Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 5488/QĐ-UB-KT

TP. Hồ Chí Minh, ngày 09/10/1997

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
- Căn cứ quyết định số 852/TTg ngày 2 8/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ ; Thông tư số 01/TT-TCCB ngày 6/02/1996 của Bộ Công nghiệp và Thông tư số 18/TT-LB ngày 29/6/1996 của Liên Bộ Công nhiệp và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ về việc chuyển giao chức năng quản lý Nhà nước về điện cho các Sở Công nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp (công văn số 282/CN-2 ngày 19/5/1997) và Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố (tờ trình số 171/TCCQ ngày 22/8/1997) ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Nay ban hành quy chế quản lý Nhà nước về điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2.- Giám đốc Sở Công nghiệp có trách nhiệm phối hợp cùng các cơ quan chức năng có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện kịp thời bổ sung, sửa đổi Quy chế phù hợp với thực tế trong quá trình vận hành, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét và quyết định.

Điều 3.- Quy chế quản lý Nhà nước về điện trên địa bàn thành phố được đăng tải và phổ biến rộng rãi đến hộ nhân dân của thành phố.

Điều 4.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với quyết định này.

Điều 5.- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chánh, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng, Kiến trúc sư Trưởng thành phố, Giám đốc Sở Giao thông công chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, các cơ quan chức năng có liên quan và Giám đốc Sở Công nghiệp có trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thành Long

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(Ban hành kèm theo quyết định số : 5488/QĐ-UB-KT Ngày 09/10/1997 của UBND thành phố).

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Điện năng là dạng năng lượng rất quý, là loại vật tư kỹ thuật có tính chiến lược, được dùng làm động lực trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, có vị trí quan trọng trong việc tăng cường quốc phòng, củng cố an ninh và đời sống nhân dân, nên mọi ngành mọi người có trách nhiệm bảo vệ, sử dung với hiệu quả cao nhất.

Điều 2.- Căn cứ quyết định số 852/TT g ngày 28/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 01/TT­-TCCB ngày 6/02/1996 của Bộ Công nghiệp, chức năng quản lý Nhà nước về điện của Sở Công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm :

1- Quy hoạch về điện trên địa bàn thành phố.

2- Giám sát điện năng theo quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý của Bộ Công nghiệp.

3- Quản lý và phát triển các dạng năng lượng mới.

4- Thanh tra an toàn về điện.

Điều 3.- Sở Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan quản lý Nhà nước giúp Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh , chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của Cục kiểm tra giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp (Cục KTGSKTATCN) và Vụ Kế hoạch - Đầu tư Bộ Công nghiệp.

Tất cả các tổ chức, doanh nghiệp cung ứng điện, sử dụng điện (quốc doanh, tư nhân, liên doanh với nước ngoài, nước ngoài đầu tư 100% vốn…), các đơn vị tư vấn, xây lắp, sản xuất thiết bị điện và các hộ dân dùng điện - dưới đây được gọi là các hộ sử dụng điện - trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều chịu sự quản lý Nhà nước về điện của Sở Công nghiệp.

Điều 4.- Các sở ban ngành thành phố, các quận huyện và Công ty điện lực thành phố có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Sở Công nghiệp nghiệp thực hiện chức năng quàn lý Nhà nước về điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .

Quan hệ quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh điện, sự phối hợp hoạt động, phân công, phân nhiệm giữa Sở Công nghiệp và Công ty Điện lực thành phố thực hiện theo các Thông tư, hướng dẫn, quy định của Bộ Công nghiệp đã ban hành nhằm làm cho công tác quản lý Nhà nước và sản xuất kinh doanh điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được thực thi một cách thống nhất, kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm và chất lượng cao.

Điều 5.- Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về điện trên địa bàn quận, huyện gồm :

- Quy hoạch về điện trên địa bàn quận, huyện.

- Ứng dụng các dạng năng lượng mới trên địa bàn.

- Các phòng Kinh tếquận, huyện là cơ quan chuyên môn giúp các Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện việc quản lý Nhà nước về điện trên địa bàn quận, huyện.

