THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2005/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2005 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại tại tờ trình số 0135/TM-XNK ngày 27
tháng 01 năm 2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về cấp phép nhập khẩu hàng hóa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2005. Bộ trưởng các Bộ: Thương mại, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Văn hóa - Thông tin, Y tế, Bưu chính, Viễn thông, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Hải quan và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền cấp phép nhập khẩu hàng hóa chịu trách nhiệm rà soát để điều chỉnh xong trước ngày 01 tháng 9 năm 2005 các văn bản hướng dẫn về nhập khẩu hàng hóa thuộc phạm vi của Bộ, ngành mình phù hợp với các quy định tại Quy chế về cấp phép nhập khẩu hàng hóa kèm theo Quyết định này.
|
Vũ Khoan (Đã ký) |
VỀ CẤP PHÉP NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ)
Quy chế này quy định các nguyên tắc cơ bản, hình thức, thủ tục cấp phép nhập khẩu hàng hóa của các cơ quan cấp phép nhập khẩu đối với đối tượng nhập khẩu những hàng hóa thuộc diện quản lý nhập khẩu theo giấy phép.
1. "Thủ tục cấp phép nhập khẩu" là quy trình, thủ tục có liên quan đến việc cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa, từ thủ tục về hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu đến quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ và ra quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu.
2. "Cơ quan cấp phép nhập khẩu" là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
3. "Đối tượng đề nghị cấp phép nhập khẩu" là các tổ chức, cá nhân được quyền nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật.
4. "Cấp giấy phép nhập khẩu tự động" là hình thức cấp phép được áp dụng trong những điều kiện cụ thể nhưng không nhằm gây hạn chế việc nhập khẩu và trong đó hồ sơ đề nghị cấp phép được chấp thuận phù hợp với các quy định tại Điều 4 Quy chế này.
5. "Cấp giấy phép nhập khẩu không tự động" là hình thức cấp phép nhập khẩu ngoài phạm vi cấp giấy phép nhập khẩu tự động.
6. "Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý nhập khẩu theo giấy phép" do Thủ tướng Chính phủ quy định cho từng thời kỳ, trừ danh mục hàng hóa thuộc diện cấp giấy phép nhập khẩu tự động.
Điều 3. Nguyên tắc cấp phép nhập khẩu
1. Minh bạch hóa thủ tục cấp phép nhập khẩu
a) Việc cấp phép nhập khẩu phải được quy định đơn giản, minh bạch và khách quan.
b) Cơ quan cấp phép nhập khẩu phải thông báo cụ thể những tài liệu, thông tin cần có trong hồ sơ đề nghị cấp phép để đối tượng đề nghị cấp phép biết, thực hiện. Mọi quy định, thông tin liên quan đến thủ tục đề nghị cấp phép nhập khẩu, bao gồm điều kiện để tổ chức, cá nhân được quyền nộp hồ sơ đề nghị cấp phép; cơ quan cấp phép; danh mục hàng hóa thuộc diện cấp phép nhập khẩu phải được đăng Công báo chậm nhất là hai mươi mốt ngày (21 ngày) trước khi các quy định đó có hiệu lực pháp lý, đồng thời phải được đăng tải trên trang web của cơ quan cấp phép nhập khẩu và niêm yết công khai tại cơ quan cấp phép đó. Mọi trường hợp ngoại lệ hoặc thay đổi quy định liên quan đến thủ tục cấp phép nhập khẩu hoặc danh mục mặt hàng thuộc diện cấp phép nhập khẩu đều phải được công bố theo cách thức và trong thời hạn nêu trên.
2. Thủ tục nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu và thủ tục gia hạn giấy phép nhập khẩu
a) Đối tượng đề nghị cấp phép nhập khẩu chỉ phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu tới một cơ quan. Trong trường hợp nhất thiết phải tiếp cận nhiều cơ quan thì số cơ quan này không được quá ba (3) cơ quan.
b) Thủ tục nộp hồ sơ đề nghị hoặc thủ tục gia hạn giấy phép nhập khẩu (nếu có) phải được quy định đơn giản, rõ ràng. Hạn nộp hồ sơ (nếu có), phải được quy định tối thiểu là hai mươi mốt ngày (21 ngày) trước khi hết hạn nộp hồ sơ và có thể được gia hạn trong trường hợp cơ quan cấp phép nhập khẩu chưa nhận đủ số hồ sơ trong thời hạn này. Nội dung đề nghị cấp phép nhập khẩu hoặc gia hạn giấy phép nhập khẩu cần được quy định đơn giản, rõ ràng.
