ỦY BAN DÂN
TỘC |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 330/QĐ-UBDT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2023 |
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Nghị định số 66/2022/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 782/QĐ-UBDT ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban Dân tộc về việc Hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 487/QĐ-UBDT ngày 26/7/2022 của Ủy ban Dân tộc Ban hành kế hoạch, nhiệm vụ, nội dung thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5 Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ các cấp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính; Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền; Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc; Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM
|
ĐỀ ÁN
CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025
MỤC LỤC
I. QUAN ĐIỂM
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
1. Phạm vi và thời gian thực hiện
2. Đối tượng thực hiện
IV. NHIỆM VỤ
1. Nhiệm vụ 1: Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo
2. Nhiệm vụ 2: Xây dựng Cổng thông tin thành phần Chương trình
3. Nhiệm vụ 3: Xây dựng Hệ thống họp trực tuyến
4. Nhiệm vụ 4: Xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu chuyên gia
5. Nhiệm vụ 5: Tổ chức các hoạt động Hội nghị, Hội thảo, Tập huấn
V. GIẢI PHÁP
1. Chuyển đổi nhận thức
2. Kiến tạo thể chế
a) Xây dựng Kiến trúc tổng thể hệ thống
b) Xác định chuẩn hóa quy trình quản lý
c) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách;
3. Phát triển nguồn nhân lực
4. Triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số
5. Xây dựng các hạng mục hạ tầng CNTT và quản trị, vận hành
6. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng
7. Huy động nguồn lực triển khai Đề án
VI. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban Dân tộc
2. Các Bộ, ngành có liên quan
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT |
Ký hiệu chữ viết tắt |
Chữ viết đầy đủ |
1 |
Chương trình |
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 |
2 |
Văn phòng điều phối CTMTQG |
Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 |
3 |
CĐS |
Chuyển đổi số |
4 |
CNTT |
Công nghệ thông tin |
5 |
HTTT |
Hệ thống thông tin |
6 |
CSDL |
Cơ sở dữ liệu |
7 |
NDXP |
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia |
8 |
LGSP |
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dùng chung cấp bộ/ cấp tỉnh |
9 |
UBDT |
Ủy ban Dân tộc |
10 |
UBND |
Ủy ban nhân dân |
11 |
Đề án |
Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 |
12 |
Quyết định 1719/QĐ-TTg |
Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số vá miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 |
CHUYỂN
ĐỔI SỐ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN
NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm
theo Quyết định số /QĐ-UBDT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban
Dân tộc)
1. Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số. Sự vào cuộc của cả hệ thống các cơ quan triển khai Chương trình, đặc biệt là người đứng đầu; hành động đồng bộ từ trung ương đến địa phương và sự tham gia của các tổ chức liên quan, người dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.
2. Chuyển đổi số là động lực, công cụ để nâng cao hiệu quả của Chương trình trong toàn bộ hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổng hợp, báo cáo, truyền thông và giám sát, đánh giá. Chuyển đổi số là bắt buộc, mang tính mặc định.
3. Dữ liệu số của Chương trình là tài nguyên quan trọng, được chia sẻ một cách tối đa trong hệ thống các cơ quan quản lý, tổ chức triển khai Chương trình theo quy định của pháp luật.
4. Minh bạch hóa, tạo môi trường tiếp cận nhằm tăng cường sự tham gia, giám sát chủ động của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các tổ chức chính trị - xã hội trong suốt quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
5. Đẩy mạnh hợp tác, xã hội hóa nhằm huy động, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ; các tổ chức Quốc tế, phi Chính phủ có kinh nghiệm, nguồn lực trong lĩnh vực chuyển đổi số để triển khai hiệu quả nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu của Đề án.
1. Mục tiêu chung
- Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá các sản phẩm địa phương cho bạn bè trong nước và thế giới.
- Nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong triển khai Chương trình. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc và tổ chức quản lý, tổ chức Chương trình từ trung ương đến địa phương.
- Triển khai áp dụng công nghệ số, dữ liệu số nhằm đổi mới và tăng cường hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình.
