THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2456/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2013 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Khu kinh tế) với những nội dung chủ yếu sau:
Phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung Khu kinh tế Năm Căn nằm dọc theo hành lang trục quốc lộ 1, thuộc địa bàn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, bao gồm thị trấn Năm Căn, xã Hàm Rồng, xã Hàng Vịnh và ấp Ông Do của xã Đất Mới. Diện tích tự nhiên là 10.801,95 ha, dân số hiện trạng (2011) là 34.496 người. Ranh giới địa lý được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Cái Nước, huyện Phú Tân và huyện Đầm Dơi (bờ Nam sông Bảy Háp);
- Phía Nam giáp huyện Ngọc Hiển (bờ Bắc sông Cửa Lớn);
- Phía Đông giáp xã Hiệp Tùng huyện Năm Căn;
- Phía Tây giáp phần còn lại của xã Đất Mới và xã Lâm Hải, huyện Năm Căn.
- Là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm khu phi thuế quan (công nghiệp - thương mại - dịch vụ) và khu thuế quan (đô thị, nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao, dịch vụ du lịch sinh thái và các trung tâm tiếp vận của vùng tỉnh Cà Mau).
- Là đầu mối giao thương quốc tế của tỉnh Cà Mau và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Là động lực phát triển kinh tế của tiểu vùng phía Nam tỉnh Cà Mau với trọng tâm phát triển công nghiệp cơ khí, đóng mới tàu biển và dịch vụ tài chính, viễn thông.
- Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái đặc trưng rừng ngập mặn, Trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ và nuôi trồng, chế biến thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và Quốc gia.
- Khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Năm Căn với các ngành chủ chốt là công nghiệp cơ khí, đóng mới sửa chữa tàu biển, lắp ráp máy, điện tử, công nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, công nghiệp và dịch vụ dầu khí, may mặc, vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng cùng các ngành công nghiệp bổ trợ khác. Phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn ven biển và du lịch biển đảo, kinh tế cảng, khu phi thuế quan gắn với cảng và khu dân cư đô thị.
- Tạo việc làm, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động.
4. Dự báo quy mô dân số, đất đai:
Dân số: Dự báo đến năm 2020 quy mô dân số toàn Khu kinh tế khoảng 45.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 28.000 người; dự báo đến năm 2030 quy mô dân số khoảng 90.000 người; dân số đô thị khoảng 80.000 người.
Đất đai: Đến năm 2020, đất xây dựng đô thị và khu phi thuế quan khoảng 875 ha, trong đó đất khu phi thuế quan khoảng 320 ha, chỉ tiêu đất dân dụng giai đoạn này đạt 90 - 110 m2/người; đến năm 2030, đất xây dựng đô thị và khu phi thuế quan khoảng 2.170 ha, trong đó đất khu phi thuế quan khoảng 800 ha, chỉ tiêu đất dân dụng giai đoạn này đạt 100 - 130 m2/người.
5. Định hướng phát triển không gian:
a) Mô hình và cấu trúc không gian:
Khu kinh tế Năm Căn phát triển theo mô hình chuỗi các đô thị và khu phi thuế quan theo các trục hành lang kinh tế đường thủy là sông Cửa Lớn, kênh xáng Cái Nai và các tuyến đường bộ là quốc lộ 1A, đê biển Đông, đê biển Tây.
Cấu trúc lưu thông Khu kinh tế Năm Căn bao gồm các trục giao thông đường bộ: Tuyến đường xuyên Á, quốc lộ 1A đồng thời là đường Hồ Chí Minh đi Đất Mũi, tuyến đê biển Đông, đê biển Tây; các tuyến đường tỉnh ĐT.988B, ĐT.988C và các trục giao thông thủy như sông Cửa Lớn, sông Bảy Háp, kênh xáng Cái Nai, kênh Cái Ngay và các tuyến kênh dọc.
Khu phi thuế quan, gồm các khu quản lý nhà nước, khu thương mại dịch vụ và công nghiệp gắn với quốc lộ 1A và sông Cửa Lớn.
Chuỗi các đô thị bao gồm đô thị Năm Căn, đô thị chuyên ngành kinh tế Hàm Rồng và đô thị Đất Mới liên kết với nhau theo trục quốc lộ 1A.
Các điểm dân cư nông thôn tập trung bao gồm các trung tâm xã, các cụm tuyến dân cư nông thôn được phân bố theo các tuyến giao thông bộ và giao thông thủy.
Các vùng nông nghiệp, cảnh quan, không gian mở bao gồm các vùng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng rừng, không gian phát triển du lịch sinh thái và dịch vụ du lịch, không gian cây xanh cảnh quan và mạng lưới sông rạch.
b) Phân khu chức năng:
Khu phi thuế quan: Bố trí tại trung tâm khu kinh tế, gắn kết với vùng phát triển đô thị qua các trục giao thông như quốc lộ 1A, sông Cửa Lớn và các đường ngang của khu kinh tế. Tổng diện tích vùng phát triển phi thuế quan là 800 ha đến năm 2030; diện tích đất dự kiến phát triển công nghiệp là 500 ha đến năm 2030.
Các khu vực phát triển đô thị: Bao gồm đô thị Năm Căn, đô thị Hàm Rồng và đô thị Đất Mới liên kết với nhau theo trục quốc lộ 1A và đê biển Đông - Tây. Tổng diện tích đất xây dựng các đô thị khoảng 1.370 ha.
Các khu vực dân cư nông thôn tập trung: Bao gồm khu vực dân cư sống theo các tuyến kênh, rạch tại Đô thị Năm Căn, các trung tâm xã, các cụm tuyến dân cư nông thôn được phân bố theo các tuyến giao thông bộ và thủy.
Các khu vực phát triển nuôi trồng thủy sản: Tập trung tại các xã Hàm Rồng, Hàng Vịnh, Đất Mới và một phần của Đô thị Năm Căn, phân bố hai bên quốc lộ 1A và phân chia thành hai khu vực: Nuôi trồng thủy sản chuyên canh và nuôi thủy sản kết hợp trồng rừng.
