Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 4551/QĐ-UBND

Mỹ Tho, ngày 13 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ vào Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Tiền Giang tại Tờ trình số 1282/STMDL-QLTM ngày 14/11/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển ngành thương mại tỉnh Tiền Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Sở Thương mại và Du lịch chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công tổ chức triển khai thực hiện Đề án này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch; thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thanh Trung

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4551/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

Phần 1:

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH TIỀN GIANG THỜI KỲ 1996-2005

A. CÁC CHỈ TIÊU TỔNG QUÁT THỜI KỲ 1996-2000 VÀ 2001-2005

Thời kỳ 1996-2000, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Tiền Giang là 8,1%. Trong đó, tăng trưởng GDP thương mại - dịch vụ là 13,4%. Sau 5 năm giá trị thương mại - dịch vụ tăng 87% và chiếm thứ 2 trong GDP của tỉnh sau ngành nông lâm ngư nghiệp. Cơ cấu tỷ trọng tăng từ 24,63% (năm 1996) lên 28,2% (năm 2000). Riêng GDP thương mại - du lịch (không tính các ngành dịch vụ) tăng từ 432,794 tỷ đồng (năm 1996) lên 578,191 tỷ đồng (năm 2000) tăng bình quân 13,4%/năm. Năm 2000 chiếm 31,33% trong cơ cấu GDP khu vực III và 8.84%/GDP toàn tỉnh.

Năm 2005 là năm đánh dấu bước chuyển biến tích cực và toàn diện trong toàn bộ nền kinh tế của cả nước và Tiền Giang nói riêng, nhiều chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương thực sự đi vào cuộc sống, tạo nhiều động lực mới, kích thích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 10,6%.

Như vậy, trong 5 năm 2001-2005, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 9%/năm (mục tiêu kế hoạch 5 năm tăng 9-10%/năm). Trong đó, khu vực I tăng 5%/năm, khu vực II tăng 16,8%/năm và khu vực III tăng 11,4%/năm. Trước tình hình trên, ngành Thương mại và Du lịch Tiền Giang đã có nhiều nỗ lực phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch đề ra và đạt được một số kết quả chủ yếu như sau:

- Giá trị sản xuất ngành Thương mại và Du lịch toàn tỉnh tăng bình quân: 11,79%/năm (kế hoạch 2001-2005 là: 12,26%/năm).

- GDP khu vực III tăng 11,4%. Chiếm 29,5% trong GDP của tỉnh (năm 2005).

- GDP ngành Thương mại và Du lịch tăng bình quân: 11,2%/năm, chiếm 33,15% GDP khu vực III và chiếm 9,78% GDP toàn tỉnh (năm 2005).

- Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2005 đạt 8.800 tỷ đồng, tăng bình quân 10,6%/năm (kế hoạch là 10%/năm).

- Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 182,55 triệu USD (xuất khẩu hàng hóa 166,7 triệu USD, xuất khẩu dịch vụ: 15,85 triệu USD), tăng bình quân 13,92%/năm (kế hoạch đề ra là 18-20%/năm).

- Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2005 đạt 40,884 triệu USD (nhập khẩu hàng hóa 25,632 triệu USD, nhập khẩu dịch vụ 15,252 triệu USD), tăng bình quân 12,76%/năm (kế hoạch đề ra là 23,2%).

B. THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI 1996-2005

I. THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1. Tổ chức nguồn hàng phục vụ tiêu thụ nội địa và sản xuất hàng xuất khẩu

a) Nguồn hàng từ sản xuất trong nước

- Loại hàng hóa phục vụ xuất khẩu chủ yếu:

+ Lúa gạo: Sản lượng lúa của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 1997-2000 đạt trên 1,3 triệu tấn/năm, nhưng từ năm 2001 đến nay, năng suất tăng do áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhưng sản lượng chỉ đạt 1,28 triệu tấn/năm do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diện tích trồng lúa bị thu hẹp. Bình quân mỗi năm, lúa ở tỉnh Tiền Giang dành khoảng 33% sản lượng lúa để xuất khẩu.

+ Thủy sản: Sản lượng đánh bắt thủy sản tỉnh Tiền Giang ngày càng tăng giai đoạn 1996 - 2000 đạt bình quân 85 ngàn tấn, từ năm 2001 đến nay đạt khoảng 119 ngàn tấn, trong đó năm 2005 đạt 136 ngàn tấn. Bình quân mỗi năm, thủy sản ở tỉnh Tiền Giang dành khoảng 20% sản lượng để xuất khẩu.

+ Hàng Công nghiệp: Mặt hàng phục vụ xuất khẩu đáng chú ý gồm:

· Thủy sản đông lạnh: Giai đoạn từ 1996-2000, bình quân đạt 2,3 ngàn tấn/năm. Từ năm 2001 đến nay đạt gần 8,5 ngàn tấn/năm.

· Rau quả chế biến: Giai đoạn từ 1996-2000, đạt gần 2 ngàn tấn/năm, từ 2001-2005 đạt trên 4 ngàn tấn/năm.

· Hàng dệt may: Giai đoạn từ 1996-2000, đạt gần 2 triệu sản phẩm/năm, từ 2001-2005 đạt trên 7 triệu sản phẩm/năm.

- Loại hàng hóa tiêu dùng nội địa là chủ yếu:

Hàng hóa là nông sản bao gồm các loại ngoài lúa, gạo, trái cây, khóm (dứa) và thủy sản như: mía, ngô, khoai, trâu, bò, gà, vịt.

Phần lớn trước khi đưa vào lưu thông, ngô, khoai được sơ chế ở các hộ gia đình. Việc chế biến chủ yếu nhằm phân loại sản phẩm, chưa thực hiện các công nghệ chế biến sâu làm gia tăng giá trị hàng hóa.

Việc mua gom các nông sản khác nêu trên chủ yếu do tư thương thực hiện. Các doanh nghiệp nhà nước hầu như không tham gia mua gom các loại nông sản này.

b) Nguồn hàng từ nhập khẩu:

Hàng nhập khẩu của tỉnh chủ yếu là vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất và gia công hàng xuất khẩu là chủ yếu, phục vụ tiêu dùng của dân cư chiếm tỷ lệ không đáng kể. Các mặt hàng chủ yếu nhập khẩu: Phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng, vải, dược phẩm...

Việc nhập khẩu được căn cứ vào tình trạng cung cầu ở thị trường trong nước. Tiến độ nhập khẩu và chủng loại hàng hóa do các doanh nghiệp tự quyết định trên cơ sở hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhập khẩu của các doanh nghiệp còn một phần do nhu cầu sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc tái xuất của các doanh nghiệp.

2. Tình hình bán lẻ hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội thời kỳ 1996-2005 của tỉnh Tiền Giang đạt 57.657 tỷ đồng, bình quân mỗi năm đạt được 5.765 tỷ đồng, tăng 13,49%/năm. Năm 1996 đạt 2.916 tỷ đồng, những năm tiếp theo tuy tốc độ tăng bình quân hàng năm thấp hơn nhưng quy mô; dung lượng hàng hóa, dịch vụ lưu chuyển vẫn đạt ở mức cao (năm 2005: 8.800 tỷ đồng, gấp 3 lần so năm 1996) là tỉnh có tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội khá lớn, đứng hạng thứ 2 và chiếm 12,24% khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tốc độ tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội bình quân thời kỳ 1996 - 2000 tăng khá nhanh là do tăng lên về lượng. Do ở thời kỳ này, xuất khẩu gạo và hàng nông sản khác đạt khá. Thu nhập của nông dân tăng lên, làm cho nhu cầu về vật tư; nguyên; nhiên liệu và hàng hóa tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, trong thời kỳ 2001-2005 tốc độ tăng bình quân có chậm lại (10,6%/năm) do tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đã ở mức cao. Khả năng tiêu thụ một phần có xu hướng đi dần đến bão hòa, mặt khác do giá cả nông sản hàng hóa giảm, giá xuất khẩu hàng hóa giảm, kinh tế tăng trưởng chậm lại, thu nhập của dân cư giảm, nhất là nông dân, kéo theo giảm sút sức mua của xã hội.

3. Thực trạng phát triển doanh nghiệp thương mại và hộ kinh doanh cá thể thời kỳ 1996 - 2005

a) Doanh nghiệp nhà nước:

Về số lượng, năm 1996 có 29 doanh nghiệp nhà nước. Đến năm 2005 chỉ có 14 doanh nghiệp. Trong đó, có 02 doanh nghiệp do trung ương quản lý.

Thời kỳ 1996 - 2005, các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được củng cố và sắp xếp lại, đổi mới hoạt động kinh doanh và nâng dần hiệu quả kinh doanh. Các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ hoặc sáp nhập với đơn vị khác, hoặc đổi mới hoặc tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp.

b) HTX Thương mại - Dịch vụ:

Các HTX TM-DV, trong những năm qua tuy còn gặp nhiều khó khăn và tốc độ phát triển còn chậm nhưng vẫn tiếp tục duy trì được sản xuất kinh doanh và đang từng bước phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp. Một số mô hình HTX mới chuyển đổi từ chuyên ngành sang kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Nhìn chung nhờ có nhiều cố gắng trong mở rộng kinh doanh, phát triển thị trường, chủ động khai thác nguồn hàng nên một số HTX đã đạt được mức tăng trưởng khá, kinh doanh có hiệu quả, góp phần ổn định thị trường, phục vụ tốt sản xuất và đời sống dân cư nhất là ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đến nay, có 10 HTX TM-DV hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. c) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác

- Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn:

Các công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 3,7% trong tổng số doanh nghiệp, tuy nhiên số lượng này đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Năm 1996 chỉ có 01 công ty trách nhiệm hữu hạn, đến năm 2005 có 50 công ty trách nhiệm hữu hạn.

Trong cơ cấu doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở tỉnh Tiền Giang thì doanh nghiệp tư nhân có số lượng lớn nhất, từ năm 1996 đến nay, tỷ lệ này luôn ở mức 90 - 93% và luôn tăng qua các năm.

- Công ty cổ phần:

Thời kỳ 1996-2005, một số doanh nghiệp nhà nước đã được tiến hành cổ phần hóa. Nhìn chung, hoạt động của các doanh nghiệp cổ phần hóa có hiệu quả hơn so với khi chưa cổ phần hóa. Năm 2005, toàn ngành có 10 công ty cổ phần. Do các công ty cổ phần được cổ phần hóa từ các công ty nhà nước, nên về cơ bản hoạt động kinh doanh và thị trường vẫn dựa trên nền tảng của những năm trước. Đồng thời đã đổi mới hoạt động kinh doanh, trong đó, chủ yếu gắn kinh doanh thương mại với sản xuất chế biến nông sản và dịch vụ thương mại.

