ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2994/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 26 tháng 08 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định 1228/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh ATTP giai đoạn 2012-2015;
Căn cứ Công văn số 4513/BCT-TTTN ngày 28/5/2012 của Bộ Công thương về việc xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh ATTP;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 1088/TTr-SCT ngày 27/5/2013 về việc đề nghị ban hành Kế hoạch xây dựng mô hình thí điểm chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
XÂY
DỰNG MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM CHỢ ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ
ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2994/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2013 của
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
I. THỰC TRẠNG AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC CHỢ VÀ SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH KẾ HOẠCH
Trong những năm qua, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng quan tâm chỉ đạo và đã có những chuyển biến đáng kể theo chiều hướng tích cực từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Tuy nhiên, việc đảm bảo ATTP còn nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng, cụ thể:
- Trong khâu sản xuất: Phần lớn các tổ chức và cá nhân sản xuất thực phẩm chưa tuân thủ quy trình, các quy định về giống, kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh,… dẫn đến chất lượng nông sản thực phẩm sản xuất ra chưa đảm bảo yêu cầu về ATTP, ảnh hưởng đến sự an toàn của người tiêu dùng.
- Trong khâu lưu thông: Trên địa bàn tỉnh hiện có 440 chợ, bao gồm 9 chợ hạng 1; 33 chợ hạng 2 và 398 chợ hạng 3, với khoảng 17.000 thương nhân có điểm bán cố định và kinh doanh thường xuyên hàng thực phẩm trong chợ, chưa kể đến số lượng lớn các hộ kinh doanh không thường xuyên; bình quân 1,44 xã, phường, thị trấn và tương đương khoảng 7.900 người dân/1 chợ. Ngoài ra, còn có hơn 85 chợ cóc, chủ yếu kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống với sự tham gia của hàng nghìn người bán hàng rong. Tuy nhiên, đa số các thương nhân kinh doanh thực phẩm tại các chợ chưa được tập huấn kiến thức ATTP, chưa thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ theo quy định. Qua khảo sát, thống kê cho thấy lượng thực phẩm tiêu thụ qua chợ hiện chiếm khoảng 70% tổng thực phẩm tiêu dùng của xã hội nhưng đa phần các chợ chưa được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị cần thiết đảm bảo ATTP khi kinh doanh; các hộ kinh doanh thực phẩm tại các chợ chưa quan tâm đến vấn đề ATTP; khu giết mổ gia cầm và khu bán hàng thực phẩm bố trí chưa phù hợp, không đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, văn minh thương mại,…
- Trong khâu tiêu dùng: Phần lớn người tiêu dùng nhận thức được tác hại của thực phẩm không đảm bảo an toàn đối với con người; một bộ phận người dân đã có ý thức cảnh giác khi mua thực phẩm bày bán trong các chợ nhưng chưa có cơ sở để nhận biết thực phẩm an toàn và thực phẩm không an toàn; đa số người tiêu dùng biết nguy cơ không đảm bảo an toàn của thực phẩm bán tại chợ nhưng vẫn mua dùng do thói quen hoặc do không có điều kiện để mua những thực phẩm an toàn giá cao.
Công tác quản lý nhà nước về ATTP ngày càng được tăng cường song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập từ khâu ban hành quy định, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến khâu tổ chức, triển khai thực hiện; các văn bản hiện nay chưa quy định đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm chính trong quản lý nhà nước về ATTP mà đang quy định riêng đối với từng cấp, từng ngành dẫn đến công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị liên quan trong kiểm tra, kiểm soát ATTP thiếu chặt chẽ, có lúc, có nơi còn buông lỏng, người tiêu dùng thiếu thông tin về chất lượng thực phẩm lưu thông trên thị trường.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập về ATTP nêu trên, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, đảm bảo sức khỏe và lợi ích người tiêu dùng, việc ban hành Kế hoạch xây dựng các chợ ATTP trên địa bàn toàn tỉnh để triển khai thực hiện là thực sự cần thiết.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XÂY DỰNG CHỢ ATTP
1. Quan điểm
- Xây dựng chợ đảm bảo ATTP là triển khai tổng hợp các giải pháp, các quy định của pháp luật về quản lý thương mại, quản lý ATTP để xây dựng phương thức kinh doanh mới trên nền chợ truyền thống; là hình thức tổ chức lại hoạt động thương mại trong chợ theo hướng hàng hóa nông sản, thực phẩm có xuất xứ, được chứng nhận sản phẩm đảm bảo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), có quy trình chế biến đảm bảo quy định về ATTP, trên cơ sở hoàn chỉnh nội quy, quy định quản lý kinh doanh trong chợ, đào tạo, tập huấn cho thương nhân, đầu tư sắp xếp, nâng cấp quầy sạp, hệ thống cấp thoát nước.
