ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 538/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 06 tháng 02 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 5232/QĐ-UBND ngày 05/11/2013, Quyết định số 6007/QĐ-UBND ngày 12/12/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về việc kiện toàn Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) miền Tây Nghệ An;
Xét đề nghị của Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An tại Tờ trình số: 03/TTr-BQL-DTSQ ngày 02/02/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Quảng bá, xúc tiến các sản phẩm nông - lâm nghiệp, thủ công nghiệp đặc trưng bản địa, các sản phẩm đặc sắc của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An gắn với phát triển kinh tế du lịch, giai đoạn 2018 - 2020.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp PTNT, Ban quản lý Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Du lịch, Công thương; Chủ tịch UBND các huyện miền Tây Nghệ An, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan; Trưởng ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN CÁC SẢN PHẨM NÔNG - LÂM NGHIỆP, THỦ CÔNG NGHIỆP ĐẶC
TRƯNG BẢN ĐỊA, CÁC SẢN PHẨM ĐẶC SẮC CỦA KHU DTSQ MIỀN TÂY NGHỆ AN GẮN VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 06/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
I. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch
Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) miền Tây Nghệ An, được Ủy ban Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận vào ngày 18 tháng 9 năm 2007, đây là Khu DTSQ Thế giới trên cạn lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích gần 1,3 triệu ha, thuộc địa giới hành chính của 9 huyện miền Tây gồm: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp.
Với đặc điểm nền văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc của 6 dân tộc (Kinh, Thái, Thổ, Khơ Mú, Ơ Đu và Mông) đã tạo ra cho nơi đây nhiều sản phẩm độc đáo mang nét đặc trưng bản địa chỉ có ở trong Khu DSTQ miền Tây Nghệ An, thuộc các lĩnh vực như: về Nông nghiệp: Chè Thanh Chương, Chanh leo Quế Phong, các loại Cam mang thương hiệu Cam Vinh, Khoai Sọ Kỳ Sơn, Cá Mát Sông Giăng, Vịt bầu Quỳ Châu, Gà Thanh Chương, Thịt bò Giàng Kỳ Sơn,...; Về Lâm nghiệp: Các sản phẩm mây tre đan, mật ong rừng, các đồ gỗ mỹ nghệ,...; Các loài dược liệu quý: Trà hoa vàng, Sa nhân, Máu chó, Quế Quỳ...; Các sản phẩm từ các làng nghề truyền thống: Dệt thổ cẩm, Ngói Cừa, Hương Trầm Quỳ Châu,...
Tuy nhiên, các sản phẩm này hiện nay trong cơ chế thị trường được hình thành và cung ứng theo hình thức chưa tập trung, mang tự phát và hầu hết chưa có thương hiệu gắn liền với đặc điểm vùng miền, cũng như mang tính đại diện đặc trưng cho Khu vực. Vì vậy, để phát huy được tiềm năng, giá trị sản phẩm và gắn liền với thương hiệu của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An gắn với mục tiêu phát triển kinh tế du lịch của tỉnh nhà, từ đó đáp ứng được các mục tiêu phát triển bền vững và phát huy được các chức năng “Bảo tồn, phát triển và hỗ trợ” của Khu DTSQ. Nên việc quảng bá, xúc tiến các sản phẩm đặc trưng bản địa, các Sản phẩm Nông lâm nghiệp, thủ công nghiệp đặc sắc của khu DTSQ miền Tây Nghệ An gắn với phát triển kinh tế du lịch, thông qua danh hiệu “Khu DTSQ miền Tây Nghệ An” được quốc tế công nhận và biết đến là việc làm cần thiết.
1. Mục đích
- Quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, đồng thời nâng cao giá trị, sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, doanh nghiệp trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị nổi trội của Khu DTSQ mang lại thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường.
- Tạo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống của người dân miền Tây Nghệ An, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương từ đó giảm áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên.
- Làm căn cứ để hàng năm xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến các sản phẩm của khu DTSQ miền Tây Nghệ An.
2. Yêu cầu
- Lựa chọn các sản phẩm có giá trị, mang tính đặc trưng bản địa gắn với phát triển du lịch và góp phần phát triển thương hiệu Khu DTSQ miền Tây Nghệ An.
- Công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá được triển khai kịp thời, phù hợp và đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức các cuộc quảng bá, xúc tiến cho các sản phẩm đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, đạt chất lượng và có tính xuyên suốt gắn kết với nhau. Đặc biệt có sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất uy tín trong khâu sản xuất và tiêu thụ.
- Tìm được thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm trong niên vụ và những năm tiếp theo.