Các khu vực cảnh quan - không gian mở: Bao gồm các vành đai xanh (công viên chuyên đề, rừng trồng, không gian xanh cảnh quan) bao quanh các đô thị và khu phi thuế quan, các tuyến cây xanh cảnh quan dọc kênh rạch, các hồ điều hòa kết hợp cảnh quan, khu du lịch sinh thái phía Tây của Đô thị Năm Căn.
c) Định hướng phát triển không gian khu phi thuế quan:
- Khu quản lý: Gồm 02 khu phía Bắc và phía Đông đô thị Năm Căn, tiếp giáp quốc lộ 1A và sông Cửa Lớn; có chức năng tổ chức các hoạt động của cơ quan hải quan như xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa (qua cảng thủy, đường bộ) và các hoạt động khác của khu phi thuế quan. Quy mô đến năm 2030 khoảng 100 ha; bao gồm Khu số 1 (khoảng 50 ha) tiếp giáp với quốc lộ 1A, là nơi tổ chức các hoạt động kiểm soát ra vào khu phi thuế quan theo đường bộ và Khu số 2 (khoảng 50 ha) tiếp giáp với sông Cửa Lớn, là nơi tổ chức các hoạt động kiểm soát ra vào khu phi thuế quan theo đường bộ và đường thủy.
- Khu thương mại dịch vụ: Tại phía bắc khu quản lý số 1, tiếp giáp quốc lộ 1A. Bao gồm các siêu thị miễn thuế, khu tài chính - ngân hàng, khu xúc tiến thương mại, khu triển lãm - trưng bày sản phẩm; hệ thống khách sạn - nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu công viên cây xanh. Quy mô đến năm 2030 khoảng 200 ha. Các khu chức năng được tổ chức phân khu hợp lý, đảm bảo khai thác hiệu quả không gian trục quốc lộ 1, kết nối với khu Quản lý Nhà nước, tận dụng tối đa các không gian cảnh quan tự nhiên (mặt nước, cây xanh tập trung, kênh rạch và hồ điều hòa ở phía Đông và phía Bắc) để tổ chức các công trình trong khu vực, tạo các không gian đặc trưng, hiện đại.
- Khu công nghiệp tập trung: Quy mô đến năm 2030 khoảng 500 ha. Chức năng gồm công nghiệp đóng tàu; công nghiệp năng lượng (dầu khí, điện); công nghiệp lắp ráp, gia công hàng hóa; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu mới; công nghiệp phụ trợ nghề biển; chế xuất - đào tạo - nghiên cứu; hậu cần cảng (logistic); khu kho cảng; dịch vụ phục vụ công nghiệp và cây xanh tập trung, cảng biển. Tổ chức không gian được bố trí thành hai khu: Khu công nghiệp số 1 phía Đông Nam khu quản lý số 1, quy mô 200 ha và khu công nghiệp số 2 phía Đông khu quản lý số 2, quy mô khoảng 300 ha.
d) Định hướng phát triển không gian các đô thị:
Hệ thống đô thị tại Khu kinh tế Năm Căn bao gồm Đô thị Năm Căn (tại thị trấn Năm Căn hiện hữu), hai đô thị chuyên ngành là Đô thị Hàm Rồng về phía Bắc và Đô thị Đất Mới tại trung tâm Khu kinh tế. Dự báo quy mô dân số đô thị của toàn Khu kinh tế Năm Căn đến năm 2020 khoảng 28.000 người, đến 2030 khoảng 80.000 người.
- Đô thị Năm Căn:
+ Vị trí: Tiếp giáp sông Cửa Lớn ở phía Nam, rạch Ông Tình ở phía Bắc.
+ Quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 25.000 người với dân số đô thị khoảng 20.000 người; đến năm 2030 quy mô dân số đạt khoảng 65.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 60.000 người.
+ Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2020 khoảng 555 ha; đến năm 2030 khoảng 1.370 ha.
+ Tính chất: Là đô thị loại III; trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Năm Căn và tiểu vùng phía Nam tỉnh Cà Mau; trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái rừng ngập mặn; trung tâm thương mại dịch vụ phía Nam vùng tỉnh Cà Mau. Là đầu mối giao thông của các trục hành lang kinh tế đô thị quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và Quốc gia. Có vị trí chiến lược an ninh quốc phòng quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và Quốc gia.
+ Định hướng phát triển không gian:
. Các trục không gian chủ đạo bao gồm trục quốc lộ 1A (đường Hồ Chí Minh), Đê biển Đông, Đê biển Tây và trục chính đô thị; sông Cửa Lớn và kênh xáng Cái Nai. Hướng phát triển chính dọc theo quốc lộ 1A, phía Đông quốc lộ 1A và dọc phía Bắc đê biển Đông Tây, sông Cửa Lớn.
. Khu hành chính huyện Năm Căn bố trí tại trung tâm Đô thị Năm Căn, phía Tây kênh xáng Cái Nai, gắn kết với các trung tâm cấp vùng ở phía Nam.
. Đất ở phân bố hai bên quốc lộ 1A, kênh xáng Cái Nai, với các loại hình ở mật độ cao tập trung dọc theo các trục chính đô thị; ở mật độ thấp bố trí phía sau lớp mật độ cao, gắn kết với các không gian cây xanh đô thị.
. Các trung tâm chuyên ngành cấp vùng như dịch vụ thương mại, trung tâm y tế vùng bố trí ở trung tâm đô thị, phía Đông quốc lộ 1A; trung tâm đào tạo, thể dục thể thao, được bố trí phía Tây kênh xáng Cái Nai, tiếp cận với trục chính Khu kinh tế.
. Các khu dịch vụ thương mại và công cộng đô thị bố trí thành mạng lưới, xen kẽ trong các khu ở.