Chương II

QUY HOẠCH VỀ ĐIỆN

Điều 6.

- Sở Công nghiệp thành phố có nhiệm vụ quản lý Nhà nước thống nhất về quy hoạch hệ thống mạng lưới điện thành phố và về đầu tư, xây dựng chuyên ngành điện trên địa bàn thành phố. Chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc cải tạo, nâng cấp, phát triển hệ thống điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của thành phố, giảm tổn thất điện năng và nâng cao chất lượng việc cung ứng và sử dụng điện trên địa bàn thành phố.

Điều 7.

- Sở Công nghiệp thành phố chủ trì phối hợp với các cơ quan Sở ban ngành và Công ty Điện lực thành phố trong việc lập quy hoạch phát triển, cải tạo hệ thống điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo quy hoạch thống nhất chung của Nhà nước và của nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trình Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Công nghiệp. Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố thẩm định phê duyệt.

Điều 8.

- Sở Công nghiệp chịu trách nhiệm kiểm tra thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành đối với các dự án đầu tư về điện trên địa bàn thành phố. Các cơ quan có thẩm quyền khi thẩm định các dự án đầu tư xây dựng các công trình điện phải có ý kiến thỏa thuận của Sở Công nghiệp bằng văn bản về quy hoạch trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư (nếu sử dụng vốn Nhà nước), hoặc cấp phép đầu tư (nếu không sử dụng vốn Nhà nước).

Điều 9.- Sở Công nghiệp phối hợp với Sở xây dựng hướng dẫn tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 10.- Thẩm định nghiệp vụ và tham gia ý kiến bằng văn bản (với cơ quan chức năng được Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền) về việc các tổ chức, cá nhân bổ sung chức năng nhiệm vụ hoặc thành lập doanh nghiệp sản xuất thiết bị - phụ kiện ngành điện ; hành nghề tư vấn - thiết kế - xây lắp điện .

Làm đầu mối thụ lý hồ sơ và xem xét cấp Giấy chứng nhận hành nghề (sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố ) đối với các tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn - thiết kế - xây lắp điện theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Công nghiệp.

Chương III

GIÁM SÁT ĐIỆN NĂNG

Điều 11.

- Giám sát điện năng (GSĐN) của Sở Công nghiệp là công tác thanh tra, xử lý của Nhà nước về các mặt kỹ thuật, kinh tế, pháp chế trong việc cung ứng và sử dụng điện đối với tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố trên cơ sở chủ trương, chính sách, chế độ, điều lệ, quy trình, quy phạm, kỹ thuật an toàn điện hiện hành của Nhà nước, hợp đồmg mua bán điện đã ký kết giữa hai chủ thể hợp đồng và sự phân công, phân nhiệm của Bộ Công nghiệp.

Điều 12.

- Công tác giàm sát điện năng được tiến hành có báo trước hoặc đột xuất không báo trước. Bên cung ứng điện (bên bán điện) và bên sử dụng điện (bên mua điện) có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ giám sát điện năng làm nhiệm vụ. Trong trường hợp vi phạm các quy định của Nhà nước thì phải thực hiện không chậm trễ các kiến nghị do GSĐN đề ra.

Điều 13.- Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng Công an quận, huyện phối hợp với Giám sát điện năng Sở Công nghiệp trong việc kiểm tra các đơn vị cung ứng và sử dụng điện, phối hợp với ngành điện trong công tác bảo vệ các công trình điện, thiết kế điện và hành lang an toàn lưới điện cao áp, ngăn chặn các hiện tượng phá hoại, lấy cắp điện hoặc sử dụng điện trái phép.

Điều 14.- Giám sát điện năng Sở Công nghiệp thực hiện công tác giám sát điện dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Sở Công nghiệp và theo sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của Cục KSGSKTATCN (thuộc Bộ Công nghiệp). Giám sát điện năng Sở Công nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn sau :

1- Kiểm tra các đơn vị thuộc các ngành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong việc chấp hành các chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước về cung ứng và sử dụng điện.

