Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5058/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI BÁN BUÔN, BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế Hà Nội; Nghị định số 04/2008/NĐ - CP ngày 11 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 222/QĐ - TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030; tầm nhìn đến 2050; Quyết định số 1081/QĐ - TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kính tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1259/QĐ -TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT - BCT ngày 5/5/2010 của Bộ Công thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại văn bản số 3055/TTr - SCT ngày 14 tháng 9 năm 2012 và đề nghị của Sở Kế hoạch & Đầu tư tại Văn bản số 961/BC – KHĐT ngày 24/10/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch mạng lưới bán buôn bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển mạng lưới bán buôn bán lẻ để đưa ngành thương mại trở thành ngành có giá trị gia tăng lớn, chất lượng cao trong lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội, tương xứng với mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng và cả nước.

- Lấy xây dựng hệ thống thị trường hàng hóa có tính cạnh tranh làm mục tiêu; đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao mức sống người dân làm điểm xuất phát; tối đa hóa hệ thống thị trường, điều chỉnh cơ cấu thị trường, phát triển hài hòa giữa thị trường thành thị và thị trường nông thôn, giữa thương mại truyền thống và hiện đại.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quản lý và kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển hài hòa, đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Bảo đảm hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với ngành thương mại, đẩy mạnh việc liên kết thương mại giữa Hà Nội với các tỉnh trong vùng và cả nước, tạo điều kiện ổn định thị trường bán buôn, bán lẻ, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

2. Các mục tiêu cụ thể:

Phát triển số lượng, quy mô các loại hình hạ tầng thương mại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030:

- Chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng và chuyên doanh: 08

- Trung tâm mua bán cấp vùng: 05

- Trung tâm thương mại quốc tế, vùng, trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế và trung tâm mua sắm cấp vùng: 19

- Trung tâm thương mại: 64

- Trung tâm mua sắm: 32

- Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp: 10

- Đại siêu thị, siêu thị:

+ Đại siêu thị: 23

+ Siêu thị hạng 2: 111

+ Siêu thị hạng 3: 865

- Chợ: tổng số 395. Trong đó:

+ Giải tỏa: 21

+ Xây mới: 183

+ Nâng cấp: 191

3. Phân bố mạng lưới bán buôn, bán lẻ

3.1. Phát triển mạng lưới chợ

- Chợ thành thị: Không xây mới các chợ ở khu vực nội đô-Từ vành đai 2 đến trung tâm; Hạn chế xây dựng mới các chợ ở khu vực từ vành đai 2 đến Sông Nhuệ và khu vực phát triển mới; Xây dựng mới các chợ bán lẻ nông sản, thực phẩm ở các đô thị và tỉnh với số lượng và quy mô căn cứ theo quy mô của từng đô thị được quy hoạch; Lựa chọn để nâng cấp, cải tạo một số chợ hiện có diện tích đất chợ lớn hơn 3.000 m2 thành đại siêu thị, trung tâm mua sắm gắn với chợ bán lẻ; Nâng cấp và cải tạo để hình thành các chợ bán lẻ nông sản, thực phẩm tươi sống hạng II ở các phường, liên phường phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân cư; Từng bước chuyển hóa các chợ dân sinh loại nhỏ có diện tích đất chợ dưới 1.000 m2 thành các siêu thị hạng III,

- Chợ Nông thôn: Đảm bảo có đủ chợ dân sinh hạng III ở các xã; Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới các chợ thị trấn, thị tứ thành các chợ lớn hơn, có quy mô chợ hạng I, II.

- Đối với chợ không cố định, hoặc không thường xuyên cần được bố trí không gian phù hợp và đảm bảo phối hợp thống nhất.

- Chợ đầu mối bán buôn nông sản: Hình thành và phát triển 04 chợ đầu mối bán buôn nông sản- thực phẩm tổng hợp cấp vùng quy mô diện tích 50 - 100 ha ở 04 khu vực: phía Bắc (Mê linh), phía Nam (Thường Tín - Phú Xuyên), phía Tây (Hòa Lạc, Thạch Thất) phía Đông (Gia Lâm);

3.2. Phát triển mạng lưới các Đại siêu thị và siêu thị

- Phát triển mạng lưới siêu thị phát triển trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 có số lượng và quy mô như sau:

+ Đô thị trung tâm: 19 đại siêu thị; 82 siêu thị hạng II; 530 siêu thị hạng III

Trong đó:

* Đô thị lõi lịch sử chiếm 6 đại siêu thị; 25 siêu thị hạng II và 134 siêu thị hạng III:

Từ vành đai II đến trung tâm: 3 đại siêu thị; 12 siêu thị hạng II; 44 siêu thị hạng III;

Từ vành đai II đến Sông Nhuệ: 3 đại siêu thị; 13 siêu thị hạng II và 90 siêu thị hạng III.

