Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 57/1999/QĐ-TĐC

Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH TẠM THỜI THẨM ĐỊNH KỸ THUẬT THIẾT BỊ ĐÃ QUA SỬ DỤNG

TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG

Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 27 tháng 12 năm 1990;

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quy định tại Nghị định 22/HĐBT ngày 08 tháng 2 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);

Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định về phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa;

Theo đề nghị của Trưởng Ban Tổng hợp Pháp chế;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành Quy trình tạm thời thẩm định kỹ thuật thiết bị đã qua sử dụng để bổ sung và chi tiết hóa Quy trình kiểm tra Nhà nước thiết bị công nghệ nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 137/TĐC-QĐ ngày 24 tháng 5/1995 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Điều 2. Các Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Tổng cục căn cứ vào Quy trình này và Quy trình được ban hành kèm theo Quyết định số 137/TĐC-QĐ ngày 24/5/1995 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để ban hành quy định nội dung và phương pháp thẩm định kỹ thuật đối với từng loại thiết bị cụ thể.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

Nơi nhận:
- Bộ KCM (để b/c);
- Ktra TĐC;
- TTKT1,2,3;
- Lưu VP, THPC;

TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN
ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG




Nguyễn Hữu Thiện

 

QUY TRÌNH

TẠM THỜI THẨM ĐỊNH KỸ THUẬT THIẾT BỊ ĐÃ QUA SỬ DỤNG

(Ban hành theo Quyết định số 57/1999/QĐ-TĐC ngày 11/3/1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

1. Phạm vi áp dụng

Quy trình này chi tiết hóa “Quy trình kiểm tra Nhà nước thiết bị công nghệ nhập khẩu” ban hành theo Quyết định số 137/TĐC-QĐ ngày 24/05/1995 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, được áp dụng để thẩm định kỹ thuật thiết bị đã qua sử dụng theo yêu cầu được nêu trong Quy định những yêu cầu chung về kỹ thuật đối với nhập các thiết bị đã qua sử dụng theo yêu cầu được nêu trong Quy định những yêu cầu chung về kỹ thuật đối với nhập các thiết bị đã qua sử dụng được ban hành theo Quyết định số 2019/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 01/12/1997 của Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường.

2. Quy định chung

2.1. Trạng thái thiết bị khi tiến hành thẩm định kỹ thuật (TĐKT)

Việc thẩm định được tiến hành khi thiết bị ở một trong trạng thái sau đây:

A. Đang vận hành;

B. Không vận hành nhưng đã được lắp ráp để ở trạng thái sẵn sàng hoạt động;

C. Đã lâu không vận hành nhưng đã được lắp ráp hoàn chỉnh;

D. Đã được tháo rời thành từng cụm;

2.2. Vị trí của thiết bị khi tiến hành thẩm định kỹ thuật:

Việc TĐKT các thiết bị được tiến hành ở các vị trí sau:

- Tại nơi chuẩn bị tháo dỡ hay đang tháo dỡ để xuất khẩu;

- Tại kho để chuẩn bị xuất khẩu;

- Tại kho trung chuyển hay kho của nơi nhận thiết bị;

- Tại nơi lắp đặt để sản xuất.

Nơi đặt thiết bị phải có diện tích đủ rộng để thuận tiện cho việc TĐKT.

2.3. Danh mục thiết bị được thẩm định kỹ thuật

Danh mục thiết bị phải có đầy đủ các thông tin: Tên gọi thiết bị (tiếng Việt và một ngoại ngữ đối chứng tốt nhất là tiếng Anh); ký mã hiệu; Hãng sản xuất; nước sản xuất; năm sản xuất; số lượng; mức chất lượng còn lại do nhà cung cấp tự đánh giá (nếu có), giá của thiết bị.

Kèm theo Danh mục là các tài liệu kỹ thuật liên quan tới thiết bị sẽ được thẩm định (nếu có).

