ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4397/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 11 tháng 12 năm 2009 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 96/TTg ngày 18/2/1995 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/1997/TTLT-BTM-BNV-BTC-TCHQ ngày 21/10/1997 của Bộ Thương mại- Bộ Nội vụ- Bộ Tài chính- Tổng Cục Hải quan hướng dẫn thực hiện chống buôn lậu theo Nghị quyết 85/CP-M của Chính phủ và tổ chức phối hợp lực lượng chống buôn lậu;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh và Giám đốc Sở Công thương Thanh Hóa tại Tờ trình số 378/TT-PV11 ngày 08 tháng 10 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa Công an tỉnh và Sở Công thương trong công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, mua bán hàng giả và gian lận thương mại.
Điều 2. Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh hướng dẫn và triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các Ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Công thương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH, PHÒNG CHỐNG BUÔN
LẬU, SẢN XUẤT, MUA BÁN HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4397/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm
2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
Quy chế này được áp dụng thống nhất đối với hai lực lượng: Công an tỉnh Thanh Hóa và Sở Công thương Thanh Hóa trong phối hợp thực thi kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại, công nghiệp của các tổ chức, cá nhân nhằm xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Hai lực lượng khi phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động công thương phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này.
- Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chuyên môn nghiệp vụ của mỗi bên; giữ nghiêm kỷ luật, đảm bảo đúng chế độ bảo mật; tôn trọng đoàn kết, giúp đỡ nhau trong thực hiện nhiệm vụ.
Điều 3. Phối hợp trao đổi thông tin, tài liệu; trao đổi chuyên môn nghiệp vụ.
- Nhận định, đánh giá, dự báo tình hình diễn biến thị trường về buôn lậu, mua, bán hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại và vi phạm sở hữu trí tuệ.
- Trao đổi thông tin về phương thức, thủ đoạn buôn lậu, bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại và vi phạm sở hữu trí tuệ.
- Trao đổi cung cấp thông tin về địa điểm, thời gian, đối tượng buôn lậu, bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại và vi phạm sở hữu trí tuệ.
- Những khó khăn và kinh nghiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại và vi phạm sở hữu trí tuệ.
- Thông tin về các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mới ban hành, những vướng mắc, bất cập liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính.
- Phối hợp phổ biến, tuyên truyền pháp luật; tư vấn, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính theo yêu cầu của mỗi bên.
- Thông tin về chỉ đạo kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường của mỗi lực lượng trong phạm vi có thể.
Điều 4. Chỉ đạo lực lượng để phối hợp kiểm tra.
Việc chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham gia phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính; tiếp nhận hoặc chuyển giao hồ sơ vụ việc do từng lực lượng quyết định được thực hiện như sau:
4.1. Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành:
Cơ quan chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành có văn bản đề nghị cơ quan phối hợp kiểm tra cử cán bộ tham gia, trên cơ sở đó, cơ quan phối hợp có văn bản cử cán bộ tham gia.
4.2. Tham gia kiểm tra vụ việc đột xuất:
Lãnh đạo cơ quan chủ trì kiểm tra đề nghị lãnh đạo cơ quan phối hợp kiểm tra (Cơ quan Công an: Lãnh đạo các phòng, ban nghiệp vụ, Lãnh đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố; Cơ quan quản lý thị trường: Lãnh đạo Chi cục, Chỉ huy Đội QLTT) bằng phiếu đề xuất để cử cán bộ tham gia kiểm tra.
Điều 5. Phối hợp trong kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính
5.1. Phối hợp kiểm tra địa bàn:
a) Đơn vị chủ trì kiểm tra: Phải tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ của lực lượng, trình tự, thủ tục quy định của pháp luật và quy chế này, cụ thể:
- Ban hành Quyết định kiểm tra;
- Sử dụng ấn chỉ hoặc các mẫu văn bản hành chính của lực lượng mình phát hành phục vụ cho công tác kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính;
- Thiết lập hồ sơ vụ việc theo đúng quy định của pháp luật;
- Trao đổi thống nhất về chế tài xử lý vi phạm hành chính giữa hai lực lượng trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Đảm bảo các điều kiện cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường: phương tiện, kinh phí (kiểm nghiệm, bốc xếp, vận chuyển hàng hóa...).
