Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 330/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2017

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TẠI PHIÊN HỌP LẦN THỨ HAI CỦA ỦY BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA ASEAN, CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA VÀ TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI

Ngày 11 tháng 7 năm 2017, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng ban Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại (sau đây gọi tắt là Ủy ban chỉ đạo 1899) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ủy ban chỉ đạo 1899. Sau khi nghe Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo 1899 báo cáo, ý kiến của các thành viên Ủy ban chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kết luận như sau:

1. Biểu dương, đánh giá cao Cơ quan thường trực Ủy ban Chỉ đạo 1899 (Tổng cục Hải quan) đã tổng hợp, chuẩn bị báo cáo đánh giá đầy đủ các mặt hoạt động và nhiệm vụ đề ra tại Phiên họp thứ nhất của Ủy ban chỉ đạo thời gian qua; đồng thời đề xuất những nhiệm vụ tiếp tục triển khai trong thời gian tới.

2. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm 2017:

a) Về triển khai thực hiện Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016 - 2020 đạt kết quả tích cực, như:

- Đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2017 về đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.

- Ban hành kế hoạch và tổ chức tuyên truyền về Cơ chế một cửa quốc gia.

- Đến ngày 30 tháng 6 năm 2017 có 11 Bộ, cơ quan đã kết nối Cơ chế một cửa quốc gia với 39 thủ tục hành chính. Cơ chế một cửa quốc gia đã xử lý 180.079 hồ sơ (tăng 107% so với 6 tháng đầu năm 2016) của 12.683 doanh nghiệp (tăng 70% so với 6 tháng đầu năm 2016).

- Cổng thông tin một cửa quốc gia hoạt động ổn định.

b) Về thực hiện Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Các Bộ, cơ quan đã tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy định về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

c) Tồn tại, hạn chế:

- Về thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia: Đến nay, mới có 22/130 thủ tục hành chính sẵn sàng triển khai mới trên Cơ chế một cửa quốc gia, đạt tỷ lệ 17% số thủ tục hành chính đăng ký triển khai trong kế hoạch năm 2017.

- Về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu: số lượng văn bản cần phải sửa đổi, bổ sung còn tồn đọng lớn; một số lĩnh vực còn bị bỏ sót; còn có sự chồng chéo, trùng lắp, phức tạp trong kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, từ đó tạo gánh nặng về chi phí, thời gian và làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

d) Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên có cả chủ quan và khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, như: Còn 05 Bộ, ngành đến nay vẫn chưa ban hành chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 2185/QĐ-TT ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan còn chưa đồng bộ; thủ tục đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin và nguồn kinh phí còn nhiều vướng mắc; việc triển khai thuê dịch vụ công nghệ thông tin còn vướng mắc về cơ sở pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn; nhân lực để tổ chức triển khai thuê dịch vụ công nghệ thông tin còn thiếu và chưa đồng bộ....

3. Nhiệm vụ thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia năm 2017:

a) Mục tiêu: Trong năm 2017, các Bộ, cơ quan phải phấn đấu hoàn thành kế hoạch triển khai 130 thủ tục hành chính đã đăng ký; đồng thời tiếp tục rà soát, bổ sung các thủ tục mới đưa vào kế hoạch để thực hiện. Chính thức kết nối Cơ chế một cửa ASEAN ngay sau khi Nghị định thư về khung pháp lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN được đủ 10 nước thành viên phê chuẩn và có hiệu lực,

b) Các giải pháp:

- Các Bộ, ngành chưa xây dựng và ban hành kế hoạch, chương trình hành động triển khai Quyết định số 2185/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, trong tháng 8 năm 2017 phải ban hành kế hoạch để thực hiện.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan:

+ Khẩn trương rà soát và hoàn thiện cơ sở pháp lý, các thủ tục hành chính để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia. Hoàn thành việc xây dựng Nghị định về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm thuận lợi thương mại.

+ Đảm bảo tính kết nối, tính hệ thống, an ninh, an toàn về thông tin và cơ sở dữ liệu của hệ thống công nghệ thông tin phục vụ Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN.

+ Đầu tư hệ thống dự phòng cho Cổng thông tin một cửa quốc gia theo hướng thuê dịch vụ; đảm bảo các nguồn lực về nhân sự và tài chính để triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.

+ Tăng cường công tác đào tạo, tuyên truyền, hỗ trợ để người dân và doanh nghiệp hiểu và tự nguyện tham gia Cơ chế một cửa quốc gia.

