ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/2019/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 25 tháng 9 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định ghi, nộp báo cáo Nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác;
Căn cứ Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 290/TTr-SNN ngày 25/9/2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý tàu cá đăng ký tại tỉnh Bình Định hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/10/2019.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản và Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN LÝ TÀU CÁ ĐĂNG KÝ TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC THỦY SẢN NGOÀI TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2019/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2019 của
UBND tỉnh Bình Định)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy chế này quy định các điều kiện, trách nhiệm và công tác quản lý các tàu cá đăng ký tại tỉnh Bình Định nhưng hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng:
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, hoạt động của tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên, đăng ký tàu cá tại tỉnh Bình Định và có Giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cá hoạt động tại ngư trường và cảng cá đăng ký cập tàu ở tỉnh khác.
Trong quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tàu cá đăng ký tại tỉnh Bình Định: Là tàu cá đã được cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản của tỉnh Bình Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.
2. Cảng đăng ký tàu cá: Là cảng cá được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, thuộc phạm vi địa bàn tỉnh Bình Định.
3. Cảng cá đăng ký cập tàu: Là cảng cá được chủ tàu đăng ký cập tàu để bốc dỡ, chuyển sản phẩm thủy sản khai thác được thông qua cảng, đồng thời tiếp nhận nguyên nhiên vật liệu cho tàu cá khai thác, lương thực, nước uống và các nhu yếu phẩm cho sinh hoạt thuyền viên trên tàu cá.
4. Tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh: Là tàu cá đăng ký tại tỉnh Bình Định nhưng hoạt động khai thác thủy sản từ vùng lộng ngoài tỉnh trở ra và cảng cá đăng ký cập tàu không thuộc các cảng cá nằm trên địa bàn tỉnh Bình Định.
QUẢN LÝ TÀU CÁ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN NGOÀI TỈNH
Điều 3. Điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh
Tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên, không vi phạm một trong những hành vi được coi là khai thác thủy sản bất hợp pháp được quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật Thủy sản.
2. Có Giấy phép khai thác thủy sản nằm trong hạn ngạch được cấp và được ghi rõ Cảng cá đăng ký cập tàu ngoài tỉnh.
3. Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá còn hiệu lực.
4. Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.
5. Tàu cá phải trang bị, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc, hàng hải trên tàu cá bao gồm: Máy thu phát vô tuyến điện thoại sóng cực ngắn (VHF); máy thu phát vô tuyến điện (MF/HF); thiết bị định vị vệ tinh.
Điều 4. Trách nhiệm của chủ tàu, thuyền trưởng có tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh
1. Thực hiện đúng các nội dung đã ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.
2. Tuân thủ việc ghi chép nhật ký khai thác thủy sản hàng ngày và nộp lại nhật ký khai thác thủy sản cho tổ chức quản lý cảng cá nơi tàu đăng ký cập cảng trong thời hạn 24 giờ sau khi tàu hoàn tất việc bốc dỡ thủy sản qua cảng.
3. Chủ tàu, thuyền trưởng phải tuân thủ việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, chấp hành quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn cho người và tàu cá.
4. Chấp hành việc thông báo ít nhất trước 1 giờ khi ra, vào cảng cho tổ chức quản lý cảng cá nơi tàu cập cảng, rời cảng.
5. Đối với tàu cá hoạt động tại vùng khơi chỉ cập tàu vào các cảng cá đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố và chỉ định, trừ trường hợp bất khả kháng.
6. Tuân thủ nguyên tắc hoạt động và bảo đảm thiết bị giám sát hành trình tàu cá hoạt động liên tục 24 giờ/24 giờ từ khi tàu rời cảng đến khi cập cảng.
Điều 5. Công tác quản lý tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ:
1. Quản lý chặt chẽ các tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh thông qua việc cấp Giấy phép khai thác thủy sản, hệ thống giám sát hành trình, hệ thống thông tin liên lạc kết nối với các cảng cá nơi tàu đăng ký cập cảng.
2. Có chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý và báo cáo đột xuất về tình hình các tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh.
3. Hàng năm, trực tiếp tổ chức việc kiểm tra, xác nhận các tàu cá khi về cảng đăng ký trong tỉnh việc duy trì các điều kiện đáp ứng đầy đủ các quy định của tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh.
a) Chủ tàu cá đã thay đổi nơi đăng ký thường trú không thuộc phạm vi địa bàn tỉnh Bình Định;
b) Chủ tàu cá đã thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tàu cá ra ngoài tỉnh;
c) Tàu cá bị chìm không trục vớt được trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh;
d) Tàu cá bị cơ quan chức năng tịch thu do vi phạm pháp luật;
đ) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày rời cảng đăng ký, tàu cá hoạt động ngoài tỉnh không về cảng đăng ký tại địa phương và chủ tàu không báo cáo, không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tàu cá tại ngư trường ngoài tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo chính thức về việc tàu cá mất tích trên các phương tiện thông tin đại chúng và tiến hành xóa đăng ký tàu cá sau 1 năm kể từ ngày thông báo;
g) Trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện việc xóa đăng ký tàu cá thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật Thủy sản năm 2017 và khoản 5 Điều 24 Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá.
Điều 6. Phối hợp tổ chức quản lý tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh
1. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức quản lý và phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển để quản lý tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, xử lý danh sách các tàu cá của tỉnh Bình Định vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) tại các tỉnh gửi về tỉnh Bình Định. Trình và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo công khai danh sách các tàu cá của tỉnh Bình Định vi phạm gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời phối hợp các sở, ban, ngành của tỉnh xử lý và ngăn chặn các hành vi vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định ( IUU) đối với các tàu cá này.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan chấp hành pháp luật trong việc tổ chức hoạt động khai thác thủy sản của tàu cá tại các ngư trường ngoài tỉnh.
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh công khai hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, số lượng Giấy phép khai thác thủy sản trên biển được cấp cho các tàu cá hoạt động tại ngư trường ngoài tỉnh.
1. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với tàu cá của tỉnh hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh theo thẩm quyền.
2. Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động tàu cá khai thác thủy sản ngoài tỉnh cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 8. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quy định này cho các chủ tàu, thuyền trưởng có tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh trên địa bàn quản lý.
2. Thường xuyên nắm bắt, theo dõi, thống kê số lượng, tình hình hoạt động tàu cá của địa phương hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh.
Điều 9. Điều khoản sửa đổi, bổ sung
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định của pháp luật./.
Quyết định 50/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý tàu cá đăng ký tại tỉnh Bình Định hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh
Số hiệu: | 50/2019/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định |
Người ký: | Trần Châu |
Ngày ban hành: | 25/09/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 50/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý tàu cá đăng ký tại tỉnh Bình Định hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh
Chưa có Video