2.4. Tổ chức thẩm định nói trong quy trình này là các Trung tâm Kỹ thuật thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng hoặc các Tổ chức được Tổng cục chỉ định.

2.5. Thẩm định viên/Nhóm thẩm định viên .

Tùy theo mức độ phức tạp của thiết bị, việc thẩm định kỹ thuật được tiến hành bởi thẩm định viên hoặc nhóm thẩm định viên.

Thẩm định viên là người của tổ chức thẩm định, có đủ các điều kiện dưới đây:

- Được đào tạo phù hợp với công việc thẩm định, có thời gian và kinh nghiệm công tác trong tổ chức thẩm định.

- Được huấn luyện nghiệp vụ, pháp chế về công tác thẩm định thiết bị công nghệ.

Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức thẩm định có thể sử dụng các chuyên gia bên ngoài để thực hiện vai trò thẩm định viên.

Thẩm định viên có thể hoạt động độc lập hay theo nhóm tùy yêu cầu của công việc thẩm định.

Khi hoạt động theo Nhóm, một thẩm định viên được chỉ định điều hành công việc chung của nhóm.

2.6. Chuyên gia và hội đồng Tư vấn.

Chuyên gia là các cán bộ kỹ thuật được tổ chức thẩm định yêu cầu thực hiện tư vấn một số vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ liên quan đến công tác thẩm định.

Đối với thiết bị phức tạp hoặc có yêu cầu quản lý đặc biệt tổ chức thẩm định thành lập Hội đồng tư vấn bao gồm một số chuyên gia để tham khảo ý kiến các vấn đề dưới đây:

- Chọn hạng mục thẩm định;

- Hệ số trọng lượng của các hạng mục;

- Xác định tình trạng chất lượng thực tế của thiết bị (đối với các thiết bị có trình độ kỹ thuật công nghệ cao, lần đầu được thẩm định);

- Một số yêu cầu khác.

2.7. Nhà thầu phụ.

Tổ chức thẩm định có thể yêu cầu một Tổ chức khác (gọi là Nhà thầu phụ) thực hiện một phần công tác thẩm định khi cần thiết. Trách nhiệm của Nhà thầu phụ được ràng buộc trong Hợp đồng giữa các bên.

3. Nội dung và phương pháp thẩm định

Việc TĐKT được tiến hành theo nội dung và phương pháp sau:

- Đánh giá định tính chất lượng thiết bị;

- Xác định mức chất lượng thực tế của thiết bị được thẩm định .

Đối với thiết bị đơn chiếc hoặc một lô thiết bị đơn chiếc trong một Hợp đồng và các thiết bị trong dây chuyền công nghệ có giá trị đến 100.000 USD, chỉ áp dụng đánh giá định tính (theo mục 3.1).

Đối với thiết bị đơn chiếc hoặc dây chuyền công nghệ có giá trị trên 100.000 USD, thì sau khi đánh giá định tính chất lượng của thiết bị sẽ tiến hành xác định mức chất lượng thực tế của thiết bị (theo mục 3.2)

3.1. Đánh giá định tính chất lượng của thiết bị :

Xem xét hồ sơ, đối chiếu thiết bị được thẩm định với danh mục thiết bị có yêu cầu thẩm định. Áp dụng phương pháp quan sát trực quan thiết bị tại thời điểm và vị trí thẩm định. Xem xét sự phù hợp của thiết bị đối với danh mục thiết bị có yêu cầu thẩm định. Sau đó đánh giá để phân loại chất lượng thiết bị theo quy định trong bảng mô tả khoảng mức chất lượng ở phụ lục 1 của quy trình này.

Kết quả đánh giá được trình bày trong phụ lục 2.