2- Kiểm tra Công ty điện lực thành phố và các điện lực trực thuộc Công ty việc cung ứng điện an toàn, ổn định, bảo đảm chất lượng và số lượng điện năng theo hợp đồng mua bán điện, kiểm tra viêc thực hiện đóng cắt điện theo kế hoạch báo trước đúng quy định.

3- Hướng dẫn và kiểm tra các hộ sử dụng điện thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng điện an toàn tiết kiệm. Phổ biến những kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực nảy để áp dụng. Phát hiện những thiếu sót và yêu cầu các hộ vi phạm có biện pháp khắc phục

4- Tham gia cùng các đơn vị sử dụng điện xây dựng định mức điện năng cho một đơn vị sản phẩm, góp phần sử dụng điện có hiệu quả.

5- Giải quyết các vụ tranh chấp trong việc vi phạm điều lệ, chủ trương, chính sách của Nhà nước về cung ứng và sử dụng điện khi có yêu cầu.

6- Tham gia nghiệm thu các công trình điện do thành phố đầu tư và xây dựng.

7- Kiểm tra các thiết bị điện và công trình điện của bên sử dụng điện về tình trạng kỹ thuật, vận hành an toàn theo các quy trình, quy phạm kỹ thuật điện hiện hành.

8- Kiến nghị vối cấp trên về việc sửa đổi, bổ sung các quy định, điểu lệ… phủ hợp với tình hình cung ứng và sử dụng điện từng thời kỳ. Báo cáo công tác GSĐN hàng quý, năm lên cơ quan cấp trên theo quy định.

Điều 15.- Cán bộ giám sát điện năng (Giám sát viên) có nhiệm vụ, quyền hạn sau :

1 - Kiểm tra bất kỳ lúc nào tất cả các đơn vị cung ứng và sử dụng điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu vi phạm về cung ứng và sử dụng điện sau khi xuất trình thẻ Giám sát viên của Bộ Công nghiệp cấp. Yêu cầu các đơn vị cung ứng và sử dụng điện chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách, quy định về cung ứng và sử dụng điện. Lập biên bản đối với các đơn vị vi phạm, chuyển biên bản đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

2 - Yêu cầu các hộ sử dụng điện thực hiện các biện pháp tiết kiện điện. Nhắc nhở các trường hợp sử dụng điện lãng phí và lập biên bản xử lý các trường hợp tái vi phạm. Yêu cầu bên sử dụng điện cho ngừng vận hành các thiết bị điện không đảm bảo an toàn, hiệu suất sử dụng thấp, không đảm bảo kỹ thuật. Yêu cầu các hộ sử dụng điện cắt ngay các thiết bị điện khi phát hiện chúng trong tình trạng đe dọa gây sự cố, tai nạn, hỏa hoạn…Trong trường hợp cấp bách, Giám sát viên có quyền ra lệnh ngừng hoạt động các thiết bị điện không an toàn, lập biên bản và báo cáo ngay về cơ quan chức năng để kiểm tra, giải quyết.

3 - Thẩm định hồ sơ khiếu nại, tranh chấp giũa bên cung ứng điện và bên sử dụng điện trong việc phạt các vi phạm hợp đồng mua bán điện, trình Sở Công nghiệp xem xét, giải quyết.

4 - Giám sát viên chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tùy mức độ sai trái có thể bị xử lý hành chính, thu thẻ giám sát viên hoặc xử lý hình sự theo pháp luật. Các giám sát viên làm việc có hiệu quả, được xét khen thưởng theo quy định.

Điều 16.- Sở Công nghiệp thành lập Hội đổng xử lý tranh chấp và vi phạm cung ứng - sử dụng điện. Hội đồng sẽ xử lý theo quy trình xử lý do Bộ Công nghiệp hướng dẫn.

Chương IV

THANH TRA AN TOÀN ĐIỆN

Điều 17.