- Đối với 22 thủ tục hành chính đã thống nhất về nghiệp vụ, các Bộ, cơ quan phối hợp với Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo 1899 khẩn trương hoàn tất các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, cơ sở pháp lý... để triển khai trong năm 2017.

- Về kinh phí triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí đầu tư công nghệ thông tin và triển khai Chính phủ điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ đã bố trí cho các Bộ, ngành. Trong đó:

+ Năm 2017, các Bộ, cơ quan chủ động bố trí, sử dụng các nguồn kinh phí hiện có để thực hiện. Đối với các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính hoặc có thu phí, các khoản thu khác thì sử dụng một phần các nguồn này để bổ sung kinh phí còn thiếu (nếu có) triển khai Cơ chế một cửa quốc gia.

+ Đối với các hạng mục dùng chung, Tổng cục Hải quan nghiên cứu, đề xuất trình Ủy ban chỉ đạo 1899.

+ Năm 2018, các Bộ, cơ quan khẩn trương xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, trình cấp thẩm quyền quyết định.

4. Nhiệm vụ kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu năm 2017:

a) Mục tiêu: Phấn đấu giảm tỷ lệ các lô hàng phải kiểm chuyên ngành tại khâu thông quan từ 30 - 35% hiện nay xuống còn 15% trên tổng số các lô hàng hóa xuất nhập khẩu, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng đồng thời phải đảm bảo việc quản lý của nhà nước theo quy định của pháp luật và phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

b) Giải pháp:

- Căn cứ các Nghị quyết: số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015, số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 và số 19-2017/NQ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ, Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu các Bộ, cơ quan (nhất là Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải) khẩn trương, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành để sửa đổi, bổ sung theo đúng tiến độ và thời hạn đã đề ra. Những văn bản nào không sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung không kịp phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ rõ lý do.

- Rà soát, loại bỏ những quy định chồng chéo, không cần thiết trong kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành và kiểm tra tại khâu thông quan, trong đó quy định rõ: mã số HS phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam; quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, phương pháp kiểm tra.

- Kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại khâu thông quan phải ít nhất và phải công khai về quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, phương pháp kiểm tra. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành nhưng chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, phương pháp kiểm tra thì không được yêu cầu kiểm tra tại khâu thông quan.

- Cải tiến hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng: áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, đơn giản hóa thủ tục hành chính; chuyển mạnh sang hậu kiểm, kiểm tra tại nguồn và công nhận lẫn nhau về kết quả kiểm tra theo thông lệ quốc tế.

- Điện tử hoá thủ tục (nộp hồ sơ, trả kết quả...) kiểm tra chuyên ngành; kết nối chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, kiểm tra chuyên ngành thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa (trừ lĩnh vực, mặt hàng nhà nước bắt buộc phải kiểm tra): Các Bộ, cơ quan nhà nước ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, phương pháp kiểm tra để cơ sở xã hội hóa thực hiện, cơ quan quản lý nhà nước giám sát, hậu kiểm và tập trung nguồn lực vào kiểm tra đối với lĩnh vực, mặt hàng có nguy cơ cao về dịch bệnh, an toàn thực phẩm, an ninh quốc gia.

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông; đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên các đơn vị kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và doanh nghiệp.

5. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan:

a) Trình Thủ tướng Chính phủ kiện toàn các chức danh lãnh đạo của Ủy ban chỉ đạo 1899; bổ sung nhiệm vụ chỉ đạo triển khai chiến lược và chương trình hành động phát triển logistics quốc gia cho Ủy ban chỉ đạo 1899 và bổ sung các Bộ Công Thương, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông vào Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo.

b) Rà soát, sửa đổi các văn bản, thủ tục hành chính, hệ thống công nghệ thông tin có liên quan cho phù hợp với Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định, chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải về quản lý hoạt động hàng hải.

c) Làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) về việc WB hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, tạo thuận lợi thương mại và thúc đẩy phát triển logistics, trình Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó TTg Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Công Thương, Công an, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Y tế, Nội vụ;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Tổng cục Hải quan;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Sỹ Hiệp; TGĐ Cổng TTĐT; các Vụ: TH, TKBT, KGVX, PL, QHQT;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Sỹ Hiệp

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông báo 330/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại phiên họp lần thứ hai của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 330/TB-VPCP
Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Sỹ Hiệp
Ngày ban hành: 01/08/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông báo 330/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại phiên họp lần thứ hai của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại do Văn phòng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [8]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…