THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 824/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2019 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 05 tháng 11 năm 2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;
Căn cứ Nghị định 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại;
Căn cứ Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 8 năm 2018 về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu;
Căn cứ Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04 tháng 9 năm 2018 về việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 12 năm 2011 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” (viết tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, bảo đảm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết.
2. Ngăn chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM), đặc biệt là gian lận xuất xứ hàng hóa, theo hướng toàn diện, đồng bộ và kịp thời, giúp khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, phát triển bền vững xuất nhập khẩu.
3. Bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế.
4. Bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN
1. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài:
a) Đẩy mạnh việc theo dõi tình hình xuất nhập khẩu với các đối tác thương mại lớn nhằm cảnh báo nguy cơ xảy ra các vụ kiện phòng vệ thương mại, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, giúp doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ động phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, hướng tới xuất khẩu bền vững;
b) Thực hiện cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa thông qua giám sát hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu (kể cả tạm nhập tái xuất, trung chuyển, quá cảnh) các mặt hàng đang bị các đối tác kinh tế quan trọng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để đưa ra khuyến nghị kịp thời;
c) Đẩy mạnh chống gian lận xuất xứ hàng hóa thông qua việc tăng cường hiệu quả của công tác cấp và kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ (C/O); tăng cường công tác kiểm tra, đấu tranh với các hành vi gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa trên phạm vi toàn quốc; hoàn thiện các quy định về quy tắc xuất xứ nhằm thực hiện hiệu quả các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; tăng cường đàm phán trong các khuôn khổ đa phương và các Hiệp định thương mại tự do để thống nhất các quy tắc xuất xứ cụ thể, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc cấp C/O;
d) Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước thông qua hoàn thiện quy định xem xét, giải quyết việc đăng ký đầu tư nước ngoài (kể cả sáp nhập, mua lại) và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ hoặc bị điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
đ) Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh tình trạng phụ thuộc quá lớn vào một thị trường cụ thể để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
e) Tăng cường nguồn lực, năng lực theo dõi, cảnh báo, ứng phó với tình trạng lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ.
2. Nâng cao nhận thức, hiệu quả thực thi quy định pháp luật về phòng vệ thương mại, xuất xứ, hải quan, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại:
a) Nâng cao khả năng phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng doanh nghiệp trong việc cập nhật thông tin; theo dõi, ngăn chặn và xử lý các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa để bảo vệ sản xuất trong nước, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính;
b) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về chính sách và quy định về quy tắc xuất xứ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam và các nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức và khả năng tuân thủ, ứng phó với các vụ kiện do nước ngoài điều tra cũng như chủ động sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước phù hợp với các quy định pháp luật;
c) Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc trao đổi thông tin, phối hợp kiểm tra, xác minh;
d) Hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng năng lực với các đối tác và các tổ chức quốc tế liên quan đến các biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
3. Rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ.
4. Ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.
2. Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của Đề án áp dụng theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án
1. Bộ Công Thương:
a) Theo dõi, thống kê và cập nhật thường xuyên Danh sách các mặt hàng bị điều tra, áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp bởi các nước thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, các mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ (Danh sách);
b) Thông báo Danh sách cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để tăng cường kiểm soát việc cấp C/O đối với các mặt hàng này;
c) Thông báo Danh sách cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để lưu ý khi xem xét, giải quyết việc đăng ký đầu tư nước ngoài, kể cả việc sáp nhập, mua lại;
d) Thông báo Danh sách và thông tin về dấu hiệu gian lận xuất xứ; kết quả xác minh điều tra gian lận xuất xứ cho Bộ Tài chính hàng quý hoặc bất thường để theo dõi diễn biến xuất nhập khẩu và có các biện pháp tăng cường kiểm tra các mặt hàng năm trong danh sách;
đ) Thông báo Danh sách cho các Hiệp hội doanh nghiệp liên quan để cung cấp thông tin cho các hội viên và phối hợp theo dõi các diễn biến bất thường (nếu có) trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;
e) Thông báo Danh sách cho các Bộ/ngành liên quan để kịp thời phối hợp, xử lý;
g) Thông báo Danh sách cho Bộ Thông tin và Truyền thông để kịp thời phối hợp, xây dựng, thực hiện phương án tuyên truyền, phổ biến thông tin;
h) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, xác minh khi nhận được thông tin về dấu hiệu gian lận xuất xứ, chuyển hồ sơ cho Cơ quan Công an theo quy định của pháp luật đối với những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự;
i) Tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan điều tra của nước ngoài trong quá trình điều tra các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ;
k) Chỉ đạo các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại thị trường nước ngoài thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam; các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp đang được các nước khởi xướng; khả năng hàng hóa Việt Nam bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và/hoặc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
l) Chủ động hoàn thiện các quy định về quy tắc xuất xứ, cấp C/O nhằm ngăn chặn gian lận xuất xứ hàng hóa, thực hiện hiệu quả các cam kết trong các Hiệp định Thương mại tự do;
m) Tăng cường quản lý đối với các hoạt động ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển tải các mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
n) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách và quy định về xuất xứ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là quy định trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên; quy định của các thị trường xuất khẩu tiềm năng, các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam;
o) Tăng cường năng lực cho cán bộ thực hiện các nhiệm vụ về cấp chứng nhận xuất xứ, kiểm tra, giám sát xuất xứ, phòng vệ thương mại;
p) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ;
q) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường nghiên cứu, tìm kiếm, mở rộng thị trường thông qua việc đàm phán các FTA; tận dụng những lợi thế của các FTA đã ký để thúc đẩy xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào một thị trường; đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại; tăng cường nghiên cứu những quy định về phòng vệ thương mại, rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu để thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp;
r) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra của các đối tác thường xuyên điều tra, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:
a) Tổ chức theo dõi theo thời gian thực số liệu cấp C/O, đặc biệt đối với các mặt hàng đang bị các đối tác thương mại lớn áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp; chú ý các doanh nghiệp có lượng đề nghị cấp C/O tăng đột biến;
b) Tăng cường kiểm tra thực tế để xác minh C/O, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có lượng đề nghị cấp C/O tăng đột biến;
c) Theo dõi, đề xuất với Bộ Công Thương để hoàn thiện quy định về quy tắc xuất xứ;
d) Phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành trong các vụ việc cụ thể.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Theo dõi biến động đầu tư nước ngoài (kể cả thay đổi sở hữu, mua lại, sáp nhập) vào các ngành sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc Danh sách do Bộ Công Thương cung cấp trong thời điểm 5 năm trở lại đây hoặc trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương;
b) Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định về xem xét, giải quyết việc đăng ký đầu tư (kể cả việc sáp nhập, mua lại) của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư vào sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ bị lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, đảm bảo thực hiện đúng cơ cấu sản phẩm, sản lượng, chất lượng, tiêu chuẩn môi trường và quy trình sản xuất như đăng ký;
c) Tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn các cơ quan quản lý cấp địa phương trong việc xem xét, giải quyết việc đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực, sản xuất kinh doanh mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
d) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong thẩm quyền theo dõi thay đổi sở hữu tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đang bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp;
đ) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ;
e) Nghiên cứu đề xuất biện pháp tăng cường trách nhiệm của địa phương trong thẩm định và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài, phòng ngừa lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ;
g) Phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành trong các vụ việc cụ thể.
4. Bộ Tài chính:
a) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan tổ chức theo dõi số liệu nhập khẩu, xuất khẩu các mặt hàng thuộc Danh sách để hàng tháng cung cấp thông tin cho Bộ Công Thương, đặc biệt lưu ý hiện tượng kim ngạch xuất nhập khẩu biến động bất thường;
b) Phối hợp với các Bộ, ngành kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi có nghi ngờ gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp;
c) Mở rộng hợp tác với cơ quan hải quan các nước, các tổ chức khu vực, quốc tế để hợp tác trao đổi thông tin và xác minh các gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại;
d) Tăng cường năng lực cho cán bộ hải quan trong công tác kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành trong các vụ việc cụ thể;
e) Bố trí kinh phí, ngân sách dự phòng hàng năm cho Bộ Công Thương phù hợp với quy định hiện hành để triển khai các hoạt động xử lý vụ việc phòng vệ thương, vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm cả sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý) xảy ra với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
5. Bộ Công an:
a) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để kiểm tra, xác minh các dấu hiệu gian lận xuất xứ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật;
b) Chỉ đạo công an các địa phương tăng cường giám sát để phát hiện, xử lý các hành vi gian lận xuất xứ, tăng cường giám sát đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài trên địa bàn;
c) Phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành trong các vụ việc cụ thể.