3.2. Xác định mức chất lượng thực tế của thiết bị được thẩm định (K)

Phương pháp này được thực hiện theo trình tự sau:

3.2.1. Phân nhóm thiết bị

Việc phân nhóm thiết bị chỉ thực hiện khi thẩm định dây chuyền thiết bị có số lượng nhiều và hình thành từng cụm công nghệ độc lập. Tùy quy mô của dây chuyền công nghệ và yêu cầu của việc thẩm định có thể chia thiết bị ra thành từng nhóm để thuận tiện trong việc xác định hạng mục thẩm định, hệ số trọng lượng các hạng mục được chọn và khi tiến hành thẩm định.

3.2.2. Đánh giá định tính chất lượng thiết bị

Thực hiện theo nội dung và phương pháp nêu trong mục 3.1

3.2.3. Xác định chất lượng thực tế

Mức chất lượng thực tế (K) được xác định theo các bước như sau:

* Bước 1: Xác định hạng mục thẩm định và hệ số trọng lượng (mi) của từng hạng mục

a. Hạng mục thẩm định được trình bày trong bảng 1 dưới đây:

TT

Hạng mục thẩm định

Hệ số trọng lượng (mi)

Giá trị chuẩn so sánh (Xo)

Giá trị đạt được (Xi)

Giá trị chỉ tiêu CL tương đối (qi)

mi,qi

1

Ngoại quan và tính đầy đủ của thiết bị

 

 

 

 

 

2

Động lực chính của thiết bị

- An toàn

- Trạng thái và khả năng làm việc

 

 

 

 

 

3

Hệ thống truyền động

- An toàn

- Trạng thái và khả năng làm việc

 

 

 

 

 

4

Hệ thống điều khiển

- Trạng thái và khả năng làm việc

 

 

 

 

 

5

Bộ công tác

- An toàn

- Trạng thái và khả năng làm việc

 

 

 

 

 

6

Các bộ phận phù trợ

- Trạng thái và khả năng làm việc

 

 

 

 

 

b. Xác định hệ số trọng lượng (mi)

Hệ số trọng lượng (mi) của từng hạng mục được xác định với thang điểm từ 1 đến 10 theo nguyên tắc khi hạng mục thẩm định càng quan trọng thì hệ số càng lớn.

Hệ số trọng lượng (mi) được các định trên cơ sở xử lý ý kiến các thành viên của nhóm chuyên gia hoặc của Hội đồng tư vấn thông qua bỏ phiếu theo trình tự như sau:

- Nếu các kết quả (mi) có độ rộng (R(mi)= mimax - mimin ) > 2 thì phải xử lý để loại bỏ các ý kiến khác biệt. Khi gặp trường hợp này, thành viên có ý kiến khác biệt cần trình bày ý kiến của mình, sau đó thảo luận rồi tiến hành bỏ phiếu lại. Nếu sau hai lần bỏ phiếu mà vẫn chưa thay đổi thay đổi thì báo cáo với Thủ trưởng tổ chức thẩm định để có quyết định cuối cùng.

- Nếu kết quả (mi) không có ý kiến khác biệt, giá trị trung bình mi được tính theo công thức:

(1)

Trong đó:

p: số thành viên tham gia với:

Ÿ pmin = 3 - đối với thiết bị thông thường

Ÿ pmin = 5 - đối với thiết bị phức tạp

mij: hệ số trọng lượng hạng mục nội dung thứ i do thành viên thứ j cho.

Sau khi tính toán được làm tròn thành số nguyên.

Bước 2: Xác định giá trị thực tế của từng hạng mục thẩm định

Các thẩm định viên xem xét kiểm tra đánh giá và ghi nhận thực trạng các hạng mục cần thẩm định và theo các phương pháp sau:

Phương pháp ngoại quan: Các thẩm định viên quan sát, ghi nhận thực trạng các hạng mục cần thẩm định của thiết bị. Việc ghi nhận có thể mô tả bằng viết hay bằng chụp ảnh.

- Đo đạc: Thông thường chỉ đo một số thông số liên quan tới an toàn (như điện trở cách điện của động cơ điện) kích thước hình học (các khoảng cách an toàn, trạng thái mài, mòn, nứt.... tại một số điểm của thiết bị....).

