Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5241/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 31 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2021-2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Căn cứ Chương trình số 03-CTr/TU ngày 25/12/2020 của Tỉnh ủy về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày 13/01/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX;

Căn cứ Thông báo số 434-TB/TU ngày 06/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 06/12/2021 về dự thảo Đề án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm tạo nền tảng đột phá phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 5317/TTr-KHĐT ngày 24/12/2021 về phê duyệt đề án “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2021-2025”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2021-2025.

(có Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án. Khâu nối, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị tham mưu UBND tỉnh về cơ chế, chính sách tạo nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện chương trình, giữa nhiệm kỳ có báo cáo sơ kết, đến năm 2025 báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Tổng hợp đề xuất điều chỉnh nội dung chương trình khi cần thiết.

2. Các Sở, ban, ngành căn cứ nhiệm vụ được giao trong Đề án để tổ chức thực hiện, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. UBND huyện, thành, thị, Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án: Chịu trách nhiệm trong triển khai các dự án thuộc chương trình đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư. Phối hợp với các Sở, ban, ngành và các chủ đầu tư, đơn vị liên quan trong việc xây dựng phương án, tổ chức thực hiện công tác đền bù, GPMB khoa học, đạt hiệu quả; Hỗ trợ nhà đầu tư, chủ đầu tư dự án triển khai trên địa bàn. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tạo đồng thuận trong xã hội.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Vinh

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển  động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống nhân dân. Thời gian qua, Nghệ An đã tập trung huy động nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tuy nhiên vẫn còn nhiều công trình hạ tầng trọng điểm chưa được đầu tư hoặc đang triển khai dở dang, nhất là một số lĩnh vực như giao thông (hệ thống đường bộ, sân bay, cảng biển), thủy lợi, cung cấp điện, khu kinh tế, khu công nghiệp và một số lĩnh vực khác như hạ tầng công nghệ thông tin, du lịch… nên chưa tạo ra sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư và là một trong những điểm nghẽn của quá trình phát triển.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định: “Tiếp tục phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh” là một trong ba mũi đột phá phát triển. Để triển khai thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, yêu cầu đặt ra cần phải có sự định hướng, tập trung chỉ đạo, lựa chọn đầu tư trọng tâm, trọng điểm các lĩnh vực, ưu tiên huy động nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng có tính kết nối, lan tỏa tạo sự đồng bộ, liên thông làm nền tảng đột phá phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Do đó, việc xây dựng đề án “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2021-2025” là cần thiết.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Văn bản của Trung ương

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Nghị quyết số 36/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An;

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

- Thông báo số 55-TB/TW ngày 20/4/2019 của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần lần thứ XIII của Đảng.

- Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 07/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án “Chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, gắn phát triển kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực”.

- Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.

2. Văn bản của tỉnh

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.

- Chương trình số 03-CTr/TU ngày 25/12/2020 của Tỉnh ủy Nghệ An ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Định hướng xây dựng quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030;

- Nghị quyết số 18/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An 5 năm giai đoạn 2021-2025.

- Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách địa phương.

- Kế hoạch số 69/QĐ-UBND ngày 13/01/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.

- Quyết định số 573/QĐ-UBND ngày 11/3/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ xây dựng Đề án Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2021-2025;

- Kết quả thực hiện Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng trọng yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 4654/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh).

III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN:

- Đánh giá tình hình phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2020.

- Đề xuất được những định hướng lớn và giải pháp nhằm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2021-2025.

IV. KẾT CẤU ĐỀ ÁN

Đề án gồm 04 phần:

Phần thứ nhất: Tình hình phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014-2020

Phần thứ hai: Quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển hệ thống kết cấu - hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2021-2025

Phần thứ ba: Tổ chức thực hiện

Phần thứ tư: Kiến nghị, đề xuất.

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG TRỌNG ĐIỂM TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2014-2020

I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN

1. Đặc điểm tự nhiên

- Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước với 16.490,25 km2, dân số 3.327.791 người1, đứng thứ tư cả nước; toàn tỉnh có 21 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 01 thành phố trực thuộc, 03 thị xã, và 17 huyện. Nghệ An giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 468 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía Đông dài 82 km.

- Với vị trí địa lý trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, kết nối giao thương bắc nam và nước bạn Lào, Nghệ An thuận lợi phát triển cả bốn loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy với các tuyến quốc lộ Bắc - Nam (tuyến quốc lộ 1A dài 83 km, tuyến quốc lộ Đông - Tây, nối với nước bạn Lào thông qua các cửa khẩu (quốc lộ 7 dài 225 km, quốc lộ 46 dài 82 km, quốc lộ 48 dài 160 km); tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 95,5km; cảng hàng không quốc tế Vinh và cảng biển quốc gia đầu mối khu vực (loại I) Cửa Lò, cảng Đông Hồi, tuyến đường Hồ Chí Minh (dài 133 km).

2. Một số kết quả cơ bản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020

Trong thời gian qua, Nghệ An đã tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng trọng điểm góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 7,2%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp (từ 26,36% xuống còn khoảng 25,14%), tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (từ 73,64% lên khoảng 74,86%). Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, Quy mô GRDP của tỉnh đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2020 đạt 44,01 triệu đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2015. Mô hình tăng trưởng của tỉnh từng bước chuyển đổi từ chiều rộng sang kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 12,1% năm 2016 đến cuối năm 2020 giảm còn 3,0%.

- Thu ngân sách cả giai đoạn đạt: 71.993 tỷ đồng, số thu hàng năm đều đạt và vượt dự toán được giao. Năm 2020, thu ngân sách đạt 17.837 tỷ đồng, gấp khoảng 1,7 lần so với năm 2015; tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách ngày càng tăng.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 314.000 tỷ đồng, gấp hơn 1,7 lần so với giai đoạn 2011-2015. Trong đó, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là 21.267,247 tỷ đồng, gồm nguồn ngân sách địa phương: 7.217,376 tỷ đồng và nguồn ngân sách trung ương: 14.049,871 tỷ đồng. Cơ cấu vốn đầu tư chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng vốn khu vực ngoài nhà nước2.

- Thu hút đầu tư 639 dự án/tổng vốn đầu tư 85.460 tỷ đồng, bình quân tổng vốn đầu tư 133,74 tỷ đồng/dự án. Đến nay số dự án đang còn hiệu lực là 620 dự án/75.950,67 tỷ đồng.

- Các lĩnh vực kinh tế - xã hội có xu hướng tăng trưởng ổn định, duy trì mức tăng trưởng khá:

+ Công nghiệp phát triển theo hướng bền vững hơn, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo được nâng lên, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp tiếp tục được đầu tư xây dựng ngày càng đồng bộ:

Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực công nghiệp, xây dựng giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 11,86%/năm, trong đó mức tăng bình quân ngành công nghiệp là 13,21%/năm. Cơ cấu nội ngành công nghiệp tiếp tục chuyển dịch nhanh và đúng hướng. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng tăng và giảm dần tỷ trọng ngành khai thác, chế biến khoáng sản3. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và có bước tăng trưởng khá4.

Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 10,34%/năm. Năng lực mới của hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng được gia tăng đáng kể, trong đó có một số công trình trọng điểm, quan trọng được hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng. Sản xuất vật liệu xây dựng phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Hạ tầng KKT Đông Nam và các KCN được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, bước đầu đạt được một số kết quả quan trọng5. Đặc biệt, thu hút được các nhà đầu tư lớn vào đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN như VSIP, WHA, Hoàng Mai I,... tạo tiền đề quan trọng để thu hút các dự án thứ cấp vào đầu tư, sản xuất kinh doanh. Hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy diện tích Khu công nghiệp Bắc Vinh; từng bước hoàn thành hạ tầng kỹ thuật KCN Nam Cấm, VSIP, WHA giai đoạn 1, Hoàng Mai I, Đông Hồi với diện tích 1.593ha. Quy hoạch phát triển 52ha cụm công nghiệp, trong đó có 32 cụm công nghiệp đã thực hiện các bước đầu tư và thu hút được các dự án vào đầu tư.

+ Dịch vụ, du lịch đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 5,66%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân tăng 12,8%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 1,123 tỷ USD (tăng bình quân 11,22%/năm), thị trường xuất khẩu được mở rộng, doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ngày càng tăng, năm 2020 là 200 doanh nghiệp. Hoạt động du lịch phát triển đúng định hướng6, lượng khách du lịch và doanh thu tăng trưởng khá bước đầu trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh7. Năng lực vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển8. Dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển mạnh, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 25%. Lĩnh vực tài chính, ngân hàng phát triển nhanh và hiệu quả, cung cấp đa dạng các dịch vụ tín dụng, tiền tệ cho phát triển kinh tế - xã hội9.

Nông nghiệp phát triển ở mức cao, chuyển biến theo hướng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả, Xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào sâu rộng và đạt nhiều kết quả quan trọng:

Tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 4,65%/năm. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tiếp tục được chú trọng. Hình thành và phát triển một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng tập trung, quy mô trang trại gắn với công nghiệp chế biến. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và trồng rừng nguyên liệu, cây gỗ lớn10. Lĩnh vực thủy sản được cơ cấu lại theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng các loại có giá trị kinh tế cao và phát triển khai thác hải sản xa bờ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại được chú trọng phát triển. Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có chuyển biến tích cực11.

Số xã, huyện đạt tiêu chí nông thôn mới vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội và cao hơn mức bình quân cả nước12. Công tác xây dựng nông thôn mới ở các thôn, bản khu vực khó khăn, biên giới được quan tâm chỉ đạo. Diện mạo nhiều vùng nông thôn khởi sắc, đời sống của nhân dân được nâng lên13, môi trường ngày càng được chú trọng bảo vệ.

- Các vùng kinh tế trọng điểm vươn lên và là đầu tàu tăng trưởng kinh tế của tỉnh: Kinh tế - xã hội của thành phố Vinh - thị xã Cửa Lò - các huyện Đông Nam của tỉnh gắn với vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh có bước phát triển khá tích cực. Tốc độ tăng trưởng bình quân của thành phố Vinh ước đạt 8,62%, thu ngân sách bình quân tăng 12,78%/năm, đóng góp khoảng 33,75% thu ngân sách toàn tỉnh, một số lĩnh vực từng bước định hình là trung tâm vùng Bắc Trung Bộ như: Giáo dục và đào tạo, y tế, truyền thông, du lịch. Thị xã Cửa Lò có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 12,1%/năm, trong đó du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng, phê duyệt quy hoạch các khu chức năng vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh và triển khai khảo sát, lập quy hoạch 2 bên bờ sông Lam;

Kinh tế - xã hội vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu gắn với vùng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An phát triển khá nhanh. Đã phối hợp với tỉnh Thanh Hóa tổ chức lập quy hoạch các khu chức năng thuộc quy hoạch vùng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An, gắn không gian Khu công nghiệp Hoàng Mai, Đông Hồi (Nghệ An) với Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa). Tốc độ tăng trưởng của thị xã Hoàng Mai bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 15%/năm. Khu công nghiệp Hoàng Mai, Đông Hồi bước đầu đã phát triển được một số dự án công nghiệp động lực quy mô lớn như: Sản xuất tôn thép, xi măng... Các cơ sở du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng tiếp tục đầu tư xây dựng;

Kinh tế - xã hội vùng miền Tây Nghệ An, trọng điểm vùng là Tân Kỳ - Con Cuông - Nghĩa Đàn - Thái Hòa - Quỳ Hợp có bước phát triển khá. Quy mô, tiềm lực kinh tế ngày càng nâng lên; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 6,24%; giá trị tăng thêm bình quân đầu người bằng 70% so với toàn tỉnh, tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm trên địa bàn đạt 19,7%.

- Văn hóa xã hội được chăm lo và có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo đạt kết quả khá cao:

Đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ. Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo; tập trung chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông. Chú trọng thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ, tin học. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020 đạt 72,66%. Công tác giáo dục nghề nghiệp được quan tâm; mạng lưới, quy mô đào tạo được tăng cường, sự gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực14.Thực hiện các giải pháp đồng bộ để giải quyết việc làm, số lao động được giải quyết việc làm bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 khoảng 37 ngàn người15.

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. Quan tâm xây dựng văn hóa, con người Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập; xây dựng các mô hình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, văn hóa, tiến bộ, hạnh phúc. Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa được quan tâm, nhất là các di tích lịch sử văn hóa trọng điểm. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh lan tỏa sâu rộng. Công tác xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao có chuyển biến tốt, đến hết năm 2020 tỷ lệ phường, xã, thị trấn có thiết chế văn hóa- thể thao đạt chuẩn là 67,8%. Hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao đạt kết quả tích cực16. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng phát triển mạnh và rộng khắp, đến hết năm 2020 tỷ lệ người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 34%.

Hệ thống y tế được sắp xếp lại tinh gọn gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động. Công tác quản lý, phát triển dịch vụ y tế công, tư có nhiều đổi mới; triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Cơ sở vật chất, kỹ thuật y tế các tuyến được xây dựng, nâng cấp, sửa chữa ngày càng khang trang, hiện đại; ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh được đẩy mạnh. Xây dựng, phát triển một số cơ sở y tế thành trung tâm y tế kỹ thuật cao, từng bước hiện đại theo hướng chuyên sâu. Y tế ngoài công lập phát triển nhanh, hiện đứng thứ 3 cả nước về xã hội hoá đầu tư. Y tế dự phòng ứng phó hiệu quả với các tình huống, nhất là đại dịch Covid-19 trong năm 2020, 2021. Mạng lưới dịch vụ kế hoạch hoá gia đình tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động. Đến hết năm 2020, 92,6% xã, phường đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, 34,9 giường bệnh và 10 bác sĩ/vạn dân, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội;tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn khoảng 16,5%.

Triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững. Ưu tiên nguồn lực cho huyện nghèo, xã nghèo đặc biệt khó khăn, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số. Đến cuối năm 2020,tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh ước còn khoảng 3%17, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội. Bảo hiểm xã hội có bước phát triển đáng kể, triển khai nhiều giải pháp mở rộng đối tượng, đến cuối năm 2020, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90,6% dân số. Triển khai có hiệu quả công tác dân tộc và các chính sách dân tộc, tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng dân tộc, miền núi đạt khá; nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được cải thiện18. Thực hiện tốt chính sách xã hội, người có công. Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em được quan tâm.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2014-2020

Được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, cùng với sự tập trung chỉ đạo, sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị đã ưu tiên đầu tư từ ngân sách, thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng nhiều công trình quan trọng mang tính đột phá, lan tỏa và đạt được một số kết quả như sau:

1. Kết quả chung:

1.1 Kết quả thực hiện: Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng trọng yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4654/QĐ-UBND với 90 công trình (trong đó có 14 công trình Trung ương đầu tư trên địa bàn (qua các Bộ, ngành); 49 công trình đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) do tỉnh quản lý và 27 công trình thu hút đầu tư), tổng nhu cầu 106.615 tỷ đồng (phụ lục 1).

Giai đoạn 2014-2020 đã triển khai thực hiện hoàn thành kết thúc đầu tư 42 công trình; chuyển tiếp sang giai đoạn sau 17 công trình và 31 công trình chưa triển khai. Tổng nguồn vốn thực hiện 37.567 tỷ đồng, đạt 35,2%. Cụ thể:

- 42 công trình kết thúc đầu tư với số vốn thực hiện là 27.764 tỷ đồng (gồm 07 công trình TW đầu tư trên địa bàn (7.478 tỷ đồng); 27 công trình NSNN do tỉnh quản lý (12.946 tỷ đồng) và 8 công trình thu hút đầu tư (7.340 tỷ đồng) (Phụ lục 2).

