BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 93/2008/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
- Căn cứ Luật Hải
quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
chính;
- Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan,
kiểm tra, giám sát hải quan;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ Quyết định số 2652/QĐ-TCHQ ngày 21/12/2006 của Tổng cục Hải quan ban hành Quy định tạm thời về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh TNT đường bộ.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 93 / 2008/QĐ-BTC ngày 29/ 10 /2008 của Bộ Tài chính)
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa, vật phẩm (dưới đây gọi tắt là hàng hóa) xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ.
2. Đối tượng điều chỉnh:
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
3. Tuyến đường, cửa khẩu:
Tuyến đường và cửa khẩu đối với phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ như sau:
3.1. Từ Việt Nam đến Trung Quốc và ngược lại qua cửa khẩu Hữu Nghị - tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Từ Việt nam đến Lào / Thái Lan / Singapore / Malaysia và ngược lại qua cửa khẩu Lao Bảo - tỉnh Quảng Trị .
3.3 Từ Việt Nam đến Campuchia và ngược lại qua cửa khẩu Mộc Bài - tỉnh Tây Ninh.
4. Địa điểm làm thủ tục hải quan :
4.1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được làm thủ tục hải quan tại các địa điểm sau : Chi cục Hải quan Bắc Hà nội, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
4.2. Phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa được làm thủ tục hải quan tại các địa điểm sau: Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu nghị, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài.
5. Khai hải quan:
5.1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp) là người khai hải quan và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và về thuế, lệ phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo các quy định của pháp luật.
5.2. Trường hợp chủ hàng đề nghị là người khai hải quan thì chủ hàng là người khai hải quan.
6. Quy định về phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và kiểm tra hải quan như sau:
6.1. Loại 1: bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tài liệu, chứng từ thương mại, hàng ngoại giao, hàng không có thuế, hàng có thuế nhưng được miễn thuế theo quy định của pháp luật.
Loại hàng này được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1% đến 5% của cả luồng hàng loại 1. Thực hiện kiểm tra qua thiết bị máy soi hàng hóa.
Loại hàng này được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1% đến 5% của cả luồng hàng loại 2. Thực hiện kiểm tra qua thiết bị máy soi hàng hóa hoặc kiểm tra thủ công.
6.3 Loại 3: bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp thuế, có trị giá tính thuế trên 5 (năm) triệu đồng Việt Nam, mặt hàng có thuế suất từ 10% trở xuống.
Loại hàng này kiểm tra thực tế 100% qua thiết bị máy soi hàng. Trong trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1% đến 10% của cả luồng hàng loại 3. Thực hiện kiểm tra hàng hóa thủ công.
Loại hàng này kiểm tra thực tế 100% bằng thủ công.
7. Phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa là phương tiện chuyên dùng của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu niêm phong hải quan, giám sát hải quan. Khi phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh phải làm thủ tục hải quan theo quy định hiện hành. Phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường, cửa khẩu cố định, thường xuyên nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu, người điều khiển phương tiện chỉ phải khai hải quan về phương tiện vận tải 06 tháng 01 lần. Các lần nhập cảnh, xuất cảnh tiếp theo được Hải quan cập nhật theo dõi bằng sổ hoặc bằng máy tính.
8. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (trừ thư, túi ngoại giao, túi lãnh sự, hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu) thuộc loại hình nào thì thực hiện thủ tục hải quan theo đúng quy định đối với loại hình đó.
I) THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BẮC HÀ NỘI, CHI CỤC HẢI QUAN SÂN BAY QUỐC TẾ ĐÀ NẴNG, CHI CỤC HẢI QUAN SÂN BAY QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT:
1. Trước khi chuyến hàng đến:
1.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
1.1.1. Tiếp nhận bản lược khai hàng hóa từ đối tác nước ngoài; chuyển bản lược khai hàng hóa cho Chi cục Hải quan liên quan chậm nhất 2 giờ trước khi chuyến hàng được vận chuyển tới địa điểm làm thủ tục hải quan.
