ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/2023/QĐ-UBND |
Ninh Thuận, ngày 20 tháng 11 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh;
Căn cứ Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 272/TTr-SNNPTNT ngày 08 tháng 11 năm 2023 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 3155/BC-STP ngày 26 tháng 10 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này Quy định trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng thuộc tiểu dự án 1, dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Đối tượng áp dụng
a) Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo có tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất lâm nghiệp được giao trong thời gian chưa tự túc được lương thực trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
b) Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ cấp gạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
1. Đối tượng được trợ cấp gạo tham gia nhiều nội dung về bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất lâm nghiệp được giao thì chỉ được nhận trợ cấp gạo theo một nội dung với định mức hỗ trợ cao nhất, đảm bảo không trùng lặp đối tượng.
2. Đối tượng được trợ cấp gạo phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 22 Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Mức trợ cấp
a) Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo có tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất lâm nghiệp được giao trong thời gian chưa tự túc được lương thực: Mức trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp (theo giá công bố của địa phương), trong thời gian chưa tự túc được lương thực.
b) Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo có tham gia trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất trên diện tích đất lâm nghiệp được giao trong thời gian chưa tự túc được lương thực: Mức trợ cấp gạo xác định cho từng hộ gia đình căn cứ vào diện tích trồng rừng thực tế tham gia, mỗi ha không quá 700 kg/năm và mỗi khẩu được trợ cấp bình quân 15 kg/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị số lượng gạo được trợ cấp tại thời điểm trợ cấp (theo giá công bố của địa phương), trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Đối với những hộ gia đình có số nhân khẩu nhiều nhưng tham gia trồng rừng với diện tích ít, thì mức trợ cấp theo diện tích mỗi ha không quá 700 kg/năm. Đối với những hộ gia đình có số nhân khẩu ít nhưng tham gia trồng rừng với diện tích nhiều, thì mức trợ cấp gạo tính theo khẩu bình quân 15 kg/tháng.
(Phương pháp tính cụ thể theo Phụ lục đính kèm)
c) Số khẩu được trợ cấp: Theo số khẩu thực tế có mặt của hộ gia đình tại thời điểm trợ cấp và được Ủy ban nhân dân xã xác nhận.
d) Số lần trợ cấp: 04 lần/năm nhưng tối đa không quá 03 tháng một lần.
2. Loại gạo trợ cấp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gạo dự trữ quốc gia hiện hành. Ưu tiên giải quyết loại gạo phù hợp với nhu cầu sử dụng hoặc được sản xuất ở địa phương đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gạo dự trữ quốc gia hiện hành.
3. Thời gian trợ cấp: Bắt đầu từ khi tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất lâm nghiệp được giao, nhưng tối đa không quá 07 năm.
Điều 4. Nguồn vốn thực hiện trợ cấp gạo
Từ nguồn kinh phí sự nghiệp phân bổ hàng năm để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tổ chức thẩm định dự án về trợ cấp gạo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hằng năm; hướng dẫn các địa phương, đơn vị liên quan cách tính số lượng gạo trợ cấp cho đối tượng được trợ cấp gạo trong thời gian chưa tự túc được lương thực; tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện tại cơ sở theo quy định và có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả tổ chức triển khai thực hiện của các địa phương, đơn vị định kỳ hàng quý, 6 tháng, một năm (vào ngày 15 tháng cuối quý của kỳ báo cáo) gửi Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Tài chính phối hợp Cục dự trữ nhà nước khu vực Nam Trung bộ thông báo giá gạo tại thời điểm nhập khi thuộc chỉ tiêu kế hoạch dự trữ quốc gia hàng năm, khi có đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về giá gạo để thực hiện trợ cấp gạo bằng tiền tại khoản 1 Điều 3 của Quyết định này.
3. Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tham mưu phân bổ kế hoạch hằng năm thực hiện tiểu dự án 1, dự án 3 trên địa bàn tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã chủ trì, phối hợp với các chủ rừng, đơn vị thực hiện tiểu dự án 1, dự án 3 trên địa bàn rà soát đối tượng, xác định số tháng chưa tự túc được lương thực của hộ gia đình được trợ cấp gạo (xác định cụ thể đối tượng hộ gia đình nghèo chưa tự túc được lương thực trên địa bàn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Quyết định này) và chịu trách nhiệm về tính chính xác các đối tượng, thời gian trợ cấp gạo; hằng năm rà soát, bổ sung các trường hợp phát sinh thuộc đối tượng được trợ cấp gạo để phê duyệt bổ sung nhằm đảm bảo việc triển khai đúng quy định; báo cáo kết quả rà soát cho Ủy ban nhân dân huyện để tổng hợp gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, làm cơ sở để thực hiện dự án về trợ cấp gạo thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất lâm nghiệp được giao trên địa bàn tỉnh.
