ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3063/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 15 tháng 10 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;
Căn cứ Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển kinh tế xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa IX về phát triển kinh tế xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025;
Theo ý kiến của Ủy ban Dân tộc tại Công văn số 932/UBDT-CSDT ngày 15/8/2018 và đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 567/TTr-BDT ngày 28/9/2018 (kèm theo Công văn số 1452/SKHĐT-KTN ngày 20/12/2017 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công văn số 1322/STC-NS ngày 19/6/2018 của Sở Tài chính),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, gồm các nội dung chính sau:
1. Quan điểm.
Tập trung hỗ trợ, đầu tư nguồn lực từ ngân sách Trung ương, địa phương và huy động các nguồn hợp pháp khác để giải quyết những vấn đề khó khăn bức xúc về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vốn vay tín dụng ưu đãi cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi cũng như các thôn, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu.
a) Mục tiêu chung:
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh 7%/năm.
- Giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên 80%. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo và hộ nghèo sống phân tán ở vùng ĐBKK.
- Tạo điều kiện thuận lợi để hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở vùng ĐBKK vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất.
b) Mục tiêu cụ thể.
Từ năm 2018-2020, giải quyết bố trí sắp xếp dân cư gắn với ổn định sản xuất cho 4.439 hộ; hỗ trợ 1.840 ha đất sản xuất cho 2.730 hộ; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho 11.456 hộ; hỗ trợ 10.208 hộ tạo nguồn nước sinh hoạt đủ phục vụ đời sống và hỗ trợ 14.186 hộ vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.
TT |
Năm |
Nội dung và số lượng lượt hộ nhận hỗ trợ |
|||||
Sắp xếp dân cư |
Đất sản xuất (Hộ) |
Chuyển đổi nghề (Hộ) |
Nước sinh hoạt (Hộ) |
Vay vốn tín dụng (Hộ) |
|||
Xen ghép (Hộ) |
Tập trung (Hộ) |
||||||
1 |
2018 |
1.439 |
|
800 |
3.317 |
3.000 |
4.117 |
2 |
2019 |
1.470 |
|
926 |
3.851 |
3.000 |
4.777 |
3 |
2020 |
1.530 |
|
1.004 |
4.288 |
4.208 |
5.292 |
|
Cộng |
4.439 |
|
2.730 |
11.456 |
10.208 |
14.186 |
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1. Đối tượng.
a) Đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt:
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo (kể cả hộ chỉ có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) ở các thôn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo (kể cả người dân tộc kinh) ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, có trong danh sách hộ nghèo đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
b) Đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi.
Đối tượng chưa có hoặc thiếu đất sản xuất theo mức bình quân chung theo Quyết định số 2492/QĐ-UBND ngày 12/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam, được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất hoặc chuyển đổi nghề; đối tượng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn có phương án sử dụng vốn vay sản xuất kinh doanh được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
c) Đối tượng thụ hưởng chính sách bố trí sắp xếp ổn định dân cư.
Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-UBDT- BTC ngày 27/12/2013 của Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015.
2. Phạm vi.
Các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng thực hiện tại các thôn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III tỉnh Quảng Nam (theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ).
III. NỘI DUNG, SỐ LƯỢNG VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Hỗ trợ đất sản xuất.
a) Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất:
- Tổng số: 2.730 hộ. Trong đó 1.962 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
- Kinh phí thực hiện: 27.600,8 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương 27.600,8 triệu đồng.
b) Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề.
Tổng số hộ 11.456. Trong đó 10.201 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
- Kinh phí thực hiện: 57.280 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương 57.280 triệu đồng.
2. Hỗ trợ đất ở.
- Tổng số 4.439 hộ. Trong đó 4.099 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
- Kinh phí thực hiện: 336.365 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh 336.365 triệu đồng.
3. Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán.
- Tổng số: 10.208 hộ.Trong đó 8.721 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
- Kinh phí thực hiện: 15.312 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương 15.312 triệu đồng.
4. Hỗ trợ vay vốn ưu đãi.
- Tổng số: 14.186 hộ.Trong đó 12.139 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
- Kinh phí thực hiện: 709.250 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương 709.250 triệu đồng.
