ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2014/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP; Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 về khuyến công; Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP; Thông tư số 36/2013/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công thương quy định về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công quốc gia; Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT/BTC-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài Chính và Bộ Công thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương.
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài Chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 102/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 31/10/2006 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính đối với chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND thành phố về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; Chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Sở Công thương tại tờ trình số 1349/TTr-SCT ngày 31 tháng 3 năm 2014 và công văn số 2376/SCT-TTCN&LN ngày 06/06/2014; Báo cáo thẩm định số 468/STP-VBPQ ngày 06/03/2014 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 02 tháng 05 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc Sở Công thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CHÍNH
SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2014 của
UBND thành phố Hà Nội)
Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng hạ tầng làng nghề, khắc phục và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm phát triển làng nghề bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
a. Phạm vi áp dụng
Quy định này áp dụng trong việc khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có khả năng bị mai một, làng nghề kết hợp với du lịch theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt (Danh mục làng nghề truyền thống bị mai một và làng nghề kết hợp du lịch kèm theo).
b. Đối tượng áp dụng
- Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất) thực hiện các nội dung tại khoản a, điều 2 quy định này trên địa bàn Thành phố.
- Các cơ quan quản lý nhà nước và cấp phát kinh phí hỗ trợ phát triển làng nghề; các đơn vị được giao kinh phí để triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển làng nghề.
1. Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, làng hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống của nhân dân và xuất khẩu.
2. Nghề truyền thông là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một thất truyền.
3. Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.
4. Thương hiệu làng nghề là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi làng nghề này hay làng nghề khác.
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
1. Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề từ 3 tháng đến 1 năm
1.1. Đối tượng, điều kiện áp dụng:
- Doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có cam kết bố trí việc làm cho học viên sau đào tạo; cơ sở đào tạo có đủ điều kiện dạy nghề theo quy định;
- Cá nhân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, trong độ tuổi lao động (nam từ 16 đến 60 tuổi; nữ từ 16 đến 55 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
1.2. Ngành nghề đào tạo: gốm sứ, đậu bạc, thúc đồng, điêu khắc, sơn mài, khảm trai.
1.3. Nội dung, mức hỗ trợ: ngân sách hỗ trợ 100% học phí và tiền mua tài liệu theo quy định của cơ sở đào tạo, thời gian đào tạo cho từng ngành nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Người lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo nghề một lần.
1.4. Phương thức hỗ trợ và trình tự thực hiện:
Ngân sách cấp huyện hỗ trợ trực tiếp thông qua các cơ sở sử dụng lao động hoặc tổ chức đào tạo nghề trên cơ sở xác nhận của UBND xã và căn cứ vào kế hoạch, chỉ đạo của UBND Thành phố. Ngân sách Thành phố hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho các quận, huyện thị xã trong thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định.
UBND cấp huyện thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ sở triển khai công tác đào tạo và truyền nghề cho người lao động theo Quyết định số 3441/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện đối với hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và các quy định hiện hành.
2. Hỗ trợ tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp
2.1. Đối tượng: Chủ các cơ sở sản xuất, lãnh đạo các doanh nghiệp làng nghề.
2.2. Thời gian tập huấn: không quá 07 (bảy) ngày
2.3. Nội dung và mức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm e, khoản 1, điều 6 Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT/BTC-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài Chính - Bộ Công thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương.
2.4. Phương thức hỗ trợ và nguồn kinh phí: Sở Công thương tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp từ nguồn kinh phí Chương trình khuyến công hàng năm của Thành phố.
2.5. Trình tự thực hiện
a) Xây dựng kế hoạch hàng năm
- Các cơ sở sản xuất có nhu cầu gửi danh sách đề nghị hỗ trợ tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp về Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (qua Phòng Kinh tế) trước ngày 15/6 hàng năm để tổng hợp nhu cầu.
- Sau khi tổng hợp, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã gửi kế hoạch về Sở Công thương trước ngày 15/7 hàng năm để tổng hợp.
- Sở Công thương có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch hỗ trợ tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp và tổng hợp vào Chương trình khuyến công trước ngày 31/10 hàng năm trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
b) Triển khai thực hiện
- Căn cứ Kế hoạch hỗ trợ tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, Sở Công thương chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã hoặc các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp triển khai thực hiện.
