ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2495/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 05 tháng 11 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 2589/TTr-SCT ngày 23 tháng 10 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ
TIÊU DÙNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Kèm theo Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban
nhân dân thành phố Cần Thơ)
Căn cứ Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030.
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030 như sau:
1. Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm đảm bảo phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo và tái cơ cấu nền kinh tế. Các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững được triển khai một cách đồng bộ, tập trung vào các hành động có tính đột phá, đồng thời lồng ghép vào nội dung của các chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
2. Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững theo hướng tiếp cận vòng đời sản phẩm, đẩy mạnh liên kết trong các khâu của vòng đời sản phẩm (từ khai thác tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu đến sản xuất, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ); ứng dụng, đổi mới công nghệ, cải tiến thiết bị, quy trình quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu phát sinh chất thải và ô nhiễm môi trường; thay đổi hành vi người tiêu dùng trong quá trình mua sắm, sử dụng và thải bỏ sản phẩm; coi trọng đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, cải tiến thiết bị, quy trình quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng sản phẩm được sản xuất trong nước.
3. Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững trên cơ sở huy động sự tham gia, đóng góp của mọi thành phần trong xã hội, trong đó doanh nghiệp và người tiêu dùng đóng vai trò trung tâm.
1. Mục tiêu tổng quát
Từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên liệu đến sản xuất chế biến, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021-2025:
- Thực thi, triển khai áp dụng các chính sách pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững do Trung ương ban hành, cụ thể là các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về sản xuất bền vững, thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng cho các ngành sản xuất; các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về nhãn sinh thái; các tiêu chuẩn về nguyên vật liệu, sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm tái chế; xây dựng hoặc áp dụng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững; các chính sách thúc đẩy sản xuất, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế cho các sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần; các quy định về mua sắm công xanh;
- Phấn đấu giảm khoảng 3% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, cụ thể dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu bia nước giải khát, giấy và chế biến thủy hải sản;
- Phấn đấu 80% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững;
- Xây dựng, áp dụng một số mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững;
- Phấn đấu mục tiêu 60% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy; xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại.
b) Giai đoạn 2026-2030:
- Thực thi có hiệu quả chính sách pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững;
- Phấn đấu giảm 5% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, cụ thể dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu bia nước giải khát, giấy và chế biến thủy hải sản;
- Phấn đấu 100% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững;
- Phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững;
- Phấn đấu mục tiêu 85% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy; xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại.
1. Xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững
a) Góp ý, kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện các công cụ pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững; các quy định về mua sắm công và mở rộng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; thực thi và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn, hướng dẫn về nhãn sinh thái gồm nhãn xanh, nhãn năng lượng, nhãn các bon, nhãn tái chế và các nhãn sinh thái khác.
b) Lồng ghép các nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của thành phố, các ngành và địa phương, các chương trình phát triển bền vững, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo.
c) Kịp thời cụ thể hóa, hướng dẫn và triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phân phối các sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường; các cơ chế khuyến khích, ưu đãi việc tiêu dùng các sản phẩm thân thiện môi trường; hoàn thiện cơ chế phối hợp, thúc đẩy hợp tác công tư trong việc thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; triển khai thực hiện hệ thống chỉ tiêu quốc gia theo dõi, đánh giá thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững.
d) Triển khai thực hiện chính sách thúc đẩy hoạt động mua sắm công bền vững và nhãn sinh thái (mua sắm công xanh); ban hành danh mục các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường ưu tiên trong mua sắm công.
a) Triển khai, hướng dẫn kỹ thuật và áp dụng các phương pháp, công nghệ kỹ thuật tốt nhất hiện có, thực hành môi trường tốt nhất nhằm khai thác hợp lý và giảm tổn thất tài nguyên trong các ngành công nghiệp.
