Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3045/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 29 tháng 12 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG TRONG DỊP TẾT GIÁP THÌN VÀ NĂM 2024 CỦA TỈNH VĨNH LONG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 30/10/2023 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024;

Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 2570a/TTr-SCT, ngày 11/12/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và năm 2024 của tỉnh Vĩnh Long.

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh, các đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này theo đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;
- TT UBND tỉnh;
- UBMTTQ VN tỉnh và các đoàn thể;
- LĐVP. UBND tỉnh;
- Lưu: VT.6.14.05.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Liệt

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN VÀ NĂM 2024 CỦA TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3045/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh)

Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024;

Nhằm đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và năm 2024 của tỉnh Vĩnh Long như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Thực hiện Chương trình bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và năm 2024 (gọi tắt là Chương trình) gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đảm bảo cân đối cung cầu đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, đặc biệt là chuẩn bị tốt nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu, nguồn thực phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu tăng cao vào các dịp lễ, Tết,… góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, kích cầu tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa tiêu dùng, lương thực, thực phẩm nâng cao uy tín, trách nhiệm và thương hiệu của doanh nghiệp đến khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, vùng sâu, vùng xa với chất lượng bảo đảm, giá cả hợp lý. Góp phần định hướng, khuyến khích, nâng cao ý thức tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nước, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

2. Yêu cầu

Hàng hóa phục vụ trong Chương trình phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, lượng hàng hóa phục vụ Chương trình có khả năng đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh, kể cả trong trường hợp xảy ra biến động thị trường bất thường.

Giá bán các mặt hàng trong Chương trình phải đảm bảo ổn định suốt thời gian thực hiện Chương trình. Trường hợp khi giá cả mặt hàng nào đó biến động tăng bất thường trên thị trường thì các doanh nghiệp tham gia bình ổn phải giữ nguyên giá bán mặt hàng đó và báo cáo về các sở ngành tỉnh có liên quan để xem xét điều chỉnh khi cần thiết.

Phát huy tốt các phương thức bán hàng truyền thống kết hợp với phương thức bán hàng hiện đại; phát triển đa dạng hóa hệ thống phân phối bán hàng bình ổn, nhất là tại các huyện, các khu công nghiệp, khu dân cư, đặc biệt quan tâm phát triển tại các chợ truyền thống ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.

Đôn đốc các doanh nghiệp triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, các chương trình kích cầu tiêu dùng. Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trong lĩnh vực giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Tình hình chung

Trong năm 2023 kinh tế trong nước mặc dù đã có những tín hiệu tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong phục hồi sau dịch bệnh Covid-19 do ảnh hưởng từ các vấn đề bất ổn lớn về kinh tế, chính trị trên thế giới, trong thời gian tới thị trường hàng hóa thế giới sẽ còn nhiều biến động do tác động của các vấn đề bất ổn chính trị đang tiếp tục gia tăng tại nhiều khu vực, giá hàng hóa thiết yếu nhóm năng lượng có xu hướng tăng, giá lương thực ở mức cao, ảnh hưởng đến kinh tế và thị trường trong nước nói chung, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống, kinh tế của người dân trong tỉnh nói riêng.

Dưới sự chỉ đạo, điều hành tích cực, sát sao của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; Bộ Công Thương, sự phối hợp chặt chẽ nhằm tháo gỡ khó khăn của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp, người dân cũng như của cả hệ thống chính trị nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh những tháng cuối năm 2023 đã đạt được các kết quả khả quan Hoạt động thương mại - dịch vụ những tháng cuối năm 2023 trên địa bàn tỉnh tăng trưởng đáng kể, nguồn cung hàng hóa dồi dào, đa dạng, giá cả tương đối ổn định, nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá đã góp phần làm cho sức mua thị trường tăng khá.

Nhìn chung, trong thời gian qua hàng hóa trên địa bàn tỉnh đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng thiếu hàng hay khan hiếm hàng hóa. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, hệ thống phân phối, các chợ cung ứng hàng hóa đầy đủ và cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các hàng hóa thiết yếu của người dân trên địa bàn.

