ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5723/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 19 tháng 8 năm 2013 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU PHỐ CHUYÊN DOANH VÀ TRUNG TÂM MUA SẮM PHỤC VỤ DU LỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 11016/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2011 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 2551/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 4447/QĐ-UBND ngày 06 ngày 6 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc điều chỉnh danh mục Đề án giao cho các Sở, ban, ngành;
Căn cứ Quyết định số 3506/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2013 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Phê duyệt và phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ, dự án quy hoạch năm 2013;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 1013/TTr-SCT ngày 25 tháng 7 năm 2013 và Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển các khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch”, với các nội dung chính sau:
- Hình thành 16 khu phố chuyên doanh gồm: 06 khu phố chuyên doanh hàng hóa và 10 khu phố chuyên doanh dịch vụ phục vụ du lịch, tập trung kinh doanh các mặt hàng đặc trưng, dịch vụ du lịch đảm bảo về chất lượng, mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông cho khách đến tham quan, mua sắm.
- Khuyếch trương, chỉnh trang các trung tâm mua sắm hiện có; từng bước hình thành trung tâm mua sắm, ẩm thực lớn của thành phố để phục vụ khách du lịch. Tập trung phát triển hệ thống các trung tâm mua sắm phục vụ du khách trong và ngoài nước một cách hợp lý theo hướng tăng số lượng, nâng cao về quy mô và tăng dần chất lượng.
2.1. Định hướng phát triển các khu phố chuyên doanh
* Năm 2013-2014 triển khai thực hiện thí điểm 06 khu phố chuyên doanh:
- Phố thời trang (áo quần, giày dép, kính mắt, các loại vải, mỹ phẩm, trang sức...) gồm 02 khu phố tại các tuyến đường:
+ Lê Duẩn.
+ Phan Chu Trinh (đoạn từ đường Hùng Vương đến đường Nguyễn Văn Linh).
- Phố điện tử - kỹ thuật số (máy tính, điện thoại di động, máy ảnh, các sản phẩm điện tử khác) gồm 02 khu phố tại các tuyến đường:
+ Hoàng Diệu (đoạn từ khách sạn Thái Bình Dương đến đường Nguyễn Văn Linh).
+ Hàm Nghi (đoạn từ đường Lý Thái Tổ đến đường Nguyễn Văn Linh).
- Phố mỹ nghệ: đường Trường Sa (đoạn từ khách sạn Hyatt đến ngã 3 đường Non Nước và đường Trường Sa).
- Phố ẩm thực hải sản: đường Trường Sa - Hoàng Sa (đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Nguyễn Văn Thoại).
* Năm 2015-2020 triển khai thực hiện 10 khu phố chuyên doanh:
- Phố mỹ nghệ: đường Huyền Trân Công Chúa (Sau khi Công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn được hình thành sẽ tổ chức các khu phố chuyên doanh mặt hàng này theo quy hoạch của Công viên).
- Phố dịch vụ du lịch và trung tâm mua sắm (giải khát, cafe, bar, khách sạn, nhà nghỉ, resort, nhà hàng, dịch vụ lữ hành, dịch vụ giải trí, nghỉ ngơi, gym & spa... và trung tâm mua sắm) gồm 08 khu phố tại các tuyến đường:
+ Bạch Đằng.
+ Trần Hưng Đạo (kể cả đường Trần Hưng Đạo nối dài).
+ Nguyễn Tất Thành.
+ Võ Văn Kiệt.
+ Phạm Văn Đồng.
+ Hồ Nghinh.
+ Hồ Xuân Hương.
+ Hoàng Sa - Trường Sa (các đoạn còn lại).
- Khu phố sản phẩm lưu niệm, quà tặng: cuối đường Bạch Đằng, đường Như Nguyệt và khu vực gần cầu đi bộ (sau khi cầu đi bộ xây dựng xong).
2.2. Định hướng phát triển các trung tâm mua sắm phục vụ du lịch
* Năm 2013-2014 triển khai thực hiện thí điểm tại các khu mua sắm:
- Kết nối các tour du lịch để đưa khách du lịch đến 06 trung tâm mua sắm lớn của thành phố gồm:
+ Trung tâm thương mại Dragon Vĩnh Trung - Siêu thị Big C.
+ Siêu thị Lotte Mart.
+ Siêu thị Coopmart.
+ Siêu thị Metro.
+ Chợ Cồn.
+ Chợ Hàn.