b) Xây dựng, áp dụng và phổ biến các mô hình thí điểm thu hồi, tái sử dụng và tái chế chất thải, các mô hình quản lý tổng hợp khai thác, chế biến và chế tạo, sản xuất và sử dụng bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và năng lượng tái tạo cho các ngành công nghiệp.
a) Khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; đẩy mạnh việc thay thế sử dụng các nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt bằng các nguồn tài nguyên, năng lượng mới, có thể tái tạo.
b) Tiếp tục thực hiện sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thúc đẩy ứng dụng các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường; các mô hình về giảm thiểu, thu hồi, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải; các mô hình kinh tế tuần hoàn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng; đổi mới công nghệ và loại bỏ theo lộ trình các công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu triển khai các hoạt động sản xuất bền vững.
c) Triển khai và nhân rộng các mô hình về chuỗi cung ứng sản phẩm bền vững, chuỗi cung ứng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; các mô hình nông nghiệp hữu cơ, mô hình nuôi trồng bền vững.
d) Xây dựng, áp dụng, phổ biến và nhân rộng các mô hình cộng sinh công nghiệp; mô hình khu, cụm công nghiệp, làng nghề sinh thái và bền vững; phát triển mạng lưới liên kết bền vững giữa sản xuất tiểu thủ công nghiệp và sản xuất công nghiệp; áp dụng phương thức tiếp cận vòng đời sản phẩm trong triển khai các hoạt động đổi mới sinh thái tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, phòng ngừa và giảm thiểu chất thải.
đ) Phát triển sản xuất các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; ưu tiên phát triển ngành công nghiệp môi trường.
4. Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững
a) Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần phân phối xanh, bền vững bao gồm các trung tâm hậu cần xanh, hệ thống kho vận, giao nhận hàng hóa xanh, thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học sạch, thân thiện môi trường trong các hoạt động phân phối, vận chuyển hàng hóa.
b) Áp dụng sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động phân phối các sản phẩm, dịch vụ; giảm sử dụng các bao bì khó phân hủy tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh và các doanh nghiệp; đẩy mạnh việc thay thế sử dụng các bao bì khó phân hủy bằng các loại bao bì thân thiện môi trường.
c) Khuyến khích sản xuất và sử dụng phương tiện vận tải thân thiện môi trường, ít phát thải khí nhà kính; xây dựng và triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển và nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng tại các đô thị; triển khai ứng dụng công nghệ xử lý khí thải, công nghệ mới, năng lượng thay thế nhiên liệu truyền thống, chuyển đổi sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải, ưu tiên trong vận tải công cộng.
d) Thúc đẩy liên kết bền vững giữa nhà cung cấp nguyên liệu - nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng trong việc sản xuất, phân phối và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường
đ) Hỗ trợ hình hành các trung tâm dịch vụ sửa chữa, bảo hành, phục hồi, thu hồi các sản phẩm sau sử dụng; thí điểm áp dụng mô hình cho thuê sản phẩm, thiết bị theo mô hình kinh tế chia sẻ với các hoạt động từ sản xuất, phân phối, cho thuê, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, phục hồi và thu hồi xử lý do nhà sản xuất cung cấp;
e) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các đối tượng tham gia vào hệ thống phân phối và chuỗi cung ứng các sản phẩm.
5. Thúc đẩy dán nhãn và chứng nhận nhãn sinh thái
a) Xây dựng, vận hành hệ thống chứng nhận và dán nhãn sinh thái gồm nhãn xanh, nhãn năng lượng, nhãn các bon, nhãn tái chế và các nhãn sinh thái khác.
b) Xây dựng và áp dụng các phương pháp luận, công cụ đánh giá, tính toán phát thải theo vòng đời sản phẩm, các công cụ tính toán suất tiêu hao nhiên liệu, nguyên vật liệu.
c) Hướng dẫn, đào tạo phổ biến về nhãn sinh thái; các quy định, yêu cầu về nhãn sinh thái của các thị trường xuất khẩu của Việt Nam; tuyên truyền, cung cấp thông tin, nâng cao năng lực về nhãn sinh thái cho các doanh nghiệp, tổ chức và người tiêu dùng.
d) Xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm được dán nhãn sinh thái trong các hội chợ đa ngành và chuyên ngành.
