Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5155/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 25 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN QUẾ PHONG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Quyết định số 2355/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế- xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2195/TTr-SKHĐT ngày 12 tháng 10 năm 2016.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quế Phong đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quế Phong đến năm 2020 phải phù hợp với Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị, Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực.

- Tập trung giảm nghèo một cách nhanh chóng và bền vững, đồng thời tận dụng, khai thác mọi lợi thế, cơ hội để đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa.

- Khai thác, phát huy sự đa dạng, độc đáo về cảnh quan, đa dạng sinh học và văn hóa để phát triển kinh tế xã hội. Coi đây là một nguồn tài nguyên quan trọng cho sự phát triển du lịch và các sản phẩm hàng hóa.

- Chú trọng vào liên kết vùng, nhất là Quỳ Hợp và Quỳ Châu trong phát triển kinh tế, nhất là trong xây dựng thương hiệu một số sản phẩm gắn với vùng Phủ Quỳ xưa, đặc biệt là phát triển du lịch.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới; giảm nghèo nhanh và bền vững; định hình được một số sản phẩm hàng hóa chủ lực có thương hiệu và chất lượng khá. Tạo bước chuyển biến quan trọng về hạ tầng giao thông và hạ tầng kinh tế.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu kinh tế

- Tổng giá trị tăng thêm (VA) đến năm 2020 đạt khoảng 1.500 - 1.600 tỷ đồng (giá 2010); GTTT/người/năm (giá HH) đạt 40 - 42 triệu đồng; tính theo USD đạt 1.800 - 2.000 USD (toàn tỉnh đạt 2.800 - 3.500 USD).

- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm (VA) bình quân giai đoạn 2016- 2020 đạt 10,5 - 11%. Trong đó: Nông- lâm - thủy sản đạt 6,5 - 7%; Công nghiệp - xây dựng đạt 13 - 13,5% và Dịch vụ đạt 10 - 10,5%.

- Cơ cấu kinh tế:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tăng các ngành công nghiệp và thúc đẩy ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2016 - 2020, đến năm 2020 cơ cấu kinh tế tính theo giá trị tăng thêm (Giá HH) như sau: Nông - lâm - thủy sản chiếm 24 - 25%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 48 - 49% và Dịch vụ chiếm 27 - 28%.

- Thu ngân sách huyện trên địa bàn phấn đấu tăng 15-17% năm.

- Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 3.000 tỷ đồng.

2.2. Mục tiêu xã hội

- Ổn định mức tăng dân số trong cả giai đoạn quy hoạch là: 0,9 - 1%, để đến năm 2020 quy mô dân số khoảng 70.420 người. Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 - 1.600 lao động/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 28 -30%.

- Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đạt 4 -5%, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 23%. Thu hẹp mức độ chênh lệch với các huyện khác, giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong huyện.

- Tỷ lệ tr­ường đạt chuẩn Quốc gia đạt 72%. Phấn đấu phổ cập mầm non, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Kiên cố, bán kiên cố các trư­ờng học ở tất cả các bậc học.

- Đảm bảo đủ giường bệnh, nhân viên y tế, nâng cấp các cơ sở khám và chữa bệnh, đến năm 2020 có 100% xã, thị đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.

- Đến năm 2020 tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa 78 - 80%; tỷ lệ làng, bản, khối phố văn hóa đạt 60%; có 22 -28% số xã, thị có thiết chế văn hóa TT-TT đạt tiêu chí mới của Bộ VH-TT và trên 90% dân số được nghe đài phát thanh, xem truyền hình.

- Đến năm 2020, có 100% thôn bản có đường ô tô vào trung tâm; có trên 90% số thôn bản có điện lưới.

- Có 3 - 4 xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020.

- Đảm bảo trật tự an toàn xã hội và quốc phòng - an ninh. Giảm tối đa các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy và tai nạn giao thông; đảm bảo 100% người nghiện ma túy được quản lý, tổ chức các hình thức cai nghiện và cố gắng kìm giữ phát sinh người nghiện mới.

2.3. Mục tiêu bảo vệ môi trường

- Phủ xanh cơ bản đất trống, đồi núi trọc; ổn định tỷ lệ che phủ rừng, nâng cao chất lượng của độ che phủ, đạt 78% vào năm 2020.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường cho cả khu vực đô thị và nông thôn; trên 40% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; trên 100% dân thành thị được dùng nước sạch, trên 80% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; 82 - 85% rác thải được thu gom, xử lý vào năm 2020.

2.4. Các khâu đột phá theo ngành và lĩnh vực

- Tập trung nguồn lực phát triển vùng trồng cây chanh leo, cây dược liệu làm nguyên liệu (chè hoa vàng, bo bo, đảng sâm...); rừng nguyên liệu và phát triển trồng cây cao su. Du nhập các giống mới thâm canh tăng năng suất cây trồng, chăn nuôi đại gia súc, vật nuôi bản địa và nuôi trồng thủy sản các lòng hồ thủy điện. Hình thành vùng chuyên canh, thương hiệu Gạo thơm Mường Nọc.

- Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo công tác xây dựng các công trình thủy điện trên địa bàn, nhất là công trình thủy điện Nhạn Hạc, Nậm Tột, Sông Quang, Nậm Việc, Nậm Giải, Đồng Văn.

- Huy động mọi nguồn lực tập trung xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển du lịch, phát huy thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và đa dạng văn hóa.

III. ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH

1. Ngành nông, lâm, thủy sản

- Thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới, hướng đến phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng nông nghiệp sinh thái, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Ưu tiên phát triển các sản phẩm sẵn có, chủ lực của huyện gắn liền với định hướng của vùng nhằm khai thác tiềm năng nông nghiệp của huyện, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.

- Tiếp tục triển khai thực hiện mạnh mẽ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển, mở rộng diện tích áp dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng các loại rau, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp có lợi thế của huyện.

- Hình thành và mở rộng, từng bước nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục chuyển đổi ruộng đất hình thành các cánh đồng, thửa lớn. Tạo điều kiện các doanh nghiệp liên kết với nông dân đầu tư vào nông nghiệp, từng bước CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn.

- Tốc độ tăng trưởng GTTT nông - lâm- thủy sản bình quân giai đoạn 2016 -2020 đạt 6,5 - 7% và đến năm 2020 tỷ trọng của ngành chiếm 24 - 25% tổng giá trị tăng thêm.

- Tăng nhanh giá trị gia tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi đến năm 2020 chiếm 40 - 45%. Sản lượng lương thực đến năm 2020 ổn định trong khoảng 26 - 27 ngàn tần. Tổng đàn trâu, bò đạt vào năm 2020 đạt 43 - 45 ngàn con, tổng sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng đạt 636 tấn.

- Đến năm 2020 có 3 - 4 (30%) xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ dân nông thôn dùng nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn tại Quyết định số 51/QĐ-BNN đạt trên 40%.

- Ổn định tỷ lệ che phủ rừng 78% vào năm 2020.

1.1. Nông nghiệp

a) Về trồng trọt

Tập trung đầu tư theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm các cây trồng hàng hóa chủ lực gồm: lúa chất lượng cao, ngô lai, lạc, rau an toàn; đi kèm và đa dạng các loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng bản địa có giá trị kinh tế cao như: lúa Japonica, chanh leo, cao su, cây dược liệu. Phát triển, nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ.

b) Về chăn nuôi

Chú trọng phát triển mạnh chăn nuôi về chất lượng và số lượng đàn, với các loại vật nuôi chủ lực là trâu, bò thịt, lợn và gia cầm. Đẩy mạnh phát triển đàn trâu bò thịt làm khâu đột phá trong chăn nuôi, bằng cách chuyển hướng từ chăn nuôi chăn thả sang phát triển chăn nuôi nhốt kết hợp chăn dắt có bổ sung và dtrữ thức ăn. Trong đó, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm bản địa theo hướng chất lượng (Vịt Bầu, Gà, trâu, bò địa phương, lợn cỏ...): các xã vùng Tây Nam và Tây Bắc. Vùng trung tâm chăn nuôi gia súc, gia cầm hàng hóa.