* Đô thị lõi mở rộng: 13 đại siêu thị; 57 siêu thị hạng II và 396 siêu thị hạng II

Chuỗi đô thị từ Sông Nhuệ đến vành đai IV; 6 đại siêu thị; 25 siêu thị hạng II; 172 siêu thị hạng III;

KĐT Mê Linh: 2 đại siêu thị; 9 siêu thị hạng II và 66 siêu thị hạng II;

KĐT Đông Anh: 2 đại siêu thị, 11 siêu thị hạng II và 75 siêu thị hạng II

KĐT Long Biên - Gia Lâm: 3 đại siêu thị, 12 siêu thị hạng II và 83 siêu thị hạng II

+ Các đô thị vệ tinh: 4 đại siêu thị, 26 siêu thị hạng II và 308 siêu thị hạng III:

Đô thị Sơn Tây: 4 siêu thị hạng II và 38 siêu thị hạng III;

Đô thị Hòa Lạc: 2 đại siêu thị, 12 siêu thị hạng II và 145 siêu thị hạng III;

Đô thị Xuân Mai: 1 đại siêu thị, 4 siêu thị hạng II và 45 siêu thị hạng III;

Đô thị Phú Xuyên: 2 siêu thị hạng II và 25 siêu thị hạng III;

Đô thị Sóc Sơn: 1 đại siêu thị, 4 siêu thị hạng II và 45 siêu thị hạng III.

+ Các thị trấn: 3 siêu thị hạng II và 27 siêu thị hạng III:

Thị trấn sinh thái: 3 siêu thị hạng II và 17 siêu thị hạng III

Phúc Thọ: 1 siêu thị hạng I và 3 siêu thị hạng III

Quốc Oai: 1 siêu thị hạng II và 6 siêu thị hạng III

Chúc Sơn: 1 siêu thị hạng II và 8 siêu thị hạng III.

Thị trấn khác: 10 siêu thị hạng III

3.3. Phát triển mạng lưới Trung tâm thương mại

a. Trung tâm mua sắm(TTMS)

Phân bố mạng lưới Trung tâm mua sắm như sau:

- Đô thị trung tâm: 32 TTMS (Bao gồm 8 hạng I; 7 hạng II; 16 hạng III; 1 cấp Vùng)

+ Đô thị lõi lịch sử: 23 TTMS (7 hạng II và 16 hạng III)

Từ vành đai II đến trung tâm: 16 TTMS hạng III; Từ vành đai II đến Sông Nhuệ: 7 TTMS hạng II;

+ Đô thị lõi mở rộng: 9 TTMS (8 hạng I và 1 cấp Vùng)

Chuỗi đô thị từ Sông Nhuệ đến vành đai IV: 6 TTMS hạng I; KĐT Mê Linh: 1 TTMS hạng I; KĐT Đông Anh: 1 TTMS hạng I; KĐT Long Biên - Gia Lâm: 1 TTMS cấp Vùng.

+ Các đô thị vệ tinh: 5 TTMS (Bao gồm 3 TTMS hạng I và 2 TTMS cấp Vùng):

ĐT. Sơn Tây: 1 TTMS hạng I; ĐT. Hòa Lạc: 1 TTMS cấp Vùng; ĐT. Xuân Mai: 1 TTMS hạng I; ĐT. Phú Xuyên: 1 TTMS cấp Vùng; ĐX Sóc Sơn: 1 TTMS hạng I.

+ Các thị trấn: 13 TTMS( Bao gồm 2 hạng I, 1 cấp Vùng và 10 Khu TM- DV tổng hợp)

- Thị trấn sinh thái: 2 hạng I và 1 cấp Vùng: Phúc Thọ: 1 TTMS hạng I; Quốc Oai: 1 TTMS hạng I; Chúc Sơn: 1 TTMS cấp Vùng.

- Thị trấn khác: 10 Khu TM - DV tổng hợp.