1.1.2 Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp cùng Hải quan để xác định và phân loại hàng hóa nhanh chóng, chính xác theo quy định tại điểm 6 phần A nêu trên.
1.2 Khai hải quan:
1.2.1 Khai hải quan được thực hiện cho từng chuyến hàng. Việc khai hải quan bao gồm cả việc phân loại hàng hóa nhập khẩu thành các loại hàng theo quy định tại điểm 6 phần A nêu trên.
1.2.2 Doanh nghiệp căn cứ nội dung lược khai hàng hóa và các chứng từ kèm theo lô hàng để khai hải quan (riêng luồng hàng loại 1 thì khai theo bản kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu / nhập khẩu - mẫu ban hành kèm theo Quyết định này) và có trách nhiệm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ về nội dung khai hải quan.
1.2.3 Doanh nghiệp được khai hải quan riêng cho từng chủ hàng khi được yêu cầu.
1.2.4. Doanh nghiệp gửi nội dung khai hải quan cho Hải quan.
1.2.5. Tiếp nhận thông báo về điều chỉnh nội dung khai từ Hải quan.
1.3 Trách nhiệm của Hải quan:
1.3.1. Tiếp nhận lược khai hàng hóa và nội dung khai hải quan của doanh nghiệp; trên cơ sở phân tích thông tin trên hệ thống quản lý rủi ro và các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra việc khai hải quan của doanh nghiệp.
1.3.2. Thực hiện điều chỉnh nội dung khai và thông báo lại cho doanh nghiệp nội dung phải điều chỉnh (nếu có) để doanh nghiệp thực hiện.
1.3.3. Nếu không có nội dung khai hải quan phải điều chỉnh thì Hải quan thông báo lại cho doanh nghiệp về quyết định chấp nhận của Hải quan về nội dung khai của doanh nghiệp.
2. Khi chuyến hàng đến:
2.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
2.1.1. Căn cứ thông báo của Hải quan đối với từng loại hàng để thực hiện phân loại thực tế hàng hóa.
2.1.2. Giấy tờ phải nộp:
- Nộp bản kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu / nhập khẩu đối với luồng hàng loại 1. Bản kê này có gía trị pháp lý như Tờ khai hải quan thông thường.
- Nộp tờ khai hải quan và các loại giấy tờ liên quan đến từng loại hình hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa thuộc luồng hàng loại 2,3,4.
2.1.3. Xuất trình hàng hóa theo từng luồng hàng đã được Hải quan quyết định để tiến hành kiểm tra hải quan theo quy định tại điểm 6, phần A nêu trên.
2.2. Trách nhiệm của Hải quan:
2.2.1.Giám sát việc doanh nghiệp phân loại thực tế hàng hóa.
2.2.2. Tiếp nhận hồ sơ giấy từ doanh nghiệp.
2.2.3. Đối với hàng loại 1:
- Thực hiện theo quy định tại điểm 6.1, mục 6, phần I nêu trên.
- Xác nhận trên Bản kê chi tiết "Hàng miễn kiểm tra thực tế, thông quan theo nội dung khai hải quan của doanh nghiệp", ký tên, đóng dấu công chức hải quan.
- Giao cho doanh nghiệp 01 bản kê, lưu 01 bản kê theo quy định.
2.2.4. Đối với hàng loại 2:
- Kiểm tra hồ sơ và thực hiện theo quy định tại điểm 6.2, mục 6, phần I nêu trên.
- Kiểm tra việc tính thuế và thu thuế theo quy định.
- Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trên tờ khai hải quan “Hàng hóa được thông quan theo nội dung khai báo của doanh nghiệp”, ký tên, đóng dấu công chức hải quan.
- Lưu hồ sơ theo quy định.
2.2.5. Đối với hàng loại 3:
- Tiếp nhận hồ sơ và hàng hóa theo quy định.
- Thực hiện kiểm tra hồ sơ và thực hiện theo quy định tại điểm 6.3, mục 6, phần I nêu trên.
- Kiểm tra việc tính thuế và thu thuế theo quy định.
- Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trên tờ khai và quyết định thông quan hàng hóa theo quy định hiện hành.
- Lưu hồ sơ theo quy định.
2.2.6. Đối với hàng lọai 4:
- Tiếp nhận hồ sơ và hàng hóa theo quy định.
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc loại hình nào thì thực hiện thủ tục hải quan theo đúng quy định hiện hành của loại hình đó. Kiểm tra thủ công 100% hàng hóa trước khi thông quan.
II) THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BẮC HÀ NỘI, CHI CỤC HẢI QUAN SÂN BAY QUỐC TẾ ĐÀ NẴNG, CHI CỤC HẢI QUAN SÂN BAY QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT:
- Hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả hàng hóa đã làm thủ tục hải quan tại các Chi cục Hải quan khác) được thu gom và làm thủ tục thông quan tại:
+ Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội chuyển qua cửa khẩu Hữu nghị để xuất đi Trung quốc;
+ Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Đà Nẵng chuyển qua cửa khẩu Lao Bảo để xuất đi Lào/Thái Lan/Singapore/Malaysia;
+ Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chuyển qua cửa khẩu Mộc Bài để xuất đi Campuchia.
- Hàng hóa xuất khẩu được thông quan theo quy định tại điểm 6 phần A nêu trên.
- Trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện xuất khẩu thì Hải quan thông báo để doanh nghiệp làm thủ tục hoàn trả cho chủ hàng (trừ hàng hóa là mặt hàng cấm xuất khẩu phải xử lý theo quy định của pháp luật).
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp :
- Làm thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định hiện hành đối với từng loại hình hàng hóa xuất khẩu.
- Lập bản lược khai hàng hóa.
- Xếp hàng đã làm thủ tục hải quan vào phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa.
- Tiếp nhận và bảo quản hồ sơ hải quan để chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao bảo, cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Mộc Bài.
2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất:
- Làm thủ tục hải quan theo quy định hiện hành và theo quy định tại điểm 6 phần A nêu trên đối với hàng hóa xuất khẩu chưa làm thủ tục.
- Tiếp nhận hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan từ các Chi cục Hải quan khác chuyển đến.
- Giám sát việc gom, xếp hàng và niêm phong hải quan phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa đã làm thủ tục hải quan.
- Lập 2 phiếu chuyển cửa khẩu (theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định này).
- Giao hồ sơ có niêm phong hải quan (gồm bản lược khai hàng hóa xuất khẩu, 2 phiếu chuyển cửa khẩu) cho doanh nghiệp để chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao bảo, cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Mộc Bài.
III) THỦ TỤC CHUYỂN CỬA KHẨU, QUÁ CẢNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÁC CHI CỤC HẢI QUAN LIÊN QUAN:
1. Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Mộc Bài:
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp nộp bản lược khai hàng hóa nhập khẩu cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Mộc Bài.
- Xuất trình phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa nhập khẩu.
- Tổ chức thực hiện việc xếp hàng hóa từ phương tiện vận tải của nước ngoài sang phương tiện vận tải của Việt Nam.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Mộc Bài:
- Tiếp nhận Bản lược khai hàng hóa nhập khẩu.
- Kiểm tra seal của hãng vận tải.
- Giám sát việc xếp hàng hóa từ phương tiện vận tải của nước ngoài sang phương tiện vận tải của Việt Nam.
- Nhằm giảm thiểu tối đa thời gian xếp dỡ hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới, doanh nghiệp được trao đổi các phương tiện chứa hàng hóa như kệ sắt, túi chuyên dùng, container thay vì phải bốc dỡ từng kiện hàng nhập khẩu ra khỏi phương tiện nêu trên.
- Niêm phong hải quan phương tiện vận tải chứa hàng hóa nhập khẩu.
- Lập 02 Phiếu chuyển cửa khẩu.
- Giao hồ sơ có niêm phong hải quan (gồm bản lược khai hàng hóa nhập khẩu, 02 Phiếu chuyển cửa khẩu) cho doanh nghiệp để chuyển cho Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
2. Tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất:
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:
- Nộp hồ sơ do Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Mộc Bài chuyển cho Chi cục Hải quan Bắc Hà nội, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất.
