Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 729/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 12 tháng 3 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2019 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 và quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 04/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 về ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 480/TTr-SNN-VPĐP ngày 21/02/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chính sau đây:

1. Tên Đề án: Mỗi xã một sản phẩm (viết tắt là OCOP) tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030;

2. Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An.

3. Quan điểm:

“Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An” là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị; là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Trọng tâm của OCOP Nghệ An là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ du lịch có lợi thế trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo hướng gia tăng giá trị, do các tổ chức kinh tế OCOP tại địa phương thực hiện.

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện, hỗ trợ các khâu đào tạo, tập hun, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

4. Mục tiêu:

a) Giai đoạn 2019 - 2020

- Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành chương trình OCOP đồng bộ từ tỉnh đến huyện, xã.

- Ban hành và áp dụng chính sách đồng bộ để thực hiện hiệu quả chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.

- Tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có (tương đương khoảng 90 sản phẩm), tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh.

- Phát triển từ 2 - 3 làng du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá tr văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP.

- Phát triển ít nhất 3 sản phẩm đạt hạng 5 sao (có thể xuất khẩu).

- Củng c, kiện toàn 100% doanh nghiệp, HTX tham gia chương trình OCOP.

- Phát triển mới ít nhất 20 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP (ưu tiên HTX, công ty cổ phần).

- Đào tạo, tập huấn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho 100% đôi ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP (tỉnh, huyện, xã) và lãnh đo các doanh nghiệp, HTX, chủ hộ sản xuất có đăng ký tham gia chương trình OCOP. Nâng cao kỹ năng phân phối, tiếp thị cho đội ngũ nhân lực tham gia vào hệ thống xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP.

b) Giai đoạn 2021 - 2030

- Trên cơ sở kết quả đã đạt được của giai đoạn 2019 - 2020, tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ hướng đến xuất khẩu.

- Phát triển sản phẩm: Có ít nhất 200 sản phẩm OCOP thời điểm năm 2030.

- Phát triển các tổ chức kinh tế: Phát triển mới ít nhất 60 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.

- Phát triển từ 4 - 5 làng du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP.

- Phát triển ít nhất 10 sản phẩm đạt hạng 5 sao (có thể xuất khẩu).

- Đảm bảo cho chu trình được vận hành một cách tự động, tự giác trở thành một phong trào thi đua khởi nghiệp mạnh mẽ.

- Có đội ngũ cán bộ, chuyên gia được chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả.

- Hàng năm mỗi huyện có ít nhất 2 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ theo Chu trình chuẩn đã ban hành, thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò có ít nhất 01 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ theo Chu trình chuẩn đã ban hành.

5. Phạm vi, đối tượng, nguyên tắc thực hiện:

a) Phạm vi thực hiện:

- Phạm vi không gian: Đề án Mỗi xã một sản phẩm Nghệ An được triển khai tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh;

- Phạm vi thời gian: Đề án Mỗi xã một sản phẩm được triển khai thực hiện từ năm 2019 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Chia thành hai giai đoạn, mỗi giai đoạn có mục tiêu và các giải pháp cụ th.

b) Đối tượng thực hiện:

- Sản phẩm: Các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ đặc sản, sản phẩm truyền thống địa phương (công nghệ có nguồn gốc và nguyên liệu ở địa phương). Nếu không phải đặc sản địa phương, thì cần: Sử dụng ít nhất 50% nguyên liệu ở địa phương (có thể sử dụng nguyên liệu từ các địa phương khác đảm bảo sự bền vững), do các thành viên/chủ sở hữu/cộng đồng địa phương cung ứng; có tính độc đáo (mang đặc trưng của vùng miền, địa phương); có gia tăng giá trị và không ảnh hưởng xấu đến môi trường nhằm phát triển bền vững.

- Sản phẩm dịch vụ tại địa phương, dựa trên thế mạnh về vùng miền, phát huy lợi thế văn hóa truyền thống.

- Chủ thể: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa; hợp tác xã; các làng nghề; tổ hợp tác; các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.

c) Nguyên tắc thực hiện: Tuân thủ 3 nguyên tắc sau:

(1) Hành động địa phương hướng đến toàn cầu;

(2) Tự lực, tự tin và sáng tạo;

(3) Đào tạo nguồn nhân lực.