- Lập chứng từ thanh quyết toán chi phí vụ việc và trích thưởng theo đúng quy định của pháp luật.
b) Đơn vị phối hợp kiểm tra:
- Cử cán bộ tham gia kiểm tra (theo đề nghị của cơ quan phối hợp kiểm tra);
- Tham gia kiểm tra;
- Cùng ký hồ sơ vụ việc kiểm tra: biên bản kiểm tra, biên bản làm việc, biên bản tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm hành chính (nếu có), biên bản khảo sát giá (nếu có), biên bản vi phạm hành chính, biên bản tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính (nếu có), biên bản giao nhận tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có).
- Tham gia ý kiến với các đơn vị chủ trì kiểm tra về chế tài xử lý vi phạm hành chính trước khi đơn vị chủ trì kiểm tra ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính với lãnh đạo đơn vị mình.
5.2. Phối hợp kiểm tra phương tiện vận chuyển hàng hóa trên khâu lưu thông:
a) Đối với Sở Công thương:
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 9 (Đội cơ động) có phiếu đề xuất được Chi cục trưởng phê duyệt đề nghị cơ quan Công an dừng phương tiện đang vận chuyển hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả theo tinh thần Chỉ thị 06/2004/CT-BTM ngày 20/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và phải chịu trách nhiệm về đề xuất của mình với Chi cục trưởng. Nghiêm cấm kiểm tra tràn lan, liên tục phương tiện vận chuyển hàng hóa, gây ách tắc trong lưu thông và gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, công dân.
- Các Đội QLTT địa bàn chỉ được kiểm tra phương tiện vận tải đang đậu đỗ, tập kết, nhập xuất hàng hóa vi phạm pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, khi có căn cứ chắc chắn trên phương tiện vận tải có vận chuyển hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả các Đội QLTT địa bàn có thể kiểm tra phương tiện đang vận chuyển, nhưng phải được Chi cục trưởng hoặc Phó chi cục trưởng đồng ý và phải có phiếu đề xuất với lực lượng Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ nơi gần nhất hoặc công an huyện, thị, thành phố thuộc địa bàn để phối hợp kiểm tra; đồng thời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về đề xuất dừng phương tiện vận tải đang tham gia giao thông.
- Đội QLTT số 9 (Đội Cơ động) hoặc Đội QLTT quản lý địa bàn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an cùng kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, nhận bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và lập hồ sơ vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.
- Lập chứng từ hoặc tổng hợp chứng từ thanh quyết toán chi phí vụ việc và trích thưởng theo đúng quy định của pháp luật.
- Kết thúc vụ việc phải báo cáo kết quả xử lý vi phạm hành chính cho lãnh đạo Chi cục QLTT, lãnh đạo cơ quan Công an bàn giao vụ việc biết.
b) Đối với cơ quan Công an.
- Sau khi xem xét đề xuất dừng phương tiện vận chuyển để kiểm tra của Chi cục QLTT, cơ quan Công an tỉnh kịp thời ra lệnh dừng và khám phương tiện vận chuyển (Giám đốc Công an tỉnh sẽ có quy định riêng trong việc phân cấp kiểm tra); lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế hoặc lực lượng Cảnh sát Giao thông có trách nhiệm phối hợp để dừng phương tiện và khám phương tiện vận chuyển cùng lực lượng Quản lý thị trường.
- Đối với Công an các huyện, thị, thành phố khi có đề nghị dừng phương tiện vận tải đang lưu thông của lực lượng Quản lý thị trường phải tuân thủ đúng quy định về thẩm quyền, tuyến đường được dừng phương tiện.
- Bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc phối hợp với cơ quan QLTT cùng kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.