- Xử lý thông tin từ ý kiến của các chuyên gia (nếu có).

Tiến hành cho các điểm hạng mục thẩm định trên cơ sở kết quả đã ghi nhận được. Việc cho điểm được áp dụng thang điểm 5 - 4 - 3 - 0 với số lẻ là 0,5 ứng với bốn mức Tốt - Khá - Đạt - Không đạt.

Khi ý kiến giữa các thẩm định viên không nhất trí, việc xử lý được thực hiện theo trình tự đã được nêu ở mục b của bước 1 với các thay đổi sau:

- Xử lý để loại bỏ ý kiến khác biệt nếu độ rộng của giá trị Xi(Rxi= Ximax- Ximm)>1

- Xác định giá trị trung bình Xi theo công thức sau:

 (2)

Trong đó:

p: số thẩm định viên tham gia được quy định như sau:

Ÿ Pmin = 3 trong đó có 1 thẩm định viên là chuyên gia ngoài tổ chức thẩm định đối với các lô thiết bị có giá trị đến 4 triệu USD.

Ÿ Pmin = 5 trong đó có ít nhất 2 thẩm định viên là chuyên gia ngoài tổ chức thẩm định đối với các lô thiết bị có giá trị trên 4 triệu USD.

Xij: giá trị thực tế của hạng mục thứ i do thẩm định viên thứ j cho

Như vậy, giá trị đặc trưng (chuẩn) ở trạng thái mới, chưa qua sử dụng là X0=5

Bước 3: Xác định giá trị chỉ tiêu chất lượng tương đối (qi) của thiết bị theo công thức:

 (3)

Bước 4: Xác định giá trị chỉ tiêu chất lượng tổng hợp (Q) của thiết bị theo công thức:

 (4)

Trong đó: n là số hạng mục cần thẩm định.

Bước 5: Xác định mức chất lượng thực tế (K) theo công thức:

Bước 6: Xử lý kết quả cuối cùng

- Nếu K nằm trong khoảng mức chất lượng đã được xác định theo phương pháp định tính thì K là mức chất lượng đặc trưng cho thiết bị được thẩm định.

- Nếu K thấp hơn giá trị cuối cùng ở mức 2 nhưng kết quả xác định theo phương pháp định tính nằm ở trong khoảng mức 1 hay mức 2 thì được xử lý như sau:

Ÿ K được cộng thêm 1% nếu kết quả xác định theo phương pháp định tính nằm ở khoảng mức 2.

Ÿ K được công thêm 2% nếu kết quả xác định theo phương pháp định tính nằm ở khoảng mức 1.

Kết quả xác định mức chất lượng thực tế được trình bày trong phụ lục 2.

4. Xử lý kết quả

4.1. Nếu thiết bị có mức chất lượng thực tế (K) trên 80% thì được được kết luận là đạt yêu cầu.

4.2. Nếu thiết bị có mức chất lượng thực tế (K) nhỏ hơn hay bằng 80% thì được kết luận là không đạt yêu cầu.

Các điểm không phù hợp được nêu trong phụ lục 3

4.3. Nếu có yêu cầu, tổ chức thẩm định sẽ tiến hành thẩm định lại việc khắc phục các điểm không phù hợp.

Kết quả thẩm định lại được trình bày trong phụ lục 4.

5. Thông báo kết quả thẩm định kỹ thuật

Sau khi kết thúc việc thẩm định kỹ thuật, Thủ trưởng Tổ chức thẩm định thông báo kết quả cho cơ quan trưng cầu thẩm định, đồng thời gửi 01 bản Thông báo kết quả về Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thay báo cáo. Trường hợp thẩm định theo yêu cầu của Tổng cục, Thông báo kết quả thẩm định được gửi về Tổng cục để xem xét, quyết định.