Phát triển chăn nuôi hàng hóa theo hướng tập trung, chăn nuôi gia trại, trang trại; giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình. Phấn đấu đến năm 2020 có từ 15 - 20 trang trại đạt tiêu chí theo quy định Thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Chỉ đạo và có giải pháp xử lý kịp thời, phù hợp đối với những trang trại sử dụng không đúng mục đích và kém hiệu quả. Chú trọng phát triển các vật nuôi có thế mạnh như Vịt Bầu, Gà, trâu, bò lợn giống địa phương,...

Quan tâm xây dựng mạng lưới thú y từ huyện đến xóm đủ mạnh để làm tốt công tác dịch vụ thú y, phục vụ sản xuất chăn nuôi.

1.2. Lâm nghiệp

- Phấn đấu đến năm 2020 ổn định tỷ lệ che phủ rừng 78%. Với diện tích đất lâm nghiệp ổn định khoảng 140 - 143 nghìn ha, trong đó rừng sản xuất 60.000 ha, rừng phòng hộ 40.000 ha, rừng đặc dụng 40.000 ha. Phấn đấu hàng năm diện tích rừng được khoanh nuôi bảo vệ đạt 10.000 - 15.000 ha, chăm sóc rừng 4.000 - 6.000 ha.

- Mỗi năm trồng mới rừng nguyên liệu đạt 700 ha, phấn đấu đến năm 2020 diện tích rừng trồng sản xuất đạt trên 3.500 ha, mỗi năm khai thác đạt khoảng 600 ha, với trữ lượng 200 m3/ha (chu kỳ 12 năm) và 130 m3/ha (chu kỳ 7 năm), trong đó gỗ thương phẩm đạt khoảng 80%.

- Xây dựng đề án phát triển cây dược liệu ở Quế Phong theo hướng người dân và doanh nghiệp cùng hợp tác sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

1.3. Thủy sản

Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên các diện tích mặt nước hiện có, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống, phát triển diện tích nuôi đối với các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Xây dựng kế hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trên các sông, hồ đập lớn. Tăng sản lượng nuôi trồng lên 636 tấn vào năm 2020.

Thúc đẩy, hỗ trợ chương trình nuôi cá lồng trên sông; hồ đập thủy điện với các loại cá đặc sản có chất lượng cao.

Tập trung nuôi thâm canh các giống nuôi đã khẳng định được tính hiệu quả như cá lồng trên sông, hồ đập lớn để đến năm 2020 diện tích nuôi nước ngọt đạt 230 - 240 ha; 140 lồng nuôi với thể tích khoảng 2.240 m3.

1.4. Xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới được thực hiện gắn với các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của huyện; có kế hoạch và cơ chế đảm bảo phát triển theo quy hoạch. Phấn đấu mỗi xã đạt thêm ít nhất 2-3 tiêu chí, riêng các xã điểm đạt thêm ít nhất 3 tiêu chí, đến năm 2020 có 3-4đạt 19/19 tiêu chí (50%) và 6-7% dân số được đô thị hóa. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững, từng bước thu hẹp khoảng cách về thu nhập của người dân và phát triển kinh tế-xã hội giữa các vùng.

2. Ngành Công nghiệp - Xây dựng

- Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút đầu tư, chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao.

- Phát triển công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.

- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các ngành, doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn và với các huyện trong tỉnh và trong cả nước để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực.

- Tốc độ tăng trưởng GTTT Công nghiệp - xây dựng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13 -13,5%. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong tổng GTTT đến 2020 là 48- 49% và chuyển dịch theo hướng công nghiệp sản xuất, chế biến.

2.1. Công nghiệp

a) Công nghiệp điện

Dự kiến trong thời gian tới tiếp tục hoàn thiện đúng tiến độ những nhà máy thủy điện đang xây dựng (Nhạn Hạc) và đã được quy hoạch, đến năm 2020 đạt 1.020 triệu kWh/năm. Tiếp tục xúc tiến, thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện Sông Quang, Sông Quang 2, Tiền Phong, Hạnh Dịch 2, Châu Thôn và Nậm Giải.

b) Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng

Tiếp tục phát triển công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng với vai trò đáp ứng nhu cầu xây dựng trong huyện cả về số lượng chủng loại, cải thiện, ứng dụng các công nghệ giảm thiểu gây ảnh hưởng môi trường, sinh thái.

- Khai thác đá xây dựng: Tiếp tục khai thác các mỏ đá tại các xã đã có quy hoạch (Cắm Muộn, Tri Lễ) đến 2020 đạt 44,52 nghìn m3.

- Khai thác cát sỏi: Quy hoạch và tổ chức tốt việc khai thác cát sông Quang theo hướng hiệu quả kinh tế gắn bảo vệ môi trường. Trọng điểm quy hoạch khai thác và xây dựng bãi tập kết cát sỏi các xã sau: Châu Kim, Châu Thôn, Tiền Phong và Quang Phong. Mục tiêu và phục vụ nhu cầu xây dựng trong huyện.

- Sản xuất gạch: Tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi các lò gạch thủ công sang phát triển các cơ sở sản xuất gạch không nung. Khai thác và thu hút đầu tư xây dựng nhà máy gạch tuy nen tại mỏ đất sét xã Đồng Văn. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 1,72 triệu viên gạch các loại.

- Khai thác quặng: Quy hoạch và tổ chức khai thác quặng đảm bảo theo hướng hiệu quả kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường vùng đầu nguồn. Khai thác quặng sắt, thiếc tại xã Tri Lễ; khai thác quặng vàng tại xã Quang Phong và Cắm Muộn.

c) Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

Tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm khuyến khích đầu tư chế biến dựa trên cơ sở các nguyên liệu sẵn có như: gỗ, nứa, luồng.

Hình thành phát triển các sản phẩm làng nghề chế biến từ nguyên liệu trong huyện như sản xuất mây tre đan, rượu cần, dệt thổ cẩm. Phấn đấu đến năm 2020 sản xuất ra 16.400m2 thổ cẩm; 24.000 sản phẩm mây tre đan các loại và 4.700 SP mộc dân dụng...

Xúc tiến, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhà máy bảo quản, sơ chế chanh leo tại xã Tri Lễ; cơ sở sơ chếchế biến gỗ các loại tại xã Thông Thụ và nhà máy chế biến sản xuất tinh bột sắn tại Đồng Văn.

2.2. Xây dựng

Tạo mọi điều kiện thuận lợi về hạ tầng, mặt bằng, nguồn nhân lực, thủ tục hành chính, tăng cường thu hút đầu tư, công khai, minh bạch trong việc thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nguồn vốn ngân sách. Cùng với quá trình phát triển của huyện thì các hoạt động xây dựng hạ tầng cơ bản cũng được gia tăng

Giá trị sản xuất ngành xây dựng trong giai đoạn 2016 -2020 đạt tốc độ tăng khoảng 8- 8,5% và chiếm khoảng 35 -36% tổng GTSX ngành CN-XD. Trong thời kỳ quy hoạch có nhiều công trình phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội và nhiều công trình sản xuất sẽ được xây dựng mới hoặc mở rộng, nâng cấp như:

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc cắm mốc, mở rộng thị trấn Kim Sơn theo quy hoạch đã được phê duyệt và các thị tứ tại các trung tâm cụm xã như: Tri Lễ, Tiền Phong, Châu Thôn và Đồng Văn.

- Xây dựng các nhà máy thủy điện, khu cửa khẩu Thông Thụ, các chợ, trung tâm thương mại trong huyện.

- Xây mới các cầu treo dân sinh; đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông trên địa bàn huyện.

- Xây dựng mới, mở rộng hệ thống các nhà máy, cơ sở sản xuất.

- Kiên cố hóa hệ thống trường học.