- Trong trường hợp cơ quan Công an chủ động kiểm tra và bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan QLTT thì cơ quan Công an thông báo cho Lãnh đạo Chi cục QLTT để chỉ đạo Đội QLTT số 9 hoặc Đội QLTT địa bàn tiếp nhận bàn giao để kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 6. Chuyển giao các vụ việc cho cơ quan Công an.
Cơ quan Quản lý thị trường chuyển giao các vụ việc cho cơ quan Công an trong các trường hợp sau:
- Cơ quan QLTT kiểm tra hoặc phối hợp với các ngành kiểm tra (cơ quan QLTT chủ trì) mà phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm phải chuyển cho cơ quan tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
- Cơ quan QLTT đề nghị chuyển giao các vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp cần phải điều tra, xác minh làm rõ đối tượng vi phạm, hành vi vi phạm...
- Cơ quan Công an đề nghị cơ quan QLTT chuyển giao các vụ việc theo yêu cầu của cơ quan Công an.
- Hồ sơ vụ việc chuyển giao gồm:
+ Quyết định chuyển giao hồ sơ vụ việc của cơ quan quản lý thị trường;
+ Các tài liệu liên quan đến người vi phạm;
+ Biên bản giao nhận hồ sơ vụ việc, tang vật (nếu có);
Điều 7. Tiếp nhận hồ sơ vụ việc từ cơ quan Công an.
Cơ quan Quản lý thị trường nhận bàn giao các vụ việc từ cơ quan Công an trong các trường hợp sau:
- Các vụ việc do cơ quan Công an kiểm tra hoặc phối hợp với các ngành kiểm tra (cơ quan Công an chủ trì) nhưng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm;
- Các vụ việc Chi cục QLTT đề nghị cơ quan Công an điều tra xác minh làm rõ nhưng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
- Các vụ việc cơ quan Công an đề nghị chuyển để điều tra xác minh nhưng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm…
- Hồ sơ vụ việc chuyển giao gồm:
+ Quyết định chuyển hồ sơ vụ việc của cơ quan Công an;
+ Các tài liệu liên quan trực tiếp đến người vi phạm (bản sao);
+ Văn bản kết luận vụ việc của cơ quan Công an;
+ Biên bản giao nhận hồ sơ vụ việc, tang vật (nếu có).
Điều 8. Phối hợp trong công tác xây dựng, bảo vệ lực lượng.
- Thông tin kịp thời về thiếu sót của hai lực lượng về: quy trình nghiệp vụ, trình tự thủ tục, phương pháp làm việc... trong quá trình thực thi công vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính để uốn nắn chấn chỉnh.
- Thông tin về những dấu hiệu tiêu cực, nhũng nhiễu hoặc các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, chiến sỹ, kiểm soát viên trong mỗi lực lượng để có biện pháp giáo dục phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Điều 9. Trách nhiệm của Công an tỉnh Thanh Hóa.
Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức phổ biến, quán triệt, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này đến các đơn vị trực thuộc có liên quan.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Công thương.
Tổ chức phổ biến, quán triệt, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế trong toàn lực lượng.
Định kỳ sáu tháng một lần Sở Công thương (Chi cục QLTT) tổ chức giao ban 1 lần vào cuối tháng 6 và cuối tháng 12 để đánh giá kết quả công tác phối hợp và thống nhất phương hướng, kế hoạch phối hợp hoạt động 6 tháng tiếp theo.
Điều 11. Khen thưởng và kỷ luật.
- Tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác được xét khen thưởng theo chế độ hiện hành.
- Tập thể, cá nhân vi phạm Quy chế phối hợp, lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Giao Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ - Công an tỉnh (PC15), Phòng Pháp chế - Kiểm tra Chi cục Quản lý thị trường làm đầu mối phối hợp thực hiện Quy chế này.
- Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc hai lực lượng cùng thống nhất điều chỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Quyết định 4397/QĐ-UBND năm 2009 về Quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, mua bán hàng giả và gian lận thương mại do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Số hiệu: | 4397/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký: | Chu Phạm Ngọc Hiển |
Ngày ban hành: | 11/12/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 4397/QĐ-UBND năm 2009 về Quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, mua bán hàng giả và gian lận thương mại do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Chưa có Video