6. Lưu trữ hồ sơ

Tổ chức thẩm định lưu trữ toàn bộ hồ sơ thẩm định ít nhất là 02 năm kể từ ngày ra Thông báo kết quả thẩm định, đồng thời thực hiện việc bảo mật theo quy định.

7. Các phụ lục

- PL1: Bảng mô tả khoảng mức chất lượng (K%) của thiết bị

- PL2: Biên bản thẩm định kỹ thuật thiết bị công nghệ.

Biểu mẫu 01 - PL1: Phiếu Kết quả đánh giá định tính chất lượng thiết bị;

Biểu mẫu 02 - PL2: Phiếu Kết quả xác định mức chất lượng thực tế của thiết bị;

Biểu mẫu 03 - PL2: Phiếu đề nghị bổ sung hồ sơ.

- PL3: Các điểm không phù hợp và hành động khắc phục.

- PL4: Kết quả thẩm định lại.

 

Phụ lục 1

BẢNG MÔ TẢ

KHOẢNG MỨC CHẤT LƯỢNG CỦA THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ

Mức

Khoảng mức chất lượng (K%)

Mô tả

(1)

(3)

(4)

1

>90%-100%

+ Thiết bị mới đưa vào sử dụng được bảo dưỡng kỹ thuật tốt.

+ Ngoại quan tổng thể trông “như mới”.

+ Các cụm chức năng chính và chi tiết ngoại vi còn đầy đủ

Các bộ truyền động và công tác chưa có dấu hiệu mài mòn.

+ Hệ thống điều khiển còn nguyên vẹn, đảm bảo độ tin cậy và chính xác khi hoạt động.

+ Thiết bị vận hành bình thường, đạt các tính năng cơ bản như mức nguyên thủy.

2

>80%-90%

+ Thiết bị cũ đã qua sử dụng, có thể vừa được sửa chữa hoàn chỉnh, đang vận hành sản xuất.

+ Ngoại quan tổng thể khá tốt, không bị rỉ sét, còn lớp sơn nguyên thủy hoặc được sơn tân trang kỹ lưỡng, đảm bảo tính mỹ quan công nghiệp.

+ Các cụm chức năng chính và chi tiết ngoại vi đầy đủ. Một số cụm đã được sửa chữa, thay mới. Không có chi tiết nào mòn rõ rệt.

+ Hệ thống điều khiển còn tốt, đảm bảo đầy đủ các chức năng điều khiển hoạt động của thiết bị.

+ Thiết bị vận hành bình thường, thỏa mãn với mục đích sử dụng.

3

>70%-80%

+ Thiết bị cũ đã qua sử dụng, đang vận hành sản xuất.

+ Ngoại quan tổng thể trung bình, lớp phủ bề mặt (sơn, xi mạ) bị bong tróc nhẹ, không đáng kể.

+ Các cụm chức năng chính còn đủ, một vài chi tiết ngoại vi bị mất mát hoặc hư hỏng. Các bộ truyền động và công tác đã có dấu hiệu mài mòn.

+ Hệ thống điều khiển vẫn còn đảm bảo tính năng hoạt động.

+ Thiết bị có khả năng vận hành bình thường. Tuy nhiên, để thỏa mãn mục đích sử dụng, thiết bị cần phải được tân trang sửa chữa nhỏ hoặc thay mới và cân chỉnh lại một vài bộ phận

4

>60%-70%

+ Thiết bị cũ đã qua sử dụng, đang vận hành sản xuất. Đã qua tân trang, sửa chữa nhỏ.

+ Ngoại quan tổng thể kém, lớp phủ bề mặt bị bong tróc, trầy xước, sét.

+ Các cụm chức năng chính và chi tiết ngoại vi cũ kỹ, hư hỏng.

Các bộ truyền động và công tác mòn rõ rệt.

+ Hệ thống điều khiển chắp vá, hư hỏng.

+ Thiết bị làm việc không ổn định, dễ bị hỏng hóc, không thỏa mãn mục đích sử dụng. Để thỏa mãn mục đích sử dụng thiết bị cần phải được sửa chữa cân chỉnh lại (mức trung tu).