- Xuất trình phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa nhập khẩu.
- Chứng kiến Hải quan kiểm tra tình trạng seal, niêm phong hải quan.
- Dỡ hàng hóa từ phương tiện vận tải đưa vào kho chứa hàng.
- Lập bản kê hàng chuyển cửa khẩu (ký tên, đóng dấu doanh nghiệp). Nội dung bản kê gồm: Họ tên, địa chỉ người nhận, tên hàng hóa, đơn vị tính, lượng hàng, trị gía.
- Đề nghị Hải quan làm thủ tục chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa nhập chuyển cửa khẩu sau khi phân loại.
- Lập bản kê hàng quá cảnh (ký tên, đóng dấu doanh nghiệp). Nội dung bản kê gồm: Họ tên, địa chỉ người nhận, tên hàng hóa, đơn vị tính, lượng hàng, trị gía.
- Đề nghị Hải quan làm thủ tục đối với hàng hóa nhập khẩu quá cảnh ngay sau khi kết thúc việc phân loại.
- Đối với hàng quá cảnh của nhiều chủ hàng, Công ty được phép khai hải quan chung 01 tờ khai hàng quá cảnh (HQ/2002-QC), kèm bản kê hàng quá cảnh và làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:
- Tiếp nhận hồ sơ do doanh nghiệp nộp, kiểm tra niêm phong hải quan hồ sơ.
- Tiếp nhận phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa, kiểm tra tình trạng seal, niêm phong hải quan, đối chiếu với nội dung xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Mộc Bài trên Phiếu chuyển cửa khẩu.
- Xác nhận đầy đủ nội dung quy định trên phiếu; lưu 01 phiếu; chuyển trả 01 phiếu cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo/ Hữu Nghị/ Mộc Bài.
- Giám sát doanh nghiệp dỡ hàng hóa từ phương tiện vận tải vào kho chứa hàng và phân loại thực tế hàng hóa.
- Làm thủ tục thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo đề nghị của doanh nghiệp.
- Làm thủ tục chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa nhập chuyển cửa khẩu theo đề nghị của doanh nghiệp:
+ Lập 02 Phiếu chuyển cửa khẩu gửi cho Chi cục Hải quan nơi hàng đến.
+ Giao hồ sơ có niêm phong hải quan (gồm Bản kê hàng hóa nhập khẩu, 02 Phiếu chuyển cửa khẩu) cho doanh nghiệp để chuyển đến Chi cục Hải quan nơi hàng đến.
- Làm thủ tục tục đối với hàng hoá nhập khẩu quá cảnh theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ.
- Niêm phong hải quan phương tiện vận tải vận chuyển hàng chuyển cửa khẩu hoặc niêm phong hải quan cổ túi, kệ sắt chuyên dùng chứa hàng chuyển cửa khẩu khi hàng hóa được vận chuyển bằng các phương tiện vận tải khác.
IV) THỦ TỤC CHUYỂN CỬA KHẨU, QUÁ CẢNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CÁC CHI CỤC HẢI QUAN LIÊN QUAN:
Trình tự thủ tục chuyển cửa khẩu, quá cảnh đối với hàng xuất khẩu được thực hiện ngược lại so với quy định về thủ tục hải quan chuyển cửa khẩu, quá cảnh đối với hàng hóa nhập khẩu nêu tại mục III, phần B nêu trên.
Mọi hành vi vi phạm các quy định tại Quyết định này sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành của pháp luật.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại Quyết định này.
2. Sau 12
tháng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức sơ kết rút
kinh nghiệm với các đơn vị liên quan và báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện./.
BỘ
TÀI CHÍNH Cục HQ tỉnh, TP:............. |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
I. PHẦN DÀNH CHO HẢI QUAN NƠI
LẬP PHIẾU:
Kính chuyển Chi cục Hải
quan:..........................................................................................
