CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 305-CT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 1988 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CẤP HẠN NGẠCH VÀ GIẤY PHÉP XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
Trong khi chờ Hội đồng Bộ trưởng ban hành các quy định mới về chính sách và chế độ quản lý xuất khẩu và nhập khẩu;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
1- Bộ Kinh tế đối ngoại dựa vào những căn cứ dưới đây để định hạn ngạch xuất khẩu và nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu trong phạm vi cả nước:
a) Kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân;
b) Khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường;
c) Chính sách bảo hộ sản xuất và đối với tiêu dùng ở trong nước;
d) Các cam kết của Chính phủ ta với nước ngoài và nhu cầu của thị trường thế giới.
2- Căn cứ tổng hạn ngạch xuất khẩu, Bộ Kinh tế đối ngoại thống nhất với các Bộ, Tổng cục (dưới đây gọi là Bộ), Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là Uỷ ban Nhân dân tỉnh) về hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của từng Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, trong đó đã được phân bố cụ thể cho từng đơn vị kinh tế phù hợp với khả năng sản xuất và nhu cầu nhập khẩu của các đơn vị đó.
3- Đối với các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu ngoài danh mục các mặt hàng phải có hạn ngạch, các đơn vị kinh tế được trực tiếp xuất khẩu và nhập khẩu hoặc uỷ thác theo kế hoạch đăng ký tại Bộ Kinh tế đối ngoại.
4- Việc cấp hạn ngạch xuất khẩu và nhập khẩu phải hoàn thành chậm nhất trước ngày 31 tháng 12 hàng năm và sẽ được điều chỉnh vào tháng 6 năm sau.
1- Bãi bỏ việc Bộ Kinh tế đối ngoại cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu từng chuyến hàng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo Nghị định thư giữa Chính phủ ta và Chính phủ các nước. Bộ Kinh tế đối ngoại có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Nghị định thư, điều chỉnh việc giao hàng để bảo đảm cam kết.
Các đơn vị trực tiếp xuất nhập khẩu hàng hoá thực hiện Nghị định thư phải đăng ký kế hoạch giao hàng xuất khẩu, tiếp nhận hàng nhập khẩu từng quý với Bộ Kinh tế đối ngoại.
2- Hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu ngoài Nghị định thư, kể cả với thị trường xã hội chủ nghĩa và ngoài xã hội chủ nghĩa, đều phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu từng chuyến hàng do Bộ trưởng các Bộ và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh cấp cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trực thuộc, căn cứ vào các điều kiện sau đây:
a) Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu (đối với những mặt hàng thuộc danh mục phải cấp hạn ngạch xuất nhập khẩu).
b) Kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu đã đăng ký tại Bộ Kinh tế đối ngoại.
c) Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu ký với khách hàng nước ngoài được đăng ký tại Bộ Kinh tế đối ngoại.
- Người được quyền ký giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu phải thông báo chữ ký với Bộ Kinh tế đối ngoại và Tổng cục Hải quan.
3- Giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu sau khi được cấp, đơn vị kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu gửi 1 bản về Bộ Kinh tế đối ngoại.
4- Tổng cục Hải quan gửi về Bộ Kinh tế đối ngoại 1 bản giấy phép đã thanh khoản.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan kiểm tra đôn đốc và tổ chức thực hiện Quyết định này.
Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1989.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
Quyết định 305-CT năm 1988 về cấp hạn ngạch và giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Số hiệu: | 305-CT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 30/11/1988 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 305-CT năm 1988 về cấp hạn ngạch và giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Chưa có Video