- Nâng cấp, tu sửa, xây mới hồ đập thủy lợi, bê tông hóa kênh mương.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng theo Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới và nhiều công trình xây dựng khác trên địa bàn...

2.3. Phát triển cụm công nghiệp và làng nghề

a) Cụm công nghiệp - TTCN

Tiếp tục tiến hành các thủ tục kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp đầu tư nhà máy sản xuất, chế biến vào Cụm công nghiệp Ná Khứu - TT Kim Sơn với diện tích 13 ha. Ngoài ra, các xã trên địa bàn huyện đã được quy hoạch điểm TTCN tập trung với tổng diện tích 20 ha.

b) Phát triển làng nghề:

Tiếp tục đầu tư và có hướng phát triển mạnh các làng nghề, làng có nghề đã được tỉnh công nhận. Khôi phục các làng nghề truyền thống trên cơ sở lợi thế nguồn nguyên liệu. Bảo tồn, nhân rộng và phát triển nghề dệt thổ cẩm, mây tre đan. Đến năm 2020 xây dựng khoảng 4 - 6 làng có nghề TTCN, trong đó 3 - 4 làng nghề được tỉnh công nhận ở các xã, thị như: TT Kim Sơn, Mường Nọc, Tiền Phong, Quế Sơn, Cắm Muộn, Hạnh Dịch, Châu Kim, Châu Thôn, Tri Lễ.

3. Ngành Dịch vụ

- Phát triển dịch vụ với tốc độ phù hợp với thực tế, có chất lượng, trong đó ưu tiên trọng tâm là phát triển dịch vụ thương mại và du lịch, nhanh chóng đưa Quế Phong trở thành một huyện có ngành thương mại nhiều thành phần, đa dạng, phong phú các loại hình tổ chức kinh doanh.

- Tốc độ tăng trưởng GTTT bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 10 - 10,5%/ năm. Theo tốc độ này, GTSX khu vực dịch vụ huyện Quế Phong đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 629 tỷ đồng (giá SS 2010). Nâng dần tỷ trọng GTTT ngành dịch vụ, thương mại trong tổng GTTT của huyện đạt khoảng 27 -28% vào năm 2020.

3.1. Dịch vụ thương mại

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ đạt 292 tỷ đồng vào năm 2020, đạt tốc độ tăng bình quân 5 - 6%/năm giai đoạn 2016 - 2020.

- Tiếp tục phát triển các loại hình hoạt động thương mại gắn với sản xuất chế biến. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ, quản lý tốt hệ thống chợ hiện có, hình thành và xây dựng chợ và lò giết mổ gia súc tại xã Mường Nọc. Triển khai quy hoạch nâng cấp, xây dựng mới các chợ còn lại đảm bảo đến năm 2020 đạt chuẩn Bộ Xây dựng.

- Xây dựng các thương hiệu từ các sản phẩm chủ lực, đặc trưng trong những ngành và lĩnh vực có lợi thế so sánh nhằm tạo ra mũi nhọn cho sự phát triển nhanh và bền vững của huyện.

- Phát triển các HTX dịch vụ, kết hợp chợ đầu mối tại thị trấn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, vật tư nông nghiệp và tổ chức tiêu thụ nông sản cho nông dân; gắn sản xuất - lưu thông - tiêu dùng, đảm bảo ổn định thị trường.

- Phát triển hệ thống đại lý xăng dầu trên địa bàn theo quy hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo an toàn.

- Xây dựng chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư mở rộng, đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

3.2. Du lịch.

- Khai thác với hiệu quả cao loại hình du lịch sinh thái gắn với làng nghề, làng văn hóa thuần dân tộc. Phát triển du lịch theo hướng Tây, dọc Quốc lộ 48, đường biên giới, gắn với phát triển KT-XH miền Tây Nghệ An và các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan thông qua các cửa khẩu được mở. Sau đó đầu tư các dự án vào khu du lịch sinh thái.

- Quy hoạch phát triển các địa bàn trọng điểm du lịch bao gồm các xã Thị trấn, Châu Kim, Tiền Phong, Hạnh Dịch, Đồng Văn và Thông Thụ, nhằm thu hút đu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ, xây dựng các tour du lịch sinh thái gắn với làng nghề, làng thuần dân tộc Thái như: Tuyến Đền Chín Gian - Thác Xao Va - Thủy điển Hủa Na - cửa khẩu Thông Thụ...; xây dựng không gian thuần dân tộc Thái và các điểm tâm linh, gắn kết chặt với các tua du lịch của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào).

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến liên kết đầu tư, khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tập trung đầu tư phát triển du lịch: đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà hàng, khách sạn...,), kết cấu hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch...

3.3. Dịch vụ vận tải, kho bãi

- Gắn kết hệ thống giao thông của huyện với hệ thống giao thông của tỉnh và Quốc gia, giao thông các huyện, tỉnh lân cận; khai thác tối đa các tuyến Quốc lộ và tỉnh lộ. Phát triển những tuyến đường giao thông đường bộ, đường thủy mới và nâng cấp, cải tạo các tuyến cũ, ưu tiên phục vụ các khu: du lịch, dân cư mới, phát triển kinh tế xã hội kết hợp với ANQP, an toàn giao thông.

- Tổ chức dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách trên địa bàn huyện, đáp ứng nhu cầu vận tải của huyện và khu vực, các vùng phụ cận đảm bảo giao thông thông suốt, nhanh chóng và an toàn.

- Tập trung phát triển công nghiệp cơ khí, bảo dưỡng, sửa chữa các loại phương tiện vận tải thông dụng trên địa bàn huyện.

- Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ vận tải, kho bãi. Kết hợp chặt chẽ phát triển dịch vụ vận tải, kho bãi với phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ khác.

- Triển khai các quy hoạch cụ thể:

+ Triển khai quy hoạch đầu tư xây dựng đồng bộ, đảm bảo khai thác hiệu quả bền vững hạ tầng giao thông theo quy hoạch GTVT đã được phê duyệt.

+ Xây dựng 05 bến xe khách, với tổng diện tích đất 1,5 ha, quy mô bến loại IV gồm: Bến xe Quế Phong (TT Kim Sơn), bến xe Tri Lễ, Quang Phong, Đồng Văn và Thông Thụ.

+ Quy hoạch xây dựng 02 bãi đậu xe, với tổng diện tích đất 0,26 ha, gồm Bãi đậu xe số 01 tại khối 8 và bãi đậu xe số 02 tại khối 9 TT Kim Sơn.

+ Quy hoạch, xây dựng kho bãi bốc xếp trung chuyển hàng hóa tập trung tại Tiền Phong và Thị trấn.

3.4. Dịch vụ bưu chính viễn thông

- Bảo đảm nguồn lực, ưu tiên đầu tư cho phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông. Huy động các nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng, phát triển thông tin truyền thông hợp lý.

- Trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhanh chóng đổi mới, nâng cấp thiết bị công nghệ theo mô hình mạng thế hệ mới đa truy cập tốc độ cao, đảm bảo thông tin liên tục, thông suốt, an toàn văn minh và tiện lợi. Phát triển mạng lưới bưu cục, điểm bưu điện một cách hợp lý nhằm rút ngắn bán kính phục vụ.

- Xây dựng mạng lưới viễn thông hiện đại, đồng bộ và rộng khắp, cung cấp các dịch vụ đa dạng, chất lượng cao, chú trọng phát triển mạng viễn thông nông thôn. Duy trì và phát triển tốt Cổng điện tử thông tin huyện, kết nối với tất cả các cơ quan, đơn vị trong huyện, tỉnh, liên kết được cơ sở dữ liệu của các phòng, ban, ngành cấp huyện và các sở, ban, ngành cấp tỉnh, đảm bảo cung cấp toàn bộ các dịch vụ công.

- Phát triển mạng lưới truyền thanh, truyền hình, dịch vụ internet không dây, nâng cấp cải tạo, chuyển đổi hệ thống bưu điện, xây dựng các trạm thu phát sóng hợp lý... đảm bảo thông tin đến mọi người dân ở các xã.

