BỘ THƯƠNG MẠI
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 724/1999/QĐ-BTM |
Hà Nội , ngày 08 tháng 06 năm 1999 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUI CHẾ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CHỢ BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAMPUCHIA
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 4/12/1993 của
Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại
;
Căn cứ văn bản số 1269/KTTH/KTTH ngày 26/3/1999 của Văn phòng Chính phủ về việc
thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Thương mại
ban hành "Qui chế tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt Nam -
Campuchia";
Nhằm thống nhất việc tổ chức và quản lý các hoạt động lưu thông hàng hoá ở khu
vực biên giới của Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước
và phát triển mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành "Qui chế tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt Nam - Campuchia" kèm theo quyết định này.
Điều 2. Chủ tịch UBND, Giám đốc Sở Thương mại các tỉnh biên giới phía tây nam, thủ trưởng các cơ quan chức năng thuộc Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký./.
|
BỘ TRƯỞNG
|
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CHỢ BIÊN GIỚI VIỆT NAM – CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 0724/1999/QĐ-TTg ngày 08/06/1999 của Bộ trưởng
Bộ Thương mại)
Điều 1. Bản Quy chế này áp dụng cho các chợ trên lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia.
Điều 2. Chợ biên giới Việt Nam - Campuchia thuộc các khu kinh tế cửa khẩu được điều chỉnh theo qui định riêng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC VÀO KINH DOANH TẠI CHỢ
3.2 - Công dân Campuchia có hộ khẩu thường trú trong khu vực biên giới phía Campuchia (Sau đây gọi tắt là cư dân) có Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Campuchia cấp, tuân thủ quy chế khu vực biên giới của Việt Nam được vào chợ biên giới của Việt Nam để trao đổi, mua bán hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.
4.2 - Thương nhân Campuchia nếu thực hiện đầy đủ các thủ tục sau đây thì được Giám đốc Sở Thương mại xem xét, cấp sổ kinh doanh thường xuyên tại chợ:
Là công dân Campuchia có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới phía Cămpuchia có Giấy chứng minh biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Campuchia cấp.
Có đơn xin phép, trong đó có xác nhận của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Campuchia - (Mẫu số 1 kèm theo).
TRAO ĐỔI, MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CHỢ.
5.2. Hàng hoá đưa qua cửa khẩu biên giới được thực hiện theo các qui định hiẹn hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam.
Điều 6. Việc áp dụng chính sách thuế đối với hàng hoá buôn bán tại chợ biên giới được quy định như sau:
6.1. Đối với cư dân biên giới của Việt Nam và Campuchia:
Nhà nước khuyến khích việc trao đổi, mua bán tại chợ các hàng hoá sản xuất tại Việt Nam và Campuchia. Những hàng hoá này khi đưa qua cửa khẩu biên giới với trị giá không quá 500.000 đồng Việt Nam được miễn thuế mỗi người một lượt một ngày; nếu trị giá hàng hoá vượt mức quy định trên đây, người có hàng phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phần vượt định mức và chấp hành chế độ hải quan của mỗi nước. Trường hợp hàng hoá là sản phẩm nông, lâm thuỷ sản hoặc sản phẩm thủ công mỹ nghệ không thể cắt rời (Vật nguyên con, nguyên cái) nếu giá trị một đơn vị sản phẩm cao hơn mức quy định vẫn được miễn thuế cho một đơn vị sản phẩm đó khi đưa qua cửa khẩu.
Định mức miễn thuế trên đây sẽ được thay đổi do nhu cầu thị trường. Bộ trưởng Bộ Thương mại sẽ qui định và thông báo trong từng thời gian cụ thể.
Hàng hoá sản xuất tại nước thứ ba trao đổi, mua bán tại chợ biên giới khi đi qua cửa khẩu biên giới không được hưởng định mức miễn thuế nói trên. Người có hàng hoá phải tuân thủ chế độ quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thực hiện chế độ hải quan theo qui định hiện hành của Nhà nước Việt Nam .
6.2. Đối với thương nhân Việt Nam và Campuchia:
Thương nhân Việt Nam có Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong chợ, thương nhân Campuchia có Sổ kinh doanh tại chợ phải đăng ký nộp thuế theo các Luật thuế của Việt Nam. Hàng hoá đưa qua biên giới phải chịu Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu theo các quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam .
Điều 7. Trong chợ biên giới được phép đổi hàng hoặc dùng Đồng Việt Nam và Riel Campuchia làm phương tiện thanh toán.