. Khu du lịch sinh thái và dịch vụ du lịch bố trí ở trung tâm khu đô thị, tiếp giáp kênh xáng Cái Nai ở phía Đông và các rạch Không Quân ở phía Bắc, rạch Xẻo Thùng ở phía Tây.
. Các không gian cây xanh, công viên đô thị bố trí tập trung tại các khu vực rạch Ông Do, dọc kênh xáng Cái Nai, gắn kết với trung tâm hành chính huyện và khu văn hóa - đào tạo cấp vùng.
. Các khu vực cảnh quan, không gian mở được tổ chức dọc theo các kênh Xẻo Lớn, rạch Không Quân, rạch Ông Tình và gắn kết với không gian các hồ điều hòa trong Đô thị Năm Căn.
- Đô thị Hàm Rồng:
+ Vị trí: Phía Bắc khu kinh tế, tiếp giáp sông Bảy Háp.
+ Quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 8.000 người; đến năm 2030 khoảng 15.000 người.
+ Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2020 khoảng 123 ha, đến năm 2030 khoảng 300 ha.
+ Tính chất: Là đô thị chuyên ngành thương mại - dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
+ Định hướng phát triển không gian:
. Các trục không gian chủ đạo gồm trục quốc lộ 1A (đường Hồ Chí Minh) và đường huyện 60 (đường Hàm Rồng - Cây Dương), bờ Nam sông Bảy Háp, kênh tắc Năm Căn và kênh Đồn. Hướng phát triển chính dọc theo phía Đông quốc lộ 1A, bờ Nam sông Bảy Háp.
. Đất ở phân bố chủ yếu phía Đông quốc lộ 1A, phía Nam sông Bảy Háp, với các loại hình khu ở mật độ cao tập trung dọc theo các trục chính đô thị; các khu ở mật độ thấp bố trí phía Tây quốc lộ 1A và phía Bắc đô thị.
. Trung tâm hành chính và các công trình dịch vụ công cộng đô thị phát triển từ hạt nhân là trung tâm xã Hàm Rồng.
. Trung tâm thương mại - dịch vụ bố trí tại trung tâm của Đô thị Hàm Rồng, gắn kết với quốc lộ 1A và cụm tiểu thủ công nghiệp, thuận tiện cho các hoạt động giao thương.
. Cụm tiểu thủ công nghiệp, có quy mô 50 ha, được bố trí về phía Nam của đô thị, kết nối với quốc lộ 1A qua đường khu vực ở phía Nam của cụm tiểu thủ công nghiệp.
- Đô thị Đất Mới:
+ Vị trí: Phía Tây quốc lộ 1A và kênh tắc Năm Căn.
+ Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 5.000 người. Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 55 ha.
+ Tính chất: Là đô thị chuyên ngành dịch vụ của khu kinh tế.
+ Định hướng phát triển không gian:
. Các trục không gian chủ đạo của đô thị gồm trục quốc lộ 1A, kênh xáng Cái Nai, rạch Ông Tà, rạch Ông Do (xã Đất Mới).
. Đất ở phân bố phía Tây quốc lộ 1A, kênh xáng Cái Nai, với các loại hình khu ở mật độ cao tập trung dọc theo phía Tây quốc lộ 1A và hai bên kênh xáng Cái Nai; các khu ở mật độ thấp bố trí phía sau lớp mật độ cao.
. Các công trình dịch vụ công cộng đô thị phát triển từ hạt nhân là trung tâm xã Đất Mới hiện hữu.
. Trung tâm thương mại - dịch vụ phục vụ du lịch sinh thái bố trí tại ngã ba rạch Ông Do - kênh tắc Năm Căn, gắn kết với trục quốc lộ 1A, đường vào khu trung tâm khu đô thị.
đ) Định hướng phát triển các khu dân cư nông thôn:
Các khu vực dân cư nông thôn bao gồm các thị tứ, trung tâm xã, các cụm tuyến dân cư nông thôn phân bố trong vùng sản xuất nông nghiệp theo các tuyến giao thông đường bộ và đường thủy.
Trung tâm xã Hàng Vịnh phát triển tại trung tâm hiện hữu. Trung tâm xã Hàm Rồng tái bố trí tại ngã ba kênh Chống Mỹ - kênh Cái Ngay. Trung tâm xã Đất Mới tái bố trí tại ngã ba kênh Cạn và sông Bảy Háp.
Dự kiến đến năm 2030, quy mô đất xây dựng các khu dân cư nông thôn khoảng 250 ha dựa trên các khu vực nông thôn hiện hữu, sẽ được đầu tư xây dựng và phát triển theo chương trình xây dựng nông thôn mới đã triển khai từ năm 2009 của tỉnh.
e) Định hướng không gian cây xanh cảnh quan không gian mở:
Vùng cảnh quan sông nước gồm sông Cửa Lớn, sông Bảy Háp, khu vực rừng trồng phía Tây quốc lộ 1A, vườn chim Năm Căn, vườn Quốc gia Đất Mũi, vườn Quốc gia U Minh Hạ trên địa bàn của tỉnh. Hệ thống cây xanh cảnh quan được tổ chức dọc theo các tuyến sông, kênh rạch, kết nối với các hồ điều hòa.
Dự kiến, quy mô đất cây xanh cảnh quan, hồ điều hòa khoảng 800 ha vào năm 2020 và khoảng 1.100 ha vào năm 2030.
g) Định hướng vùng nuôi trồng thủy sản:
Vùng nuôi trồng thủy sản có quy mô khoảng 6.100 ha. Vùng phía Tây quốc lộ 1A phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp với rừng trồng, rừng ngập mặn quy mô vừa. Vùng phía Đông quốc lộ 1A phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa.
h) Khu vực Quốc phòng - An ninh:
Đồn cảnh sát biên phòng và Căn cứ hải quân vùng 5 hiện hữu trong khu vực Khu kinh tế bố trí tại địa bàn xã Hàng Vịnh, đảm bảo khai thác vị trí tiếp cận với sông Cửa Lớn, thuận lợi tác chiến, bảo vệ an ninh chủ quyền tại vùng biển Đông và vịnh Thái Lan, đồng thời hỗ trợ các công tác cứu hộ, cứu nạn trong vùng biển khu vực. Dự kiến quy mô khu vực Quốc phòng - An ninh trong Khu kinh tế Năm Căn khoảng 20 ha.