- Sở Công thương chịu trách nhiệm thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, đối tượng và thực hiện theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hiện hành.
Điều 5. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu làng nghề
1. Hỗ trợ xúc tiến thương mại
1.1. Đối tượng, điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã (gọi chung là cơ sở) khi tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và có trong dự toán hàng năm.
1.2. Nội dung, mức hỗ trợ
- Được hưởng chính sách xúc tiến thương mại theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
- Khi tham gia hội chợ, triển lãm tại các tỉnh miền Trung (từ tỉnh Quảng Bình trở vào) và miền Nam được hỗ trợ thêm 50% cước phí vận chuyển hàng hóa đến hội chợ, tối đa không quá 6 triệu đồng/cơ sở/năm.
1.3. Phương thức hỗ trợ và nguồn kinh phí: Quỹ Xúc tiến thương mại Thành phố hỗ trợ trực tiếp thông qua các đơn vị chủ trì thực hiện chương trình xúc tiến thương mại.
1.4. Trình tự thực hiện: Theo Quyết định số 51/2005/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập Quỹ xúc tiến thương mại thành phố Hà Nội và ban hành Quy chế hoạt động và điều hành Quỹ xúc tiến thương mại thành phố Hà Nội.
2. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề
2.1. Đối tượng, điều kiện áp dụng: Các làng nghề được Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định công nhận, có trong kế hoạch và dự toán thực hiện hàng năm.
2.2. Nội dung, mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện các nội dung:
- Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thương hiệu.
- Đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (lô gô) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề.
- Tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề.
Mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/01 làng nghề/01 nội dung. Các làng nghề được đăng ký nhiều nội dung đề nghị hỗ trợ.
2.3. Phương thức hỗ trợ và nguồn kinh phí: Quỹ Xúc tiến thương mại Thành phố hỗ trợ trực tiếp thông qua đại diện của làng nghề (Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hợp tác xã hoặc Hội, hiệp hội ngành nghề) sau khi được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2.4. Trình tự thực hiện:
a) Xây dựng kế hoạch hàng năm:
- Các làng nghề có nhu cầu hỗ trợ xây dựng thương hiệu gửi đăng ký hỗ trợ về Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (qua Phòng Kinh tế) trước ngày 15/6 hàng năm để tổng hợp.
- Sau khi tổng hợp nhu cầu xây dựng thương hiệu của các làng nghề, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã gửi đăng ký về Sở Công thương trước ngày 15/7 hàng năm để tổng hợp.
- Sở Công thương chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch và tổng hợp vào Chương trình xúc tiến thương mại trước ngày 15/7 hàng năm trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt đồng thời tổng hợp vào dự toán ngân sách năm kế hoạch của cơ quan đơn vị gửi Sở Tài chính tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt theo quy định.
b) Triển khai thực hiện:
- Sau khi có Chương trình, Kế hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, Sở Công thương thông báo cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã các Chương trình, Kế hoạch được duyệt.
- Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thông báo, nhận hồ sơ đăng ký đề nghị hỗ trợ của các làng nghề trên địa bàn và gửi Sở Công Thương trước ngày 31/3 hàng năm.
- Sở Công Thương kiểm tra đối tượng, nội dung, tổng hợp danh sách, hồ sơ đề nghị trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt nội dung, đối tượng và mức kinh phí hỗ trợ trước ngày 30/4 hàng năm làm căn cứ để cấp phát và quyết toán kinh phí.
- Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định danh sách các làng nghề, nội dung và mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề được hỗ trợ trong vòng 30 ngày kể từ ngày có tờ trình của Sở Công Thương và Sở Tài chính.
- Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Công Thương cùng với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và các làng nghề được phê duyệt hỗ trợ triển khai các nội dung chương trình theo các bước sau:
+ Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho các làng nghề đã được phê duyệt (trong vòng 5 ngày) sau khi có Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố.
+ Sở Công Thương và làng nghề ký một hợp đồng trong đó nêu rõ quyền và trách nhiệm của từng bên để thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân Thành phố giao theo các nội dung hỗ trợ đã được phê duyệt (trong vòng 15 ngày kể từ ngày có Quyết định).
+ Sau khi hoàn thành các nội dung, Sở Công Thương và làng nghề có trách nhiệm ký thanh lý hợp đồng, thời gian hoàn thành trước ngày 25/11 hàng năm để Sở Công thương hoàn tất thủ tục thanh quyết toán theo quy định.