- Chợ đảm bảo ATTP là mô hình liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ, tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm nông sản, thực phẩm, trong đó tiêu thụ là khâu quyết định, thông qua quản lý chặt chẽ chất lượng khâu tiêu thụ để quản lý quy trình sản xuất, đảm bảo cung ứng sản phẩm bảo đảm chất lượng, vệ sinh ATTP đến người tiêu dùng.
- Xây dựng chợ đảm bảo ATTP phải gắn với công tác chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh, khai thác chợ; đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài cho thương nhân, đơn vị quản lý khai thác chợ, người tiêu dùng và phải có lộ trình thích hợp.
- Đề cao trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương, Sở Y tế và các cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tổ chức chỉ đạo mô hình sản xuất sản phẩm an toàn, tổ chức quản lý hoạt động của chợ và tổ chức kết nối quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa giữa các đơn vị sản xuất hàng hóa với thương nhân.
2. Mục tiêu chung
- Xây dựng các chợ kinh doanh các mặt hàng thực phẩm đạt tiêu chí về ATTP, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh gây ra cho người tiêu dùng.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng, ổn định và bền vững; tạo niềm tin cho người tiêu dùng, bảo vệ giống nòi và góp phần thực hiện mục tiêu phát triển con người Việt Nam.
3. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu trong giai đoạn 2013 đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh xây dựng được 04 mô hình chợ đảm bảo ATTP theo lộ trình, cụ thể:
- Năm 2013:
+ Triển khai xây dựng 02 mô hình thí điểm chợ đảm bảo ATTP; đảm bảo 100% số thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ thực hiện thí điểm cam kết kinh doanh thực phẩm an toàn.
+ Tập huấn kiến thức về kinh doanh và ATTP cho 100% thương nhân kinh doanh thực phẩm tại các chợ thí điểm ATTP.
- Năm 2014:
+ Hoàn thành xây dựng 02 chợ thí điểm đảm bảo ATTP đã triển khai năm 2013, đạt 100% tiêu chí chợ ATTP.
+ Triển khai xây dựng 02 chợ đảm bảo ATTP mới.
+ 100% thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ thực hiện cam kết kinh doanh thực phẩm an toàn;
+ Tập huấn kiến thức về kinh doanh và ATTP cho 100% thương nhân kinh doanh tại các chợ ATTP.
- Năm 2015:
+ Hoàn thành 04 chợ ATTP đã triển khai trong năm 2013 và 2014, đạt 100% tiêu chí chợ ATTP.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP và tập huấn.
- Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm bằng các hình thức phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, đạo đức của tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Công tác tuyên truyền tập trung vào các nội dung như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc kháng sinh, thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng,... ảnh hưởng đến sức khỏe của con người; cách thức nhận biết nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, các biện pháp phòng, chống sự cố về an toàn thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc, được xác nhận chất lượng và đảm bảo vệ sinh ATTP.
- Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và Đời sống, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh mở chuyên trang, chuyên mục để thông tin, tuyên tuyền về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu đối với chợ đảm bảo ATTP; kịp thời phản ánh những gương điển hình trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, tích cực đấu tranh vì sự an toàn của thực phẩm, đặc biệt có đóng góp tích cực cho việc xây dựng mô hình chợ đảm bảo ATTP; đồng thời phê phán, lên án các hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP hoặc không tham gia xây dựng mô hình chợ đảm bảo ATTP.
- Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tư pháp, UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP như: Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP; Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 19/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm chất lượng VSATTP; Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; Quyết định số 1228/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP giai đoạn 2012-2015; Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về ATTP; các văn bản của các Bộ, ngành Trung ương, địa phương về ATTP và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,… cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh khai thác và quản lý chợ, các cơ sở giết mổ tập trung và các tầng lớp nhân dân.