6. Các Hiệp hội ngành hàng:
a) Thông báo thường xuyên để các doanh nghiệp hội viên không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
b) Phối hợp theo dõi sát thị trường để có thể kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý khi thấy có dấu hiệu bất thường;
c) Phối hợp với Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức đào tạo về quy tắc xuất xứ, các quy định về phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp hội viên để tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ, phòng vệ thương mại.
7. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
8. Kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ trong Phụ lục kèm Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
THỦ
TƯỚNG |
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI MỘT SỐ NHIỆM VỤ ĐỀ
ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG LẨN TRÁNH BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG
MẠI VÀ GIAN LẬN XUẤT XỨ
(Kèm theo Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2019 của Thủ
tướng Chính phủ)
STT |
Tên nhiệm vụ |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời hạn triển khai |
1 |
Theo dõi, thống kê và cập nhật thường xuyên Danh sách các mặt hàng bị điều tra, áp thuế chống bán phá giá (AD), chống trợ cấp (CVD) bởi các nước thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, các mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ (Danh sách). Thông báo Danh sách tới các đơn vị liên quan |
Bộ Công Thương |
- Bộ Tài chính; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan. |
Thường xuyên |
2 |
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, xác minh khi nhận được thông tin về dấu hiệu gian lận xuất xứ. Trao đổi thông tin và chuyển hồ sơ cho Cơ quan Công an theo quy định pháp luật đối với những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự |
Bộ Công Thương |
- Bộ Tài chính; - Bộ Công An; - Bộ Tư pháp; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. |
Thường xuyên |
3 |
Tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan điều tra của nước ngoài trong quá trình điều tra các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ |
Bộ Công Thương |
Bộ Tài chính |
Thường xuyên |
4 |
Hoàn thiện các quy định về quy tắc xuất xứ, cấp C/O nhằm ngăn chặn gian lận xuất xứ hàng hóa, thực hiện hiệu quả các cam kết trong các Hiệp định Thương mại tự do |
Bộ Công Thương |
Bộ Tài chính |
Năm 2021 |
5 |
Tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển tải các mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại |
Bộ Công Thương |
Bộ Tài chính |
Năm 2021 |
6 |
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về chính sách và quy định về xuất xứ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là quy định trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên; quy định của các thị trường xuất khẩu tiềm năng, các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam |
Bộ Công Thương |
- Bộ Tài chính; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. |
Thường xuyên |
7 |
Tăng cường năng lực cho cán bộ thực hiện các nhiệm vụ về cấp chứng nhận xuất xứ, kiểm tra, giám sát xuất xứ; phòng vệ thương mại |
Bộ Công Thương |
- Bộ Tài chính; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. |
Thường xuyên |
8 |
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường nghiên cứu, tìm kiếm, mở rộng thị trường thông qua việc đàm phán các Hiệp định thương mại tự do; tận dụng những lợi thế của Hiệp định thương mại tự do đã ký để thúc đẩy xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào một thị trường; đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại; tăng cường nghiên cứu những quy định về phòng vệ thương mại, rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu để thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp |
Bộ Công Thương |
- Bộ Ngoại giao; - Bộ Tài chính; - Bộ Tư pháp; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
Thường xuyên |
9 |
Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra của các đối tác thường xuyên điều tra, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh với hàng xuất khẩu của Việt Nam |
Bộ Công Thương |
- Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. |
Thường xuyên |
10 |
Tổ chức theo dõi theo thời gian thực số liệu cấp C/O, đặc biệt đối với các mặt hàng đang bị các đối tác thương mại lớn áp dụng biện pháp AD, CVD; chú ý các doanh nghiệp có lượng đề nghị cấp C/O tăng đột biến |
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
- Bộ Công Thương; - Bộ Tài chính. |
Thường xuyên |
11 |
Tăng cường kiểm tra thực tế để xác minh C/O, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có lượng đề nghị cấp C/O tăng đột biến |
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
- Bộ Công Thương; - Bộ Tài chính. |
Định kỳ hoặc khi có nghi vấn |
12 |
Theo dõi, đề xuất với Bộ Công Thương để hoàn thiện quy định về quy tắc xuất xứ |
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
- Bộ Công Thương |
Thường xuyên |
13 |
Phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành trong các vụ việc cụ thể |
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
- Bộ Công Thương - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường. |
Thường xuyên |
14 |
Theo dõi biến động đầu tư nước ngoài (kể cả thay đổi sở hữu, mua lại, sáp nhập) vào các ngành sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc Danh sách do Bộ Công Thương cung cấp trong thời điểm 5 năm trở lại đây hoặc trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- Bộ Công Thương; - Bộ Tài chính. |
Thường xuyên |
15 |
Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định về xem xét, giải quyết việc đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vào sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ bị lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, đảm bảo thực hiện đúng cơ cấu sản phẩm, sản lượng, chất lượng, tiêu chuẩn môi trường và quy trình sản xuất như đăng ký |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- Bộ Công Thương; - Bộ Tài chính. |
Năm 2022 |
16 |
Tăng cường việc tuyên truyền và hướng dẫn các cơ quan quản lý cấp địa phương trong việc cấp phép đầu tư, đông thời giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực, sản xuất kinh doanh mặt hàng có nguy cơ gian lận, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan |
Thường xuyên |
17 |
Theo dõi sự thay đổi sở hữu tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- Bộ Công Thương - Bộ Tài chính; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan |
Thường xuyên |
18 |
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong thẩm quyền theo dõi thay đổi sở hữu tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đang bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- Bộ Công Thương - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Thường xuyên |
19 |
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Bộ Tài chính |
Thường xuyên |
20 |
Nghiên cứu đề xuất biện pháp tăng cường trách nhiệm của địa phương trong thẩm định và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài, phòng ngừa lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- Bộ Công Thương - Bộ Tài chính; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan |
Thường xuyên |
21 |
Phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành trong các vụ việc cụ thể |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- Bộ Công Thương - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Thường xuyên |
22 |
Theo dõi số liệu nhập khẩu, xuất khẩu các mặt hàng thuộc Danh sách để hàng tháng cung cấp thông tin cho Bộ Công Thương, đặc biệt lưu ý hiện tượng kim ngạch xuất nhập khẩu biến động bất thường |
Bộ Tài chính |
Bộ Công Thương |
Thường xuyên |
23 |
Phối hợp với các Bộ, ngành kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi có nghi ngờ gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp |
Bộ Tài chính |
Bộ Công Thương, Bộ Công an, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
Thường xuyên |
24 |
Tăng cường hợp tác với hải quan các nước, các tổ chức khu vực, quốc tế để hợp tác trao đổi thông tin và xác minh các gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại |
Bộ Tài chính |
Bộ Công Thương |
Thường xuyên |
25 |
Tăng cường năng lực cho cán bộ hải quan trong công tác kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu |
Bộ Tài chính |
Bộ Công Thương |
Thường xuyên |
26 |
Phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành trong các vụ việc cụ thể |
Bộ Tài chính |
- Bộ Công Thương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Khi có vụ việc |
27 |
Bố trí kinh phí, ngân sách dự phòng hàng năm cho Bộ Công Thương phù hợp với quy định hiện hành để triển khai các hoạt động xử lý vụ việc phòng vệ thương, vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm cả sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý) xảy ra với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam |
Bộ Tài chính |
Bộ Công Thương |
Hàng năm và theo vụ việc |
28 |
Chỉ đạo công an các địa phương tăng cường giám sát để phát hiện, xử lý các hành vi gian lận xuất xứ, tăng cường giám sát đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài trên địa bàn |
Bộ Công An |
- Bộ Công Thương; - Bộ Tài chính; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan. |
Thường xuyên |
29 |
Giám sát hành vi gian lận xuất xứ, vùng nuôi trồng hàng nông, lâm, thủy sản; tham gia trong quá trình điều tra, phối hợp cung cấp thông tin, xử lý các vụ tranh chấp thương mại nông lâm thủy sản |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
- Bộ Công Thương - Bộ Ngoại giao - Bộ Tài chính |
Thường xuyên |
30 |
Tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp về việc không tiếp tay cho hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
- Bộ Công Thương - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
Thường xuyên |
THE PRIME
MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 824/QD-TTg |
Hanoi, July 04, 2019 |
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Foreign Trade Management dated June 12, 2017;
Pursuant to the Resolution No. 06/NQ-TW dated November 05, 2016 of the fourth conference of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam (12th tenure) on effective international economic integration and maintenance of socio-political stability as Vietnam enters into new generation free trade agreements;
Pursuant to the Decree No. 10/2018/ND-CP dated January 15, 2018 on guidelines for the Law on Foreign Trade Management on trade remedies;
Pursuant to the Prime Minister’s Directive No. 25/CT-TTg dated August 31, 2018 on a number of tasks and solutions for manufacture development and export promotion;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Pursuant to the Government’s Resolution No. 01/NQ-CP dated January 01, 2019 on main tasks and solutions for plan for socio-economic development and budget estimate of 2019;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 2471/QD-TTg dated December 28, 2011 approving the goods import and export strategy for the 2011-2020 period, with orientations toward 2030;
At the request of the Minister of Industry and Trade,
HEREBY DECIDES:
Article 1. The scheme for improvement of state management of prevention of evasion of trade remedies and origin fraud (hereinafter referred to as “the scheme”), with the following main contents, is approved.