- Thanh tra an toàn điện là công tác quan trọng trong việc quản lý Nhà nước về điện, có nhiệm vụ : hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các đơn vị, các bên cung ứng và sử dụng điện chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách quy trình, quy phạm về kỹ thuật an toàn điện…mà Nhà nước đã ban hành, nhằm giảm các sự cố, tai nạn điện và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Điều 18.- Sở Công nghiệp tổ chức thực hiện công tác thanh tra toàn diện với các nhiệm vụ và quyền hạn sau :

1- Tổ chức kiểm tra, hoặc tham gia các đoàn kiểm tra an toàn liên ngành về an toàn sử dụng điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh . Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm, hoặc tình trạng nguy hiểm, đe dọa tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, đoàn kiểm tra có quyển kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền đình chỉ ngay các hoạt động đó.

2- Tham gia thẩm định các giải pháp kỹ thuật an toàn và tham gia nghiệm thu về kỹ thuật an toàn điện theo quy định đối với các công trình xây dựng điện trong phạm vi quản lý của địa phương.

3- Tham gia điều tra các sự cố, tai nạn điện trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và tai nạn điện trong nhân dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .

4- Biên soạn các tài liệu hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật, quy trình, quy phạm về kỹ thuật an toàn điện trong phạm vi thành phố. Tham gia đóng góp vào việc sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy phạm về kỹ thuật an toàn điện với các cấp có thẩm quyền ban hành.

5- Tổ chức bồi huấn, sát hạch kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ v ề công tác kỹ thuật an toàn điện, cấp giấy chứng nhận cho cán bộ an toàn của các quận huyện, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc quyền quản lý của thành phố, cấp thẻ an toàn cho công nhân, nhân vên quản lý vận hành điện ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức quản lý điện nông thôn trong phạm vi thành phố.

6- Tổ chức tu y ên truyền, hướng dẫn cho nhân dân v ề an toàn sử dụng điện. Làm tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố thành lập ban chỉ đạo thưc hiện Nghị định 70/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và là Thường trực của Ban chỉ đạo.

7- Theo dõi, tổng hợp về sự cố, tai nạn điện, lập báo cáo định kỳ (6 tháng, năm), báo cáo nhanh đối với các sự cố nghiêm trọng, tai nạn chết người về Cục KTGSKTA T CN - Bộ Công nghiệp.

Điều 19.

- Công ty Điện lực thành phố và các điện lực trực thuộc Công ty có trách nhiệm chấp hành các quy định và chịu sự kiểm tra giám sát của Sở Công nghiệp với tư cách là cơ quan quản lý Nhà n ướ c tại địa phương trong lĩnh vực an toàn, giám sát điện năng. Đồng thời các doanh nghiệp điện lực trên có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Công nghiệp trong việc tổ chức hướng dẫn tuyên truyền về an toàn sử dụng điện trong nhân dân.

Tất cả các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (kể cả các doanh nghiệp điện lực) thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo nhanh về Sở Công nghiệp các sự cố và tai nạn nghiêm trọng theo quy định của Nhà nước.

Chương V

QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG MỚI

Điều 20

- Các dạng năng lượng mới (khí sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng gió…) bước đầu được nghiên cứu và ứng dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh . Tuy phạm vi và lĩnh vực ứng dụng còn ít, nhưng có tác dụng hỗ trợ, thay thế các dạng năng lượng truyền thống (năng lượng điện, dầu khí, than đá…) ở những nơi cần thiết như : vùng hẻo lánh, hải đảo…Vì vậy việc quản lý và phát triển các dạng năng lượng mới cần được quan t â m đúng mức.

Điều 21.- Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Sở Công nghiệp thành phố thực hiện chức năng quản lý và phát triển các dạng năng lượng mới với các nhiệm vụ sau :

1- Chịu trách nhiệm phối hợp cùng các Sở, Ban ngành liên quan tiến hành quy hoạch việc nghiên cứu triển khai và ứng dụng các dạng năng lượng mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

2- Phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tiến hành quy hoạch đề xuất những chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư nghiên cứu triển khai và ứng dụng các dạng năng l ượng mới vào sản xuất và đời sống.

