Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NGOẠI GIAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/2013/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2013

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Ma Rốc, ký tại Ra-bát ngày 28 tháng 6 năm 2001, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 11 năm 2013.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Ngự

 

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC MA RỐC

Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Ma Rốc, dưới đây gọi là "các Bên ký kết”,

Xét tới các quan hệ ưu đãi hiện tại giữa hai nước;

Với lòng mong muốn phát triển, tăng cường các quan hệ thương mại - kinh tế và xúc tiến thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi;

Đã thoả thuận như sau:

ĐIỀU 1

Các Bên ký kết sẽ dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc trên tất cả các mặt liên quan đến thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ giữa hai nước.

Tuy nhiên, điều khoản này sẽ không được áp dụng đối với các lợi thế, các ưu đãi và các thoả thuận khác mà một trong các Bên ký kết đã dành hoặc sẽ dành cho:

a) Các nước láng giềng nhằm tạo thuận lợi cho biên mậu;

b) Các nước thành viên của Liên minh quan thuế hoặc Khu mậu dịch tự do mà một trong hai Bên ký kết đang hoặc sẽ có thể trở thành thành viên;

c) Các nước thứ ba trong khuôn khổ Thoả ước khu vực hoặc đa phương nhằm hội nhập kinh tế.

ĐIỀU 2

Các Bên ký kết sẽ áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm tạo thuận lợi, củng cố và đa dạng hoá thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ, theo luật pháp và quy định hiện hành ở mỗi nước.

ĐIỀU 3

Các điều khoản của Hiệp đinh này không gây cản trở cho việc áp dụng các điều cấm hoặc các hạn chế đối với nhập khẩu và xuất khẩu nhằm bảo vệ an ninh, y tế , các hộ động thực vật, di sản lịch sử, khảo cổ và nghệ thuật của hai Bên ký kết.

ĐIỀU 4

Nhằm phát triển hơn nữa quan hệ thương mại song phương theo luật pháp và quy định hiện hành ở mỗi nước, các Bên ký kết sẽ khuyến khích việc trao đổi các đoàn doanh nghiệp giữa hai nước.

ĐIỀU 5

Nhằm bảo đảm sự liên tục của các quan hệ thương mại, các Bên ký kết sẽ khuyến khích việc ký kết các hợp đồng ngắn hạn và dài hạn giữa các pháp nhân và tự nhiên nhân hai nước.

ĐIỀU 6

Các thanh toán đối với các giao dịch được ký kết trong khuôn khổ Hiệp định này sẽ được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo các quy định hiện hành về ngoại hối ở mỗi nước.

ĐIỀU 7

Các Bên ký kết sẽ dành cho nhau các thuận lợi cần thiết đối với việc tham dự các hội chợ thường xuyên và không thường xuyên được tổ chức ở mỗi nước, và việc tổ chức trên lãnh thổ mỗi nước các triển lãm thương mại, hội thảo và các hoạt động tương tự khác theo luật pháp và quy định hiện hành ở mỗi nước.

ĐIỀU 8

Theo luật pháp và quy định hiện hành ở hai nước, mỗi Bên ký kết sẽ cho phép nhập khẩu các sản phẩm sau đây có xuất xứ từ lãnh thổ Bên ký kết kia:

a) Miễn thuế hải quan và các loại thuế tương đương đối với hàng mẫu, ấn phẩm quảng cáo không có giá trị thương mại và chỉ để dùng cho quảng cáo và tìm kiếm đơn đặt hàng;

b) Miễn thuế hải quan và các loại thuế tương đương đối với các hàng hoá, sản phẩm và các thiết bị cần thiết cho việc tổ chức các hội chợ, các triển lãm thương mại được tạm nhập, với điều kiện là các hàng hoá, sản phẩm và các thiết bị này sẽ được tái xuất sau đó.

ĐIỀU 9

Theo nguyên tắc tự do quá cảnh quy định tại các Hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mỗi Bên ký kết sẽ tạo thuận lợi cho :

- Tự do quá cảnh đối với các hàng hoá xuất phát từ lãnh thổ một Bên ký kết và đến lãnh thổ của một nước thứ ba;

- Tự do quá cảnh đối với hàng hoá xuất phát từ lãnh thổ một nước thứ ba và đến lãnh thổ của Bên ký kết kia.

ĐIỀU 10

Thành lập một Uỷ ban Thương mại hỗn hợp gồm các đại diện của các Bên ký kết, Uỷ ban này sẽ chịu trách nhiệm :

a) Theo dõi việc áp dụng các điều khoản của Hiệp định này,

b) Đánh giá quan hệ thương mại song biên;

c) Đề ra các biện pháp có thể xúc tiến các quan hệ thương mại,

Uỷ ban sẽ tiến hành họp luân phiên tại Hà Nội và Rabat theo đề nghị của một trong hai bên ký kết.

ĐIỀU 11

Nếu cần thiết, Hiệp định này sẽ có thể được sửa đổi bổ sung sau khi có sự tham vấn giữa các Bên ký kết. Các sửa đổi bổ sung này sẽ có hiệu lực sau khi có sự phê chuẩn của hai Bên ký kết theo Luật pháp và quy định hiện hành ở mỗi nước.

ĐIỀU 12

Mọi tranh chấp có thể phát sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này sẽ được giải quyết qua đường ngoại giao.

ĐIỀU 13

Hiệp định này sẽ có hiệu lực tạm thời kể từ ngày ký và sẽ có hiệu lực chính thức kể từ ngày thông báo cuối cùng về việc hoàn thành các thủ tục cần thiết để Hiệp định có hiệu lực theo các quy trình được áp dụng ở mỗi nước.

Hiệp định này được ký kết cho một thời hạn 05 năm và có thể được gia hạn cho các thời hạn tương tự, trừ phi một trong các bên ký kết thông báo cho bên kia, bằng văn bản ít nhất là ba tháng trước khi Hiệp định hết hiệu lực, ý định chấm dứt Hiệp định.

ĐIỀU 14

Các điều khoản của Hiệp định này sẽ được tiếp tục áp dụng sau khi Hiệp định hết hiệu lực đối với tất cả các hợp đồng đã được ký kết trong thời gian hiệu lực của Hiệp định cho đến khi các hợp đồng này được thực hiện xong.

Làm tại Rabat ngày 28 tháng 6 năm 2001 thành 02 bản gốc bằng tiếng Việt, tiếng A-rập và tiếng Pháp, ba văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có bất đồng về giải thích, bản tiếng Pháp sẽ là quyết định.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM




Đỗ Như Đính
THỨ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
VƯƠNG QUỐC MA RỐC

 

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông báo hiệu lực của Hiệp định thương mại giữa Việt Nam - Ma Rốc

Số hiệu: 60/2013/TB-LPQT
Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Vương quốc Ma-rốc
Người ký: Đỗ Như Đính
Ngày ban hành: 28/06/2001
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông báo hiệu lực của Hiệp định thương mại giữa Việt Nam - Ma Rốc

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…