6. Thay đổi hành vi tiêu dùng, thực hiện lối sống
a) Tuyên truyền, vận động xây dựng lối sống thân thiện môi trường, tiêu dùng bền vững, hình thành ý thức bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, hài hòa, thân thiện môi trường.
b) Tổ chức các kênh thông tin và thực hiện quảng bá sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường tới người tiêu dùng; tăng cường đào tạo và phổ biến các kiến thức, chính sách, pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ, doanh nghiệp và người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thực hiện các hoạt động thực hành về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
c) Tiếp tục thực hiện hoạt động dán nhãn xanh Việt Nam, nhãn tiết kiệm năng lượng và các loại nhãn sinh thái khác; đẩy mạnh hoạt động đánh giá, chứng nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
d) Thực hiện hoạt động mua sắm xanh, ưu tiên đẩy mạnh các hoạt động về mua sắm công xanh; nghiên cứu triển khai áp dụng thí điểm và nhân rộng mô hình mua sắm công xanh.
đ) Phát triển và phổ biến các mô hình thực hành lối sống bền vững.
7. Thực hiện giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải
a) Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về tái chế, tái sử dụng chất thải cho cộng đồng và doanh nghiệp.
b) Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật thực hiện các hoạt động giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất và thương mại, dịch vụ; tăng cường kiểm soát việc nhập khẩu phế liệu.
c) Thực hiện thí điểm và nhân rộng các mô hình thực hiện giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải trong cộng đồng, doanh nghiệp.
1. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các hoạt động ưu tiên của kế hoạch; thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ của kế hoạch trong các Chương trình, Đề án, Kế hoạch của thành phố và các sở, ngành, địa phương.
(Đính kèm Phụ lục)
2. Sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiến hành rà soát, lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong các chương trình, kế hoạch hiện có.
3. Kinh phí thực hiện Chương trình:
a) Huy động từ các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn viện trợ, tài trợ, các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định;
b) Sở, ban ngành thành phố và các địa phương theo chức năng nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm huy động, quản lý nguồn lực kinh phí được huy động từ các nguồn vốn nói trên theo quy định hiện hành để thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch.
1. Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đơn vị, tổ chức liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.
b) Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động ưu tiên của kế hoạch này.
c) Triển khai thực hiện các chính sách thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất, mạng lưới phân phối, các chính sách thương mại khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; các chính sách phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp môi trường và công nghiệp tái chế chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn.
d) Triển khai hướng dẫn thực hiện, áp dụng và phổ biến các mô hình về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, mô hình về thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế và tái sử dụng, mô hình về phân phối và tiêu dùng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm theo hướng bền vững, kinh tế tuần hoàn.
đ) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch; định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố; tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện kế hoạch và đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung kế hoạch trong trường hợp cần thiết.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan xây dựng tiêu chí để kêu gọi đầu tư cho từng loại hình xử lý chất thải rắn; triển khai hướng dẫn thực hiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; chính sách thúc đẩy tuần hoàn, tái chế, tái sử dụng chất thải; thực hiện hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững; triển khai hướng dẫn, phổ biến các kỹ thuật, mô hình về giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải; tổ chức quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn sinh hoạt.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban ngành liên quan triển khai việc lồng ghép nội dung đào tạo về sản xuất và tiêu dùng bền vững vào chương trình giáo dục đào tạo các cấp, chương trình đào tạo nghề, giáo dục chuyên nghiệp.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và các địa phương tổ chức xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng bền vững cho các sản phẩm nông sản thực phẩm.