- Hộ kinh doanh thương mại:

Thời kỳ 1996-2005, số lượng người tham gia kinh doanh bình quân mỗi năm tăng gần 4%. Đến năm 2005, số người kinh doanh thương mại tỉnh Tiền Giang đạt 57 ngàn người với gần 32.000 hộ kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh thương mại ở tỉnh Tiền Giang phát triển mạnh đối với các hoạt động mua gom nông sản, bán lẻ, với hầu hết các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của sản xuất, của dân cư và cung ứng các dịch vụ thương mại, nhất là ở khu vực nông thôn. Hoạt động kinh doanh thương mại của hộ kinh doanh đã góp phần đắc lực đối với mua nông sản của nông dân, sản phẩm của các hộ tiểu thủ công nghiệp của các doanh nghiệp tư nhân, cung ứng vật tư, dịch vụ thương mại, nhất là vật tư nông nghiệp cho nông dân ...

Tóm lại, doanh nghiệp và hộ kinh doanh thương mại tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1996 - 2005 đã có một bước phát triển so với những năm trước. Sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh đã góp phần làm cho bộ mặt thị trường thay đổi, nhất là ở khu vực nông thôn. Các doanh nghiệp nhà nước có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức kinh doanh, tập trung vào các mặt hàng chủ yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của dân cư. Tuy nhiên, theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì sự phát triển của doanh nghiệp và hộ kinh doanh vẫn còn chậm, mô hình hoạt động vẫn còn lúng túng, sự phát triển nặng về tự phát, chưa phát triển trên một định hướng và quy hoạch thống nhất.

4. Kết cấu hạ tầng thương mại

a) Hệ thống chợ:

Đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 174 chợ, trong đó chợ ở thành phố, thị xã, thị trấn là 24 (chợ đô thị) và 150 chợ nông thôn. Có 144 chợ được xây dựng bán kiên cố và kiên cố, 30 chợ nhóm với lều quán và ở ngoài trời. Trong 174 chợ có 6 chợ loại I, 26 chợ loại II và 112 chợ loại III. Tổng số diện tích chợ trong toàn tỉnh là 221.711 m2. Trong đó diện tích đã xây dựng kiên cố và bán kiên cố là 41.823m2, trong số này diện tích đã được bố trí các quầy, sạp mua bán là 25.354m2. Số hộ kinh doanh (bình quân) ở các chợ trong toàn tỉnh đến cuối năm 2005 là 15.756, trong đó hộ kinh doanh cố định là 12.804 hộ.

Nhìn chung hệ thống chợ đáp ứng được nhu cầu mua sắm của dân cư trong khu vực, hàng hoá phong phú, da dạng. Những chợ đầu mối, chợ thị trấn qua tăng cường công tác quản lý đã được đầu tư nâng cấp từng bước, sắp xếp nhóm ngành hàng, hoạt động dần dần có nề nếp, ổn định.

b) Hệ thống cửa hàng:

Trong 10 năm 1996 - 2005 các doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước có đầu tư cho hệ thống cửa hàng bán lẻ; trong đó khu vực ngoài nhà nước tăng khá nhanh. Nếu năm 1996, ngành TM-DL có 230 cửa hàng (trong đó thương nghiệp tập thể có 32 cửa hàng và điểm bán hàng). Thì đến cuối năm 2001 có 27.970 điểm kinh doanh và đến năm 2005 lên đến 32.000 điểm kinh doanh. Hệ thống bán lẻ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và vật tư cho sản xuất. Các loại hình mua hàng, bán hàng lưu động cũng tương đối phát triển trong thời gian gần đây. Hệ thống cửa hàng chuyên doanh phát triển khá như: xăng dầu, gas, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, kim khí điện máy, thuốc chữa bệnh, hàng gia dụng, dịch vụ bưu điện văn hóa ở cơ sở…

5. Thực trạng và kết quả hoạt động xuất, nhập khẩu:

a) Xuất khẩu:

- Kim ngạch xuất khẩu:

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân của thời kỳ 1996 -2000 là 20%. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm đạt 558,543 triệu USD, bình quân mỗi năm đạt 111,71 triệu USD. Trong đó, so với năm trước, năm 1996 đạt 93,302 triệu USD tăng gấp 1,45 lần (năm 1995: 38,155 triệu USD) do lượng gạo, rau quả chế biến đông lạnh tăng vọt. Chính sự gia tăng đột biến này đã làm cho tốc độ tăng trưởng bình quân của thời kỳ 1996 - 2000 đạt rất cao, không phản ánh đúng thực chất tình hình hoạt động xuất khẩu của tỉnh cả thời kỳ này, nhất là kể từ năm 2000 và 2 năm sau (2001, 2002) giá cả hàng hóa nông, thủy sản xuất khẩu trên thị trường thế giới luôn có xu hướng giảm, mặt khác chưa có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu và việc phát triển thị trường ngoài nước còn nhiều hạn chế đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh. Cụ thể kim ngạch năm 2000 đạt 95,139 triệu USD giảm 27,83% so năm 1999, năm 2001 đạt 73,052 triệu USD giảm 23,22% so năm 2000, năm 2002 đạt 66,816 triệu USD giảm 8,54% so năm 2001.

Tuy nhiên, đến năm 2003 tình hình tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đã có sự thay đổi, đã tận dụng được lợi thế so sánh và chuyển dịch cơ chế kinh tế, phát triển sản xuất hướng về xuất khẩu, nghiên cứu và phát triển thị trường ngoài nước nên kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã dần hồi phục và tăng so với trước. Cụ thể năm 2003 đạt 99,639 triệu USD, tăng 49,12%, năm 2004 đạt 124,477 triệu USD, tăng 24,93%, năm 2005 đạt 182,55 triệu USD, tăng 46,65%.

Trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu, từ năm 1996 - 2000, ngoài thành phần kinh tế nhà nước, có thêm doanh nghiệp liên doanh đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia xuất khẩu. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu là gạo (số lượng không lớn), bia và hàng thủ công mỹ nghệ, hàng hải sản chế biến, phần lớn xuất khẩu ủy thác và các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chi phối hoạt động xuất khẩu (năm 1995: 98,15%, năm 2000: 82%). Giai đoạn 2001 - 2002, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước chiếm 96 - 97%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp từ 3 - 4%. Cuối năm 2003 đầu năm 2004, các khu; cụm công nghiệp đi vào hoạt động mạnh nên kim ngạch của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên từ 5 - 6%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước chiếm từ 94 - 95%. Tỷ trọng này cho thấy việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài đến đầu tư ở tỉnh ta còn yếu.

Trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu thì nhóm hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất (bình quân 74% trong cả giai đoạn 1996-2000), trong đó gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực có tốc độ tăng bình quân 14% /năm (1996 - 2000). Tuy nhiên, trong 3 năm liên tiếp từ 97 - 98 - 99 và năm 2000 tốc độ tăng gạo xuất khẩu có chậm lại.

Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu thời kỳ 2001 - 2005, mặc dù đã có sự nỗ lực cao nhưng mức tăng trưởng vẫn thấp, bình quân tăng 13,92%/năm, thay vì kế hoạch đặt ra là 18%/năm trong Chương trình phát triển xuất, nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010. Năm 1999 đạt 131,815 triệu USD là năm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của thời kỳ 1996 - 2004. Đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt 107 USD.

- Về mặt hàng:

+ Gạo: Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, vì tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lúa, có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng; khí hậu trong canh tác loại cây trồng này. Gạo đã góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong giai đoạn 2001 - 2005. Năm 2000, mặc dù giá xuất khẩu gạo thời điểm này không cao lắm nhưng tỉnh ta vẫn xuất được 270 ngàn tấn gạo và đạt trên 50 triệu USD chiếm 50%/tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Trong hai năm 2001 và 2002, xuất khẩu gạo trong tỉnh giảm liên tục do giá gạo thị trường thế giới giảm, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh trong thời gian này cũng giảm từ 25,5% đến 34,7% so năm 2000. Đến giai đoạn 2003 - 2005, do ảnh hưởng của chiến tranh Irak, giá gạo thế giới luôn tăng và ở mức cao, xuất khẩu gạo của tỉnh phát triển mạnh (chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh) đã đẩy kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng bình quân gần 14% so năm 2001.

+ Thủy hải sản: Giai đoạn 2001-2003 ngành thủy sản trong tỉnh gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh và xuất khẩu thủy sản cũng gặp nhiều trở ngại do các nước nhập khẩu kiểm tra gắt gao dư lượng kháng sinh làm cho xuất khẩu thủy sản giai đoạn này liên tục giảm (từ 21- 43% so năm 2000), giai đoạn 2004-2005, xuất khẩu thủy sản dần dần hồi phục do các nhà máy chế biến thủy sản tại các khu công nghiệp đã hoạt động và còn đang mở rộng quy mô kinh doanh. Mặt hàng xuất khẩu thủy sản cũng được đa dạng như: cá phi lê đông lạnh, cá; nghêu đóng hộp. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2005 tăng 100% so năm 2001.

+ Hàng may mặc: Là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm từ 16 - 28% trên tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh giai đoạn 2001 - 2002, xuất khẩu chủ yếu vào thị trường EU. Giai đoạn 2003 - 2005, hàng may mặc của ta phát triển vượt bậc do hầu hết mặt hàng này đều xuất sang thị trường Mỹ (chiếm 32% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của tỉnh và tăng trên 60% so cùng kỳ 2002). Nhưng xuất khẩu vào thị trường này bắt đầu giảm vào cuối năm 2004 do Mỹ áp dụng hạn ngạch, các doanh nghiệp của ta đang quay lại thị trường truyền thống EU nhưng đây là thị trường khó tính và ta đang gặp phải đối thủ cạnh tranh lớn là Trung Quốc nên hàng dệt may của ta gặp không ít khó khăn.

+ Hàng rau quả và rau quả chế biến: Là mặt hàng có số lượng thị trường nhiều nhất trong số thị trường nông sản xuất khẩu (trên 50 thị trường) nhưng rau quả tươi của tỉnh chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc vì thị trường này gần gũi, mặt khác hàng rau quả của ta không bảo quản được lâu, hầu hết do tư thương xuất khẩu. Công ty Rau quả của tỉnh sau nhiều năm nỗ lực không ngừng đã đẩy kim ngạch xuất khẩu rau quả chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (giai đoạn 2001 - 2002 chiếm từ 1,5 - 2,5%, giai đoạn 2003 - 2005 chiếm từ 3,5 - 4% và tăng trên 2,5 lần so năm 2000).

+ Hàng thủ công mỹ nghệ: Tiềm lực của tỉnh ta rất lớn nhưng quy mô sản xuất nhỏ lẻ; không tập trung nên gây nhiều trở ngại về tâm lý đối với khách hàng nước ngoài khi họ muốn ký những hợp đồng lớn. Hiện nay các cơ sở chủ yếu gia công; cung cấp hàng cho các doanh nghiệp TP. HCM xuất khẩu.