3- Tham gia xét duyệt các đề án, luận chứng có liên quan đến công tác quản lý và phát triển các dạng năng lượng mới. Tổ chức phối hợp việc nghiên cứu, ứng dụng các đề tài, đề án trên vào thực tiễn tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

4- Nắm vững tình hình nghiên cứu ứng dụng năng lượng mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (nơi nghiên cứu, nơi ứng dụng, loại năng lượng mới được ứn g dụng, mục đích và quy mô ứng dụng, các thiết bị chế tạo trong nước và nhập từ nước ngoài để phục vụ cho việc nghiên cứu và ứng dụng các dạng năng lượng mới…) và tổng hợp, báo cáo định kỳ lên Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Công nghiệp theo quy định.

Chương VI

HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Điều 22.- Hệ thống quản lý Nhà nước về điện tại thành phố được tổ chức như sau :

- Cấp thành phố : Phòng Q uản lý điện năng - Sở Công nghiệp là phòng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở Công nghiệp tổ chức chỉ đạo, kiểm tra và thực hiện công tác quản lý Nhà nước về điện trên địa bản thành phố. Biên chế của Phòng Quản lý điện năng do Ủy ban nhân dân thành phố quy định trên cơ sở chức năng nhiệm vụ do Bộ Công nghiệp quy định và tình hình thực tế của thành phố.

- Cấp quận, huyện : Phòng K inh tế quận, huyện là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện việc quản lý Nhà nước về điện, có trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn được Sở Công nghiệp phân công và có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Điều 23.

- Cán bộ quản lý Nhà nước về điện ở các cấp phải là những cán bộ có trình độ chuyên môm nghiệp vụ, có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm thực tiễn, tận tụy với công việc. Cán bộ quản lý điện năng được tuyển chọn theo các tiêu chuẩn của Bộ Công nghiệp và Ban Tổ chức chính quyền thành phố đã ban hành. Các cán bộ thực hiện công tác giám sát điện năng và kiểm tra kỹ thuật an toàn điện phải qua sát hạch và kiểm tra do Cục KTGSKTATCN - Bộ Công nghiệp tổ chức được cấp thẻ “Giám sát viên” của Bộ Công nghiệp hoặc cơ quan được ủy quyền theo mẫu thống nhất.

Điều 24.- Cán bộ quản lý Nhà nước về điện có trách nhiệm :

- Th ự c hiện nghiêm chỉnh những nhiệm vụ được giao trong phạm vi quyền hạn c ủ a mình. Chịu trách nhiệm về các yêu cầu, kiến nghị của mình đề ra. Không lạm dụng quyền hạn khi tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền, không xử lý vụ việc tùy tiện trái các quy định.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu có những hành vi gây ra hậu quả nghiêm trọng về người và của có thể bị xử lý hành chánh, thu thẻ Giám sát viên, bị thải hồi hoặc truy tố trước pháp luật của Nhà nước.

- Cán bộ có nhiều đóng góp, đề xuất giải quyết tốt công việc được Bộ Công nghiệp, Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Công nghiệp khen thưởng theo đúng các quy định của Nhà nước.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25.- Bản quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và áp dụng chung trong toàn thành phố Hồ Chí Minh . Các quy định về công tác quản lý Nhà nước về điện của địa phương đã ban hành trước đây trái với quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 26.- Ban Tổ chức chính quyền thành phố và Giám đốc Sở Công nghiệp chịu trách nhiệm nghiên cứu, tổ chức bộ máy và biên chế các cấp quản lý Nhà nước trên địa bàn phù hợp với các chức năng và nhiệm vụ được giao. Các trang thiết bị và kinh phí phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về điện trên địa bàn thành phố hàng năm do ngân sách Nhà nước cấp.

Điều 27.- Giám đốc Sở Công nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và thực hiện quy chế quản lý Nhà nước về điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh . Trong quá trình thực hiện quy chế này, nếu có gì vướng mắc các đơn vị phản ảnh về Sở Công nghiệp để nghiên cứu, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Công nghiệp xem xét, giải quyết.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 5488/QĐ-UB-KT năm 1997 về Quy chế quản lý Nhà nước về điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 5488/QĐ-UB-KT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Trần Thành Long
Ngày ban hành: 09/10/1997
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 5488/QĐ-UB-KT năm 1997 về Quy chế quản lý Nhà nước về điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…