BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 878/QĐ-BNN-CB |
Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2016 |
BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 62/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các thành viên có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT
NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 878/QĐ-BNN-CB ngày 18/3/2016 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc và chế độ làm việc; trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Ban chỉ đạo; chế độ họp, thông tin, báo cáo và kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
2. Quy chế này áp dụng đối với các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
Điều 2. Nguyên tắc và chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên; bảo đảm yêu cầu phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, Điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thành viên được pháp luật quy định.
2. Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban chỉ đạo, thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo về những nhiệm vụ được phân công.
3. Việc quyết định các vấn đề của Ban chỉ đạo tại các cuộc họp được bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số. Trong trường hợp có các ý kiến khác nhau về một vấn đề, Ban chỉ đạo sẽ tiến hành biểu quyết. Quyết định của Ban chỉ đạo được thông qua khi có trên 50% số ủy viên tán thành, nếu mỗi quan Điểm có không quá 50% số ủy viên đồng thuận thì Trưởng ban là người quyết định cuối cùng.
4. Các thành viên Ban chỉ đạo và thành viên Tổ giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng chế độ thù lao (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ quan thường trực và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo
1. Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam.
2. Giúp việc Ban chỉ đạo có Tổ giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Trưởng Ban chỉ đạo quy định, phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Tổ giúp việc.
II-TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO
Điều 4. Trách nhiệm của Trưởng ban chỉ đạo.
1. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Lãnh đạo, Điều hành mọi hoạt động của Ban chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; triệu tập, chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban chỉ đạo.
3. Trong trường hợp cần thiết, ủy quyền cho Phó Trưởng ban giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.
4. Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo.
5. Trưởng Ban chỉ đạo sử dụng con dấu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 5. Trách nhiệm của Phó trưởng ban chỉ đạo
1. Giúp Trưởng Ban chỉ đạo trực tiếp Điều phối các hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam; thay mặt Trưởng ban chủ trì và Điều phối hoạt động chung của Ban chỉ đạo khi Trưởng ban vắng mặt hoặc được Trưởng ban ủy quyền. Trường hợp vượt quá phạm vi quyền hạn được giao phải báo cáo Trưởng ban xem xét, quyết định.
2. Kiểm tra, đánh giá, báo cáo Trưởng ban chỉ đạo về sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam.
3. Phân công nhiệm vụ cụ thể của các Phó Trưởng Ban chỉ đạo:
a) Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó Trưởng ban thường trực:
- Khi được Trưởng Ban ủy quyền có trách nhiệm triệu tập, chủ trì các cuộc họp và Điều phối hoạt động chung của Ban Chỉ đạo.
- Giúp Trưởng Ban trực tiếp Điều phối các hoạt động của Ban, triển khai thực hiện kế hoạch của Ban, đề xuất các biện pháp kiểm tra, giám sát thực hiện các nhiệm vụ của Ban; tham mưu giúp Trưởng Ban tổ chức các cuộc họp đột xuất, định kỳ, sơ kết và tổng kết.
- Trực tiếp chỉ đạo, Điều hành Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
- Phó Trưởng ban thường trực sử dụng con dấu của Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối.
b) Ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương:
- Giúp Trưởng Ban Điều phối các hoạt động của Ban chỉ đạo liên quan đến của Bộ Công Thương được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015.
- Trực tiếp chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm là: Quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam đến người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng; Xúc tiến xuất khẩu và phát triển thị trường cho doanh nghiệp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
c) Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ:
- Giúp Trưởng Ban Điều phối các hoạt động của Ban Chỉ đạo liên quan đến các nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015.
- Trực tiếp chỉ đạo thực hiện các các nhiệm vụ trọng tâm là: Bảo hộ thương hiệu gạo Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo trong nước và quốc tế.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Điều 6. Trách nhiệm của các Ủy viên Ban chỉ đạo
1. Là đầu mối chịu trách nhiệm triển khai, báo cáo kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tại cơ quan, đơn vị.
2. Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan nơi công tác trong việc thực hiện nhiệm vụ là Ủy viên Ban chỉ đạo.
3. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban chỉ đạo, chuẩn bị ý kiến đóng góp về các vấn đề trong chương trình họp của Ban chỉ đạo.
4. Đề xuất, kiến nghị với Trưởng, Phó Ban chỉ đạo các chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách để triển khai xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.
6. Phân công nhiệm vụ cụ thể của các ủy viên Ban chỉ đạo:
a) Ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ủy viên thường trực:
- Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện: xây dựng thuyết minh và dự toán dự án trọng điểm,
- Chủ trì triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm là: Xây dựng và quản lý thương hiệu gạo quốc gia; Phát triển thương hiệu gạo quốc gia đối với một số sản phẩm gạo chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của các doanh nghiệp;
- Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
b) Ông Chu Văn Chuông, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm là phát triển thị trường xuất khẩu gạo; đề xuất tìm kiếm nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện Đề án từ các tổ chức quốc tế.
- Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
c) Ông Đào Quốc Luân, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp xây dựng thuyết minh và dự toán dự án trọng điểm, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
d) Ông Lại Hữu Ước, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp xây dựng thuyết minh và dự toán dự án trọng điểm, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.
- Xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
đ) Ông Phạm Đồng Quảng, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì triển khai nhiệm vụ Xây dựng hệ thống quy trình, tiêu chuẩn đối với sản phẩm gạo mang thương hiệu quốc gia.
