed shall be: Diameter(win), crudeness (tex), dry durability (N-newton) and twistedness (twists/m).

5.6. Production date, preservation duration and expiry date:

The way of inscription shall comply with the general provisions inArticle 13 of the Regulation and Section II.A.6 of Circular No.34.

5.7. Preservation and use instructions:

a/ For goods being fishing nets, use instructions shall not becompulsorily inscribed.

b/ The preservation instructions must clearly state preservationconditions (temperature, humidity, light).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For export and import fishing nets, the names of countries of originmust be clearly inscribed on their labels according to the provisions in Article 13 of theRegulation.

B. OPTIONAL CONTENTS

Apart from the contents compulsorily inscribed on the goods labels,traders may inscribe thereon other contents (if any) according to the provisions inArticle 14 of the Regulation, such as the product quality registration numbers, productquality standard codes, and in Section B of Circular No.34.

III. WAY OF DISPLAYING AND AFFIXING GOODS LABELS

1. The requirements and language for displaying goods labels foraquatic goods shall comply with the provisions in the Regulation and Circular No.34.

2. Goods labels that are in hand-written or printed forms,drawings, images or signs shall be displayed as follows:

2.1. For goods without outside packings: The labels shall be imprintedor embossed directly on the containing packings or affixed, stuck or pinned firmly on thegoods.

2.2. For goods with outside packings:

a/ The goods labels shall be imprinted or embossed directly on thecontaining packings or affixed, stuck or pinned firmly on the goods. It is necessary toinscribe only the goods' appellations or the entire contents of the goods labels on theoutside packings like on the containing packings. Or

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Where the goods are put up in small containing packings and theirlabels are not large enough for inscription of all compulsory contents, their labels shallbe inscribed as follows:

3.1. A number of key compulsory contents shall be inscribed on thegoods labels such as the goods appellation, name and address of the trader responsible forthe goods, the goods quantity, the expiry date and preservation duration.

3.2. The remaining compulsory contents and the optional contents (ifany) must be inscribed on the outside packings or in the enclosed explanations.

IV. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. The Ministry of Aquatic Resources shall coordinate with theMinistry of Trade in exercising the State management over the goods labeling according tothe Regulation.

2. The Science and Technology Department shall act as the key bodyassisting the Minister in performing the uniform State management over the labeling ofaquatic goods nationwide and coordinate with the Aquatic Resource Protection Departmentand the Center for Control of the Quality and Hygiene of Aquatic Products in guiding,organizing and directing the implementation of this Circular.

3. The specialized inspectorate shall have to supervise and inspectthe observance of legal documents on the goods labeling, detect, prevent and handleaccording to their competence or propose to the competent bodies to handle any violationsof the labeling of aquatic goods.

4. This Circular takes effect for implementation as from January 1,2001. Any supplements and amendments to this Circular shall be considered and decided inwriting by the Minister of Aquatic Resources.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE MINISTER OF AQUATIC RESOURCES
VICE MINISTER





Nguyen Viet Thang

 

;

Thông tư 03/2000/TT-BTS hướng dẫn Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá thuỷ sản do Bộ Thuỷ sản ban hành

Số hiệu: 03/2000/TT-BTS
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản
Người ký: Nguyễn Việt Thắng
Ngày ban hành: 22/09/2000
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [2]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 03/2000/TT-BTS hướng dẫn Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá thuỷ sản do Bộ Thuỷ sản ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…