Từ năm 2001 - 2002, kim ngạch xuất khẩu chiếm phần nhỏ (dưới 1 triệu USD/năm), đến giai đoạn 2003 - 2005, do sự cố gắng không ngừng của các đơn vị trong sản xuất và trong xúc tiến thương mại nên xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có bước phát triển, tăng từ 50 - 300% so năm 2000.

- Về thị trường xuất khẩu: Có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu tổng kim ngạch xuất khẩu giữa các năm. Từ năm 2001, thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU, các nước ASEAN, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước khác. Riêng từ giữa cuối năm 2002 đến nay nét nổi bật là xuất khẩu vào Hoa Kỳ tăng mạnh, trong đó hàng may mặc xuất khẩu có tốc độ tăng đột biến.

b) Nhập khẩu:

Thời kỳ 1996 - 2000, kim ngạch nhập khẩu không tăng trưởng mà giảm, bình quân 9,1%/năm. Nguyên nhân do việc nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp chỉ thực hiện khi có yêu cầu mà yêu cầu này lại không ổn định do tăng trưởng đầu tư công nghiệp thời kỳ này chậm. Tuy vậy, nhập khẩu thời kỳ 2001- 2005 có phát triển và tăng trưởng qua các năm: Năm 2001 tăng 6,13% so với năm 2000, năm 2002 tăng 7,84% so với năm 2001, năm 2003 tăng 35,25% so năm 2002, riêng năm 2004 giảm 16,89% so năm 2003 do không nhập khẩu phân bón, năm 2005 tăng 44,54% so năm 2004.

Như vậy, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân trong giai đoạn 2001 - 2005 đạt 13,21%/năm, so kế hoạch 5 năm đề ra là 23%/năm.

Nhìn chung, tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu chưa tương xứng với tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu, bình quân 95%.

Mặt hàng nhập khẩu:

- Nhóm nguyên, vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, thời kỳ 1996 - 2000 đạt tỷ trọng bình quân 73%, thời kỳ 2001-2005 đạt tỷ trọng bình quân 92% (năm 2001: 96%, năm 2002: 98%, năm 2003: 85%, năm 2004: 88%, năm 2005: 92%).

- Nhóm còn lại là máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế không ổn định, thay đổi tùy theo nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp. Cụ thể, thời kỳ 1996 - 2000: Năm 1995 đạt 1,559 triệu USD, 1996: vượt lên 8,49 triệu USD, 1997: 10,276 triệu USD, đến năm 1998 hạ xuống 6,239 triệu USD và năm 1999 chỉ đạt 444 triệu USD. Thời kỳ 2001-2005, năm 2002, nhập khẩu máy móc thiết bị chỉ có 494 ngàn, nhưng đến năm 2003 lên đến 3,588 triệu USD, năm 2004: 3,11 triệu USD, năm 2005: 2,085 triệu USD.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Phân bón, thuốc BVTV, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ gia công hàng xuất khẩu,…

Thị trường nhập khẩu chủ yếu là các nước ASEAN, Hàn Quốc, EU,…hàng nhập từ Châu Âu và Mỹ chiếm tỷ trọng nhỏ.

II. HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

1. Công tác cung cấp thông tin

- Từ năm 2003 Sở đã hoàn chỉnh và đưa vào vận hành website để giới thiệu tổng quan về kinh tế - xã hội và tiềm năng phát triển các sản phẩm xuất khẩu và phát triển du lịch của tỉnh. Mặt khác trang web cũng đã giới thiệu được danh sách và năng lực, lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh.

- Hợp tác trao đổi thông tin, xúc tiến thương mại và du lịch với Sở Thương mại và Du lịch Lào Cai, hỗ trợ nhau các thông tin như: thị trường của 2 địa phương, thị trường các tỉnh Tây Nam Trung Quốc. Tuy nhiên công việc này chưa được duy trì thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao.

- Phối hợp với tạp chí Đông Nam Á phát hành tạp chí số 19-2003 bằng hai thứ tiếng Việt và Anh với chuyên đề đặc biệt nói về Tiền Giang để giới thiệu trong nước và nước ngoài.

2. Công tác mở rộng thị trường

Hỗ trợ và tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước:

- Công ty Rau quả Tiền Giang (nay là Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang) tham dự hội chợ FOODEX - 2003 tại Chiba - Nhật Bản, giúp Công ty tiếp cận thị trường mới, chào bán mặt hàng khóm đông lạnh, nha đam và bắp non.

- Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Tiền Giang (nay là Công ty cổ phần Thương mại Satra Tiền Giang) và Công ty Rau quả tham gia Hội chợ Côn Minh (Trung Quốc).

- Hỗ trợ Công ty Du lịch Tiền Giang (nay là Công ty cổ phần Du lịch Tiền Giang) tham gia hội chợ triển lãm Tuần lễ xanh quốc tế Việt Nam tại Huế từ 28/8 - 03/9/2003, trưng bày triển lãm kết quả thực hiện bảo vệ môi trường xanh của tỉnh, giới thiệu du lịch sinh thái, các di tích lịch sử - văn hóa, sản phẩm nông thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ,...

- Được sự hỗ trợ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) đã cử lãnh đạo Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Tiền Giang và HTX thủ công mỹ nghệ Bình Minh cùng đoàn Bộ Thương mại khảo sát thị trường Hoa Kỳ trong tháng 8/2003. Đối với thị trường trong nước đã tổ chức khảo sát thị trường phía Bắc và giao Công ty Thương nghiệp Tổng hợp chủ trì mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của các doanh nghiệp trong tỉnh tại Hà Nội, Lào Cai... được hỗ trợ kinh phí từ quỹ xúc tiến thương mại.

- Trong năm 2005 tổ chức cho hơn 98 lượt doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế trong nước nhằm tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đến các quốc gia như: Trung Quốc và Đức nhằm mở rộng thị trường.

3. Công tác phát triển sản phẩm và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

- Hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký xuất xứ hàng hóa của Xoài cát Hòa Lộc, Vú sữa Vĩnh Kim, Khóm Tân Lập, Thanh long Chợ Gạo, Sơ ri Gò Công và hoàn tất việc đặt 3 pano giới thiệu vùng sản xuất tập trung của Khóm Tân Lập, Xoài cát Hòa Lộc, Vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim.

- Phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong tỉnh tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đối với thị trường trong nước, đặc biệt đã hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp tư nhân (DNTN) SD đăng ký dấu CE để được xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường EU. Hướng dẫn các doanh nghiệp tham dự bình chọn mẫu thiết kế đẹp 2004 - 2005 do tổ chức phát triển kiểu dáng công nghiệp Nhật Bản tổ chức. Kết quả DNTN SD đã được chọn một số sản phẩm tham gia bình chọn chính thức.

4. Hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng:

- Năm 2003 phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại - Bộ Thương mại mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại thương cho các doanh nghiệp, HTX nhằm nâng cao kỹ năng xuất nhập khẩu, lớp học có 48 học viên dự học.

- Năm 2004 tổ chức lớp tập huấn Nghiệp vụ ngoại thương và Xúc tiến thương mại cho hơn 50 đối tượng là cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ phụ trách kinh doanh của các doanh nghiệp về pháp luật kinh doanh thương mại, môi trường kinh doanh, kỹ thuật kinh doanh, marketing, giới thiệu các hình thức thương mại mới như thương mại điện tử, thanh toán điện tử và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG THỜI GIAN QUA

Với những kết quả đã đạt được và những tồn tại yếu kém nêu trên, có thể đánh giá chung tình hình thương mại tỉnh Tiền Giang thời kỳ 1996 - 2005 như sau:

1. Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục ổn định và phát triển, thị trường được mở rộng và sôi động nhất là đối với lĩnh vực thị trường nội địa. Lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường hàng năm đều tăng so với cùng kỳ. Các cân đối lớn của nền kinh tế luôn được giữ vững, hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lượng được cải thiện, nhiều sản phẩm đã đủ sức cạnh tranh, giá cả tương đối ổn định, đáp ứng cơ bản nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh.

2. Mạng lưới kinh doanh thương mại của các thành phần kinh tế được mở rộng ở cả thành thị và nông thôn, cơ chế quản lý và phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục được đổi mới và ngày càng đa dạng với nhiều hình thức linh hoạt như đại lý, ủy thác, trả góp, trả chậm... Ở thành thị đã phát triển một số phương thức văn minh; hiện đại như: siêu thị, mua bán tự chọn, trung tâm thương mại...

3. Thương nghiệp nhà nước và Hợp tác xã Thương mại dịch vụ đã có nhiều cố gắng phấn đấu, vượt qua khó khăn thử thách để vươn lên, có sự chuyển biến mạnh mẽ, đã chi phối được các lĩnh vực chủ yếu và sản phẩm thiết yếu của kinh tế tỉnh nhà, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước.

4. Về hoạt động sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước trong ngành được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch. Đến cuối năm 2004 toàn ngành đã hoàn thành cổ phần hóa 5 doanh nghiệp và giải thể 2 doanh nghiệp, sáp nhập 1 doanh nghiệp. Đến nay Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành kế hoạch sắp xếp đổi mới công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

5. Hoạt động xuất nhập khẩu góp phần bảo đảm cân đối cung cầu và ổn định thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu tác động tích cực đến sản xuất và tiêu dùng phát triển lành mạnh và hiệu quả, mặt khác góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất hướng về xuất khẩu, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.

6. Những năm qua được tỉnh quan tâm đầu tư, mạng lưới chợ ở địa bàn nông thôn của tỉnh tiếp tục được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới với sự đa dạng của loại hình tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý, trong đó đã hình thành một số loại hình chợ đặc thù như: chợ tập trung đầu mối, chợ chuyên doanh... Công tác quản lý chợ được chú trọng củng cố kiện toàn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chất lượng hoạt động được nâng lên đã góp phần đáng kể trong cung ứng hàng hoá cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh nhất là đối với thị trường nông thôn. Công tác quản lý ở các chợ tuy có chuyển biến đáng kể, nhưng chưa ngang tầm với yêu cầu đặt ra.

7. Hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch tuy còn mới, nhưng đã được sự quan tâm chỉ đạo thực hiện có trọng tâm, từng bước củng cố và đạt được một số kết quả nhất định. Nhận thức về công tác xúc tiến thương mại và du lịch được nâng cao và tương đối đầy đủ ở cả 3 cấp độ: Cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xúc tiến thương mại và cộng đồng doanh nghiệp. Từ đó, nhận thức đầy đủ hơn về vị trí và vai trò của công tác xúc tiến thương mại và du lịch, nên việc tăng cường khai thác và quản lý thông tin thương mại và du lịch, việc đầu tư kinh phí và nguồn nhân lực ở cơ quan nhà nước của tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp cho công tác xúc tiến thương mại và du lịch đã có sự chuyển biến rõ rệt.