3.5. Phát triển các dịch vụ khác

Phát triển nhanh, mạnh có chọn lọc, vững chắc, lành mạnh các ngành dịch vụ ngân hàng, tư vấn, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, bảo hiểm, ẩm thực, đào tạo nghề, giải trí, chăm sóc sức khoẻ, các dịch vụ có hàm lượng chất xám cao … đảm bảo chất lượng dịch vụ tiệm cận dần với các trung tâm dịch vụ khác trong vùng, tỉnh. Từng bước chuyển dần các hoạt động công ích như chuyển giao công nghệ, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao sang cơ chế hoạt động dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

IV. ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA, XÃ HỘI

1. Phát triển giáo dục - đào tạo

- Tập trung nguồn lực, lồng ghép các chương trình để xây dựng cơ sở vật chất, hoàn thành Đề án xây dựng Trường Phổ thông DTNT THCS Quế Phong, sớm đưa vào sử dụng CSVC đã xây dựng; Quan tâm xây CSVC các Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tri Lễ, Phổ thông DTBT Thông Thụ. Đảm bảo cho các trường chuyên biệt này đi vào hoạt động ổn định, đảm bảo quyền lợi học tập cho các em học sinh.

- Tổ chức xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trên cơ sở sát nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Dạy nghề huyện. Củng cố hoàn thiện mạng lưới trung tâm học tập cộng đồng, bổ sung một số phương tiện thiết yếu, tạo điều kiện ban đầu để các trung tâm hoạt động có hiệu quả. Xây dựng và thực hiện dự án đào tạo nghề cho nông dân.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tham gia hỗ trợ hoạt động đào tạo nghề. Từng bước thực hiện sự liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề.

- Lồng ghép các chương trình MTQG, bố trí kinh phí để nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất trường học, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Hỗ trợ kinh phí xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Có cơ chế hỗ trợ khuyến khích, giáo viên học sinh giỏi trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, quan tâm hỗ trợ cho con gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người khuyết tật học tập và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

2. Y tế - chăm sóc sức khỏe cộng đồng

- Xây dựng hệ thống y tế huyện trong lộ trình chung của hệ thống y tế cả tỉnh. Từng bước hiện đại, hoàn chỉnh đồng bộ từ huyện tới xã, đảm bảo đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Khuyến khích phát triển mạng lưới y tế tư nhân nhằm đa dạng hóa hệ thống khám chữa bệnh và nâng cao chất lượng.

- Củng cố và phát triển đồng bộ hệ thống y tế từ huyện xuống cơ sở đảm bảo nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Khuyến khích phát triển mạng lưới y tế tư nhân. Tạo điều kiện cho mọi người dân được hưởng các dịch vụ y tế cơ bản và các dịch vụ chất lượng cao. Tăng cường công tác thông tin, giáo dục sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm; đưa nội dung y tế vào tiêu chuẩn xây dựng làng văn hóa. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, có chính sách khuyến khích, thu hút đội ngũ cán bộ y tế về phục vụ tuyến xã.

- Tiếp tục nâng cấp trung tâm y tế, bệnh viện huyện và các phòng khám công lập; Đầu tư xây dựng trạm y tế các xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã. Quy hoạch vị trí xử lý rác thải, nước thải y tế trên địa bàn. Khuyến khích mở các phòng khám chuyên khoa, nhà thuốc ngoài công lập tại thị trấn Kim Sơn. Cùng với việc bổ sung thêm nhân lực y tế, cần đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở y tế để đảm bảo công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

- Tập trung ưu tiên cho công tác đào tạo bác sỹ tuyến xã, bác sỹ chuyên khoa, bồi dưỡng cán bộ quản lý về lĩnh vực y tế, có chính sách khuyến khích đội ngũ cán bộ y tế về phục vụ tuyến cơ sở.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhằm huy động nguồn lực toàn huyện. Tăng cường hợp tác về y tế với các địa phương khác trong vùng trong hoạt động phòng chống dịch bệnh và cấp cứu thảm họa thiên tai.

- Tiếp tục duy trì và phát huy tốt hơn các chương trình y tế quốc gia và phòng chống dịch bệnh nguy hiểm để hạ thấp tỷ lệ người mắc bệnh trong cộng đồng. Thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.

3. Phát triển văn hóa, thông tin

- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc các dân tộc sinh sống trên địa bàn, cũng như bảo tồn phát triển văn hóa huyện thống nhất trong tính đa dạng của văn hóa của các dân tộc trên địa bàn, hội nhập giao lưu hợp tác phát triển văn hóa, thể dục thể thao với các huyện tiếp giáp của Lào. Tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh và gắn kết hữu cơ giữa gia đình, cộng đồng dân cư và xã hội. Tạo cơ hội cho mọi người có thể tham gia sáng tạo và hưởng thcác hoạt động văn hóa xã hội, huy động nguồn lực của toàn xã hội cho phát triển văn hóa. Xây dựng môi trường văn hóa văn minh góp phần tạo nên sức hút đối với khách du lịch.

- Xây dựng trung tâm văn hóa huyện (TT Kim Sơn); Mở rộng, duy tu đền Chín Gian (Châu Kim), nâng cấp Lễ hội đền Chín gian thành lễ hội cấp vùng. Xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao khối, bản theo thiết chế văn hóa. Xây dựng đời sống văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống. Nâng cấp đài phát thanh, truyền hình huyện;

- Tiếp tục đổi mới hoạt động trong các lĩnh vực VHTT - TDTT theo tinh thần Nghị quyết 33/NQ-TW khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa vật thể và phi vật thể, các danh thắng cảnh gắn với phát triển du lịch. Kết hợp phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật, văn hóa dân gian, lễ hội với các sản phẩm du lịch mang tính sinh thái, văn hóa, nhân văn. Hoàn thiện cơ bản việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử. Thực hiện xã hội hóa để từng bước tôn tạo, bảo tồn các di tích chưa xếp hạng để đưa vào lập hồ sơ xếp hạng.

- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới truyền thanh ở cơ sở. Hoàn thiện hệ thống Bưu điện văn hóa xã. Khuyến khích phát triển điện thoại, sử dụng Internet. Phát triển hệ thống thư viện từ cấp huyện đến cấp xóm. Chú trọng đầu tư cho việc xây dựng và duy trì hoạt động thư viện, nhất là cấp xã.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành văn hóa. Nâng chất lượng hoạt động văn nghệ quần chúng. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa thông tin để các hoạt động đó đúng theo khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường văn hóa lành mạnh.

4. Phát triển thể dục - thể thao

- Đầu tư duy trì, nâng cấp trang thiết bị các cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành để đến năm 2020 cơ bản đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng.

- Xây dựng nhà thi đấu đa chức năng và hoàn thiện các công trình phụ trợ sân vận động huyện.

- Xây dựng sân vận động xã, thôn bản theo thiết chế VHTT đạt chuẩn quốc gia. Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng sâu rộng vững chắc với nhiều loại hình thể thao, trong đó chú trọng những môn thể thao dân tộc như: bắn nỏ, đẩy gậy, ném còn …). Từng bước hội nhập, giao lưu hợp tác phát triển văn hóa, thể dục thể thao giữa huyện Quế Phong và các huyện nước bạn Lào có đường biên giới tiếp giáp.

5. Giảm nghèo, việc làm và vấn đề xã hội khác.

- Thực hiện đồng bộ toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo; tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu mức giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đạt 4 - 5%/năm và đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 23%.

- Hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động; phát triển đào tạo nghề tăng cơ hội tìm việc cho người lao động. Tạo việc làm hàng năm đạt 1.500 - 1.600 người, trong đó xuất khẩu lao động 150 -160 người/năm

- Phát triển các hoạt động an sinh xã hội, thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách người có công với cách mạng, các hoạt động từ thiện, nhân đạo.

- Giảm tối đa các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy và tai nạn giao thông; đảm bảo 100% người nghiện ma túy được phát hiện, quản lý, được cai nghiện với các hình thức và cố gắng kìm giữ không để phát sinh người nghiện mới.