2. Các mặt hàng và lượng hàng tham gia bình ổn năm 2024

2.1. Các mặt hàng tham gia bình ổn

Các mặt hàng tham gia bình ổn dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và trong năm 2024 gồm: lương thực (gạo tẻ thường, gạo thơm sản xuất trong nước); thực phẩm (bao gồm: thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy hải sản, dầu ăn, đường, thực phẩm chế biến, rau củ quả); xăng dầu.

Số lượng hàng hóa các doanh nghiệp tham gia bình ổn trong tháng Tết Nguyên đán (tăng bình quân khoảng 15% - 20% so với tháng thường trong năm).

Giá bán bình ổn thị trường: các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường xây dựng và đăng ký giá bán bình ổn thị trường theo nguyên tắc xác định đầy đủ, chính xác cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá từ bằng hoặc thấp hơn giá thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký gửi về Sở Tài chính, Sở Công Thương hoặc khi có thay đổi về giá bán. Khi thị trường có biến động, các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn chấp hành cung ứng lượng hàng hóa có khả năng điều tiết thị trường theo sự điều phối của Chương trình bình ổn, khuyến khích doanh nghiệp điều chỉnh giá bán hàng hóa thấp hơn giá thị trường.

2.2. Lượng hàng hóa và các đơn vị tham gia bình ổn

a) Vận động doanh nghiệp trong tỉnh chuẩn bị hàng hóa tham gia dự trữ bình ổn thị trường

Đã triển khai vận động 14 doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Vĩnh Long tham gia Chương trình bình ổn thị trường, ước vốn dự trữ 209 tỷ đồng với các loại hàng hóa thiết yếu sau:

- Gạo: 1.030 tấn, ước vốn 18 tỷ đồng (các doanh nghiệp tham gia như: HTX Sản xuất Dịch vụ Nông nghiệp Tấn Đạt; Công ty TNHH SXTM Phước Thành IV…)

- Thịt heo: có 7 doanh nghiệp, cơ sở tham gia chương trình, với lượng heo dự kiến 860 con/ngày đủ cung ứng cho thị trường tỉnh (khoảng 500-600 con/ngày) và cung ứng cho các tỉnh, thành phố, ước vốn dự trữ trong tháng Tết khoảng 162 tỷ đồng. Toàn tỉnh hiện có trên 600 điểm kinh doanh thịt heo, với 38 lò giết mổ gia súc, gia cầm nhằm cung cấp thịt heo, thịt gia cầm trên toàn tinh.

- Thịt gà: trại gà tại huyện Trà Ôn tham gia với sản lượng khoảng 40 tấn, Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long 50 tấn, ước tổng vốn 2,7 tỷ đồng

- Trứng gia cầm: Công ty TNHH MTV Vĩnh Nghiệp tham gia cung ứng khoảng 220.000 quả, Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam Chi nhánh tại Vĩnh Long tham gia cung ứng 150.000 quả, ước vốn 1,3 tỷ đồng.

- Nước tương, nước mắm: có 02 doanh nghiệp tham gia là DNTN Hồng Hương và DNTN Hòa Hiệp đủ đáp ứng nhu cầu cho tỉnh.

- Mặt hàng bánh mứt kẹo, đường, dầu ăn, thực phẩm bao gói: có 03 doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh tại các huyện, thị xã, thành phố tham gia trên 173 tấn hàng hóa các loại, ước vốn 17 tỷ đồng gồm: Công ty TNHH MTV My Tỷ Mai, Công ty Hoa Sao, Công ty TNHH MTV thực phẩm sạch An An, Hộ kinh doanh Phạm Ninh Bình, Võ Thị Bo, Nguyễn Thị Thúy Bình (Tam Bình); HKD Vương Thu Ngó, HKD Nguyễn Thanh Tùng (thị xã Bình Minh); HKD Thái Ngọc Chi (Bình Tân)…

- Thủy sản: HTX liên kết chuỗi thủy sản an toàn Vĩnh Long, Công ty TNHH MTV TMDV Xuân Tiền, với sản lượng 45 tấn, ước vốn 2 tỷ đồng.