8. Công tác quản lý nhà nước về thương mại và du lịch tiếp tục được củng cố và đổi mới cả nội dung quản lý và tổ chức bộ máy. Mối quan hệ phối hợp giữa ngành Thương mại và Du lịch với các ngành, các địa phương ngày càng chặt chẽ. Do vậy, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại - du lịch và thị trường có nhiều mặt tiến bộ hơn. Công tác đấu tranh chống buôn lậu, chống sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại được tăng cường. Đặc biệt, thực hiện Công điện 1254 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 127/TG, lực lượng Quản lý thị trường đã có nhiều cố gắng, chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng thực hiện nhiều biện pháp quản lý thị trường tận gốc, quản lý tốt địa bàn, tăng cường kiểm tra trên khâu lưu thông và đã được một số kết quả khả quan. Song tình hình buôn bán, vận chuyển hàng buôn lậu, hàng cấm vẫn diễn biến phức tạp trên tất cả các tuyến, từ đó gây khó khăn cho công tác kiểm tra và xử lý, trình độ cán bộ chưa ngang tầm với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới.

Phần 2:

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH TIỀN GIANG

1. Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng

Trong quá trình tái sản xuất xã hội, thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, bảo đảm cho quá trình tái sản xuất diễn ra một cách bình thường và liên tục, bảo đảm cho tiêu dùng ngày một phát triển cả về hiệu quả và chất lượng, qua đó quyết định tính chất và trình độ phát triển của một nền kinh tế.

Sản phẩm sản xuất ra, thông qua thương mại, sản phẩm được tiêu thụ, tức là làm cho các nhu cầu tiêu dùng được đáp ứng. Thông qua tiêu dùng, thương mại phát hiện ra các nhu cầu tiêu dùng mới cũng như sự thay đổi của cơ cấu tiêu dùng. Qua đó, thương mại phản ánh lại với sản xuất, tác động đến sản xuất để sản xuất thay đổi, đáp ứng nhu cầu của tiêu dùng và từ đó làm cho các nhu cầu tiêu dùng được thỏa mãn và phát triển.

Thương mại càng phát triển, thì cầu nối trung gian đó càng được rút ngắn, sản xuất càng gắn kết chặt chẽ hơn với tiêu dùng, đáp ứng được đúng, đủ, kịp thời nhu cầu tiêu dùng. Thương mại được thể hiện qua việc mua, nhập khẩu, bán, xuất khẩu, dự trữ hàng hóa và cung ứng dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

2. Thương mại là hậu cần cho sản xuất và tiêu dùng

Thương mại tỉnh Tiền Giang phải giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho sản xuất, góp phần giúp sản xuất tập trung, đầu tư cho sản xuất theo hướng chuyên môn hóa sâu hơn, rộng hơn... làm cho sản xuất diễn ra liên tục và phát triển. Thương mại tổ chức bao tiêu sản phẩm cho sản xuất, thông qua mạng lưới tiêu thụ của mình, thương mại đưa sản xuất đến với người tiêu dùng.

Để giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho sản xuất, thương mại tỉnh Tiền Giang cần thực hiện tốt quá trình chế biến, chọn lọc, bảo quản, đóng gói... làm cho sản phẩm hoàn hảo hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tốt hơn.

Để thực hiện tốt vai trò hậu cần cho sản xuất, tiêu dùng, thương mại tỉnh Tiền Giang đã tiến hành dự trữ lưu thông một cách hợp lý để có thể cung ứng đúng, đủ, kịp thời đáp ứng các nhu cầu của sản xuất, giảm các dự trữ không cần thiết trong sản xuất để từ đó nâng cao được hiệu quả sử dụng trên một đồng vốn kinh doanh.

Ngoài ra, với vai trò là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thương mại tỉnh Tiền Giang thực hiện chức năng hậu cần cho tiêu dùng của dân cư và xã hội, bảo đảm cung ứng hàng hóa, dịch vụ theo đúng nhu cầu tiêu dùng.

Thực tế cho thấy, nếu không có thương mại, thì hoạt động sản xuất khu vực tỉnh Tiền Giang cũng như việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sản xuất và dân cư sẽ không thể thực hiện được. Vì vậy, thương mại tỉnh Tiền Giang có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng hậu cần cho sản xuất và tiêu dùng.

3. Thương mại có vai trò hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý

Thương mại có vai trò thông tin và hướng dẫn tiêu dùng một cách hợp lý. Điều đó có nghĩa là giúp người tiêu dùng lựa chọn các loại hàng hóa, dịch vụ đáp ứng được đúng, đủ, kịp thời nhu cầu của mình, sử dụng một cách văn minh và hiệu quả. Thương mại không những giúp cho sản xuất đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng mà còn có vai trò kích thích nhu cầu phát triển và tạo ra nhu cầu mới.

Thương mại nghiên cứu xây dựng các định mức tiêu dùng giúp sản xuất nắm bắt và định hướng mở rộng quy mô sản xuất phù hợp với quy mô tiêu dùng, bao gồm tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa, tiêu dùng của dân cư và các tiêu dùng khác.

4. Thương mại có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đối với sản xuất hàng hóa, thương mại thúc đẩy quá trình lưu thông và tiêu thụ hàng hóa cả trong và ngoài nước (tiêu dùng trong nước và xuất khẩu), từ đó kích thích và thu hút đầu tư (cả trong và ngoài nước) để mở rộng, phát triển sản xuất, tạo ra thêm nhiều của cải, vật chất cho xã hội.

Đối với hoạt động dịch vụ, thương mại thúc đẩy quá trình mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ: Thương mại, du lịch, lao động, bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, bưu chính viễn thông, pháp lý...

II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA TỈNH TIỀN GIANG THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020

1. Bối cảnh quốc tế

- Tình hình kinh tế và chính trị thế giới diễn biến nhanh chóng và phức tạp về nhiều mặt khó lường trước. Tuy vậy, có thể dự đoán rằng khoa học và công nghệ sẽ có nhiều bước nhảy vọt chưa từng thấy, nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin sẽ chiếm vị trí ngày càng lớn trong quá trình phát triển. Toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập quốc tế với các mặt tích cực và tiêu cực, tiếp tục tiến triển thông qua đấu tranh gay gắt, quá trình tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ sẽ tiếp tục được mở rộng. Sự trao đổi trên thế giới sẽ tăng mạnh theo hướng giảm tỷ trọng các sản phẩm sơ chế; các sản phẩm có hàm lượng lao động cao, tăng tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp chế biến và đặc biệt các sản phẩm có kỹ thuật và hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ tiền tệ, sản phẩm tri thức chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Cùng dưới tác động của những tiến bộ khoa học công nghệ, phương thức kinh doanh mới sẽ ngày càng phát triển, trong đó thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển mạnh.

Bên cạnh đó, kinh tế thế giới còn ẩn chứa nhiều nhân tố bất trắc, khó dự báo. Sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt mà trực tiếp và trước mắt là Trung Quốc vốn có sức cạnh tranh cao kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tài chính, tiền tệ, giá cả vẫn còn nhiều biến động.

- Trong nền kinh tế thế giới, các nước công nghiệp phát triển vẫn giữ vị trí áp đảo, trong khi các nước đang phát triển sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nghiêm trọng. Trong số các nước công nghiệp phát triển, Mỹ vẫn là siêu cường hàng đầu, vừa cạnh tranh gay gắt vừa tìm cách dung hòa lợi ích với Tây Âu, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ sẽ vươn lên chiếm trị trí ngày càng lớn trong nền kinh tế và thương mại thế giới. Châu Á, Thái Bình Dương sau khủng hoảng đang hồi phục, tiếp tục là một thị trường, đối tác lớn, cùng Châu Âu hình thành không gian kinh tế Á - Âu.

2. Bối cảnh trong nước

- Bước vào thời kỳ 2006-2020, thế và lực của nước ta hơn hẳn 10 năm trước, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất tăng khá, đời sống của tuyệt đại đa số nhân dân được cải thiện, các nguồn lực như lao động, kể cả chất xám, đất đai, tài nguyên, thị trường trong nước... còn khá dồi dào và có khả năng khai thác tốt để phát triển kinh tế, trong đó có thương mại và một số ngành sản xuất trong nước phát triển với tốc độ cao, tạo ra được khối lượng lớn về sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, ổn định, giá thành hạ có sức cạnh tranh trên thị trường trong ngoài nước. Cơ chế, chính sách thương mại của Nhà nước ngày càng thông thoáng tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.

- Việt Nam chính thức được kết nạp vào thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tiền Giang nằm trong vùng kinh tế trọng điểm kinh tế phía Nam và thành phố Mỹ Tho được công nhận là đô thị loại II. Quá trình hội nhập tạo ra khả năng mở rộng thị trường, có thêm nhiều đối tác để phát triển kinh tế và tăng cường quan hệ thương mại. Quan hệ kinh tế quốc tế của nước ta được mở rộng, nhất là từ khi gia nhập WTO, từ đó có thể tận dụng được những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển, mở rộng thị trường, thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ.

Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp lại phải nhập cuộc đua tranh gay gắt hơn trên thị trường khu vực đầy đủ cam kết về AFTA, nhận thức và hành động trong quá trình hội nhập còn tồn tại nhiều vấn đề. Cơ cấu kinh tế còn có những tồn tại lớn, chưa phát huy được thế mạnh và những lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng. Trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Tình hình tài chính, tiền tệ, giá sản phẩm, nhất là nông sản còn chứa đựng nhiều nhân tố không ổn định, khó dự báo, ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất, mua bán của nước ta. Nhiều yếu tố của kinh tế thị trường chưa được thiết lập đồng bộ, đang gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển trong nước.

III. THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA

1. Định hướng

- Chuyển dịch cơ cấu lưu thông hàng hóa, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển sản xuất, kinh doanh hướng về xuất khẩu.

- Phát triển tất cả các loại hình kinh doanh, chú trọng phát triển các loại hình kinh doanh thương mại văn minh, từng bước hiện đại, mua gom nông sản xuất khẩu, bán lẻ, chú trọng hỗ trợ và có chính sách ưu đãi đầu tư cho các đại lý mua gom nông sản và bán hàng công nghiệp. Xây dựng cho được những nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh cho từng ngành hàng như: Xăng, dầu, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh... Phát triển thị trường trong tỉnh đi đôi với việc tăng cường quản lý thị trường, xây dựng môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và văn minh.