Ngoài ra, chọn chợ Cồn, chợ Hàn để đầu tư, sắp xếp mỗi chợ một khu kinh doanh hàng đặc sản, quà tặng, mỹ nghệ từ các tỉnh thuộc Tam giác di sản (theo tỷ lệ Đà Nẵng 50% - Hội An, Mỹ Sơn (Quảng Nam) 25% - Cố đô Huế 25%) phục vụ du khách tham quan mua sắm theo hướng chợ truyền thống văn minh (mỗi chợ từ 5-10 gian hàng riêng).
- Phát triển mới khu chuyên doanh các mặt hàng đặc sản và sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại bến xe Đà Nẵng.
* Năm 2015-2020
- Phát triển mới khu chuyên doanh các mặt hàng đặc sản và sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại nhà ga mới Đà Nẵng và chợ Hòa Khánh.
- Khuyến khích và đầu tư khu mua sắm, bày bán các loại hàng hóa chất lượng cao, các sản phẩm lưu niệm, quà tặng phục vụ du khách. Hình thành khu ẩm thực lớn “Tam giác di sản” tập trung các món ẩm thực đặc trưng của 3 địa phương: Đà Nẵng, Quảng Nam và Huế được bố trí theo kiểu buffet, phục vụ điểm tâm sáng và ăn tối và có khu bán hàng lưu niệm, quà tặng; sân khấu biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống gồm tuồng, hát dân ca liên khu V, bài chòi và nhã nhạc cung đình Huế vào buổi tối.
- Thúc đẩy đầu tư để hoàn thành 05 khu mua sắm, trung tâm mua sắm mới như: Trung tâm mua sắm thế giới (Word Trade Center); Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại khu đất mặt tiền các đường Hùng Vương - Ngô Gia Tự - Lê Duẩn - Triệu Nữ Vương; Trung tâm mua sắm Golden Mart; Trung tâm Meriden Viễn Đông và Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim Đà Nẵng.
- Quy hoạch một số khu đất gần cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, các vị trí giao thông thuận lợi để xúc tiến kêu gọi đầu tư trung tâm mua sắm phục vụ du lịch.
3. Các giải pháp phát triển các khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch
3.1. Giải pháp tuyên truyền, huy động nguồn lực, thu hút vốn đầu tư phát triển
* Đối với các khu phố chuyên doanh
- Công bố chủ trương của UBND thành phố trong việc phát triển các khu phố chuyên doanh, trung tâm mua sắm phục vụ du lịch đến người dân thông qua các trang web điện tử, báo chí, truyền hình.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, hoạt động tiếp thị, quảng cáo, xây dựng các tour, tuyến du lịch để quảng bá các khu phố, đồng thời tìm kiếm khách hàng đến với khu phố.
- Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên khu phố chuyên doanh phải xây dựng ý thức về một cộng đồng kinh doanh uy tín, trong quan hệ thương mại bảo đảm các cam kết về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng. Xây dựng các mối quan hệ giữa nhà sản xuất - nhà kinh doanh ở phố chuyên doanh - các nhà tuyên truyền quảng bá sản phẩm hàng hóa.
- Nghiên cứu cơ chế chính sách cho các cửa hàng chuyển đổi ngành nghề sang kinh doanh các mặt hàng thuộc khu phố.
* Đối với các trung tâm mua sắm phục vụ du lịch
- Xây dựng chính sách thu hút các nhà phân phối trong và ngoài nước, nhất là các tập đoàn, công ty bán buôn, bán lẻ lớn của nước ngoài theo hướng khuyến khích đầu tư trung tâm mua sắm quy mô lớn; đối với các siêu thị quy mô nhỏ, vừa ưu tiên các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đầu tư.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quá trình cấp giấy phép; tiến hành có hiệu quả, nhanh chóng việc cấp phép, điều chỉnh giấy phép, chuyển nhượng dự án; hỗ trợ về cung cấp thông tin pháp luật, giá cả thị trường; hỗ trợ về thành lập và phát huy vai trò của hiệp hội các nhà bán lẻ, các hiệp hội ngành hàng.
- Để phát triển thêm các trung tâm mua sắm hiện đại phục vụ du lịch, ưu tiên bố trí quỹ đất cho phát triển thêm các trung tâm mua sắm nằm quanh tuyến ven Sông Hàn, gần cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như: đường giao thông, vỉa hè, cây xanh, hệ thống điện, cấp thoát nước. Việc xem xét địa điểm dự kiến xây dựng trung tâm mua sắm dựa trên những tiêu chí sau:
+ Phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn thành phố; đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng và mạng lưới phân phối hàng hóa trong khu vực thuận tiện, không gây ách tắc giao thông.