Điều 8. Chợ biên giới do chủ tịch UBND tỉnh căn cứ vào các quy định của Chính phủ và tình hình cụ thể của địa phương để ra quyết định thành lập hoặc giải thể theo đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại.
Điều 9. Tại mỗi chợ biên giới có Ban quản lý chợ được thành lập và có nhiệm vụ phù hợp với Thông tư số 15-TM/CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại.
Cơ quan quản lý Nhà nước về thương nghiệp cấp huyện có nhiệm vụ giúp UBND huyện tổ chức và quản lý chợ biên giới.
Điều 10. Thương nhân buôn bán ở chợ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
10.1. Được bảo hộ quyền kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật.
10.2. Được giúp đỡ, hướng dẫn hoạt động kinh doanh tại chợ.
10.3. Được quyền yêu cầu Ban quản lý chợ và các cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết các tranh chấp về số lượng, chất lượng hàng hoá, về trật tự an toàn trong khi mua bán hàng hoá tại chợ.
10.4. Nộp thuế đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định. Chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến việc buôn bán tại chợ.
10.5. Giữ vệ sinh, bảo đảm trật tự, môi trường nơi bán hàng.
Điều 11. Tài chính của chợ và các yêu cầu quản lý khác không nêu trong quy chế này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 15-TM/CSTTTN ngày 16 - 10 - 1996 của Bộ Thương mại.
Điều 12. UBND tỉnh biên giới căn cứ vào đặc điểm cụ thể trên từng địa bàn, chỉ đạo Sở Thương mại và các ngành chức năng, UBND huyện có chợ ban hành các quy định cụ thể về quản lý chợ tại địa phương phù hợp với Quy chế này và Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16 tháng 10 năm 1996 của Bộ Thương mại. Những nội dung liên quan đên việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của thương nhân buôn bán trong chợ phải được niêm yết công khai bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Campuchia để mọi người biết và thực hiện.
Điều 13. Sở Thương mại tỉnh biên giới chủ trì phối hợp với các Ngành Tài chính, Hải quan ... địa phương thống nhất chỉ đạo thực hiện Quy chế này; Hướng dẫn cơ quan chức năng quản lý nhà nước về thương nghiệp cấp huyện, thị xã nơi có chợ biên giới thực hiện việc lập hồ sơ xin cấp sổ kinh doanh tại chợ biên giới (Theo mẫu số 2) cho các đối tượng nói tại điều 4, (khoản 4.2) trên đây.
Điều 14. Định kỳ 3 tháng, Sở Thương mại báo cáo về Bộ Thương mại tình hình thị trường và số liệu về kinh doanh tại chợ (Theo mẫu số 3 đính kèm)./.
|
BỘ TRƯỞNG
|
ĐƠN XIN KINH DOANH THƯỜNG XUYÊN
TẠI CHỢ BIÊN GIỚI............................
Kính gửi : Giám đốc Sở Thương mại tỉnh….
(thông qua Phòng Tài chính - Thương nghiệp huyện...)
1. Họ, tên: ………………………………….
2. Dân tộc:……………………….Quốc tịch:………………………
3. Địa chỉ:…………………………………….
- Trụ sở chính:…………………………………….
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………
- Điện thoại, TELEX, FAX:…………………………………….
4. Tài khoản:………………………………………
Tiền Việt Nam:……………………….Tại Ngân hàng:………………
Ngoại tệ:………………………………Tại Ngân hàng:………………
5. Chủ tài khoản:……………………………..
6. Vốn:………………………………………
Trong đó: Vốn cố định: Vốn lưu động:
7. Xin phép kinh doanh tại chợ:
8. Ngành hàng, mặt hàng xin phép kinh doanh tại chợ biên giới.
a) Hàng từ nước ngoài đưa sang bán:
Tên hàng:
Dự kiến doanh số/năm:
b) Hàng mua từ chợ biên giới Việt Nam đem sang nước ngoài:
Tên hàng:
Dự kiến doanh số/năm:
9. Cửa khẩu xin phép mang hàng hoá qua lại (phía Việt Nam):
10. Cam kết: Tôi xin cam đoan những nội dung ghi trong đơn là đúng sự thật. Nếu có sai trái tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam. Khi được chấp thuận, tôi xin cam kết tuân thủ pháp luật và các qui định của Nhà nước Việt Nam.
Xác nhận của chính quyền cơ sở của CPC (Ghi rõ họ tên, chức vụ của người ký và đóng dấu)
|
Làm tại.....ngày....năm 199.. Người làm đơn |
UBND TỈNH, TP... SỞ THƯƠNG MẠI Số........XNKBG |
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỔ KINH DOANH HÀNG HOÁ TẠI CHỢ BIÊN GIỚI
Tên chợ .....................................................