Điều 6. Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề
1. Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường
1.1. Đối tượng, điều kiện áp dụng: doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư xây dựng mới công trình xử lý nước thải, chất thải tập trung tại các làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nước thải, chất thải gây ra, có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và nằm trong kế hoạch thực hiện hàng năm.
1.2. Nội dung, mức hỗ trợ: Được ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí để xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn.
1.3. Phương thức hỗ trợ và nguồn kinh phí: Ngân sách Thành phố hỗ trợ sau đầu tư (khi công trình đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng).
1.4. Trình tự thực hiện:
a) Lập kế hoạch:
- Hàng năm, các quận, huyện, thị xã căn cứ Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2013 và các dự án xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn đã được phê duyệt để lập kế hoạch và dự trù kinh phí đề nghị hỗ trợ gửi Sở Công thương xem xét, tổng hợp để gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính lập dự toán năm sau cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật ngân sách và các quy định hiện hành.
- Căn cứ vào tổng kinh phí được Ủy ban nhân dân thành phố quyết định hỗ trợ, Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thông báo cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã các dự án được hỗ trợ.
b) Trình tự, thủ tục lập hồ sơ, xét duyệt và cấp phát kinh phí hỗ trợ:
- Căn cứ vào nội dung quyết định phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành được duyệt, Chủ đầu tư tổng hợp toàn bộ phần quyết toán chi phí xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn và gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ về Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã;
Hồ sơ gồm:
+ Công văn đề nghị được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn và cam kết duy trì hoạt động hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn đảm bảo theo tiêu chuẩn môi trường quy định;
+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền;
+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Phiếu xác nhận bản đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Quyết định phê duyệt quyết toán của cơ quan thẩm quyền theo quy định;
+ Văn bản xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường về vận hành hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn;
- Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tổng hợp các dự án đề nghị hỗ trợ và gửi về Sở Công thương kèm theo văn bản đề nghị;
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ của các chủ đầu tư và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Sở Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xem xét, thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định phê duyệt hỗ trợ kinh phí.
- Ngân sách thành phố cấp hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện; UBND cấp huyện thực hiện việc cấp phát, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cho Chủ đầu tư dự án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
1.5. Thẩm quyền phê duyệt:
a) Phê duyệt dự án: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
b) Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 56/2013/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quy định về thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
c) Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: Thực hiện theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
d) Công tác quyết toán: Thực hiện theo Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
2. Hỗ trợ xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề
2.1. Đối tượng, điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư xây dựng mới bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các làng nghề kết hợp du lịch theo quy hoạch, có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và nằm trong kế hoạch thực hiện hàng năm.
2.2. Nội dung, mức hỗ trợ:
- Được ngân sách hỗ trợ toàn bộ kinh phí mua vật tư xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng.
- Được ngân sách hỗ trợ toàn bộ kinh phí mua vật tư xây dựng khu trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, nhưng không quá một (01) tỷ đồng/làng nghề.
Đối với hình thức hỗ trợ bằng tiền mua vật tư: Khối lượng vật tư được tính theo định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định của Nhà nước, Đơn giá các loại vật tư giao Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trên cơ sở tham khảo đơn giá vật liệu xây dựng do Thành phố ban hành theo quy định và giá cả thực tế trên thị trường tại địa phương.
2.3. Phương thức hỗ trợ và nguồn kinh phí: Ngân sách cấp huyện hỗ trợ trực tiếp thông qua Ủy ban nhân dân xã tổ chức quản lý trên cơ sở kế hoạch và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố. Ngân sách Thành phố hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho các quận, huyện, thị xã trong thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định
2.4. Trình tự thực hiện:
a) Lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật:
- Căn cứ Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2013, Ủy ban nhân dân cấp xã lập kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề kèm theo danh mục các dự án, công trình gửi phòng Quản lý đô thị thẩm định, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
- Căn cứ kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề được duyệt, Chủ đầu tư lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật và dự toán các dự án công trình theo định mức kinh tế kỹ thuật quy định của Nhà nước và thành phố Hà Nội, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư về các nội dung đầu tư xây dựng cơ bản, cơ chế huy động nguồn vốn và hình thức đóng góp (bằng tiền, hiến đất, vật tư, nhân công) của tổ chức, cá nhân để thực hiện dự án, công trình. Trường hợp không đủ năng lực về chuyên môn thì được thuê đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân thực hiện các phần việc về chuyên môn, kỹ thuật.