+ Đảm bảo theo đúng quy hoạch đã phê duyệt và các quy định pháp luật hiện hành về trung tâm mua sắm như Phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng của từng khu đất, đảm bảo các điều kiện về bãi đỗ xe, khu tập kết hàng hóa... Tùy từng trường hợp cụ thể, thành phố xem xét hỗ trợ tiền thuê mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật xung quanh, có chính sách ưu đãi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư xây dựng trung tâm mua sắm.
2. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho các khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về luật pháp, phương thức quản lý hiện đại, kỹ năng bán hàng nhằm nâng cao năng lực đối với đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh của trung tâm mua sắm.
- Xây dựng tiêu chuẩn hóa nhân lực quản lý, bán hàng, phục vụ du lịch.
3. Sắp xếp, cơ cấu lại các khu phố chuyên doanh
- Quy định về vỉa hè, sắp xếp các điểm để xe, tổ chức giao thông, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, đảm bảo trật tự đô thị... kèm theo các biện pháp chế tài xử lý, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho khu phố.
- Xây dựng lộ trình từng bước điều chỉnh, thiết kế lại kiến trúc của khu phố chuyên doanh theo hướng đảm bảo lợi ích cho người kinh doanh, trật tự giao thông đô thị, từ đó tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải có cam kết trách nhiệm trong chăm sóc cây xanh, vườn hoa, cây cảnh; duy tu bảo dưỡng vỉa hè theo thiết kế chung của thành phố; tuân thủ các quy định về ánh sáng điện đường, điện cửa hàng, biển quảng cáo, chỗ đậu xe, cách bố trí quầy hàng, cửa hàng kinh doanh, loại bỏ quảng cáo kém thẩm mỹ; đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy: nhà vệ sinh công cộng, bố trí thùng rác, trang bị bình cứu hỏa, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp trên khu phố.
- Đối với từng khu phố chuyên doanh, cần xây dựng lực lượng quản lý dưới các hình thức Tổ, Ban quản lý tự quản... để có biện pháp quản lý hiệu quả.
4. Tăng cường công tác tổ chức, quản lý và xây dựng văn minh thương mại các khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch
- Tăng cường công tác quản lý tốt khâu cấp phép kinh doanh và kiểm tra thực hiện, nhất là có quy định bắt buộc trên các khu phố chuyên doanh mới.
- Chuẩn hóa biển hiệu của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên khu phố. Cắm bảng ghi tên khu phố chuyên doanh mỗi nhóm mặt hàng. Hàng năm, có từng chủ đề để quảng bá cho khu phố (câu khẩu hiệu) và các chương trình khuyến mãi, giảm giá theo mùa.
- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống trung tâm thương mại, các khu phố chuyên doanh bảo đảm hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng đã đăng ký và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hiện tốt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết... Tổ chức các lớp tập huấn “nụ cười thân thiện” và kỹ năng bán hàng phục vụ du lịch cho các tiểu thương, góp phần xây dựng văn minh thương mại tại các khu phố chuyên doanh cũng như các trung tâm mua sắm.
1. Sở Công Thương
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan, các quận, huyện triển khai thực hiện Đề án này;
- Phối hợp với các Sở, ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác quản lý nhà nước đối với các khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch, nhất là tăng cường kiểm tra, kiểm soát quản lý chất lượng các mặt hàng kinh doanh, niêm yết giá, bán theo giá niêm yết đối với hệ thống trung tâm mua sắm thương mại phục vụ du lịch trên địa bàn; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ quản lý, nhân viên bán hàng tại các khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố;
- Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở ngành liên quan, UBND các quận, huyện, Bến xe Đà Nẵng, Nhà ga Đà Nẵng triển khai các Khu chuyên doanh các mặt hàng đặc sản và sản phẩm thủ công mỹ nghệ Đà Nẵng tại khu nhà ga mới, bến xe Đà Nẵng và các khu bán hàng đặc sản tại chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Hòa Khánh;
- Định kỳ hàng năm, chủ trì báo cáo kết quả thực hiện và tổng hợp kinh phí trên cơ sở đề xuất của các Sở, ngành, quận, huyện liên quan tới việc triển khai Đề án này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời tham mưu đề xuất UBND thành phố điều chỉnh bổ sung mới các khu phố chuyên doanh trên địa bàn thành phố.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Kết nối các tour du lịch đến các khu phố chuyên doanh, trung tâm mua sắm thành phố. Quảng bá tuyên truyền trên các tạp chí du lịch, Website du lịch nhằm xây dựng hình ảnh các địa điểm mua sắm của thành phố cho khách du lịch.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành tham mưu về quỹ đất, bảo vệ môi trường và quy hoạch bố trí một số khu đất gần cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý để kêu gọi, khuyến khích đầu tư các trung tâm mua sắm phục vụ du lịch và các khu chuyên doanh các mặt hàng đặc sản và sản phẩm thủ công mỹ nghệ Đà Nẵng; khu ẩm thực “Tam giác di sản”.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Thực hiện cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp theo đúng quy hoạch khu phố chuyên doanh đã được phê duyệt;
- Hướng dẫn việc thực hiện các thủ tục hỗ trợ ưu đãi đầu tư của nhà nước theo quy định hiện hành;
- Chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan thẩm định và tham mưu UBND thành phố cân đối, phân bổ vốn đầu tư XDCB đối với những dự án không có điều kiện xã hội hóa, đồng thời tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch.