- 17 công trình chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025 với số vốn thực hiện là 9.793 tỷ đồng (04 công trình TW đầu tư trên địa bàn (5.468 tỷ đồng); 9 công trình NSNN do tỉnh quản lý (1.802 tỷ đồng) và 4 công trình thu hút đầu tư(2.523 tỷ đồng) (Phụ lục 3).

- 31 công trình chưa triển khai (03 công trình TW đầu tư trên địa bàn; 13 công trình NSNN tỉnh quản lý và 15 công trình thu hút đầu tư). Trong số đó có 01 công trình đã được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư 10 tỷ đồng (Phụ lục 4).

Chi tiết kết quả thực hiện như sau:

Đơn vị: Tỷ đồng

TT

Đối tượng

KH 2014-2020 (QĐ 4654)

Kết quả thực hiện 2014-2020

Tỷ lệ % TH/KH

Số dự án

Số vốn

Số dự án

Số vốn

 

1

2

3

4

5

6=5/3

 

Tổng số

90

106.615

60

37.567

35,2%

1

Công trình kết thúc đầu tư

 

 

42

27.764

 

2

Công trình chuyển tiếp sang 2021-2025

 

 

17

9.793

 

3

Công trình chưa thực hiện (31 dự án, đã bố trí 1 dự án CBĐT 10 tỷ)

 

 

 1

10

 

I

Trung ương đầu tư trên địa bàn

14

20.224

11

12.946

64,0%

1

Công trình kết thúc đầu tư

 

 

7

7.478

 

2

Công trình chuyển tiếp sang 2021-2025

 

 

4

5.468

 

II

Tỉnh quản lý

49 

34.590 

36 

14.758 

42,6 %

i

Vốn trong nước

38

21.244

33

10.749

01 CT bố trí CBĐT 10 tỷ đồng

1

Công trình kết thúc đầu tư

 

 

24

8.947

 

2

Công trình chuyển tiếp sang 2021-2025

 

 

9

1.802

 

ii

Vốn nước ngoài (ODA)

11

13.346

3

3.999

 

1

Công trình kết thúc đầu tư

 

 

3

3.999

 

2

Công trình chuyển tiếp sang 2021-2025

 

 

0

0

 

III

Thu hút đầu tư

27

51.801

12

9.863

19,0%

1

Công trình kết thúc đầu tư

 

 

8

7.340

 

2

Công trình chuyển tiếp sang 2021-2025

 

 

4

2.523

 

1.2 Cơ cấu nguồn vốn thực hiện:

* Tổng số vốn thực hiện trong giai đoạn 2014-2020 là 37.567 tỷ đồng/kế hoạch 106.615 tỷ đồng, đạt 35,2%. Trong đó:

a) Tính theo đối tượng quản lý dự án:

(1) Các dự án ngân sách trung ương đầu tư trên địa bàn: 12.946 tỷ đồng/kế hoạch 20.224 tỷ đồng (đạt 64%), chiếm 34,5% tổng vốn huy động;

(2) Các dự án ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý: 14.758 tỷ đồng/kế hoạch 34.590 tỷ đồng (đạt 42,6%), chiếm 39,3% tổng vốn huy động.

(3) Các dự án thu hút đầu tư: 9.863 tỷ đồng/kế hoạch 51.801 tỷ đồng (đạt 19%), chiếm 26,2% tổng vốn huy động.

b) Tính theo cơ cấu nguồn vốn:

- Vốn ngân sách nhà nước: 24.520 tỷ đồng/kế hoạch 46.774 tỷ đồng (đạt 52,4%). Cơ cấu nguồn vốn chiếm 65,3% tổng vốn huy động.

- Vốn thu hút đầu tư: 13.047 tỷ đồng/kế hoạch 59.841 tỷ đồng (đạt 21,8%). Cơ cấu nguồn vốn chiếm 34,7% tổng vốn huy động.

2. Kết quả một số lĩnh vực cụ thể:

2.1 Hệ thống hạ tầng giao thông: đã triển khai 17/23 dự án (bao gồm: 14 dự án kết thúc đầu tư và 03 dự án chuyển tiếp), 06 dự án chưa triển khai. Số vốn thực hiện là 15.483 tỷ đồng.

(1) Nguồn Trung ương đầu tư trên địa bàn: Đã triển khai 08/11 dự án (Trong đó kết thúc đầu tư 06 dự án và chuyển tiếp 02 dự án):

- 06 dự án kết thúc đầu tư: Quốc lộ 1 (2.305 tỷ đồng); Xây dựng 06 cầu vượt đường sắt trên địa bàn tỉnh (2.150 tỷ đồng); Cầu Yên Xuân bắc qua sông Lam (730 tỷ đồng); Quốc lộ 48 & 48B (850 tỷ đồng); Cầu Cửa Hội (950 tỷ đồng); Nạo vét luồng mở rộng cảng Cửa Lò GĐ1 (137 tỷ đồng);

- 02 dự án chuyển tiếp: Quốc lộ 15 (235 tỷ đồng); Đường bộ cao tốc đoạn qua Nghệ An (1.948 tỷ đồng);

(2) Nguồn NSNN do tỉnh quản lý: Đã triển khai hoàn thành 07/8 dự án:

07 dự án kết thúc đầu tư: Đường QL 1A - Thái Hòa - Nghĩa Đàn (402 tỷ đồng); Đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò (giai đoạn 1) (1.360 tỷ đồng); ĐT 543 (Tây Nghệ An Gđ2) (753 tỷ đồng); (ĐT 544B Châu Thôn - Tân Xuân Gđ2) (157 tỷ đồng); ĐT.534 (3 đoạn), nay là QL.48E (350 tỷ đồng); Đường nối đường N5 KKT Đông Nam đến Hòa Sơn (Đô Lương) (1.116 tỷ đồng); Đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò (440 tỷ đồng)19.

(3) Nguồn thu hút đầu tư: Đã triển khai 02/04 dự án:

- 01 dự án kết thúc đầu tư: Đầu tư xây dựng cảng hàng không Vinh (hoàn thành hạng mục) (950 tỷ đồng).

- 01 dự án chuyển tiếp: Dự án mở rộng cảng Cửa Lò (bến số 5, số 6) (560 tỷ đồng).

Với việc hoàn thành các công trình hạ tầng nói trên đã góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn gắn với các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh:

- Vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ: Tuyến đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu cùng với tuyến đường ven biển đoạn từ Km 7- Km76 đang được chuẩn bị đầu tư, triển khai tiếp tục trong giai đoạn sau sẽ tạo vị thế liên kết vùng với vai trò là vùng kinh tế tổng hợp đóng vai trò động lực của khu vực Bắc Trung Bộ.

- Vùng Nam Nghệ - Bắc Hà: Cầu Yên Xuân, cầu Cửa Hội cùng với tuyến đường bộ ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cửa Lò (Nghệ An) Km76- Km83+500, đường cao tốc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối, thúc đẩy phát triển trục kinh tế động lực chính của vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh.

- Vùng Phủ Quỳ: Nâng cấp, mở rộng được 178,8 Km các tuyến quốc lộ; Các tuyến quốc lộ 7 và quốc lộ 48 theo trục Đông - Tây được nâng cấp mở rộng gấp hai lần so với trước tạo điều kiện kết nối miền Tây Nghệ An với các khu kinh tế, đô thị lớn của tỉnh. Hoàn thành nhiều tuyến đường tỉnh quan trọng như đường tỉnh 543, đường tỉnh 544B, đường tỉnh 534 và tuyến đường giao thông nối đường N5 khu kinh tế Đông Nam đến Hòa Sơn (Đô Lương) - nay là Quốc lộ 7B.

- Cảng hàng không quốc tế Vinh có vị trí hết sức quan trọng với sự phát triển của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và khu vực, với đường cất hạ cánh dài 2.400 m, rộng 45 m; Ga hành khách có diện tích sàn 11.706 m2, gồm 6 cửa ra máy bay, đáp ứng 1.000 hành khách giờ cao điểm, công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm, có 7 đường bay, với khoảng 42 chuyến/ngày. Dự án cảng hàng không Vinh đã triển khai hoàn thành hạng mục lắp đặt cầu ống lồng dẫn khách để tăng tiện ích và nâng cao công suất khai thác thực tế cho nhà ga hiện hữu. Hiện đang tiến hành thủ tục đầu tư nhà ga hành khách T2. Các hạng mục khác tiếp tục chuẩn bị đầu tư đề xuất triển khai trong giai đoạn 2021-202520.

- Về cảng biển:

+ Khu bến cảng Cửa Lò:

Ngoài các bến cảng tổng hợp, công ten nơ số 1, 2, 3, 4 được Nhà nước đầu tư xây dựng từ trước, đã đầu tư đưa vào khai thác thêm bến số 5 cảng Cửa Lò cho tàu 30.000 tấn; Bến số 6 đang thực hiện.

Bến cảng chuyên dùng Vissai hoàn thành đưa vào sử dụng cho tàu 30.000 tấn; Bến cảng xăng dầu DKC cho tàu trọng tải 49.000 tấn và đã quy hoạch, chấp thuận đầu tư 1 khu bến cảng nước sâu cho tàu 30.000 - 50.000 tấn.

+ Khu bến cảng Đông Hồi: đã quy hoạch và chấp thuận một số bến. Hiện đang trình Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh thành khu bến cảng tổng hợp có bến cảng chuyên dùng phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa cho các khu công nghiệp và vùng Bắc, tây Bắc Nghệ An.

- Đường sắt: Toàn tỉnh có hai tuyến với tổng chiều dài 126 km21 (trong đó, tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94 Km). Trên tuyến có các ga: Vinh (ga hạng 1), Hoàng Mai, Cầu Giát, Yên Lý, Chợ Sy, Mỹ Lý, Quán Hành và Yên Xuân với lượng hàng hóa thông qua đạt khoảng 90-120 ngàn tấn/năm. Tỉnh Nghệ An đang đề nghị Bộ Giao thông vận tải quy hoạch ga hàng hóa quy mô lớn để làm kho hàng, khu vực Logistics đường sắt kết nối với các phương thức vận tải đường bộ, đường biển nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông của tỉnh.

2.2. Hạ tầng nông nghiệp và phát triển nông thôn: đã triển khai 05/10 dự án (bao gồm: 03 dự án kết thúc đầu tư và 02 dự án chuyển tiếp), 05 dự án chưa triển khai. Nguồn vốn thực hiện 3.849 tỷ đồng.

(1) Nguồn Trung ương đầu tư trên địa bàn: Đã triển khai 02/02 dự án:

02 Dự án chuyển tiếp: Xây dựng hồ chứa nước bản Mồng (1.403 tỷ đồng); Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An (1.882 tỷ đồng);

(2) Nguồn NSNN do tỉnh quản lý: Đã triển khai và kết thúc đầu tư 03/7 dự án:

03 dự án kết thúc đầu tư: Nâng cấp đê Tả Lam (210 tỷ đồng): Dự án đê sông Cả (300 tỷ đồng); Nâng cấp hệ thống tiêu úng Vách Nam - Sông Bùng (54 tỷ đồng).

(3) Thu hút đầu tư: Chưa triển khai 01 dự án: Hạ tầng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Với việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm nêu trên, cùng với các dự án khác của lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu rủi ro về thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

2.3. Hạ tầng cung cấp điện: đã triển khai 3/6 dự án từ nguồn thu hút đầu tư (02 dự án kết thúc đầu tư và 01 dự án chuyển tiếp), 03 dự án chưa triển khai. Số vốn thực hiện là 2.900 tỷ đồng:

- 02 Dự án kết thúc đầu tư: Xây dựng trạm 220kV Nậm Mô và đường dây đấu nối (500 tỷ đồng); TBA, lưới 110 kV (1.500 tỷ đồng).

- 01 Dự án chuyển tiếp: Cải tạo lưới điện nông thôn, miền núi, hải đảo và cấp điện cho 16 xã chưa có điện (900 tỷ đồng).

a) Về nguồn phát điện:

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 21 nhà máy phát điện với tổng công suất 930,9MW và hiện có 04 dự án thủy điện đang triển khai xây dựng với công suất 80 MW. Có 02 dự án điện mặt trời với tổng công suất 450MW đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh) và hiện đang đề xuất 07 dự án điện mặt trời với tổng công suất 680 MW và 02 dự án điện gió với tổng công suất 110 MW vào Quy hoạch điện VIII.

b) Về lưới điện:

Các dự án thuộc danh mục các công trình trọng điểm của tỉnh được đầu tư đảm bảo theo yêu cầu. Hệ thống lưới truyền tải, phân phối được đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh; trong giai đoạn 2014-2020 đã thực hiện đầu tư khối lượng đầu tư các dự án như sau:

- Đối với lưới điện 500kV: Hoàn thành đóng điện dự án đường dây 500kV đấu nối từ nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 với ĐD 500kV Nho Quan - Hà Tĩnh mạch 1 và 2, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Nghệ An; Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư 02 dự án: Đường dây 500kV nhiệt điện Quỳnh Lập - Thanh Hóa (có chiều dài 11,3 km trên địa bàn tỉnh) và đường dây 500kV nhiệt điện Vũng Áng 3 - nhiệt điện Quỳnh Lập (có chiều dài 111,3 km trên địa bàn tỉnh).

- Đối với lưới điện 220kV: Hoàn thành dự án TBA 220kV Quỳnh Lưu; Nâng công suất trạm biến áp 220kV Đô Lương từ 1x125 MVA thành 2x125 MVA. Hiện đang thực hiện thi công 02 dự án (gồm: TBA 220kV Tương Dương; Nâng công suất TBA 220kV Hưng Đông 125+250 lên 2x250 MVA).

- Đối với lưới điện 110kV: đầu tư 18 dự án xây dựng mới, lắp đặt và nâng công suất trạm biến áp 110kV và 08 dự án đường dây với khoảng 185km. Hiện đang triển khai thực hiện đầu tư 05 TBA (Con Cuông, Nghi Ân, Diễn Phong, Hoàng Mai I, WHA) với tổng dung lượng trước mắt lắp đặt đưa vào vận hành năm 2021 là 286 MVA phục vụ cấp điện dân cư cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển của các dự án trọng điểm của tỉnh và đang triển khai thủ tục đầu tư 05 dự án giai đoạn sau.

- Công tác đầu tư đưa điện về nông thôn, miền núi được chú trọng và thực hiện. Dự án cải tạo lưới điện nông thôn, miền núi, hải đảo và cấp điện cho 16 xã chưa có điện được triển khai đến nay đã đạt tỷ lệ 100% số xã có điện lưới quốc gia, năm 2020 đưa điện về 32 thôn bản; hiện đang đầu tư cấp điện cho 49 thôn bản và sẽ hoàn thành đóng điện trong năm 2021. Như vậy, từ 233 thôn, bản chưa có điện (năm 2014) nay chỉ còn 115 thôn, bản chưa có điện22.

2.4. Hạ tầng đô thị: Đã triển khai 08/13 dự án (05 dự án kết thúc đầu tư và 03 dự án chuyển tiếp), 05 dự án chưa triển khai. Số vốn thực hiện là 4.925 tỷ đồng.

(1) Nguồn NSNN do tỉnh quản lý: Đã triển khai 07/10 dự án. Trong đó kết thúc đầu tư 04 dự án và chuyển tiếp 03 dự án.