- Nội dung Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình bao gồm: Tên công trình, mục tiêu đầu tư, địa điểm xây dựng, quy mô kỹ thuật công trình, thời gian thi công, thời gian hoàn thành, nguồn vốn đầu tư và cơ chế huy động nguồn vốn kèm theo thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán.
- Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật:
+ Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách cấp xã và vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và quyết định đầu tư xây dựng công trình thuộc diện chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật sử dụng vốn nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên.
+ Đối với các dự án sử dụng vốn khác (vốn ngoài ngân sách), vốn hỗn hợp: Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm.
b) Trình tự, thủ tục lập hồ sơ, xét duyệt và cấp phát kinh phí hỗ trợ:
- Căn cứ vào nội dung quyết định phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành đã được kiểm toán, Chủ đầu tư tổng hợp toàn bộ phần quyết toán chi phí mua vật tư (trong khoản mục chi phí xây dựng) kèm theo tờ trình gửi Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp.
- Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp toàn bộ phần quyết toán chi phí mua vật tư (trong khoản mục chi phí xây dựng) từng dự án, công trình kèm theo tờ trình gửi phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ thông qua ngân sách cấp xã thực hiện.
- Căn cứ vào Quyết định hỗ trợ từ ngân sách Thành phố, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cấp bổ sung mục tiêu cho ngân sách xã; Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Điều 7. Trách nhiệm của các Sở, ngành Thành phố
1. Sở Công thương
a) Chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã lập kế hoạch nguồn vốn thực hiện chính sách hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả những nội dung chính sách được giao thực hiện.
b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra; đôn đốc, giám sát và tổng hợp kết quả thực hiện chính sách, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
c) Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện chính sách hàng năm, tiếp nhận ý kiến đóng góp và đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa phù hợp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bảo đảm bố trí đủ nhu cầu vốn hỗ trợ làng nghề theo kế hoạch thực hiện chính sách.
b) Phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng làng nghề và các nội dung khác theo chức năng.
3. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, rà soát, cân đối báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố dự toán chi hàng năm thực hiện chính sách khuyến khích phát triển làng nghề.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội theo quy định.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Hướng dẫn, kiểm tra các điều kiện về tổ chức dạy nghề của các tổ chức, cá nhân tham gia dạy nghề theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với Sở Công thương kiểm tra, giám sát việc thực hiện đào tạo nghề, truyền nghề và tổng hợp kết quả, hiệu quả dạy nghề trên địa bàn Thành phố.
5. Các Sở, ngành có liên quan khác: phối hợp với Sở Công thương hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các quận, huyện, thị xã thực hiện chính sách theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
1. Xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện chính sách khuyến khích phát triển làng nghề trên địa bàn báo cáo các Sở: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố giao chỉ tiêu kinh tế xã hội và ngân sách hàng năm; Chịu trách nhiệm về các quyết định phê duyệt phương án, đề án trên địa bàn.
2. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về các nội dung của chính sách khuyến khích phát triển làng nghề Thành phố Hà Nội để các tổ chức, cá nhân biết, chủ động tham gia.
3. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện hiệu quả chính sách.
4. Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề theo quy định.
5. Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Thành phố.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1. Phân công 01 đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân trực tiếp phụ trách công tác phát triển nghề và làng nghề.
2. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách khuyến khích phát triển làng nghề Thành phố Hà Nội tới các tổ chức, cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn.
3. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ trên địa bàn theo quy định này và các quy định khác của pháp luật.
4. Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề theo quy định.
5. Kiểm tra, giám sát các công trình đầu tư xây dựng được ngân sách hỗ trợ và thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn đối với việc khai thác, vận hành các công trình sau đầu tư đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả và tuân thủ quy định pháp luật.
6. Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã về kết quả thực hiện chính sách trên địa bàn, đề xuất, kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những nội dung chính sách chưa phù hợp.
1. Lập đề án đề nghị hỗ trợ kinh phí phát triển làng nghề, sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích và có hiệu quả; hoàn thiện hồ sơ, chứng từ theo quy định.