6. Quy hoạch sử dụng đất theo các giai đoạn:
TT |
Loại đất |
Diện tích 2020 (ha) |
Diện tích 2030 (ha) |
|
Tổng diện tích đất tự nhiên |
10.801,95 |
10.801,95 |
I |
Đất xây dựng đô thị |
555 |
1.370 |
1 |
- Đất dân dụng |
345 |
1.050 |
2 |
- Đất ngoài dân dụng |
210 |
320 |
II |
Khu phi thuế quan |
320 |
800 |
III |
Đất phát triển nông nghiệp và nông thôn |
8.070 |
6.350 |
1 |
- Đất xây dựng khu dân cư nông thôn |
250 |
250 |
2 |
- Đất nuôi trồng thủy sản công nghiệp |
4.370 |
3.900 |
3 |
- Đất rừng trồng kết hợp nuôi trồng thủy sản |
3.450 |
2.200 |
IV |
Đất khác |
1.856,95 |
2.281,95 |
1 |
- Cây xanh cảnh quan |
800 |
1.100 |
2 |
- Đất Quốc phòng - An ninh |
20 |
20 |
3 |
- Đất tôn giáo |
0,1 |
0,1 |
4 |
- Mặt nước (sông, rạch, hồ điều hòa) |
1.036,85 |
1.161,85 |
7. Định hướng không gian kiến trúc cảnh quan (thiết kế đô thị):
a) Vùng kiểm soát không gian kiến trúc đô thị được tổ chức thành ba phân vùng. Bao gồm vùng kiểm soát đô thị trung tâm của Đô thị Năm Căn, khu vực Quản lý Nhà nước và Thương mại - dịch vụ phi thuế quan, Đô thị Đất Mới, Đô thị Hàm Rồng.
b) Các trục không gian chủ đạo của Khu kinh tế được tổ chức theo các phân vùng kiểm soát. Bao gồm các trục chính như quốc lộ 1A, đường đê biển Đông - Tây, đường huyện 61 (đường Đất Mới - Tây Hải), đường huyện 60 (đường Hàm Rồng - Cây Dương).
c) Các công trình điểm nhấn bao gồm các công trình nằm trên các trục không gian chủ đạo và tại các vùng kiểm soát. Các công trình điểm nhấn hiện hữu có giải pháp cải tạo chỉnh trang. Các công trình trung tâm chuyên ngành cấp vùng và trung tâm dịch vụ công cộng được bố trí gắn với các trục chính đô thị và tại các cửa ngõ đô thị.
d) Quy định về mật độ xây dựng: Khu vực Đô thị Năm Căn hiện hữu, cải tạo có mật độ xây dựng cao nhất (không quá 70%); các khu vực Đô thị Hàm Rồng, Đô thị Đất Mới, các khu vực ven đô và khu dân cư nông thôn có mật độ xây dựng thấp nhất (không quá 30%); các khu vực xây mới, mở rộng tại đô thị, các khu trung tâm chuyên ngành, khu phi thuế quan có mật độ xây dựng trung bình (không quá 50%).
đ) Quy định về tầng cao: Đô thị Năm Căn có tầng cao tối đa là 5 tầng. Các đô thị Hàm Rồng, Đất Mới có tầng cao tối đa là 4 tầng. Khu phi thuế quan có tầng cao tối đa 5 tầng; đối với các công trình có yêu cầu đặc biệt về tầng cao được cấp phép riêng.
8. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
a) Giao thông:
- Giao thông đối ngoại:
+ Tuyến quốc lộ 1A (đường Hồ Chí Minh) là tuyến đường Xuyên Á đi Campuchia. Chiều dài đoạn đi qua Khu kinh tế khoảng 15 km, theo tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới đường chính là 40 m (mặt đường 10,5 m mỗi bên, giải ngăn cách 3 m, vỉa hè mỗi bên 8 m, hai bên đường chính xây dựng 2 tuyến đường song hành.
+ Đường đê Biển Đông: Tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, mặt đường rộng 7,0 m mỗi bên; nền đường 9,0 m; hành lang bảo vệ đường mỗi bên là 10 m. Trong khu Kinh tế Năm Căn, tuyến có chiều dài khoảng 10 km.
+ Đường đê Biển Tây: Là tuyến đê bao phía Tây của tỉnh, đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng mặt đường rộng 7,0 m, nền đường 9,0 m, hành lang bảo vệ đường mỗi bên 10 m. Trong Khu kinh tế Năm Căn, tuyến có chiều dài khoảng 1,2 km.
+ Tỉnh lộ: Trong ranh giới Khu kinh tế không có tuyến đường tỉnh, tuy nhiên dọc ranh phía tây có tuyến đường tỉnh 988B (đường Đầm Dơi - Phú Tân) dài 52,0 km và gần ranh phía Đông có đường tỉnh 988C (đường Cà Mau - Đầm Dơi - Phú Tân) dài 45,1 km.
- Giao thông đường thủy
+ Tuyến đường biển cho phép tàu biển ra vào bán đảo Cà Mau:
. Tuyến lưu thông chính bằng đường biển cho khu vực phía Nam Bán đảo Cà Mau. Tuyến dài 47 km trên sông Cửa Lớn.
. Tuyến đường biển nối thị trấn Rạch Gốc với đảo Hòn Khoai, dài khoảng 22,3 km, tại đảo Hòn Khoai đang nghiên cứu dự án Cảng nước sâu (cảng trung chuyển nhập than, xăng dầu,...) với quy mô 12 bến, giai đoạn đầu 6 bến.