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ, các ban quản lý chợ (sau đây gọi chung là đơn vị quản lý chợ) có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thương nhân trong chợ trong việc đảm bảo vệ sinh ATTP và việc tham gia xây dựng mô hình chợ đảm bảo ATTP.
- Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố định kỳ tổ chức tập huấn kiến thức đảm bảo vệ sinh ATTP cho các đơn vị quản lý chợ, các thương nhân; cấp giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP cho thương nhân kinh doanh thực phẩm. Việc tập huấn phải được xây dựng kế hoạch cụ thể, phối hợp chặt chẽ, bố trí thời gian hợp lý, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chợ nói chung và các thương nhân nói riêng.
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phổ biến kiến thức, thông tin khoa học, kinh nghiệm xây dựng mô hình sản xuất thực phẩm sạch; các quy định về tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), thực hành sản xuất tốt (GMP), hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển và kinh doanh,... để các tổ chức, cá nhân biết thực hiện và giám sát việc thực hiện.
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tổ chức tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về ATTP, tích cực tham gia xây dựng mô hình chợ đảm bảo ATTP, phát động phong trào không sản xuất, không kinh doanh thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo vệ sinh ATTP, từng bước hình thành thói quen sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm có chất lượng và an toàn trong xã hội.
2. Xây dựng các tiêu chí và nội quy chợ ATTP.
- Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Công thương tại Công văn số 4513/BCT-TTTN ngày 28/5/2012 về việc xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP, Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành tiêu chí chợ đảm bảo ATTP để triển khai thực hiện (có phụ lục chi tiết kèm theo).
- Các đơn vị quản lý chợ rà soát, bổ sung, xây dựng mới nội quy chợ theo quy định tại Quyết định số 2277/2004/QĐ-UBND ngày 19/7/2004 của UBND tỉnh về việc ban hành nội quy mẫu tại chợ; Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và các quy định của pháp luật có liên quan, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các đơn vị quản lý chợ khi xây dựng nội duy chợ phải tổ chức lấy ý kiến của thương nhân trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó, nội dung về kinh doanh thực phẩm phải quy định chi tiết, cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của đơn vị quản lý chợ và thương nhân, có hình thức xử lý các vi phạm các quy định về vệ sinh ATTP. Sau khi nội quy chợ được phê duyệt phải niêm yết công khai và phổ biến đến mọi thương nhân kinh doanh trong chợ; đồng thời, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện vệ sinh ATTP của các thương nhân; xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm nội quy chợ.
3. Về xây dựng cơ sở vật chất chợ ATTP
- Các đơn vị quản lý chợ thực hiện mô hình thí điểm chợ đảm bảo ATTP phải rà soát, lập dự án đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh doanh thực phẩm, đảm bảo đúng các quy trình, yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo điều kiện về ATTP, vệ sinh môi trường, bao gồm: khu giết mổ gia cầm, các quầy sạp bán hàng; hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống chiếu sáng; khu vệ sinh công cộng; hệ thống thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với các thương nhân trong chợ; hệ thống kho hàng,... đồng thời, xây dựng phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ, đảm bảo nguyên tắc tránh lây nhiễm chéo giữa các sản phẩm, đặc biệt giữa đồ tươi sống và thực phẩm chín,... trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Việc lập dự án đầu tư đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp chợ đảm bảo ATTP phải xác định rõ nguồn vốn, cơ cấu vốn và khả năng huy động vốn như: vốn của đơn vị quản lý chợ, vốn hỗ trợ của nhà nước, vốn huy động từ các thương nhân kinh doanh trong chợ và các nguồn huy động hợp pháp khác; lấy ý kiến của Sở Công thương, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Việc huy động vốn của các thương nhân phải dựa trên cơ sở thỏa thuận với thương nhân đăng ký sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ.
- Các thương nhân kinh doanh thực phẩm phải đầu tư mua sắm quầy, sạp hàng, dụng cụ chứa đựng, bao gói thực phẩm, thiết bị bảo quản thực phẩm, trang bị bảo hộ, dụng cụ thu gom, chứa đựng chất thải, rác thải... đảm bảo yêu cầu vệ sinh.
4. Đảm bảo nguồn cung hàng hóa ATTP.
- Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo xây dựng và phát triển các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng an toàn, sạch bệnh; xây dựng vùng sản xuất nông sản an toàn để cung cấp cho các chợ; hướng dẫn việc áp dụng các qui phạm thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), thực hành sản xuất tốt (GMP), hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) trong quá trình sản xuất kinh doanh từ trang trại tới bàn ăn; tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, vùng sản xuất rau an toàn, vùng nuôi trồng thủy sản đã được quy hoạch để gắn kết giữa người sản xuất với người kinh doanh thực phẩm, tạo thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Kiểm nghiệm chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa trước mắt dán tem đối với sản phẩm rau an toàn và sau đó đến các sản phẩm nông, lâm thủy sản đã được đóng gói khác.
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, các hộ gia đình sản xuất, chế biến thực phẩm cung cấp cho các chợ đảm bảo ATTP phải tổ chức sản xuất thực phẩm theo đúng quy trình kỹ thuật; tuân thủ các quy định trong việc sử dụng giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,...; theo dõi, kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực phẩm trước khi đưa vào lưu thông; thông tin về thực phẩm, cách bảo quản, hạn sử dụng, chỉ dẫn về địa lý, cảnh báo nguy cơ mất an toàn trên nhãn mác, bao bì; quan tâm giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến các đơn vị kinh doanh chợ và các thương nhân kinh doanh trong chợ đảm bảo ATTP.
- Các đơn vị quản lý chợ phải công bố công khai thông tin địa chỉ, cơ sở sản xuất, chế biến, cung cấp TPAT; chất lượng, quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm, tạo điều kiện hình thành mối liên kết giữa thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ với các nhà sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm an toàn.
- Các thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ đảm bảo ATTP phải lựa chọn nguồn cung thực phẩm đảm bảo an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận vệ sinh thú y đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật; hướng dẫn cách bảo quản, sử dụng thực phẩm, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; đồng thời, có trách nhiệm truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo an toàn khi có yêu cầu.
5. Giải pháp về tài chính.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, căn cứ các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi và phát triển thương mại để tham mưu cho UBND tỉnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, các hộ gia đình sản xuất, chế biến thực phẩm ATTP; đồng thời, phối hợp với Sở Công thương tham mưu bố trí kinh phí Trung ương hỗ trợ theo Chương trình MTQG ATTP hàng năm và bố trí một phần kinh phí thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh trong giai đoạn 2013-2015 để hỗ trợ các đơn vị quản lý chợ thực hiện mô hình chợ đảm bảo ATTP.
- Các đơn vị quản lý chợ huy động các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm đạt các tiêu chí của chợ đảm bảo vệ sinh ATTP.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện lồng ghép các nguồn kinh phí ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc xây dựng chợ đảm bảo ATTP.
6. Về công tác quản lý nhà nước đối với chợ ATTP
- Sở Công thương thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và hàng năm đánh giá việc thực hiện các tiêu chí chợ đảm bảo ATTP; chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng kinh doanh thực phẩm giả, không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định về nhãn mác hàng hóa trong lưu thông,...
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, tổ chức cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các thương nhân trong chợ.
- Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo phân công phân cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản, kiểm tra việc áp dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt; công tác phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực phẩm trước khi đưa vào lưu thông, nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y và vệ sinh ở các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm,... để có biện pháp cảnh báo, xử lý nghiêm đối tượng vi phạm theo quy định.
- Sở Công thương, Sở Y tế hướng dẫn, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP cho các cơ sở kinh doanh, chế biến các loại thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý trong chợ; thường xuyên kiểm tra việc chế biến thực phẩm, việc sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc, dụng cụ, vật liệu, bao gói chứa đựng sản phẩm, bảo quản thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý trong chợ đảm bảo ATTP,... cần thiết lấy mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm cảnh báo sự cố về an toàn thực phẩm và xử lý các cơ sở vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong chợ; xử lý hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
- Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện việc công bố hợp chuẩn; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện các công việc có liên quan trên địa bàn mình quản lý; đồng thời, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch này.
Giao Sở Công thương là cơ quan đầu mối theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân tham mô hình thí điểm chợ đảm bảo ATTP thực hiện tốt kế hoạch này. Các ngành, đơn vị được giao nhiệm vụ phải xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; định kỳ hàng năm, tổng hợp báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện./.
I. Nhóm tiêu chí về thực phẩm kinh doanh tại chợ.
1. Thực phẩm kinh doanh trong chợ phải có nguồn gốc rõ ràng; không bày bán thực phẩm giả, thực phẩm đã quá hạn sử dụng, chất lượng không bảo đảm.