5. Sở Tài chính
Hàng năm, căn cứ tình hình khả năng cân đối của ngân sách tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Lồng ghép các mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững vào các Quy hoạch, Chương trình, Kế hoạch kinh tế - xã hội của thành phố.
b) Nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
c) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai các chính sách khuyến khích doanh nghiệp, các tổ chức xã hội chủ động thực hiện các sáng kiến theo các mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững theo quy định pháp luật.
7. Sở Xây dựng
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xử lý chất thải rắn; tổ chức công bố, công khai quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ tiêu và cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố; quản lý các hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn xây dựng; quản lý bùn thải theo quy định của pháp luật.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành thành phố tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn nghiên cứu đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp thông qua Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ, thiết bị; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ - năng suất chất lượng - sở hữu trí tuệ.
b) Hướng dẫn, đào tạo phổ biến về nhãn sinh thái; tuyên truyền, cung cấp thông tin, nâng cao năng lực về nhãn sinh thái cho các doanh nghiệp, tổ chức và người tiêu dùng.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện kết hợp với tuyên truyền, vận động xây dựng lối sống thân thiện môi trường, tiêu dùng bền vững, hình thành ý thức bảo vệ môi trường tại các công trình văn hóa, thể thao, du lịch, nhà hàng, khách sạn.
10. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo cơ quan báo, đài địa phương và các Đài Truyền thanh quận, huyện tuyên truyền vận động xây dựng lối sống thân thiện môi trường, tiêu dùng bền vững, hình thành ý thức bảo vệ môi trường.
11. Sở Giao thông vận tải
Khuyến khích sử dụng phương tiện vận tải thân thiện môi trường, ít phát thải khí nhà kính; xây dựng và triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển và nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng tại các đô thị; triển khai ứng dụng công nghệ xử lý khí thải, công nghệ mới, năng lượng thay thế nhiên liệu truyền thống, chuyển đổi sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải, ưu tiên trong vận tải công cộng.
12. Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ, Báo Cần Thơ và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương đóng trên địa bàn thành phố
a) Đề nghị Văn phòng đại diện các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn thành phố hỗ trợ tuyên truyền xây dựng lối sống thân thiện môi trường, tiêu dùng bền vững, hình thành ý thức bảo vệ môi trường.
b) Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ hỗ trợ tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
13. Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, không gây ô nhiễm môi trường. Tuyên truyền sâu rộng đến các công nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
b) Tiếp tục thực hiện dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu”, đẩy mạnh thực hiện “cộng sinh công nghiệp” nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đổi mới phương pháp quản lý, áp dụng các phương pháp có sẵn và đã thành công từ dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam tại Khu công nghiệp Trà Nóc 1&2 - thành phố Cần Thơ” như hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP); Chuyển đổi sang công nghệ có lợi cho môi trường (TEST) để giảm sử dụng tài nguyên, giảm phát thải ra môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
c) Thực hiện công tác kêu gọi thu hút đầu tư vào công khu công nghiệp trên cơ sở lựa chọn các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường và bền vững.
14. Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Chủ động tổ chức thực hiện kế hoạch này; chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ của kế hoạch để lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của địa phương.
b) Huy động, bố trí các nguồn kinh phí của địa phương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch theo quy định.
c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch được phân công.
15. Đề nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
a) Tích cực tham gia các chương trình đào tạo về sản xuất và tiêu dùng bền vững, từng bước nghiên cứu áp dụng các giải pháp về sản xuất và tiêu dùng bền vững vào sản xuất tại đơn vị mình.
b) Thực hiện hoạt động dán nhãn xanh Việt Nam, nhãn tiết kiệm năng lượng và các loại nhãn sinh thái khác theo quy định.
c) Tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động phân phối các sản phẩm, dịch vụ.
d) Tăng cường liên kết bền vững giữa nhà cung cấp nguyên liệu - nhà sản xuất- nhà phân phối - người tiêu dùng trong việc sản xuất, phân phối và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
1. Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ hàng năm (trước ngày 30 tháng 11) hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố, gửi báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp có phát sinh vướng mắc, kịp thời báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Công Thương) điều chỉnh, bổ sung, bảo đảm quá trình thực hiện đồng bộ và có hiệu quả./.