- Giữ vững quan hệ cung - cầu, ổn định giá cả và thị trường các mặt hàng thiết yếu, phục vụ tốt sản xuất và đời sống.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 13/2004/CT-TTg ngày 31/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa; Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 về phê duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010 và Chỉ thị số 22/2004/CT-UB ngày 09/11/2004 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thương mại - dịch vụ trên địa bàn Tiền Giang.

2. Mục tiêu

Do các chỉ tiêu tổng hợp của tỉnh còn đang được tính toán, thảo luận, điều chỉnh nên chỉ tiêu của ngành nêu ra lần này cũng chỉ mang tính chất sơ bộ, còn phải tính toán kỹ và sẽ được điều chỉnh tiếp. Theo tinh thần đó, dự kiến:

06-10    11-15    16-20

- Nhịp độ tăng GDP của tỉnh:

11

11,5

12

- Nhịp độ tăng GTSX.KV3:

13,7

13,2

12,9

- Nhịp độ tăng GDP. KV3:

13,7

13,2

13,0

 

TĐ: GDP TM      13,5      13,0      12,5

- Cơ cấu GDP KV 3 / cả tỉnh:

41,5

44,8

46,7

- Cơ cấu GDP TM-DL/KV3:

32,3

32,0

31,4

- Cơ cấu GDP TM-DL/cả tỉnh

13,4

14,4

14,7

- Tốc độ tăng TMBLHH & DVXH

9,6

7,7

7,7

 

DỰ KIẾN GDP CỦA KHU VỰC III THỜI KỲ ĐẾN 2020

(Theo giá so sánh 1994)

CHỈ TIÊU

2010

2015

2020

GDP (cả tỉnh)

100%

100%

100%

Nông lâm ngư nghiệp

32

22

15

Công nghiệp xây dựng

26

33

38

Thương mại và dịch vụ

42

45

47

 

DỰ KIẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI - DU LỊCH THEO CHỈ TIÊU GDP THỜI KỲ ĐẾN 2020

(Theo giá so sánh 1994)

ĐVT: tỷ đồng

Năm

GDP cả tỉnh

GDP KV 3

GDP TM

2007

9.969,970

3.888,113

1.263,606

2008

11.041,309

4.420,775

1.434,193

2009

12.303,844

5.026,421

1.627,808

2010

13.752,018

5.715,052

1.847,563

2015

23.696,198

10.628,911

3.404,014

2020

41.822,453

19.551,431

6.134,144

Nguồn: Sở KHĐT và tính toán

DỰ KIẾN TỔNG MỨC BÁN LẺ HH-DVXH THỜI KỲ ĐẾN 2020

ĐVT: tỷ đồng

TH 2006

Kế hoạch

2007

2008

2009

2010

2015

2020

 

16%

16%

16%

9.877

11.400

12.996

14.816

16.944

29.861

52.625

 

IV. NGOẠI THƯƠNG

1. Về xuất khẩu

a) Định hướng:

- Khuyến khích mọi thương nhân tham gia xuất khẩu, mở rộng thị trường ngoài nước theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, đa phương hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các hàng hóa chế biến sau thu hoạch và có hàm lượng kỹ thuật cao. Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Tăng trưởng xuất khẩu bền vững phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, phù hợp với chính sách bảo vệ sản xuất trong nước.

- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn năm 2006 - 2010 bình quân là: 18,2%/năm, giai đoạn 2011 - 2015: 16,2%/năm; giai đoạn 2016 - 2020: 16,3%/năm.

b) Mục tiêu:

Thực hiện 2006

Kế hoạch

2007

2008

2009

2010

2015

2020

 

18,2%

16,2%

16,3%

230

255

301

356

421

892

1.898

 

Với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu như trên thì giá trị kim ngạch xuất khẩu của năm 2010 so 2005 tăng 2,31 lần, năm 2015 tăng 3,9 lần so năm 2005 và đến 2020 tăng gấp 3,5 lần so năm 2010 và gấp 9,4 lần so năm 2005.

Để đạt được kế hoạch này, tỉnh Tiền Giang cần phải phát triển sản xuất hướng mạnh về xuất khẩu, phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thịt gia súc gia cầm, tập trung phát triển mạnh thủy hải sản, đặc biệt là phát triển mạnh hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, vì gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh thời gian qua đã đạt mức sản lượng cao, gần như không còn khả năng tăng nhiều hơn được nữa.

c) Cơ cấu hàng xuất khẩu:

Chỉ tiêu

TH 2006

Kế hoạch

2007

2008

2009

2010

2015

2020

KN

%

KN

%

KN

%

KN

%

KN

%

KN

%

KN

%

Tổng KNXK

230

100

255

100

301

100

356

100

421

100

892

100

1.898

100

- DN . ĐTTN

217

94

240

94

283

94

331

93

391

93

812

91

1.708

90

- DN. ĐTNN

13

6

16

6

18

6

25

7

30

7

80

9

190

10

a- KN XKHH

167

100

236

100

279

100

331

100

392

100

842

100

1.815

100

Hàng nông sản

71

25

60

25

70

25

82

25

86

22

126

15

218

12

Hàng thủy sản

47

50

120

50

140

50

165

50

178

45

337

40

580

32

Hàng CN - TTCN

49

25

56

25

69

25

84

25

128

33

379

45

1.017

56

b-Dịch vụ XK

16

 

19

 

22

 

25

 

28

 

50

 

83

 

 

2. Nhập khẩu

a) Định hướng:

Đáp ứng đủ nhu cầu về đổi mới công nghệ, nhu cầu về máy móc, thiết bị, phụ tùng và vật tư, nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ, chưa đáp ứng chất lượng.

- Giảm tối đa nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và hàng tiêu dùng.

- Tăng tỷ trọng nhập khẩu công nghệ nguồn, máy móc, thiết bị từ các thị trường có nền công nghiệp hiện đại như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Canada.

- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu 5 năm 2006 - 2010 bình quân là: 22%/năm, giai đoạn 2011 - 2016: 20%/năm, giai đoạn 2016-2020: 18%/năm.

b) Mục tiêu:

Thực hiện 2006

Kế hoạch

2007

2008

2009

2010

2015

2020

 

22%

20%

18%

50

61

74

90

110

273

624

 

Với tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu như trên thì đến năm 2010 đạt 110 triệu USD, tăng 1,7 lần so năm 2005, năm 2015 là 273 triệu USD, tăng 5,7 lần so năm 2005 và năm 2020 là 624 triệu USD, tăng 4,7 lần so năm 2010 và tăng 14 lần so năm 2005.

Để đạt được kế hoạch nhập khẩu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp trong vòng 10 - 15 năm tới cần phải có chính sách thu hút đầu tư mạnh vào công nghiệp tạo ra bước nhảy vọt phát triển nông nghiệp. Trong điều kiện đó hoạt động nhập khẩu có khả năng tăng trưởng rất cao khi nhập máy móc thiết bị, công nghệ, kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp và hiện đại hóa nông nghiệp.

c) Cơ cấu hàng nhập khẩu:

Chỉ tiêu

TH 2006

Kế hoạch

2007

2008

2009

2010

2015

2020

KN

%

KN

%

KN

%

KN

%

KN

%

KN

%

KN

%

Tổng KNNK

50

100

61

100

74

100

90

100

110

100

273

100

624

100

- DN . ĐTTN

44

84

51

83

61

83

74

82

88

80

199

73

437

70

- DN. ĐTNN

6

16

10

17

13

17

16

18

22

20

74

27

187

30

a- KN NKHH

34

100

44

100

56

100

71

100

90

100

242

100

578

100

- Nguyên vật liệu

33

94

41

93

52

93

67

94

85

94

230

95

563

97

- Máy móc thiết bị

1

6

3

7

4

7

4

6

5

6

12

5

15

3

b- Dịch vụ NK

16

 

17

 

18

 

19

 

20

 

31

 

46

 

 

V. XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI

Sẽ hình thành một số trung tâm giao dịch nông, thủy sản lớn gắn với các khu vực thâm canh sản xuất lúa gạo, chuyên canh sản xuất cây ăn quả, cây lấy sản phẩm phục vụ cho công nghiệp chế biến, cây hoa màu... các khu vực nuôi trồng thủy sản... Đây là những đầu mối quan trọng để cung ứng cho các nhà máy chế biến, các doanh nghiệp xuất khẩu. Cụ thể là: xây dựng khu Thương mại - Dịch vụ Trung An, khu Thương mại - Dịch vụ Trung Lương.

Hình thành hệ thống chợ nông sản, thủy sản trên toàn vùng. Phát triển mạng lưới chợ bán buôn là các đầu mối mua gom từ các hộ gia đình, các trang trại, nông trường. Đây cũng là trung tâm phản hồi các thông tin nhu cầu, yêu cầu từ phía bạn hàng trong và ngoài nước cho các nhà sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng, đặc biệt là các sản phẩm sau thu hoạch. Cụ thể: xây dựng chợ nông sản xã Đạo Thạnh, chợ nông sản xã Tân Mỹ Chánh, chợ nông sản khu vực Gò Công, chợ nông sản Đồng Sơn, chợ nông sản thị trấn Chợ Gạo, chợ thủy sản Đèn Đỏ, chợ thủy sản Vàm Láng và hệ thống chợ nông thôn.

Thiết lập hệ thống thương mại điện tử, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, các khu vực sản xuất quy mô vừa, quy mô lớn có thể tiếp cận trực tiếp với các nhà mua gom lớn cho chế biến, cho xuất khẩu, tránh để bị các tiểu thương nhỏ ép cấp, ép giá như hiện nay. Đồng thời giúp cho việc chủ động trong việc cung ứng hàng hóa, nhất là nông sản hàng hóa.

Sẽ hình thành các kho lạnh, trạm bảo quản hàng hóa gắn với từng khu vực sản xuất tập trung, đặc biệt ở TP Mỹ Tho, huyện Cái Bè,... đảm bảo chất lượng nông sản sau thu hoạch, đặc biệt là trái cây và rau các loại.

1. Các Dự án từ chương trình mục tiêu và hỗ trợ theo mục tiêu:

- Giai đoạn 2006 - 2010: đầu tư xây dựng 09 dự án.

- Tổng vốn đầu tư là 164,998 tỷ đồng.

(có phụ lục kèm theo)

2. Các Dự án lớn:

- Giai đoạn 2006 - 2010: đầu tư xây dựng 05 dự án.

- Tổng vốn đầu tư là 19,133 tỷ đồng.

(có phụ lục kèm theo)

3. Kế hoạch xây dựng phát triển chợ nông thôn:

- Giai đoạn 2006 - 2010: đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa: 50 chợ

- Tổng vốn đầu tư là 29,492 tỷ đồng.

(có phụ lục kèm theo)

- Giai đoạn 2011 - 2015: đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa: 37 chợ

- Tổng vốn đầu tư là 98,282 tỷ đồng.

