BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2017/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2017 |
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25/11/2015;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.
“1. Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền kiểm tra, thẩm định, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận ATTP) đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản có xuất khẩu (sau đây gợi tắt là Cơ sở).
2. Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền kiểm tra, cấp giấy chứng nhận thực phẩm thủy sản xuất khẩu (sau đây gọi là Chứng thư) theo yêu cầu của nước nhập khẩu”
“Điều 9: Phí
Việc thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận ATTP đối với Cơ sở, phí thẩm định cấp Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu quy định tại Thông tư này được thực hiện theo Luật phí và lệ phí, quy định của Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật có liên quan.”
3. Sửa đổi khoản 2 Điều 11 như sau:
“2. Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông báo cho Cơ sở thời điểm dự kiến tiến hành thẩm định tại Cơ sở nhưng không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.”
a) Sửa đổi điểm e khoản 1 Điều 12 như sau:
“e) Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP nhưng hoãn kiểm tra sau cấp giấy có thời hạn quá 12 (mười hai) tháng;”
b) Sửa đổi khoản 2 Điều 12 như sau:
“2. Kiểm tra sau cấp giấy và kiểm tra đột xuất:
a) Kiểm tra sau cấp giấy: Là hình thức kiểm tra, thẩm định không báo trước nhằm giám sát việc duy trì điều kiện bảo đảm ATTP đối với Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP theo tần suất như sau: Cơ sở hạng 1 và hạng 2: 01 (một) lần trong 01 (một) năm; Cơ sở hạng 3: 01 (một) lần trong 06 (sáu) tháng; Cơ sở hạng 4: Thời điểm kiểm tra tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của Cơ sở được kiểm tra và do Cơ quan kiểm tra, chứng nhận quyết định nhưng không quá 03 (ba) tháng kể từ thời điểm kiểm tra trước đó.
b) Kiểm tra đột xuất: Là hình thức kiểm tra không báo trước, được áp dụng đối với Cơ sở có các dấu hiệu vi phạm về ATTP được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 17, khoản 3 Điều 31 và khoản 2 Điều 36 Thông tư này hoặc khi có khiếu nại của các tổ chức, cá nhân.”
5. Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 14 như sau:
“d) Lấy mẫu phân tích đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất theo Phụ lục IA ban hành kèm theo Thông tư này.”
6. Sửa đổi đoạn đầu Điều 17 và khoản 2 Điều 17 như sau:
a) Sửa đổi đoạn đầu Điều 17 như sau:
“Trong thời hạn 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thẩm định, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thẩm tra Biên bản kiểm tra, thẩm định và thông báo kết quả tới Cơ sở”
b) Sửa đổi khoản 2 Điều 17 như sau:
“2. Kiểm tra sau cấp giấy, kiểm tra đột xuất:
a) Cơ sở có kết quả đạt yêu cầu (hạng 1, hạng 2 và hạng 3): Thông báo cho Cơ sở về kết quả kiểm tra và tần suất kiểm tra kiểm tra sau cấp giấy áp dụng trong thời gian tới.
b) Cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4): Thực hiện như quy định nêu tại điểm b khoản 1 Điều này.”
7. Sửa đổi khoản 2 Điều 22 như sau:
“2. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản lập danh sách ưu tiên đối với các Cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây tính đến thời điểm xem xét:
a) Cơ sở có tên trong danh sách các Cơ sở tham gia chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu theo từng thị trường xuất khẩu;
b) Cơ sở có lô hàng xuất khẩu và không có lô hàng nào bị Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam và thị trường nhập khẩu phát hiện vi phạm về ATTP trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng kể từ ngày Cơ sở được phân loại điều kiện bảo đảm ATTP là hạng 1, 2.”
8. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 27 như sau:
“c) Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra: Được xác định dựa trên phân loại điều kiện bảo đảm ATTP; lịch sử bảo đảm ATTP; mức nguy cơ của sản phẩm; quy mô, công suất hoặc sản lượng sản xuất của Cơ sở theo quy định tại Phụ lục IIA ban hành kèm Thông tư này.
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản định kỳ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét điều chỉnh, cập nhật nội dung quy định tại Phụ lục IIA cho phù hợp.”