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban
nhân dân thành phố Cần Thơ)
STT |
Tên nhiệm vụ |
Nội dung |
Thời gian thực hiện |
Đơn vị thực hiện |
Kinh phí |
1 |
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững. |
- Tuyên truyền về nhận thức, kỹ năng sản xuất và tiêu dùng bền vững, sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; giới thiệu các mô hình sinh thái, các chuỗi cung ứng; các mô hình điển hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững thông qua phát hành tờ rơi, cẩm nang, phóng sự, bài viết và các phương tiện thông tin truyền thông khác. - Hướng dẫn cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường. |
Thường xuyên từ năm 2021 - 2030 |
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện; các cơ quan báo chí và truyền thông. |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác |
2 |
Tuyên truyền các sản phẩm thay thế nhựa và túi nilon trên địa bàn thành phố. |
Tuyên truyền các sản phẩm thay thế nhựa và túi nilon thông qua thí điểm các mô hình tuyên truyền: Phát hành tờ rơi, cẩm nang, phóng sự, bài viết, hội nghị, hội thảo và các phương tiện truyền thông khác. |
Thường xuyên từ năm 2021 - 2030 |
- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện; các cơ quan báo chí và truyền thông. |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác |
Tuyên truyền về tác hại của túi nilon khó phân hủy, khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại: phát tờ rơi, pano, áp phích |
Thường xuyên từ năm 2021 - 2030 |
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện; các cơ quan báo chí và truyền thông. |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác |
||
3 |
Tập huấn, phổ biến, nâng cao nhận thức, năng lực của doanh nghiệp về hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững; phổ biến và nhân rộng các mô hình thực hành tiêu dùng và sản xuất bền vững trong cộng đồng. |
- Tập huấn, phổ biến các kiến thức, chính sách, tổ chức triển khai các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các doanh nghiệp. - Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp về các giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững. |
Thường xuyên từ năm 2021 - 2030 |
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện; các cơ quan báo chí và truyền thông. |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác |
Tuyên truyền, tập huấn thực hiện chính sách thúc đẩy hoạt động mua sắm công xanh (đối với nguồn kinh phí sự nghiệp) do Bộ Tài Chính ban hành; ban hành danh mục các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường ưu tiên trong mua sắm công; |
Thường xuyên từ năm 2021 - 2030 |
- Đơn vị chủ trì: Sở Tài chính. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện; các cơ quan báo chí và truyền thông. |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác |
||
Triển khai hướng dẫn áp dụng, thực thi các chính sách, văn bản quy định do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, cụ thể: - Chính sách, quy định ưu đãi về mua sắm công xanh (đối với nguồn kinh phí đầu tư phát triển). |
Thường xuyên từ năm 2021 - 2030 |
- Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện; các cơ quan báo chí và truyền thông. |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác |
||
- Triển khai, hướng dẫn kỹ thuật và áp dụng các phương pháp, công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường; tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao năng lực về nhãn sinh thái cho các doanh nghiệp, tổ chức và người tiêu dùng. |
Thường xuyên từ năm 2021 - 2030 |
- Đơn vị chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện; các cơ quan báo chí và truyền thông. |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác |
||
THÚC ĐẨY SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG |
|||||
1 |
Áp dụng phương thức tiếp cận vòng đời sản phẩm trong việc thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp sản xuất, Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp. |
Nghiên cứu áp dụng các chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới, sáng tạo theo hướng bền vững cho các doanh nghiệp sản xuất trong Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp. |
Thường xuyên từ năm 2021 - 2030 |
- Đơn vị chủ trì: Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện; các cơ quan báo chí và truyền thông; các cơ sở, doanh nghiệp. |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác |
2 |
Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các mô hình thực hành nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng trong các quá trình sản xuất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp. |