+ Huyện Sóc Sơn: 1 TTMS cấp Vùng.

b. Trung tâm bán buôn:

Trung tâm bán buôn tổng hợp hàng công nghiệp tiêu dùng cấp Vùng phát triển tại Gia Lâm, Sóc Sơn, Chúc Sơn, Thường Tín - Phú Xuyên, Sơn Tây.

-Trung tâm bán buôn hàng vật tư sản xuất: xác định số lượng và quy mô căn cứ vào số lượng và cơ cấu hàng vật tư cho các ngành sản xuất khác nhau được giao dịch; vị trí ở khu vực ngoại thành, gần hoặc ở trong các khu công nghiệp và giao thông thuận lợi.

- Trung tâm đại diện thương mại: Định hướng vị trí của các trung tâm văn phòng đại diện ở khu vực đô thị mở rộng và phát triển mới, giao thông thuận lợi.

- Trung tâm Hội chợ, triển lãm, quảng cáo thương mại: Định hướng vị trí xây dựng Trung tâm hội chợ, triển lãm quốc tế hiện đại quy mô 10 - 50 ha ở khu vực Mỹ Đình và khu EXPO tại Đông Anh.

c. Phát triển các khu dịch vụ logistics

Phát triển 2 Khu Logistics tại Sóc Sơn và Phú Xuyên.

4. Các giải pháp và cơ chế khuyến khích phát triển :

4.1. Giải pháp về vốn

Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch khoảng 521.000 tỷ đồng, trong đó:

Giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 161.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021-2030 khoảng 360.000 tỷ đồng.

Nguồn vốn: Chủ yếu huy động từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại trong và ngoài nước

4.2. Phát triển nguồn nhân lực

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong ngành thương mại Hà Nội.

Khuyến khích, thu hút các nhà quản trị kinh doanh trong và ngoài nước vào ngành thương mại: Các doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn cần mở rộng tìm kiếm nguồn nhân lực quản trị cấp cao từ nước ngoài. Doanh nghiệp cần có cơ chế đãi ngộ phù hợp.

4.3. Khuyến khích phát triển các loại hình tổ chức thương mại truyền thống và hiện đại

Phát triển các phương thức lưu thông hiện đại, nâng cao trình độ hiện đại hóa của các doanh nghiệp thương mại; Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ, phá bỏ các hạn chế gia nhập và rút lui khỏi thị trường; Hoàn thiện hệ thống tài chính cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ để giải quyết các vấn đề khó khăn về vốn; Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp hưởng các điều kiện thuận lợi trong sử dụng đất; đổi mới kỹ thuật công nghệ kinh doanh;

4.4. Phát triển nhu cầu sử dụng dịch vụ bán buôn, bản lẻ hiện đại của thành phố

Nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết các kiến thức về kinh tế thị trường, về tiêu dùng cho dân cư thông qua các hình thức như: giáo dục cộng đồng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp thương mại và người tiêu dùng hiểu rõ các lợi ích của mình khi sử dụng các dịch vụ bán buôn, bán lẻ hiện đại.

Hình thành và tăng cường các họat động của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hội của những người mưa sắm ở từng khu vực...

4.5. Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa thị trường Hà Nội với các thị trường trong và ngoài nước

4.6. Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả liên kết giữa thị trường Hà Nội với thị trường các địa phương khác trong nước.

- Tổ chức nghiên cứu thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại.

- Nghiên cứu đưa ra các điều kiện ưu đãi cho các địa phương.

- Tiến hành trao đổi, ký kết các thỏa thuận cấp tỉnh giữa Hà Nội và các địa phương khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Sở Công Thương

- Công bố và phổ biển rộng rãi quy hoạch. Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm theo đúng định hướng quy hoạch.

- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm phát triển thương mại bán buôn, bán lẻ trên địa bàn.

- Tham mưu cho UBND thành phố điều chỉnh quy hoạch kịp thời khi không phù hợp.

2. Các sở, ban, ngành của Thành phố:

Theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.