- Mặt hàng rau củ quả: các HTX sản xuất nông nghiệp góp phần cung ứng như HTX SX & Tiêu Thụ Rau An Toàn Phước Hậu (Long Hồ), HTX Rau An Toàn Thành Lợi (Bình Tân). Điểm thu mua - HTX Rau màu Ngãi Tứ; Hộ Kinh Doanh Thúy Giang (xã Ngãi Tứ, Tam Bình), với sản lượng 200 tấn, ước vốn 6 tỷ đồng.

Bảng 1: Lượng hàng hóa tham gia bình ổn thị trường của các doanh nghiệp trong tỉnh

TT

Mặt hàng

ĐVT

Số lượng

Ước trị giá (tỷ đồng)

1

Gạo

Tấn

1.030

18

2

Thịt heo

Tấn

1.800

162

3

Thịt gia cầm

Tấn

90

2,7

4

Trứng gia cầm

1.000 quả

370

1,3

5

Thủy hải sản

Tấn

44

2

6

Thực phẩm bao gói các loại, dầu ăn, đường, bánh mứt…

Tấn

173

17

7

Rau củ quả

Tấn

200

6

TỔNG CỘNG

209

b. Ngoài các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường, thì siêu thị Co.opmart Vĩnh Long, siêu thị Winmart, hệ thống Bách Hóa Xanh (34 cửa hàng tiện lợi), hệ thống Winmart+ (8 cửa hàng tiện lợi), cửa hàng Hoa Sao, cửa hàng Co.op Food tham gia cung cấp hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng của tỉnh với lượng hàng hóa dự trữ 135,5 tỷ đồng với các mặt hàng lương thực thực phẩm, thực phẩm chế biến,… để cung ứng cho dịp Tết.

Bảng 2: Lượng hàng hóa tham gia bình ổn thị trường của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi

TT

Mặt hàng

ĐVT

Số lượng

Ước trị giá (tỷ đồng)

1

Gạo

Tấn

891

1,7

2

Thịt heo

Tấn

137

12,6

3

Thịt gia cầm

Tấn

3.020

7

4

Trứng gia cầm

1.000 quả

72.350

3,9

5

Thủy hải sản

Tấn

97

6,6

6

Thực phẩm chế biến các loại

Tấn

79

15,7

7

Rau củ quả

Tấn

606

19

8

Đường các loại

Tấn

79

1,6

9

Dầu ăn các loại

Tấn

90

4,1

10

Bia, nước giải khát

thùng

745.533

43,2

11

Bánh, mứt, kẹo các loại

tấn

183

20,1

TỔNG CỘNG

 

135,5

c. Sở Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các chợ hạng 1 và hạng 2 trên địa bàn thành lập mỗi chợ một điểm bán hàng bình ổn trong dịp Tết Nguyên đán 2024 (các mặt hàng gồm: gạo, đường cát, bột ngọt, dầu ăn, nước tương, nước mắm, trứng gia cầm, phẩm chế biến, bánh, mứt, kẹo…), giao cho Ban quản lý chợ tổ chức, bố trí điểm bán hàng bình ổn, vận động các doanh nghiệp tham gia điểm bán hàng bình ổn theo quy định. Thời gian thực hiện điểm bán hàng bình ổn từ ngày 25/01/2024 đến 09/02/2024 (nhằm ngày 15/12 AL – 30/12 AL).

Ngoài ra các địa phương vận động hộ tiểu thương kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu có quy mô lớn tại các chợ hạng 1, hạng 2 trên địa bàn mỗi chợ có ít nhất 02 hộ tiểu thương tham gia bán hàng bình ổn trong dịp Tết Nguyên đán 2024 tại cơ sở kinh doanh, đồng thời vận động các hộ tiểu thương tại chợ tích cực dự trữ hàng hóa để đảm bảo cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn, thực hiện niêm yết giá và bán đúng theo giá niêm yết.

Số lượng các điểm của các đơn vị tham gia bán hàng bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh Tết Nguyên đán năm 2024 là 116 điểm.