5

>50%-60%

+ Thiết bị cũ đã qua sử dụng, đang vận hành sản xuất. Bảo dưỡng kém, chưa được tân trang sửa chữa (kể từ ngày đưa vào sử dụng).

+ Ngoại quan tồi tàn. Lớp phủ bề mặt bị bong tróc, rỉ sét. Các chi tiết ngoại vi bị gãy nở, sứt mẻ, hư hỏng. Thân máy bám đầy dầu mỡ, bụi bẩn.

+ Các cụm chức năng chính và phụ hao mòn rõ rệt tương tự mức 4.

+ Hệ thống điều khiển tương tự mức 4

+ Thiết bị làm việc không ổn định. Không thỏa mãn mục đích sử dụng. Để phục hồi chức năng máy cần được sửa chữa, cân chỉnh lại (trên mức trung tu)

6

>40%-50%

+ Thiết bị cũ đã qua sử dụng, để lâu không sử dụng. Bảo dưỡng kém.

+ Ngoại quan tồi tàn, tương tự mức 5.

+ Các cụm chức năng chính và phụ hao mòn trầm trọng. Các chi tiết ngoại vi mất mát, hư hỏng.

+ Hệ thống điều khiển cũ kỹ, hư hỏng cần phải sửa chữa, phục hồi mới sử dụng được.

+ Thiết bị không còn khả năng làm việc. Nhưng còn khả năng sửa chữa phục hồi (đại tu).

7

>30% - 40%

+ Thiết bị cũ đã qua sử dụng, để lâu không sử dụng (đang chờ sửa chữa).

+ Ngoại quan tồi tàn, thân máy rỉ sét, bong rộp từng mảng.

+ Các cụm chức năng chính và phụ hư hỏng trầm trọng. Hầu hết các chi tiết ngoại vi bị tháo dỡ, mất mát, hư hỏng.

+ Hệ thống điều khiển có tình trạng tương tự mức 6.

+ Thiết bị không còn khả năng làm việc. Có thể đại tu phục hồi nhưng không kinh tế

8

<=30%

Thiết bị cũ đã qua sử dụng, hư hỏng hoàn toàn.

+ Không còn khả năng phục hồi. Chỉ thích hợp cho việc tháo dỡ để lấy lại một số bộ phận còn sử dụng được của máy.

 

Phụ lục 2

BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH KỸ THUẬT THIẾT BỊ

Đề tài số:………………../TĐ

Ÿ Tên đơn vị yêu cầu:..........................................................................................................

Ÿ Đại diện:..........................................................................................................................

Ÿ Địa điểm thẩm định:..........................................................................................................

Ÿ Thời gian thẩm định: Từ…… giờ …… ngày ……./ …../.... đến ngày.../ ..../….

Ÿ Tên thẩm định viên :..........................................................................................................

..........................................................................................................................................

1. Tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ:

Hồ sơ đầy đủ: £ Yêu cầu bổ sung hồ sơ: £ (Xem biểu mẫu 3 - PL2)

2. Nhận dạng tổng quát

STT

Nội dung

Theo khai báo

Thực tế

1

Tên gọi

 

 

2

Số lượng

 

 

3

Ảnh số

 

 

4

Tình trạng thiết bị

 

 

3. Các thông số kỹ thuật thiết bị

 

 

 

 

4. Xem xét tổng quát lô hàng

4.1. Sự phù hợp của lô hàng với hồ sơ: Phù hợp £ Không phù hợp £

4.2. Tình trạng chung của lô hàng:

(Xem chi tiết tại biểu mẫu 01-PL2)

5. Các nội dung yêu cầu thẩm định kỹ thuật

6. Kết quả thẩm định kỹ thuật

Biểu mẫu 01 - PL1: Phiếu Kết quả đánh giá định tính chất lượng thiết bị £

Biểu mẫu 02 - PL2: Phiếu Kết quả xác định mức chất lượng thực tế của thiết bị £

Biểu mẫu 03 - PL2: Phiếu đề nghị bổ sung hồ sơ. £

 