III. Các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch
Căn cứ Quyết định số 2355/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 5232/QĐ-UBND ngày 05/11/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thành lập Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) miền Tây Nghệ An;
Căn cứ Quyết định số 6007/QĐ-UBND ngày 12/12/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về việc kiện toàn Ban quản lý Khu DTSQ miền Tây Nghệ An sau đánh giá định kỳ 10 năm (2007-2017);
Căn cứ Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 14/3/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thành lập “Ban quản lý Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020”;
Căn cứ Quyết định số 4116/QĐ-UBND ngày 08/9/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt báo cáo đánh giá định kỳ 10 năm (2007-2017); và định hướng hoạt động cho giai đoạn 10 năm tiếp theo (2017-2027) của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An.
1. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tài liệu bổ sung đối với các sản phẩm có tiềm năng gắn với phát triển du lịch trên địa bàn Khu DTSQ miền Tây Nghệ An
- Tiến hành rà soát, thống kê danh sách các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, hộ gia đình đang sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đặc trưng bản địa, sản phẩm Nông lâm nghiệp, thủ công nghiệp đặc sắc gắn với phát triển du lịch trong địa bàn Khu DTSQ miền Tây Nghệ An.
- Tham vấn, vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, hộ gia đình tham gia, phối hợp thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến cho các sản phẩm.
- Thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan và tổng hợp số liệu, phân tích, báo cáo kết quả điều tra khảo sát.
- Xác định và phân loại các nhóm sản phẩm nông - lâm nghiệp, thủ công nghiệp đặc trưng bản địa, các Sản phẩm đặc sắc của khu DTSQ miền Tây Nghệ An gắn với phát triển kinh tế du lịch và đề xuất cụ thể những cá nhân, đơn vị tham gia kế hoạch quảng bá, xúc tiến.
- Xây dựng phương án triển khai các hoạt động trong kế hoạch quảng bá, xúc tiến đạt hiệu quả và thuận lợi nhất.
2. Xây dựng phương án quản lý và phát triển các sản phẩm thông qua thương hiệu Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, phục vụ triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến cho các sản phẩm trên thị trường
- Tiến hành kiểm tra, xác nhận đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, hộ gia đình, là chủ các sản phẩm đạt các tiêu chuẩn về chất lượng cũng như các điều kiện khác để được tham gia vào kế hoạch quảng bá, xúc tiến trên thị trường.
- Xét duyệt các sản phẩm đủ tiêu chí và điều kiện đăng ký mang nhãn hiệu chứng nhận “Khu DTSQ miền Tây Nghệ An”.
- Hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, hộ gia đình là chủ của các sản phẩm được giới thiệu và lựa chọn trong các nội dung sau:
+ Tổ chức thiết kế kiểu dáng bao bì, nhãn mác cho các sản phẩm.
+ Các thủ tục pháp lý để được tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường (đối với các sản phẩm chưa có đủ điều kiện lưu thông trên thị trường).
- Xây dựng hình ảnh cho các sản phẩm: Xây dựng phim quảng cáo, slogan,...; thiết kế và đặt các pano quảng cáo trên địa bàn tỉnh; thiết kế và in ấn các ấn phẩm (Catalogue, tờ rơi, tờ gấp,...) giới thiệu sản phẩm phục vụ trong các hội nghị, hội thảo, hội chợ, các hoạt động quảng bá, xúc tiến trong nước và ngoài nước.
- Quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng: Báo, Đài Phát thanh và Đài Truyền hình, các Website của đơn vị liên quan và Website Khu DTSQ miền Tây Nghệ An.
- Tổ chức Hội thi sản phẩm tiêu biểu của khu DTSQ miền Tây Nghệ An.
3. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá thương mại cho các sản phẩm
- Tổ chức hội chợ quảng bá, xúc tiến và tiêu thụ các sản phẩm được giới thiệu và lựa chọn.
- Tham gia Quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các Hội chợ thương mại trong nước và ngoài nước gắn với các hoạt động du lịch của tỉnh.
- Xây dựng các phương án khai thác, thiết lập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm như: Xúc tiến bán hàng tại các siêu thị, các chợ, trung tâm thương mại, các đại lý tiêu thụ và cửa hàng bán buôn - bán lẻ trong và ngoài nước tùy theo quy mô và điều kiện của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp...
- Xây dựng, tổ chức thành lập các gian hàng trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Nghệ An.
- Nguồn chi ngân sách về kinh phí hoạt động của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An được UBND tỉnh phê duyệt, cấp theo dự toán hàng năm qua “Ban quản lý Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 -2020”.
- Nguồn kinh phí xã hội hóa từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia chương trình xúc tiến quảng bá.
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT - Ban quản lý khu DTSQ miền Tây Nghệ An
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan hàng năm tổ chức xây dựng và triển khai các nội dung trong kế hoạch quảng bá, xúc tiến.