1. To improve international economic integration, especially participation in new generation free trade agreements, ensuring proper and effective fulfillment of Vietnam’s WTO commitments and implementation of concluded free trade agreements (“FTAs”).
2. To prevent acts of evasion of trade remedies, especially goods origin fraud, in a comprehensive, consistent and timely manner, ensuring effective implementation of international commitments and sustainable import-export development.
3. To protect Vietnam’s rights and interests regarding international trade.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
II. MAIN TASKS AND SOLUTIONS OF THE SCHEME
1. Improving state management of import, export and foreign investment, including:
a) Further monitoring import and export with large trade partners to warn about the risks of lawsuits related to trade remedies or evasion of trade remedies, enabling enterprises, especially small and medium enterprises, to proactively avoid and respond to trade remedy lawsuits, aiming toward sustainable export;
b) Issuing early warnings about risks of investigation into evasion of trade remedies or goods origin fraud via monitoring of import and export (including temporary import, re-export, transshipment and transit) of the goods to which trade remedies are being applied by important economic partners so as to provide timely recommendations;
c) Strengthening prevention of goods origin fraud via improvement of issuance and inspection of the certificate of origin (C/O); increase of inspection and counteraction for acts of goods origin fraud throughout the country; finalization of rules of origin to fulfill the commitments stated in new generation FTAs effectively; increase of multilateral negotiation and negotiation of FTAs to finalize specific rules of origin, forming explicit legal bases for issuance of C/O;
d) Improving state management via finalization of regulations on consideration and resolution for foreign investment registration (including mergers and acquisitions) and management of projects on foreign investment in manufacturing and trading of the goods with risk of origin fraud or investigation into evasion of trade remedies;
dd) Diversifying export markets, preventing heavy dependence on one specific market to minimize the negative impacts of the imposition of measures against evasion of trade remedies;
e) Increasing resources and capabilities for monitoring, warning about and responding to evasion of trade remedies and origin fraud.
2. Improving awareness and efficiency of implementation of regulations on trade remedies, origin, customs and prevention of evasion of trade remedies, including:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Increasing dissemination of policies and regulations on rules of origin and prevention of evasion of trade remedies of Vietnam and other countries to assist enterprises in improving their awareness and compliance, responding to investigation from other countries and proactively applying trade remedies to protect domestic manufacture in accordance with the law;
c) Expanding and promoting international cooperation in exchanging information and collaborating on inspection and verification;
d) Providing technical assistance and improving capabilities relating to trade remedies, origin fraud and illegal transshipment for international organizations and partners.
3. Reviewing, formulating and amending legislative documents on prevention of evasion of trade remedies and origin fraud.
4. Preventing and strictly handling acts of evasion of trade remedies and origin fraud.
1. The scheme is funded by the state budget and other legal funding sources.
2. Management and use of the state funding for the scheme’s tasks shall be carried out according to regulations on the state budget and other relevant regulations.