- 04 dự án kết thúc đầu tư: Dự án phát triển đô thị Vinh (3.574 tỷ đồng); Nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò (330 tỷ đồng); Đường vành đai Đông Vinh (150 tỷ đồng); Đường Lê Mao kéo dài (32 tỷ đồng);

 - 03 dự án chuyển tiếp: Đường Nguyễn Sỹ Sách kéo dài (151 tỷ đồng); Đường 72m (đoạn ngã 3 Quán Bàu đến đường XVNT) (156 tỷ đồng); Đường gom đường sắt Bắc Nam đoạn Nam Cấm - Vinh23;

(2) Nguồn thu hút đầu tư: Đã triển khai 01/03 dự án:

01 dự án kết thúc đầu tư: Nhà máy cấp nước sạch thị xã Hoàng Mai (520 tỷ đồng)24.

- Đường đô thị: Nhiều trục giao thông chính, các nút giao cắt, các đường vành đai đã bước đầu nâng cao năng lực giao thông cho các khu vực đô thị, nhất là thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò. Tuyến đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò hoàn thành giai đoạn 1 đã tạo ra sự kết nối liên hoàn giữa thành phố Vinh và trung tâm đô thị du lịch biển Cửa Lò, tạo điều kiện thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng đất ở khu vực phía Đông, xây dựng khu vực này trở thành khu vực đô thị sầm uất trong tương lai...; các tuyến nội thành thành phố Vinh triển khai đáp ứng quỹ đất phát triển đô thị như: Đường Lê Mao kéo dài; Đường Nguyễn Sỹ Sách kéo dài; Đường vành đai 35,0m Đông Vinh.

- Về cấp nước sạch đô thị: Đã đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lò từ nguồn vốn ODA; đang triển khai đưa vào sử dụng vào năm 2022 nhà máy nước thị xã Hoàng Mai từ nguồn xã hội hóa để đảm bảo cấp nước cho các đô thị lớn, từng bước hướng tới mục tiêu tỷ lệ người dân được dùng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung các đô thị đạt 90% trở lên.

- Công tác chỉnh trang đô thị, thoát nước và vệ sinh môi trường được quan tâm, trong giai đoạn đã triển khai dự án phát triển đô thị Vinh để đầu tư xử lý thoát nước thành phố Vinh góp phần làm giảm mức độ ngập úng, đảm bảo vệ sinh môi trường.

2.5. Hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp: đã triển khai 08/12 dự án (03 dự án kết thúc đầu tư và 05 dự án chuyển tiếp), 04 dự án chưa triển khai. Số vốn thực hiện 3.883 tỷ đồng.

(1) Nguồn NSNN do tỉnh quản lý: Đã triển khai 05/7 dự án. Trong đó kết thúc đầu tư 01 dự án và chuyển tiếp 04 dự án:

- 01 dự án kết thúc đầu tư: Hệ thống hạ tầng cụm công nghiệp (280 tỷđồng).

- 04 dự án chuyển tiếp: Đường ngang N2 - KKT Đông Nam (59 tỷ đồng); Đường ngang N5 - KKT Đông Nam (100 tỷ đồng); Đường ngang N5 (đoạn 2) - KKT Đông Nam (512 tỷ đồng); Đường D4 - KKT Đông Nam (414 tỷ đồng);

(2) Nguồn thu hút đầu tư: Đã triển khai 03/05 dự án:

- 02 dự án kết thúc đầu tư: Hạ tầng KCN Hoàng Mai (480 tỷ), Hạ tầng KCN Đô thị VISIP 750 ha (1.995 tỷđồng),

- 01 dự án chuyển tiếp: Hạ tầng KCN Đông Hồi25.

- Khu kinh tế Đông Nam với diện tích lên 20.776,47 ha nằm trên địa bàn 26 xã, phường, thị trấn. Ngoài KCN Bắc Vinh và KCN Nam Cấm cũ (Khu A, B, C) đã cơ bản lấp đầy, các KCN còn lại đang tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện và thu hút các dự án đầu tư thứ cấp. Có 06 khu công nghiệp ngoài Khu kinh tế với tổng diện tích 1.660ha, bao gồm Bắc Vinh (60ha), Nghĩa Đàn (200ha), Tri Lễ - Anh Sơn (200ha), Sông Dinh - Quỳ Hợp (300ha), Tân Kỳ (600ha) và Phủ Quỳ - Thái Hòa (300ha). Tỷ lệ lấp đầy trung bình của các KCN đã thành lập là 41,9%. Đến nay, KKT Đông Nam và các KCN tỉnh Nghệ An có 150/257 dự án có hiệu lực đã hoàn thành26 với tổng vốn đầu tư 34.203,7 tỷ đồng/đăng ký 70.189,2 tỷ đồng. Trong đó, có 52 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 1,09 tỷ USD; 205 dự án trong nước, tổng vốn đăng ký 44.816,8 tỷ đồng (tương đương 1,94 tỷ USD).

- Hạ tầng Khu kinh tế, khu công nghiệp đã triển khai:

+ Về hạ tầng giao thông:

Đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng (giai đoạn 1) một số tuyến đường trục chính của KKT như: Các tuyến đường ngang N5; đường D4 nối cảng Cửa Lò với Quốc Lộ 1A; đường N5 đoạn 2; đường N2 nối KCN Thọ Lộc với Quốc lộ 1A; đã cơ bản hoàn thành giải quyết nhu cầu trước mắt về giao thông đối ngoại của Khu kinh tế, hình thành hệ thống giao thông kết nối giữa Khu kinh tế Đông Nam với các trục giao thông quốc gia (QL1A, QL 7, đường bộ cao tốc Bắc Nam) góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 và hoàn thiện phần còn lại của các công trình trên27.

+Về hạ tầng khu công nghiệp:

Đã thu hút được các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp như VSIP, WHA, Hoàng Thịnh Đạt, tạo tiền đề thu hút đầu tư các dự án thứ cấp.

- Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP (750ha): Đến nay đã hoàn thành hạ tầng KCN giai đoạn 1 (226ha)28, Khu đô thị giai đoạn 1A (43ha)29. Hiện đang tiếp tục triển khai KCN giai đoạn 2 (142ha) và san lấp mặt bằng Khu đô thị giai đoạn 1B (43,26ha), giai đoạn 2A.1 (18,34ha).

- Khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1 Nghệ An (498ha): Đến nay đã hoàn thành hạ tầng KCN giai đoạn 1 (143,5ha), đang triển khai GPMB KCN giai đoạn 2 (354,5ha).

- Khu công nghiệp Hoàng Mai I (264,77ha): Hiện đang triển khai san lấp mặt bằng, hoàn thiện các công trình hạ tầng KCN.

- Khu công nghiệp Đông Hồi (457,07ha): Hiện chưa có nhà đầu tư hạ tầng, Ngân sách nhà nước đầu tư tuyến đường cứu nạn và tái định cư các khu dân cư ven biển Đông Hồi. Hiện đang triển khai Hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 1 công suất 2.500m3/ngđ.

2.6. Hạ tầng một số lĩnh vực khác:

a) Hệ thống hạ tầng y tế: đã triển khai 07/9 dự án (05 dự án kết thúc đầu tư và 02 dự án chuyển tiếp), 02 dự án chưa triển khai. Số vốn thực hiện 3.462 tỷ đồng.

(1) Nguồn NSNN do tỉnh quản lý: đã triển khai hoàn thành 05/7 dự án:

- 04 dự án kết thúc đầu tư: BV đa khoa khu vực Tây Bắc (110 tỷ đồng); BV đa khoa khu vực Tây Nam (60 tỷ đồng); Nâng cấp BV sản nhi (166 tỷ đồng); Dự án BV hữu nghị đa khoa Gđ1 (980 tỷ đồng).

- 01 dự án chuyển tiếp: Trung tâm xạ trị và y học hạt nhân - Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (316 tỷ đồng);

(2) Nguồn thu hút đầu tư: Đã triển khai 02/02 dự án:

- 01 dự án kết thúc đầu tư: Bệnh viện đa khoa quốc tế (900 tỷ đồng);

- 01dự án chuyển tiếp: Bệnh viện đa khoa tỉnh giai đoạn 2 (Khu B) (930 tỷ đồng);

Hạ tầng y tế đã đáp ứng khá tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, ngành y tế đã huy động được nguồn vốn xã hội hóa trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong giai đoạn, đã đầu tư từ nguồn ngân sách để xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh, Nhi, Tây Bắc, Tây Nam và thu hút đầu tư các bệnh viện như đa khoa tỉnh, bệnh viện quốc tế. Đến nay, tỉnh Nghệ An có số lượng cơ sở y tế khám chữa bệnh chỉ đứng sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ trung bình toàn tỉnh đạt 34,9 giường bệnh/10.000 dân30. Hạ tầng y tế hoàn thiện đã góp phần đủ tiêu chuẩn để tham gia vào đề án Bệnh viện vệ tinh của tuyến Trung ương thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu của nhân dân.31

b) Hệ thống hạ tầng giáo dục - đào tạo: đã triển khai hoàn thành 7/9 dự án, 02 dự án chưa triển khai. Số vốn thực hiện 2.306 tỷ đồng.

(1) Nguồn Trung ương đầu tư trên địa bàn: Đã triển khai và kết thúc đầu tư 01/01 dự án: Hệ thống trường trung cấp đào tạo nghề (356 tỷ đồng);

(2) Nguồn NSNN do tỉnh quản lý: Đã triển khai và kết thúc đầu tư 06/6 dự án: HTKT Trường Đại học kinh tế Nghệ An (105 tỷ đồng); Hệ thống trường PTDT nội trú, bán trú (242 tỷ đồng); Xây mới thay thế phòng học cấp 4 xuống cấp, hư hỏng (1.130 tỷ đồng); Xây mới các phòng thiết bị, thí nghiệm đạt chuẩn (126 tỷ đồng); Xây dựng trường Đại học y khoa Vinh (252 tỷ đồng); Xây dựng mới, hiện đại hóa Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (95 tỷ đồng).

(3) Nguồn thu hút đầu tư: Chưa triển khai 02 dự án: Trường Đại học Quốc tế; Trường THPT Quốc tế.

Hệ thống đào tạo bậc trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học tiếp tục phát triển, đáp ứng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao trong nước và quốc tế32. Trường Đại học Vinh, trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc, trường THPT Chuyên Phan Bội Châu đã được Chính phủ, và các Bộ, ngành Trung ương đưa vào danh sách xây dựng thành trường Đại học trọng điểm quốc gia, trường nghề chất lượng cao và trường đạt chuẩn quốc gia, học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế và khu vực luôn đứng tốp đầu của cả nước. Quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo từng bước được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Tỷ lệ học sinh, sinh viên trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề có việc làm sau tốt nghiệp đạt từ 80-90%, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động.

Việc tái cơ cấu các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn, để thành lập Trường Đại học Nghệ An (trên cơ sở các trường đại học, cao đẳng hiện có) tiến tới xây dựng Nghệ An thành trung tâm vùng Bắc Trung bộ về giáo dục - đào tạo đang từng bước triển khai xây dựng.

Đầu tư hệ thống các trường dân tộc nội trú trên địa bàn bao gồm các trường DTNT các huyện miền núi cao của tỉnh (Trường phổ thông DTNT THPT số 2, trường phổ thông DTNT THCS các huyện Quế Phong, Quỳ Hợp, Kỳ Sơn, Quỳ Châu) từ nguồn ngân sách trung ương góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục cho học sinh dân tộc miền núi, dân tộc thiểu số khó khăn.

c) Hạ tầng Văn hóa - Thể thao, Du lịch: đã triển khai 04/6 dự án (03 dự án kết thúc đầu tư và 01 dự án chuyển tiếp), 02 dự án chưa triển khai. Số vốn thực hiện 749 tỷ đồng.

(1) Nguồn NSNN do tỉnh quản lý: Đã triển khai thực hiện 03/4 dự án:

- 02 công trình kết thúc đầu tư: Xây dựng Đài phát thanh truyền hình tỉnh Nghệ An (113 tỷ đồng); Bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên gắn với phát triển du lịch (59 tỷ đồng);

- 01 công trình chuyển tiếp: Quần thể lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (82 tỷ đồng).

(2) Nguồn thu hút đầu tư: Đã triển khai 01/02 dự án:

- Dự án kết thúc đầu tư: Dự án quần thể du lịch, thể thao, giải trí Lan Châu - Song Ngư (495 tỷ đồng).

- Dự án quần thể du lịch, giải trí Lan Châu - Song Ngư, hệ thống khách sạn nghỉ dưỡng của Tập đoàn Mường Thanh, Tập đoàn Vingroup đã tạo ra bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ du lịch ở Nghệ An, góp phần hoàn thiện hạ tầng phục vụ du lịch, từng bước đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch, chất lượng các khách sạn ngày càng tốt hơn, bước đầu hình thành cơ sở du lịch có đẳng cấp33.

- Công tác đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, di tích cách mạng, công trình văn hóa được triển khai đầu tư: Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên; Di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh; Khu di tích lịch sử Truông Bồn; Quần thể lưu niệm cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong; Khu di tích Phan Bội Châu; Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, Khu di tích Phan Đăng Lưu...

- Hệ thống cơ sở vật chất lĩnh vực thể dục, thể thao dần đáp ứng nhu cầu tập luyện của nhân dân và công tác đào tạo, huấn luyện thể thao thành tích cao của tỉnh. Một số công trình thiết yếu được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp như: Cải tạo, nâng cấp sân vận động Vinh khoảng 25.000 chỗ ngồi; nhà thi đấu; nhà tập luyện, khu nhà ở và làm việc cho huấn luyện viên và vận động viên; trên địa bàn có 02 sân golf tại 2 huyện Diễn Châu và TX Cửa Lò...

d) Hạ tầng công nghệ thông tin:

02 dự án thu hút đầu tư chưa triển khai thực hiện: Công viên công nghệ thông tin; Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

- Dự án Công viên công nghệ thông tin Nghệ An được quy hoạch trên diện tích 10ha tại Nghi Phú - TP Vinh đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 131/QĐ-UBND.CN ngày 13/1/2010 chưa thu hút được nhà đầu tư.

- Tuy nhiên, với việc lựa chọn thuê hạ tầng 100% các cơ quan, đơn vị đã có hạ tầng CNTT cơ bản; đáp ứng được nhu cầu cho việc tin học hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như ứng dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp. Hạ tầng mạng LAN, WAN và Internet trong các cơ quan nhà nước của tỉnh hiện đã được đầu tư tương đối đầy đủ với 26/26 sở, ban, ngành; 21/21 huyện, thành phố, thị xã có kết nơi mạng LAN, WAN; 47/47 cơ quan nhà nước cấp tỉnh có kết nối Intenet, đáp ứng được nhu cầu trao đổi dữ liệu, kết nối với các đơn vị trong và ngoài tỉnh.Mạng truyền số liệu chuyên dùng tỉnh Nghệ An chính thức vận hành từ tháng 7/2019, triển khai với 823 cơ quan Nhà nước phục vụ vận hành phần mềm quản lý văn bản điều hành liên thông 4 cấp VNPT-Ioffice.

- Hạ tầng thông tin di động: tiếp tục có sự tăng trưởng khá, 100% các xã đã có sóng thông tin di động 3G vào năm 2015, vượt chỉ tiêu theo quy hoạch. Năm 2017 bắt đầu phủ sóng 4G, đến năm 2019 đã phủ sóng ở hầu hết các khu vực trung tâm của các huyện, thành, thị và các xã lân cận, vượt tiến độ quy hoạch 4 năm, là điều kiện tiến tới sớm phủ sóng 5G trong tương lai.

III. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

- Hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm đầu tư còn chưa tương xứng với nhu cầu và mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu phát triển, nhất là hạ tầng giao thông trọng yếu (cảng biển, sân bay), hạ tầng du lịch và hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực miền Tây... Giai đoạn 2014-2020 chỉ mới triển khai được 59/90 công trình, vẫn còn 31 công trình34 chưa huy động được nguồn lực để thực hiện đầu tư (trong đó 3 dự án Trung ương trên địa bàn, 13 dự án do tỉnh quản lý và 15 dự án đầu tư ngoài ngân sách). Qua rà soát sự cần thiết và định hướng đầu tư giai đoạn 2021-2025, trong 31 dự án chưa thực hiện có 7 dự án được đưa vào danh mục mới giai đoạn 2021-202535.

(Chi tiết các dự án và nguyên nhân không triển khai nêu tại Phụ lục 4).

- Tỷ lệ mất cân đối giữa nhu cầu đầu tư và nguồn lực còn lớn. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển còn khó khăn; việc phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả chưa cao; một số dự án hạ tầng trọng điểm nguồn lực36 thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu; Thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách chưa đạt hiệu quả như mong muốn, nhất là thu hút đầu tư của doanh nghiệp tham gia đầu tư hạ tầng; tình trạng dự án treo, dự án đầu tư kéo dài tuy đã tập trung chỉ đạo xử lý nhưng còn khó khăn và chưa hiệu quả. Đối với các công trình triển khai thực hiện: nguồn lực huy động mới chỉ đạt 35,2% nhu cầu. Một số lĩnh vực đạt thấp như: hạ tầng thông tin truyền thông 0%37, hạ tầng điện 12,18%38.

- Đầu tư còn dàn trải, chưa thực sự ưu tiên nguồn lực cho các dự án trọng điểm (nguồn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 bố trí cho dự án trọng điểm trong danh mục là 5.624 tỷ đồng/21.267 tỷ đồng tổng kế hoạch trung hạn, chiếm tỷ lệ 26,4%) nên kéo dài thời gian thực hiện, nhiều dự án bố trí vốn quá thời gian theo quy định phải xin kéo dài thời gian thực hiện nhóm B quá 5 năm, nhóm C quá 3 năm) như các dự án đường D4, N2, N5, N5 (đoạn 2) trong Khu kinh tế Đông Nam; Đường 72m (đoạn ngã ba Quán Bàu đến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh).

- Mặc dù đã rất nỗ lực trong việc vận động nhưng do giai đoạn vừa qua nguồn vốn các tổng công ty, doanh nghiệp gặp khó khăn… nên chưa thu hút đầu tư, triển khai được một số dự án có nhu cầu bức thiết như sân bay, cảng biển nước sâu, nghĩa trang sinh thái...

- Các thủ tục chuẩn bị cho việc tiến hành thi công công trình còn mất nhiều thời gian (công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, nhiều vướng mắc, có một số dự án nguồn vốn Trung ương hoặc do các Sở, ngành làm chủ đầu tư, các dự án đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách triển khai trên địa bàn các huyện, sự phối hợp chỉ đạo và ưu tiên của địa phương chưa kịp thời; công tác đấu thầu còn chậm nhất là với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi) làm ảnh hưởng tới tiến độ dự án, làm tăng tổng mức đầu tư và ảnh hưởng khả năng huy động vốn.

- Việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và yêu cầu phát triển của tỉnh. Sự sẵn sàng đưa vào phục vụ của hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng dịch vụ logistics, hậu cần cảng biển chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Chi phí logistic cả đường thủy và đường bộ của tỉnh Nghệ An còn cao39. Thành phố Vinh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và mục tiêu đề ra; hệ thống hạ tầng đô thị thiếu đồng bộ, tình trạng ngập úng cục bộ, ùn tắc giao thông, vấn đề môi trường chưa được xử lý triệt để; thu hút đầu tư còn rất hạn chế; chưa trở thành đô thị có trình độ và năng lực vượt trội so với các đô thị trong khu vực Bắc Trung Bộ (nhất là khả năng kết nối vùng, đào tạo nhân lực chất lượng cao, hoạt động nghiên cứu - phát triển, khởi nghiệp - sáng tạo,…).

2. Tồn tại, hạn chế của các lĩnh vực cụ thể:

- Về hạ tầng giao thông:

+ Tuyến cao tốc Bắc Nam (đoạn qua Nghệ An) chưa hình thành dẫn đến năng lực vận tải đáp ứng nhu cầu phát triển, chi phí vận tải ở mức cao ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải.

+ Một số tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ chưa được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Các tuyến đường vào vùng nguyên liệu, đường trong khu kinh tế, vào khu công nghiệp, khu du lịch. Tuyến đường chiến lược để hình thành hành lang kinh tế mới theo hướng Đông - Tây, đường bộ cao tốc nối giữa Hà Nội - Viêng Chăn (Lào) qua cửa khẩu Thanh Thủy chưa được đầu tư.

+ Hạng mục đê chắn sóng, nạo vét luồng của khu bến cảng cảng Cửa Lò, Đông Hồi chưa được đầu tư nên chưa có nhà đầu tư quan tâm cảng biển nước sâu, chưa gỡ được “điểm nghẽn” ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn vừa qua.

+ Đối với cảng hàng không: các dự án cải tạo, mở rộng sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách T2, sân đỗ máy bay trước cửa nhà ga T2, đường cất hạ cánh chưa được đầu tư đã ảnh hưởng đến việc nâng công suất khai thác; nhà ga hiện tại chỉ đáp ứng tối đa 1.000 hành khách/giờ nên vào vào giờ cao điểm bị quá tải; đường bay quốc tế chưa đáp ứng được hiệu quả.

+ Các ga, đường nhánh đường sắt chủ yếu được xây dựng từ lâu nên năng lực khai thác còn hạn chế, chưa có bãi hàng, khu vực Logistics đường sắt để kết nối với các khu công nghiệp, các trọng điểm hàng hóa và các phương thức vận tải đường bộ, đường biển nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông tỉnh Nghệ An.

- Hạ tầng nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa đáp ứng được phục vụ nhu cầu sản xuất trong giai đoạn mới, đặc biệt là hạ tầng thủy lợi40. Tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương còn thấp (đạt 49%); các công trình thủy lợi ưu tiên cấp nước cho lúa, đối tượng tưới là rau, màu, cây công nghiệp và các loại cây nguyên liệu phục vụ chế biến khác vẫn chiếm tỷ lệ thấp (chiếm 7%). Thủy lợi bản Mồng đầu tư kéo dài do thiếu vốn.

- Hệ thống điện và hạ tầng lưới điện (đặc biệt là hệ thống điện 220 kV và 110 kV) đã được đầu tư nhưng chưa phù hợp với nhu cầu sản xuất, tiêu dùng vàtốc độ phát triển các khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh, đâylà yếu tố bất lợi trong thu hút đầu tư... Hạ tầng lưới điện chưa đáp ứng được nhu cầu ngày một cao của nhân dân41.

- Hệ thống giao thông đô thị chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa; việc đầu tư mới, đầu tư mở rộng các tuyến đường trong nội thị phục vụ nhu cầu đi lại và phát triển không gian đô thị đang là vấn đề đặt ra để tập trung nguồn lực đầu tư; Các nhà máy nước trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và Thái Hòa chưa hoàn thành nên tỷ lệ người dân đô thị được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung chưa đạt chỉ tiêu đề ra42; Các công trình thoát nước đã xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp; Hệ thống thu gom và xử lý nước thải chưa được đầu tư đồng bộ; Các dự án nhà máy xử lý rác thải, công viên nghĩa trang sinh thái chưa triển khai ảnh hưởng tới vấn đề an sinh xã hội.

- Hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, việc huy động nguồn lực còn khó khăn. Tiến độ thi công các dự án hạ tầng giao thông kết nối chính (đường N2, N5, N5 (đoạn 2), D4) còn chậm hoàn thành ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư. Các dự án hạ tầng xã hội, nhà ở công nhân chậm được triển khai, chưa đảm bảo điều kiện ăn, ở, gắn bó làm việc lâu dài của người lao động tại các khu công nghiệp.Công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, giao đất thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án hạ tầng khu công nghiệp như VSIP, WHA, Hoàng Mai I, KCN Nam Cấm gặp khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách ảnh hưởng tới tiến độ triển khai.

- Các dự án hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin vẫn chưa có nhà đầu tư quan tâm. Ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử chưa đồng đều giữa các cấp, các địa phương ảnh hưởng đến việc hướng tới hình thành hạ tầng số cho Chính quyền số tỉnh Nghệ An. Công cuộc chuyển đổi số theo lộ trình, định hướng của Chính phủ còn chậm.

- Nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất các trường Đại học,trường dạy nghề còn đang hạn chế. Việc phân luồng cho các trường dạy nghề và nâng cao chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

- Tình trạng quá tải ở bệnh viện công lập tuyến tỉnh vẫn còn cao. Huy động nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này từ nguồn xã hội hóa còn gặp khó khăn. Trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay thì áp lực về hạ tầng lĩnh vực y tế càng lớn.

- Sản phẩm du lịch tuy đã có bước cải thiện nhưng chưa tạo bước đột phá, chưa có sản phẩm tạo thương hiệu cho du lịch Nghệ An và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Một số dự án có thế mạnh nhưng chưa thu hút được nhà đầu tư. Tiến độ một số dự án trọng điểm phát triển du lịch triển khai còn chậm, không thu hút được các nhà đầu tư lớn ảnh hưởng đến việc khai thác thế mạnh của tỉnh.

- Một số thiết chế văn hoá cấp tỉnh quan trọng chưa được xây dựng hoặc chưa hoàn thành do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế. Quy mô xây dựng các công trình nhà văn hoá cấp huyện còn chưa tương xứng với nhiệm vụ và nhu cầu.

- Hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể thao hiện nay của Nghệ An hiện mới chỉ đáp ứng ở mức duy trì tập luyện, còn thiếu những công trình có quy mô lớn, tiên tiến hiện đại, tiêu chuẩn quốc gia, đáp ứng điều kiện tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao lớn, các giải thể thao cấp quốc gia, quốc tế.

3. Nguyên nhân:

3.1. Nguyên nhân khách quan:

- Nghệ An nằm trong vùng chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu khắc nghiệt; địa bàn rộng, địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều nên đã ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Nghệ An mặc dù được Trung ương quan tâm hỗ trợ, được Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, nhưng nguồn lực hỗ trợ thực hiện còn hạn chế, giai đoạn 2014-2020, chưa có cơ chế đặc thù cho tỉnh tạo nguồn lực để đầu tư hạ tầng. Một số công trình hạ tầng quan trọng (hệ thống kè và luồng cảng biển phía bắc Cửa Lò và Đông Hồi) chưa được ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương trong giai đoạn vừa qua.

- Các đô thị chủ yếu là mới hình thành, nên đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn.

3.2. Nguyên nhân chủ quan:

- Việc xây dựng quá nhiều công trình trọng điểm nên không tập trung, không thu hút được, phân bổ nguồn lực còn dàn trải; công tác quản lý đầu tư xây dựng hiệu quả chưa cao; chưa có cơ chế chính sách phù hợp để huy động nguồn lực, nhất là đất đai cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trọng yếu.

- Việc triển khai cơ chế thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách (vay nhà đầu tư), hợp tác công - tư chưa hiệu quả, còn nhiều khó khăn. Cơ chế, chính sách chưa đủ mạnh để thu hút được nhiều dự án động lực phát triển.

- Quá trình lựa chọn danh mục đầu tư chưa được nghiên cứu kỹ trong quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn của tỉnh nên không được triển khai thực hiện (Thủy điện Nậm Mô, Mỹ Lý, Nhiệt điện Quỳnh Lập). Xây dựng nhu cầu một số dự án lớn chưa phù hợp với điều kiện của tỉnh Nghệ An (9/31 dự án chưa triển khai thực hiện: Hạ tầng Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Trường Đại học quốc tế; Trường THPT quốc tế, Xây dựng công viên CNTT và phát triển công nghiệp CNTT, Khu luyện tập, huấn luyện thể thao thành tích cao tại thành phố Vinh...) tính khả thi chưa cao, chưa hấp dẫn nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư chỉ mới tìm hiểu.

- Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư của một số ngành đã được quan tâm, đẩy mạnh nhưng chưa xứng với tiềm năng, việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư còn chậm; chưa đề xuất được các cơ chế, chính sách để hỗ trợ hấp dẫn các nhà đầu tư. Công tác cải cách hành chính trong thu hút đầu tư có lúc có nơi còn chưa được chú trọng. Công tác vận động nguồn vốn nước ngoài chưa mang lại hiệu quả để triển khai một số công trình chống biến đổi khí hậu (cống điều tiết sông cả, cống ngăn mặn giữ ngọt sông Hoàng Mai, Cống Nam Đàn...)

- Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số địa phương chưa quyết liệt, tiến độ triển khai của các dự án còn chậm, đã làm nhiều dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư do chi phí giải phóng mặt bằng tăng lên, ảnh hưởng tới việc cân đối vốn và hoàn thành dự án đúng tiến độ.

4. Bài học kinh nghiệm:

- Tranh thủ mọi nguồn vốn, huy động tối đa mọi nguồn lực, nhất là nguồn vốn xã hội hóa cho đầu tư kết cấu hạ tầng, Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành địa phương trong triển khai thực hiện công tác phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh cơ cấu lại đầu tư công, đầu tư công phải thực sự giữ vai trò dẫn dắt, lan tỏa, là “vốn mồi” để huy động đầu tư của khu vực ngoài nhà nước, tạo không gian, động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Quan tâm nâng cao năng lực thực hiện, vừa phát huy sức mạnh tập thể vừa đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu, kết hợp với công tác chỉ đạo, điều hành thông suốt thống nhất từ Tỉnh đến địa phương, đẩy mạnh đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

- Công tác quy hoạch cần được tiếp tục nâng cao và hoàn thiện để quy hoạch sát với thực tế và có tính khả thi cao để tiết kiệm thời gian và kinh phí GPMB, các quy hoạch cần có sự thống nhất gắn kết với nhau:

- Đầu tư tập trung không phân tán, giàn trải, có trọng tâm, trọng điểm để thực hiện đúng các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra, sắp xếp thứ tự ưu tiên các chương trình, dự án, tập trung nguồn lực đảm bảo công trình sớm đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả

- Đảm bảo phát triển kết cấu hạ tầng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hạn chế tác động xấu về môi trường, đồng thời phải tính đến giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Tỉnh nghiên cứu có phương án hấp dẫn các nhà đầu tư ngoài các chính sách theo quy định chung. Có cơ chế xã hội hóa đầu tư có chiến lược, cơ chế, xúc tiến đầu tư tốt gắn với quy hoạch rõ ràng để kêu gọi đầu tư các dự án hạ tầng, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông như cảng nước sâu, sân bay...

Như vậy, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển, nhiều công trình trọng điểm đã và đang được thực hiện góp phần giải quyết những yêu cầu bức thiết trong đời sống kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, cải thiện môi trường đầu tư kinh oanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh, đồng thời hấp dẫn, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức, doanh nghiệp lớn, đủ mạnh trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển. Tỉnh luôn xem phát triển kết cấu hạ tầng cần đi trước một bước, nhằm tháo gỡ các trở lực, đón đầu nhà đầu tư, doanh nghiệp. Thời gian qua, tỉnh đã huy động tích cực và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, coi trọng xã hội hóa đầu tư để phát triển hạ tầng KTXH, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, do nguồn lực hạn chế nên vẫn chưa tương xứng nhu cầu và mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu phát triển.