Lô hàng xuất khẩu / nhập khẩu được
chuyển để làm thủ tục hải quan.
Thời gian chuyển: Hồi.........giờ............ngày
.........tháng .........năm 200
Phương tiện vận chuyển: ..........................Biển
kiểm soát số :...........................................
Số lượng túi,
gói:.................; Số hiệu cont:......................; Số seal hãng vận tải:................
Niêm phong hải
quan:..........................................................................................................
Giấy tờ kèm
theo:.................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Công chức Hải quan lập phiếu ký,
ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức................................
Nhân viên công ty tiếp nhận phiếu
ký tên, ghi rõ họ tên:......................................................
II. PHẦN DÀNH CHO HẢI QUAN
NƠI TIẾP NHẬN PHIẾU CHUYỂN:
Thời gian tiếp nhận: Hồi..............giờ
..........ngày.........tháng.........năm 200
Xác nhận tình trạng thực tế về niêm
phong hải quan, seal hãng vận tải, hồ sơ tiếp nhận (nếu có biên bản thì ghi cả
số biên bản):
................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Công chức Hải quan tiếp nhận phiếu
ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức:........................
Nhân viên công ty tiếp nhận hàng
hóa ký tên, ghi rõ họ tên :..................................................
Hải
quan nơi lập phiếu |
Hải
quan nơi tiếp nhận phiếu |
Ghi chú:
- Trường hợp lô hàng được chuyển
nguyên cont. không phải ghi số lượng túi, gói.
- Nếu là hàng hóa nhập khẩu thì
gạch bỏ chữ xuất khẩu và ngược lại.
BỘ
TÀI CHÍNH Cục HQ tỉnh, TP |
|
BẢNG KÊ CHI TIẾT HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU / NHẬP KHẨU
Hàng
loại 1
STT |
Số
vận đơn |
Họ
tên, địa chỉ |
Tên
hàng |
Mã
số hàng |
Số
kiện |
Trọng
lượng |
Trị
giá |
Mã
nguyên tệ |
Tỷ
gía (VND) |
Trị
giá (VND) |
Lệ
phí |
Ghi
chú |
|
Người
gửi |
Người
nhận |
||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận kết quả kiểm tra:
…..........ngày........tháng........năm
…… |
…….,
ngày……..tháng ……năm ........ |
Ghi chú:
- Bản kê được photocopy theo khổ
giấy A3.
- Nếu hàng hóa xuất khẩu thì gạch bỏ chữ nhập khẩu và ngược lại.
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 93/2008/QD-BTC |
Hanoi, October 29, 2008 |
THE MINISTRY OF FINANCE
Pursuant to June 29, 2001
Customs Law No. 29/2001/QH10 and June 14, 2005 Law No. 42/2005/QH11 Amending
and Supplementing a Number of Articles of the Customs Law;
Pursuant to the Government’s Decree No. 77/2003/ND-CP of June 1, 2003, defining
the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of
Finance;
Pursuant to the Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005,
detailing a number of articles of the Customs Law regarding customs procedures,
inspection and supervision;
At the proposal of the general director of the General Department of Customs,
DECIDES:
Article 2. This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
To annul the General Department of Customs’ Decision No. 2652/QD-TCHQ of December 21, 2006, promulgating the provisional Regulation on customs procedures for goods exported, imported or transited by TNT road express delivery services.
...
...
...
FOR THE MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER
Do Hoang Anh Tuan
ON CUSTOMS PROCEDURES FOR GOODS AND ARTICLES EXPORTED,
IMPORTED OR TRANSITED BY ROAD EXPRESS DELIVERY SERVICES
(Promulgated together with the Finance Ministry’s Decision No. 93/2008/QD-BTC
of October 29, 2008)
1. Scope of regulation:
...
...
...
2. Subjects of regulation:
Enterprises providing services of road express delivery of exported, imported or transited goods under current provisions of Vietnamese law.