Ngày … tháng …. năm….
THẨM ĐỊNH VIÊN

 

Biểu mẫu 1-Phụ lục 2

PHIẾU KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH TÍNH CHẤT LƯỢNG THIẾT BỊ

(Theo mục 3.1 Quy trình tạm thời)

Đề tài số:……………………………/TĐ

TT

Tên thiết bị/ Nhóm thiết bị

Số lượng

Nước SX

Hãng SX

Năm SX

Khoảng K%

Ảnh số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày … tháng …. năm….
THẨM ĐỊNH VIÊN

 

Biểu mẫu 2 - Phụ lục 2

PHIẾU KẾT QUẢ

XÁC ĐỊNH MỨC CHẤT LƯỢNG THỰC TẾ CỦA THIẾT BỊ

(Theo mục 3.2 Quy trình tạm thời)

Đề tài số:……………………./TĐ

Số:………

1. Tên thiết bị/Nhóm thiết bị:...................................................... Số lượng:…………………….

2. Kết quả xác định giá trị thực tế của các hạng mục thẩm định

 

 

 

 

 

 

3. Mức chất lượng thực tế

TT

Các hạng mục thẩm định KT

mi

Xo

Xi

Qi

miqi

k

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày … tháng …. năm….
THẨM ĐỊNH VIÊN

 

Biểu mẫu 3 - Phụ lục 2

PHIẾU ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG HỒ SƠ

Đề tài số:……………………../TĐ

Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ do Doanh nghiệp cung cấp, chúng tôi đề nghị Doanh nghiệp bổ sung các hồ sơ sau:

1. ......................................................................................................................................

2. ......................................................................................................................................

3. ......................................................................................................................................

 

Ngày … tháng …. năm….
THẨM ĐỊNH VIÊN

………………………………………

Đã bổ sung hồ sơ ngày ……./ ……./ …………..

Người nhận:…………………………..

 

Phụ lục 3

CÁC ĐIỂM KHÔNG PHÙ HỢP VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Đề tài số:…………………/TĐ

* Tên thiết bị/Nhóm thiết bị:................................................... Số lượng:………………………..

* Nhận dạng thiết bị/Nhóm thiết bị:

1. Các điểm không phù hợp

TTĐKPH

Mô tả sự không phù hợp

Khuyến cáo giải pháp

Cần sửa chữa tân trang

Cần thay thế

 

 

 

 

 

Ngày … tháng …. năm….
THẨM ĐỊNH VIÊN

……………………………                    ……………………………            ………………………….

2. Các biện pháp khắc phục

TTĐKPH

TTBPKP

Các biên pháp khắc phục

 

 

 

 

 

 

 

Ngày …… tháng ……. năm…...
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP

 

Phụ lục 4

PHIẾU KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH KỸ THUẬT LẠI

Đề tài số:………………./TĐ

* Tên thiết bị/Nhóm thiết bị:.................................................... Số lượng:……………………….

* Kết quả thẩm định kỹ thuật lại:

Theo thứ tự các điểm không phù hợp

Thứ tự theo các biện pháp khắc phục

Kết quả thẩm định

Ghi chú

Đạt

Không đạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá chung:

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Ngày … tháng …. năm….
THẨM ĐỊNH VIÊN

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 57/1999/QĐ-TĐC về Quy trình tạm thời thẩm định kỹ thuật thiết bị đã qua sử dụng do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ban hành

Số hiệu: 57/1999/QĐ-TĐC
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng
Người ký: Nguyễn Hữu Thiện
Ngày ban hành: 11/03/1999
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 57/1999/QĐ-TĐC về Quy trình tạm thời thẩm định kỹ thuật thiết bị đã qua sử dụng do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…