5. Giao Chủ đầu tư dự án (chủ rừng) xây dựng dự án về trợ cấp gạo thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tổ chức cấp gạo cho từng hộ gia đình trong vùng dự án theo định kỳ tại mỗi cấp thôn nơi hộ gia đình cư trú.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan phản ánh bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời.
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2023.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHƯƠNG PHÁP TÍNH MỨC TRỢ CẤP GẠO CHO TỪNG HỘ GIA ĐÌNH CÓ
THAM GIA TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ, TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 86/2023/QĐ-UBND ngày 20/11/2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
I. Cơ sở pháp lý
Vận dụng Thông tư Liên tịch số 52/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy.
II. Phương pháp tính toán
1. Trợ cấp gạo cho hộ gia đình có tham gia trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất: Mức trợ cấp gạo xác định cho từng hộ gia đình căn cứ vào diện tích trồng rừng thực tế tham gia, mỗi ha không quá 700 kg/năm và mỗi khẩu được trợ cấp bình quân 15 kg/tháng, được tính cụ thể như sau:
a) Đối với những hộ gia đình có số nhân khẩu nhiều nhưng tham gia trồng rừng với diện tích ít, thì mức trợ cấp theo diện tích trồng rừng thực tế mỗi ha không quá 700 kg/năm.
b) Đối với những hộ gia đình có số nhân khẩu ít nhưng tham gia trồng rừng với diện tích nhiều, thì mức trợ cấp gạo tính theo khẩu là 15 kg/tháng.
2. Cách tính cụ thể như sau:
a) Ví dụ 1: Hộ gia đình A có 05 khẩu tham gia trồng rừng là 02 ha. Xác định tổng mức gạo trợ cấp đối với hộ gia đình này như sau:
- Xác định theo diện tích trồng rừng: 700 kg x 02 ha = 1.400 kg/năm.
- Xác định theo số khẩu: 15 kg x 12 tháng x 05 khẩu = 900 kg/năm.
Tổng số gạo trợ cấp cho gia đình A trong năm là 900 kg/năm.
b) Ví dụ 2: Hộ gia đình B có 7 khẩu tham gia trồng rừng là 0,3 ha. Xác định tổng mức gạo trợ cấp đối với hộ gia đình này như sau:
- Xác định theo diện tích trồng rừng: 700 kg x 0,3 ha = 210 kg/năm.
- Xác định theo số khẩu: 15 kg x 12 tháng x 7 khẩu = 1.260 kg/năm.
Tổng số gạo trợ cấp cho gia đình B trong năm là 210 kg/năm.
c) Ví dụ 3: Hộ gia đình C có 6 khẩu tham gia trồng rừng năm 2023 là 0,5 ha. Xác định tổng mức gạo trợ cấp đối với hộ gia đình này trong năm 2023 như sau:
- Xác định theo diện tích trồng rừng: 700 kg x 0,5 ha = 350 kg/năm.
- Xác định theo số khẩu: 15 kg x 12 tháng x 6 khẩu = 1.080 kg/năm.
Tổng số gạo trợ cấp cho gia đình C trong năm 2023 là 350 kg/năm.
Năm 2024: Hộ gia đình này tiếp tục tham gia trồng rừng là 1,0 ha và số khẩu không thay đổi. Xác định tổng mức gạo trợ cấp đối với hộ gia đình này trong năm 2024 như sau:
- Xác định theo diện tích trồng rừng: 700 kg x 1,5 ha = 1.050 kg/năm.
- Xác định theo số khẩu: 15 kg x 12 tháng x 6 khẩu = 1.080 kg/năm.
Tổng số gạo trợ cấp cho gia đình C trong năm 2024 là 1.050 kg/năm.
Năm 2025: Hộ gia đình này tiếp tục chuyển đổi thêm 0,4 ha nương rẫy sang trồng rừng và số khẩu tăng thêm 01 khẩu. Xác định tổng mức gạo trợ cấp đối với hộ gia đình này năm 2025 như sau:
- Xác định theo diện tích trồng rừng: 700 kg x 1,9 ha = 1.330 kg/năm.
- Xác định theo số khẩu: 15 kg x 12 tháng x 7 khẩu = 1.260 kg/năm.
Tổng số gạo trợ cấp cho gia đình C trong năm 2025 là 1.260 kg/năm.
Quyết định 86/2023/QĐ-UBND về Quy định trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng thuộc tiểu dự án 1, dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu: | 86/2023/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký: | Nguyễn Long Biên |
Ngày ban hành: | 20/11/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 86/2023/QĐ-UBND về Quy định trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng thuộc tiểu dự án 1, dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Chưa có Video