3. Routes and border gates:
Routes and border gates for vehicles transporting goods exported, imported or transited by road express delivery services are as follows:
3.1. From Vietnam to China and vice versa through Huu Nghi (Friendship) border gate in Lang Son province.
3.2. From Vietnam to Laos/Thailand/ Singapore/Malaysia and vice versa through Lao Bao border gate in Quang Tri province.
3.3. From Vietnam to Cambodia and vice versa through Moc Bai border gate in Tay Ninh province.
4. Places where customs procedures are carried out:
4.1. Customs procedures for exported, imported or transited goods shall be carried out at the following places: the Customs Sub- Department of North Hanoi, the Customs Sub-Department of Da Nang International Airport and the Customs Sub-Department of Tan Son Nhat International Airport.
...
...
...
5. Customs declaration:
5.1. Enterprises providing road express delivery services (below referred to as enterprises) are customs declarants and shall carry out customs procedures for exported, imported or transited goods. They shall manage exported, imported or transited goods and pay duties and fees for these goods under law.
5.2. In case goods owners wish to act as customs declarants, they shall carry out customs procedures.
6. Provisions on classification of exported or imported goods and customs inspection:
6.1. Class 1: Exported or imported goods which are commercial documents and vouchers, diplomatic goods, duty-free goods or dutiable goods which are exempt from duties under law.
Goods of this class are exempt from physical inspection. When finding it necessary, leaders of the Customs Sub-Departments may decide on random inspection of 1-5% of total quantity of these goods. Inspection shall be carried out with the aid of scanners.
6.2. Class 2: Dutiable exported or imported goods valued at under VND 5 (five) million.
Goods of this class are exempt from physical inspection. When finding it necessary, leaders of the Customs Sub-Departments may decide on random inspection of 1-5% of total quantity of these goods. Inspection shall be carried out with the aid of scanners or manually.
6.3. Class 3: Dutiable exported or imported goods valued at over VND 5 (five) million and subject to a duty rate of 10% or less.
...
...
...
6.4. Class 4: Exported or
imported goods which are on the list of those subject to specialized management
or the list of those subject to conditional export or import or subject to a
duty
rate of over 10% or subject to spot inspection.
All goods of this class shall be physically inspected by the manual method.
7. Vehicles transporting goods are special-use vehicles of enterprises satisfying the requirements of customs sealing and supervision. When on exit or entry, vehicles must go through customs procedures under current regulations. Drivers of vehicles transporting goods along fixed routes or going through fixed border gates, and frequently on entry or exit through border gates are only required to make customs declaration of their vehicles once every six months. Subsequent entries or exits of these vehicles within this six-month period will be updated in customs books or computers for monitoring.
8. Exported or imported goods of a certain class (except mails, diplomatic bags, consular bags, goods banned from export or import) shall go through customs procedures specified for such class of goods.
1. Before a shipment arrives:
1.1. The enterprise shall:
...
...
...
1.1.2. Take professional measures for and coordinate with the customs offices in identifying and classifying goods in a swift and accurate manner under Point 6, Part A above.
1.2. Customs declaration:
1.2.1. Customs declaration shall be made for each shipment, covering the classification of imported goods into classes specified at Point 6, Part A above.
1.2.2. The enterprise shall base itself on the manifest of goods and vouchers accompanying the goods shipment to make customs declaration (particularly for class-1 goods, customs declaration shall be made according to the detailed list of exported or imported goods according to a set form issued together with this Decision) and shall ensure the uniformity and consistency of customs declaration details.
1.2.3. It may make a separate custom declaration for each goods owner when so requested.
1.2.4. It shall send customs declaration details to the customs office.
1.2.5. It shall receive the customs office’s notice of adjustment of declared details.
1.3. The customs office shall:
1.3.1. Receive the enterprise’s manifest and customs declaration details; and inspect the enterprise’s customs declaration by analyzing information on the risk control system and taking professional measures.
...
...
...
1.3.3. Notify the enterprise of its decision to accept the enterprise’s declared details in case no customs declaration details must be corrected.