- Đổi mới phương pháp, chuyển đổi số trong truyền thông, tuyên truyền cho Chương trình. Nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình các cấp.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- 100% các cơ quan quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp trung ương đến cấp xã được triển khai hệ thống thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá;
- 100% việc báo cáo định kỳ, báo cáo giám sát, báo cáo tổng hợp, hệ thống chỉ tiêu Chương trình được thực hiện trên môi trường số đồng bộ từ trung ương tới địa phương, hướng tới thay thế các báo cáo truyền thống;
- 100% các cơ quan, tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp trung ương đến cấp xã được thông tin tự động về các nội dung, nhiệm vụ và kết quả triển khai;
- Thiết lập và công bố các bộ dữ liệu mở về kết quả triển khai, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình để công khai cho các tổ chức, người dân;
- Phấn đấu 100% các dữ liệu được công bố có khả năng khai thác trên môi trường số (máy tính, điện thoại thông minh ...);
- 100% cán bộ quản lý các cấp quản lý, thực hiện Chương trình được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chia sẻ thông tin thường xuyên về kỹ năng số và ứng dụng CNTT trong xử lý tác nghiệp trên môi trường số;
- Phấn đấu các cơ quan công tác quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình từ trung ương đến địa phương được đảm bảo hạ tầng, trang bị vận hành Phòng họp trực tuyến;
- Có ít nhất 30% các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn được triển khai trên môi trường số;
- 100% các hệ thống thông tin thuộc Đề án được triển khai đầy đủ quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thông tin mạng;
- Phấn đấu 100% người có uy tín, đồng bào dân tộc thiểu số nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; được tiếp cận đầy đủ thông tin về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường; thông tin an ninh, trật tự để chủ động đảm bảo giữ gìn ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế-xã hội vùng thông qua các nhiệm vụ, dự án trong phạm vi Đề án;
- Phấn đấu từng bước đưa các lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số được bảo tồn dưới dạng cơ sở dữ liệu số hóa, đa phương tiện và được phổ biến, giới thiệu đến với cộng đồng trong và ngoài nước thông qua các nhiệm vụ, dự án trong phạm vi Đề án.
1. Phạm vi và thời gian thực hiện
a) Phạm vi: Các tỉnh, huyện, xã triển khai thực hiện Chương trình; các Bộ ngành, cơ quan quản lý, thực hiện Chương trình ở Trung ương.
b) Thời gian thực hiện: từ năm 2021 đến năm 2025.
2. Đối tượng thực hiện
a) Đối tượng thụ hưởng: Cơ quan quản lý, thực hiện Chương trình các cấp: người dân, cộng đồng dân cư trên địa bàn triển khai Chương trình: các tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Đối tượng thực hiện: Hệ thống các cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý, chỉ đạo, thực hiện Chương trình từ trung ương đến cơ sở; các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện các nội dung, hoạt động của Chương trình.
- Hệ thống hóa, thống nhất các số liệu, chỉ số thống kê, báo cáo theo từng hạng mục, nội dung cập nhật;
- Cung cấp đa dạng các loại bảng biểu, biểu đồ, phân tích,... giúp nhà quản lý dễ dàng lập các báo cáo để phân tích và thống kê dự án chi tiết;
- Báo cáo tiến độ dự án, báo cáo công việc trễ hạn, báo cáo công việc sắp phải hoàn thành, báo cáo điểm công việc (người dùng chỉ cần nhập dữ liệu vào hệ thống số tự động xuất ra các văn bản, hợp đồng, hay biểu mẫu, Hệ thống cũng tích hợp khả năng xuất dữ liệu ra file word, excel...);
- Tích hợp công cụ phân tích, hiển thị dữ liệu đa chiều, hỗ trợ hiển thị nhiều lớp dữ liệu trên bản đồ số GIS;
- Các hệ thống có nhu cầu khai thác dữ liệu mà Hệ thống thông tin báo cáo phục vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình sẽ thực hiện kết nối khai thác dữ liệu qua LGSP của đơn vị và nền tảng NDXP;
- Các hệ thống có nhu cầu khai thác dữ liệu gửi yêu cầu khai thác dữ liệu qua LGSP của đơn vị. NDXP cung cấp, gửi yêu cầu lấy token để truy cập các dịch vụ do NDXP cung cấp, NDXP tiến hành thực hiện các công việc cần thiết để tổng hợp dữ liệu tương ứng với từng dịch vụ được yêu cầu.