. Kết nối giao thông thủy từ Khu kinh tế Năm Căn tới cửa Rạch Gốc qua tuyến rạch Bà Bường hoặc rạch Ông Dinh tới Rạch Gốc.
+ Hệ thống đường thủy do Trung ương quản lý thực hiện theo quy hoạch được duyệt:
. Tuyến Bảy Háp: Tuyến kết nối sông Bảy Háp ra sông Cửa Lớn, tiêu chuẩn cấp III - ĐTNĐ, bề rộng từ 20 m - 30 m, độ sâu trung bình từ 2,0 m - 3,0 m.
. Tuyến sông Cái Ngay, Cái Nhép: Dài 16,5 km, tiêu chuẩn cấp III.
. Tuyến kênh Cái Nai, Cái Tắc Năm Căn: Dài 12 km, tiêu chuẩn cấp III.
+ Hệ thống sông kênh vận tải do tỉnh quản lý:
. Các tuyến kênh, rạch vận tải trong Khu kinh tế Năm Căn do tỉnh quản lý là các tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV-ĐTNĐ
. Hệ thống sông kênh vận tải do huyện quản lý
. Đối với hệ thống đường thủy do huyện quản lý. Quy hoạch cải tạo luồng tuyến duy trì đạt tiêu chuẩn cấp V.
- Giao thông đô thị và khu phi thuế quan:
+ Mạng lưới đường trục chính
. Đường có mặt cắt 1 - 1: Lộ giới 50 m, bao gồm mặt đường rộng 15 m x 2 bên, giải ngăn cách giữa rộng 4 m, vỉa hè mỗi bên rộng 8 m.
. Đường có mặt cắt 2 - 2: Lộ giới 43 m, bao gồm mặt đường rộng 12 m x 2 bên, giải ngăn cách giữa rộng 3 m, vỉa hè mỗi bên rộng 8 m.
. Đường có mặt cắt 3 - 3: Lộ giới 30 m, bao gồm mặt đường rộng 8 m x 2 bên, giải ngăn cách giữa rộng 2 m, vỉa hè mỗi bên rộng 6 m.
. Đường có mặt cắt 4 - 4: Lộ giới 30 m, giống mặt cắt 3 - 3 nhưng thêm 20 m hành lang bảo vệ sông rạch.
. Đường có mặt cắt 5 - 5: Lộ giới 25 m, bao gồm mặt đường rộng 15 m, vỉa hè mỗi bên rộng 5 m.
. Đường có mặt cắt 6 - 6: Lộ giới 25 m, giống mặt cắt 5 - 5 nhưng thêm 10 m hành lang bảo vệ sông rạch.
- Cầu trên đường bộ
Tất cả các tuyến đường cắt ngang qua các sông, mương, rạch đều phải làm cầu hoặc cống. Tĩnh không thông thuyền của từng cầu sẽ được tính toán, xác định trong các dự án cầu cụ thể.
- Đầu mối hạ tầng kỹ thuật:
+ Cảng Năm Căn:
. Nằm trên bờ trái sông Cửa Lớn tại đô thị Năm Căn. Luồng vào cảng qua cửa Bồ Đề ra Biển Đông dài 46,8 km. Năng lực thông qua 300 nghìn tấn/năm, trong đó có 150 nghìn tấn/năm xăng dầu đến năm 2015.
. Xây dựng mới 01 cầu chuyên dụng cho tàu chở dầu đến 5.000 DWT dài 75 m (thay thế bến phao nổi). Năng lực thông qua 500 nghìn tấn/năm (trong đó xăng dầu chiếm 300 nghìn tấn/năm) phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đã được phê duyệt.
+ Cảng nước sâu:
. Cảng nước sâu (trung chuyển hàng hóa: nhập than, xăng dầu,...) đáp ứng cho tàu 250.000 DWT tại đảo Hòn Khoai, cách Khu kinh tế Năm Căn khoảng 50 km đường thủy phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đã được phê duyệt.
+ Bến tàu khách kết hợp bến xe:
. Bến xe kết hợp bến tàu: Giữ nguyên quy mô hiện trạng Bến xe kết hợp bến tàu đang xây dựng tại sát đường Hồ Chí Minh.
. Xây dựng mới bến xe kết hợp bến tàu tại đầu đường trục chính (nằm giữa đường Hồ Chí Minh và sông Cái Nai) với quy mô dự kiến 0,5 ha.
+ Đường hàng không: Sân bay Năm Căn: Duy trì, nâng cấp sân bay hiện nay nhằm phục vụ nhu cầu du lịch, tham quan, quốc phòng - an ninh và khảo sát, thăm dò dầu khí.
+ Bến xe
. Bến xe khách liên huyện: Xây dựng mới bến xe phục vụ cho toàn khu kinh tế Năm Căn với quy mô 4,0 ha tại vị trí sát quốc lộ 1A (đường Hồ Chí Minh) và đối diện với bến xe kết hợp bến tàu hiện hữu.
. Bến bãi xe tải: Bến bãi xe tải được bố trí trong các khu, cụm công nghiệp với diện tích chiếm tỷ lệ khoảng 1 ha /100 ha đất toàn khu.
b) Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:
- San nền:
+ Đô thị Năm Căn và các đô thị dọc quốc lộ 1A: Cao độ xây dựng nằm trong đê biển được chọn H = 2,25 m. Đối với khu vực nằm ngoài đê biển chọn cao độ xây dựng H = 3,00 m.
+ Bờ sông Cửa Lớn, sông Bảy Háp, sông Cái Nai, kênh Cái Nhép và các kinh rạch trong khu kinh tế cần thiết phải được khảo sát thăm dò lòng sông để có biện pháp xử lý kịp thời các hiện tượng sạt lở bờ ở một số khu vực, đặc biệt là sông Cửa Lớn.
+ Đào một số hồ lớn trong khu vực thiết kế mục đích là hồ cảnh quan, hồ điều hòa và lấy đất đắp nền.