2. When a shipment arrives:
2.1. The enterprise shall:
2.1.1. Make physical classification of goods based on a customs notice of each class of goods..
2.1.2. Submit the following papers:
- A detailed list of exported or imported goods for class-1 goods. This list is legally valid like an ordinary customs declaration.
- A customs declaration and other papers related to each type of imported goods under provisions of law applicable to goods of classes 2, 3 and 4.
2.1.3. Produce goods in each class already decided by the customs office for customs inspection under Point 6, Part A above.
2.2. The customs office shall:
...
...
...
2.2.2. Receive a written dossier from the enterprise.
2.2.3. Forclass-1 goods:
- Comply with Point 6.1, Section 6, Part I above.
- Give the certification "goods exempt from physical inspection and eligible for customs clearance according to the enterprise’s customs declaration" on the detailed list, with the signature and seal of the customs officer in charge.
- Hand a duplicate of the list to the enterprise and keep the other duplicate.
2.2.4. For class-2 goods:
- Examine the dossier and comply with Point 6.2, Section 6, Part I above.
- Inspect the duty calculation and collection under regulations.
- Write results of physical inspection of goods in the customs declaration form “goods eligible for customs clearance according to the enterprise’ declaration,” with the signature and seal of the customs officer.
...
...
...
2.2.5. Forclass-3 goods:
- Receive the dossier and goods under regulations.
- Examine the dossier and comply with Point 6.3, Section 6, Part I above.
- Inspect the duty calculation and collection under regulations.
- Write results of physical inspection of goods in the declaration form and the decision on customs clearance of goods under current regulations.
- Keep the dossier under regulations.
2.2.6. For class-4 goods:
- Receive the dossier and goods under regulations.
- Carry out customs procedures currently specified for the type of imported goods. Manually inspect 100% of goods before customs clearance.
...
...
...
- Exported goods (including also those for which customs procedures have been carried out at other Customs Sub-Departments) shall be collected and go through customs clearance procedures at:
+ The Customs Sub-Department of North Hanoi for goods to be exported to China through Huu Nghi border gate;
+ The Customs Sub-Department of Da Nang International Airport for goods to be exported to Laos/Thailand/Singapore/Malaysia through Lao Bao border gate;
+ The Customs Sub-Department of Tan Son Nhat International Airport to be exported to Cambodia through Moc Bai border gate.
- Customs clearance of exported goods complies with Point 6, Part A above.
- For goods ineligible for export, customs offices shall notify enterprises thereof for carrying out procedures to return these goods to their owners (except goods banned from export which must be handled under law).
1. Enterprises shall:
- Carry out procedures for each type of exported goods under current regulations.
- Make manifests.
...
...
...
- Receive and preserve customs dossiers before forwarding them to the Customs Sub-Departments of Lao Bao, Huu Nghi and Moc Bai border gates.
2. The Customs Sub-Department of North Hanoi, the Customs Sub-Department of Da Nang International Airport and the Customs Sub-Department of Tan Son Nhat International Airport shall:
- Carry out customs procedures under current regulation and Point 6, Part A above for exported goods for which procedures have not been completed.
- Receive goods for which customs procedures have been completed transferred from other Custom Sub-Departments.
- Supervise the collection and loading of goods and customs sealing of transporting vehicles for which customs procedures have been completed.
- Make two border-gate transfer sheets for each shipment (according to a set form, not printed herein).
- Hand dossiers with customs sealing (each comprises a manifest of exported goods and two border-gate transfer sheets) to enterprises for subsequent forwarding to the Customs Sub-Departments of Lao Bao, Huu Nghi and Moc Bai border gates.
1. At the Customs Sub-Departments of Lao Bao, Huu Nghi and Moc Bai border gates:
...
...
...
- Submit manifests of imported goods to the Customs Sub-Departments of Lao Bao, Huu Nghi and Moc Bai border gates.
- Present imported goods-transporting vehicles.
- Organize the loading of goods from foreign vessels or vehicles onto Vietnamese ones.
b/ The customs Sub-Departments of Lao Bao, Huu Nghi and Moc Bai border gates shall:
- Receive manifests of imported goods.