Phần thứ hai

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2021- 2025

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi

- Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm vừa qua tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển trong thời gian tới. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư phát huy hiệu quả; môi trường đầu tư tiếp tục được quan tâm cải thiện; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên... sẽ thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra động lực phát triển mới.

- Tỉnh Nghệ An tiếp tục được Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương quan tâm, tạo điều kiện phát triển; được Quốc hội ban hành Nghị quyết số 36/2021/QH15 ngày 13/11/2021 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù tỉnh Nghệ An

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định một trong ba đột phá phát triển, tập trung đầu tư và chỉ đạo của các cấp, các ngành, đó là tiếp tục phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, rõ rệt nhất là các địa phương có lợi thế về quỹ đất, chi phí nhân công thấp và nguồn lao động dồi dào như tỉnh Nghệ An, cùng với việc kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư góp phần phục vụ nhu cầu thu hút các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài.

2. Khó khăn, thách thức

- Dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, sẽ tác động không nhỏ đến nước ta. Kinh tế toàn cầu gặp khó khăn do đại dịch Covid 19 kéo dài, chiến tranh thương mại vừa là cơ hội, vừa là thách thức trong thu hút đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Tỉnh Nghệ An vẫn đang là tỉnh còn nhiều khó khăn, quy mô và tiềm lực kinh tế còn hạn chế, nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội lớn, nguồn lực đầu tư cho phát triển hạn hẹp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ; khả năng liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự thuận lợi, sức hấp dẫn đầu tư còn hạn chế, nhất là việc thu hút các dự án động lực có tác động lan tỏa mạnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Vị trí địa lý của Nghệ An xa các trung tâm lớn, cực tăng trưởng của cả nước; vùng miền Tây rộng lớn, địa bàn hiểm trở, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

- Nguồn cân đối ngân sách địa phương hưởng (không kể thu tiền sử dụng đất), dự kiến một số khoản thu không đạt kế hoạch do thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực Công thương nghiệp - dịch vụ ngoài quốc doanh đạt thấp làm ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Đầu tư phải bám sát và phục vụ cho việc thực hiện tốt các mục tiêu, định hướng phát triển của Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết số 18/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An 5 năm giai đoạn 2021-2025.

- Đổi mới tư duy đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng điều chỉnh cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tập trung đầu tư cho các dự án trọng điểm, có sức lan tỏa cao, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo đột phá thu hút vốn đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kéo dài.

- Bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả giữa các vùng, lĩnh vực, trong đó ưu tiên vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các dự án có tính kết nối, liên vùng, tạo động lực cho các vùng kinh tế trọng điểm.

2. Mục tiêu

- Tạo động lực phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại phục vụ cho sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Tập trung ưu tiên nguồn lực cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng trọng điểm theo định hướng.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân; đa dạng các nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh hình thức đối tác công - tư.

- Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị để triển khai thực hiện hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm tạo động lực phát triển.

III. NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2021-2025

- Công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng và phù hợp với định hướng Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

- Công trình hạ tầng trọng điểm phải có tính động lực, lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.

- Việc lựa chọn công trình hạ tầng trọng điểm đưa vào danh mục phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn (các dự án sử dụng vốn trong nước được cấp có thẩm quyền xác định nguồn vốn, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA đã ký hiệp định với nhà tài trợ hoặc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, các dự án thu hút đầu tư đang làm thủ tục hoặc đã được chấp thuận đầu tư).

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2021-2025.

Căn cứ nguyên tắc, tiêu chí, định hướng danh mục công trình kết cấu trọng điểm giai đoạn 2021-2025 để tập trung chỉ đạo triển khai là 54 công trình bao gồm 17 công trình chuyển tiếp (05 công trình Trung ương đầu tư trên địa bàn, 09 công trình sử dụng NSNN do tỉnh quản lý, 03 công trình thu hút đầu tư) và 37 công trình mới (02 công trình Trung ương đầu tư trên địa bàn, 22 công trình sử dụng NSNN do tỉnh quản lý, 13 công trình thu hút đầu tư) với tổng nhu cầu là 57.883 tỷ đồng. Cụ thể các lĩnh vực như sau:

1. Hạ tầng giao thông: 20 công trình (3 công trình chuyển tiếp và 17 công trình mới) với số vốn 36.532 tỷ đồng.

(1) Nguồn Trung ương đầu tư trên địa bàn triển khai đầu tư cho 03 dự án (2 dự án chuyển tiếp, 1 dự án khởi công mới) với số vốn 19.941 tỷ đồng.

- 02 công trình chuyển tiếp:

+ Đường bộ cao tốc Bắc Nam đoạn qua Nghệ An (điểm đầu giáp Thanh Hóa; điểm cuối giáp Hà Tĩnh; dài 88km) quy mô 4 làn xe, nhu cầu đầu tư 18.155 tỷ đồng.

+ Nâng cấp, mở rộng các tuyến Quốc lộ: Quốc lộ 15 (đoạn Đô Lương - Nam Đàn dài 31,7 km), nhu cầu đầu tư 486 tỷ đồng.

- 01 công trình mới: Quốc lộ 7: Đoạn Diễn Châu - Đô Lương (Km0 - km36) Quốc lộ 7 (đoạn Km0 - Km36), dài 36 Km, nhu cầu đầu tư 1.300 tỷ đồng.

(2) Nguồn NSNN do tỉnh quản lý triển khai đầu tư cho 12 công trình khởi công mới với số vốn 8.488 tỷ đồng.

- Đầu tư xây dựng công trình giao thông quan trọng có tính kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế, khu công nghiệp, gồm:

+ Tuyến đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa)- Cửa Lò (Nghệ An) (Km7+00 - Km76+00), chiều dài 69 Km (4.651 tỷ đồng)

+ Đường giao thông nối QL.7C (Đô Lương) đến đường Hồ Chí Minh (Tân Kỳ), chiều dài 20,5 Km (684 tỷ đồng)

+ Đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò (giai đoạn 2), hoàn thiện toàn tuyến với quy mô đường 8 làn xe cơ giới (1.417 tỷ đồng)

+ Đường giao thông từ Quốc lộ 46 đến bến 5, bến 6 cảng Cửa Lò, chiều dài đường khoảng 1 Km (205 tỷ đồng)

+ Tuyến đường giao thông liên xã từ xã Tây Sơn đến xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, dài 20,6 Km (250 tỷ đồng)

+ Nâng cấp, mở rộng đường Bình Minh thị xã Cửa Lò (310 tỷ đồng)

- Đầu tư các tuyến đường tránh đáp ứng hạ tầng cho phát triển sản xuất, mở rộng không gian đô thị:

+ Tuyến tránh thị trấn Nam Đàn (60 tỷ đồng).

+ Đường tránh QL.48 đoạn qua thị xã Thái Hòa (210 tỷ đồng).

+ Tuyến tránh QL1A đoạn Quỳnh Hậu - Quỳnh Hồng - Quỳnh Hưng - Quỳnh Diễn (200 tỷ đồng).

- Đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối hệ thống hạ tầng khu vực cửa khẩu, biên giới, thúc đẩy phát triển thương mại:

+ Sửa chữa, nâng cấp tuyến đường ĐT.534C đi cửa khẩu Vều (đoạn từ Km20+00 đến Km37+22) (146 tỷ đồng).

- Đầu tư xây dựng cầu cứng qua sông đảm bảo an toàn đi lại cho nhân dân: Cầu Đò Cung (150 tỷ đồng); Cầu Quỳnh Nghĩa (205 tỷ đồng).

Với các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm được triển khai đầu tư xây dựng dần hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi các khu vực kinh tế trọng điểm trong tỉnh, các tỉnh lân cận và cả nước; đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh và của khu vực43.

(3) Nguồn thu hút đầu tư triển khai đầu tư cho 5 công trình (1 công trình chuyển tiếp, 4 công trình khởi công mới) với số vốn 8.103 tỷ đồng.

- 01 dự án chuyển tiếp: Mở rộng cảng Cửa Lò (bến số 5 và số 6) (148 tỷ).

- 04 công trình khởi công mới:

+ Đầu tư, mở rộng cảng hàng không quốc tế Vinh có vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển của tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh và khu vực, thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút đầu tư với các hạng mục đáp ứng quy mô 2,5 triệu hành khách/năm vào năm 2025, đảm bảo khai thác cho các loại máy bay hiện đại như A321 và tương đương, đáp ứng việc khai thác các đường bay quốc tế: Cải tạo, mở rộng sân đỗ tàu bay (cải tạo 02 vị trí, mở rộng 02 vị trí); Xây dựng nhà ga hành khách T2 công suất 5,0 triệu hành khách/năm và kết cấu hạ tầng đồng bộ; Xây dựng sân đỗ máy bay trước nhà ga hành khách T2 (10 vị trí); Đường cất hạ cánh mới kích thước 3.000mX45m (chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng...để sớm triển khai) (4.036 tỷ đồng).

+ Xây dựng hoàn thành cảng biển Vissai (3 bến tàu để tiếp nhận hàng tổng hợp, hàng rời, công ten nơ cho tàu trọng tải đến 50.000 DWT) (1.000 tỷđồng);

+ Xây dựng bến số 7, 8 cảng Cửa Lò (1.319 tỷđồng);

+ Các hạng mục nạo vét luồng và kè chắn sóng khu bến cảng phía Bắc Cửa Lò (cảng nước sâu Nghi Thiết, 1.600 tỷ đồng).

Đồng thời, đề xuất Trung ương đầu tư xây dựng ga hàng hóa, khu vực Logistics đường sắt để kết nối với các khu công nghiệp, các trọng điểm hàng hóa và các phương thức vận tải đường bộ, đường biển nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông của tỉnh Nghệ An.

2. Hạ tầng nông nghiệp và phát triển nông thôn: 4 công trình (3 công trình chuyển tiếp và 1 công trình mới) với số vốn 3.467 tỷ đồng.

(1) Nguồn Trung ương đầu tư trên địa bàn triển khai đầu tư cho 03 công trình chuyển tiếp với số vốn 3.337 tỷ đồng:

+ Hồ chứa nước Bản Mồng (giai đoạn 2) (1.086 tỷ đồng);

+ Hệ thống thủy lợi khe Lại, Vực Mấu, huyện Quỳnh Lưu (giai đoạn 1) (400 tỷ đồng);

+ Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An (1.851 tỷ đồng).

(2) Nguồn NSNN do tỉnh quản lý triển khai đầu tư cho 1 công trình khởi công mới với số vốn 130 tỷ đồng;

+ Dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi các xã Diễn Đồng, Diễn Liên, Diễn Xuân, Diễn Kỷ huyện Diễn Châu (130 tỷ đồng).

3. Hạ tầng cung cấp năng lượng, điện: 3 công trình (1 công trình chuyển tiếp và 2 công trình mới) với số vốn 2.950 tỷ đồng.

(1) Nguồn thu hút đầu tư triển khai đầu tư cho 3 công trình:

- 01 công trình chuyển tiếp: Triển khai dự án cấp điện cho miền núi, nông thôn, hải đảo để đưa điện đến vùng sâu, vùng xa cho 115 thôn bản và Đảo Mắt (550 tỷ đồng)

- 02 công trình khởi công mới:

+ Đường dây và trạm biến áp 220 kV: Đường dây 220 kV Nậm Mô - Tương Dương; Đường dây 220 KV Đô Lương - Nam Cấm; Đường dây 220 kV Tương Dương - Đô Lương; Đường dây 220 kV Nậm Sum - Nông Cống và Trạm biến áp 220 kV Tương Dương, Nam Cấm (1.500 tỷ đồng)

+ Đường dây và trạm biến áp 110 kV phục vụ nhu cầu điện sản xuất và tiêu dùng, đặc biệt là cung cấp cho các KCN Nam Cấm, Hoàng Mai 1, WHA, VISIP, Thọ Lộc, Đông Hồi, Sông Dinh, Nghĩa Đàn, Tri Lễ... (900 tỷ đồng).

4. Hạ tầng đô thị: 6 công trình (2 công trình chuyển tiếp và 4 công trình mới) với số vốn 5.731 tỷ đồng.

(1) Nguồn NSNN do tỉnh quản lý triển khai đầu tư cho 4 công trình (2 công trình chuyển tiếp, 2 công trình khởi công mới) với số vốn 5.236 tỷ đồng;

- 02 công trình chuyển tiếp:

+ Phát triển hạ tầng giao thông đô thị đáp ứng nhu cầu đi lại và mở rộng không gian đô thị nhất là tại thành phố Vinh, thực hiện Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 14/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng địa giới thành phố Vinh. Ưu tiên sớm đầu tư hoàn thành các công trình giao thông nội thị thành phố Vinh như Đường 72m (đoạn ngã 3 Quán Bàu đến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) (108 tỷđồng); Đường Nguyễn Sỹ Sách kéo dài (88 tỷ đồng).

- 02 công trình khởi công mới:

+ Phát triển hệ thống thoát nước ổn định và đồng bộ để giảm thiểu ngập úng, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phấn đấu đến hết năm 2025 xóa bỏ tình trạng ngập úng tại các đô thị, đặc biệt là thành phố Vinh, ưu tiên triển khai các dự án từ nguồn vốn nước ngoài (ODA): Hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (4.213 tỷ đồng) (Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất chủ trương đầu tư, đang trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, tổng mức đầu tư dự kiến 4.502 tỷ đồng);

+ Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Hoàng Mai thuộc dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu 04 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ (827 tỷ đồng).

(2) Nguồn thu hút đầu tư triển khai đầu tư cho 2 công trình khởi công mới với số vốn 495 tỷ đồng.

+ Xây dựng Nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng tại huyện Hưng Nguyên (300 tỷ đồng).

+ Thu hút đầu tư Trạm xử lý rác thải T-Tech xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu (195 tỷ đồng).

5. Hạ tầng các Khu kinh tế, các khu công nghiệp: 11 công trình (4 công trình chuyển tiếp và 7 công trình mới) với số vốn 6.027 tỷ đồng.

(1) Nguồn NSNN do tỉnh quản lý triển khai đầu tư cho 7 công trình (4 công trình chuyển tiếp, 3 công trình khởi công mới) với số vốn 1.153 tỷ đồng;

- 04 công trình chuyển tiếp:

+ Hoàn thành 04 công trình chuyển tiếp của giai đoạn 2016-2020, gồm: Đường ngang N2 (134 tỷ đồng), đường ngang N5 (403 tỷ đồng), đường N5 (đoạn 2) (115 tỷ đồng), đường D4 (84 tỷ đồng).

- 03 công trình khởi công mới:

+ Cầu vượt đường sắt tại đường N2 (150 tỷ đồng);

+ Đường N3 vào KCN Hoàng Mai I (167 tỷ đồng);

+ Xây dựng Kênh thoát nước dọc đường N5 - KKT Đông Nam chiều dài 6km (giai đoạn 1) (100 tỷ đồng đồng).

(2) Nguồn thu hút đầu tư triển khai đầu tư cho 4 công trình khởi công mới với số vốn 4.874 tỷ đồng.