9. Sửa đổi khoản 2 Điều 28 như sau:
“2. Thẩm định, cấp chứng thư:
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận tiến hành thẩm định, cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo mẫu của thị trường nhập khẩu tương ứng trên cơ sở rà soát kết quả thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm nêu tại Điều 27 Thông tư này hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu”
“Điều 32. Thẩm định, cấp chứng thư
1. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi lô hàng được xuất khẩu, Chủ hàng phải cung cấp bằng văn bản đầy đủ các thông tin cần thiết quy định trong mẫu Chứng thư theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cho Cơ quan kiểm tra, chứng nhận để cấp Chứng thư. Trong vòng 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận tiến hành thẩm định cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo mẫu của thị trường nhập khẩu tương ứng nếu kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm lô hàng đạt yêu cầu”.
11. Thay thế Phụ lục IV bằng Phụ lục IA ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục X bằng Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 30 tháng 03 năm 2017.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT VỆ SINH
(ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 02 năm 2017
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Đối tượng lấy mẫu |
Chỉ tiêu thẩm tra |
Tần suất lấy mẫu tối đa theo xếp hạng của Cơ sở |
|||
Hạng 1, 2 |
Hạng 3 |
Hạng 4 |
Số lượng mẫu và mức giới hạn |
|||
1 |
Nước, nước đá |
- Đối với Cơ sở trong danh sách xuất khẩu EU: Coliforms, Escherichia coli, Enterococci, TPC ở 22°C, Clostridium perfringens (kể cả bào tử áp dụng đối với nước bề mặt). - Đối với Cơ sở trong danh sách xuất khẩu khác (ngoài EU): Coliforms và Escherichia coli (hoặc Coliforms chịu nhiệt). |
12 tháng/lần |
6 tháng/lần |
Theo thời hạn của Cơ quan kiểm tra |
- Nước: 01 mẫu lấy tại vòi sử dụng; - Nước đá: 01 mẫu trong kho đá. - Mức giới hạn theo Quy chuẩn của Bộ Y tế và Chỉ thị 98/83/EC (đối với cơ sở trong danh sách xuất khẩu vào EU). |
2 |
Tay/ găng tay công nhân, các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm |
Coliforms, Vibrio cholerae (chỉ áp dụng đối với mẫu tay công nhân) |
12 tháng/lần |
6 tháng/lần |
Theo thời hạn của Cơ quan kiểm tra |
- 01 mẫu đại diện cho 1 nhóm tác nhân tiếp xúc trực tiếp; - Mức giới hạn: |
Ghi chú: KPH: Không phát hiện.
TỶ LỆ LẤY MẪU THẨM TRA SẢN PHẨM SẢN XUẤT TỪ CƠ SỞ TRONG
DANH SÁCH ƯU TIÊN
(ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 02 năm 2017 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Sản phẩm theo mức rủi ro |
Chế độ thẩm tra (1) |
|||||
Đặc biệt |
Hạng 1 |
Hạng 2 |
||||
Vi sinh vật |
Hóa học |
Vi sinh vật |
Hóa học |
Vi sinh vật |
Hóa học |
|
Sản phẩm rủi ro thấp (3) |
1% |
2% |
5% |
10% |
10% |
20% |
Sản phẩm rủi ro cao (2) |
2% |
5% |
10% |
15% |
20% |
20% |
(1) Lấy mẫu thẩm tra theo lô hàng sản xuất.
(2) Sản phẩm rủi ro cao bao gồm:
- Thủy sản và sản phẩm thủy sản ăn liền.
- Thủy sản và sản phẩm thủy sản có mối nguy ATTP gắn liền với loài:
+ Nhuyễn thể hai mảnh vỏ chưa được giám sát trong Chương trình giám sát quốc gia;
+ Thủy sản có mối nguy độc tố tự nhiên;
+ Thủy sản có mối nguy histamine (trừ nước mắm và sản phẩm dạng mắm).
- Thủy sản và sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ nuôi trồng chưa được chứng nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP hoặc các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được hưởng quy chế ưu đãi như VietGAP trong kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.
- Thủy sản và sản phẩm thủy sản đã qua xử lý nhiệt.
(3) Sản phẩm rủi ro thấp: Thủy sản và sản phẩm thủy sản khác không thuộc nhóm sản phẩm rủi ro cao.
Thông tư 02/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 02/2017/TT-BNNPTNT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 13/02/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 02/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video