(có phụ lục kèm theo)

- Giai đoạn 2016 - 2020: đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa: 30 chợ

- Tổng vốn đầu tư là 88,305 tỷ đồng.

(có phụ lục kèm theo)

- Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2020 là 400,210 tỷ đồng

Phần 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

I . ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

1. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg ngày 31/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa, Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 về phê duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010, Chỉ thị số 22/2004/CT-UB ngày 09/11/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch và các chương trình phát triển của ngành Thương mại - Du lịch giai đoạn 2006 - 2020 cần tập trung vốn đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình trọng điểm về thương mại và dịch vụ trên cả hai khu vực thành thị và nông thôn. Chú trọng phân bổ mạng lưới, quy mô, loại hình, phương thức quản lý hệ thống chợ nhất là ở khu vực nông thôn. Phát triển các chợ ở thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và các thị trấn của các huyện với quy mô đủ lớn để làm chức năng đầu mối phát các luồng hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp đến các đại lý; đồng thời là nơi tập kết phần lớn các sản phẩm hàng hóa từ vùng nông thôn để chế biến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Gắn phát triển hệ thống chợ với việc phát triển hệ thống thị trấn và thị tứ làm đầu tàu kéo các vùng xung quanh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của tỉnh trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng vùng kể cả vùng sâu, vùng xa. Hình thành chợ đấu giá, sàn giao dịch, các dịch vụ,… là nơi mua bán nông sản, trái cây, cung ứng vật tư - hàng tiêu dùng; có ý nghĩa phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa cho một vùng kinh tế nông thôn bao gồm nhiều huyện, nhiều tỉnh lân cận; đồng thời từng bước xây dựng kho bảo quản nông sản cho doanh nghiệp và nông dân và các hình thức tổ chức thương mại điện tử phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu thụ nông sản. Thành phố Mỹ Tho chủ trì có kế hoạch phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh sử dụng hiệu quả Trung tâm Thương mại - Dịch vụ Mỹ Tho.

2. Các doanh nghiệp chú trọng phát triển mạnh mạng lưới mua bán hàng hóa và thiết lập hệ thống bán hàng hoặc đại lý mua bán hàng hóa, xác định đây là yếu tố quan trọng để mở rộng thị trường thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển, đầu tư xây dựng từng bước ổn định, vững chắc đủ mạnh làm tốt vai trò định hướng trên thị trường, làm cơ sở cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Có các giải pháp mở rộng thị trường, mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển được bạn hàng. Mở rộng mạng lưới mua bán hoặc đại lý mua bán ở nông thôn để thực hiện Quyết định 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân thông qua hợp đồng.

- Thiết lập các kênh lưu thông hợp lý và ổn định, hoàn thiện mô hình thương mại nông thôn. Xác định các mặt hàng cần thiết và có thể mua bán theo phương thức đại lý. Tổ chức mạng lưới đại lý của các doanh nghiệp, trong đó thành phần chủ yếu là các Hợp tác xã Thương mại dịch vụ, cá nhân và hộ kinh doanh. Từng bước thu hút và sử dụng những người buôn chuyến, thương lái, chủ vựa tham gia vào mạng lưới đại lý, đảm nhận mua bán ủy thác cho doanh nghiệp; Từng bước xây dựng hệ thống các doanh nghiệp phân phối chuyên ngành và hệ thống các doanh nghiệp phân phối tổng hợp trên địa bàn.

Cùng với sự phát triển mạng lưới mua bán và đại lý mua bán của doanh nghiệp, thực hiện sự liên kết các doanh nghiệp thuộc các thành phần với nhau dưới nhiều hình thức theo cả chiều dọc (giữa các khâu, các công đoạn của quá trình lưu thông hàng hóa), lẫn chiều ngang (giữa các khu vực, các địa bàn của thị trường) để từng bước tạo ra thế và lực mới cho các doanh nghiệp trong việc phát triển kinh doanh, chi phối và chủ đạo được thị trường.

3. Đẩy mạnh việc ký kết và thực hiện có hiệu quả các hợp đồng tiêu thụ nông sản (kết hợp với cung ứng vật tư, hàng tiêu dùng). Để phương thức này thực sự đi vào cuộc sống, đem lại hiệu quả rõ rệt và góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo lập các quan hệ gắn kết chặt chẽ và ổn định giữa sản xuất với lưu thông.

Mở rộng phương thức bán lưu động, bán trả góp, trả chậm nhất là đối với thị trường nông thôn. Xác định rõ số lượng và cơ cấu mặt hàng thuộc diện thực hiện phương thức bán trả góp, trả chậm để lập kế hoạch và có cơ chế triển khai thực hiện thích hợp. Có chính sách để các doanh nghiệp được hưởng tín dụng ưu đãi hoặc được hỗ trợ lãi suất để đảm bảo vốn trong quá trình triển khai phương thức bán hàng này.

4. Phát triển các hình thức thương mại văn minh, hiện đại trên cơ sở quy hoạch hợp lý nhằm hướng dẫn tiêu dùng và đảm bảo các kênh thông tin về thị trường. Xây dựng một số siêu thị, Trung tâm thương mại, chợ đầu mối bán buôn tương đối lớn, phù hợp với dung lượng thị trường và phát huy hết tiềm năng, lợi thế phát triển của các không gian kinh tế như thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, các thị trấn, thị tứ ở các khu vực trọng điểm về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá trên địa bàn tỉnh nhất là hàng nông thủy sản.

5. Củng cố các hợp tác xã yếu kém, đồng thời phát triển hợp tác xã mới khi hội đủ điều kiện và xã viên có yêu cầu, giải thể các HTX yếu kém thua lỗ kéo dài nhưng không củng cố được. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các Hợp tác xã Thương mại dịch vụ theo hướng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ “hai đầu” cho kinh tế hộ nông dân bằng phương thức đại lý hoặc hợp đồng tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp và hàng công nghiệp tiêu dùng, đồng thời đổi mới các cơ chế góp vốn, cơ chế quản lý, cơ chế sử dụng lao động và cơ chế phân phối của hợp tác xã cho phù hợp với cơ chế thị trường.

6. Tiếp tục thực hiện các chính sách đã có của Nhà nước, đồng thời các doanh nghiệp phải tăng cường đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý, tiết kiệm vật tư nguyên liệu, điều chỉnh đúng mức các chi phí dịch vụ, loại bỏ các chi phí bất hợp lý nhằm hạ giá thành của sản phẩm, gia tăng mạnh mẽ các biện pháp bảo đảm chất lượng, vệ sinh đối với nông - thủy sản xuất khẩu. Đẩy mạnh xây dựng các thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu quốc gia, phải xem xây dựng thương hiệu như một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đó là một nhiệm vụ đòi hỏi đầu tư lớn về thời gian, công sức, tài chính gắn với chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa. Những năm tới cần phải làm quyết liệt và khẩn trương hơn để tạo bước đột phá trong xuất khẩu nhất là trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

7. Các giải pháp về vấn đề đầu tư các dự án nêu trên.

Đầu tư xây dựng các dự án phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nội địa 2006 - 2010 và đến 2020: (có Phụ lục kèm theo).

Tổng vốn đầu tư là 400,210 tỷ đồng (Vốn ngân sách nhà nước)

- Về quan điểm, cần xác định nguồn vốn trong nước là chủ yếu, nguồn vốn nước ngoài cần đặc biệt tranh thủ. Phát huy tối đa nguồn lợi của địa phương và thu hút vốn trong nước, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút, huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư và các nguồn vốn hợp pháp khác để xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại bằng nhiều hình thức thích hợp.

- Nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách tỉnh được bố trí theo kế hoạch hàng năm nhằm hỗ trợ đầu tư một phần về hạ tầng kỹ thuật cho các dự án xây dựng chợ theo tinh thần Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ theo nguyên tắc: tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ đồng thì từ nguồn ngân sách của tỉnh và dưới 3 tỷ đồng thì nguồn vốn phân cấp cho các huyện, thành phố, thị xã. Vốn dưới 1 tỷ từ nguồn vốn ngân sách xã; phường; thị trấn (thực hiện theo Quyết định số 60/2003/QĐ-UB ngày 09/12/2003 của UBND tỉnh Tiền Giang). Trong đó, ưu tiên cho những địa bàn trọng điểm về nông sản hàng hóa của tỉnh.

- Trong điều kiện ngân sách địa phương có hạn, cần khai thác tối đa nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung ương đối với các dự án Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 19/2005/QĐ-TTg, tranh thủ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở những địa bàn khó khăn.

- Vốn tín dụng ưu đãi nhà nước cho các chủ đầu tư vay để xây dựng các công trình chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, kho tàng, bến bãi hàng hóa. Chuyển hình thức cho vay bằng thế chấp tài sản sang hình thức cho vay theo dự án, đặc biệt là ưu tiên cho các dự án sản xuất chế biến hàng xuất khẩu.

- Vốn tín dụng thương mại là vốn đầu tư cho các doanh nghiệp vay làm vốn lưu động.

- Trên cơ sở tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng và đảm bảo lâu dài lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài, cần đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác và thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ động trong việc mời chào, kêu gọi tìm kiếm đối tác. Việc thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) phải hướng mạnh vào các ngành tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường và hướng về xuất khẩu.

- Sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cần thiết cho phát triển thương mại.

- Nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại, nhất là ở địa bàn nông thôn.

8. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước về thị trường và hoạt động thương mại - du lịch, theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường và kịp thời tham mưu đề xuất tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện tốt hơn việc tiêu thụ nông sản; hàng tiểu thủ công nghiệp và cung ứng đầy đủ vật tư, hàng hóa cho nhu cầu xã hội, tạo điều kiện cho thương nhân phát triển, xây dựng cho thương nhân phát triển chiều sâu, mạnh và vững chắc, khắc phục tình trạng vừa qua: thương nhân của tỉnh tuy đông nhưng không mạnh. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục các thương nhân, xử lý cương quyết, công bằng đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

Huy động và tạo điều kiện để mạng lưới tư thương (cá nhân, hộ kinh doanh) tích cực tham gia kinh doanh theo định hướng của Nhà nước về phát triển lưu thông hàng hóa và thị trường nông thôn. Thực hiện các chính sách khuyến khích lực lượng này cùng với Hợp tác xã Thương mại dịch vụ làm bạn hàng lâu dài và trở thành mạng lưới đại lý ổn định hoặc đối tác ký kết và thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp trong việc tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư, hàng công nghiệp tiêu dùng cho nông dân.