5. Hỗ trợ sắp xếp dân cư tại các điểm tập trung.
Tổng số điểm hỗ trợ sắp xếp dân cư tập trung: 07 điểm.
- Kinh phí thực hiện: 43.269,3 triệu đồng. Gồm: Thanh toán nợ 6.881,3 triệu đồng; đầu tư mới 36.388 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương 43.269,3 triệu đồng.
II. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư.
1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư hỗ trợ: 1.189.077,1 triệu đồng. Trong đó:
a) Ngân sách Trung ương: 852.712,1 triệu đồng. Gồm:
- Cấp bổ sung có mục tiêu: 143.462,1 triệu đồng;
- Vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội: 709.250 triệu đồng.
b) Ngân sách tỉnh : 336.365 triệu đồng.
2. Phân kỳ vốn đầu tư hỗ trợ: 1.189.077,1 triệu đồng; trong đó:
a) Năm 2018: 361.240 triệu đồng; trong đó:
- Ngân sách Trung ương cấp: 46.400 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương 109.040 triệu đồng.
- Vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội: 205.800 triệu đồng.
b) Năm 2019: 395.441 triệu đồng; trong đó:
- Ngân sách Trung ương cấp: 45.202 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương 111.389 triệu đồng.
- Vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội: 238.850 triệu đồng
c) Năm 2020: 432.396 triệu đồng
- Ngân sách Trung ương cấp: 51.860 triệu đồng;
- Ngân sách địa phương 115.936 triệu đồng;
- Vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội: 264.600 triệu đồng.
3. Chi tiết tổng nhu cầu, phân kỳ các năm của từng huyện:
(Chi tiết theo các Phục lục 1, 1a, 1b, 1c kèm theo)
1. Ban Dân tộc tỉnh chủ trì.
- Căn cứ các nội dung Đề án được phê duyệt và các quy định của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa IX phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch vốn, kinh phí của từng cấp ngân sách hằng năm để thực hiện các mục tiêu hỗ trợ gồm: chính sách hỗ trợ hộ nghèo chưa có hoặc thiếu đất sản xuất; nước sinh hoạt phân tán; thanh toán nợ khối lượng hoàn thành và đầu tư mới tại các điểm định canh, định cư (ĐCĐC) tập trung theo Quyết định số 33/QĐ-TTg và Quyết định số 1342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội; nguồn ngân sách địa phương cân đối thực hiện Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 23/6/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-HĐND hỗ trợ hộ nghèo chưa có hoặc thiếu đất ở, có nhu cầu sắp xếp lại dân cư và nguồn vốn lồng ghép khác để báo cáo Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo biểu mẫu hướng dẫn.
- Phối hợp với các địa phương liên quan tham mưu, phân bổ nguồn vốn, kinh phí bổ sung có mục tiêu của Trung ương được Thủ tướng Chính phủ giao, nguồn ngân sách địa phương theo Nghị quyết số 12/NQ-HĐND và lồng ghép các nguồn vốn khác để thực hiện các chính sách theo quy định tại Quyết định 2085/QĐ-TTg gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu trình UBND tỉnh quyết định phân bổ kế hoạch hàng năm.
- Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg gắn với các quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 23/6/2017 về thực hiện Nghị quyết 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 trên địa bàn đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng và đạt hiệu quả.
- Theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất cho UBND tỉnh, Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan theo quy định.
2. Sở Tài chính chủ trì.
- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định bố trí dự toán ngân sách hằng năm để thực hiện kế hoạch sắp xếp lại dân cư, trong đó ưu tiên bố trí cho hộ nghèo là đồng bào DTTS chưa có đất ở hoặc thiếu đất ở theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 23/6/2017 về thực hiện Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Hướng dẫn UBND các huyện về công tác quản lý, cấp phát, thanh toán kế toán và quyết toán các chính sách theo Quyết định 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 105/2017/TT-BTC ngày 5/10/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì.
- Phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết bố trí kế hoạch vốn hằng năm để thực hiện chính sách hỗ trợ sắp xếp lại dân cư, trong đó ưu tiên bố trí đối tượng hộ nghèo là đồng bào DTTS chưa có hoặc thiếu đất ở có nhu cầu sắp xếp lại dân cư theo Quyết định của UBND tỉnh tại Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 23/6/2017 về thực hiện Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Tổng hợp nhu cầu kinh phí tăng so với kế hoạch trung hạn giai đoạn 2017-2020 để bổ sung và tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2020-2025 về thực hiện sắp xếp dân cư theo Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 23/6/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo UBND tỉnh trình HĐND xem xét, quyết định, trong đó ưu tiên cho đối tượng hộ đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu số lượng hộ phát sinh chưa có đất ở hoặc thiếu đât ở tại 09 huyện miền núi và 02 huyện Đại Lộc, Phú Ninh);
- Tham mưu quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện nội dung, chính sách tương tự quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg và các nguồn vốn khác trên địa bàn.
4. Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Quảng Nam.
Xây dựng kế hoạch vốn cần cho vay hằng năm báo cáo Ngân hàng Chính sách Việt Nam và căn cứ chỉ tiêu kế hoạch giao phối hợp với Ban Dân tộc tham mưu phân bổ, tổ chức cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, kịp thời theo quy định; định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo kết quả cho vay gửi Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp báo cáo chung.
5. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường: căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý chuyên ngành lĩnh vực liên quan có trách nhiệm phối hợp với Ban Dân tộc trong lồng ghép các nội dung, nguồn vốn của các dự án, chương trình do đơn vị quản lý thực hiện trên địa bàn để triển khai thực hiện Đề án.
6. Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh và các tổ chức Hội đoàn thể.
Tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Quảng Nam tổ chức cho vay đúng đối tượng, hướng dẫn hộ dân vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả và thực hiện trả nợ đúng thời gian quy định.
7. UBND các huyện.
- Chủ tịch UBND các huyện chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về công tác tổ chức thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg và chính sách hỗ trợ đất ở, sắp xếp dân cư theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 23/6/2017 về thực Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh kế hoạch được giao đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, đạt hiệu quả.
- Chỉ đạo Phòng Dân tộc huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Nam Giang, Phước Sơn; Trưởng phòng NN&PTNT huyện: Hiệp Đức, Tiên Phước, Núi Thành, Đại Lộc, Nông Sơn, Phú Ninh tham mưu UBND huyện quyết định phân bổ và thông báo cho từng xã chi tiết theo từng hạng mục công trình và thực hiện công khai các chính sách hỗ trợ cho các hộ dân được hưởng theo danh sách đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp kinh phí ủy quyền cho UBND cấp xã hoặc giao dự toán cho UBND cấp xã theo hình thức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Duyệt danh sách hộ gia đình được hưởng chính sách hỗ trợ và đăng ký vay vốn theo Quyết định số 2085/QĐ- TTg theo chỉ tiêu được phân bổ (xét theo thứ tự ưu tiên trong danh sách đã được phê duyệt theo Đề án) gửi Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Quảng Nam làm căn cứ tham mưu phân bổ vốn và thực hiện cho vay đảm bảo quy định; lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án, chính sách và các nguồn vốn, nguồn lực hợp pháp trên địa bàn để thực hiện đúng mục tiêu đạt hiệu quả. Đồng thời, tuyên truyền thực hiện công khai minh bạch các chính sách hỗ trợ trực tiếp đến hộ nghèo trên địa bàn huyện; cập nhật các thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất khi có yêu cầu.
8. UBND cấp xã.
- Tổ chức thực hiện nguồn vốn hỗ trợ trên địa bàn đúng đối tượng được phê duyệt tại Đề án, theo quy định và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
- Tăng cường, đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền đến cộng đồng thôn, làng, nhóm hộ, hộ về các chủ trương, chính sách, chế độ đầu tư hỗ trợ và vận động hộ dân tham gia thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Quảng Nam, Chủ tịch UBND các huyện theo phụ lục đính kèm và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
|
Quyết định 3063/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án “Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg"
Số hiệu: | 3063/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký: | Lê Trí Thanh |
Ngày ban hành: | 15/10/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3063/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án “Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg"
Chưa có Video