Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 12 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN BÌNH ỔN GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN BÍNH THÂN VÀ QUÝ I NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá và và Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;

Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Thông tư liên tịch số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15/10/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ và Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;

Căn cứ Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 02/02/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

Thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016 và Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình n giá trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính Lâm Đồng tại Tờ trình số 22 TTr/STC ngày 06 tháng 01 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và Quý I năm 2016 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhằm góp phần bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng tăng đột biến về giá hàng hóa, dịch vụ, đấu tranh ngăn ngừa các hành vi nâng giá, gây rối thị trường tạo điều kiện cho nhân dân đón tết vui tươi, tiết kiệm.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài chính phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện Phương án bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và Quý I năm 2016 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Công thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Công an tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng; Tổng biên tập Báo Lâm Đồng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Chi cục Trưởng chi cục Hải quan Đà Lạt và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tài chính;
- Bộ Công thương;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Như Điều 3;
- Các phó VPUBND tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Lâm Đồng;
- Lưu: VT, TC, TH, KH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Yên

 

PHƯƠNG ÁN

BÌNH ỔN GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN BÍNH THÂN VÀ QUÝ I NĂM 2016
(Kèm theo Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 12/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

I. Mục tiêu phương án bình ổn giá:

Đbình ổn thị trường, đấu tranh ngăn ngừa các hành vi nâng giá, đầu cơ làm rối loạn thị trường; không để xảy ra tình trạng tăng đột biến về giá hàng hóa, dịch vụ trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và Quý I năm 2016, góp phần tạo điều kiện cho nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.

II. Biện pháp bình ổn giá:

Để đạt được mục tiêu bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và Quý I năm 2016, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016 và Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016;

Đồng thời khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và Quý I năm 2016 như sau:

1. Giám đốc Sở Công Thương:

a) Triển khai ngay công tác dự báo về nhu cầu tiêu dùng, kết hợp với nắm tình hình chuẩn bị lực lượng hàng hóa, dịch vụ phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và Quý I năm 2016, chú trọng các mặt hàng lương thực, thực phẩm bao gồm: gạo, thịt, gia cầm, gia súc, rau, củ, quả, đường, sữa, bánh mứt kẹo, rượu, bia, quần áo, văn hóa phẩm, thuốc phòng, chữa bệnh và dịch vụ đi lại... của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn, từ đó tham mưu chỉ đạo đảm bảo sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhân dân và tổ chức lưu thông thông suốt, đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động: “Người Việt Nam dùng hàng Việt Namgiai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm việc với các đơn vị hoạt động trên lĩnh vực lưu thông về việc chuẩn bị hàng hóa tiêu dùng chủ yếu trong dịp Tết, chủ động bán ra đảm bảo đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiu số. Đối với những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như: gạo nếp, gạo tẻ (kể cả gạo ngon, gạo đặc sản và gạo thông dụng), đậu đỗ, nước mắm, muối ăn, dầu ăn, thịt, trứng, cá các loại, bánh mứt kẹo, rượu, bia, quần áo, chất đốt,... yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực lưu thông phải có kế hoạch dự trữ để bảo đảm nhu cầu của nhân dân, không được để xảy ra mất cân đối cung cầu và gây đột biến về giá cả trước, trong và sau Tết;

c) Chủ động tham mưu UBND tỉnh phê duyệt phương án hỗ trợ vốn vay dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết theo Chỉ thị số 18/CT-BCT ngày 24/11/2015 của Bộ Công thương; tổ chức triển khai chương trình bình ổn giá hàng hóa của các doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất; kiểm tra và giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện dự trữ hàng hóa của các doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất, tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh;

d) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành chức năng của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tổ chức thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (389/ĐP) và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;

đ) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành chức năng của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tổ chức kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng, thu tiền dịch vụ theo giá đã niêm yết; phát hiện hàng giả, hàng trốn thuế, kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm theo quy định;

e) Phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra việc dự trữ hàng hóa của các doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất đvay vốn dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016;

g) Thường xuyên báo cáo Bộ Công thương và UBND tỉnh về kế hoạch và tiến độ thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường theo Chỉ thị số 18/CT-BCT ngày 24/11/2015 của Bộ Công thương.

