ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2016/QĐ-UBND |
Hà Nam, ngày 18 tháng 10 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 28/1999/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái phép trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Trưởng Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ
HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND
ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này xác định trách nhiệm theo lĩnh vực, địa bàn và mối quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
b) Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Hà Nam (gọi tắt là Ban chỉ đạo 389 tỉnh Hà Nam)
Điều 2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động
1. Về trách nhiệm
a) Thủ trưởng các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao và phân công trách nhiệm trong Quy chế này chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực sở, ngành quản lý theo nguyên tắc:
- Bảo đảm đúng quy định của pháp luật hiện hành về chức năng, nhiệm vụ đối với công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
- Mỗi lĩnh vực do một cơ quan chịu trách nhiệm chính, chủ trì và tổ chức phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; các cơ quan khác có nhiệm vụ phối hợp, tham gia với lực lượng chủ trì theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Trường hợp phát hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả trên địa bàn hoặc lĩnh vực cơ quan khác chủ trì thì cơ quan phát hiện thông báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm chủ trì xử lý để phối hợp hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chỉ đạo và tổ chức công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn mình trực tiếp quản lý.
c) Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng chức năng thuộc thẩm quyền chủ động tổ chức việc phối hợp hoạt động, trong đó có phân định cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo từng chuyên đề, lĩnh vực và địa bàn cụ thể, chịu trách nhiệm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công.
2. Về quan hệ phối hợp hoạt động
a) Quan hệ phối hợp hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giữa các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phải tuân thủ đúng pháp luật, đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; đảm bảo hỗ trợ lẫn nhau, tránh sơ hở, chồng chéo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
b) Việc phối hợp hoạt động tiến hành trên cơ sở yêu cầu công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong từng thời gian, địa bàn và lĩnh vực liên quan cụ thể.
c) Quan hệ phối hợp hoạt động được thực hiện theo nguyên tắc kịp thời, hiệu quả, quá trình phối hợp không gây khó khăn, phiền hà hoặc kéo dài thời gian trong kiểm tra, xử lý hàng hóa buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
d) Việc trao đổi thông tin tội phạm, điều tra, thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phải bảo đảm quy định về chế độ mật.
đ) Giám đốc Sở Công Thương với vai trò là Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh, giúp Trưởng Ban chủ trì, tổ chức phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, lực lượng giữa các ngành, các cấp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo Quy chế này trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao, Ban chỉ đạo 389 tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong từng thời điểm, giai đoạn. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.
2. Chỉ đạo việc phối hợp giữa các cơ quan và các lực lượng chức năng phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.
3. Chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
4. Chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện các biện pháp, phương án, kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát để tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Xem xét báo cáo, đề xuất xử lý những vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Thành lập các đoàn liên ngành để kiểm tra việc xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có tổ chức, quy mô lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội của tỉnh.
6. Đề nghị khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chỉ đạo xử lý đối với tập thể, cá nhân có dấu hiệu bao che, bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
7. Tiến hành tổng kết, đánh giá công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả định kỳ và theo chuyên đề, báo cáo Ban chỉ đạo 389 quốc gia và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với Đài Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo 389 tỉnh và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
1. Sở Công Thương
a) Thực hiện nhiệm vụ được quy định tại điểm đ, khoản 2, điều 2 Quy chế này để đảm bảo sự thống nhất trong việc chỉ đạo, tổ chức công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng các cấp thuộc tỉnh thực thi công tác quản lý thị trường trong phạm vi toàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh, lưu thông hàng hóa, xuất khẩu, nhập khẩu, các hoạt động thương mại, dịch vụ thương mại trên thị trường; chống đầu cơ, găm hàng, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả và các vi phạm về giá, ghi nhãn hàng hóa, sản xuất, sở hữu trí tuệ và các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật khác trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
c) Chủ trì tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa là sản phẩm công nghiệp lưu thông trên thị trường. Chủ trì kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Công Thương; phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch trong việc kiểm tra xử lý các vi phạm về sở hữu công nghiệp, đo lường chất lượng, bản quyền tác giả, in sang băng đĩa, văn hóa phẩm lậu; phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh kiểm tra, thanh tra, xử lý việc sản xuất, tàng trữ, buôn bán trái phép các loại quân trang, biển hiệu công tác, cờ hiệu, tín hiệu ưu tiên dành riêng cho quân đội.
d) Chủ trì kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về quản lý cạnh tranh, chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp.
đ) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong quá trình điều tra các hành vi độc quyền và liên kết độc quyền về giá; hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; hoặc áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường; hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành công thương.
2. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, thẩm định giá; xử lý các hành vi vi phạm về giá, thẩm định giá theo thẩm quyền.
b) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình điều tra các hành vi độc quyền và liên kết độc quyền về giá; hành vi cạnh tranh không lành mạnh về giá, hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.
c) Đề xuất chế độ, chính sách hỗ trợ kinh phí bảo đảm điều kiện làm việc thông tin liên lạc, phương tiện tuần tra, kiểm tra kiểm soát cho các cơ quan chức năng phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước thanh toán các khoản chi phí trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; trích trả kịp thời chi phí vụ việc và kinh phí được trích từ nguồn thu chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cho các đơn vị theo quy định.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc phát hiện, ngăn chặn, kiểm tra và xử lý các hành vi vận chuyển và tiêu thụ gỗ lậu, động vật và sản phẩm động vật rừng quý hiếm và những loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm việc vận chuyển gia cầm, động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không thực hiện việc kiểm dịch.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm soát chặt chẽ thị trường sản xuất, kinh doanh các mặt hàng vật tư nông nghiệp gồm: giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; đặc biệt chú trọng việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất cấm trong sản xuất, sử dụng thức ăn chăn nuôi.
4. Sở Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
b) Chỉ đạo Thanh tra chuyên ngành Y tế tổ chức phối hợp với các cơ quan: Công an, Quản lý thị trường hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh thuốc chữa bệnh, dịch vụ hành nghề y - dược, việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; phòng, chống kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Kiểm soát chặt chẽ các quy định về niêm yết, bán theo giá niêm yết đối với những mặt hàng dược phẩm..
5. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo lực lượng công an các cấp phát hiện, bắt giữ, điều tra, xác minh làm rõ đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu trên địa bàn tỉnh; phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc xử lý những vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu theo quy định.
b) Tiến hành các kế hoạch, biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, điều tra, phát hiện đấu tranh ngăn chặn đối với tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng giả và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
c) Phối hợp, chỉ đạo lực lượng Công an các cấp phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện, dừng, bắt giữ phương tiện vận chuyển hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại, hàng giả trên các tuyến đường bộ, đường sắt và đường thủy thuộc địa bàn tỉnh.
6. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
Có trách nhiệm phối hợp với các ngành, cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các cơ sở sản xuất, buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép có liên quan đến vật tư, hàng hóa, phương tiện và con người do quân đội quản lý.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; các văn bản liên quan trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, sở hữu trí tuệ theo lĩnh vực ngành quản lý; các hoạt động đánh giá sự phù hợp liên quan đến giám định, thử nghiệm hàng hóa phục vụ cho công tác chống hàng giả và gian lận thương mại.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra để xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, sở hữu trí tuệ theo lĩnh vực ngành quản lý.
c) Chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ kịp thời cho việc kiểm tra, thử nghiệm, giám định về đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa làm cơ sở cho việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong việc nhận, gửi, chuyển phát thư, kiện, gói hàng hóa qua mạng bưu chính; xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm được nhập khẩu, xuất bản, in và phát hành trái phép.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, sử dụng các thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin.
c) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng công tác tuyên truyền đối với cơ quan thông tấn, báo chí; phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã dành thời lượng thông tin tuyên truyền về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đến nhân dân. Tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; những tác động xấu đối với kinh tế - xã hội của hành vi buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại.
9. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
10. Kho bạc Nhà nước tỉnh
Tổ chức kiểm soát, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, chi từ các hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
11. Cục Thuế tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế và giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật về thuế; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp chống thất thu ngân sách; quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm các đối tượng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng; chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng ở các sở, ngành, địa phương trong phòng, chống gian lận về thuế, xử lý các hành vi vi phạm về thuế, về việc in, phát hành, sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo thẩm quyền.
12. Chi cục Hải quan
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận trong khai báo hải quan và các hành vi vi phạm pháp luật hải quan. Đồng thời có trách nhiệm phối hợp kịp thời với cơ quan Công an, Quản lý thị trường trong phát hiện, điều tra, xác minh, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật hải quan ngoài phạm vi, địa bàn hoạt động của Chi cục.
13. Đài Phát thanh và Truyền hình
a) Tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin bài, các chuyên mục, chuyên đề về tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, tổ chức thị trường và công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để nâng cao nhận thức cho nhân dân.
b) Phối hợp với các cơ quan chức năng kịp thời đưa tin những trường hợp vi phạm bị phát hiện, xử lý; cảnh báo, định hướng cho nhân dân trong việc mua sắm, tiêu dùng và tuyên truyền, phát động quần chúng nhân dân tích cực hỗ trợ các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
14. Các sở, ngành khác
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức việc quản lý sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, phòng, chống các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, nhằm ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng giao lưu hàng hàng hóa.
1. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh và của các sở, ngành thuộc tỉnh về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn.
2. Chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc quyền quản lý thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn trong việc chấp hành các qui định của pháp luật; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và buôn bán hàng giả theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc tổ chức quản lý thị trường, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn.
4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn.
5. Chỉ đạo, tổ chức phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh trái phép. Đồng thời tổ chức tốt thị trường trên địa bàn nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hóa theo quy định của pháp luật.
6. Kiến nghị kịp thời các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
7. Bố trí kinh phí, đảm bảo điều kiện làm việc để thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa phương theo quy định.
8. Chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều ngành thuộc thẩm quyền quản lý tại địa phương trong công tác đấu tranh chống gian lận thương mại và hàng giả
NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Căn cứ chỉ đạo của Ban chỉ đạo 389 tỉnh, bám sát tình hình thực tiễn và theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện hoặc chỉ đạo các lực lượng có chức năng phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc phạm vi quản lý chủ động xác lập quan hệ phối hợp hoạt động trong việc:
1. Xây dựng kế hoạch, phương án công tác trong đó phân định rõ phạm vi trách nhiệm quản lý và hoạt động, các biện pháp quản lý theo ngành, lĩnh vực, địa bàn; những vấn đề có liên quan đến ngành hoặc địa phương khác cần có sự trao đổi, bàn bạc thống nhất với các cơ quan có liên quan.
2. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục, tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
3. Phát hiện, thu thập trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu gồm:
a) Thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong ngành và trên địa bàn, dự báo tình hình thị trường, cung cầu hàng hóa, giá cả; kết quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong từng giai đoạn. Trong trường hợp có những vấn đề đột xuất, phức tạp thì kịp thời báo cáo về Ban chỉ đạo 389 tỉnh (qua Chi cục Quản lý thị trường cơ quan thành viên Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo) để thông báo cho các sở, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý;
b) Thông tin về những quy định mới của pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu, chính sách quản lý đối với từng ngành hàng, mặt hàng, chính sách lưu thông hàng hóa trong nước...;
c) Thông tin về tình hình vi phạm pháp luật, quy luật, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng vi phạm; về các tổ chức đường dây, ổ nhóm, các tuyến, địa bàn trọng điểm liên quan đến buôn lậu, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi gian lận thương mại khác;
d) Thông tin về quy trình kiểm tra, xử lý mang tính nghiệp vụ của các ngành, địa phương; thông tin về những khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm của từng ngành, từng địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi gian lận thương mại khác;
đ) Thông tin về kỹ thuật phòng, chống và các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kỹ thuật có thể áp dụng khi các cơ quan chức năng thi hành nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
e) Các thông tin, tài liệu khác theo đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
4. Tổ chức thanh tra, điều tra, kiểm tra, kiểm soát, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm về buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại, gồm:
a) Tổ chức lực lượng kiểm tra, phương tiện để ngăn chặn; tư vấn, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn để xử lý vụ việc theo yêu cầu;
b) Phối hợp trong quá trình điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và theo quy định của pháp luật;
c) Khi xử lý vụ việc phải có sự thống nhất giữa các bên tham gia; hoạt động kiểm tra, kiểm soát không được chồng chéo, trùng lặp, kéo dài thời gian, gây phiền hà, khó khăn cho đối tượng được kiểm tra;
d) Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát nếu phát hiện tổ chức, cá nhân được kiểm tra, kiểm soát có những hành vi vi phạm mà không thuộc phạm vi, chức năng, thẩm quyền xử lý của mình, thì đơn vị kiểm tra, kiểm soát thông báo và chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật;
đ) Khi cần thiết Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và quyết định tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành để phối hợp kiểm tra và giao cho cơ quan có chức năng, thẩm quyền xử lý vi phạm chủ trì phối hợp liên ngành. Cơ quan chủ trì, phối hợp kiểm tra liên ngành chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Các cơ quan tham gia hỗ trợ lực lượng chuyên môn, phương tiện trong quá trình kiểm tra và xử lý các vụ việc có tính chất phức tạp;
e) Trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh chủ trì tổ chức sự phối hợp để xem xét biện pháp xử lý. Trường hợp ở cấp huyện, thành phố thì chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chủ trì tổ chức phối hợp để xử lý;
5. Đề xuất, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, pháp luật khi phát sinh có những vấn đề mới trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả và hành vi gian lận thương mại khác để các sở, ngành liên quan đề xuất các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước.