Article 2. Implementing organization
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Monitor, compile and regularly update the list of goods subject to investigation, antidumping tax and countervailing duty from countries that frequently apply trade remedies and goods with risk of origin fraud (hereinafter referred to as “the list”);
b) Send the list to the Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI) to tighten control on C/O issuance for the goods included in the list;
c) Send the list to the Ministry of Planning and Investment and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities for reference upon consideration and resolution of foreign investment registration, including mergers and acquisitions;
d) Send the list, information on signs of origin fraud and results of verification and investigation into origin fraud to the Ministry of Finance quarterly or ad hoc to monitor export and import and take measures to increase inspection of the goods included in the list;
dd) Send the list to relevant unions of business associations to inform the members of such unions and to cooperate in monitoring any abnormality in manufacturing and business operations;
e) Send the list to other relevant ministries and regulatory bodies for their timely cooperation and resolution;
g) Send the list to the Ministry of Information and Communications to promptly cooperate, formulate and implement dissemination plans;
h) Take charge and cooperate with relevant authorities in organizing inspection and verification upon receipt of information on signs of origin fraud, and hand documents over to public security authorities for cases that show signs of crime as prescribed by lawsoft;
i) Boost international cooperation and tightly cooperate with foreign investigating authorities in investigation into evasion of trade remedies and origin fraud;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
l) Proactively finalize regulations on rules of origin and C/O issuance to prevent goods origin fraud, effectively fulfilling the commitments stated in FTAs;
m) Improve management of entrustment of import and export, temporary import, re-export and transshipment of the goods with risks of origin fraud and evasion of trade remedies;
n) Increase dissemination of policies and regulations on origin and prevention of evasion of trade remedies, especially the regulations in FTAs to which Vietnam is a signatory; and regulations of Vietnam’s potential export markets and markets with high export turnover;
o) Improve capabilities of the officials tasked with C/O issuance, inspection and supervision of origin and trade remedies;
p) Cooperate with other relevant ministries and regulatory bodies in finalizing regulations on handling of acts of evasion of trade remedies and origin fraud;
q) Take charge and cooperate with other relevant ministries and regulatory bodies in increasing market research, search and expansion by negotiating FTAs; utilizing advantages of concluded FTAs to encourage export and prevent dependence on a single market; boosting trade promotion programs; and increasing research on regulations on trade remedies and technical barriers of import markets to inform and support enterprises;
r) Take charge in cooperating with other relevant ministries and regulatory bodies in forming investigating databases for partners who regularly investigate into and/or apply measures against evasion of trade remedies to Vietnam’s exported goods.
2. VCCI shall:
a) Organize monitoring of real-time figures of C/O issuance, especially for the goods to which antidumping and countervailing measures are being applied by large trade partners; and pay attention to enterprises with abnormal increase of C/O applications;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Monitor and submit proposals to the Ministry of Industry and Trade to finalize rules of origin;
d) Cooperate with specialized ministries and managing authorities for specific cases.
3. The Ministry of Planning and Investment and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall:
a) Monitor fluctuations of foreign investment (including change of ownership, mergers and acquisitions) in manufacturing and trading of the goods included in the list compiled by the Ministry of Industry and Trade over the past 5 years or at the request of the Ministry of Industry and Trade;
b) Research and submit proposals to finalize regulations on consideration and resolution for investment registration (including mergers and acquisitions) of foreign investors, especially investment in manufacturing and trading of the goods with risk of evasion of trade remedies or origin fraud, ensuring compliance with product structure, production, quality, environmental standards and manufacturing procedures as registered;
c) Further disseminate and provide guidelines on consideration and resolution for investment registration of foreign investors to local authorities while strictly monitor projects on foreign investment in manufacturing and trading of the goods with risk of origin fraud or evasion of trade remedies;
d) Direct Governmental agencies and units under their management to monitor change of ownership of enterprises that manufacture and/or trade the goods to which antidumping and countervailing measures are being applied;
dd) Increase training and refresher courses for in-charge officials and improve their capabilities;
e) Research and propose measures to increase local responsibilities for assessment and management of foreign investment projects and prevention of evasion of trade remedies and origin fraud;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. The Ministry of Finance shall:
a) Direct the General Department of Vietnam Customs to organize the monitoring of figures of import and export of the goods included in the list so as to submit monthly reports to the Ministry of Industry and Trade; pay attention especially to abnormal fluctuations of export-import turnover;
b) Cooperate with other ministries and regulatory bodies in inspecting and determining origin of exported and imported goods upon suspicion of origin fraud or illegal transshipment;
c) Increase cooperation with customs authorities of other countries and regional and international organizations to exchange information, verify origin frauds and illegal transshipment, and prevent evasion of trade remedies;
d) Enhance customs official’s capabilities for inspection and determination of origin of exported and imported goods;
dd) Cooperate with specialized ministries and managing authorities for specific cases;
e) Allocate annual funding and budget provision to the Ministry of Industry and Trade according to applicable regulations for the purpose of handling trade remedy cases and cases where actions are taken against evasion of trade remedies (including use of legal consultation services) concerning Vietnam’s exported goods.