2. Giám đốc Sở Tài chính:

a) Theo dõi sát diễn biến cung cầu và giá cả thị trường trước, trong và sau Tết, đặc biệt đối với những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiêu dùng Tết của người dân trên địa bàn (gạo nếp, gạo tẻ, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, thủy hải sản, rau xanh, trái cây, bánh kẹo, bia, rượu, nước ngọt, hoa, cây cảnh, cước vận chuyn hành khách, phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô, vé tham quan, giá buồng phòng tại các cơ sở lưu trú du lịch ...); chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải pháp bình ổn thị trường, giá cả phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đầu cơ, găm hàng, tung tin thất thiệt gây tăng giá đột biến, cục bộ;

b) Phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường, Hải quan, Thanh tra, Công an, Thuế, Ban Chỉ đạo 389/ĐP và UBND các huyện, thành phố,... tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của nhà nước về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Trong đó chú trọng kiểm tra việc đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá, không để các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tăng giá, phí tùy tiện, trái pháp luật, nhất là những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, nước sạch sinh hoạt, sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, khí LPG, giá cước vận tải, các loại phí dịch vụ, mức phụ thu giá cước vận tải hành khách tuyến cố định; rà soát, loại bỏ và không trình phê duyệt đối với các khoản phí, lệ phí không hợp lý, không hợp lệ. Giãn thời gian điều chỉnh hoặc tham mưu điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ nhà nước định giá;

c) Tăng cường quản lý, kiểm tra sử dụng tiền và tài sản nhà nước một cách chặt chẽ, hiệu quả và tiết kiệm. Kiểm soát chặt chẽ các phương án giá và mức giá của những hàng hóa, dịch vụ do nhà nước đặt hàng phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia, hàng hóa và dịch vụ mua sắm từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, hàng hóa và dịch vụ được trợ giá, trợ cước;

d) Tập trung quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ; rà soát, ngừng các khoản chi, nội dung chi không chấp hành đúng quy định về thủ tục hồ sơ, chế độ; các khoản chi chưa thật sự cấp bách; kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo đúng đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội, cứu đói cho dân trong thời kỳ giáp hạt và trong dịp Tết.

đ) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải yêu cầu doanh nghiệp vận chuyn hành khách, taxi, hàng hóa kê khai giá cước phù hợp diễn biến giá nhiên liệu nhằm hạn chế tình trạng neo giá bất hợp lý; giám sát chặt chẽ đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện mức giá đã kê khai, nhất là xe chạy liên tỉnh, đường dài; yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải công bố công khai mức giá cho hành khách đi xe biết; xử lý nghiêm các hành vi chèn ép, đầu cơ vé tàu, vé xe; công bố công khai đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm và hình thc xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng;

e) Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt phương án phụ thu giá cước vận chuyn hành khách đối với một số luồng, tuyến cố định trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016;

h) Phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị liên quan, căn cứ điều kiện thực tế, khả năng cân đối ngân sách địa phương, quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính, tín dụng khác của địa phương, tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện chương trình bình ổn thị trường theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Văn bản số 1558/BTC-NSNN ngày 30/01/2015.

g) Phối hợp với các sở, ban, ngành, liên quan giám sát chặt chẽ việc kê khai giá của doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá và việc xác định giá bán đối với mặt hàng thiết yếu, mặt hàng bình n giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước; hàng dự trữ quốc gia; hàng dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công,…

3. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải:

a) Phối hợp với Sở Tài chính chỉ đạo các đơn vị vận tải hành khách n định giá cước vận chuyn hành khách trong dịp Tết (bao gồm cước đi lại trong nội thành, nội huyện, nội tỉnh và ngoại tỉnh theo quy định); thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải bằng ô tô theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15/10/2014 của Bộ Tài chính - Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

b) Tiếp tục phối hợp với Sở Tài chính tiến hành kiểm tra việc kê khai giá, niêm yết giá cước theo chỉ đạo của Bộ Tài chính tại Văn bản số 18998/BTC-QLG ngày 21/12/2015;

c) Riêng giá cước vận chuyn hành khách đối với một số luồng tuyến do chỉ vận chuyển hành khách một chiều để giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân trong những ngày cận Tết, yêu cầu sở Giao thông Vận tải phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan chỉ đạo và giám sát việc thực hiện mức phụ thu giá cước vận tải hành khách một số luồng trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và Quý I năm 2016 đúng theo quy định.