c) Cơ quan cấp phép nhập khẩu không được từ chối hồ sơ đề nghị cấp phép vì những sai sót nhỏ về thông tin, với điều kiện những sai sót này không làm thay đổi những nội dung quan trọng và cơ bản của hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu. Trong trường hợp có sai sót hoặc nhầm lẫn trong tài liệu hoặc thủ tục, cơ quan cấp phép nhập khẩu có thể có thông báo nhắc nhở hoặc cảnh cáo ở mức độ phù hợp, nếu những sai sót hoặc nhầm lẫn này không nhằm mục đích gian lận hoặc do quá cẩu thả.
d) Trong trường hợp việc cấp phép nhập khẩu bị từ chối, cơ quan cấp phép phải công bố rõ lý do.
đ) Không được từ chối việc thông quan hàng nhập khẩu đã được cấp phép chỉ vì có sự khác biệt nhỏ về giá trị, số lượng hay trọng lượng so với con số ghi trên giấy phép do sự chênh lệch phát sinh trong quá trình giao hàng, do tính chất của việc xếp dỡ hàng rời và những khác biệt nhỏ khác phù hợp với thực tiễn thương mại bình thường.
e) Việc tiếp cận ngoại hối để tiến hành nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép được áp dụng bình đẳng như đối với hàng hóa nhập khẩu không chịu sự điều chỉnh của giấy phép nhập khẩu và phải phù hợp với quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Điều 4. Cấp phép nhập khẩu tự động
Việc cấp phép nhập khẩu tự động, ngoài việc thực hiện theo các nguyên tắc chung tại Điều 3 Quy chế này, còn phải thực hiện theo các quy đinh sau :
1. Mọi đối tượng đề nghị cấp phép nhập khẩu nếu đáp ứng được các yêu cầu pháp lý liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa thuộc diện cấp giấy phép nhập khẩu tự động đều được nộp hồ sơ và được cấp giấy phép nhập khẩu tự động.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu tự động được nộp cho cơ quan cấp phép trước khi hàng hóa được thông quan.
3. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu tự động hợp lệ được cơ quan cấp phép nhập khẩu chấp thuận ngay sau một khoảng thời gian hợp lý về mặt thủ tục hành chính, nhưng tối đa không quá mười ngày (10 ngày) làm việc, kể từ khi nhận được bộ hồ sơ hợp lệ; hàng hoá chỉ được thông quan sau khi có giấy phép nhập khẩu tự động.
Quy định về bộ hồ sơ hợp lệ do cơ quan cấp phép công bố rõ ràng, cụ thể theo cách thức quy định tại Điều 3 Quy chế này.
4. Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Thương mại, căn cứ tình hình và nhu cầu thực tế và sau khi trao đổi với các cơ quan hữu quan, công bố hoặc điều chỉnh Danh mục hàng hoá nhập khẩu theo giấy phép tự động và việc cấp phép nhập khẩu loại hàng hoá này. Trong trường hợp không cần thiết, việc áp dụng giấy phép nhập khẩu tự động phải được bãi bỏ ngay.
Điều 5. Cấp phép nhập khẩu không tự động
Việc cấp phép nhập khẩu không tự động ngoài việc thực hiện theo các nguyên tắc tại Điều 3 Quy chế này còn phải thực hiện theo các quy định sau :
1. Trong trường hợp giấy phép được sử dụng để quản lý hạn ngạch nhập khẩu hoặc để thực hiện các biện pháp quản lý nhập khẩu khác thì giấy phép không được tạo thêm trở ngại đối với hàng nhập khẩu. Thủ tục cấp phép nhập khẩu không tự động được quy định phù hợp về quy mô và thời hạn áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu và không gây phức tạp để thực thi biện pháp quản lý nhập khẩu đó.
2. Trong trường hợp việc cấp phép không nhằm mục đích hạn chế số lượng, cơ quan cấp phép công bố cơ sở của việc cấp phép nhập khẩu để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được biết.