+ Dự án xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên, huyện Nghi Lộc để đảm bảo môi trường (1.725 tỷ đồng) thu hút đầu tư các công trình đảm bảo thông tin liên lạc, đảm môi trường trong các khu công nghiệp theo công nghệ mới.

+ Trung tâm logictis Yên Quang (20-30 ha, 200 tỷ đồng).

+ Hạ tầng KCN Thọ Lộc (giai đoạn 1A) (600 ha, tổng mức đầu tư 3.997 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2025 đầu tư 1.999 tỷ đồng).

+ Hạ tầng Hoàng Mai II (giai đoạn 1) (330 ha, tổng mức đầu tư 1.900 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2025 đầu tư 950 tỷ đồng).

Ngoài ra, tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư hoàn thành hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước và xử lý nước thải, hệ thống cấp điện trong các KCN để các nhà đầu tư hoàn thành hạ tầng các KCN: VSIP giai đoạn 2 (141ha); WHA giai đoạn 2 (354,5ha); Hoàng Mai I (264,77ha). Triển khai đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các KCN: WHA giai đoạn 2 mở rộng (250ha); Nghĩa Đàn (200ha); Đầu tư hạ tầng kỹ thuật để thu hút, triển khai đầu tư các khu nhà ở công nhân bảo đảm đồng bộ và gắn liền với phát triển các khu công nghiệp: Nam Cấm, Thọ Lộc, Hoàng Mai 1, Hoàng Mai 2, Đông Hồi, VSIP, Bắc Vinh, Nghĩa Đàn.

6. Hạ tầng các lĩnh vực khác:

6.1. Giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp: 2 công trình mới với số vốn 415 tỷ đồng

(1) Nguồn trung ương đầu tư trên địa bàn triển khai đầu tư cho 1 công trình khởi công mới với số vốn 165 tỷ đồng.

+ Dự án chương trình kỹ năng và kiến thức cho tăng trưởng kinh tế toàn diện trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 tại trường Đại học kỹ thuật Vinh nhằm xây dựng trường nghề có thương hiệu trong đào tạo.

(2) Nguồn NSNN do tỉnh quản lý triển khai đầu tư cho 1 công trình khởi công mới với số vốn 250 tỷ đồng.

+ Xây dựng cơ sở vật chất Trường đại học Y khoa Vinh.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; xây dựng Nghệ An thành trung tâm giáo dục và đào tạo vùng Bắc Trung Bộ. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, phát triển giáo dục và đào tạo; Ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển các trường đại học, cao đẳng và cơ sở đào tạo theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực và hội nhập quốc tế nhằm đào tạo lao động có trình độ kỹ thuật cao đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thị trường lao động trong và ngoài nước.

6.2. Hạ tầng y tế: 5 công trình (2 công trình chuyển tiếp và 3 công trình mới) với số vốn 2.201 tỷ đồng

(1) Nguồn NSNN do tỉnh quản lý triển khai đầu tư cho 4 công trình (1 công trình chuyển tiếp, 3 công trình khởi công mới) với số vốn 1.772 tỷ đồng.

- 01 công trình chuyển tiếp:

+ Trung tâm xạ trị và y học hạt nhân - Bệnh viện ung bướu (115 tỷ đồng)

- 03 công trình khởi công mới:

+ Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (giai đoạn 2) quy mô 1.000 giường bệnh (1.259 tỷ đồng);

+ Bệnh viện sản Nhi Nghệ An (xây dựng mới nhà khám bệnh và TT tổng hợp) (253 tỷ đồng);

+ Xây dựng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An (145 tỷ đồng).

(2) Nguồn thu hút đầu tư triển khai cho 1 công trình chuyển tiếp với số vốn 429 tỷ đồng.

+ Dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh (giai đoạn 2).

6.3. Hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch: 2 công trình chuyển tiếp với số vốn 310 tỷ đồng

(1) Nguồn NSNN do tỉnh quản lý triển khai đầu tư cho 1 công trình chuyển tiếp với số vốn 35 tỷ đồng.

+ Dự án Quần thể lưu niệm cố tổng bí thư Lê Hồng Phong.

(2) Nguồn thu hút đầu tư triển khai cho 1 công trình chuyển tiếp với số vốn 275 tỷ đồng.

+ Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng - giai đoạn 2 (275 tỷ đồng).

Với việc đầu tư hệ thống đường giao thông như đường cao tốc, đường ven biển, cùng với một số tuyến đường có trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 sẽ góp phần hoàn thiện hạ tầng để thúc đẩy thu hút đầu tư các dự án du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, tâm linh,nghỉ dưỡng, du lịch biển khai thác tiềm năng, thế mạnh ở các địa bàn Cửa Lò, Nghi Lộc, Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Con Cuông, Quế Phong, Kỳ Sơn…

6.4. Hạ tầng thông tin và truyền thông:

Đẩy mạnh việc đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin (ưu tiên hạ tầng mạng, Internet) và ứng dụng công nghệ thông tin và từng bước hoàn thiện hạ tầng đáp ứng quá trình chuyển đổi số, hướng tới hình thành hạ tầng số cho Chính quyền số tỉnh Nghệ An. Nâng cao chất lượng mạng Truyền số liệu chuyên dùng cấp II tỉnh Nghệ An bảo đảm an toàn, vận hành liên tục, kết nối liên thông với Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp I. Tập trung vận động nguồn vốn để triển khai: xây dựng hệ thống hạ tầng viễn thông thụ động đến vùng sâu, vùng xa; Xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh tỉnh Nghệ An, từng bước thí điểm xây dựng nền tảng CNTT công nghệ thành phố thông minh tạo nền tảng, bước đệm, cơ sở hạ tầng cho phát triển các thành phần liên quan của đô thị thông minh. Triển khai dự án xây dựng đô thị thông minh tỉnh Nghệ An (bao gồm các nội dung Trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC); nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp tỉnh (LGSP); Xây dựng hệ thống thu thập, thẩm định và chia sẻ dữ liệu; Số hóa cơ sở dữ liệu tại các cơ quan nhà nước) để áp dụng mô hình thành phố thông minh vào thực tiễn góp phần đặt nền móng hiện thực hóa Đề án và lộ trình xây dựng Vinh trở thành đô thị thông minh.

6.5 Hạ tầng thương mại:

Xây dựng Chợ đầu mối nông lâm thủy sản, vị trí tại huyện Hưng Nguyên, diện tích 20 ha, vốn đầu tư 250 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để di chuyển chợ hiện tại còn chật hẹp và chưa được quy hoạch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu giao lưu, buôn bán hàng hóa.

IV. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2021-2025:

Căn cứ nguyên tắc, tiêu chí, định hướng nêu trên, danh mục công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2021-2025 để tập trung chỉ đạo triển khai là 54 công trình bao gồm 17 công trình chuyển tiếp và 37 công trình mới với tổng nhu cầu là 57.883 tỷ đồng (ngân sách nhà nước là 35.679 tỷ đồng (chiếm 61,6%) và nguồn thu hút đầu tư là 22.204 tỷ đồng (chiếm 38,4%).

Trong đó:

(1) Các dự án ngân sách Trung ương đầu tư trên địa bàn: 7 công trình, nhu cầu vốn đầu tư 23.443 tỷ đồng, chiếm 40,5%.

(2) Các dự án ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý (vốn trong nước): 28 công trình, nhu cầu 12.024 tỷ đồng, chiếm 20,8%

(3) Các dự án vốn nước ngoài (ODA): 3 công trình, nhu cầu 5.315 tỷ đồng, chiếm 9,2%.

(4) Các dự án thu hút đầu tư (16 công trình): 17.101 tỷ đồng, chiếm 29,5%.

Nhu cầu đầu tư theo lĩnh vực cụ thể:

Lĩnh vực

Số công trình

Nhu cầu giai đoạn 2021-2025

 

(Đơn vị: tỷ đồng)

 

Tổng số

TW đầu tư trên địa bàn

Nguồn tỉnh quản lý (vốn trong nước)

Vốn nước ngoài ODA

Thu hút đầu tư

Tổng số

TW đầu tư trên địa bàn

Nguồn tỉnh quản lý (vốn trong nước)

Vốn nước ngoài ODA

Thu hút đầu tư

Tổng số

54

7

28

3

16

57.883

23.443

12.024

5.315

17.101

 

Chuyển tiếp

17

5

8

1

3

24.462

21.978

1.082

275

1.127

 

Khởi công mới

37

2

20

2

13

33.421

1.465

10.942

5.040

15.974

 

Giao thông

20

3

12

 

5

36.532

19.941

8.488

 

8.103

 

Chuyển tiếp

3

2

 

 

1

18.789

18.641

 

 

148

 

Khởi công mới

17

1

12

 

4

17.743

1.300

8.488

 

7.955

 

Nông nghiệp và PTNT

4

3

1

 

 

3.467

3.337

130

 

 

 

Chuyển tiếp

3

3

 

 

 

3.337

3.337

 

 

 

 

Khởi công mới

1

 

1

 

 

130

 

130

 

 

 

Lĩnh vực điện

3

 

 

 

3

2.950

 

 

 

2.950

 

Chuyển tiếp

1

 

 

 

1

550

 

 

 

550

 

Khởi công mới

2

 

 

 

2

2.400

 

 

 

2.400

 

Hạ tầng đô thị

6

 

2

2

2

5.731

 

196

5.040

495

 

Chuyển tiếp

2

 

2

 

 

196

 

196

 

 

 

Khởi công mới

4

 

 

2

2

5.535

 

 

5.040

495

 

Khu công nghiệp, Khu kinh tế

11

 

7

 

1

6.027

 

1.153

 

4.874

 

Chuyển tiếp

4

 

4

 

 

736

 

736

 

 

 

Khởi công mới

7

 

3

 

4

5.291

 

417

 

4.874

 

Y tế

5

 

4

 

1

2.201

 

1.772

 

429

 

Chuyển tiếp

2

 

1

 

1

544

 

115

 

429

 

Khởi công mới

3

 

3

 

 

1.657

 

1.657

 

 

 

Giáo dục, đào tạo

2

1

1

 

 

415

165

250

 

 

 

Chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khởi công mới

2

1

1

 

 

415

165

250

 

 

 

Văn hóa, thể thao, Du lịch

2

 

1

1

 

310

 

35

275

 

 

Chuyển tiếp

2

 

1

1

 

310

 

35

275

 

 

Thương mại

1

 

 

 

1

250

 

 

 

250

 

Khởi công mới

1

 

 

 

1

250

 

 

 

250

 

(Có phụ lục số 5 và 6 kèm theo)

Ngoài ra, một số công trình cần thiết khác được đưa vào danh mục vận động, thu hút đầu tư để tiếp tục huy động nguồn vốn nhằm tạo điều kiện từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh (Phụ lục 7 kèm theo).

V. KHẢ NĂNG CÂN ĐỐI NGUỒN LỰC

1. Nguồn các dự án ngân sách Trung ương đầu tư trên địa bàn: 7 công trình, nhu cầu vốn 23.443 tỷ đồng. Trong đó:

- 6 công trình đã có trong kế hoạch trung hạn: 23.278 tỷ đồng. Bao gồm:

+ Kế hoạch trung hạn vốn Bộ, ngành Trung ương: 18.025 tỷ đồng;

+ Kế hoạch trung hạn nguồn ngân sách tỉnh (đối ứng): 150 tỷ đồng;

+ Phần vốn nhà đầu tư: 5.103 tỷ đồng (tham gia dự án PPP đường cao tốc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt).

- 1 công trình chưa có trong kế hoạch trung hạn: 165 tỷ đồng của Chương trình kỹ năng và kiến thức cho tăng trưởng kinh tế toàn diện đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt quyết định đầu tư sử dụng vốn ODA (Quyết định số 1586/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/11/2018 và Quyết định số 1242/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/10/2020 phê duyệt điều chỉnh dự án).

2. Nguồn các dự án ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý (vốn trong nước): 28 công trình, nhu cầu 12.024 tỷ đồng. Trong đó:

- 27 công trình có trong kế hoạch trung hạn, số vốn 11.857 tỷ đồng. Bao gồm:

+ Vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh: 8.635 tỷ đồng (trong đó ngân sách TW hỗ trợ có mục tiêu là 6.304 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 2.331 tỷ đồng);

+ Vốn ngoài trung hạn: 2.368 tỷ đồng. Phần vốn này đã được Sở Tài chính thẩm định và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của 04 công trình: Đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò (1.052 tỷ đồng); Đường ven biển (951 tỷ đồng); Đường giao thông nối QL7C đến đường Hồ Chí Minh (187 tỷ đồng) và Đường Tây Sơn - Na Ngoi (178 tỷ đồng).

+ Vốn ngân sách huyện, xã và các đơn vị sự nghiệp 854 tỷ đồng (Trong đó Ngân sách huyện 596 tỷ đã được HĐND các cấp thông qua; 258 tỷ từ các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn44).

- 1 công trình chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn: 167 tỷ đồng (Công trình Đường N3 nối QL 1A vào KCN Hoàng Mai đã được phê duyệt chủ trương đầu tư từ nguồn tăng thu ngân sách hàng năm)

3. Nguồn vốn nước ngoài: 3 công trình, nhu cầu 5.315 tỷ đồng. Trong đó:

- 2 công trình có trong kế hoạch trung hạn với số vốn 1.102 tỷ đồng.

- 1 công trình chưa có trong kế hoạch trung hạn: 4.213 tỷ đồng (Công trình Hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án tại Văn bản số 17/TTg-QHQT ngày 08/01/2021, tổng mức đầu tư dự kiến 4.502 tỷ đồng). Dự án chỉ mới phê duyệt đề xuất chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư nên chưa được giao trung hạn, phần vốn đối ứng ngân sách thành phố đã tập hợp vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 được HĐND thành phố Vinh thông qua).

4. Nguồn các dự án thu hút đầu tư: 16 công trình, nhu cầu 17.101 tỷ đồng; trong đó có 12 công trình đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với số vốn 13.202 tỷ đồng.

VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp về nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển của Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, trong đó tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm sau đây:

1. Huy động và ưu tiên nguồn lực đầu tư, tập trung chỉ đạo các công trình hạ tầng trọng điểm:

a) Nhóm giải pháp huy động nguồn lực từ trung ương:

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ, ngành Trung ương để sớm bố trí nguồn vốn trong năm 2022 khởi công các công trình trọng điểm đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn Ngân sách trung ương. Nhất là 2 dự án trọng điểm liên vùng Đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cửa Lò (Nghệ An)và Bệnh viện Ung bướu. Phấn đấu các dự án trọng điểm hoàn thành sớm hơn so với tiến độ bố trí vốn quy định (nhóm A không quá 6 năm, nhóm B không quá 4 năm).

- Ngoài nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn, chủ động làm việc với các bộ, ngành Trung ương có liên quan để bổ sung nguồn lực thực hiện những định hướng lớn của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW; Thông báo số 55 - TB/TW ngày 20/4/2019 của Bộ Chính trị.

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cấp Bộ, ngành Trung ương đưa cảng biển Cửa Lò vào danh mục ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2025. Đề xuất ngân sách Trung ương hoặc có cơ chế cho tỉnh để đầu tư đê chắn sóng, tạo điều kiện thu hút đầu tư cảng nước sâu để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An và khu vực, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam đề xuất ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không Quốc tế Vinh, hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương cho tỉnh Nghệ An để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đường cất hạ cánh mới để đẩy nhanh tiến độ sớm triển khai hoàn thành hạng mục này, đảm bảo phát triển, khai thác các đường bay quốc tế đến và đi từ Nghệ An, xứng tầm là cảng hàng không quốc tế trọng điểm của khu vực miền Trung.