3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:

Lồng ghép nội dung quy hoạch trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội cua các huyện, thị xã cho phù hợp. Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển mạng lưới bán buôn bán lẻ trên địa bàn các quận, huyện, thị xã.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Lao động Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Quyết định số 5058/QĐ-UBND ngày 05/11/2012)

Phụ lục 1: Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư

1. Chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng

TT

Dự án

Vị trí

Quy mô (ha)

Thời gian KC - KT

2010 - 2015

2016 - 2020

1

Chợ đầu mối NSTH cấp vùng

KĐT Long Biên - Gia Lâm

30

x

 

2

Chợ đầu mối NSTH cấp vùng

Huyện Quốc Oai

20

x

x

3

Chợ đầu mối NSTH cấp vùng

KĐT Mê Linh

30

x

x

4

Chợ đầu mối NSTH cấp vùng

ĐT Phú Xuyên

30

x

x

5

Chợ đầu mối NSTH cấp vùng

Thị xã Sơn Tây

30

x

x

 

2. Trung tâm bán buôn cấp vùng

TT

Dự án

Vị trí

Quy mô (ha)

Thời gian KC - KT

2010 - 2015

2016 - 2020

1

Trung tâm bán buôn cấp vùng

KĐT Long Biên - Gia Lâm

20

x

 

2

Trung tâm bán buôn cấp vùng

Huyện Sóc Sơn

20

x

 

3

Trung tâm bán buôn cấp vùng

TT Chúc Sơn – Chương Mỹ

20

x

x

4

Trung tâm bán buôn cấp vùng

ĐT Hòa Lạc

20

x

x

 

3. Trung tâm thương mại quốc tế, vùng, trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế

TT

Dự án

Vị trí

Quy mô (ha)

Thời gian KC - KT

2010 - 2015

2016 - 2020

1

Trung tâm thương mại cấp vùng

KĐT Long Biên - Gia Lâm

20-30

x

 

2

Trung tâm HCTL quốc tế

Mỹ Đình – H. Từ Liêm

50

x

 

3

Trung tâm HCTL thương mại quốc tế

Đông Anh

50

x

 

 

4. Danh mục trung tâm thương mại

TT

Quận, Huyện, Thị xã

Dự án

Địa điểm

Quy mô (hạng)

1

Q. Ba Đình

TTTM Ba Đình

Phường Liễu Giai

1

TTTM Giảng Võ

Khu Triển lãm Giảng Võ

1

2

Q. Hoàng Mai

TTTM Ba Đình

KĐT Nam đường vành đai 3

1

TTTM

Lô đất 8, KĐT Đại Kim – Định Công

1

TTTM Yên Sở

Lô đất C11/ CCKV3, phường Yên Sở

1

3

Q. Hà Đông

TTTM TSQ

Phường Mỗ Lao

1

TTTM Ga Hà Đông

Phường Phú Lương

1

TTTM INPYUNG VINA

KĐT Văn Phú

1

TTTM SEOUL

KĐT Văn Phú

1

Trung tâm đá quý

Phường Dương Nội

1

4

KĐT Long Biên - Gia Lâm

TTTM

Xã Tiên Dương

1

TTTM

Xã Yên Thường

1

5

H. Hoài Đức

TTTM An Khánh

KĐT An Khánh

1

6

H. Hoài Đức

TTTM

Thị trấn Trạm Trôi

1

TTTM Kim Chung

Xã Kim Chung

1

7

KĐT. Mê Linh

TTTM Mê Linh Plaza mở rộng

Km8 đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài

1

8

TT. Quốc Oai

TTTM Metropole

Bắc Quốc Oai

1

 

5. Danh mục trung tâm mua sắm

TT

Quận, Huyện, Thị xã

Dự án

Địa điểm

Quy mô (hạng)

1

Q. Hà Đông

TTMS Chợ Hà Đông

TTMS Đà Lạt

P. Nguyễn Trãi

1

1

2

Đô thị thuộc toàn H. Từ Liêm, toàn H. Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín

TTMS

TTMS

TTMS

TTMS

 

1

1

1

1

3

KĐT Mê Linh

TTMS Quang Minh

 

1

4

KĐT Đông Anh

TTMS

 

1

 

6. Danh mục siêu thị

TT

Quận, Huyện, Thị xã

Dự án

Địa điểm

Quy mô (hạng)

1

Q. Hoàn Kiếm

1 Đại siêu thị

Số 41, phố Hai Bà Trưng

1

2

Q. Ba Đình

1 Đại siêu thị

 

1

3

Q. Đống Đa

Đại siêu thị

Chợ Láng Thượng

1

4

Q. Cầu Giấy

Đại siêu thị

Chợ Trung Hòa

1

5

Q. Hoàng Mai

Đại siêu thị

 