2. Nhiệm vụ 2: Xây dựng Cổng thông tin thành phần Chương trình
Đây là hệ thống quản lý toàn bộ nội dung liên quan đến các thông tin quản lý chung (nội dung Chương trình, địa bàn triển khai, hệ thống các cơ quan quản lý, chỉ đạo, thực hiện Chương trình...), thông tin người sử dụng;
- Xây dựng trên nền tảng Portal, tích hợp với nền tảng lõi hệ thống quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình và hệ thống thông tin báo cáo trên đa nền tảng thiết bị và đa môi trường mạng;
- Diễn đàn đối thoại (forum): trao đổi thông tin, góp ý đối thoại với cá nhân, tổ chức liên quan đến công tác dân tộc;
- Kênh truyền thông đa phương tiện trực tuyến về những tấm lòng vàng, gương điển hình tiêu biểu;
- Hệ thống quản lý về tư liệu, các hoạt động phục vụ truyền thông, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS&MN trên Cổng thông tin tuyên truyền như: các tài liệu số (hoặc điện tử), các video tuyên truyền, phóng sự tài liệu, phim tài liệu, các cuộc tọa đàm hỏi đáp chính sách, các spot âm thanh.... phục vụ công tác truyền thông và tra cứu, khai thác thông tin;
- Hệ thống quản lý và trình diễn tài liệu đào tạo, tập huấn;
- Hệ thống quản lý nội dung và giải pháp truyền thông.
- Xây dựng và vận hành Kho học liệu điện tử, Hệ thống quản lý học tập điện tử để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở thực hiện Chương trình theo quy định tại Điều 52, Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc về Hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025.
Các Trang thông tin tuyên truyền Chương trình tại các tỉnh/ thành phố tích hợp với Cổng thông tin của Chương trình để khai thác, đồng bộ dữ liệu về các văn bản, chính sách, hoạt động, báo cáo kết quả... từ Cổng thông tin về các trang thông tin. Việc tích hợp, chia sẻ dữ liệu số được thực hiện qua LGSP của đơn vị và nền tảng NDXP. Khi LGSP của đơn vị sử dụng cặp khóa (consumer_key và secret_key) do NDXP cung cấp, gửi yêu cầu lấy token để truy cập các dịch vụ do NDXP cung cấp. NDXP trả lại dữ liệu đã tổng hợp đc từ HTTT trả về dữ liệu cho LGSP để lại dữ liệu cần khai thác cho Các Trang thông tin.
3. Nhiệm vụ 3: Xây dựng Hệ thống họp trực tuyến
Đầu tư, nâng cấp hoặc thuê dịch vụ Hệ thống họp trực tuyến toàn quốc phục vụ Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG; Đường truyền chuyên biệt phục vụ Hệ thống điều hành, hệ thống thông tin phục vụ Chương trình. Triển khai đầu tư thiết bị điều khiển đa điểm (MCU) và Phòng họp trung tâm tại cơ quan chủ Chương trình (Ủy ban Dân tộc); cơ quan thường trực Chương trình cấp tỉnh, cấp huyện có nhiệm vụ đầu tư/nâng cấp/tích hợp thiết bị đầu cuối và phòng họp tại địa phương đáp ứng chuẩn kết nối theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc.
4. Nhiệm vụ 4: Xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu chuyên gia
Xây dựng các bộ cơ sở dữ liệu chuyên gia phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành và hỗ trợ triển khai các Dự án, Tiểu dự án, nội dung, hoạt động của Chương trình; Giải pháp về triển khai đồng bộ số liệu với Hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác tại một số Bộ, ngành như: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thống kê ... để tối ưu hiệu quả sử dụng cơ sở dữ liệu, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước,
5. Nhiệm vụ 5: Tổ chức các hoạt động Hội nghị, Hội thảo, Tập huấn
Tổ chức các lớp tập huấn đào tạo, Hội Nghị, Hội thảo về Chuyển đổi số và quản lý Hệ thống thông tin Chương trình MTQG DTTS&MN, nâng cao kỹ năng của cán bộ quản lý Chương trình các cấp trong ứng dụng CNTT và Chuyển đổi số các hoạt động của Chương trình.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực về chuyển đổi số cho cán bộ triển khai Chương trình và người dân:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số, gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong triển khai các hoạt động của Chương trình;
- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số: cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, video tuyên truyền, bản tin, chuyên đề, tài liệu;
- Tăng cường đào tạo tập huấn, nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho đối tượng thụ hưởng và đối tượng thực hiện Đề án.