Họ tên:
1. ã Dân tộc: Quốc tịch:
2. ã Địa chỉ nơi cư trú:
3. ã Vốn:
4. ã Ngành hàng được phép kinh doanh:
5. ã Kinh doanh tại chợ:
6. ã Hàng hoá đem qua cửa khẩu:
Sổ có giá trị đến hết ngày ..........................
|
…., ngày….tháng….năm 199 Giám đốc Sở Thương mại (Ký tên, đóng dấu)
|
THEO DÕI HÀNG HOÁ KINH DOANH
Ngày |
Mua từ CPC về (nhập khẩu) hay bán từ VN đi (xuất khẩu) |
Tên hàng |
Số lượng |
Trị giá (1000đ) |
Tiền thuế đã nộp (1000đ) |
Cán bộ kiển hoá thu thuế |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú : Các cột 1, 2, 3, 4, 5, 6 do người dk ghi.
UBND TỈNH, TP... SỞ THƯƠNG MẠI |
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …, ngày........tháng........năm 199 |
BÁO CÁO QUÍ.....
Số liệu về mua bán hàng hoá của các đối tượng được cấp sổ kinh doanh tại chợ biên giới
(Yêu cầu tổng hợp đúng mẫu và đúng thời gian: 3 tháng/lần)
I. Số hộ kinh doanh:
II. Hàng hoá đưa qua cửa khẩu biên giới vào bán ở chợ Việt Nam:
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Trị giá |
Cửa khẩu |
Ghi chú |
1. Tổng trị giá |
|
|
|
|
|
2. Mặt hàng chính |
|
|
|
|
|
...... |
|
|
|
|
|
III. Hàng hoá mua từ chợ Việt Nam bán qua biên giới:
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Trị giá |
Cửa khẩu |
Ghi chú |
1. Tổng trị giá |
|
|
|
|
|
2. Mặt hàng chính |
|
|
|
|
|
...... |
|
|
|
|
|
IV. Số thuế đã thu tại cửa khẩu trong các tháng :.... (Triệu đồng)
V. Những khó khăn và kiến nghị của địa phương:
|
T/M Giám đốc Sở Thương mại (Ký tên đóng dấu)
|
THE MINISTRY
OF TRADE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 724/1999/QD-BTM |
Hanoi, June 08, 1999 |
DECISION
ISSUING THE REGULATION ON ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF VIETNAM-CAMBODIA BORDER MARKETS
THE MINISTER OF TRADE
Pursuant to the Government’s Decree No. 95/CP
of December 4, 1993 on the functions, tasks, powers and organizational
apparatus of the Ministry of Trade;
Pursuant to Document No. 1269/KTTH of March 26, 1999 of the Government’s Office
announcing the Prime Minister’s opinion to authorize the Minister of Trade to
promulgate the Regulation on organization and management of Vietnam-Cambodia
border markets;
With a view to unifying the organization and management of goods circulation
activities in the border areas of Vietnam, meeting the requirements of the
country’s economic development as well as the promotion of Vietnam-Cambodia
friendship,
Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on organization and management of Vietnam-Cambodia border markets.
Article 2.- The presidents of the People’s Committees, the directors of Trade Services of south-western border provinces and the heads of functional agencies under the Ministry of Trade shall have to implement this Decision.
This Decision takes effect 15 days after its signing.
...
...
...
THE MINISTRY OF TRADE
MINISTER
Truong Dinh Tuyen
REGULATION
ON ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF
VIETNAM-CAMBODIA BORDER MARKETS
(Issued together with the Decision No. 0724/1999/QD-BTM of June 8, 1999)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- This Regulation shall apply to markets on the Vietnamese territory, in the Vietnam-Cambodia border area.
...
...
...
SUBJECTS AND CONDITIONS FOR
DOING BUSINESS IN THE MARKETS
Article 3.-
3.1. Vietnamese citizens with permanent residence registration in the Vietnam-Cambodia border area (hereafter referred to as residents for short) may enter the markets for goods exchange, purchase and sale. Vietnamese citizens with permanent residence registration outside the border area, when entering the markets for goods exchange, purchase and/or sale, shall have to abide by the Regulation on border areas.
3.2. Cambodian citizens with permanent residence registration in the border area of Cambodia (hereafter referred to as residents for short), who have the cross-border laissez-passers granted by the competent Cambodian agencies and abide by the Vietnam’s Regulation on border areas, may enter Vietnam’s border markets for goods exchange, purchase and/or sale to meet their production and consumption demand.