2. Có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản được giao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định.
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các quy định của chính sách này được khen thưởng theo quy định.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Ngoài đối tượng quy định tại Điều 2 Quy định này, khuyến khích Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã trích một phần ngân sách từ địa phương để hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn theo nội dung và mức được quy định tại chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Công thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung./.
CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BỊ MAI MỘT
(Ban hành kèm theo Quyết định số
31/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2014 của UBND thành phố Hà Nội)
STT |
Làng nghề |
Địa chỉ |
|
1 |
Tết thao Triều Khúc |
Xã Tân Triều, huyện Thanh Trì |
|
2 |
Sơn mài Đông Mỹ |
Xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì |
|
3 |
Giấy dó Vân Canh |
Xã Vân Canh, huyện Hoài Đức |
|
4 |
Tranh sơn mài Kim Hoàng |
Xã Vân Canh, huyện Hoài Đức |
|
5 |
Dệt the La Khê |
Phường La Khê, Quận Hà Đông |
|
6 |
Gốm Phú Sơn |
Phường Viên Sơn, Thị xã Sơn Tây |
|
7 |
Đúc đồng Ngũ Xã |
Phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình |
|
8 |
Giấy dó Bưởi |
Phường Bưởi, Quận Tây Hồ |
|
9 |
Dâu tằm tơ Thụy An |
Xã Tráng Việt, Huyện Mê Linh |
|
10 |
Dâu tằm tơ Đẹp Thôn |
Xã Tráng Việt, Huyện Mê Linh |
|
11 |
Nón lá Đại Áng |
Xã Đại Áng, huyện Thanh Trì |
|
12 |
Nhạc cụ Đào Xá |
Xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa |
|
13 |
Dệt the, lụa Cổ Đô |
Xã Cổ Đô, huyện Ba Vì |
|
14 |
Tre trúc Xuân Thủy |
Xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn |
|
15 |
Giấy sắc Nghĩa Đô |
Phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy |
|
16 |
Gốm Tô Hiệu |
Xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín |
|
17 |
Dâu tằm tơ Tráng Việt |
Xã Tráng Việt, huyện Mê Linh |
|
18 |
Dâu tằm tơ Đông Cao |
Xã Tráng Việt, huyện Mê Linh |
|
19 |
Thêu ren Hạ Mỗ |
Xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng |
|
20 |
Dệt chồi, lượt Phùng Xá |
Xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất |
|
21 |
Ren Bình Đà |
Xã Bình Minh, huyện Thanh Oai |
|
|
|
CÁC LÀNG NGHỀ KẾT HỢP DU LỊCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2014 của
UBND thành phố Hà Nội)
STT |
Làng nghề |
Địa chỉ |
|
1 |
Gốm sứ Bát Tràng |
Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm |
|
2 |
Dệt lụa Vạn Phúc |
Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông |
|
3 |
Sơn khảm Ngọ Hạ |
Xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên |
|
4 |
Điêu khắc Dư Dụ |
Xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai |
|
5 |
Mây tre đan Phú Vinh |
Xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ |
|
6 |
Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng |
Xã Sơn Đông, huyện Hoài Đức |
|
7 |
Sơn mài Hạ Thái |
Xã Duyên Thái, huyện Thường Tín |
|
8 |
Dát vàng, bạc, quỳ Kiêu Kỵ |
Xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm |
|
9 |
Thêu ren Thắng Lợi |
Xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín |
|
10 |
Điêu khắc Thiết Úng |
Xã Vân Hà, huyện Đông Anh |
|
11 |
May Trạch Xá |
Xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa |
|
12 |
Thêu Đại Đồng |
Thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên |
|
13 |
Tiện Nhị Khê |
Xã Nhị Khê, huyện Thường Tín |
|
14 |
May Thượng Hiệp |
Xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ |
|
15 |
Dệt Phúng Xá |
Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức |
|
16 |
Nặn tò he Xuân La |
Xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên |
|
17 |
Rắn Lệ Mật |
Phường Việt Hưng, Quận Long Biên |
|
|
|
Quyết định 31/2014/QĐ-UBND về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội
Số hiệu: | 31/2014/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Trần Xuân Việt |
Ngày ban hành: | 04/08/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 31/2014/QĐ-UBND về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội
Chưa có Video