4. Cục trưởng Cục Thuế tỉnh:

a) Chỉ đạo rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn, kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đthu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách Nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn việc trốn thuế, nợ đọng thuế và chuyn giá;

b) Đôn đốc thu đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách được gia hạn trong năm 2015 đến hạn phải nộp vào ngân sách. Tổ chức thực hiện thu đầy đủ, thu kịp thời các khoản phải thu theo kết luận của Kiểm toán, Thanh tra và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Quản lý chặt chẽ, bảo đảm đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm.

5. Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh:

a) Tập chung chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước kcả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, kiên quyết không cho giải ngân thanh toán đối với các trường hợp không đầy đủ các điều kiện theo quy định;

b) Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị hành chính sự nghiệp nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc quyết định và chịu trách nhiệm về các khoản chi tiêu của đơn vị theo quy định của Pháp luật.

c) Đảm bảo lượng tiền mặt để chi lương, các khoản theo lương và chi trợ cấp cho các đối tượng chính sách trong dịp Tết.

6. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Phối hợp và thực hiện tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán và sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến nông sản và chăn nuôi; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối nông sản, cơ sở kinh doanh rau, quả phục vụ tết, các cơ sở giết mgia súc, gia cầm; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm.

7. Giám đốc Sở Y tế:

a) Thực hiện và phối hợp liên ngành kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm bảo đảm tuân thủ đúng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm; có phương án phòng chống ngộ độc thực phẩm; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân; phối hợp với các cơ quan truyền thông trong việc phbiến, tuyên truyền người dân các nội dung liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết;

b) Quản lý chặt chẽ chất lượng, giá thuốc, dịch vụ y tế và bảo đảm chất lượng; chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24 giờ, bảo đảm đủ nhân lực, thuc chữa bệnh, trang thiết bị, phương tiện để sơ cứu, cấp cứu kịp thời bệnh nhân, đặc biệt trong trường hợp thương tích, tai nạn giao thông, chủ động có biện pháp kịp thời phòng, chống các dịch bệnh.

8. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng và Tổng Biên tập Báo Lâm Đồng:

Thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về các giải pháp điều hành của Nhà nước về tình hình cung, cầu, giá cả thị trường cả nước, tỉnh lân cận và của địa phương tỉnh Lâm Đồng trước, trong và sau dịp Tết, chương trình bình n giá thị trường của tỉnh (mặt hàng, giá cả, địa điểm bán) gắn với tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Namtheo Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ;

Đẩy mạnh tuyên truyền ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin thất thiệt thiếu chính xác gây bất ổn thị trường, giá cả.

9. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Đà Lạt:

a) Chỉ đạo, giải quyết thông quan hàng hóa nhanh chóng, đúng quy định; tăng cường lực lượng, phương tiện, tổ chức tuần tra, kiểm soát trong địa bàn hoạt động; phối hợp với các cơ quan chức năng ngoài địa bàn hoạt động hải quan kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại góp phần bình n giá cả thị trường.

b) Phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo quy định.

10. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Lâm Đồng:

Có trách nhiệm chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn dự trữ hàng hóa đ bình n giá trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đảm bảo cung ứng đủ tiền mặt cho nhu cầu của nền kinh tế trước và sau Tết Nguyên đán; đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt của hệ thống máy rút tiền ATM và các biện pháp trả lương kịp thời vào dịp Tết; sử dụng tiền nhỏ, lẻ hợp lý và tiết kiệm trong dịp Tết.

11. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:

a) Hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh buôn bán thực hiện văn minh thương nghiệp;

b) Phân công các cơ quan hữu quan tăng cường kiểm tra việc chấp hành kỷ luật Nhà nước về giá, bán hàng hóa dịch vụ theo đúng giá của cơ quan có thẩm quyền quy định; kiểm tra việc niêm yết giá, không để các doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng tăng giá, tăng mức thu phí tùy tiện, trái pháp luật trong dịp Tết làm thiệt hại đến lợi ích người tiêu dùng, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng giao thông không thuận lợi; giám sát việc kinh doanh buôn bán trong dịp Tết tại các chợ trung tâm trên địa bàn, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi đầu cơ làm rối loạn thị trường; n định mức thu phí trông giữ xe, phí tham quan theo quy định của UBND tỉnh, nhất là mức thu phí giữ xe tại các chợ trung tâm, khu Hội chợ Xuân, khu vui chơi giải trí. Đồng thời phổ biến, tuyên truyền để người tiêu dùng hiu rõ việc sử dụng thịt gia súc, gia cầm không bị dịch bệnh và đã được kiểm soát thú y, kiểm soát giết mchặt chẽ thì không nguy hại đến sức khỏe nhằm góp phần tích cực vào việc điều tiết cung cầu và hạn chế sự tăng giá đột biến ở một số mặt hàng thực phẩm.

- Đối với các địa bàn có loại hình dịch vụ lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ) cần thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tình trạng nâng giá cho thuê phòng lên quá cao trong những ngày Tết, gây dư luận không tốt đối với du khách.

- Kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

12. Giám đốc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng:

a) Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tăng nguồn cung cho thị trường với chất lượng đảm bảo, mẫu mã phong phú, đa dạng, giá cả hợp lý; tổ chức tốt hệ thống phân phối hàng hóa, mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa, nhất là các điểm bán hàng bình n giá, đến các vùng nông thôn, ngoại thành, vùng sâu, vùng xa; n định giá cả trong trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và Quý I năm 2016; tham gia nghiêm túc và tích cực các chương trình bình n giá cả thị trường tại địa phương; chuẩn bị đủ hàng, không để tạo ra sự khan hiếm hàng hóa trong dịp tết Nguyên đán Bính Thân và Quý I năm 2016; đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

a) Các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân quản lý kinh doanh các điểm tham quan, du lịch, các khu vui chơi giải trí, dịch vụ cư trú du lịch phải nghiêm chỉnh thực hiện chính sách một giá dịch vụ, niêm yết và thu tiền vé vào cổng tham quan, thu tiền giữ xe đúng mức phí đã được UBND tỉnh quy định.

III. Tổ chức thực hiện và chế độ báo cáo:

1. Giám đốc các Sở: Tài chính, Công Thương, Giao thông Vận tải; Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành, các cơ quan đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Chủ tịch Hội doanh nghiệp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện ngay các biện pháp bình ổn giá nêu trên.

2. Giao Sở Tài chính và Sở Công thương thường xuyên theo dõi tình hình thị trường và giá cả thị trường đtổng hợp, phản ánh báo cáo UBND tỉnh có biện pháp thích hợp đxử lý kịp thời nhằm bình ổn giá cả thị trường, tạo điều kiện cho nhân dân trong tỉnh và du khách đến Đà Lạt - Lâm Đồng đón xuân vui tươi và tiết kiệm.

3. Chế độ báo cáo:

a) Sở Tài chính thực hiện báo cáo theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BTC ngày 29/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo giá thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước, giá hàng hóa nhập khẩu và Điểm 1 Mục II Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ Tài chính.

b) Cục thuế, Kho bạc Nhà nước thực hiện báo cáo theo quy định tại Điểm 2 Mục II Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ Tài chính.

c) Sau Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 các ngành, các đơn vị và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc đánh giá tình hình giá cả (trước, sau Tết) và kết quả thực hiện các nội dung trên đây lập báo cáo nhanh gửi UBND tỉnh trước 9 giờ ngày 13/02/2016 (tức ngày 06/01/Âm lịch) qua địa chỉ email: tinhvv@lamdong.gov.vn và fax: 3831138 để tổng hợp báo cáo Chính phủ; đồng thời báo cáo đầy đủ, chi tiết về UBND tỉnh và Sở Tài chính chậm nhất trước ngày 18/02/2016 (tức ngày 11/01 Âm lịch)./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 50/QĐ-UBND về Phương án bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và Quý I năm 2016 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu: 50/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
Người ký: Nguyễn Văn Yên
Ngày ban hành: 12/01/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [10]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 50/QĐ-UBND về Phương án bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và Quý I năm 2016 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…