- Thoát nước mưa:
+ Cải tạo hệ thống hiện có: Tiếp tục nạo vét tu sửa các tuyến đã có, xử lý các tuyến cống gây ngập cục bộ trong phạm vi trung tâm Đô thị Năm Căn.
+ Thiết kế hệ thống thoát nước mưa được tách riêng với thoát nước bẩn và kết hợp giữa cống tròn, mương xây, mương hở và hồ chứa.
+ Đô thị Năm Căn: Hệ thống thoát nước mưa được tập trung thoát ra kinh xáng Cái Nai, rạch Xẻ Thùng, rạch Xẻ Nạn, kinh Xóm Huế, rạch Ông Tình, kinh Cỏ và kinh Ông Do, ...
+ Các khu vực khác: Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế thoát trực tiếp ra rạch Lòng Tong, kênh Ông Bún, Ông U, rạch Lun Lở, kênh Tư, kênh Năm và vào hồ điều hòa.
+ Khu vực phía Bắc: Nước mưa được thoát ra sông Bảy Háp, kênh Cái Nhép, kênh Năm Cùng, kênh Đồn, kênh Tắc Năm Căn
c) Cấp nước
- Nguồn cấp nước: Đến năm 2020, khai thác nguồn nước ngầm, dung lượng 500 - 1.000 m3/giếng ngày cho các đô thị và các điểm dân cư nông thôn. Đến năm 2030, bổ sung thêm nguồn nước mặt từ nhà máy nước Sông Hậu qua hệ thống cấp nước từ thành phố Cà Mau về Năm Căn.
- Nhu cầu dùng nước:
+ Tổng nhu cầu dùng nước đến năm 2020 là 10.800 m3/ngày, trong đó nước sinh hoạt là 4.160 m3/ngày, nước cho công nghiệp - trung tâm công nghiệp là 4.080 m3/ngày.
+ Tổng nhu cầu dùng nước đến năm 2030 là 26.800 m3/ngày, trong đó nước sinh hoạt là 10.600 m3/ngày, nước cho công nghiệp - trung tâm công nghiệp là 10.800 m3/ngày.
- Định hướng cấp nước
+ Khu phi thuế quan: Công suất trạm cấp nước đến năm 2020 là 4.300 m3/ngày đêm, đến năm 2030 là 11.000 m3/ngày đêm, cấp cho Khu công nghiệp và Khu quản lý nhà nước.
+ Đô thị Năm Căn: Công suất cấp nước đến năm 2020 là 3.000 m3/ngày đêm, đến năm 2030 là 10.000 m3/ngày đêm.
+ Đô thị Hàm Rồng: Công suất cấp nước đến năm 2020 là 1.700 m3/ngày đêm và đến năm 2030 là 3.800 m3/ngày đêm, cấp cho Đô thị Hàm Rồng và cụm công nghiệp Hàm Rồng.
+ Đô thị Đất Mới: Công suất cấp nước đến năm 2030 là 800 m3/ngày đêm.
d) Cấp điện
- Nguồn cấp điện:
+ Nguồn cấp điện giai đoạn đầu lấy từ trạm 110/22 kV Ngọc Hiển với công suất 1x40 MVA, đến năm 2030 xây dựng trạm 110/22 kV - Ngọc Hiển với công suất trạm 1x40+1x25 MVA.
+ Riêng khu công nghiệp giai đoạn đầu có thể được cấp điện từ trạm 110 kV Ngọc Hiển. Sau đó xây dựng thêm một trạm 110 kV dung lượng 2x63 MVA chuyên dùng cấp điện riêng.
- Tiêu chuẩn cấp điện và nhu cầu dùng điện:
+ Tiêu chuẩn cấp điện dân dụng: 1.500 kWh/người/năm.
+ Tiêu chuẩn cấp điện công nghiệp: 250 kW/ha.
+ Tổng điện năng yêu cầu có tính đến năm 2020 với 10% tổn hao, 5% dự phòng: 46.800 kW/năm.
+ Tổng công suất điện yêu cầu có tính đến năm 2030 với 10% tổn hao, 5% dự phòng: 143.600 kW/năm.
- Mạng lưới điện
+ Một số tuyến chính 22 kV hiện hữu sẽ được giữ lại, cải tạo nâng công suất truyền tải và chuyển thành cáp ngầm.
+ Các tuyến 22 kV xây dựng mới là đường dây nổi, ở khu vực trung tâm các đô thị sử dụng cáp ngầm.
+ Các trạm hạ thế 22/0,4 kV là loại trạm hợp bộ hoặc trạm trong nhà.
đ) Thoát nước bẩn, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
- Định hướng thoát nước thải:
+ Khu phi thuế quan: Xây dựng 02 trạm xử lý nước thải; 01 trạm công suất 3.000 m3/ngày cho khu quản lý nhà nước, khu thương mại dịch vụ và khu công nghiệp phía Bắc; 01 trạm xử lý nước thải công suất 4.800 m3/ngày cho khu quản lý nhà nước và khu công nghiệp phía Nam.
+ Đô thị Năm Căn: Xây dựng 02 trạm xử lý nước thải. Công suất trạm phía Bắc là 2.000 m3/ngày, công suất trạm phía Nam 4.300 m3/ngày.
+ Đô thị Hàm Rồng: Xây dựng trạm thu gom xử lý nước thải công suất 1.600 m3/ngày cho đô thị, trạm xử lý nước thải công suất 960 m3/ngày cho cụm công nghiệp.
+ Đô thị Đất Mới: Xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 530 m3/ngày.
- Quản lý chất thải rắn:
+ Tiêu chuẩn chất thải rắn: 0,8 - 1,0 kg/người/ngày.
+ Tổng lượng chất thải rắn toàn khu kinh tế đến năm 2030 khoảng 121 tấn/ngày, chất thải rắn công nghiệp khoảng 45 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom 100%.