2. Các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm phải có sự kiểm soát và chứng nhận ATTP của cơ quan thú y.
3. Hàng thực phẩm chế biến được bảo quản trong tủ kính, tủ bảo ôn hoặc che đậy, bao gói hợp vệ sinh; phải có ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi đầy đủ trên bao, gói.
4. Không sử dụng và bày bán các chất phụ gia, phẩm màu và chất tẩy rửa ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.
5. Nước sử dụng chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.
II. Nhóm tiêu chí về người trực tiếp kinh doanh thực phẩm tại chợ.
1. Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm không mắc các bệnh truyền nhiễm.
2. Có giấy khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
3. 100% thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ được phổ biến quy định của pháp luật về VSATTP; có giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về VSATTP.
4. 100% thương nhân kinh doanh thực phẩm cố định trong chợ cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về VSATTP.
III. Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất, kỹ thuật của chợ.
1. Khu vực chế biến, kinh doanh thực phẩm được chia theo nhóm hàng riêng biệt, để ngăn ngừa ô nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
2. Có khu xử lý chất thải trong chợ (khu xử lý nước thải và chất thải rắn) bảo đảm theo quy định.
3. Hệ thống cống rãnh kín, thoát nước tốt, không gây ô nhiễm các vùng xung quanh. Dụng cụ chứa đựng rác thải phải có nắp đậy và được thu gom xử lý hàng ngày.
4. Có kho (hoặc thiết bị) lạnh để bảo quản thực phẩm.
5. Có khu giết mổ gia cầm riêng, cách biệt khu bày bán thực phẩm.
6. Có hệ thống cấp nước sạch, nhà vệ sinh, chậu rửa tay và thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ.
7. Có biển hiệu “chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” tại cửa ra vào chính của chợ.
IV. Nhóm tiêu chí về thông tin tiểu thương kinh doanh thực phẩm.
1. Phải có biển niêm yết công khai tên tiểu thương, địa chỉ, điện thoại.
2. Có giấy phép kinh doanh (hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
3. Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
4. Có bảng niêm yết giá.
V. Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất của tiểu thương kinh doanh thực phẩm tươi sống.
1. Bàn hoặc giá bày bán thực phẩm cao cách mặt đất ít nhất 60cm.
2. Mặt bàn bày bán thực phẩm tươi sống (gia súc, gia cầm, thủy hải sản...) được chế tạo bằng chất liệu dễ dàng làm vệ sinh (inox, gạch men,...).
3. Trang thiết bị, dụng cụ có bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu bảo đảm yêu cầu VSATTP.
4. Đồ chứa đựng, dụng cụ, thiết bị chế biến, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh, được rửa sạch, khử trùng trước và sau khi sử dụng, không gây ô nhiễm thực phẩm.
5. Sử dụng chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường.
VI. Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất của tiểu thương kinh doanh thực phẩm chín và dịch vụ ăn uống.
1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng và khu vực trưng bàn riêng biệt giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín.
2. Nơi chế biến thực phẩm phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm) và thực hiện chế biến thực phẩm theo một chiều (từ nguyên liệu đầu vào, sơ chế, chế biến thành sản phẩm đầu ra được bố trí theo một chiều duy nhất, giữa các khâu chế biến phải bảo được tách biệt tránh gây ô nhiễm chéo).
3. Có quần áo bảo hộ, có mũ chụp tóc, bao tay trang bị cho người trực tiếp kinh doanh thực phẩm.
4. Có bàn hoặc giá bày bán thực phẩm cao cách mặt đất ít nhất 60cm.
5. Có tủ kính hoặc thiết bị bảo quản thực phẩm hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng; ngăn được sự xâm nhập của ruồi và các côn trùng, động vật khác.
6. Bảo đảm có đủ nước và đá sạch.
7. Có dụng cụ chứa đựng rác thải có nắp đậy và được chuyển đi trong ngày.
Quyết định 2994/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch xây dựng mô hình thí điểm chợ đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015
Số hiệu: | 2994/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký: | Nguyễn Đình Xứng |
Ngày ban hành: | 26/08/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2994/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch xây dựng mô hình thí điểm chợ đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015
Chưa có Video