3. Trường hợp hạn ngạch nhập khẩu được phân bổ theo nước cung cấp, cơ quan cấp phép nhập khẩu của Việt Nam phải công bố kịp thời tổng số lượng hạn ngạch đối với hàng hóa nhập khẩu tính theo số lượng hoặc trị giá, thời gian bắt đầu và kết thúc việc cấp hạn ngạch để Chính phủ các nước cung cấp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được biết.
4. Mọi đối tượng đề nghị cấp phép nhập khẩu đều bình đẳng trong việc nộp hồ sơ và trong quá trình xem xét để được cấp phép. Trường hợp đối tượng nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu bị từ chối cấp phép thì cơ quan cấp phép nhập khẩu phải thông báo lý do không chấp thuận; đối tượng đề nghị cấp phép được quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép và đề nghị cơ quan này xem xét lại việc từ chối cấp phép theo các quy định của pháp luật về cấp phép nhập khẩu.
5. Nếu việc cấp phép nhập khẩu được thực hiện theo nguyên tắc hồ sơ nộp trước được xét trước thì trừ những trường hợp ngoại lệ vì lý do bất khả kháng, thời gian xem xét hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu không được vượt quá ba mươi ngày (30 ngày), kể từ khi cơ quan quản lý nhập khẩu nhận được bộ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cơ quan quản lý nhập khẩu xét tất cả các hồ sơ đồng thời thì thời hạn xem xét không được vượt quá sáu mươi ngày (60 ngày), kể từ ngày hết hạn nộp sồ sơ đã công bố.
6. Thời hạn hiệu lực của giấy phép phải hợp lý, không được quá ngắn đến mức việc nhập khẩu trở nên không khả thi. Thời hạn hiệu lực cũng không được quy định ở mức loại trừ việc nhập khẩu từ những nguồn hàng xa, trừ trường hợp cần phải đưa hàng hóa về ngay để đáp ứng những yêu cầu ngắn hạn ngoài dự kiến.
7. Các cơ quan quản lý nhập khẩu không được ngăn cản việc nhập khẩu phù hợp với nội dung giấy phép nhập khẩu cũng như việc sử dụng hết hạn ngạch đã được cấp.
8. Khi cấp phép nhập khẩu, các cơ quan quản lý nhập khẩu cần lưu ý đến nguyện vọng của đối tượng đề nghị được cấp giấy phép với số lượng hợp lý, và phù hợp thực tiễn kinh doanh.
9. Khi cấp phép nhập khẩu, cơ quan quản lý nhập khẩu cần xây dựng quy trình xem xét quá trình hoạt động nhập khẩu của đối tượng đề nghị cấp phép và thành tích thực hiện các giấy phép nhập khẩu được cấp trong một khoảng thời gian trước đó (tối đa là 02 năm). Trường hợp các giấy phép này không được thực hiện đầy đủ, cơ quan quản lý nhập khẩu sẽ điều tra nguyên nhân để xem xét và cân nhắc khi cấp giấy phép nhập khẩu mới. Cơ quan quản lý nhập khẩu cũng cần xem xét các nguyên tắc, quy định hiện hành và thực tiễn kinh doanh của ngành hàng liên quan để việc phân bổ hạn ngạch và việc cấp giấy phép cho các nhà nhập khẩu mới được thực hiện một cách hợp lý.
10. Trường hợp hạn ngạch nhập khẩu được phân bổ theo giấy phép không gắn với điều kiện về nước cung cấp hàng hóa thì đối tượng được cấp phép có quyền lựa chọn nguồn cung ứng. Nếu hạn ngạch nhập khẩu có gắn với điều kiện về nước cung cấp hàng hóa thì giấy phép nhập khẩu phải ghi rõ nước hoặc những nước mà đối tượng được phép nhập khẩu hàng về Việt Nam.
2. Bộ Thương mại chủ trì giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Quy chế này của các Bộ, ngành hữu quan; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý những trường hợp hướng dẫn và thực hiện không phù hợp Quy chế này và nhưng vấn đề vượt thẩm quyền các Bộ, ngành liên quan; là cơ quan đầu mối cung cấp thông tin về cấp phép nhập khẩu tới ủy ban về cấp phép nhập khẩu của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các nước thành viên WTO phù hợp với các nghĩa vụ thông báo tại Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu của WTO khi Việt Nam là thành viên của tổ chức này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.41/2005/QD-TTg |
Hanoi, March 02, 2005 |
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON GOODS IMPORT LICENSING
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the
Government dated December 25, 2001;
At the proposal of the Minister of Trade in Report
No. 0135/TM-XNK dated January 27, 2005,
DECIDES:
Article 1. To issue together with this Decision the Regulation on goods import licensing.