- Chỉ đạo Ban quản lý Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 thực hiện các nội dung trong kế hoạch được giao.
- Phối hợp với các ban, ngành chuyên môn hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với các sản phẩm nhằm đảm bảo đủ điều kiện tham gia vào chương trình quảng bá, xúc tiến.
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, hộ gia đình tích cực hưởng ứng tham gia, đảm bảo đủ số lượng các sản phẩm tham gia kế hoạch.
- Báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động trong kế hoạch quảng bá, xúc tiến cho UBND tỉnh.
- Kêu gọi kinh phí hỗ trợ từ các doanh nghiệp, dự án liên quan nhằm thực hiện tốt kế hoạch quảng bá, xúc tiến.
- Chỉ đạo Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tham mưu các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Sở Công thương
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT - Ban quản lý khu DSTQ miền Tây Nghệ An xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động về xúc tiến thương mại cho các sản phẩm và các hoạt động khác trong kế hoạch
- Tham gia tiến hành kiểm tra, xác nhận đối với các sản phẩm đủ điều kiện tham gia vào kế hoạch quảng bá, xúc tiến.
3. Sở Du lịch
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT - Ban quản lý khu DSTQ miền Tây Nghệ An xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động trong kế hoạch quảng bá, xúc tiến các sản phẩm gắn với các hoạt động du lịch của tỉnh.
- Tham gia tiến hành kiểm tra, xác nhận đối với các sản phẩm đủ điều kiện tham gia vào kế hoạch quảng bá, xúc tiến.
4. Sở Khoa học và Công Nghệ
Phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT - Ban quản lý khu DSTQ miền Tây Nghệ An thực hiện hoạt động gắn Nhãn hiệu chứng nhận “Khu DTSQ miền Tây Nghệ An” cho các sản phẩm.
- Chủ trì thẩm định các thiết kế kiểu dáng bao bì, nhãn mác cho các sản phẩm;
- Tham gia tiến hành kiểm tra, xác nhận đối với các sản phẩm đủ điều kiện tham gia vào kế hoạch quảng bá, xúc tiến.
5. Sở Thông tin và Truyền Thông
- Phối hợp, hướng dẫn Sở Nông nghiệp và PTNT - Ban quản lý khu DSTQ miền Tây Nghệ An thực hiện tốt các công tác tuyên truyền về hoạt động quảng bá, xúc tiến cho các sản phẩm diễn ra kịp thời, phù hợp và đạt hiệu quả cao.
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông liên quan tổ chức tuyên truyền, quảng bá về các nội dung liên quan trong kế hoạch quảng bá, xúc tiến.
6. Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT - Ban quản lý khu DSTQ miền Tây Nghệ An để xây dựng các nội dung tuyên truyền, quảng bá liên quan trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
7. Sở Tài chính
- Tham mưu cho UBND tỉnh cấp kinh phí để tổ chức thực hiện các hoạt động của kế hoạch quảng bá, xúc tiến đã được phê duyệt.
- Hướng dẫn các thủ tục thanh toán, quyết toán theo đúng quy định.
8. Sở Y tế
Chỉ đạo Chi cục Vệ sinh và An toàn thực phẩm chủ trì kiểm tra và thẩm định các sản phẩm có liên quan đến điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
9. UBND các huyện miền Tây Nghệ An: (9 huyện)
- Chủ động tiến hành rà soát, điều tra; thu thập thông tin, số liệu về các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến, hợp tác xã, hộ gia đình có các sản phẩm đạt yêu cầu trên địa bàn huyện.
- Tích cực vận động các tổ chức, cá nhân là chủ các sản phẩm tham gia xã hội hóa kinh phí thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến.
10. Các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp
Khuyến khích, tùy theo chức năng nhiệm vụ của mình, tích cực tham gia và hưởng ứng các hoạt động liên quan đến kế hoạch quảng bá, xúc tiến các sản phẩm trên thị trường.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức các hoạt động Quảng bá, xúc tiến các sản phẩm đặc trưng bản địa, các sản phẩm Nông lâm nghiệp, thủ công nghiệp đặc sắc của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An gắn với phát triển kinh tế du lịch. Các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện (huyện miền Tây)./.
Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch quảng bá, xúc tiến sản phẩm nông - lâm nghiệp, thủ công nghiệp đặc trưng bản địa, sản phẩm đặc sắc của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An gắn với phát triển kinh tế du lịch, giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
Số hiệu: | 538/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nghệ An |
Người ký: | Đinh Viết Hồng |
Ngày ban hành: | 06/02/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch quảng bá, xúc tiến sản phẩm nông - lâm nghiệp, thủ công nghiệp đặc trưng bản địa, sản phẩm đặc sắc của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An gắn với phát triển kinh tế du lịch, giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
Chưa có Video