1

6

Q. Thanh Xuân

Đại siêu thị

Chợ Thanh Xuân Bắc

1

7

Q. Hà Đông

Đại siêu thị

Chợ Mai Lĩnh

1

8

Đô thị thuộc toàn H. Từ Liêm, toàn H. Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín

Đại siêu thị

Chợ Trôi Giang

1

Đại siêu thị

Chợ Phùng Khoang

1

Đại siêu thị

 

1

9

KĐT Mê Linh

Đại siêu thị

Chợ đầu mối Hải Bối cũ

1

Đại siêu thị

 

1

10

KĐT Đông Anh

Đại siêu thị

Chợ thị trấn Đông Anh

1

Đại siêu thị

Chợ Tó, xã Uy Nỗ

1

11

KĐT Long Biên - Gia Lâm

Đại siêu thị

Chợ Ngọc Lâm

1

Đại siêu thị

Chợ Đa Tốn

1

Đại siêu thị

 

1

12

ĐT Sóc Sơn

Đại siêu thị

 

1

13

ĐT Hòa Lạc

Đại siêu thị

 

1

 

7. Danh mục Chợ

TT

Quận, Huyện, Thị xã

Dự án

Địa điểm

Quy mô (hạng)

I

Q. Đống Đa

 

 

 

1

Chợ Ngã Tư Sở

Số 46, đường Nguyễn Trãi

1

Nâng cấp

II

Q. Hà Đông

 

 

 

1

Chợ Hà Đông

Phường Nguyễn Trãi

1

Nâng cấp

III

Q. Hai Bà Trưng

 

 

 

1

Chợ Hôm – Đức Viên

Phố Huế - Trần Xuân Soạn

1

Nâng cấp

IV

Q. Hoàn Kiếm

 

 

 

1

Chợ Đồng Xuân

Phố Đồng Xuân

1

Nâng cấp

V

Q. Hoàng Mai

 

 

 

1

Chợ đầu mối phía Nam

Khu đô thị Đền Lừ

1

Nâng cấp

VI

Q. Long Biên

 

 

 

1

Chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng

KĐT Long Biên – Gia Lâm

1

Xây mới

2

Chợ CC1

Khu đô thị mới Sài Đồng

2

Xây mới

3

Chợ Lâm Du

Phường Bồ Đề

3

Xây mới

4

Chợ Xóm Mới

Phường Ngọc Thụy

3

Xây mới

VII

Q. Tây Hồ

 

 

 

1

Chợ Bưởi

Ngã 3 đường Bưởi – Hoàng Hoa Thám

1

Nâng cấp

VIII

H. Ba Vì

 

 

 

1

Chợ Đồng Tâm

Xã Phú Đông

1

Xây mới

2

Chợ Nhông (mới)

Xã Phú Sơn

1

Xây mới

IX

H. Chương Mỹ

 

 

 

1

Chợ Xuân Mai

TT. Xuân Mai

1

Nâng cấp

2

Chợ bán buôn nông sản Đông Phương Yên

Xã Động Phương Yên

1

Xây mới

X

H. Gia Lâm

 

 

 

1

Chợ Nành

Xã Ninh Hiệp

1

Nâng cấp

2

Chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng

KĐT Long Biên – Gia Lâm

1

Xây mới

XI

H. Mê Linh

 

 

 

1

Chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng

 

1

Xây mới

XII

H. Phú Xuyên

 

 

 

1

Chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng

 

1

Xây mới

XIII

H. Quốc Oai

 

 

 

2

Chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng

 

1

Xây mới

XIV

H. Thanh Oai

 

 

 

1

Chợ đầu mối nông sản thực phẩm

Khu Đồng Gùm, xã Bích Hòa

1

Xây mới

XV

H. Thường Tín

 

 

 

1

Chợ Vồi

Xã Hà Hồi

1

Nâng cấp

XVII

H. Từ Liêm

 

 

 

1

Chợ đầu mối Minh Khai

Xã Minh Khai

1

Nâng cấp

2

Chợ lâm sản Thượng Cát

Xã Thượng Cát

1

Xây mới

XVIII

H. Ứng Hòa

 

 

 

1

Chợ nông sản TT. Vân Đình

TT. Vân Đình

1

Nâng cấp

XIX

Thị xã Sơn Tây

 

 

 

1

Chợ Nghệ

Phường Quang Trung

1

Nâng cấp

2

Chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng

 

1

Xây mới

Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư.