- Đối với hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu: Tranh thủ, vận động nguồn vốn đầu tư qua Bộ Nông nghiệp và PTNT, nguồn vốn ODA để triển khai các công trình hạ tầng trọng điểm, nhất là các công trình về thủy lợi (như Hồ chứa nước bản Mồng, cống điều tiết nước trên sông Cả,...) để bảo đảm các điều kiện phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh trên địa bàn.

- Phối hợp Tập đoàn điện lực Việt Nam ưu tiên đẩy nhanh tiến độ xây dựng trạm biến áp 220 kV Tương Dương, dự án đường dây và trạm biến áp 220 kV (Đô Lương - Tương Dương, Đô Lương - Nam Cấm, Nậm Mô - Tương Dương) đường dây và trạm biến áp 110 kV để đảm bảo cấp điện tại các KCN và vùng miền Tây Nghệ An phục vụ sản xuất, tiêu dùng tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư, đáp ứng tiến độ cấp điện cho KCN Hoàng Mai 145, KCN WHA46 và các KCN trên địa bàn.

- Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA; đẩy mạnh đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) để xây dựng các công trình hạ tầng trọng điểm, có tính kết nối, lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Kiên trì thực hiện phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”.

b) Nhóm giải pháp huy động nguồn lực địa phương để thực hiện một số lĩnh vực trọng tâm:

- Tập trung hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới. Tập trung các giải pháp tăng thu ngân sách như xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, tăng cường quản lý thu tiền sử dụng đất, thu hoạt động xuất khẩu, hạn chế nợ đọng thuế. Qua đó tạo nguồn thu bền vững góp phần đảm bảo đủ nguồn chi cho đầu tư phát triển, đặc biệt là nguồn đầu tư công đã xác định trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

- Ưu tiên nguồn lực từ đầu tư công, nguồn khai thác quỹ đất, nguồn trong dự toán hàng năm và phấn đấu vượt thu để sớm đầu tư hoàn thiện các công trình hạ tầng trọng điểm được xác định đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế đặc thù về nguồn khai thác quỹ đất trên địa bàn để hoàn thiện hạ tầng đô thị cho thành phố Vinh và các thị xã. Đặc biệt là một số công trình động lực mang tính liên kết vùng, lan tỏa (Đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cửa Lò (Nghệ An) Km 7 - Km 76: 954 tỷ đồng; Đường Vinh - Cửa Lò giai đoạn 2: 1052 tỷ đồng; Đường vào khu công nghiệp Hoàng Mai 1: 167 tỷ đồng; Đường Tây Sơn - Na Ngoi: 178 tỷ đồng...).

- Có kế hoạch sử dụng có hiệu quả nguồn lực thực hiện Nghị quyết 36/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù tỉnh Nghệ An và tập trung chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm tạo động lực lớn cho thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, kết nối hiệu quả các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh như Đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò; Đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cửa Lò (Nghệ An) Km7-Km76; Đường giao thông nối từ Quốc lộ 7C (Đô Lương) đến đường Hồ Chí Minh (Tân Kỳ); Bệnh viện ung bướu Nghệ An (giai đoạn 2); Xây dựng mới trường THPT chuyên Phan Bội Châu; Xây dựng Cảng nước sâu Nghi Thiết; Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Quốc tế Vinh; dự án Hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Vinh)…

- Đôn đốc hoàn thành hồ sơ thủ tục các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được HĐND, UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư để sớm triển khai xây dựng đảm bảo tiến độ.

c) Nhóm giải pháp thu hút đầu tư ngoài ngân sách:

- Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh gắn với cải cách hành chính nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới quy hoạch xây dựng vùng và các quy hoạch khác theo hướng đồng bộ, đảm bảo tính liên kết; điều chỉnh mở rộng, rà soát, xây dựng các quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu dọc các tuyến đường giao thông chính, làm cơ sở thu hút đầu tư tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, góp vốn xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tăng cường các giải pháp để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư thực hiện đầu tư hạ tầng, nhất là các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục - đào tạo và môi trường (các nhà máy xử lý rác thải, chất thải...).

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng.

- Lập và triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó chú trọng quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết phù hợp với quy hoạch tỉnh đảm bảo quản lý và thực hiện theo quy hoạch.

- Triển khai hiệu quả kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 đảm bảo đầu tư tập trung, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong thu hút đầu tư, hỗ trợ cho các doanh nghiệp để giải quyết vướng mắc. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng và công tác giám sát các dự án đầu tư nhà nước thông qua việc tăng cường vai trò giám sát của các cấp, các ngành, công tác giám sát cộng đồng.

- Nâng cao công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trong tất cả các khâu từ khảo sát lập dự án đến triển khai thực hiện và bàn giao đưa vào sử dụng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vấn đề vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình; nghiêm khắc xử lý trách nhiệm của những tập thể, cá nhân có liên quan; tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tránh thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng.

3. Tăng cường công tác chỉ đạo, nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trọng yếu.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả. Các cấp, các ngành nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh các cơ chế, chính sách nhằm tiếp tục vận động, thu hút các nguồn vốn để đầu tư một số dự án cần thiết góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vấn đề vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình, xử lý kịp thời những tồn tại về chất lượng, sự cố công trình; nghiêm khắc xử lý trách nhiệm của những tập thể, cá nhân có liên quan.

- Đề cao và gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác giải phóng mặt bằng, chủ động tốt kế hoạch tạo quỹ đất sạch để đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.

- Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng, bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận của người dân.

4. Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và hợp tác với tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh

a) Đối với Trung ương:

- Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để tranh thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ của Bộ, ngành Trung ương để triển khai các Nghị Quyết, Thông báo, kết luận của Đảng và Nhà nước về tỉnh Nghệ An nhằm tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài thực hiện các chương trình, đề án tạo sự đột phá trong phát triển của tỉnh.

- Phối hợp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm: Đê chắn sóng, sân bay, đường bộ cao tốc, ga hàng hóa, các dự án thủy lợi...

- Phối hợp trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, Quy hoạch và cấp phép các mỏ vật liệu xây dựng, bãi đổ thải.

b) Đối với tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh:

- Phối hợp chặt chẽ với tỉnh Thanh Hóa để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng liên vùng, phát huy tiềm năng thế mạnh trong mối liên kết phát triển vùng. Xây dựng và triển khai đề án Phát triển vùng Hoàng Mai thành cực tăng trưởng phía Bắc của tỉnh Nghệ An để tạo nên mối quan hệ ”cộng hưởng và bổ sung phát triển” giữa Hoàng Mai của Nghệ An và Nghi Sơn của Thanh Hóa trong tầm nhìn liên kết phát triển vùng Bắc Trung Bộ tại khu vực Nam Thanh, Bắc Nghệ và Nam Nghệ, Bắc Hà trong xây dựng quy hoạch vùng liên tỉnh.

- Phối hợp chặt chẽ với tỉnh Hà Tĩnh để triển khai hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng vùng và các quy hoạch khác để liên kết đầu tư, phát triển du lịch và đánh thức tiềm năng ven biển.

VII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN:

- Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại có thể giúp giảm chi phí sản xuất, từ đó tạo điều kiện thu hút đầu tư (đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài) sẽ thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ theo định hướng Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.

- Hoàn thiện hệ thống hạ tầng (đường cao tốc, đường ven biển, sân bay, cảng biển...) góp phần tháo gỡ điểm nghẽn, tăng cường liên kết, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, tạo điều kiện phát huy vai trò của khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tạo sức lan tỏa, thúc đẩy thu hút đầu tư hiệu quả. Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho các đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại.

- Phát triển dịch vụ vận tải, logistic theo hướng đa dạng hóa, tận dụng hiệu quả các loại hình vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không, từng bước nâng cao trình độ công nghệ vận tải, chất lượng dịch vụ vận tải để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách của tỉnh, vùng. Tận dụng hiệu quả hơn thế mạnh vận tải đường bộ với vai trò cửa ngõ trung chuyển Bắc - Nam. Xây dựng được nền tảng hạ tầng phát triển tương xứng để tỉnh Nghệ An từng bước khẳng định vai trò vùng Bắc Trung Bộ về trung tâm y tế, giáo dục, du lịch, dịch vụ. Thu hút được những nhà đầu tư tầm cỡ, các dự án đầu tư có hiệu quả cao, đóng góp trở lại cho ngân sách tỉnh, tạo công ăn việc làm ngay trên quê hương của mình, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

Phần thứ ba

PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. CÁC SỞ, BAN, NGÀNH:

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện,thành, thị căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao và nội dung Đề án xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao.

2. Văn phòng UBND tỉnh: Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chung; Các Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực, các ngành chỉ đạo từng dự án cụ thể.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Đầu mối tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án. Khâu nối, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị tham mưu UBND tỉnh về cơ chế, chính sách tạo nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm.

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn hàng năm cho các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm theo kế hoạch trung hạn ưu tiên trọng tâm, trọng điểm, rút ngắn thời gian thực hiện dự án so với quy định nhóm A, nhóm B, nhóm C.

- Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An công khai danh mục công trình trọng điểm thu hút đầu tư để vận động, xúc tiến các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.

- Đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh huy động các nguồn vốn từ ngân sách trung ương; các nguồn vốn FDI, ODA và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo Đề án đã phê duyệt; theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, báo cáo UBND tỉnh định kỳ để báo cáo HĐND tỉnh, Tỉnh ủy theo quy định.

- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện chương trình, giữa nhiệm kỳ có báo cáo sơ kết, đến năm 2025 báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Tổng hợp đề xuất điều chỉnh nội dung chương trình khi cần thiết.

4. Sở Tài chính:

- Chỉ đạo thu, tăng cường chống thất thu ngân sách tỉnh, đảm bảo đủ nguồn cho đầu tư phát triển.

- Tập trung các nguồn thu sử dụng đất, nguồn kết dư ngân sách hàng năm, nguồn vượt thu (nếu có) để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm đã được phê duyệt.

- Hướng dẫn các đơn vị chủ đầu tư thực hiện tốt việc lập hồ sơ thanh quyết toán nhằm giải ngân kịp thời cho các công trình.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, rà soát quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm gắn với quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm phục vụ thu hút đầu tư.

- Chủ trì, tham mưu chỉ đạo, đôn đốc, giám sát thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm thuộc lĩnh vực của ngành quản lý.

6. Sở Xây dựng:

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Thực hiện cấp giấy phép xây dựng, xử lý các hồ sơ liên quan đúng thời gian quy định.

- Chủ trì, tham mưu chỉ đạo, đôn đốc, giám sát thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm thuộc lĩnh vực của ngành quản lý.

7. Sở Giao thông vận tải:

- Tham mưu UBND tỉnh đề xuất Bộ Giao thông vận tải cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào Khu bến cảng phía Bắc Cửa Lò; điều chỉnh quy hoạch Khu bến cảng Đông Hồi.

- Phối hợp, làm việc với các Bộ Giao thông vận tải để sớm đầu tư các hạng mục thuộc cảng hàng không Quốc tế Vinh, đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn qua tỉnh Nghệ An; đẩy nhanh tiến độ đường bộ cao tốc phía Đông đoạn qua tỉnh Nghệ An.

- Chủ trì, tham mưu chỉ đạo, đôn đốc, giám sát thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm thuộc lĩnh vực của ngành quản lý.

8. Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam:

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, địa phương, đơn vị xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù để huy động nguồn lực thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu trong Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp giai đoạn 2021-2025.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng và các nhà đầu tư hạ tầng VSIP, WHA, Hoàng Thịnh Đạt đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút, hỗ trợ đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, tham mưu chỉ đạo, đôn đốc, giám sát thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm thuộc lĩnh vực của ngành quản lý.

9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tham mưu UBND tỉnh đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ dự án Hồ chứa nước Bản Mồng; vận động nguồn vốn ODA để triển khai các dự án hạ tầng nông nghiệp và PTNT.

- Chủ trì, tham mưu chỉ đạo, đôn đốc, giám sát thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm thuộc lĩnh vực của ngành quản lý.

10. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Công khai Đề án này trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư được biết và giám sát thực hiện.

- Vận động nguồn vốn để hoàn thiện hạ tầng thuộc lĩnh vực ngành quản lý; Xây dựng kế hoạch và lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số trong thời kỳ 4.0.

11. Sở Công Thương:

- Chủ trì tham mưu các nội dung về hướng tuyến, triển khai thực hiện phương án cắm mốc cho danh mục các công trình thuộc quy hoạch điện đã được phê duyệt.

- Chủ trì, tham mưu chỉ đạo, đôn đốc, giám sát thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm thuộc lĩnh vực của ngành quản lý.

12. Các Sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Du lịch, Văn hóa và Thể thao:

- Tham mưu cơ chế để thu hút đầu tư có hiệu quả các dự án hạ tầng trọng điểm thuộc lĩnh vực quản lý, trong đó chú trọng các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực, tạo sức lan tỏa trong thu hút đầu tư vào tỉnh.

- Chủ trì, tham mưu chỉ đạo, đôn đốc, giám sát thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm thuộc lĩnh vực của ngành quản lý.

13. Các Sở, ngành liên quan:

- Theo chức năng, nhiệm vụ tham mưu triển khai đề án thuộc lĩnh vực phụ trách và tập trung triển khai thực hiện đề án đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Chịu trách nhiệm đầu mối về thông tin, chủ trì tham mưu đề xuất cơ chế giải pháp thu hút nguồn lực, kêu gọi đầu tư các dự án lĩnh vực ngành quản lý.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành và các chủ đầu tư, đơn vị liên quan trong việc xây dựng phương án, tổ chức thực hiện công tác đền bù, GPMB khoa học, đạt hiệu quả; Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tạo đồng thuận trong xã hội.

14. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An:

Công khai danh mục công trình trọng điểm thu hút đầu tư để vận động, xúc tiến các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn đầu tư trong giai đoạn 2021-2025

II. UBND CÁC HUYỆN, THÀNH, THỊ, CHỦ ĐẦU TƯ, BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

- Chịu trách nhiệm trong triển khai các dự án thuộc chương trình đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành và các chủ đầu tư, đơn vị liên quan trong việc xây dựng phương án, tổ chức thực hiện công tác đền bù, GPMB khoa học, đạt hiệu quả; Hỗ trợ nhà đầu tư, chủ đầu tư dự án triển khai trên địa bàn. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tạo đồng thuận trong xã hội.

- Thường xuyên rà soát tiến độ thực hiện đối với các dự án đang triển khai thi công, tập trung đôn đốc nhà thầu thực hiện đảm bảo chất lượng và theo tiến độ hợp đồng. Thực hiện thanh quyết toán theo quy định.

III. CÁC NHÀ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG

- Thực hiện đúng quy hoạch xây dựng các KKT, KCN đã được phê duyệt.

- Triển khai kế hoạch đầu tư hạ tầng gắn với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án.

- Huy động các nguồn vốn và thực hiện đúng tiến độ dự án, tích cực kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách cho địa phương.

Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc, các vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, các sở, ban, ngành; các huyện, thành, thị và cơ quan có liên quan chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Phần thứ tư

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Kiến nghị với Trung ương:

- Các Bộ, ngành Trung ương quan tâm, hỗ trợ tỉnh Nghệ An trong công tác thu hút đầu tư cũng như huy động các nguồn vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước, vốn nước ngoài) để đầu tư hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

- Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án tại Cảng hàng không Quốc tế Vinh: Nhà ga hành khách T2, sân đỗ máy bay trước nhà ga T2; Mở rộng sân đỗ máy bay hiện hữu; Xây dựng đường lăn song song và đường lăn nối đồng bộ cùng đường cất hạ cánh hiện hữu…Xem xét, hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương cho tỉnh Nghệ An để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đường cất hạ cánh mới hoàn thành.