5. The Ministry of Public Security shall:
a) Tightly cooperate with the Ministry of Industry and Trade and Ministry of Finance in inspecting and verifying signs of origin fraud and strictly handling violations in accordance with the law;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Cooperate with specialized ministries and managing authorities for specific cases.
6. Business associations shall:
a) Regularly inform member enterprises to prevent these enterprises from assisting acts of origin fraud and evasion of trade remedies;
b) Cooperate in closely monitoring the market so as to promptly inform managing authorities upon signs of abnormality;
c) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade and VCCI in organizing training in rules of origin and trade remedy regulations for member enterprises to strictly comply with regulations on C/O and trade remedies.
7. Other ministries, regulatory bodies and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall cooperate with the Ministry of Industry and Trade in organizing the implementation of the scheme.
8. The plan for implementation of a number of tasks is provided for in the Appendix enclosed with this Decision.
Article 3. Implementing provisions
This Decision takes effect from the date on which it is signed.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
THE PRIME
MINISTER
Nguyen Xuan Phuc
(Enclosed with the Prime Minister’s Decision No. 824/QD-TTg dated July 04, 2019)
No.
Task name
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cooperating unit
Implementing schedule
1
Monitoring, compiling and regularly updating the list of goods subject to investigation, antidumping tax and countervailing duty from countries that frequently apply trade remedies and goods with risk of origin fraud (hereinafter referred to as “the list”). Sending the list to relevant units
Ministry of Industry and Trade
- Ministry of Finance;
- Ministry of Planning and Investment;
- Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI);
- Relevant People’s Committees of provinces and central-affiliated cities.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2
Taking charge and cooperating with relevant authorities in organizing inspection and verification upon receipt of information on signs of origin fraud. Exchanging information and handing documents over to public security authorities for cases that show signs of crime as prescribed by law
Ministry of Industry and Trade
- Ministry of Finance;
- Ministry of Public Security
- Ministry of Justice;
- VCCI.
Regularly
3
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ministry of Industry and Trade
Ministry of Finance:
Regularly
4
Finalizing rules of origin and regulations on issuance of certificate of origin (C/O) to prevent goods origin fraud, effectively fulfilling commitments stated in free trade agreements (“FTAs”)
Ministry of Industry and Trade
Ministry of Finance
2021
5
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ministry of Industry and Trade
Ministry of Finance
2021
6
Increasing dissemination of policies and regulations on origin and prevention of evasion of trade remedies, especially the regulations in FTAs to which Vietnam is a signatory; and regulations of Vietnam’s potential export markets and markets with high export turnover
Ministry of Industry and Trade
- Ministry of Finance;
- Relevant People’s Committees of provinces and central-affiliated cities;
- VCCI.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7
Improving capabilities of the officials tasked with C/O issuance, inspection and supervision of origin and trade remedies
Ministry of Industry and Trade
- Ministry of Finance;
- Ministry of Planning and Investment;
- VCCI.
Regularly
8
Taking charge and cooperating with relevant ministries and regulatory bodies in increasing market research, search and expansion by negotiating FTAs; utilizing advantages of concluded FTAs to encourage export and prevent dependence on a single market; boosting trade promotion programs; and increasing research on regulations on trade remedies and technical barriers of import markets to inform and support enterprises
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Ministry of Foreign Affairs;
- Ministry of Finance;
- Ministry of Justice;
- Ministry of Agriculture and Rural Development.
Regularly
9
Taking charge in cooperating with relevant ministries and regulatory bodies in forming investigating databases for partners who regularly investigate and/or apply measures against evasion of trade remedies to Vietnam’s exported goods
Ministry of Industry and Trade
- Ministry of Finance
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Regularly
10
Organizing the monitoring of real-time figures of C/O issuance, especially for the goods to which antidumping and countervailing measures are being applied by large trade partners; paying attention to enterprises with abnormal increase of C/O applications
VCCI
- Ministry of Industry and Trade;
- Ministry of Finance.
Regularly
11
Increasing physical inspection to verify C/O, especially for enterprises with abnormal increase of C/O applications
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Ministry of Industry and Trade;
- Ministry of Finance.