- Check seals of transport companies.
- Supervise the loading of goods from foreign vessels or vehicles onto Vietnamese ones.
- In order to speed up the goods loading and unloading at border gates, enterprises may exchange their goods-containing equipment, such as steel racks, special-use bags and containers instead of unloading every single imported goods package from above vessels or vehicles.
- Make customs sealing of imported goods-containing vehicles.
...
...
...
- Hand dossiers with customs sealing (each comprises a manifest of exported goods and two border-gate transfer sheets) to enterprises for subsequent forwarding to the Customs Sub-Department of North Hanoi, the Customs Sub-Department of Da Nang International Airport and the Customs Sub-Department of Tan Son Nhat International Airport.
2. At the Customs Sub-Department of North Hanoi, the Customs Sub-Department of Da Nang International Airport and the Customs Sub-Department of Tan Son Nhat International Airport:
a/ Enterprises shall:
- Submit dossiers forwarded from the Customs Sub-Department of Lao Bao, Huu Nghi and Moc Bai border gates to the Customs Sub-Department of North Hanoi, the Customs Sub-Department of Da Nang International Airport and the Customs Sub-Department of Tan Son Nhat International Airport.
- Present imported goods-transporting vehicles.
- Witness the checking of customs seals and sealing by customs offices.
- Unload goods from vehicles for warehousing.
- Make a list of goods transferred from border gate to border gate for each shipment (with the signature and seal of the enterprise). Such a list must contain the full name and address of the consignee, name, counting unit, quantity and value of the goods.
- Request customs offices to carry out procedures for border-gate transfer of imported goods after classification.
...
...
...
- Request customs offices to carry out procedures for transit of imported goods right after classification.
- For transited goods under joint ownership, the service company may make a common customs declaration of transited goods (according to form HQ/2002-QC, not printed herein) enclosed with a list of transited goods, and carry out customs procedures under Article 19 of the Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005, detailing the implementation of a number of articles of the Customs Law on customs procedures, inspection and supervision.
b/ The Customs Sub-Departments shall:
- Receive dossiers submitted by enterprises, and check customs sealing of these dossiers.
- Receive goods-transporting vehicles, check seals and customs sealing conditions, compare them with certifications by Customs Sub-Departments of Lao Bao, Huu Nghi and Moc Bai border gates on border-gate transfer sheets.
- Certify all contents of sheets; keep one sheet and return the other sheet to the Customs Sub-Department of Lao Bao, Huu Nghi or Moc Bai border gate, for each shipment.
- Supervise enterprises in unloading goods from transport vehicles and warehousing and physically classifying them.
- Carry out procedures for customs clearance of imported goods at the request of enterprises.
- Carry out procedures for border-gate transfer of imported goods subject to border-gate transfer at the request of enterprises.
...
...
...
+ Hand dossiers with customs sealing (each comprises a manifest of imported goods and two border-gate transfer sheets) to enterprises for subsequent forwarding to the Customs Sub-Departments where goods arrive.
- Carry out procedures for imported goods in transit under Article 19 of the Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005.
- Affix customs seals onto vehicles transporting border-gate transfer goods or on flaps of bags and special-use steel racks containing border-gate transfer goods when these goods are transported by other means of transport.
IV. Procedures for border-gate transfer or transit of exported goods at concerned Customs Sub-Departments:
The order of and procedures for border-gate transfer or transit of exported goods are opposite to customs procedures for border-gate transfer or transit of imported goods specified in Section III, Part B above.
All acts of violation of this Decision’s provisions shall be handled under current provisions of law.
...
...
...
1. The general director of the General Department of Customs, directors of provincial-level Customs Departments and concerned enterprises shall organize the implementation of this Decision’s provisions.
2. The general director of the General Department of Customs shall coordinate with concerned units in organizing a preliminary review of 12 months’ implementation of this Decision to draw experience and report implementation results to the Ministry of Finance.
;Quyết định 93/2008/QĐ-BTC về thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 93/2008/QĐ-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 29/10/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 93/2008/QĐ-BTC về thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video