6. Nội dung:

a) Triển khai thực hiện theo Chu trình OCOP: Tuần tự theo 6 bước, trên cơ sở nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm” (đề xuất nhu cầu từ dưới lên, theo nhu cầu và khả năng của hộ sản xuất, HTX và doanh nghiệp nhỏ và vừa). Trong đó, quan trọng là bước thi đánh giá và phân hạng sản phẩm. Cụ thể:

- Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP

- Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm

- Nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh

- Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh

- Đánh giá và phân hạng sản phẩm

- Xúc tiến thương mại

b) Xác định và phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP theo 6 nhóm, bao gồm:

- Xác định sản phẩm, dịch vụ OCOP: Trên cơ sở quy định 6 nhóm sản phẩm của Trung ương và điều tra khảo sát tại các địa phương, xác định và phát triển các sản phẩm, dịch vụ OCOP gồm:

+ Thực phẩm: Nông sản tươi sng (rau, quả tươi,...); sản phẩm thô và sơ chế (dùng đchế biến các sản phẩm như: cá thu nướng, thịt hun khói,...; gạo (gạo nếp); thịt tươi (gà, vịt, lợn,...), thủy sản tươi; thực phẩm tiện lợi (đồ ăn nhanh), tương, tương ớt, nước mắm,...; chế biến từ rau, củ, quả; chế biến từ thịt, trng, sữa; chế biến từ thủy sản, chế biến từ gạo và ngũ cốc (bánh đa,...).

+ Đồ ung: Gồm đồ uống có cồn (rượu ngâm ủ, rượu chưng cất, rượu men lá,...); đồ uống không cồn (nước suối, nước trái cây, bột sắn giây, bột nghệ, bột gừng, trà, trà thảo dược, sản phẩm lên men,...).

+ Thảo dược: Gồm các sản phẩm có thành phần từ thảo dược như thuốc y học cổ truyền, thực phẩm chức năng, thuốc từ dược liệu, mỹ phẩm từ tho dược, chế phẩm xua đuổi/diệt trừ côn trùng,... (ví dụ: các sản phẩm sơ chế/chế biến từ giảo cổ lam, chè dây, tinh bột nghệ, quế,...).

+ Vải và may mặc: Gồm các sản phẩm làm từ bông, sợi (ví dụ: các sản phẩm từ vải tơ tằm, vải thổ cẩm,...).

+ Lưu niệm-nội thất-trang trí: Gồm các sản phẩm từ gỗ (vòng đeo tay,...), sợi, mây, cói, tre (đèn lồng), kim loại, gốm sứ,... làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp, đồ nội thất, trang trí các tòa nhà,...

+ Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng: Gồm các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách tham quan, du lịch, giải trí, học tập, nghiên cứu,... (dịch vụ du lịch cộng đồng homstay,...).

- Phát triển các sản phẩm, dịch vụ OCOP: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng đáp ứng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn cao của Việt Nam và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu.

c) Hệ thống quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP

* Bộ tiêu chí đánh giá và xếp hạng sản phẩm: Thực hiện theo quy định tại quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 và quy định của các Bộ, ngành liên quan.

* Quản lý thương hiệu OCOP

- Thiết kế bộ nhận thương hiệu (logo, tem nhãn, hệ thống nhận diện...)

- Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

- Xây dựng, ban hành quy chế quản lý nhãn hiệu OCOP.

* Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu OCOP Nghệ An: Tổ chức điều tra, thu thập hệ thống cơ sở dữ liệu OCOP Nghệ An nhằm xác định thực trạng, đánh giá ưu thế và khả năng cạnh tranh, từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch và giải pháp hỗ trợ phát triển cho các sản phẩm OCOP.

* Xây dựng hệ thống báo cáo sản phẩm OCOP.

* Kiểm tra, giám sát: Hoạt động kiểm soát, thanh tra nhằm đảm bảo sự ổn định về tiêu chuẩn, chất lượng của sản phẩm và sự vận hành ổn định của chu trình OCOP. Hoạt động kiểm soát, thanh tra được thực hiện thường xuyên từ khâu kiểm soát quy trình sản xuất nguyên liệu đến đưa sản phẩm ra thị trường.

d) Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý, cán bộ vận hành và cán bộ thực hiện Chương trình OCOP các cấp.

- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã và chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.

- Đào tạo nghề cho lao động thuộc các tổ chức tham gia OCOP. Lồng ghép với chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mở các lớp đào tạo đội ngũ nhân viên làm việc tại các điểm bán hàng, trung tâm giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP;

- Để thực hiện các nội dung đào tạo của Chương trình, hai bộ tài liệu sẽ được xây dựng dựa trên Chương trình khung.

đ) Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

- Tổ chức xúc tiến thương mại: Thực hiện thông qua các hoạt động như: Quảng cáo, tiếp thị sản phẩm; hoạt động thương mại điện tử; Tổ chức sự kiện hội chợ, triển lãm; Khảo sát thu thập, phân tích, dự báo thị trường;...

- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP: Hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gồm: (1) Trung tâm OCOP (cấp huyện, cấp tỉnh); (2) Gian hàng OCOP tại các siêu thị, chợ truyền thống, khu dân cư lớn; (3) Điểm bán hàng OCOP tại các khách sạn, nhà hàng; (4) Quầy giới thiệu sản phẩm OCOP tại trung tâm hành chính (cấp huyện, tỉnh).

e) Xây dựng và triển khai các đề án, dự án thành phần của Chương trình

- Nhóm dự án nâng cấp/phát triển sản phẩm thực hiện theo chu trình OCOP thường niên, gồm:

+ Dự án nâng cấp/mở rộng/phát triển sản xuất các sản phẩm đã có.

+ Dự án phát triển sản phẩm mới.

- Nhóm dự án khai thác thế mạnh của nông nghiệp - nông thôn của Nghệ An gắn với phát triển du lịch, gồm:

+ Nhóm các dự án cấp tỉnh: Các dự án nâng cấp, mở rộng chuỗi sản phẩm chủ lực cấp tỉnh được xây dựng (phương án liên kết chuỗi), phê duyệt, triển khai đồng bộ từ vùng nguyên liệu, sơ chế, chế biến đến phân phối, tiếp thị sản phẩm. Tập trung ứng dụng khoa học công nghệ nhm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chủ lực.

Dự kiến các chuỗi sản phẩm chủ lực gồm: Lạc sen, sản phẩm chế biến từ lạc; Gà đồi Thanh Chương; Chè tuyết shan; Cam Vinh, sản phẩm chế biến từ Cam (Mứt cam, tinh dầu cam...); Thủ công mỹ nghệ, mây tre đan; Dệt thổ cm; chanh leo, cây dược liệu.

+ Nhóm các dự án cấp huyện: Mỗi huyện xây dựng từ 1 - 2 dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh sản phẩm của huyện, các dự án phải tạo ra ít nhất 01 sản phẩm OCOP chủ lực cp huyện.

7. Nguồn vốn thực hiện đề án:

- Tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến là: 1.200 tỷ đồng. Trong đó: Kinh phí từ Ngân sách Nhà nước: 240 tỷ đồng (chiếm 20% tng kinh phí đề án); Kinh phí do cộng đồng huy động: 960 tỷ đồng (chiếm 80% tổng kinh phí đề án).

- Nguồn vốn:

+ Nguồn vốn ngoài ngân sách, bao gồm: vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, nguồn vốn hỗ trợ của các nhà tài trợ Chương trình OCOP.

+ Nguồn vốn ngân sách, bao gồm: Ngân sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại, các nguồn vốn lồng ghép khác và một phần từ ngân sách địa phương.

- Phân khai kế hoạch vốn ngân sách theo từng năm: Từ năm 2019 đến 2030 dự kiến mỗi năm cần 20 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.

8. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức

Xác định đây là nhiệm vụ và giải pháp quan trọng trong triển khai thực hiện OCOP Nghệ An. Việc thông tin, tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cấp xã, thôn; trang web của Chương trình OCOP, dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện gắn với hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể,...

b) Xây dựng hệ thống quản lý thực hiện chương trình OCOP

- Hệ thống chỉ đạo, điều hành: Thành lập hệ thống chỉ đạo điều hành, thực hiện Chương trình OCOP từ tỉnh đến cơ sở (theo 3 cấp: Tỉnh - Huyện - Xã), bao gồm:

+ Cơ cấu nhân sự cấp tỉnh:

Cơ quan chỉ đạo: Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh.

Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Thành lập Ban điều hành Chương trình OCOP-NA, trong đó: Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phó Trưởng ban Thường trực là Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; thành viên là lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan. Cơ quan thường trực Ban điều hành là Sở Nông nghiệp và PTNT.

Thành lập 3 tổ nghiệp vụ chuyên sâu: (1) Tổ nghiệp vụ Phát triển sản phm và Phát triển doanh nghiệp, Hợp tác xã; (2) Tổ nghiệp vụ xúc tiến Thương mại và truyền thông; (3) Tổ hành chính và tổng hợp thông tin.

+ Cơ cấu nhân sự cấp huyện.

Cơ quan chỉ đạo: Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện.

Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc phòng kinh tế.

Thành lập Tổ OCOP: Mỗi tổ từ 3-5 người.

+ Nhân sự cấp xã:

Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP.

Cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp - phát triển nông thôn, thực hiện nhiệm vụ tham mưu, triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM và Chương trình OCOP.

- Thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở các cấp tỉnh, cấp huyện tại mỗi kỳ đánh giá thường niên, do UBND cùng cấp quyết định; Hội đồng có chức năng đánh giá và phân hạng các sản phàm OCOP theo bộ tiêu chí đã ban hành.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tham mưu trình UBND tỉnh quyết định thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp tỉnh; hội đồng do Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT làm Chủ tịch hội đồng và đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan làm thành viên.

c) Xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách cho chương trình OCOP

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển chương trình OCOP; trong đó, tập trung ưu tiên các chính sách liên quan đến chế biến, bo quản, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và các mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.

d) Về khoa học, công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn với người tiêu dùng.

- Xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP. Các đề tài/dự án dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế (ưu tiên các hợp tác xã và các doanh nghiệp nhỏ và vừa có địa chỉ ứng dụng cụ thể).

- Ứng dụng khoa học quản lý trong xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP tại cộng đồng.

- Đẩy mạnh vn đề chất lượng sản phẩm (xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng; đăng ký mã số, mã vạch; dán tem truy xuất nguồn gốc,...); chế biến sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản, chủ lực của địa phương để nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh và tăng giá trị sản phẩm. Ưu tiên công tác phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP.

đ) Xây dựng hệ thống tư vấn, đi tác hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP

- Hệ thống tư vấn OCOP, gồm: Các tổ chức/cá nhân (doanh nghiệp, viện, trường đại học) có kinh nghiệm và năng lực tư vấn toàn diện (hoặc lĩnh vực cụ thể) các hoạt động của Chương trình OCOP. Cấp huyện có thể chọn một đến nhiều tư vấn hoặc tự tổ chức thực hiện.

Trách nhiệm của tư vấn: Xây dựng và triển khai một, một số hoặc toàn bộ các hạng mục cụ thể của Chương trình OCOP.

- Hệ thống đối tác OCOP, bao gồm: Các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP; các viện, trường đại học, nhà khoa học trong lĩnh vực ngành hàng của OCOP ở các tổ chức khoa học công nghệ cấp trung ương, tỉnh, vùng và địa phương; Các tổ chức/doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm, đài phát thanh, truyền hình ở tỉnh và địa phương; Các tổ chức quốc tế, tập trung vào tổ chức JICA (Nhật Bản), Tổ chức Công nghiệp liên hợp quốc (UNIDO),...

e) Huy động các nguồn lực thực hiện

- Nguồn lực từ cộng đồng, bao gồm: Tiền, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ,... phù hợp với các quy định của pháp luật, được huy động trong quá trình hình thành các tổ chức OCOP, dưới dạng góp vốn; triển khai các hoạt động theo Chu trình OCOP. Đây là nguồn lực lớn nhất của Chương trình OCOP.

- Nguồn kinh phí thực hiện.

+ Vốn tín dụng: Nguồn từ tín dụng ngân hàng, tín dụng cộng đồng, huy đng nguồn lực tài chính từ các quỹ đầu tư, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ.

+ Ngân sách nhà nước

Ngân sách chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: Bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển Khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, khuyến công, khuyến nông,....

Huy động các nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện, xã và các nguồn khác cho chương trình OCOP.

+ Nguồn vốn khác: Bao gồm đóng góp của các Hợp tác xã, các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,...

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Các Sở, ngành cấp tỉnh:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là đơn vị thường trực Chương trình, tham mưu giúp Ban chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện Đề án.

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình OCOP hàng năm và theo giai đoạn; thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình OCOP tại các huyện, thành phố, thị xã.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP; thành lập hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm để tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm.

- Lồng ghép các hoạt động của Đề án vào thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các hoạt động khuyến nông - lâm - ngư; hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, HTX nông nghiệp.

- Phối hợp với Sở Công thương tổ chức Hội chợ Chương trình OCOP tỉnh Nghệ An; tổ chức tham gia các hội chợ OCOP ngoài tnh để quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP;

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố đánh giá, tổng kết thực hiện Đề án Chương trình OCOP tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019- 2020; tổng hợp báo cáo cấp trên theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách hiện hành có liên quan của tỉnh để lồng ghép nguồn vốn thực hiện Đề án.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã có liên quan lồng ghép, tổng hợp nội dung Đề án vào quy hoạch và kế hoạch của tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện.

c) Sở Tài chính

- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố, thị xã tham mưu cân đối, đảm bảo bố trí kinh phí snghiệp được thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình OCOP theo quy định;

- Hỗ trợ các tổ chức kinh tế hình thành trong Đề án OCOP về nghiệp vụ, chế độ quản lý tài chính; hướng dẫn một số cơ chế chính sách liên quan đến huy động các nguồn lực trong triển khai thực hiện Đề án.

d) Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thực hiện hiệu quả các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại, tổ chức, lồng ghép giới thiệu, quảng bá các mặt hàng, sản phm của Chương trình OCOP tại các Hội chợ, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, Hội nghị kết nối cung cầu, kết nối giao thương... trong và ngoài tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ các đơn vị của chương trình OCOP (doanh nghiệp) xây dựng và phát triển thương hiệu, ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định hiện hành;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan xúc tiến đầu tư, kết nối mời các doanh nghiệp, nhà đầu tư nghiên cứu xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại, chuỗi phân phối sản phẩm trên địa bàn theo hình thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật;

- Nghiên cứu, hỗ trợ, cung cấp thông tin thị trường; quảng bá, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

đ) Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế phát triển, đăng ký, xác lập quyền sở hữu trí tuệ; đăng ký mã số, mã vạch; hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa; hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình thiết kế sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm tham gia Chương trình OCOP;

- Tổng hợp, đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP.

e) Sở Y tế: Htrợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất thực hiện các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, đánh giá các sản phẩm thiên nhiên, thực phẩm chức năng, sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu.

f) Sở Du lịch:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá, phát triển các sản phẩm nông nghiệp gắn với việc xây dựng các sản phẩm du lịch, khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại để quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn, đưa các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng gắn với các địa danh để quảng bá cho du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các diễn đàn, hội chợ, hoạt động xúc tiến.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và các huyện miền núi xây dựng một số mô hình du lịch cộng đồng để nâng cao thu nhập cho người dân.

g) Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã bố trí các quỹ đất phục vụ các hạng mục, công trình của đề án mỗi xã một sản phẩm. Chủ trì, thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra đối với các đối tượng sản xuất, kinh doanh thuộc đề án thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo Luật bảo vệ môi trường và các luật khác có liên quan nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh.

h) Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, các trường, cơ sở đào tạo nghề xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn gắn với việc sản xuất các sản phẩm tham gia chương trình OCOP của tỉnh.

i) Liên minh HTX tỉnh: Ưu tiên hỗ trợ các HTX tham gia chương OCOP, vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh, hỗ trợ đào tạo nghề cho các làng nghề, làng có nghề tham gia chương trình trong nguồn kinh phí được cấp hàng năm. Hỗ trợ các làng có nghề các địa phương có tham gia chương trình, xây dựng kế hoạch phát triển làng có nghề tiến tới đủ điều kiện thẩm định, công nhận làng nghề cấp tnh. Tư vấn hỗ trợ thành lập mới các HTX, tổ HTX tại các địa phương tham gia chương trình nhưng chưa có HTX, thợp tác.

k) Các Sở, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ dược giao, các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể hóa các nhiệm vụ của Đề án OCOP gắn với lĩnh vực phụ trách của ngành.

l) Các Ngân hàng: Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh: Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn vay để tham gia thực hiện Chương trình OCOP.

m) Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hội, hiệp hội: Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, thành viên tích cực tham gia Chương trình OCOP; chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị hình thành trong Chương trình OCOP.

2. UBND các huyện, thành phố, thị xã:

- Căn cứ vào các nội dung được phê duyệt tại Đề án này và các điều kiện, thế mạnh sản phẩm của mỗi địa phương, UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch Chương trình OCOP cấp huyện theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực, có lợi thế và phát triển du lịch, dịch vụ ở nông thôn; thành lập Hội đồng đánh giá, xếp loại sản phẩm OCOP cấp huyện, định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá, xếp loại sản phẩm cấp huyện đlựa chọn sản phẩm dự thi đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh;

- Huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn; tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến khích các thành phần kinh tế, hộ gia đình tham gia Chương trình OCOP; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát địa bàn để xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện và hỗ trợ các tổ chức kinh tế, cơ sở, hộ gia đình sản xuất sản phẩm OCOP; tích cực thực hiện công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP.

3. UBND các xã, phường, thị trấn.

- Tuyên truyền, vận động các tổ chức kinh tế, hộ gia đình trên địa bàn tham gia Chương trình OCOP.

- Tổng hợp ý tưởng sản xuất, kinh doanh sản phẩm của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình trình hệ thng quản lý OCOP cấp huyện đánh giá, lựa chọn; hỗ trợ tổ chức kinh tế, hộ gia đình triển khai thực hiện sản xuất kinh doanh trên ý tưởng được lựa chọn.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
- Văn phòng Điều phối NTM TW (để b/c);
- TT TU, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Phó Chủ tịch NN UBND tỉnh;

- PVPTC;
- Lưu: VT, NN (M).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 729/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu: 729/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
Người ký: Đinh Viết Hồng
Ngày ban hành: 12/03/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 729/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…