Ngoài ra có 07 doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu chuẩn bị các mặt hàng xăng dầu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp Tết gồm: Công ty xăng dầu Vĩnh Long, Chi nhánh Công ty CP Dầu khí MêKông tại Vĩnh Long, Công ty CP Thương mại Dầu khí Cửu Long, CN Công ty CP Thương mại Dầu khí Nam Sông Hậu, CN Công ty CP nhiên liệu Đồng Tháp tại Vĩnh Long, Công ty TNHH xăng dầu Vĩnh Long Petro, Tổng công ty TM KT Đầu tư - Công ty CP - Chi nhánh Vĩnh Long, với tổng lượng xăng dầu dự trữ trong tháng Tết là 12.114 m3, tổng giá trị 267 tỷ đồng, với 102 cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp.

Công ty Điện lực Vĩnh Long có kế hoạch đảm bảo cung cấp điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân trước, trong và sau Tết. Chú trọng công tác bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ trước, trong và sau Tết.

d. Tổ chức thực hiện Chương trình liên kết hợp tác với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện điều tiết hàng hóa để kịp thời bình ổn thị trường khi phát sinh biến động, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2024.

3. Thời gian thực hiện: từ ngày ban hành Kế hoạch đến ngày 31 tháng 12 năm 2024, chủ yếu tập trung cho dịp Tết Nguyên đán 2024.

4. Nguồn vốn thực hiện: doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay vốn tại các ngân hàng thương mại để tham gia Chương trình, hạn mức tín dụng và lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia sẽ do Ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, hợp tác xã thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn.

5. Chế độ báo cáo

- Đối với những ngày trước Tết nguyên đán 2024 (từ ngày 23/12 âm lịch đến ngày 30/12 âm lịch) các đơn vị tham gia Chương trình báo cáo nhanh tình hình, kết quả về Sở Công Thương trước 15 giờ hàng ngày; qua email: phongqltm2011@gmail.com để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- Khi có biến động về giá, hàng hóa các đơn vị tham gia Chương trình báo cáo nhanh về Sở Công Thương qua số điện thoại: 02703 823207 hoặc email phongqltm2011@gmail.com, văn bản giấy gửi sau.

- Thời gian các tháng sau Tết Nguyên đán năm 2024, các đơn vị tham gia Chương trình báo cáo tình hình, kết quả thực hiện bằng văn bản mỗi tháng 01 lần vào ngày đầu tháng về Sở Công Thương, địa chỉ: số 2A, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

Theo dõi tình hình diễn biến thị trường, giá cả, nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu để chủ động có phương án hoặc đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng trong dịp lễ, Tết và trong năm 2024. Trong trường hợp thị trường có biến động bất thường, khan hiếm hàng hóa thì Sở Công Thương sẽ chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc điều tiết hàng hóa từ nơi thừa sang nơi thiếu để đảm bảo ổn định thị trường.

Tham mưu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau Tết Nguyên đán, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng cấm, gian lận thương mại, việc kinh doanh, vận chuyển thịt gia súc gia cầm và sản phẩm gia súc gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu trên thị trường,… góp phần đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh trên địa bàn tỉnh.

Chỉ đạo Ban Quản lý chợ Vĩnh Long bố trí điểm bán hàng bình ổn trong dịp Tết Nguyên đán 2024, tuyên truyền, vận động hộ tiểu thương đăng ký tham gia Chương trình, chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa phải đảm bảo chất lượng, niêm yết giá đầy đủ,…và thực hiện tốt văn minh trong chợ, xây dựng phương án sắp xếp chợ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Phối hợp với các địa phương thực hiện sắp xếp các chợ truyền thống, bố trí điểm bán hàng bình ổn trong dịp Tết Nguyên đán 2024 tại các chợ hạng 2, vận động các hộ tiểu thương tham gia thực hiện Chương trình bình ổn thị trường, tích cực dự trữ hàng hóa để đảm bảo cung ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn, thực hiện niêm yết giá và bán đúng theo giá niêm yết, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định hiện hành.

Phối hợp các cơ quan thông tin truyền thông cung cấp kịp thời thông tin về Chương trình và tình hình cung cầu hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là hàng hóa tham gia Chương trình; quảng bá sản phẩm, thương hiệu và hoạt động của các đơn vị tham gia Chương trình.

Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá của doanh nghiệp tham gia Chương trình theo quy định.

Tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương theo quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Theo dõi tình hình diễn biến thị trường, giá cả, cung cầu hàng hóa các mặt hàng nông, thủy sản. Phối hợp cùng Sở Công Thương nắm chắc nguồn cung ứng, sản xuất các mặt hàng thiết yếu như thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả, thủy hải sản để đảm bảo cân đối cho nhu cầu tiêu dùng vào dịp Tết.

Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo sản xuất, nhất là lương thực, thực phẩm, rau củ quả để có đủ hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; tăng cường các biện pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm một cách hiệu quả, kịp thời, không để bùng phát thành những ổ dịch lớn làm ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc gia cầm chưa qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.

Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi, sản xuất sản phẩm nông nghiệp tích cực tham gia Chương trình bình ổn thị trường của tỉnh, đảm bảo nguồn cung ứng hàng nông sản phục vụ trong dịp Tết.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với các sở, ngành chức năng và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, của các cơ sở, doanh nghiệp tham gia Chương trình; thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến thị trường, giá cả của các mặt hàng thiết yếu. Chủ động tổ chức kiểm tra các trường hợp biến động giá (nếu có), báo cáo kết quả kiểm tra về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá của doanh nghiệp tham gia Chương trình theo quy định.

4. Sở Giao thông vận tải

Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia Chương trình thực hiện thủ tục cấp phép lưu thông trong thời gian cao điểm để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, phân phối hàng hóa khi thị trường có biến động bất thường, đồng thời tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định hiện hành.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Công Thương cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Chương trình bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và trong năm 2024 của tỉnh Vĩnh Long.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long

Chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường năm 2024 tiếp cận đến các nguồn vốn vay ưu đãi theo quy định của ngân hàng để dự trữ hàng hóa tham gia bình ổn thị trường.

7. Công an tỉnh

Chỉ đạo các phòng chức năng và Công an huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với lực lượng Quản lý thị trường Vĩnh Long thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ xác minh, điều tra và xử lý nghiêm đối với các hành vi tung tin đồn thất thiệt làm khan hiếm hàng hóa, gây hoang mang trong nhân dân.

8. Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long

Tăng cường công tác kiểm tra chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hành nhập lậu, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gian lận thương mại, việc kinh doanh, vận chuyển gia súc gia cầm, sản phẩm gia súc gia cầm chưa qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu,… không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng làm khan hiếm hàng hóa trong dịp Tết, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả thị trường, nguồn cung hàng hóa thiết yếu trên địa bàn, kịp thời thông tin, báo cáo về Sở Công Thương khi thị trường có biến động bất thường.

Chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng cấm, gian lận thương mại, việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết,… kiểm tra, giám sát công tác bình ổn thị trường của các đơn vị tham gia bình ổn trên địa bàn.

Chỉ đạo việc thực hiện bố trí, sắp xếp chợ Tết tại các chợ truyền thống trên địa bàn quản lý, vận động các hộ tiểu thương tham gia thực hiện Chương trình bình ổn thị trường, tích cực dự trữ hàng hóa để đảm bảo cung ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định hiện hành.

Chỉ đạo Ban quản lý chợ hạng 2 trên địa bàn bố trí một điểm bán hàng tại chợ để bình ổn trong dịp Tết Nguyên đán năm 2024, giao Ban quản lý chợ tổ chức, bố trí sắp xếp và vận động các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tham gia bán hàng bình ổn.

Chỉ đạo các cơ sở giết mổ, các trang trại chăn nuôi, các chợ trên địa bàn đảm bảo nguồn cung hàng hóa (đặc biệt là mặt hàng thịt heo) cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán.

10. Các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường

Phối hợp và hỗ trợ cùng tỉnh Vĩnh Long triển khai thực hiện Chương trình bình ổn thị trường năm 2024. Mua hàng và thực hiện việc dự trữ, cung ứng các mặt hàng thiết yếu theo Kế hoạch này, ưu tiên dùng hàng Việt Nam, khuyến khích bán hàng với giá thấp hơn 5% trở lên so với hàng hóa cùng loại tại thời điểm bán hàng bình ổn giá.

Tổ chức các điểm bán hàng bình ổn Tết và đảm bảo duy trì dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo và phải đăng ký với Sở Công Thương địa điểm bán lẻ bình ổn giá.

