UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2009/QĐ-UBND |
Buôn Ma Thuột, ngày 16 tháng 9 năm 2009 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26/04/2002;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá; Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày
09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP
ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Pháp lệnh Giá.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 270/TTr-STC ngày
13/8/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý Nhà nước về giá áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Giao trách nhiệm cho các cơ quan có liên quan trong việc chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra đôn đốc và định kỳ báo cáo về UBND tỉnh.
Quyết định này thay thế Quyết định số 63/2004/QĐ-UB ngày 01/10/2004 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về quản lý giá tại địa phương và Quyết định số 84/2006/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 của UBND tỉnh về việc sửa đổi bổ sung quy định về quản lý giá tại địa phương.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi
nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28 /2009/QĐ-UBND ngày16 /9/2009 của UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi áp dụng quy định về quản lý giá tại địa phương
Việc quản lý giá trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh Giá, Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá; Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá; Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá; Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ, về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh; các quy định của Trung ương về quản lý giá và các quy định cụ thể tại Quyết định này.
Điều 2. Nội dung quản lý Nhà nước về giá tại địa phương
1. Thu thập, phân tích thông tin thị trường giá cả tại địa phương, đề xuất các biện pháp góp phần bình ổn giá.
2. Quyết định giá một số tài sản, hàng hoá, dịch vụ theo phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và yêu cầu của địa phương.
3. Thẩm định, kiểm tra, kiểm soát giá tài sản, hàng hoá khi mua sắm thuộc sở hữu Nhà nước theo thẩm quyền quy định của pháp luật.
4. Thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về giá theo quy định của Trung ương.
5. Thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về giá. Kiểm soát chi phí sản xuất, lưu thông đối với các loại hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá, quản lý giá.
7. Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những chủ trương, biện pháp để bình ổn giá, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh.
8. Kiểm soát giá độc quyền và chống bán phá giá.
9. Đề xuất với cơ quan quản lý giá cấp trên các chính sách, chế độ về giá phù hợp với thực tế tại địa phương để phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân địa phương.
Điều 3. Thẩm quyền quản lý Nhà nước về giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về giá và các quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
3. Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong việc chấp hành các quy định của Pháp luật về giá; xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
4. Tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với hàng hoá dịch vụ khi có biến động ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
5. Quyết định các biện pháp bình ổn giá và công bố thi hành các biện pháp bình ổn giá trong trường hợp giá cả thị trường biến động bất thường ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Các loại tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh
1. Giá cước vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt do Nhà nước tổ chức đấu thầu hoặc đặt hàng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách trong đô thị, khu công nghiệp.
2. Giá bán báo của cơ quan Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh .
3. Giá đất cụ thể tại đia phương,
4. Giá cho thuê đất, thuê mặt nước tại địa phương,
5. Giá rừng, giá cho thuê các loại rừng cụ thể tại địa phương,
6. Giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách; giá bán hoặc cho thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước để làm văn phòng hoặc kinh doanh; giá cho thuê nhà ở công vụ.
7. Giá bán lẻ điện sinh hoạt tại khu vực nông thôn mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế.
8. Mức trợ giá trợ cước vận chuyển hàng hoá thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ ngân sách; Mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hoá được trợ giá, trợ cước vận chuyển; giá cước vận chuyển được cung ứng hàng hoá, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào ở vùng sâu, vùng xa;
9. Giá bán nước sạch cho sinh hoạt, cho các mục đích sử dụng khác.
10. Quyết định giá một số loại tài sản, hàng hoá, dịch vụ sau:
a) Giá bán nước sạch tại thành phố Buôn Ma Thuột và các vùng lân cận sử dụng nước máy của Công ty TNHH một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng Đắk Lắk theo khung giá quy định của Bộ Tài chính;
b) Giá tài sản, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh phục vụ cho việc tính bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất;
c) Ban hành bộ đơn giá xây dựng công trình, bộ đơn giá dịch vụ công ích đô thị áp dụng trên địa bàn tỉnh;
11. Giá trị tài sản, hàng hoá, máy móc thiết bị, phương tiện làm việc của các tổ chức trong nước, nước ngoài viện trợ cho tỉnh (nếu chưa có giá hoặc giá chưa phù hợp với giá thực tế trên thị trường trong nước);
12 Giá thóc để làm căn cứ thu thuế sử dụng đất nông nghiệp ngoài hạn điền, quỹ đất nông nghiệp; thu thuế nhà đất, giá các phương tiện ô tô, xe máy, súng hơi, súng kíp tự chế và giá máy móc thiết bị để tính lệ phí trước bạ.