+ Giai đoạn đến 2020: Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại xã Lâm Hải, quy mô 6 ha. Sau năm 2020: Hoàn thiện khu xử lý chất thải rắn và chế biến tại xã Tân Hưng Đông huyện Cái Nước với diện tích 15 ha, công suất xử lý 300 - 400 tấn/ngày dần đóng cửa bãi rác tại xã Lâm Hải.
+ Chất thải rắn độc hại tại các cơ sở Y tế phải được thu gom phân loại và xử lý theo đúng tiêu chuẩn trước khi chuyên chở về khu xử lý tập trung của huyện.
- Nghĩa trang:
+ Nghĩa trang liệt sỹ của huyện diện tích khoảng 4 ha nằm gần quốc lộ 1A hướng đi thành phố Cà Mau.
+ Nghĩa trang nhân dân của huyện xây dựng tại xã Lâm Hải. Xây dựng các đài hỏa táng với công nghệ tiên tiến tại nghĩa trang.
+ Từng bước ngưng chôn cất và di dời các nghĩa trang nằm trong khu dân cư do ảnh hưởng môi trường vệ sinh dân cư và lãng phí đất. Tuyên truyền, vận động người dân không chôn cất trong đất vườn.
- Về hạ tầng kỹ thuật:
+ Nâng cấp, xây dựng tuyến quốc lộ 1A đoạn qua huyện Năm Căn.
+ Xây dựng tuyến đường đê biển Đông - Tây.
+ Xây dựng tuyến đường trục chính Khu kinh tế.
+ Mở rộng cảng Năm Căn.
+ Xây dựng một phần hạ tầng kỹ thuật khu phi thuế quan (khu thương mại phi thuế quan; khu quản lý nhà nước giáp quốc lộ 1A).
+ Xây dựng hệ thống cầu cho đô thị Năm Căn.
+ Xây dựng nhà máy nước và hệ thống cấp nước tới các khu dân cư chính tại đô thị Năm Căn.
+ Xây dựng trạm biến áp 110 kV tại đô thị Năm Căn và hệ thống truyền tải điện đến Đất Mới, Hàm Rồng, Hàng Vịnh.
+ Xây dựng trung tâm viễn thông.
- Về Hạ tầng xã hội:
+ Đầu tư xây dựng hệ thống công trình dịch vụ khu vực.
+ Xây dựng một phần khu trung tâm hành chính đô thị Năm Căn.
+ Xây dựng các khu dân cư tại các đô thị Năm Căn, Hàm Rồng.
+ Cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu.
- Về môi trường:
+ Cải tạo hệ thống kênh rạch chính đô thị Năm Căn.
+ Xây dựng kè cho hệ thống kênh chính tại trung tâm đô thị Năm Căn.
+ Xây dựng hệ thống thoát nước thải tại đô thị Năm Căn.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau triển khai các công việc sau:
1. Ban hành Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau được phê duyệt.
2. Phối hợp với Bộ Xây dựng, tổ chức công bố công khai đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau được phê duyệt.
3. Tổ chức rà soát, điều chỉnh, lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, các khu dân cư nông thôn,... phù hợp đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau được phê duyệt.
4. Xây dựng cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính, nhân lực, thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật để Khu kinh tế trở thành động lực phát triển của tỉnh Cà Mau.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 2456/QD-TTg |
Hanoi, December 17, 2013 |
DECISION
ON APPROVING THE MASTER PLAN FOR THE DEVELOPMENT OF NAM CAN ECONOMIC ZONE IN THE CA MAU PROVINCE BY 2030
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Construction dated November 26, 2003;
Pursuant to the Decree No.08/2005/NĐ-GOVERNMENT dated January 24, 2005 of the Government on construction planning;
At the request of the Minister of Construction,
HEREBY DECIDES
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Planned coverage:
According to the construction master plan, the Nam Can Economic Zone is located along the main enclosure of National Route No.1A at Nam Can District and Ca Mau Province, which encompasses Nam Can Town, Ham Rong, Hang Vinh Commune and Ong Do Hamlet of Dat Moi Commune. This region has the natural areas of 10,801.95 hectares and the actual population of 34,496 residents in 2011. The geographical boundaries are defined as follows:
The economic zone is bordered by:
- Cai Nuoc, Phu Tan and Dam Doi District (southern Bay Hap River shore) to the north;
- Ngoc Hien District (northern Cua Lon River shore) to the South;
- Hiep Tung Commune of Nam Can District to the East;
- The rest of Dat Moi and Lam Hai hamlets of Nam Can Commune to the West.
2. Nam Can Economic Zone aims to become:
- A multidisciplinary economic zone including non-tariff (such sectors as industry, commerce and service) and tariff zone (urban area, state-of-the-art aquaculture, ecotourism services and regional logistics centers in the Ca Mau Province).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- A driving force for the economic development at the southern sub-region of Ca Mau Province, which mainly focuses on developing the mechanical engineering, ship building, financial services, and telecommunications.
- A regional center for mangrove forest ecotourism, industry, commerce, service, aquaculture and aquatic product processing in the Mekong delta.
- A likely strategic head-quarter of National defense and security in the Mekong Delta.
3. Objectives:
- Take full advantage of its natural condition, eco-geographical and political location in trading and providing international and domestic services, which will help to boost up the economic and social growth of Ca Mau Province and other Mekong Delta’s regions.
- Develop the Nam Can Economic Zone with key industries such as mechanical engineering, ship building and repair, machine and electronic assembling, aquatic product processing for export, petroleum industry services, textiles, building materials, consumer goods and other supporting industries. Develop eco-tourism services at coastal mangrove forest areas and marine islands tourism, economic port and non-tariff zone near seaports and urban residential areas.
- Create employments and build a place to train and improve the workforce quality and increase income for the employees.