Doanh nghiệp thực hiện việc dự trữ, cung ứng đối với mặt hàng nông sản nhất là mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm phải qua kiểm dịch, đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường.

Đề nghị các siêu thị, hệ thống cửa hàng tiện lợi, các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường tích cực dự trữ hàng hóa đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu phát triển thêm điểm bán tại khu vực vùng nông thôn, tổ chức các chuyến bán hàng lưu động ở vùng nông thôn, khu công nghiệp. Thực hiện tốt việc niêm yết giá và bán đúng theo giá niêm yết; sắp xếp, trưng bày hàng hóa có tính thẩm mỹ, hàng hóa chất lượng, có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định hiện hành.

Chịu sự kiểm tra của Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan về số lượng, chất lượng hàng hóa, giá bán so với đăng ký.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường của tỉnh Vĩnh Long năm 2024, yêu cầu các sở, ngành tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị tham gia Chương trình phối hợp triển khai thực hiện./.

 

PHỤ LỤC

TÌNH HÌNH CUNG ỨNG HÀNG HÓA THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

- Sản lượng lúa thu đông toàn tỉnh thu hoạch ước đạt 194.794 tấn (quy ra gạo khoảng 97.397 tấn gạo), vụ lúa đông xuân dự kiến thu hoạch trước Tết nguyên đán, ước sản lượng khoảng 60.858 tấn (quy ra gạo khoảng 30.429 tấn gạo). Trên địa bàn tỉnh hiện có 183.274 con heo; 78.345 con bò; đàn gia cầm có 11.205 nghìn con; sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 135.851 tấn; rau các loại với sản lượng thu hoạch ước đạt 572.411 tấn. (Báo cáo thống kê tháng 11/2023)

- Ngoài ra các mặt hàng như lương thực, thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, rau củ quả, trái cây; thịt heo, bò, gà nhập khẩu; các mặt hàng phục vụ nhu cầu cao vào dịp Tết như thủy hải sản khô, bánh mứt kẹo, đường, dầu ăn, gia vị, nước chấm, bia, nước ngọt,... được cung cấp thông qua các chợ truyền thống (toàn tỉnh có 115 chợ), hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi như: Công ty TNHH Thương mại Sài Gòn – Vĩnh Long (Siêu thị Co.opmart Vĩnh Long, cửa hàng Co.opFood), Siêu thị Winmart Vĩnh Long, chuỗi cửa hàng Winmart+, chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh,... và các doanh nghiệp, đại lý phân phối trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

Bảng: Định mức nhu cầu hàng hóa thiết yếu của 01 người/tháng:

TT

Mặt hàng

ĐVT

Nhu cầu 01 ni/tháng

Tổng nhu cầu (dân số toàn tỉnh 1.023.000 dân)

Dự kiến nhu cầu tăng thêm dịp Tết (tăng bình quân từ 0- 20%)

Khnăng cung ứng (Số liệu ca Sở NN& PTNT)

Đánh giá

1

Gạo

Tấn

0,013

13.300

13.300

30.000

Khả năng cung ng đều đạt và vượt mc nhu cầu

2

Thịt heo

Tấn

0,00135

1.381

1.657

1.900

3

Thịt gia cầm

Tấn

0,0015

1.535

1.841

2.000

4

Trng gia cầm

1.000 quả

0,015

15.345

18.414

19.400

5

Thy hải sản

Tấn

0,00156

1.596

1.915

5.000

6

Rau củ quả

Tấn

0,0096

9.821

11.785

120.000

 

Trong đó: Trái cây

Tấn

 

 

 

90.000

 (Ghi chú: định mức nhu cầu hàng hóa thiết yếu tính theo hướng dẫn tại Công văn số 1998/BCT-TTTN ngày 20/3/2020 của Bộ Công Thương; khả năng cung ứng theo số liệu ước thực hiện về sản xuất nông nghiệp)

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 3045/QĐ-UBND năm 2023 Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và năm 2024 của tỉnh Vĩnh Long

Số hiệu: 3045/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
Người ký: Nguyễn Văn Liệt
Ngày ban hành: 29/12/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 3045/QĐ-UBND năm 2023 Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và năm 2024 của tỉnh Vĩnh Long

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…