6. Phát triển khoa học và công nghệ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học vào sản xuất đời sống. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính Nhà nước và trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các ban, ngành các cấp, mở rộng kết nối mạng Internet đến với người nông dân.

+ Một số cây trồng, vật nuôi tiếp tục bảo tồn và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình và nhân rộng phát triển sản xuất hàng hóa: Lúa Japonica, chanh leo, quế, dưa rẫy, nhân sâm, chè hoa vàng, lan kim tuyến, vịt bầu Quỳ, lợn đen địa phương, gà đen, bò vàng, các loại cá đặc sản,…

+ Ứng dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác và chăn nuôi.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin KHCN đến với người dân.

7. Bảo vệ môi trường và phòng chống giảm nhẹ thiên tai

Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt bảo vệ hệ sinh thái rừng đầu nguồn.

Điều tra hiện trạng, bổ sung quy hoạch nâng cấp hệ thống các nhà máy thủy điện trên các sông, các hồ đập chứa nước đảm bảo an toàn cho cuộc sống của người dân trên địa bàn và vùng hạ du, phục vụ tốt, hiệu quả vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

Khảo sát xác định rõ các vùng, khu vực dân cư gần bờ sông, khe suối có nguy cơ sạt lở đất đá, lũ ống lũ quét để có phương án phòng chống, không bố trí dân cư và các công trình xây dựng ở các vùng này.

Đảm bảo vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm thiên tai. Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả cảnh báo và tăng diện phục vụ. Tăng cường đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác này. Rà soát lại các quy định về bảo vệ rừng, có biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho nhân dân. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho bảo vệ rừng. Tổ chức định kỳ các khóa tập huấn cho lực lượng bảo vệ rừng.

Ngoài ra, cần đầu tư xây dựng các công trình cụ thể như: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu vực xử lý rác thải của Thị trấn Kim Sơn và các xã; hệ thống xử lý nước thải các cụm công nghiệp; hệ thống tiêu thoát nước các thị trấn, thị tứ và có quy hoạch sắp xếp, nâng cấp các nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn huyện. Tuyên truyền vận động người dân về ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, đảm bảo vệ sinh môi trường sống trông thôn bản.

8. Phát triển kinh tế- xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh

- Triển khai thực hiện tốt Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg ngày 23/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế kết hợp kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh.

- Nâng cao chất lượng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, xây dựng Biên giới hòa bình - hữu nghị.

- Triển khai có hiệu quả các đề án xây dựng quốc phòng; các công trình quốc phòng trong khu vực phòng thủ và đề án xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên giai đoạn 2016 -2020.

- Quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình kỹ thuật quốc phòng của Đoàn KTQP 4 trên địa bàn 4 xã biên giới, xây dựng các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương, căn cứ hậu cần kỹ thuật, các đồn biên phòng, nâng cấp mở rộng các thao trường huấn luyện, thao trường bắn, các trận địa phòng không và thao trường cấp xã.

- Giữ vững ổn định chính trị, không để xảy ra biến động, quản lý chắc chắn các loại tội phạm trên địa bàn.

V. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG

1. Hệ thống giao thông

Tranh thủ thu hút các nguồn vốn đầu tư của nhà nước, đặc biệt là vốn trái phiếu chính phủ, nguồn vốn các chương trình dự án, nguồn vốn hỗ trợ qua các cơ chế, chính sách của trung ương, của tỉnh...huy động tốt nguồn vốn đóng góp của nhân dân để xây dựng GTNT và lồng ghép tốt các chương trình, mục tiêu 30a/CP, 135...) phối hợp tốt với các cấp, các ngành đầu tư xây dựng nhựa hóa các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. Đến năm 2020 các tuyến đường trên địa bàn huyện Quế Phong đảm bảo lưu thông an toàn cả bốn mùa.

a) Giao thông đường bộ

+ Giao thông đối ngoại:

Phối hợp với tỉnh thực hiện nâng cấp, xây dựng các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đi qua địa bàn huyện, khớp nối đồng bộ với các tuyến đường chính của huyện, quản lý tốt các hành lang chỉ giới xây dựng và chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch hướng tuyến đã xác định.

- Nâng cấp mở rộng quốc lộ 48 bao gồm 2 nhánh (Tiền Phong - Thông Thụ và Tiền Phong - TT Kim Sơn) với tổng chiều dài 61 km.

- Nâng cấp mở rộng các tuyến tỉnh lộ 544, 543, 541 với tổng chiều dài 116 km.

- Xây dựng các tuyến đường nối QL 45 và QL 48 (Đồng Văn), với chiều dài 12 km, quy mô đường cấp VI miền núi.

- Xây dựng đường tuần tra biên giới theo quy hoạch tại Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới đất liền giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo.

+ Giao thông nội huyện:

- Quy hoạch nâng cấp, xây dựng với 5 tuyến đường huyện, với tổng chiều dài 122,4km (gồm các tuyến ĐH 331, ĐH 333, ĐH 334, ĐH 335 và ĐH 338).

- Nâng cấp đường nội thị thị TT Kim Sơn theo quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 3146/QĐ.UBND.CN ngày 23/7/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong.

- Nâng cấp cải tạo, mở rộng và làm mới hệ thống đường xã với tổng cộng 17 tuyến, với tổng chiều dài 117,6km, tối thiểu đạt quy mô đường GTNT loại A.

- Nâng cấp cải tạo, mở rộng và làm mới hệ thống đường thôn bản với tổng cộng 84 tuyến, với tổng chiều dài 182,5km, tối thiểu đạt quy mô đường GTNT loại B.

+ Bến xe, bãi đậu xe:

- Quy hoạch xây dựng 05 bến xe khách, với tổng diện tích đất 1,5 ha, quy mô bến loại IV gồm: Bến xe Quế Phong (TT Kim Sơn), bến xe Tri Lễ, Quang Phong, Đồng Văn và Thông Thụ.

- Quy hoạch xây dựng 02 bãi đậu xe, với tổng diện tích đất 0,26 ha, gồm Bãi đậu xe số 01 tại khối 8 và bãi đậu xe số 02 tại khối 9 TT Kim Sơn.

b) Giao thông đường thủy

- Các tuyến đường thủy:

Tăng cường công tác quản lý các tuyến đường thủy nội địa do huyện quản lý, đầu tư kè chống xói lở bờ sông bảo vệ công trình giao thông và khu dân cư,... sông Hiếu, sông Chu, sông Nậm Quàng và sông Nậm Giải phục vụ vận chuyển hàng hóa với quy mô nhỏ, vận chuyển hành khách và phục vụ du lịch.

Các bến khách ngang sông: Nâng cấp đảm bảo hoạt động an toàn. Nâng cấp 02 bến đò dọc qua hồ thủy điện Hủa Na: 1 bến tại bản Lốc, xã Thông Thụ; 1 bến tại Ná Quèn, xã Đồng Văn.

- Xây dựng các cầu qua sông:

Xây dựng 04 cầu treo qua sông: Xây dựng cầu treo Ná Ngá - Đỏn Chám, xã Mường Nọc, cầu treo Bản Chiềng - Bản Tỉn Pú, xã Quang Phong; cầu treo Pà Kỉm - Tồng Huổng, xã Hạnh Dịch và cầu treo Na Cho - Cắm Muộn.

2. Hệ thống cấp điện

Đầu tư xây dựng phát triển đồng bộ mạng lưới truyền tải điện đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% số thôn bản; có trên 98% số hộ gia đình đều được sử dụng điện lưới quốc gia.

- Nguồn cung cấp điện cho huyện lấy từ trạm 110KV Truông Bành. Để đảm bảo cung cấp điện cho hoạt động sản xuất cũng như tiếp nhận các nguồn điện từ các nhà máy thủy điện trên địa bàn thời gian tới cần nâng cấp trạm trung gian Truông Bành lên (2x40)MVA.