13. Giá mua, bán hàng hoá, vật tư dự trữ chiến lược của tỉnh.
14. Giá trị tài sản, hàng hoá của Nhà nước tham gia góp vốn; giá nhượng bán tài nguyên do địa phương quản lý theo quy định của pháp luật.
15. Giá xây dựng công trình, giá nhà xây dựng mới trên địa bàn tỉnh;
16. Giá chuyển quyền sử dụng đất để bán đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân.
17. Giá khởi điểm để tổ chức đấu giá cho thuê điểm kinh doanh (bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki ốt, cửa hàng) Trung tâm thương mại, các chợ thuộc thị trấn, huyện, thị xã và thành phố.
18. Giá gỗ, lâm sản phụ, khoáng sản, động vật rừng tịch thu sung quỹ.
19. Giá gỗ, lâm sản phụ, khoáng sản và động vật rừng để tính thuế tài nguyên.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài chính
1. Tham mưu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
2. Đề xuất các chủ trương, chính sách và các biện pháp bình ổn giá theo chỉ đạo của Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh .
3. Đề xuất thực hiện các biện pháp quản lý Nhà nước về giá đối với các tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định của Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh.
4. Thẩm định và trình các phương án giá tài sản, hàng hoá và dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh theo đề nghị của các Sở, ban, ngành.
a) Căn cứ khung giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng giá cho thuê đất, thuê mặt nước tại địa phương trình UBND tỉnh quyết định.
b) Quyết định đơn giá thuê đất cho từng dự án cụ thể đối với trường hợp tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất.
c) Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan thẩm định đơn giá bồi thường cây cối hoa màu, tài sản, vật kiến trúc khi Nhà nước thu hồi đất trình UBND tỉnh quyết định.
5. Quyết định mức giá đối với hàng hoá, dịch vụ do các Sở, ban, ngành và đơn vị đặt hàng giao nhiệm vụ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh mà không qua hình thức đấu thầu, đấu giá được thanh toán từ ngân sách tỉnh.
6. Thông báo thẩm định giá về tài sản, hàng hoá phục vụ cho việc lập dự toán, phê duyệt tổng dự toán được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
7. Thông báo giá tài sản, hàng hoá phục vụ cho việc xác định giá đấu thầu, giá nhượng bán, chuyển giao tài sản của các cơ quan hành chính sự nghiệp và tổ chức đoàn thể.
8. Quyết định giá khởi điểm để bán đấu giá tài sản trong trường hợp tài sản do Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép nhượng bán, thanh lý, tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước được cơ quan Nhà nước cấp tỉnh ra quyết định tịch thu.
9. Làm Chủ tịch Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự và Hội đồng định giá cấp tỉnh để định giá trong trường hợp tài sản khó định giá bao gồm bất động sản trừ tài sản đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền xử lý tài sản chuyên dùng, đơn chiếc và các loại tài sản không phổ biến trên thị trường.
10. Tham gia Hội đồng định giá tài sản khi giải quyết các tranh chấp dân sự, thi hành án, Hội đồng định giá cấp tỉnh để định giá trong trường hợp tài sản khó định giá; Hội đồng định giá tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước chưa được Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định giá.
11. Tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của bên mua, bên bán đối với hàng hoá, dịch vụ quan trọng có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán, không thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ quyết định giá của Nhà nước; có phạm vi ảnh hưởng trong địa phương theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh.
12. Kiểm tra, kiểm soát chi phí sản xuất, lưu thông, giá hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khi phát hiện có dấu hiệu liên kết độc quyền về giá theo quy định của pháp luật. Kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thực hiện giá hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân liên kết độc quyền về giá.
13. Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Tổ chức thanh tra, kiểm tra giá đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Xử lý các vi phạm pháp luật về giá theo quy định.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Sở, ban, ngành và các đơn vị thuộc tỉnh
1. Tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách quản lý Nhà nước về giá, biện pháp bình ổn giá và các quyết định giá của Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố.