6. Phối hợp trong công tác tuyên truyền
a) Tuyên truyền, phát động quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh chống các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
7. Phối hợp với các doanh nghiệp, hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hà Nam trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị phối hợp
1. Thực hiện đầy đủ, đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, nguyên tắc các chương trình, kế hoạch phương án phối hợp đã tham gia ký kết với các đơn vị phối hợp.
2. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất với Ban chỉ đạo 389 tỉnh về tình hình thị trường, công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của đơn vị, địa phương mình.
3. Tham gia phối hợp kiểm tra liên ngành khi cần thiết; trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của đơn vị chủ trì thì đơn vị được yêu cầu phối hợp phải hỗ trợ, tạo điều kiện, tăng cường lực lượng, phương tiện kịp thời ngăn chặn, xử lý các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
4. Tham dự các phiên họp do sở, ngành, địa phương chủ trì triệu tập và chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho phiên họp theo yêu cầu.
5. Tham gia xử lý các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có liên quan đến trách nhiệm của đơn vị mình đảm bảo khách quan, đúng quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm trong chỉ đạo công tác phối hợp
1. Trách nhiệm chỉ đạo của Ban chỉ đạo 389 tỉnh
a) Chỉ đạo, tổ chức, điều hành hoạt động trong việc phối hợp công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh
b) Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, các giải pháp phòng ngừa đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện; giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều sở, ngành, địa phương thuộc tỉnh.
c) Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh, báo báo đầy đủ, kịp thời với Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo 389 quốc gia theo quy định.
d) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan về biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
đ) Chỉ đạo tổ chức việc phối hợp kiểm tra liên ngành khi cần thiết.
e) Tổ chức vận động nhân dân cam kết không tham gia, không tiếp tay cho hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại.
g) Đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chỉ đạo xử lý tập thể, cá nhân có biểu hiện bao che, bảo kê, thông đồng, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
2. Trách nhiệm của các sở, ngành có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
a) Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, phương án phối hợp với các sở, ngành, cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với lĩnh vực, địa bàn được phân công.
b) Theo dõi đôn đốc các đơn vị thuộc sở, ngành mình phối hợp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều sở, ngành, địa phương thuộc lĩnh vực sở, ngành mình phụ trách.
c) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về các chủ trương và biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực sở, ngành mình phụ trách.
d) Phối hợp kiểm tra liên ngành khi cần thiết; trường hợp khẩn cấp được yêu cầu các cơ quan có liên quan tăng cường lực lượng, phương tiện để kịp thời ngăn chặn, bắt giữ các vụ việc buôn lậu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách.
3. Trách nhiệm chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong phối hợp
a) Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình công tác, kế hoạch, phương án, kiểm soát phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
b) Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa phương, báo cáo đầy đủ, kịp thời về Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (qua Chi cục Quản lý thị trường cơ quan thành viên Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo)
c) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành liên quan về các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mình.
d) Chỉ đạo tổ chức việc phối hợp kiểm tra liên ngành khi cần thiết
đ) Chỉ đạo, tổ chức vận động nhân dân cam kết không tham gia, không tiếp tay cho hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn phụ trách.
Điều 9. Sơ kết, tổng kết; báo cáo và khen thưởng, kỷ luật
1. Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả và chế độ báo cáo
a) Các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác phối hợp theo Quy chế này và tổng hợp vào báo cáo kết quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả gửi về Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (qua Chi cục Quản lý thị trường cơ quan thành viên Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo 389/TW theo quy định.
b) Hình thức sơ, tổng kết
- Ban chỉ đạo 389 tỉnh sơ kết, tổng việc thực hiện các nội dung phối hợp hoạt động theo quy định của Quy chế này
- Các sở, ngành, địa phương tổ chức sơ kết, tổng kết công tác phối hợp theo các mối quan hệ phối hợp theo chức năng hoặc đã tham gia ký kết
2. Khen thưởng, kỷ luật
a) Khen thưởng
Tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phối hợp, thực thi nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
b) Kỷ luật
Tập thể, cá nhân vi phạm Quy chế này bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Quy chế này, Giám đốc các Sở; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cụ thể hàng năm, trong đó có nội dung quan hệ phối hợp để chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực ngành, địa phương, cơ quan mình phụ trách.
Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị chủ động phản ảnh bằng văn bản về Ban chỉ đạo 389 tỉnh (qua Chi cục Quản lý thị trường cơ quan thành viên Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo) để tổng hợp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.
Quyết định 41/2016/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Số hiệu: | 41/2016/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Nam |
Người ký: | Nguyễn Xuân Đông |
Ngày ban hành: | 18/10/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 41/2016/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Chưa có Video