- Nghiên cứu, xây dựng các mô hình thực hành nâng cao chất lượng sử dụng tài nguyên, năng lượng trong các quá trình sản xuất tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp. |
Thường xuyên từ năm 2021 - 2030 |
- Đơn vị chủ trì: Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện; các cơ quan báo chí và truyền thông; các cơ sở, doanh nghiệp. |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác |
3 |
Thúc đẩy việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. |
Đánh giá hiện trạng phát triển, năng lực cung ứng và nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường; đề xuất danh mục các sản phẩm thân thiện với môi trường được ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển. |
Thường xuyên từ năm 2021 - 2030 |
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện; các cơ quan báo chí và truyền thông. |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác |
4 |
Thực hiện truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố |
Xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng. |
Thường xuyên từ năm 2021 - 2030 |
- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện; các cơ quan báo chí và truyền thông; các cơ sở, doanh nghiệp. |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác |
1 |
Xây dựng mạng lưới liên kết giữa các nhà sản xuất - nhà phân phối trong các ngành có sản phẩm công nghiệp chủ lực, sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn. |
- Vận động, hướng dẫn phát triển năng lực cung ứng và khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm thuộc một số ngành công nghiệp chủ lực, sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn. - Xây dựng mạng lưới liên kết giữa các nhà sản xuất - phân phối trong các ngành có sản phẩm công nghiệp chủ lực, sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn. |
Thường xuyên từ năm 2021 - 2030 |
- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện; các cơ quan báo chí và truyền thông; các cơ sở, doanh nghiệp. |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác |
Phổ biến và nhân rộng các mô hình cộng sinh công nghiệp; mô hình khu, cụm công nghiệp, làng nghề sinh thái và bền vững; phát triển mạng lưới liên kết bền vững giữa sản xuất tiểu thủ công nghiệp và sản xuất công nghiệp; |
Thường xuyên từ năm 2021 - 2030 |
- Đơn vị chủ trì: Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện; các cơ quan báo chí và truyền thông; các cơ sở, doanh nghiệp. |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác |
||
Xây dựng các mô hình thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm mục đích nhân rộng mô hình áp dụng cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. |
Thường xuyên từ năm 2021 - 2030 |
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện; các cơ quan báo chí và truyền thông; các cơ sở, doanh nghiệp. |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác |
||
2 |
Phát triển mô hình “Điểm bán hàng Việt”. |
Xây dựng hệ thống “Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại quận, huyện. |
Thường xuyên từ năm 2021 - 2030 |
- Đơn vị chủ trì: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ chủ trì (đã được UBND TP giao và duyệt cấp kinh phí thực hiện hàng năm). - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện; các cơ quan báo chí và truyền thông; các cơ sở, doanh nghiệp. |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác |
1 |
Điều tra, khảo sát thu thập về số liệu, hiện trạng sử dụng nhựa, túi nilon và nhu cầu sử dụng sản phẩm tái chế thay thế nhựa và túi nilon trên địa bàn tỉnh. |
Đánh giá hiện trạng sử dụng nhựa và túi nilon, sản phẩm thân thiện với môi trường trên địa bàn thành phố. |
Trước năm 2025 |
- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện; các cơ quan báo chí và truyền thông; các cơ sở, doanh nghiệp. |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác |
2 |
Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện mô hình thực hành giảm thiểu, tái chế chất thải trong hoạt động sản xuất. |
Phổ biến các mô hình tái chế, tái sử dụng chất thải. Hỗ trợ xây dựng quy trình tái chế, tái sử dụng chất thải trong quá trình sản xuất. |
Thường xuyên từ năm 2021 - 2030 |
- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện; các cơ sở, doanh nghiệp. |
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác |
Quyết định 2495/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030
Số hiệu: | 2495/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Cần Thơ |
Người ký: | Dương Tấn Hiển |
Ngày ban hành: | 05/11/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2495/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030
Chưa có Video