2. Chỉ đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực chuyên ngành quản lý lập, trình phương án trợ giá, trợ cước và giá bán lẻ đối với mặt hàng chính sách, giá hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Lập, trình Sở Tài chính quyết định mức giá hàng hoá, dịch vụ do Sở, ban, ngành, đơn vị đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh mà không qua hình thức đấu thầu, đấu giá được thanh toán từ ngân sách tỉnh.
4. Phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra kiểm soát chi phí lưu thông, giá hàng hoá, dịch vụ ở các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực ngành quản lý, khi có biến động về giá và có dấu hiệu liên kết độc quyền về giá.
5. Thành lập Hội đồng để xác định giá trị tài sản, hàng hoá khi thanh lý, điều chuyển, nhượng bán theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính.
6. Tham gia đóng góp ý kiến các phương án giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ (thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh) theo đề nghị của các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực chuyên ngành quản lý.
7. Gửi Sở Tài chính thẩm định phương án giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh thuộc lĩnh vực chuyên ngành quản lý trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
8. Tổ chức thanh tra, kiểm tra giá trong phạm vi ngành phụ trách theo quy định của pháp luật, tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra giá theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
9. Chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện công tác định giá tài sản trong tố tụng hình sự, định giá khởi điểm tài sản là tang vật phương tiện bị tịch thu sung quỹ Nhà nước, định gía tài sản để thi hành án.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các Sở, ban, ngành và các đơn vị thuộc tỉnh
1. Sở Tài Nguyên và Môi trường:
Căn cứ khung giá do Chính phủ Quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chủ trì phối hợp cùng các ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, xây dựng phương án giá đất, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, để thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi quyết định và công bố vào ngày 01/01 hàng năm.
2. Sở Xây dựng:
a) Thông báo giá vật liệu xây dựng và giá vật liệu xây dựng đến chân hiện trường.
b) Căn cứ khung giá chuẩn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Xây dựng, chủ trì phối hợp cùng các cơ quan có liên quan xây dựng giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách; giá bán hoặc cho thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước để làm văn phòng hoặc kinh doanh; giá cho thuê, giá cho thuê nhà ở công vụ trình UBND tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
c) Chủ trì xây dựng đơn giá nhà xây dựng mới trình UBND tỉnh quyết định, có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính và các ngành có liên quan.
d) Xây dựng phương án giá bồi thường tài sản và vật kiến trúc khi Nhà nước thu hồi đất gửi Sở Tài chính để thẩm định.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại rừng do chính phủ Quyết định và hướng dẫn của Liên bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chủ trì xây dựng phương án giá rừng, giá cho thuê các loại rừng cụ thể tại địa phương trình UBND tỉnh Quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
b) Xây dựng phương án giá bồi thường cây cối, hoa màu khi Nhà nước thu hồi đất gửi Sở Tài chính để thẩm định.
4. Sở Giao thông Vận tải:
Chủ trì xây dựng giá cước vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt do Nhà nước tổ chức đấu thầu hoặc đặt hàng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách trong đô thị, khu công nghiệp do Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn các doanh nghiệp vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt của tỉnh; mức trợ giá trợ cước vận chuyển hàng hoá thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ ngân sách; giá cước vận chuyển được cung ứng hàng hoá, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào ở vùng sâu, vùng xa trình UBND tỉnh Quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính và các ngành có liên quan.
5. Sở Công thương:
Chủ trì xây dựng giá bán lẻ điện sinh hoạt tại khu vực nông thôn mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế trình UBND tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính và các ngành có liên quan.
6. Sở Y tế:
- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan xây dựng giá thu viện phí và dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh; trình UBND tỉnh sau khi có ý kiến bằng văn bản của Sở Tài chính và các ngành có liên quan.
- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp được phép kinh doanh mặt hàng thuốc chữa bệnh niêm yết giá.
Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã và thành phố
1. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách và các Quyết định về giá của cấp có thẩm quyền trên địa bàn huyện, thị xã và thành phố.
2. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo giá cả thị trường hàng hoá, dịch vụ, giá vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
4. Tổ chức điều tra, khảo sát, xây dựng phương án giá các loại đất trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành có liên quan để thẩm định, tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của Luật Đất đai.
5. Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố:
a) Phê duyệt giá trị thanh lý, nhượng bán, điều chuyển cho thuê tài sản (trừ nhà cửa, xe ô tô) thuộc cơ quan, đơn vị do cấp huyện, thị xã, thành phố quản lý theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
b) Định giá bán tài sản hàng hoá tịch thu sung công quỹ Nhà nước từ các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính theo phân cấp và quy định của pháp luật;
c) Quyết định mức trợ giá, trợ cước thuộc ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố quản lý;
d) Quyết định giá bán nước sạch được sản xuất từ các dự án cấp nước nhỏ lẻ phục vụ cho các thị trấn và các xã trên địa bàn huyện, theo khung giá của Bộ Tài chính quy định và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh;
e) Kiểm tra, kiểm soát chi phí sản xuất, lưu thông, giá hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khi phát hiện có dấu hiệu liên kết độc quyền về giá trên địa bàn huyện, thành phố theo quy định.
6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra giá trong phạm vi địa bàn huyện, thành phố quản lý, tham gia các cuộc thanh tra, kiểm tra giá theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
7. Quyết định đơn giá thuê đất cho từng dự án cụ thể đối với hộ gia đình, cá nhân thuê đất.
8. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn theo quy định của Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân tỉnh.
a) Quyết định giá khởi điểm để bán đấu giá tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước do cơ quan Nhà nước cấp huyện ra quyết định tịch thu; Quyết định giá khởi điểm để tổ chức đấu giá cho thuê tài sản tại các chợ của xã, thị trấn không phải là chợ trung tâm huyện lỵ.
b) Thành lập Hội đồng định giá cấp huyện trong tố tụng hình sự và Hội đồng định giá cấp huyện để định giá trong trường hợp tài sản khó định giá.
c) Tham gia Hội đồng định giá cấp huyện để định giá tài sản khi giải quyết các tranh chấp dân sự, thi hành án, Hội đồng định giá cấp huyện để định giá trong trường hợp tài sản khó định giá.
Điều 9. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
1. Tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách về giá của Trung ương, UBND tỉnh và UBND huyện để nhân dân biết.
2. Giám sát việc thực hiện chính sách giá, mức giá quy định của Nhà nước của các cơ quan, doanh nghiệp làm nhiệm vụ cung ứng hàng hoá phục vụ sản xuất tiêu dùng của nhân dân.
3. Kịp thời phản ánh tình hình thị trường khi có biến động bất thường về giá để UBND huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện kịp thời xử lý.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có các quyền sau:
a) Quyết định giá mua, giá bán tài sản, hàng hoá và dịch vụ theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật trừ những tài sản, hàng hoá thuộc danh mục Nhà nước định giá;
b) Quyết định giá tài sản hàng hoá, dịch vụ trong khung giá giới hạn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định;
c) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương về giá và có quyền rút lại hồ sơ hiệp thương về giá, tự thoả thuận với nhau về giá mua, giá bán của hàng hoá, dịch vụ đề nghị hiệp thương giá, trước khi cơ quan có thẩm quyền hiệp thương;
d) Khiếu nại quyết định về giá của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của đơn vị, cá nhân;
e) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về giá;
f) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lập, trình phương án giá hàng hoá dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá báo cáo Sở quản lý Nhà nước chuyên ngành xem xét, tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản Sở Tài chính. Hoặc trình Sở Tài chính quyết định theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
b) Thực hiện đúng việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Chấp hành các quyết định và các biện pháp bình ổn giá theo công bố của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
c) Cung cấp đầy đủ chính xác chi phí sản xuất và các yếu tố hình thành giá thuộc thẩm quyền quyết định của đơn vị theo yều cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền;
d) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác về giá đối với hàng hoá, dịch vụ sản xuất kinh doanh thuộc đơn vị mình theo quy định của pháp luật;
e) Chấp hành theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra giá, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực và số liệu trong hồ sơ về giá được lưu trữ tại đơn vị mình. Báo cáo đầy đủ về giá thành sản xuất, giá bán, giá mua, chi phí sản xuất lưu thông hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
f) Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Giao Sở Tài chính theo dõi, đôn đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố, Giám đốc các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định quản lý Nhà nước về giá theo quy định của Trung ương và bản quy định này. Trong quá trình thực hiện có vấn đề vướng mắc, phản ảnh gửi về Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
Quyết định 28/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý Nhà nước về giá áp dụng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
Số hiệu: | 28/2009/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Lắk |
Người ký: | Lữ Ngọc Cư |
Ngày ban hành: | 16/09/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 28/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý Nhà nước về giá áp dụng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
Chưa có Video