Article 2. This Decision takes effect as from September 1, 2005. The Ministers of Trade; Industry; Agriculture and Rural Development; Fisheries; Culture and Information; Health; Post and Telematics; and Finance, the State Bank of Vietnam, the General Department of Customs and other State agencies competent to license goods import shall have to revise and adjust documents guiding the import of goods under their respective management before September 1, 2005, so as to make them suit the provisions of the Regulation on goods import licensing, issued together with this Decision.
Article
3. The ministers, the heads of the
ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and
the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall have to
implement this Decision.
...
...
...
ON GOODS IMPORT LICENSING
(Issued together with the Prime
Minister’s Decision No. 41/2005/QD-TTg dated March 2, 2005)
Chapter I
Article 1. Scope of regulation
This Regulation prescribes basic principles, forms and procedures for goods import licensing by import-licensing agencies for subjects importing goods subject to import management under licenses.
Article 2. Interpretation of terms
1. ''Import licensing procedures'' mean processes and procedures related to goods import licensing, from the procedures on dossiers of application for import licenses to the process of receiving and processing dossiers and making decisions by agencies with import licensing competence.
2. ''Import-licensing agencies'' mean the State agencies with import licensing competence according to law provisions.
3. ''Applicants for import licenses'' mean organizations and individuals entitled to import goods according to law provisions.
...
...
...
5. ''Non-automatic import licensing'' means a licensing form beyond the scope of automatic import licensing.
6. ''Import goods subject to management under licenses'' shall be prescribed by the Prime Minister for each period, except for those on the list of goods subject to automatic import licensing.
Article 3. Import licensing principles
1. To clarify import-licensing procedures
a) The import licensing must be prescribed in a simple, transparent and objective manner.
b) Import-licensing agencies must notify concretely documents and information to be included in the dossiers of application for import licenses for the license applicants to know and implement. All regulations and information related to the procedures of application for import licenses, including conditions for organizations and individuals to be entitled to submit dossiers of application for licenses; licensing agencies; lists of goods subject to import licensing must be published in the Official Gazette within twenty one (21) days before such regulations take legal effect, and at the same time, be published on the websites of import-licensing agencies and posted up at such agencies' offices. All exceptional cases or changes in regulations related to import licensing procedures or lists of goods items subject to import licensing must be announced in the above-said ways within the above-said time limit.
2. Procedures for submission of dossiers of application for import licenses and procedures for extension of import licenses
a) The applicants for import licenses shall have to submit dossiers therefor to only one agency. In cases where it is necessary to contact with many agencies, the number of such agencies must not exceed three (3).
b) Procedures for submission of dossiers of application for import licenses or procedures for extension thereof (if any) must be prescribed in a simple and clear manner. The time limit for submission of dossiers (if any) shall be prescribed to be at least twenty one (21) days and may be extended in cases where import-licensing agencies have not yet fully received the dossiers within such time limit. The contents of the applications for import licenses or for extension thereof must be prescribed in a simple and clear manner.
...
...
...
d) In case of refusal to license import, the licensing agencies must clearly state the reasons therefor.
e) It is not allowed to refuse the customs clearance for licensed import goods only for reasons of little disparities in their value, quantity or weight as compared to the figures inscribed in licenses, which have arisen in the course of goods delivery, or for reasons of the nature of goods loading and unloading as well as other little disparities compatible to normal trade practices.
f) The access to foreign exchange for the import of goods under licenses shall apply on an equal footing with goods imported without import licenses and compatible with current regulations on foreign exchange management.
IMPORT LICENSING FORMS
Article 4. Automatic import licensing
Apart from the general principles prescribed in Article 3 of this Regulation, the automatic import licensing must also comply with the following provisions:
1. All applicants for import licenses, if meeting the legal requirements on import of goods eligible for automatic import licensing, may submit dossiers therefor and be licensed automatically.
2. Dossiers of application for automatic import licensing shall be submitted to licensing agencies before goods are cleared from customs procedures.
3. Valid dossiers of application for automatic import licensing shall be approved by licensing agencies right after a reasonable period of time in terms of administrative procedures, which, however, must not exceed ten (10) working days after receiving the valid dossier sets; the customs clearance shall be effected only after the issuance of automatic import licenses.