Periodically or upon suspicion
12
Monitoring and submitting proposals to the Ministry of Industry and Trade to finalize regulations on rules of origin
VCCI
- Ministry of Industry and Trade
Regularly
13
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
VCCI
- Ministry of Industry and Trade
- Ministry of Finance
- Ministry of Agriculture and Rural Development
- Ministry of Natural Resources and Environment
Regularly
14
Monitoring fluctuations of foreign investment (including change of ownership, mergers and acquisitions) in manufacturing and trading of the goods included in the list compiled by the Ministry of Industry and Trade over the past 5 years or at the request of the Ministry of Industry and Trade
Ministry of Planning and Investment
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Ministry of Finance.
Regularly
15
Researching and submitting proposals to finalize regulations on consideration and resolution for investment registration of foreign investors, especially investment in manufacturing and trading of the goods with risk of evasion of trade remedies or origin fraud, ensuring compliance with product structure, production, quality, environmental standards and manufacturing procedures as registered
Ministry of Planning and Investment
- Ministry of Industry and Trade;
- Ministry of Finance.
2022
16
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ministry of Planning and Investment
Relevant People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
Regularly
17
Monitoring change of ownership of enterprises that manufacture and/or trade the goods to which trade remedies are being applied
Ministry of Planning and Investment
- Ministry of Industry and Trade
- Ministry of Finance;
- Relevant People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
18
Directing Governmental agencies and units under their management to monitor change of ownership of enterprises that manufacture and/or trade the goods to which antidumping and countervailing measures are being applied
Ministry of Planning and Investment
- Ministry of Industry and Trade
- Ministry of Finance
- Ministry of Agriculture and Rural Development
Regularly
19
Increasing training and refresher courses for in-charge officials and improving their capabilities
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ministry of Finance
Regularly
20
Researching and proposing measures to increase local responsibilities for assessment and management of foreign investment projects, and prevention of evasion of trade remedies and origin fraud
Ministry of Planning and Investment
- Ministry of Industry and Trade
- Ministry of Finance;
- Relevant People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
Regularly
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cooperating with specialized ministries and managing authorities for specific cases
Ministry of Planning and Investment
- Ministry of Industry and Trade
- Ministry of Finance
- Ministry of Agriculture and Rural Development
- Ministry of Natural Resources and Environment
Regularly
22
Monitoring figures of import and export of the goods included in the list so as to submit monthly reports to the Ministry of Industry and Trade, and paying attention especially to abnormal fluctuations of export-import turnover
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ministry of Industry and Trade
Regularly
23
Cooperating with other ministries and regulatory bodies in inspecting and determining origin of exported and imported goods upon suspicion of origin fraud or illegal transshipment
Ministry of Finance
Ministry of Industry and Trade, Ministry of Public Security, VCCI
Regularly
24
Increasing cooperation with customs authorities of other countries and regional and international organizations to exchange information, verify origin frauds and illegal transshipment, and prevent evasion of trade remedies
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ministry of Industry and Trade
Regularly
25
Enhancing customs official’s capabilities for inspection and determination of origin of exported and imported goods
Ministry of Finance
Ministry of Industry and Trade
Regularly
26
Cooperating with specialized ministries and managing authorities for specific cases
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Ministry of Industry and Trade
- Ministry of Planning and Investment
- Ministry of Agriculture and Rural Development
- Ministry of Natural Resources and Environment
Ad hoc
27
Allocating annual funding and budget provision to the Ministry of Industry and Trade according to applicable regulations for the purpose of handling trade remedy cases and cases where actions are taken against evasion of trade remedies (including use of legal consultation services) concerning Vietnam’s exported goods
Ministry of Finance
Ministry of Industry and Trade
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
28
Directing local public security forces to increase monitoring so as to detect and handle acts of origin fraud, and increase monitoring foreign direct and indirect investment in localities
Ministry of Public Security
- Ministry of Industry and Trade;
- Ministry of Finance;
- Ministry of Planning and Investment;
- VCCI;
- Relevant People’s Committees of provinces and central-affiliated cities.
Regularly
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Monitoring acts of frauds concerning origin and regions of cultivation of agro-forestry-fishery products; participating in investigation, cooperating in providing information and handling trade disputes related to agro-forestry-fishery products
Ministry of Agriculture and Rural Development
- Ministry of Industry and Trade
- Ministry of Foreign Affairs
- Ministry of Finance
Regularly
30
Informing enterprises of prohibition against assisting origin fraud and evasion of trade remedies
Ministry of Information and Communications
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- VCCI
Regularly
;
Quyết định 824/QĐ-TTg năm 2019 phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 824/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/07/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 824/QĐ-TTg năm 2019 phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video