II. VỀ XUẤT KHẨU

1. Mặt hàng xuất khẩu

a) Tăng cường sản xuất để xuất khẩu những mặt hàng hiện có

- Gạo:

Là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, từ năm 2003 trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu gạo luôn chiếm từ 33-38% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tiền Giang là tỉnh nằm trong vùng sản xuất lúa trọng điểm khả năng huy động sản phẩm gạo xuất khẩu của tỉnh và các vùng lân cận đạt khoảng trên 300 đến 400 ngàn tấn/năm với kim ngạch xuất khẩu khoảng 80-100 triệu USD/năm). Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả trong xuất khẩu gạo, cần nghiên cứu sản xuất lúa có chất lượng tốt; giá trị cao, nghiên cứu áp dụng kỹ thuật canh tác và bảo quản hiện đại, đầu tư xây dựng những nhà máy xay xát đạt tiêu chuẩn quốc tế để sản xuất gạo đạt chất lượng cao phù hợp với yêu cầu nhập khẩu gạo của các nước.

- Thủy sản:

Tiền Giang có nhiều lợi thế về xuất khẩu thủy sản do điều kiện tự nhiên của biển và mặt nước, ao hồ thích hợp khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản.

Những năm trước đây, tôm và nghêu là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ngành thủy sản, nhưng từ năm 2003 trở lại đây nguồn nguyên liệu nghêu trong tỉnh và trong khu vực trở nên cạn kiệt, mặt khác xuất khẩu tôm gặp nhiều khó khăn do việc kiểm tra gắt gao dư lượng kháng sinh của các nước nhập khẩu. Cơ cấu xuất khẩu thủy sản lại thay đổi: cá ba sa và cá tra đông lạnh trở thành mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực, kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh, nhưng nguồn nguyên liệu chủ yếu mua ở tỉnh bạn. Hiện tỉnh ta có nhiều chính sách đầu tư; khuyến khích nuôi thủy sản công nghiệp chất lượng cao cung ứng cho chế biến xuất khẩu. Để đẩy mạnh tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chế biến cần phải đầu tư hoặc kêu gọi các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhiều nhà máy chế biến hàng thủy sản với quy mô lớn và hiện đại để cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước. Chú ý kêu gọi các doanh nghiệp có vốn 100% của nước ngoài để đầu tư vào lĩnh vực này vì đây là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Dự kiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản Tiền Giang đạt khoảng trên 120 triệu USD (2007) và gần 180 triệu USD (2010). Tốc độ tăng 16%/năm.

- Hàng dệt may:

Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 34 triệu USD (2005) và 57 triệu USD (2010). Tốc độ tăng bình quân 11%/năm. Cần đầu tư xây dựng mới xí nghiệp may đồng thời với việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng chiều sâu và quy mô ở những đơn vị may hiện có. Tích cực cải tiến quản lý, tăng tỷ trọng hàng cao cấp, tăng năng suất lao động chuyển mạnh sang bán hàng FOB để thu được kim ngạch hiệu quả cao và ổn định.

- Rau quả và chế biến rau quả:

Dự báo nhu cầu trái cây tươi và chế biến xuất khẩu trên thị trường thế giới những năm tới có xu thế ổn định và nhu cầu lớn. Tiền Giang là tỉnh có diện tích trồng cây ăn quả lớn (54.000 ha), có khả năng mở rộng đến 55.000 ha. Trong đó có trên 40.000 ha vườn chuyên canh cho sản lượng trên 400 ngàn tấn/năm.

Do vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tươi và chế biến là cần thiết và có cơ sở. Để từng bước nâng cao hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng này, từ nay đến năm 2010 cần tập trung khuyến khích đầu tư, xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến, kho bảo quản, công nghệ sau thu hoạch có công suất phù hợp với từng vùng sản xuất nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm nhưng phải chú ý xuất khẩu các loại trái cây tươi để tăng kim ngạch và tăng hiệu quả, thời gian thu hoạch để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhập khẩu.

Cần rà soát lại diện tích, cân nhắc thế mạnh từng loại sản phẩm địa phương. Phối hợp chặt chẽ với Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam để nắm bắt kịp thời những thông tin cần thiết, nóng bỏng nhất về giống cây trồng, kỹ thuật công nghệ chế biến, dự trữ, bảo quản sau thu hoạch, giá cả thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế, đồng thời giới thiệu, tiếp thị sản phẩm ra thị trường thế giới.

- Sản phẩm từ dừa:

Để tăng cường xuất khẩu các sản phẩm từ cây dừa, trái dừa trong thời gian tới cần phải đầu tư cải tiến công nghệ, trang thiết bị để sản xuất dầu tinh luyện với giá trị xuất khẩu cao hơn. Đầu tư cải tiến công nghệ cho khâu sản xuất than gáo dừa và chỉ rối xơ dừa để tăng sản lượng xuất khẩu, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng dừa vừa phát huy thế mạnh vùng chuyên canh dừa của tỉnh. Về thị trường, ngoài Trung Quốc và Đài Loan cần phải khai thác hơn nữa thị trường mới: Thái Lan, Malaysia. Đặc biệt là Hàn Quốc, nhập khẩu với số lượng lớn dầu dừa thô và dầu dừa tinh luyện với mức thuế suất tương đối thấp (3%). Mặt khác, trong tương lai Hàn Quốc sẽ đẩy mạnh việc xuất khẩu và chuyển giao công nghệ cho nước ta trong lĩnh vực này. Quy hoạch đầu tư trồng thêm cây dừa ở những vùng thích hợp.

- Hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

+ Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh là tăng dần tỷ trọng ngành sản xuất công nghiệp trong GDP của tỉnh.

Do vậy cần có chính sách thu hút đầu tư và trong quá trình đầu tư công nghiệp cần hướng việc đầu tư cho ra những sản phẩm vừa tiêu thụ trong nước và có khả năng xuất khẩu.

+ Tăng cường tìm kiếm thị trường, khách hàng, từng bước phát triển hình thức xuất khẩu trực tiếp thay cho ủy thác.

+ Tăng cường tạo điều kiện thuận lợi và hướng việc sản xuất các sản phẩm nghề truyền thống của tỉnh.

+ Tổ chức lại sản xuất của các hợp tác xã sản xuất tiểu thủ công nghiệp cho phù hợp với tập quán mua bán của thế giới thì từ đây mới tăng được kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của các mặt hàng này, mặc dù tiềm năng của tỉnh ta trong lĩnh vực này rất lớn tạo điều kiện để đầu tư nâng cao trang thiết bị và tay nghề công nhân.

+ Chú ý phát triển các ngành nghề sản xuất ra các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu nội tỉnh như: bàng, cói... các sản phẩm thủ công chế biến từ xơ dừa, đan len xuất khẩu, may thêu mỹ thuật xuất khẩu.

+ Trong thời gian tới cần tăng kim ngạch xuất khẩu lên 4,5 triệu USD (2010).

b) Tăng cường mở ra mặt hàng xuất khẩu mới:

Chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu, sản phẩm thô sang sản phẩm chế biến, tinh chế, phấn đấu tạo ra những mặt hàng mới, phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới.

- Chế biến lương thực, thực phẩm: Đây là lĩnh vực chưa phát triển nhưng tiềm năng khá lớn, một số sản phẩm truyền thống độc đáo chưa được phát huy tác dụng như bánh tráng rế Cái Bè, bánh tráng, bánh phồng… Vì thế trong thời gian tới sẽ tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để phát triển các sản phẩm này theo hướng xuất khẩu.

- Chế biến súc sản: Tiền Giang là tỉnh sản xuất nông nghiệp là chính nên chăn nuôi cũng là thế mạnh của tỉnh, nhưng những năm qua do tập quán chăn nuôi, chất lượng gia súc của ta chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nên từ nay đến năm 2010 chủ yếu vẫn là tiêu thụ trong nước, nhất là thành phố Hồ Chí Minh. Cần tiếp tục đầu tư, sắp xếp các cơ sở giết mổ hiện có trong tỉnh theo hướng tập trung có quy hoạch, bảo đảm vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh đầu tư thiết bị đổi mới công nghệ chế biến thịt và các phụ phẩm từ thịt của các loại gia súc, gia cầm. Đa dạng hóa sản phẩm, phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu. Trên thực tế, chất lượng thịt cũng như giá thành của ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngoài, giá thành cao, cạnh tranh kém. Do vậy, để thực hiện định hướng này, ngành chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi phải đi trước một bước và như vậy, để có thể xuất khẩu được thịt gia súc, gia cầm một cách ổn định chúng ta chỉ có thể thực hiện sau năm 2010.

- Phát triển một số mặt hàng và dịch vụ công nghệ cao: Trong điều kiện Tiền Giang thời kỳ đến 2020, chính sách phát triển đối với các mặt hàng và dịch vụ công nghệ cao cần tập trung theo hướng phát triển công nghệ cơ khí, chế tạo và lắp ráp thiết bị công nghiệp, chế tạo, gia công lắp ráp thiết bị điện, điện tử.

Trên lĩnh vực tin học, có thể nghiên cứu các chương trình, từng bước phát triển phần mềm tin học, tiến tới sản xuất và xuất khẩu tin học hoàn chỉnh khi có điều kiện.

Các mặt hàng này tập trung ở các khu công nghiệp là chính, sản phẩm sản xuất ra hơn 50% là để xuất khẩu với đặc điểm có hàm lượng kỹ thuật và yêu cầu công nghệ cao, vốn đầu tư nước ngoài chiếm phần quyết định. Do vậy cần có chính sách hợp lý ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này để tăng nhanh giá trị hàng xuất khẩu có công nghệ cao, giúp địa phương có nhiều kinh nghiệm về quản lý, tham gia thuận lợi vào quá trình hội nhập với thị trường quốc tế.

Tóm lại, mặt hàng xuất khẩu của tỉnh đến 2010 cần tập trung theo các hướng chủ yếu như sau:

- Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có quy mô xuất khẩu lớn như may mặc xuất khẩu, thủy sản chế biến xuất khẩu, gạo xuất khẩu.

- Nhóm hàng có tiềm năng xuất khẩu nhưng hiện nay kim ngạch và tốc độ tăng trưởng còn thấp hoặc chưa xuất khẩu được cần phải tập trung đầu tư nhiều hơn ở nhiều mặt trong thời gian sắp tới là: rau quả tươi và rau quả chế biến (chú ý xuất trái cây tươi), sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ.

- Nhóm hàng nước ta hiện nay có tốc độ tăng trưởng cao tiềm năng xuất khẩu lớn nhưng tỉnh ta chưa sản xuất được cần phải nghiên cứu để đầu tư mặt hàng mới xuất khẩu của tỉnh là giày dép xuất khẩu, hàng điện tử và linh kiện máy tính, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa xe đạp và phụ tùng xe đạp. Đây là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian vừa qua ở nước ta, còn tiềm năng xuất khẩu lớn chưa bị giới hạn về cơ cấu thị trường, nếu được tỉnh tập trung nguồn lực, chính sách ưu đãi phù hợp có thể tạo ra những đột phá và trở thành nhân tố mới, mặt hàng mới trong xuất khẩu của tỉnh, các mặt hàng này được đánh giá là còn nhiều tiềm năng xuất khẩu trong những năm tới trên các phương diện:

+ Có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

+ Năng lực sản xuất có thể đầu tư được trong thời gian ngắn.