4.1. Vietnamese traders, if permitted by the market management board to open stores (shops, booths...) at locations arranged by the board, may conduct their business in the markets.
4.2. Cambodian traders shall be considered for granting books on regular business in the markets, if they fully meet the following conditions:
- Being Cambodian citizens with permanent residence registration in the border area of Cambodia and border identity cards granted by the competent Cambodian agencies.
...
...
...
GOODS EXCHANGE, PURCHASE AND
SALE IN THE MARKETS
Article 5.-
5.1. Goods exchanged and traded in the markets must be commodities allowed to be circulated on the market according to the provisions of Vietnamese laws.
5.2. The transport of goods through border gates shall comply with Vietnam’s current regulations on import and export management.
Article 6.- The application of tax policies on goods traded in the border markets is stipulated as follows:
6.1. For Vietnamese and Cambodian border residents:
The State encourages the exchange, purchase and sale of goods made in Vietnam and Cambodia in the markets. Goods of these categories with the value of not more than 500,000 VNdong, when transported through border-gates, shall be exempt from tax for one person/ one time /a day; if the value of the goods exceeds the above-prescribed level, the goods owners shall have to pay import and export tax on the excess amount and abide by the customs regime of each country. In cases of goods which are indivisible (the whole animal or complete object) agricultural, forestry or fishery products or handicraft and/or fine arts articles, when transported though the border-gates, if the value of each product unit is higher than the prescribed level, such product unit shall be exempt from tax when it is transported through the border-gates.
The above tax exemption norms shall alter according to the market demand. The Minister of Trade shall stipulate and announce it for each specific period of time.
...
...
...
6.2. For Vietnamese and Cambodian traders:
Vietnamese traders who have business licenses or certificate of business registration in the markets and Cambodian traders who have books on business in the markets shall have to register the tax payment according to Vietnam’s tax laws. Goods transported across the borders shall be subject to export or import tax according to the current regulations of the Vietnamese State.
Article 7.- In the border markets, it is allowed to exchange goods or to use the Vietnam "dong" and the Cambodian "riel" as payment instruments.
ORGANIZATION AND MANAGEMENT
OF THE MARKETS
Article 8.- Border markets are established and dissolved by decision of the presidents of provincial People’s Committees, based on the Government’s regulations and specific situation of localities, at the proposal of the directors of provincial Trade Services.
Article 9.- Each border market has a market management board set up and tasked in compliance with Circular No. 15-TM/CSTTTN of October 16, 1996 of the Ministry of Trade.
The district-level State management agencies in charge of trade have the task to assist the People’s Committees of districts in organizing and managing the border markets.
Article 10.- Traders conducting business in the markets shall have the following rights and obligations:
...
...
...
10.2. To be helped and guided in business activities in the markets.
10.3. To be entitled to request the market management boards and State management bodies to settle disputes over goods volume and quality, the order and safety in purchase and sale in the markets.
10.4. To pay tax fully and on time as prescribed. To abide by Vietnam’s law provisions relating to trading activities in the markets.
10.5. To keep sanitation, to ensure order and protect environment at the goods selling places.
Article 11.- The financial management and other managerial requirements of the markets, which are not mentioned in this Regulation, shall comply with the guidance in Circular 15-TM/CSTTTN of October 16, 1996 of the Ministry of Trade.
ORGANIZATION OF
IMPLEMENTATION
Article 12.- Basing themselves on the specific characteristic of each locality, the People’s Committees of the border provinces shall direct the provincial Trade Services, functional branches and the People’s Committees of districts where exist the border markets, to issue specific regulations on the management of the markets in their respective localities according to this Regulation and Circular No. 15-TM/CSTTTN of October 16, 1996 of the Ministry of Trade. The contents related to the exercise of the rights and fulfillment of obligations by the traders doing business in the markets must be posted up in both Vietnamese and Khmer language for awareness and implementation of every one.
Article 13.- Trade Services of the border provinces shall assume the prime responsibility and coordinate with the local finance, customs... offices to uniformly direct the implementation of this Regulation, to guide the State management agencies in charge of trade in districts and provincial towns where exist the border markets to compile the dossiers applying for the book on regular business in the markets for subjects mentioned in Article 4 (Clause 4.2) this Regulation.
...
...
...
;
Quyết định 724/1999/QĐ-BTM về Qui chế tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt Nam - Campuchia do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
Số hiệu: | 724/1999/QĐ-BTM |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại |
Người ký: | Trương Đình Tuyển |
Ngày ban hành: | 08/06/1999 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 724/1999/QĐ-BTM về Qui chế tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt Nam - Campuchia do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
Chưa có Video