a) Xây dựng Kiến trúc tổng thể hệ thống
Thiết kế, xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống ứng dụng và CSDL số phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình, làm nền tảng lõi cho việc tích hợp các hệ thống thông tin đã và đang triển khai:
- Phù hợp đặc điểm hệ thống tổ chức, quản lý và vận hành của Chương trình;
- Giải pháp CNTT cần phù hợp với Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam;
- Các giải pháp công nghệ thông tin này cần mang tính chất đồng bộ giữa các giải pháp phần mềm và hạ tầng phần cứng, trong đó bao gồm: Thu thập, phân tích, tổng hợp, cập nhật thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu; Quản lý kho dữ liệu phục vụ truy xuất, theo dõi và báo cáo; Phân quyền trong truy cập, xử lý dữ liệu; Công cụ cảnh báo và nhắc việc (bao gồm và không giới hạn các nhắc việc về thời điểm cần thực hiện thu thập thông tin, báo cáo, cảnh báo về kết quả chỉ số định kỳ nếu thấp hơn mục tiêu đặt ra...); Đảm bảo tính an ninh bảo mật cao trong kết nối thông tin;
- Bảo đảm tính khả thi, tính thực tiễn, dễ sử dụng và thân thiện với người dùng;
- Kết nối và đồng bộ với các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia khác;
- HTTT, CSDL của chương trình quản lý dữ liệu và chia sẻ dữ liệu của Chương trình thông qua các API được quản lý và kết nối với LGSP của UBDT;
- LGSP của UBDT sẽ kết nối với nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia NDXP để cung cấp các dịch vụ dữ liệu mà HTTT, CSDL của Chương trình qua NDXP;
- Các hệ thống khác thực hiện kết nối, tích hợp các dịch vụ dữ liệu qua nền tảng LGSP của đơn vị, kết nối với NDXP để khai thác các dịch vụ mà HTTT, CSDL của Chương trình cung cấp, chia sẻ;
- Kiến trúc tổng quan về tích hợp và chia sẻ dữ liệu của các HTTT, CSDL của chương trình phù hợp và đáp ứng theo Kiến trúc chính phủ điện tử và Khung kiến trúc Chính quyền điện tử mà các đơn vị đã ban hành.
b) Xác định chuẩn hóa quy trình quản lý
- Xác định các nội dung cần quan tâm quản lý;
- Xác định và chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu đánh giá của từng nhiệm vụ trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện Chương trình ở các cấp từ trung ương đến cơ sở;
- Phân tách vai trò tham gia và quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân trong quy trình.
c) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách:
- Thể chế hóa các quy trình quản lý thành các văn bản hướng dẫn;
- Xây dựng và ban hành quy chế, quy trình vận hành hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu số.
- Biên soạn chương trình, tài liệu tập huấn về chuyển đổi số, các tài liệu hướng dẫn áp dụng chuyển đổi số;
- Tăng cường đào tạo tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, khai thác dịch vụ số an toàn trên không gian mạng cho các cơ quan quản lý, thực hiện và cán bộ triển khai Chương trình các cấp thông qua các hội nghị, hội thảo: biên soạn và phổ biến tài liệu tập huấn …;
- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm trực tuyến và trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS&MN;
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn hướng dẫn sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS&MN;
- Hỗ trợ từ xa trong triển khai sử dụng và xử lý những vấn đề phát sinh liên quan trong quá trình triển khai Hệ thống.
4. Triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số
- Nghiên cứu triển khai thí điểm chuyển đổi số một số hoạt động của Chương trình có khả năng phát huy hiệu quả, tính lan tỏa cao được các tổ chức, cá nhân quan tâm;
- Thực hiện xây dựng thí điểm một số mô hình Chuyển đổi số trong quản lý, tổ chức, tổng hợp Chương trình MTQG DTTS&MN tại địa phương. Từ đó tạo cơ sở để nhân rộng mô hình và căn cứ triển khai cho giai đoạn tiếp theo.
5. Xây dựng các hạng mục hạ tầng CNTT và quản trị, vận hành, đào tạo, bảo trì
- Đầu tư nâng cấp hoặc thuê dịch vụ hạ tầng trang thiết bị CNTT tại cơ quan quản lý Chương trình ở trung ương và địa phương để thực hiện các nhiệm vụ phục vụ chuyển đổi số trong quản lý Chương trình:
- Đào tạo, vận hành, bảo trì, quản trị, hướng dẫn, xử lý khắc phục sự cố trực tiếp và trực tuyến các hệ thống thông tin đã triển khai[1].
6. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng
- Xây dựng cơ chế, chính sách về bảo mật, an toàn an ninh mạng:
- Xây dựng và phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai đầy đủ các phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ được phê duyệt các hệ thống thông tin thuộc Đề án;
- Tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, mô hình 04 lớp an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin thuộc dự án theo quy định;
- Thuê hoặc mua thiết bị, giải pháp, dịch vụ vận hành đảm bảo an toàn, an ninh cho các hệ thống thông tin; các trang thiết bị này được tích hợp vào các dự án thành phần theo yêu cầu thực tế.
7. Huy động nguồn lực triển khai Đề án
- Tạo điều kiện, môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin đầu tư về cơ sở hạ tầng số và kết nối mạng internet đến cấp xã, các thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hạ tầng công nghệ gắn với phát triển dịch vụ trên các lĩnh vực: Nông nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử;
- Huy động các nguồn lực tham gia thực hiện Đề án, nhất là lồng ghép hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án phát triển kinh tế-xã hội, các nguồn huy động hợp pháp từ các thành phần kinh tế và người dân thực hiện chuyển đổi số;
- Đẩy mạnh kêu gọi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực của các đối tác quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ về lĩnh vực chuyển đổi số để thực hiện thành công mục tiêu của Đề án.
1. Nguồn vốn triển khai Đề án tại các cấp được bố trí, đảm bảo từ kinh phí triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025:
- Nội dung số 1 và nội dung số 2 thuộc Tiểu dự án 2 và Tiểu dự án 3, Dự án 10: “Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình”.
- Tiểu dự án 4, Dự án 5: “Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ các cấp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025”.
2. Kinh phí quản lý, giám sát thực hiện ở các cấp: Được trích từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình của các cấp được giao hàng năm.
1. Ủy ban Dân tộc
- Chủ trì hướng dẫn các Bộ ngành, địa phương triển khai Đề án, đảm bảo thống nhất, đồng bộ các hoạt động, kết nối trong một hệ thống dùng chung;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ thực hiện Đề án cả giai đoạn 2021-2025 và hằng năm;
- Chủ trì xây dựng, tổ chức triển khai đối với các nội dung, nhiệm vụ tại Phụ lục nhiệm vụ và tiến độ Đề án chuyển đổi số trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 kèm theo Đề án này;
- Hằng năm, chủ trì xây dựng Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của Đề án bao gồm các hoạt động cụ thể và dự toán chi tiết:
- Theo dõi, giám sát, tổng hợp và định kỳ báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo TƯ các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 về tiến độ và kết quả việc triển khai thực hiện Đề án; đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung Đề án nếu cần thiết; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án;
- Thực hiện các nội dung liên quan đến công tác tuyên truyền, lồng ghép nội dung để phù hợp, tránh chồng chéo với Đề án “Tiếp tục thực hiện việc chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức, cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025”;
2. Các Bộ, ngành có liên quan
- Ứng dụng chuyển đổi số đối với các Dự án, Tiểu dự án được phân công thuộc Chương trình;
- Chủ trì, hướng dẫn các địa phương tăng cường chuyển đổi số trong thực hiện các Dự án, Tiểu dự án được phân công thuộc Chương trình;
- Báo cáo về kết quả triển khai hằng năm về Ủy ban Dân tộc;
- Phối hợp kết nối dữ liệu phục vụ chuyển đổi số về lĩnh vực được giao trong triển khai Phần mềm Hệ thống thông tin báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình thực hiện các Dự án, Tiểu dự án được phân công thuộc Chương trình.
- Cụ thể hóa các hướng dẫn, quy trình, quy phạm của Trung ương, gắn trách nhiệm của từng cấp, từng ngành trong triển khai Đề án cũng như ứng dụng chuyển đổi số cho các hoạt động của Chương trình;
- Chủ động bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để thực hiện các nội dung của Đề án;
- Chỉ đạo các cơ quan liên quan đầu tư/bố trí hệ thống máy tính phục vụ triển khai ứng dụng giám sát, đánh giá của Chương trình MTQG DTTS&MN, đáp ứng khả năng tích hợp với hệ thống của Ủy ban Dân tộc và chiết xuất báo cáo theo yêu cầu;
- Báo cáo về kết quả triển khai hàng năm về Ủy ban Dân tộc.