...
...
...
4. The Prime Minister authorizes the Minister of Trade to, on the basis of the practical situation and demands and after consulting with concerned agencies, announce or adjust lists of goods imported under automatic import licenses and the grant of import licenses for such goods. In cases where the automatic import licensing is no longer necessary, it must be immediately annulled.
Article 5. Non-automatic import licensing
Apart from the principles prescribed in Article 3 of this Regulation, the non-automatic import licensing must comply with the following provisions:
1. In cases where licenses are used for the management of import quotas or for the performance of other import management measures, they must not cause further obstacles to import goods. The procedures for non-automatic import licensing shall be prescribed in compatibility with the scope and time limit of application of import management measures and must not complicate the application of such import management measures.
2. In cases where the licensing does not aim to restrict goods quantity, licensing agencies shall announce grounds for import licensing for domestic as well as foreign organizations and individuals to know.
3. In cases where import quotas are allocated according to supplying countries, the import-licensing agencies of Vietnam must announce in time the total volume of import quotas calculated according to import goods' quantity or value, time of commencement and completion of quota allocation for the Governments of supplying countries, domestic as well as foreign organizations and individuals to know.
4. All applicants for import licenses are equal in the submission of dossiers as well as in the process of consideration for licensing. In cases where subjects submitting dossiers of application for import licenses are refused, the import-licensing agencies must clearly state the reasons therefor; license applicants may lodge complaints to agencies with licensing competence, requesting such agencies to review the refusal according to the law provisions on import licensing.
5. In cases where the import licensing is carried out on the principle that dossiers, which are submitted first shall be considered first, the time limit for consideration of dossiers of application for import licenses must not exceed thirty (30) days after import management agencies receive valid dossier sets, except for exceptional cases due to force majeure events. In cases where import management agencies consider all dossiers concurrently, the time limit for consideration thereof must not exceed sixty (60) days after the announced deadline for submission of dossiers.
6. The valid duration of licenses must be reasonable, being not so short that the importation becomes infeasible. The valid duration must not be prescribed at such levels that exclude the import of goods from far sources, except for cases where goods must be brought into the country immediately in order to satisfy unexpected short-term demands.
...
...
...
8. When licensing import, import management agencies should pay attention to license applicants' desires so as to grant licenses with reasonable quantity and in compatibility with their business practice.
9. When licensing import, import management agencies need to formulate the procedures for considering import activities of license applicants and achievements recorded in implementing the granted import licenses recently (2 years at most).
In cases where such import licenses have not yet been fulfilled, import management agencies shall investigate into the reasons therefor so as to consider the grant of new licenses. Import management agencies shall also have to consider current principles and regulations and practical trading of concerned commodity lines so as to allocate quotas and grant import licenses to new importers in a reasonable manner.
10. In cases where import quotas are allocated according to licenses not under conditions on goods-supplying countries, licensed subjects shall have the right to select supplying sources. If import quotas are allocated under conditions on goods-supplying countries, the import licenses must be clearly inscribed with country(ies) from which the licensed subjects may import goods into Vietnam.
Chapter III
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 6. Implementation organization
1. The Ministries of Industry; Agriculture and Rural Development; Fisheries; Culture and Information; Health; Post and Telematics; and Finance, the State Bank of Vietnam, the General Department of Customs and other State agencies with import licensing competence shall have to supply relevant information to, and coordinate with the Ministry of Trade in supervising the implementation of this Regulation.
2. The Ministry of Trade shall supervise and sum up the situation of implementation of this Regulation by concerned ministries and branches; report to the Prime Minister for handling cases of guidance and implementation in contravention of this Regulation as well as matters falling beyond competence of concerned ministries and branches; and act as coordinating body supplying information on import licensing to the Committee for Import Licensing of the World Trade Organization (WTO) and WTO member countries in accordance with the obligations prescribed in the WTO Agreement on Import Licensing Procedures once Vietnam becomes member of this organization.
;Quyết định 41/2005/QĐ-TTg về Quy chế về cấp phép nhập khẩu hàng hoá do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 41/2005/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Vũ Khoan |
Ngày ban hành: | 02/03/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 41/2005/QĐ-TTg về Quy chế về cấp phép nhập khẩu hàng hoá do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video