+ Nhu cầu thế giới trong những năm tới còn ở mức cao.

- Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nhỏ do các làng nghề và khu vực nông thôn sản xuất để thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

2. Phát triển thị trường xuất khẩu

- Tập trung nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ và phát triển thị trường sang các nước châu Mỹ.

Với thị trường Hoa Kỳ, ngoài thủy sản, dệt may, các mặt hàng khác ta chưa tận dụng được hết cơ hội mà Hiệp định Thương mại song phương mang lại. Điều này có nguyên nhân khách quan do Hiệp định mới có hiệu lực được hơn 3 năm trong khi luật pháp Hoa Kỳ rất phức tạp. Mặt khác, việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ chưa được quan tâm đúng mức, tính định hướng không cao. Vì vậy, cần nghiên cứu thị trường này theo từng ngành hàng nhằm thiết lập quan hệ lâu dài với các nhà nhập khẩu; các nhà phân phối, đặc biệt là các mặt hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, rau quả chế biến.

Cùng với thị trường Hoa Kỳ, các nước Mexico, Achentina, Braxin, Chilê cũng là những thị trường tiềm năng cho hàng xuất khẩu của tỉnh ta.

- Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và cũng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ta. Xuất khẩu vào Nhật Bản tăng bình quân 22% trong thời kỳ 1996 - 2000, sau đó giảm liên tiếp trong 2001, 2002 và 2003, năm 2004 có hướng phục hồi, một phần do kinh tế Nhật gặp khó khăn, sức mua yếu. Nhưng phần khác do sức cạnh tranh của ta hạn chế trong thị trường này trong đó chủ yếu là hàng dệt may có hạn chế hơn so với hàng Trung Quốc.

Gần đây Nhật bổ sung thêm 118 loại hàng nông sản (trong đó có rau, trái cây nhiệt đới …) vào danh mục ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) nhưng lại giảm thuế GSP đối với 60 mặt hàng. Các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thông tin này (qua Cục Xúc tiến Thương mại hoặc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Thương mại

Du lịch) để tăng khả năng xuất khẩu vào thị trường Nhật, trước hết là thủy sản, dệt may, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ, nông sản, rau quả nhằm ngăn chặn xu hướng giảm kim ngạch ở thị trường Nhật.

- Quan tâm, coi trọng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc: Trung Quốc là thị trường rất lớn. Năm 2002 cả nước, xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đạt 1,5 tỷ USD tăng 5,4% so với năm 2001 (nhưng vẫn thấp hơn năm 2000: 1,53 tỷ USD). Trong khi đó nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 2 tỷ USD tăng 22%. Điều này cho thấy ta chưa tận dụng được vị trí địa lý và các phương thức buôn bán linh hoạt, chưa coi thị trường Trung Quốc là thị trường có tầm quan trọng lâu dài. Từ cuối năm 2002, Trung quốc dành cho Việt Nam đối xử MFN như các thành viên WTO là một thuận lợi để hàng hóa Việt Nam đi vào thị trường này. Trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc, cùng với buôn bán chính ngạch, cần phát triển và quản lý tốt buôn bán biên giới, mậu dịch tiểu ngạch. Các doanh nghiệp lớn của tỉnh cần thiết lập quan hệ bạn hàng lâu dài với các doanh nghiệp lớn Trung Quốc, phát triển xuất khẩu vào các tỉnh Tây Nam, địa bàn mà hàng hóa của ta có khả năng xâm nhập mạnh, đặc biệt là nông sản, rau quả, thủy sản…

- Mở rộng diện mặt hàng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh để tăng kim ngạch xuất khẩu vào EU và châu Âu.

Đây là khối thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, để tăng xuất khẩu vào thị trường này, nhất là tăng chất lượng hàng hóa bảo đảm vệ sinh thực phẩm và nâng cao năng lực tiếp thị của doanh nghiệp. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, rau quả và nông sản chế biến. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại để mở thị trường cho các sản phẩm mới.

Đi đôi với việc xuất khẩu vào thị trường các nước thành viên cũ cần xâm nhập mạnh vào thị trường các thành viên mới.

Kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong nước và cộng đồng người Việt ở các nước Nga. Ukraina, Belarussia, các nước Đông Âu để khai thác tốt hơn các thị trường này.

3. Huy động các nguồn lực trong xã hội để đầu tư và sớm đưa vào khai thác các dự án tạo nguồn hàng xuất khẩu: huy động hiệu quả nguồn lực trong nhân dân, nhất là khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài ODA và FDI.

4. Trên cơ sở cơ chế điều hành xuất khẩu của Chính phủ trong từng giai đoạn 5 năm, tổ chức việc hoạch định các cơ chế , chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để tổ chức việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển xuất khẩu của tỉnh một cách cụ thể qua từng năm.

Tổ chức áp dụng và thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu trên nhiều mặt đã được ban hành, trọng tâm là các hỗ trợ về tín dụng, về xúc tiến thương mại ra thị trường ngoài nước, đào tạo, v.v... Trong những năm tới ngân sách tỉnh tăng chi cho quỹ xúc tiến thương mại và du lịch để nghiên cứu có những cơ chế chính sách riêng phù hợp với chính sách chung của cả nước (kể cả chính sách thưởng xuất khẩu riêng của tỉnh) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này một cách thiết thực hơn để đẩy mạnh gia tăng hoạt động xuất khẩu.

5. Tổ chức quy hoạch, tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho thị trường nội tỉnh mua bán ngày càng sôi động hơn, nhất là các chợ đầu mối, chợ chuyên doanh có tác động trực tiếp đến việc đáp ứng nguồn hàng và nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu.

6. Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch:

Công tác xúc tiến thương mại và du lịch cần phải tổ chức tốt hơn trên cả 3 cấp độ: doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh nâng cao giá trị nội dung Bản tin Thương mại và du lịch, tăng cường công tác thu thập, phổ biến thông tin cũng như công tác dự báo để định hướng cho sản xuất và xuất khẩu. Có lịch trình tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề, tổ chức hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm địa phương, tham gia các Hội chợ triển lãm trong nước và cần tham gia nhiều hơn nữa các hội chợ quốc tế nhằm xúc tiến tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa. Tăng thêm từ ngân sách nhà nước của tỉnh và đảm bảo quản lý hiệu quả nguồn tài chính của quỹ xúc tiến thương mại và du lịch của tỉnh tập trung nguồn tài chính để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng xuất khẩu nhưng khó khăn về tài chính để tự mình tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch tập trung các mặt hàng có trọng tâm, trọng điểm như: trái cây tươi và chế biến, thủ công mỹ nghệ, thủy sản chế biến giới thiệu các mặt hàng mới xuất khẩu lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh.

7. Có chính sách khuyến khích, khen thưởng của tỉnh để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu:

a) Có chính sách thưởng riêng của tỉnh để các doanh nghiệp tập trung sản xuất, kinh doanh những mặt hàng xuất khẩu nhằm tăng hiệu quả và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp của tỉnh đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

b) Có chính sách hỗ trợ về lãi suất tiền vay và hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án sản xuất kinh doanh và xuất khẩu có hiệu quả.

c) Xây dựng đội ngũ cán bộ, doanh nhân có năng lực và một đội ngũ công nhân lành nghề tham gia công tác xuất nhập khẩu chú trọng đào tạo pháp lý, xây dựng chính sách cho hoạt động đàm phán và hợp tác quốc tế, đào tạo ngoại ngữ. Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí để các doanh nghiệp đào tạo cán bộ quản lý và công nhân làm ra hàng hóa xuất khẩu và nguồn chi hỗ trợ đào tạo được hạch toán giảm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

8. Mở rộng việc hình thành các Hiệp hội ngành hàng thống nhất, hợp tác chặt chẽ, liên kết và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các hiệp hội, hội ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển mới của các doanh nghiệp. Các Hiệp hội phải thực sự là tổ chức đại diện cho quyền lợi của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp một cách có hiệu quả trong việc tìm kiếm thị trường, cơ hội kinh doanh; đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc liên kết để nâng cao khả năng cạnh tranh. Các Hiệp hội ngành nghề cần thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm với nhau trên cơ sở từng bước tạo lập quan hệ phối hợp với những hình thức thích hợp.

9. Phát triển thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch thương mại: Tỉnh có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh việc ứng dụng phương thức này trong việc giao dịch thương mại.

III. NHẬP KHẨU

Những năm tới, nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động nhập khẩu là bảo đảm các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống (xăng dầu, phân bón, sắt thép, thuốc chữa bệnh…), bảo đảm cân đối cung - cầu, góp phần ổn định giá cả. Để nhập khẩu hợp lý, thường xuyên nắm chắc sự biến động cung - cầu, dự báo sớm, chính xác nhu cầu và giá cả thị trường thế giới để có biện pháp chỉ đạo, điều hành chủ động và có hiệu quả.

Phấn đấu cải thiện cơ cấu nhập khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng nhập khẩu nhóm máy móc - thiết bị - phụ tùng nhằm đảm bảo mở rộng sản xuất, phục vụ đầu tư theo chiều sâu đối với các dự án tạo đà cho tăng trưởng xuất khẩu.

Đồng thời, cần tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc - thiết bị - công nghệ nguồn từ các thị trường có nền công nghiệp hiện đại như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Canada... phục vụ phát triển công nghiệp và hiện đại hóa nông nghiệp. Tiến tới giảm tối đa nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ cũ, đã qua sử dụng.

IV. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ KINH DOANH

- Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế lại lực lượng lao động phù hợp (cả về số lượng và chất lượng). Xây dựng chế độ công vụ và quy chế công chức trong mỗi cơ quan, bộ phận quản lý nhà nước.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính có năng lực, hiệu quả, từng bước theo kịp trình độ hiện đại, bao gồm cả trình độ chuyên môn, chính trị, quản lý hành chính, ngoại ngữ và tin học.

- Tạo điều kiện và môi trường để đào tạo nâng dần sự hiểu biết về pháp luật kinh doanh, chấp hành pháp luật kinh doanh và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.

- Tăng cường đấu tranh chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm trong quản lý nhà nước về xuất, nhập khẩu./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 4551/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án phát triển ngành thương mại tỉnh Tiền Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành

Số hiệu: 4551/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
Người ký: Trần Thanh Trung
Ngày ban hành: 13/12/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 4551/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án phát triển ngành thương mại tỉnh Tiền Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…