- Phụ tải điện: Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, dự báo nhu cầu tiêu thụ điện năng của huyện sẽ tăng nhanh trong kỳ quy hoạch bình quân là 7,7%/năm giai đoạn 2016 -2020, tương ứng 20 triệu KWh năm 2020. Cải tạo, hoàn thiện lưới điện huyện, đảm bảo an toàn điện, mỹ quan, đủ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt nhân dân. Cụ thể:

+ Xây dựng đường dây cao áp từ các nhà máy thủy điện đến trạm trung gian, hòa vào lưới điện quốc gia;

+ Xây dựng mới 54 trạm biến áp 35KV với tổng công suất đặt 9.636 kVA.

+ Lưới điện trung áp: Xây dựng mới 135,6km và cải tạo 18,4 km đường dây trung thế 35kv. Lưới điện hạ áp: Đầu tư xây dựng mới 108,18km, cải tạo 19,8 km đường dây hạ áp 0,4kv và lắp đặt mới khoảng 2.600 công tơ. Đặc biệt quan tâm xúc tiến nhanh vốn đầu tư xây dựng mới hệ thống điện cho các thôn bản chưa có điện lưới như: Xây dựng mới đường dây 0,4kV và phụ kiện cấp điện cho Bản Cắm; Bản Nà - xã Cắm Muộn; cho bản Mường Piệt - xã Thông Thụ...

3. Hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước

Đầu tư, phát triển đồng bộ hạ tầng thủy lợi, cấp thoát nước, đảm bảo đến năm 2020 hệ thống thủy lợi của huyện cơ bản đáp ứng được các điều kiện như:

- Cung cấp đủ nước cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, canh tác của người dân và doanh nghiệp trong vùng.

- Cung cấp đủ nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho nhân dân trên địa bàn huyện.

- Hệ thống cấp, thoát nước mưa, nước thải; tưới tiêu cho nông nghiệp vận hành ổn định, hạn chế xói lở đất và giảm thiểu tối đa tác hại từ thiên tai.

a) Về thủy lợi: Thường xuyên làm tốt công tác duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống hồ đập để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt người dân. Định kỳ hàng năm kiểm tra duy tu 11 hồ chứa, gồm: Hồ Bản Dốn (Mường Nọc), Piềng Panh (Quế Sơn), Tổng Mọ, Long Quang, Tạ Lín Phương Tiến, Húa Tạ, Phai Hụa Mường Hin, Chăm Bảy (Tiền Phong), Pà Kỉm (Hạnh Dịch), Na Cấng (Thông Thụ), Bản Cào (Quang Phong) và trên 70 đập dâng đã được xây dựng kiên cố trên địa bàn các xã. Kiên cố hóa toàn bộ hệ thống kênh cấp 1, có diện tích tưới 5 ha trở lên.

+ Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi Nậm Tột (Châu Thôn), Nậm Việc (Tiền Phong), hệ thống kênh nhánh công trình thủy lợi Truông Bành (Quế Sơn), hệ thống thủy lợi Minh Châu (Tri Lễ), kênh thủy lợi Mường Đo (Quang Phong).

+ Sửa chữa 5 đập dâng: Bản Cắng, Bản Hăn - Mường Nọc; Khe Tạo - Nậm Giải, Hiệp An - Thông Thụ, Tà Mường - Quế Sơn và 1 hồ chứa (Phai Hùa - Tiền Phong).

+ Nâng cấp 2 đập dâng: Na Khích - Nậm Nhóng và Huối Chảo - Đồng Văn. Kiên cố hóa kênh mương của 6 đập dâng: Tín Pú - Quang Phong, Nậm Giải, Mường Cuồng - Châu Kim, Kẽm Ải - Tri Lễ, HTTL Truông Bành - Quế Sơn và Nậm Tột - Châu Thôn. Kiên cố 9 phai tạm: Hang Xá - Quang Phong, Mường Tạ - Cắm Muộn, Bản Quạnh 1 - Châu Thôn, Na Chạng - Châu Kim, Na Niếng, Bản Chọt, Na Chạng, Na Túi - Tri Lễ và Na Hốc –Nậm Nhóng;

+ Xây dựng mới 3 đập dâng: Pà Púa - Mường Nọc, Bản Quạnh 2 - Châu Thôn, Nậm Việc - Tiền Phong; 1 hồ chứa (Huối Ca - Mường Nọc) khoan giếng tại các điểm khó khăn về nước mặt.

b) Về cấp nước: Phát huy tối đa công suất và đầu tư nâng công suất, hệ thống đường ống nhà máy nước Mường Nọc lên 2.000m3/ngày đêm, đảm bảo đủ phục vụ cụm TT Kim Sơn, Châu Kim, Mường Nọc và Tiền Phong. Sa chữa, duy tu các hệ thống nước tự chảy hiện có trên địa bàn các xã, đảm bảo phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt người dân hưởng lợi. Tạo điều kiện đầu tư xây dựng mới trên 45 công trình hệ thống nước sinh hoạt tự chảy cho các thôn, bản đang có nhu cầu, đặc biệt các khu tái định cư.

b) Về tiêu thoát nước: Do đặc điểm địa hình miền núi nên tiêu nước chủ yếu theo các trục tự nhiên là các khe suối ở trong vùng chảy ra các sông Nậm Giải, Nậm Quàng đổ ra sông Hiếu, Nậm Piệc đổ ra sông Chu. Tuy nhiên, cung cần soát xét, xây dựng quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước các khu dân cư tập trung. Có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư hệ thống mương tiêu nước dọc đường giao thông. Duy tu, sửa chữa hệ thống tiêu TT Kim Sơn. Đối với các cụm công nghiệp, TTCN phải có hệ thống thu gom nước thải và được xử lý đúng quy trình trước khi thải ra môi trường.

4. Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin

a) Mục tiêu phát triển

- Phát triển mạng thông tin liên lạc hiện đại và đồng bộ, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phát triển mạng lưới Internet tốc độ cao, truyền hình kỹ thuật số đến tất cả các xã, thị.

- Phấn đấu đến năm 2020, hoàn thành xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, điều hành trực tuyến qua trang thông tin điện tử, thiết lập hệ thống kêt nối thông tin giữa huyện với các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện, các doanh nghiệp và với tất cả các Sở, ngành cấp tỉnh. Các hoạt động của các cơ quan, tổ chức sẽ được thực hiện qua mạng Lan, Wan và Internet.

- Thu hút, bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; Nâng cấp trung tâm bưu chính, viễn thông huyện; Xây dựng các trạm phát sóng viễn thông; Nâng cấp, xây dựng hệ thống phát thanh các xã.

- Hiện đại hóa hệ thống phân phối và truyền dẫn công nghệ cao và cáp quang trên địa bàn. Nâng cao chất lượng hệ thống chuyển tải viễn thông, nhất công nghệ tốc độ cao theo hướng hiện đại, đồng bộ với trình độ của tỉnh và cả nước.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, mạng vận chuyển đường thư báo các cấp (nhất là thời gian chuyển phát nhanh)...

- Truyền thanh cơ sở cơ bản được hiện đại hóa bằng công nghệ FM không dây.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử trong các hoạt động như quản lý nhà nước, dịch vụ và giao dịch thương mại điện tử, chuyển giao công nghệ trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Tạo lập môi trường cho dịch vụ thông tin- viễn thông, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về mạng thông tin.

VI. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Phát triển mạng lưới đô thị.

Phát triển mạng lưới đô thị phải gắn kết với quy hoạch phát triển các ngành của huyện. Hình thành các thị trấn, thị tứ làm trung tâm kinh tế - văn hóa cho cụm xã. các thị trấn, thị tứ có vai trò điểm tựa cho phát triển nông thôn và đẩy mạnh quá trình đô thị hóa trên địa bàn toàn huyện.