5. Sở Xây dựng
Sở Xây dựng chủ trì phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường sớm khẩn trương xác định vị trí, địa điểm tổ chức, quy hoạch các khu phố chuyên doanh để hình thành các đường phố, khu phố, trung tâm mua sắm phục vụ du lịch, đảm bảo cung ứng đầy đủ các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho các khu phố. Đồng thời, tham mưu, đề xuất trong việc thực hiện các quy định pháp luật chuyên ngành về xây dựng, sửa chữa, bảo trì công trình khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch.
6. Sở Tài chính
- Cân đối, bố trí dự toán ngân sách hàng năm phân bổ cho các đơn vị, địa phương liên quan để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án;
- Chủ trì phối hợp với Quỹ Đầu tư phát triển thành phố, các sở, ngành và UBND các quận, huyện tham mưu về cơ chế tài chính trong quá trình đầu tư; hỗ trợ chuyển đổi ngành hàng, mặt hàng kinh doanh, các loại phí, lệ phí liên quan đến hoạt động của phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch.
7. Sở Y tế
- Chủ trì phối hợp các sở, ngành tham mưu cho UBND thành phố trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các phố chuyên doanh và các trung tâm mua sắm phục vụ du lịch;
- Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đơn vị chuyên ngành thuộc UBND các quận, huyện, các khu phố chuyên doanh, trung tâm mua sắm trong quá trình thực hiện Đề án này.
8. Sở Giao thông Vận tải
Phối hợp với công an thành phố, các quận, huyện tổ chức tốt giao thông trên các khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm theo hướng đảm bảo giao thông thông suốt, tránh ùn tắt giao thông.
9. Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh Đà Nẵng
Chỉ đạo các ngân hàng thương mại bố trí các máy ATM, các địa điểm thu đổi ngoại tệ, hỗ trợ thanh toán qua thẻ (POS) tại các khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm.
10. Trung tâm Xúc tiến đầu tư
Chủ trì xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực đầu tư xây dựng các trung tâm mua sắm phục vụ du lịch và tham mưu giải quyết nhanh gọn thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án có vốn đầu tư trực tiếp ngoài vào các trung tâm mua sắm phục vụ du lịch.
11. Ủy ban nhân dân quận, huyện
- Thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh mới cho các hộ kinh doanh theo đúng nhóm hàng, ngành hàng đã được quy hoạch trên khu phố. Tuyên truyền, khuyến khích các cơ sở, các hộ kinh doanh chuyển đổi hoặc kinh doanh mới các nhóm hàng, ngành hàng phù hợp trên khu phố chuyên doanh;
- Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trực tiếp về khu phố chuyên doanh và các trung tâm mua sắm phục vụ du lịch trên địa bàn. Thành lập các Tổ, Ban quản lý tự quản các khu phố chuyên doanh theo quy định của Pháp luật;
- Căn cứ số liệu định hướng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này và tình hình thực tế ở địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện;
- Theo dõi tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt. Chủ động phối hợp với các sở, ngành trong việc giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch. Phối hợp các sở, ngành kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động các khu phố chuyên doanh, trung tâm mua sắm trên địa bàn;
- Định kỳ hằng quý báo cáo UBND thành phố và Sở Công Thương về số liệu và những thay đổi của hệ thống phố chuyên doanh trung tâm mua sắm trên địa bàn. Định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm, báo cáo UBND thành phố và Sở Công Thương kết quả tổng hợp thực hiện Đề án này.
12. Trách nhiệm các đơn vị khác có liên quan
Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an thành phố và các sở, ngành có liên quan tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp triển khai thực hiện Đề án này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Công Thương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 5723/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án “Phát triển các khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch” do thành phố Đà Nẵng ban hành
Số hiệu: | 5723/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký: | Văn Hữu Chiến |
Ngày ban hành: | 19/08/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 5723/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án “Phát triển các khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch” do thành phố Đà Nẵng ban hành
Chưa có Video