- Cho phép bổ sung thành phố Vinh vào danh mục các đơn vị thực hiện thí điểm trong Đề án Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 để ưu tiên thành phố Vinh sớm trở thành thành phố thông minh theo tinh thần Quyết định số 827/QĐ-TTg ngày 12/6/2020 phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2023 theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị.

2. Kiến nghị với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh:

- Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đồng ý chủ trương cho rà soát quỹ đất, lựa chọn quỹ đất có giá trị cao tại một số huyện, thành, thị để tạo nguồn đầu tư hạ tầng trọng điểm.

- Tỉnh ủy đồng ý chủ trương và giao UBND tỉnh thành lập một Ban chỉ đạo thống nhất để triển khai thực hiện Đề án Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2021-2025. Trong đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy sẽ chủ trì chỉ đạo các công trình trọng điểm lớn của tỉnh như: Đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò; Đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cửa Lò (Nghệ An) Km7-Km76; Đường giao thông nối từ Quốc lộ 7C (Đô Lương) đến đường Hồ Chí Minh (Tân Kỳ); Bệnh viện ung bướu Nghệ An (giai đoạn 2); Xây dựng mới trường THPT chuyên Phan Bội Châu; Xây dựng Cảng nước sâu Nghi Thiết; Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Quốc tế Vinh; dự án Hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Vinh).

 



1 Số liệu theo niên giám thống kê năm 2020

2 Tỷ trọng vốn khu vực nhà nước từ 33,55% năm 2015 giảm xuống còn 21,2% năm 2019; tỷ trọng vốn khu vực ngoài nhà nước tăng từ 66,45% năm 2015tăng lên 78,8% năm 2020.

3 Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo  tăng từ 69,52% năm 2015 lên 75,06%; tỷ trọng ngành khai khoáng giảm từ 7,42% năm 2015 xuống 4,4%.

4 Đến nay, toàn tỉnh có 164 làng nghề và gần 450 làng có nghề được tỉnh công nhận. Các làng nghề đã giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho gần 02 vạn lao động.

5 KKT Đông Nam và các KCN đã thu hút được 233 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký khoảng 53.583,17 tỷ đồng, trong đó 42 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 605,97triệu USD và 191 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 39.494,36 tỷ đồng.

6 Hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư và đã có bước phát triển, nhất là các vùng trọng điểm như: Vinh, Cửa Lò, Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Con Cuông...

7 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 55-CTr/TU ngày 04/01/2018 và Kế hoạch triển khai Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

8 Dịch vụ vận tải hành khách tăng bình quân 14%/năm, vận tải hàng hoá tăng 10,5%/năm

9 Nguồn vốn huy động trên địa bàn bình quân tăng 15,28%/năm; dư nợ tăng bình quân 12,15%/năm, là tỉnh có dư nợ tín dụng và huy động vốn đứng đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, đứng thứ 5 của cả nước về dư nợ tín dụng (chỉ sau TP.Hồ Chí Minh, TP.Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương) và là tỉnh có mức huy động vốn lớn thứ 8 trong cả nước (sau Hà Nội, TPHCM, Đồng Nai, Hải Phòng, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Ninh).

10 Tỷ lệ che phủ rừng 58%; Nghị quyết Đại hội đề ra là 57%.

11 Giai đoạn 2016-2020, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp 42 dự án/tổng mức đầu tư 6.197,5 tỷ đồng (chiếm 7,91% về số dự án và 9,22% về tổng mức đầu tư).

12 Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 265 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 61,48% (sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, toàn tỉnh có 245/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 59,61%); đến hết năm 2020 có 280 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, đạt tỷ lệ 68,13% (bình quân cả nước 62 %); 4 đơn vị cấp huyện được công nhận và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, huyện Nghi Lộc và thị xã Hoàng Mai đang hoàn thiện hồ sơ để trình thẩm định công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020; 886 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí của tỉnh

13 Thu nhập bình quân đầu ngườikhu vực nông thôn đạt trên 22,6 triệu đồng/người/năm (năm 2015 là 19,6 triệu đồng).

14 Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 78,6%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 65%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 61%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội. Năng suất lao động xã hội được nâng lên, từ 47,47 triệu đồng/lao động/năm năm 2015 tăng lên khoảng 77,4 triệu đồng/lao động/năm vào năm 2020, trung bình giai đoạn 2016-2020 tăng 10,24%.

15 Xuất khẩu lao động vào các thị trường có thu nhập cao và ổn định được chú trọng, lượng kiều hối gửi về bình quân hàng năm từ 400 - 500 triệu USD.

16 Huy động xã hội hóa với số tiền hơn 1.386 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo các di tích.

17 Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020.

18 Giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi giảm từ 24,04% đầu năm 2016 xuống còn 8,96% vào cuối năm 2020, bình quân giảm 3%/năm.

19 Giai đoạn 14-20 xây dựngđoạn từ điểm giao QL.46 đến TL.535 (Km76+00 - Km83+500)

20 Bộ Giao thông vận tải đã có Công văn số 7798/BGTVT-KHĐT ngày 30/7/2021 V/v tham gia ý kiến về kiến nghị của UBND tỉnh Nghệ An trong đó có nội dung đầu tư các dự án tại Cảng hàng không quốc tế Vinh.

21 Trong đó tuyến đường sắt Bắc Nam dài 94km; tuyến nhánh ĐS Cầu Giát - Nghĩa Đàn để vận chuyển hàng hóa dài 32km hiện tại đang dừng khai thác.

22 Ngoài 49 thôn, ản được thực hiện cấp điện trong năm 2021

23 Dự án đang tiếp tục triển khai thực hiện trong GĐ21-25 nhưng không đưa vào danh mục công trình trọng điểm của tỉnh giai đoạn 21-25.

24 Theo kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước thị xã Hoàng Mai giai đoạn 1 công suất 30.000 m3/ng.đ sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng vào cuối năm 2020; tuy nhiên, hiện đã được gia hạn hoàn thành dự án đến ngày 31/12/2022, không tiếp tục đưa vào danh mục trọng điểm giai đoạn 2021-2025.

25 Dự án Hạ tầng KCN Đông Hồi được bố trí 43 tỷ đến hết năm 2020 để thi công các hạng mục. Tuy nhiên, quy mô đầu tư XD không lớn và thiếu tính đồng bộ, do vậy không đưa vào danh mục công trình HTTĐ giai đoạn 2021-2025.

26 Tình hình triển khai cụ thể: Đường D4,tổng chiều dài gần 7,1 Km, tổng mức đầu tư 847 tỷ đồng, đã hoàn thành khoảng 85% khối lượng, trong đó giai đoạn 1 đã đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2018; Đường ngang N5 (đoạn 2), tổng chiều dài 4,985 Km, tổng mức đầu tư hơn 750 tỷ đồng, đã hoàn thành 93% khối lượng; Đường ngang N5, tổng diều dài 6,97 Km, tổng mức đầu tư hơn 760 tỷ đồng, đã hoàn thành khoảng 43% khối lượng; Đường ngang N2, tổng chiều dài 6,7 Km, tổng mức đầu tư 405 tỷ đồng, đã hoàn thành khoảng 76% khối lượng; Đường D4 tuyến vào cảng xăng dầu DKC, tổng chiều dài 1,0 Km, đã hoàn thành cơ bản công tác GPMB, hiện đang triển khai xây dựng.

27 Tình hình triển khai cụ thể: Đường D4,tổng chiều dài gần 7,1 Km, tổng mức đầu tư 847 tỷ đồng, đã hoàn thành khoảng 85% khối lượng, trong đó giai đoạn 1 đã đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2018; Đường ngang N5 (đoạn 2), tổng chiều dài 4,985 Km, tổng mức đầu tư hơn 750 tỷ đồng, đã hoàn thành 93% khối lượng; Đường ngang N5, tổng diều dài 6,97 Km, tổng mức đầu tư hơn 760 tỷ đồng, đã hoàn thành khoảng 43% khối lượng; Đường ngang N2, tổng chiều dài 6,7 Km, tổng mức đầu tư 405 tỷ đồng, đã hoàn thành khoảng 76% khối lượng; Đường D4 tuyến vào cảng xăng dầu DKC, tổng chiều dài 1,0 Km, đã hoàn thành cơ bản công tác GPMB, hiện đang triển khai xây dựng.

28 Hoàn thành 09 tuyến đường nội bộ, điện chiếu sáng, cấp nước, thoát nước, viễn thông, nhà máy xử lý nước thải, trạm PCCC.

29 Hoàn thành 12 tuyến đường nội bộ cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, viễn thông.

30 Năm 2015 tổng số giường bệnh công lập được giao toàn tỉnh là 6.075 giường, đến năm 2020 số giường bệnh công lập được giao 11.891 giường (tăng 1,96 lần).

31 Nhiều trung tâm kỹ thuật cao đã được thành lập tại bệnh viện tuyến tỉnh. Các bệnh viện được đầu tư nâng cấp trang thiết bị mới, hiện đại, công nghệ cao như máy CT Scanner, máy XQ kỹ thuật số, máy siêu âm màu 3D, 4D, máy điện não, máy xét nghiệm Gen Xpert…

32 Hiện nay tỉnh có 6 trường đại học, 11 trường cao đẳng chuyên nghiệp và dạy nghề, 15 trường trung cấp có năng lực đào tạo 90.000 học sinh, sinh viên, thu hút cả học sinh quốc tế.

33 Tính đến năm 2020, toàn tỉnh có tổng số 882 cơ sở lưu trú du lịch với với 21.549 phòng, trong đó có 03 khách sạn 5 sao, 08 khách sạn 4 sao, 19 khách sạn 3 sao, gần 100 khách sạn 1-2 sao và tương đương.

34 Hạ tầng giao thông: 06 dự án (7.634 tỷ đồng); hạ tầng nông nghiệp và PTNT: 04 dự án và 01 dự án mới bố trí CBĐT (5.874 tỷ đồng); hạ tầng điện: 03 dự án (19.200 tỷ đồng); hạ tầng đô thị: 05 dự án (3.696 tỷ đồng); hạ tầng KKT, KCN: 04 dự án (6.120 tỷ đồng); hạ tầng y tế: 02 dự án (545 tỷ đồng); hạ tầng giáo dục – đào tạo:  02 dự án (3.000 tỷ đồng) ; hạ tầng thông tin truyền thông: 02 dự án (495 tỷ đồng); hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch: 02 dự án (750 tỷ đồng).

35 03 Dự án TW đầu tư trên địa bàn (trong đó có 01 dự án tiếp tục đưa vào danh mục mới giai đoạn 2021-2025 là Quốc lộ 7 (Km0 – Km36); 12 Dự án tỉnh đầu tư (Trong đó có 04 dự án tiếp tục đưa vào giai đoạn 2021-2025 là Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An; Xây dựng các tuyến đường trục chính KCN sông Dinh, Hoàng Mai (tên mới là đường vào KCN Hoàng Mai I); Dự án xây dựng trạm bơm tiêu úng Đông Nam thành phố Vinh; Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (tên mới là Hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Vinh. 12 Dự án thu hút đầu tư (Trong đó có 02 dự án tiếp tục đưa vào giai đoạn 2021-2025 là Cảng nước sâu Cửa Lò; Nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng).

36 Khu kinh tế Đông Nam; các khu công nghiệp;...

37 02 dự án hạ tầng thông tin, truyền thông là phát triển công nghiệp CNTT, công viên công nghệ thông tin được quy hoạch trên diện tích 10 ha tại xã Nghi Phú – thành phố Vinh được phê duyệt tại Quyết định số 131/QĐ-UBND.CN ngày 13/01/2010. Tuy nhiên sau đó các đại diện doanh nghiệp đã ký kết biên bản ghi nhớ: Tập đoàn VNPT; Tập đoàn Viettel; Tổng công ty VTC; Công ty CP MISA và Công ty CP dịch vụ CNTT NAISCORP chưa có điều kiện về nguồn vốn để triển khai đầu tư vào công viên công nghệ thông tin. Hiện nay đã chuyển 1/3 diện tích cho việc xây dựng trụ sở của Kho bạc nhà nước và Công an TP Vinh.

38 Đối với dự án hạ tầng điện, có 03 dự án chưa đầu tư là nhà máy thủy điện Nậm Mô và Mỹ Lý, nhiệt điện Quỳnh Lập do không phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh. Thực hiện Kết luận của BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản số 1738/UBND-CN ngày 30/3/2021 kiến nghị đưa ra khỏi quy hoạch quốc gia nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập I và II, dừng thực hiện đối với 02 dự án Thủy điện Nậm Mô 1 và Mỹ Lý.

39 Chi phí logistic cả đường thủy và đường bộ của tỉnh Nghệ An được đánh giá là cao hơn các địa phương khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Thanh Hóa

40 Toàn tỉnh hiện có 252 hồ chứa nhỏ, 18 công trình đập dâng và 53 trạm bơm cần đầu tư sửa chữa.

41 Đến nay còn 115 thôn, bản và Đảo Mắt chưa có điện bao gồm: 76 thôn, bản chưa có điện nằm trong giai đoạn 2 của dự án cải tạo lưới điện của nông thôn, miền núi; 15 thôn, bản có khả năng nối lưới chưa có trong danh mục của dự án và 24 thôn, bản và Đảo Mắt cấp điện bằng nguồn năng lượng tái tạo.

42 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước thị xã Hoàng Mai giai đoạn 1 công suất 30.000 m3/ng.đ dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào cuối năm 2020; tuy nhiên do có nhiều khó khăn nên UBND tỉnh đã cho gia hạn hoàn thành dự án đến ngày 31/12/2022. Do đó, tỷ lệ người dân đô thị Hoàng Mai được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung hiện mới chỉ đạt khoảng 19,6%. Dự án Đầu tư xây dựng mới, phát triển mở rộng hệ thống cấp nước nâng công suất từ 4.000 m3/ng.đ lên 10.000 m3/ng.đ tại thị xã Thái Hòa chưa triển khai được (do chưa huy động được nguồn vốn để triển khai dự án). Do đó tỷ lệ cư dân đô thị của thị xã Thái Hòa được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung hiện nay mới chỉ đạt 45,5%

43 Các tuyến kết nối liên vùng: Đường cao tốc; Đường ven biển; Đường nối QL 45 – QL48; Các tuyến kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh: Đường giao thông nối Vinh – Cửa Lò (giai đoạn 2); Đường giao thông từ QL46 đến bến số 5,6 cảng Cửa Lò.

44 Các dự án:Trung tâm xạ trị và y học hạt nhân 46 tỷ, Trung tâm kiểm soát bệnh tật 29 tỷ, Xây dựng cơ sở vật chất đại học Y khoa Vinh 150 tỷ, Nhà khám bệnh và điều trị tổng hợp BV Sản nhi 33 tỷ .

45 Vào cuối năm 2021

46 Năm 2022 vận hành máy biến áp T1 công suất 63 MVA, năm 2024 vận hành máy biến áp T2 63 MVA

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 5241/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2021-2025” do tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu: 5241/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
Người ký: Lê Hồng Vinh
Ngày ban hành: 31/12/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [12]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 5241/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2021-2025” do tỉnh Nghệ An ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…