Tập trung nguồn lực để tổ chức triển khai lập, thẩm định và phê duyệt các đô thị (thị trấn, thị tứ) theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Nghệ An đã được phê duyệt, tạo tiền để cho việc lập chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ và làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Thị trấn Kim Sơn đóng vai trò là trung tâm huyện lỵ cần phải đẩy nhanh tiến độ mở rộng, cải tạo trước 2020 để phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện.

- Hình thành các thị tứ dựa trên cơ sở là đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch, trung tâm cụm xã như Tri Lễ, Châu Thôn, Tiền Phong, Đồng Văn và Thông Thụ nhằm tạo động lực phát triển đô thị mới sau năm 2020 của huyện.

2. Phát triển mạng lưới khu dân cư nông thôn

Trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới và quy hoạch sử dụng đất của các xã đã được phê duyệt, diện tích bố trí phát triển khu dân cư mới phải phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt với mục tiêu tiết kiệm, đảm bảo các nhu cầu về hạ tầng để chương trình kế hoạch thực hiện các xã đạt chuẩn nông thôn mới phù hợp và đúng tiến độ.

- Tiếp tục thực hiện tốt Đề án di chuyển tái định cư 1.300 hộ dân vùng lòng hồ thủy điện Hủa Na được UBND Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1441/QĐ-UBND-CN ngày 17/4/2009.

- Bổ sung quy hoạch sắp xếp tái định cư dân cư theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt ”Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2015”; quy hoạch dân cư biên giới theo Quyết định 160/TTg. Trên địa bàn huyện Quế Phong đã được lập quy hoạch và đã được phê duyệt tại Quyết định số 1947/QĐ-UBND ngày 04/6/2012 của UBND tỉnh Nghệ An. Mục tiêu quy hoạch đến năm 2020 huyện sẽ thực hiện di chuyển tái định cư cho 1.634 hộ với 10.589 nhân khẩu.

3. Phát triển các tiểu vùng kinh tế

Trên cơ sở về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và tập quán sản xuất, trong phạm vi quy hoạch hệ thống đô thị, dự kiến phân huyện thành 3 tiểu vùng lãnh thổ chủ yếu như sau:

3.1. Vùng Trung tâm

Vùng trung tâm bao gồm có 1 thị trấn và 4 xã: Thị trấn Kim Sơn xã Tiền Phong, Mường Nọc, Quế Sơn và Châu Kim. Có diện tích tự nhiên 27.429,21 ha, chiếm 14,43% đất tự nhiên toàn huyện. Dân số 22.283 người chiếm 39,53% dân số toàn huyện. Đây là vùng có điều kiện khá thuận lợi như địa hình đất đai tương đối bằng phẳng, cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện, mạng lưới bưu chính viễn thông thuận lợi...

Phương hướng phát triển: Đây là vùng có đầy đủ điều kiện để phát triển kinh tế toàn diện theo hướng DV-NN - CN, TTCN. Trong đó, tập trung phát triển các loại hình dịch vụ; mở rộng thị trấn Kim Sơn để xây dựng khu TTCN tập trung, xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, khuyến khích các ngành nghề phát triển tạo thu nhập ổn định, lâu dài. Xây dựng thị tứ ở ngã ba Phú Phương xã Tiền Phong gắn hình thành trung tâm thương mại để phát triển các loại hình dịch vụ và du lịch Thác Sao Va; lấy lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc làm cơ sở để ổn định đời sống nhân dân. Phát triển trồng rừng nguyên liệu, cây công nghiệp như: mía, cao su và khai thác chế biến nguyên liệu; xây dựng làng nghề truyền thống mây tre đan, dệt thổ cẩm. Phát triển chăn nuôi, trồng rau, màu, cây công nghiệp mía và cao su ở vùng thấp xã Quế Sơn. Tập trung thâm canh tăng năng suất lúa nước, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, hình thành cánh đồng mẫu lớn; lấy nông nghiệp kết hợp phát triển chăn nuôi, nhân rộng các mô hình trang trại nông, lâm, thủy sản kết hợp khoanh nuôi bảo vệ rừng; tận dụng đất rừng sản xuất để trồng cây nguyên liệu; phát triển làng nghề truyền thống mây tre đan, dệt thổ cẩm tập trung ở 2 xã Mường Nọc và Châu Kim.

3.2. Vùng Tây Bắc

Tiểu vùng này bao gồm 3 xã: Hạnh Dịch, Đồng Văn và Thông Thụ. Vùng này có diện tích tự nhiên 88.730,16 ha, chiếm 46,93% đất tự nhiên. Dân số 11.015 người, chiếm 17,40% tổng dân số toàn huyện.

Phương hướng phát triển: Ưu thế vùng này đất rộng, rừng giàu; có thủy điện Hủa Na, thủy điện Sao Va, lợi thế đường Quốc lộ 48 khi hoàn thành với cửa khẩu Thông Thụ được nâng cấp thành cửa khẩu chính thông thương sang Lào và trung tâm cụm xã Đồng Văn. Hướng phát triển CN, TTCN- DV-NN, ổn định đời sống nhân dân vùng di dân tái định cư gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển các ngành dịch vụ, hình thành khu Thương mại cửa khẩu Thông Thụ; tổ chức khai thác có hiệu quả từ rừng và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản lòng hồ thủy điện Hủa Na, các sản phẩm phụ từ rừng như cây lùng, nứa… Đầu tư phát triển chăn nuôi đại gia súc, cá lồng trên sông Chu vùng lòng hồ thủy điện Hủa Na. Tận dụng đất rừng sản xuất để trồng cây nguyên liệu.

3.3. Vùng Tây Nam

Vùng bao gồm có 6 xã: Nậm Giải, Châu Thôn, Cắm Muộn, Quang Phong, Tri Lễ và Nậm Nhoóng. Vùng có diện tích tự nhiên 72.928,66 ha, chiếm 38,57% đất tự nhiên. Dân số 27.017 người chiếm 42,67% dân số toàn huyện.

Phương hướng phát triển: Hướng cơ cấu NN- TTCN - DV. Tập trung phát triển rừng nguyên liệu. Mở rộng sản xuất cây chủ cánh kiến, khoai sọ, cây chanh leo bằng hình thức liên doanh với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án chăn nuôi tập trung trâu, bò. Phát triển đàn vịt bầu gốc Quang Phong để nhân rộng làm sản phẩm hàng hóa. Quản lý và khai thác khoáng sản có hiệu quả khi tuyến đường vành đai biên giới hoàn thành.

VII. TỔNG HỢP CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

1. Các chương trình

- Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

- Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững

- Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng

- Chương trình phòng chống biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai.

2. Danh mục các dự án ưu tiên theo ngành lĩnh vực đến năm 2020

(Có Phụ lục kèm theo)

VIII. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư

- Phối hợp chặt chẽ với trung ương, tỉnh trong công tác quy hoạch, kế hoạch để đảm bảo sự thống nhất. Trong đó, các dự án quan trọng của Trung ương, của tỉnh phải được thể hiện trong quy hoạch, kế hoạch.

- Phối hợp tốt về thông tin, kế hoạch chương trình xúc tiến đầu tư với các cơ quan Trung ương, Trung tâm xúc tiến đầu tư của Tỉnh, chủ động bám sát các nhà tài trợ, nhà đầu tư lớn, trong đó chú trọng vận động tài trợ, đầu tư các dự án trọng điểm như về giao thông, thủy lợi, ứng phó biến đổi khí hậu...

- Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đầu tư do Tỉnh ban hành. Kết hợp đa dạng các hình thức hợp tác đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng theo các hình thức PPP, BT, BOT,...

- Ưu tiên nguồn vốn vay cho phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, phát triển làng nghề cho các hộ nghèo, cũng như những dự án theo mục tiêu quy hoạch. Mở rộng các hoạt động cho vay để phát triển sản xuất.

2. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Chú trọng việc phân luồng, định hướng nghề đối với các em học sinh ngay trên ghế nhà trường.