- Phối hợp xây dựng thuyết minh và dự toán dự án trọng điểm, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
e) Ông Bùi Khắc Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp xây dựng thuyết minh và dự toán dự án trọng điểm, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
g) Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì nhiệm vụ: xây dựng, hoàn thiện quy trình sản xuất lúa gạo mang thương hiệu đảm bảo chất lượng, ATTP;
- Phối hợp xây dựng thuyết minh và dự toán dự án trọng điểm, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
h) Ông Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Triển khai nhiệm vụ xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa gạo theo quy trình, tiêu chuẩn cho sản phẩm gạo mang thương hiệu quốc gia;
- Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
i) Ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì triển khai các nhiệm vụ liên quan đến ATTP đối với sản phẩm gạo mang thương hiệu quốc gia;
- Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
k) Ông Trần Văn Khởi, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Đề xuất các triển khai các dự án khuyến nông hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu gạo quốc gia;
- Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
l) Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ:
- Tham gia nhiệm vụ: Phát triển thương hiệu gạo quốc gia đối với một số sản phẩm gạo chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long;
- Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
m) Ông Lê Hoàng Tùng, Hàm Vụ phó Vụ Kinh tế tổng hợp, Văn phòng Chính phủ:
- Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
n) Bà Đinh Nguyễn Phương Thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu gạo quốc gia; Xây dựng và hỗ trợ tổ chức các sự kiện quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu về thương hiệu gạo Việt Nam.
- Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
o) Ông Lê Ngọc Đức, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu gạo quốc gia; Xây dựng và hỗ trợ tổ chức các sự kiện truyền thông quảng bá, giới thiệu về thương hiệu gạo Việt Nam.
- Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
p) Ông Trần Xuân Long, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương:
- Chủ trì nhiệm vụ: Đánh giá, dự báo thị trường sản phẩm gạo thường niên;
- Tham gia thực hiện nhiệm vụ: Quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam đến người sản xuất và người tiêu dùng; Xúc tiến xuất khẩu và phát triển thị trường cho doanh nghiệp.
- Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
q) Bà Đào Thị Hợp, Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính;
- Phối hợp xây dựng thuyết minh và dự toán dự án trọng điểm, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
- Phối hợp xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án.
r) Bà Vũ Hoàng Yến, Vụ Kinh tế nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Phối hợp xây dựng thuyết minh và dự toán dự án trọng điểm, đề xuất nguồn kinh phí, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
- Phối hợp xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án
s) Ông Trần Văn Tần, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Phối hợp xây dựng thuyết minh và dự toán dự án trọng điểm, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
- Xây dựng kế hoạch bố trí kinh phí từ nguồn vốn vay thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án.
t) Đại diện Lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Phối hợp xây dựng thuyết minh và dự toán dự án trọng điểm, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
u) Đại diện Lãnh đạo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phối hợp xây dựng thuyết minh và dự toán dự án trọng điểm, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
v) Ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
- Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự phân công của Trưởng ban.
II- CHẾ ĐỘ HỌP, THÔNG TIN, BÁO CÁO VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 7. Chế độ họp và thông tin báo cáo
1. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 06 tháng một lần để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, Điều hành của các thành viên Ban chỉ đạo và xác định chương trình, kế hoạch công tác cho thời gian tiếp theo.
2. Khi có yêu cầu hoặc khi cần chỉ đạo theo từng chuyên đề, Trưởng ban chỉ đạo quyết định họp đột xuất toàn thể Ban chỉ đạo hoặc họp với một số thành viên Ban chỉ đạo. Trưởng Ban chỉ đạo quyết định việc mời đại biểu không thuộc Ban chỉ đạo tham dự các cuộc họp của Ban chỉ đạo.
3. Các phiên họp của Ban chỉ đạo phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian và địa Điểm trước 03 ngày làm việc và kèm theo các tài liệu có liên quan.
4. Các Ủy viên Ban chỉ đạo báo cáo và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công bằng văn bản tại các cuộc họp định kỳ hàng tháng.
5. Thành viên Ban chỉ đạo phải trực tiếp tham gia các cuộc họp của Ban, nếu vì lý do đặc biệt thì phải trực tiếp báo cáo Trưởng ban và cử người thay thế.
6. Chế độ báo cáo:
a) Báo cáo 06 tháng: Trước ngày 20 tháng 6 của năm báo cáo
b) Báo cáo năm: Trước ngày 20 tháng 12 của năm báo cáo
c) Báo cáo đột xuất: Theo yêu cầu của Ban chỉ đạo và cấp trên
7. Phương thức báo cáo: Báo cáo bằng văn bản kèm thư điện tử.
1. Kinh phí hoạt động (nếu có) của Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc từ nguồn ngân sách nhà nước và được bố trí trong kinh phí hoạt động hàng năm của Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối.
2. Văn phòng Bộ và Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối bảo đảm các Điều kiện hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc.
1. Các thành viên Ban chỉ đạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc nảy sinh, các thành viên Ban chỉ đạo báo cáo, đề xuất kịp thời với Trưởng Ban chỉ đạo để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Quyết định 878/QĐ-BNN-CB năm 2016 quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 878/QĐ-BNN-CB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Trần Thanh Nam |
Ngày ban hành: | 18/03/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 878/QĐ-BNN-CB năm 2016 quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video