NHIỆM
VỤ VÀ TIẾN ĐỘ ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN
NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm
theo Quyết định số: 330/QĐ-UBDT ngày 12 tháng 5 năm 2023 của
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
TT |
Nhiệm vụ |
Phương án triển khai |
Chủ trì |
Phối hợp |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
1 |
Hệ thống thông tin báo cáo phục vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình (Hệ thống thông tin) |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
- Xây dựng phần mềm và CSDL hệ thống thông tin báo cáo - Đào tạo, vận hành, bảo trì, quản trị, hướng dẫn, xử lý khắc phục sự cố các HTTT đã triển khai |
Thuê dịch vụ CNTT |
Ủy ban Dân tộc |
Các Bộ, ngành, Địa phương có liên quan |
X |
X |
X |
1.2 |
- Nâng cấp hạ tầng trang thiết bị Hệ thống thông tin (đầu tư hạ tầng các năm đầu, các năm sau chỉ gia hạn bản quyền trang thiết bị và mua thiết bị thay thế bị hỏng và hết bảo hành) - Vận hành, bảo trì, quản trị, hướng dẫn, xử lý khắc phục sự cố các hệ thống thông tin đã triển khai |
Đầu tư mua sắm & Thuê dịch vụ CNTT |
Ủy ban Dân tộc |
Các Bộ, ngành, Địa phương có liên quan |
X |
X |
X |
2 |
Cổng thông tin thành phần Chương trình - Xây dựng Cổng thông tin thành phần Chương trình - Đào tạo, vận hành, bảo trì, quản trị, hướng dẫn, xử lý khắc phục sự cố các HTTT đã triển khai - Xây dựng và vận hành Kho học liệu điện tử, Hệ thống quản lý học tập điện tử để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở thực hiện Chương trình. |
Thuê dịch vụ CNTT |
Ủy ban Dân tộc |
Các Bộ, ngành, Địa phương có liên quan |
X |
X |
X |
3 |
Hệ thống họp trực tuyến |
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Xây dựng Hệ thống họp trực tuyến toàn quốc phục vụ Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG (đầu tư hạ tầng các năm đầu, các năm sau chỉ gia hạn bản quyền trang thiết bị và mua thiết bị thay thế bị hỏng và hết bảo hành) |
Đầu tư mua sắm |
Ủy ban Dân tộc |
Các Bộ, ngành, Địa phương có liên quan |
X |
X |
X |
3.2 |
Đường truyền chuyên biệt phục vụ Hệ thống điều hành, hệ thống thông tin phục vụ Chương trình |
Thuê dịch vụ CNTT |
Ủy ban Dân tộc |
Các Bộ, ngành, Địa phương có liên quan |
X |
X |
X |
4 |
Xây dựng các bộ cơ sở dữ liệu chuyên gia phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành và hỗ trợ triển khai các Dự án, Tiểu dự án, nội dung, hoạt động của Chương trình; Giải pháp về triển khai đồng bộ số liệu với Hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác |
Thuê dịch vụ CNTT |
Ủy ban Dân tộc |
Các Bộ, ngành, Địa phương có liên quan |
|
X |
X |
5 |
Tổ chức các hoạt động Hội nghị, Hội thảo, Tập huấn |
Theo Kế hoạch được phê duyệt |
Ủy ban Dân tộc |
Các Bộ, ngành, Địa phương có liên quan |
X |
X |
X |
DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025
STT |
Họ và tên |
Chức vụ, Đơn vị |
1 |
Ông Nguyễn Chí Dũng |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Trưởng Ban |
2 |
Ông Hầu A Lềnh |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban |
3 |
Ông Đào Ngọc Dung |
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng Ban |
4 |
Ông Lê Minh Hoan |
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phó Trưởng ban |
5 |
Ông Trần Văn Sơn |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Trưởng Ban |
6 |
Ông Trần Quốc Phương |
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên Thường trực |
7 |
Ông Võ Thành Hưng |
Thứ trưởng Bộ Tài chính, Ủy viên Thường trực |
8 |
Trung tướng Lương Tam Quang |
Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực |
9 |
Thượng tướng Vũ Hải Sản |
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Thường trực |
10 |
Ông Phạm Đức Long |
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy viên Thường trực |
11 |
Ông Cao Huy |
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Thường trực |
12 |
Bà Trương Thị Ngọc Ánh |
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy viên Thường trực |
13 |
Ông Lê Văn Thanh |
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy viên |
14 |
Ông Trần Thanh Nam |
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy viên |
15 |
Ông Đỗ Xuân Tuyên |
Thứ trưởng Bộ Y tế, Ủy viên |
16 |
Ông Đào Minh Tú |
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy viên |
17 |
Ông Nguyễn Duy Lâm |
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Ủy viên |
18 |
Ông Nguyễn Văn Sinh |
Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Ủy viên |
19 |
Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân |
Thứ trưởng Bộ Công thương, Ủy viên |
20 |
Ông Dương Quyết Thắng |
Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Ủy viên |
21 |
Bà Bùi Thị Thơm |
Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ủy viên |
DANH SÁCH XIN Ý KIẾN THÀNH VIÊN TỔ CÔNG TÁC CHƯƠNG TRÌNH MTQG DTTS&MN
TT |
Họ và tên |
Chức danh, chức vụ |
1 |
Đ/c Hầu A Lềnh |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Tổ trưởng |
2 |
Đ/c Y Vinh Tơr |
Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm UBDT, Tổ phó |
3 |
Đ/c Trần Thanh Nam |
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phó Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG |
4 |
Đ/c Nguyễn Sinh Nhật Tân |
Thứ trưởng Bộ Công Thương, Thành viên |
5 |
Đ/c Nguyễn Duy Lâm |