- Làm tốt công tác thông tin về cung cầu nhân lực: tiến hành thu thập thống kê về nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (người sử dụng lao động) cung cấp cho người dân và các cơ sở đào tạo, dạy nghề nhằm đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo (Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo tại chỗ làm việc, xuất khẩu lao động ra nước ngoài, du nhập các ngành nghề mới từ bên ngoài, liên kết đào tạo…) nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương và trong vùng.

- Minh bạch hóa trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, đào tạo lãnh đạo, công chức, viên chức trong các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể, coi đây là việc làm thường xuyên nhằm hình thành đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức tài năng, chuyên nghiệp có tâm và có tầm cho sự phát triển của huyện.

- Thường xuyên rà soát kiên quyết đưa ra khỏi cơ quan nhà nước đối với những cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, tham nhũng, chia rẽ bè phái.

- Tạo môi trường làm việc thun lợi để cán bộ, công chức, viên chức có điều kiện để chứng minh, khẳng định mình; có hình thức khen thưởng động viên, khích lệ xứng đáng, kịp thời.

3. Giải pháp về khoa học và công nghệ

- Tiếp cận nhanh chóng và áp dụng sáng tạo các kỹ thuật công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, trong đó ưu tiên đầu tư cho việc khảo nghiệm đưa các loại giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt và tính thích nghi cao vào sản xuất. Tăng mức đầu tư mở rộng mạng lưới nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, sản xuất cây con giống, thú y, bảo vệ thực vật.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý để khai thác sử dụng có hiệu quả quỹ đất đai, tài nguyên nước nhằm tăng giá trị trên từng đơn vị diện tích canh tác và tạo hàng hóa cho xuất khẩu.

- Từng bước cơ giới hóa, hiện đại hóa ở các khâu làm đất, thu hoạch, chế biến để tăng năng suất lao động và tăng giá trị sản phẩm.

- Ưu tiên đổi mới thiết bị, đầu tư chiều sâu công nghệ là chủ yếu. Tập trung một số ngành mũi nhọn như: Trồng, khai thác và chế biến các loại cây dược liệu đặc trưng có khả năng thích ứng thổ nhưỡng, khí hậu. Tận dụng phụ phẩm để tạo ra sản phẩm mới, tăng hiệu quả kinh tế. Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực công nghệ mới, vật liệu mới có chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ để xử lý ô nhiễm môi trường tại các khu khai thác và chế biến khoáng sản, nông lâm sản, cụm công nghiệp, làng nghề.

4. Giải pháp về cơ chế và chính sách

- Phổ biến kịp thời các thông tin kinh tế, nhất là về cơ chế chính sách. Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển của Trung ương, Tỉnh trên địa bàn huyện, đặc biệt đối với các chính sách dân tộc: ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc.

- Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt, huyện sẽ lập các dự án có khả năng đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện các chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài.

- Ban hành các chính sách kích cầu để khuyến khích nhân dân đầu tư công sức và tiền của vào phát triển hệ thống kêt cấu hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Ban hành cơ chế ưu đãi đầu tư ở một số địa bàn và ở một số lĩnh vực như sản xuất công nghiệp - TTCN, trồng cây nguyên liệu.

- Mở rộng quan hệ hợp tác đầu từ, tăng cường liên doanh, liên kết với các huyện trong vùng, với các công ty trong nước, ngoài nước trên một số lĩnh vực mà huyện có lợi thế so sánh có điều kiện để phát triển.

- Tiếp tục triển khai và thực hiện Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính nhằm góp phần nâng cao chất lượng của các quy định thủ tục hành chính, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu chất lượng trên tinh thần cải cách hành chính. Đồng thời tăng cường đổi mới về việc thực hiện cơ chế lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức. triển khai thực hiện Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020.

5. Giải pháp về liên kết phát triển

Huyện cần xây dựng kế hoạch phối, kết hợp với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh nhằm tạo ra sự phát triển hiệu quả, ổn định và bền vững cho cả vùng, cụ thể là:

- Phối hợp phát triển hệ thống giao thông: Nâng cấp tuyến đường kết nối Quế Phong với trục phát triển Quỳ Hợp - Thái Hòa - Nghĩa Đàn - Hoàng Mai; nối quế Phong với huyện Thường Xuân, Thanh Hóa; nối Quế Phong với Tương Dương; nối Quế Phong với huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào và các huyện lân cận.

- Hợp tác xây dựng các tour du lịch: Liên kết phát triển các tuyến du lịch kết nối các điểm du lịch của huyện Quế Phong với các điểm du lịch trong và ngoài vùng.

- Hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội: Liên kết đào tạo nghề, đẩy mạnh giao lưu văn hóa, thể thao giữa các dân tộc tạo mối quan hệ đoàn kết và phát triển của vùng.

- Hợp tác trong lĩnh vực thương mại: xây dựng cửa khẩu thương mại, trung tâm giới thiệu sản phẩm, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại...

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Giao cho Ủy ban nhân dân huyện Quế Phong:

- Sau khi điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quỳnh Lưu đến năm 2020 được phê duyệt, tổ chức công bố, phổ biến điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế huyện Quế Phong đến năm 2020 được phê duyệt đến các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện để tổ chức triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan của tỉnh nghiên cứu xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực đồng bộ và phù hợp; lựa chọn các chương trình dự án ưu tiên để đưa vào kế hoạch 5 năm và hàng năm; đề xuất các cơ chế, chính sách để thực hiện quy hoạch.

2. Các Sở, Ban, ngành của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với ủy ban nhân dân huyện Quế Phong trong việc thực hiện quy hoạch đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Quế Phong với quy hoạch, định hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND huyện Quế Phong chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Xuân Đường

 

DANH MỤC

CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5155/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Nghệ An)

TT

Tên dự án

A

Các dự án đầu tư do tỉnh, huyện quản lý

1

Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 48 và các tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện

2

Xây dựng tuyến đường nối QL 45 (Thanh Hoá) - QL 48 (Đồng Văn - Quế Phong)

3

Các tuyến đường nội thị trấn của huyện.

4

Xây dựng các hệ thống nước sinh hoạt phục vụ các đô thị, cụm công nghiệp và các điểm dân cư tập trung.

5

Nâng cấp và xây dựng mới đường dây và trạm biến thế điện.

6

Hệ thống bãi rác và nhà máy xử lý rác thải rắn.

7

Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị.

8

Hạ tầng các cụm công nghiệp và cửa khẩu Thông Thụ

9

Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi Nậm Việc và Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống hồ đập, phai thủy lợi.

10

Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật cho trung tâm y tế huyện.

11

Đầu tư xây dựng Trung tâm y tế dự phòng huyện

12

Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho phòng khám khu vực và trạm y tế xã.

13

Đầu tư kiên cố hóa và nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường học

14

Xây dựng thiết chế VHTT- TT cấp huyện, xã.

15

Trùng tu, sửa chữa các di tích lịch sử văn hóa

16

Tiếp tục triển khai các dự án thuộc Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững

17

Đề án phát triển du lịch

18

Dự án nâng cấp lễ hội đền Chín gian thành lễ hội cấp vùng

B

Thu hút các dự án đầu tư ngoài NSNN

1

Dự án trồng và chế biến cây dược liệu

2

Dự án vùng sản xuất và chế biến gạo chất lượng cao giống Japonica

3

Tiếp tục dự án trồng, khai thác và chế biến cao su

4

Dự án nuôi cá vùng lòng hồ thủy điện

5

Dự án trồng rừng nguyên liệu

6

Dự án phát triển chăn nuôi và bảo tồn các giống vật nuôi bản địa

7

Các dự án thủy điện

8

Xây dựng chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ và các bãi trung chuyển hàng hóa

9

Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu dịch vụ du lịch

Ghi chú: Về vị trí, quy mô, địa điểm, diện tích chiếm đất, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng thời kỳ.

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 5155/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Số hiệu: 5155/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
Người ký: Nguyễn Xuân Đường
Ngày ban hành: 25/10/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [7]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 5155/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Văn bản liên quan cùng nội dung - [8]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…