 

Phụ lục 2: Quy hoạch số lượng, quy mô của mạng lưới siêu thị và trung tâm thương mại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

TT

Hạng mục

Số lượng và quy mô siêu thị

Số lượng và quy mô trung tâm mua sắm

Đại siêu thị

Siêu thị hạng 2

Siêu thị hạng 3

Hạng 1

Hạng 2

Hạng 3

Cấp vùng

Khu thương mại dịch vụ tổng hợp

I

Toàn thành phố

23

11

865

10

7

16

9

10

1

Thành thị

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Phân theo không gian đô thị

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đô thị trung tâm

19

82

530

8

7

16

1

 

a

Đô thị lõi lịch sử

6

25

134

 

7

16

 

 

a.1

Từ vành đai 2 đến trung tâm

3

12

44

 

 

16

 

 

 

- Hoàn Kiếm

1

2

8

 

 

3

 

 

 

- Hai Bà Trưng

 

3

10

 

 

4

 

 

 

- Ba Đình

 

3

10

 

 

4

 

 

 

- Đống Đa

1

3

13

 

 

4

 

 

 

- Một phần Quận Tây Hồ

1

1

3

 

 

1

 

 

a.2

Từ vành đai 2 đến sông Nhuệ

3

13

90

 

7

 

 

 

 

- Một phần Q. Hai Bà Trưng

- Tây Hồ

- Cầu Giấy

- Hoàng Mai

- Thanh Xuân

- Một phần H. Từ Liêm

- Một phần H. Thanh Trì

 

1

1

1

 

 

1

2

4

2

4

3


6

15

26

14

23

3

 

 

1

1

2

1

2

 

 

 

b

Đô thị lõi mở rộng

13

57

396

8

 

 

 

 

b.1

Chuỗi Đô thị từ sông Nhuệ đến vành đai IV

6

25

172

6

 

 

 

 

 

- Q. Hà Đông

1

7

50

2

 

 

 

 

 

- Đô thị thuộc toàn H. Từ Liêm, toàn H. Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín.

5

18

122

4

 

 

 

 

b.2

KĐT Mê Linh

2

9

66

1

 

 

 

 

b.3

KĐT Đông Anh

2

11

75

1

 

 

 

 

b.4

KĐT Long Biên-Gia Lâm

3

12

83

 

 

 

1

 

2

Các Đô thị vệ sinh

4

26

308

2

 

 

3

 

a

Đô thị Sơn Tây

 

4

38

-

 

 

1

 

b

Đô thị Hòa Lạc

2

12

145

 

 

 

1

 

c

Đô thị Xuân Mai

1

4

45

1

 

 

 

 

d

Đô thị Phú Xuyên

 

2

25

 

 

 

1

 

e

Đô thị Sóc Sơn

1

4

55

1

 

 

 

 

3

Các thị trấn

 

3

27

-

 

 

3

10

a

Thị trấn sinh thái

 

3

17

-

 

 

3

 

 

- Phúc Thọ

 

1

3

-

 

 

1

 

 

- Quốc Oai

 

1

6

-

 

 

1

 

 

- Chúc Sơn

 

1

8

 

 

 

1

 

b

Thị trấn khác

 

 

10

 

 

 

 

10

 

- Phù Đổng

 

 

1

 

 

 

 

1

 

- Kim Hoa

 

 

1

 

 

 

 

1

 

- Phùng

 

 

1

 

 

 

 

1

 

- Liên Quan

 

 

1

 

 

 

 

1

 

- Phúc Thọ

 

 

1

 

 

 

 

1

 

- Kim Bài

 

 

1

 

 

 

 

1

 

- Thường Tín

 

 

1

 

 

 

 

1

 

- Tây Đằng

 

 

1

 

 

 

 

1

 

- Đại Nghĩa

 

 

1

 

 

 

 

1

 

- Vân Đình

 

 

1

 

 

 

 

1

III

Phân theo khu vực nông thôn

 

 

 

 

 

 

3

 

1

H. Sóc Sơn

 

 

 

 

 

 

1

 

2

H. Đan Phượng (xã Tân Hợi)

 

 

 

 

 

 

1

 

 

H. Thạch thất (xã Tiến Xuân)

 

 

 

 

 

 

1

 

Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên được tính toán, lựa chọn và xác định chính xác cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư.

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 5058/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới bán buôn, lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu: 5058/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
Người ký: Nguyễn Văn Sửu
Ngày ban hành: 05/11/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [7]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 5058/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới bán buôn, lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [3]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…