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Thành viên |
6 |
Đ/c Nguyễn Văn Sinh |
Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Thành viên |
7 |
Đ/c Triệu Văn Cường |
Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương |
8 |
Đ/c Đỗ Xuân Tuyên |
Thứ trưởng Bộ Y tế, Thành viên |
9 |
Đ/c Lê Văn Thanh |
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành viên |
10 |
Đ/c Trịnh Thị Thủy |
Thứ trưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thành viên |
11 |
Đ/c Trương Thị Ngọc Ánh |
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thành viên |
12 |
Đ/c Đinh Khắc Đính |
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Thành viên |
13 |
Đ/c Nguyễn Ngọc Lương |
Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Thành viên |
14 |
Đ/c Huỳnh Văn Thuận |
Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Thành viên |
15 |
Đ/c Thùng Văn Nghiểm |
Thiếu tướng, phó Cục trưởng Cục An ninh Nội địa-Bộ Công an, Thành viên |
16 |
Đ/c Phạm Toàn Thắng |
Đại tá, phó Cục trưởng Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng, Thành viên |
17 |
Đ/c Vũ Đức Hội |
Phó Vụ trưởng, Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính, Thành viên |
18 |
Đ/c Cao Đặng Vinh |
Phó Vụ trưởng, vụ Pháp luật dân sự - kinh tế Bộ Tư pháp - Thành viên |
19 |
Đ/c Lê Như Xuyên |
Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thành viên |
20 |
Đ/c Vũ Mạnh Dũng |
Phó Vụ trưởng, Vụ Công tác Quốc Hội, Địa phương và Đoàn thể, Văn phòng Chính phủ, Thành viên |
21 |
Đ/c Phạm Minh Điển |
Trưởng ban Kế hoạch - Hỗ trợ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Thành viên |
12 |
Đ/c Lò Thị Thu Thủy |
Trưởng ban Dân tộc tôn giáo Phó Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Thành viên |
23 |
Đại diện |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành viên |
24 |
Đại diện |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
25 |
Đ/c Hà Việt Quân |
Chánh văn phòng Điều phối Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2030, Thành viên-Thường trực |
26 |
Đ/c Nguyễn Mạnh Huấn |
Vụ Trưởng, Vụ Kế hoạch Tài Chính - Ủy ban Dân tộc, Thành viên |
27 |
Đ/c Hoàng Văn Tuyên |
Vụ Trưởng, Vụ Chính sách Dân tộc - Ủy ban Dân tộc, Thành viên |
28 |
Đ/c Lò Quang Tú |
Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc, Thành viên |
29 |
Đ/c Nguyễn Thị Nga |
Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTPS và MN giai đoạn 2021-2030, Thành viên |
30 |
Đ/c Nguyễn Văn Thức |
Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2030, Thành viên |
31 |
Đ/c Đặng Tiến Hùng |
Phó Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2030, Thành viên |
1 |
Ủy ban nhân dân TP |
Hà Nội |
2 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Hà Giang |
3 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Cao Bằng |
4 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Bắc Kạn |
5 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Tuyên Quang |
6 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Lào Cai |
7 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Điện Biên |
8 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Lai Châu |
9 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Sơn La |
10 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Yên Bái |
11 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Hòa Bình |
12 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Thái Nguyên |
13 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Lạng Sơn |
14 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Quảng Ninh |
15 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Bắc Giang |
16 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Phú Thọ |
17 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Vĩnh Phúc |
18 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Ninh Bình |
19 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Thanh Hóa |
20 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Nghệ An |
21 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Hà Tĩnh |
22 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Quảng Bình |
23 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Quảng Trị |
24 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Thừa Thiên Huế |
25 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Quảng Nam |
26 |
ỦY ban nhân dân tỉnh |
Quảng Ngãi |
27 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Bình Định |
28 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Phú Yên |
29 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Khánh Hòa |
30 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Ninh Thuận |
31 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Bình Thuận |
32 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Kon Tum |
33 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Gia Lai |
34 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Đắk Lắk |
35 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Đắk Nông |
36 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Lâm Đồng |
37 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Bình Phước |
38 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Tây Ninh |
39 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Bình Dương |
40 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Đồng Nai |
41 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
42 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Long An |
43 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Trà Vinh |
44 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Vĩnh Long |
45 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
An Giang |
46 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Kiên Giang |
47 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Cần Thơ |
48 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Hậu Giang |
49 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Sóc Trăng |
50 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Bạc Liêu |
51 |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
Cà Mau |
DANH SÁCH CƠ QUAN CÔNG TÁC DÂN TỘC CẤP TỈNH
1 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Vĩnh Phúc |
2 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Quảng Ninh |
3 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Hà Giang |
4 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Cao Bằng |
5 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Bắc Kạn |
6 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Tuyên Quang |
7 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Lào Cai |
8 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Yên Bái |
9 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Thái Nguyên |
10 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Lạng Sơn |
11 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Bắc Giang |
12 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Phú Thọ |
13 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Điện Biên |
14 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Lai Châu |
15 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Sơn La |
16 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Hòa Bình |
17 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Thanh Hóa |
18 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Nghệ An |
19 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Quảng Bình |
20 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Quảng Trị |
21 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Thừa Thiên Huế |
22 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Quảng Nam |
23 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Quảng Ngãi |
24 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Bình Định |
25 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Phú Yên |
26 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Khánh Hòa |
27 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Ninh Thuận |
28 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Bình Thuận |
29 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
30 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Kon Tum |
31 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Gia Lai |
32 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Đắk Lắk |
33 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Đắk Nông |
34 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Lâm Đồng |
35 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Bình Phước |
36 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Đồng Nai |
37 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Trà Vinh |
38 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Vĩnh Long |
39 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh An Giang |
40 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Kiên Giang |
41 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Hậu Giang |
42 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Sóc Trăng |
43 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Bạc Liêu |
44 |
Ban Dân tộc |
Tỉnh Cà Mau |
45 |
Ban Dân tộc |
Thành Phố Cần Thơ |
46 |
Văn phòng Ủy ban nhân dân |
Tỉnh Ninh Bình |
47 |
Sở Lao động- Thương binh và xã hội |
Tỉnh Hà Tĩnh |
48 |
Văn phòng Ủy ban nhân dân |
Tỉnh Tây Ninh |
49 |
Văn phòng Ủy ban nhân dân |
Tỉnh Long An |
50 |
Sở Kế hoạch và đầu tư |
Tỉnh Đồng Tháp |
[1] Quản trị hệ thống phần mềm, trọng tâm là hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá và hệ thống quản trị đào tạo, nâng cao năng lực. Đào tạo trực tiếp, trực tuyến về sử dụng hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá và hệ thống quản trị đào tạo, nâng cao năng lực đến các đối tượng tham gia Chương trình từ đơn vị thực hiện đến các cơ quan quản lý. Hỗ trợ trực tuyến, trực tiếp trong quá trình triển khai từ việc cập nhật số liệu đến tổng hợp, bổ sung các tiêu chí quản lý. Hỗ trợ cập nhật số liệu trong trường hợp các cơ quan thực hiện, triển khai Chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định.
Quyết định 330/QĐ-UBDT năm 2023 phê duyệt "Đề án chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025" do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
Số hiệu: | 330/QĐ-UBDT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Dân tộc |
Người ký: | Hầu A Lềnh |
Ngày ban hành: | 12/05/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 330/QĐ-UBDT năm 2023 phê duyệt "Đề án chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025" do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
Chưa có Video