4. Forecast for population and land size:
Population: the total population in the zone is about 45,000 residents, including 28,000 urban residents by 2020; and the population is forecast to grow by about 90,000 residents, including 80,000 residents by 2030.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Developmental orientation towards the architectural space:
a) Spatial layout and structure:
The Nam Can economic zone is developed and designed as a chain of urban areas and non-tariff zones along the axes of waterway economic corridors like Cua Lon River, Cai Nai Canal and the road system such as the National Route No.1A, eastern and western sea embankments.
The traffic structure of Nam Can Economic Zone consists of main road systems such as Trans-Asia route, National Route No.1A, also called Ho Chi Minh road to Dat Mui, roads built on eastern and western sea embankment; provincial roads DT.988B and DT.988C; and main waterway transport systems such as Cua Lon River, Bay Hap River, Cai Nai Channel, Cai Ngay Canal and other connecting canals.
The non-tariff zone will include the Government’s management unit and trading, service and industrial facilities near the National Route No. 1A and Cua Lon River.
A chain of urban areas include Nam Can, Dat Moi and Ham Rong urban economic area, all of which are arranged as intersecting areas with the axis of National Route No.1A.
The community areas for locals living in this zone, including the communal centers and rural residential sites, lie along the road and waterway traffic systems.
Planned areas intended for agricultural, landscaping and open spatial development will comprise separate agricultural, aqua cultural areas; combined area for aquaculture and forestation; a spacious area for the eco-tourism and hospitality service development; public areas for urban landscaping and greenery as well as the network of rivers and canals.
b) Functional zones:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Planned urban areas will include Nam Can, Ham Rong and Dat Moi urban area, all of which will be linked together to lie along the National Route No.1A and eastern and western sea embankment. The total construction land of urban areas is about 1,370 hectares.
Community areas for locals living in this zone will be developed, including the residential areas along canals running past Nam Can urban area, the communal centers and rural residential areas along road and waterway traffic systems.
Planned areas intended for aqua cultural development will be mainly located at Ham Rong, Hang Bay, Hang Vinh, Dat Moi hamlets and a part of the Nam Can urban area. It will be situated along both sides of the National Route No.1A and split into two areas for the specialized cultivation of aquatic products and the combination of aquaculture and forestation.
Planned areas intended for the development of landscape and open space will include green belt (theme parks, planted forests, landscapes and greenery areas) encompassing the urban areas and non-tariff zones, landscaping tree lines along canals, storage dams combined with landscaping, eco-tourism areas to the west of Nam Can urban area.
c) Developmental orientation towards the architectural space of the non-tariff zone:
- Planned area intended for the management will be situated at the Nam Can urban area to the north and east, bordered by National Route No.1A and Cua Lon River; it will be reserved for the customs agency to manage relevant activities such as immigration, import and export of goods (through seaports and roads) and others performed by the non-tariff zone. The land size will amount to about 100 hectares by 2030, including No.1 Zone (approximate 50 hectares) in close proximity to the National Route No.1A, where all of road transportation will be , and No.2 Zone (approximate 50 hectares) in the proximity of Cua Lon river, where both waterway and road transportation will be examined.
-The trading and service area is located to the north of management unit No.1, bordered by National Route No.1A. It includes duty-free shopping malls, financial and banking centers, product exhibition and display halls; hotels and restaurants, entertainment and recreational centers and tree parks. The planned land for construction will be nearly 200 hectares by 2030. Functional zones are reasonably located at proper areas in order to make better use of spacious areas along the National Route No.1A, which will be connected with the Government’s management unit, and take full advantage of the natural landscapes (water surface, concentrated trees, canal and storage dam to the east and north) to create modern and original architectural space in the zone.
- Centralized industrial area is expected to cover an area of 500 hectares by 2030. The area will house facilities to serve for various industries such as shipbuilding; energy (oil, gas and electricity); assembling and processing of goods; production of building materials, new materials; supportive industry for marine fisheries; export processing, training and research; logistics; terminal area; industrial services and concentrated tree areas and seaport. Architectural space is arranged into two particular areas: the No1 industrial area situated to the southeast of the No. 1 management unit, covering an area of about 200 hectares, and the No.2 industrial area situated to the east of the No. 2 management unit, covering an area of about 300 hectares.
d) Developmental orientation towards the architectural space of urban areas:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Nam Can Urban area:
+ Location: it is bordered by Cu Lon River to the South and Ong Tinh canal to the North.
+The population will amount to about 25,000 residents by 2020, including 20,000 urban dwellers; and by 2030 the population is expected to reach about 65,000 residents, including 60,000 urban dwellers.
+ Land size used for the urban construction is about 555 hectares by 2020 and will increase by 1,370 hectares by 2030.
+ Objective: it is planned to become a 3rd graded urban area, an administrative-political, economic, cultural, scientific and technical center of Nam Can District and the south sub-region of the Ca Mau Province; a center of ecotourism and mangroves services; trade and service center to the south of the Ca Mau Province. It will be emerged as a junction of crucial urban economic corridors of the Mekong Delta and nationwide. As regards the location, it will play a strategic role in national defense and security in the Mekong Delta and across the country.
+ Developmental orientation towards architectural space:
. Main axes of traffic transportation including National Route No.1A (also called Ho Chi Minh Road); roads built on the East and West sea embankments and main traffic axis of the urban area; Cua Lon river and Cai Nai canal. The main developmental direction will run along National Route No.1A, the east side of the National Route No.1A and the north side of East-West sea embankment and Cua Lon River.
. The administrative headquarter of Nam Can District is located in the center of Nam Can urban area, the west side of Cai Nai canal, which will be connected with other regional centers in the south region.
. The residential land is distributed in two sides of National Route No.1A, Cai Nai canal with densely populated areas developed along the main urban traffic axis while less populated areas will be adjacent from behind to play a role as a link with urban greenery area.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
. Planned areas intended for commerce, services and community facilities will be arranged like a widespread network in residential zones.
.Planned areas for the eco-tourism and hospitality services will be located in the center of the urban zone, bordered by Cai Nai canal to the East and Khong Quan canal to the North and Xeo Thung to the west.
. The urban greenery areas and parks will be mainly located at Ong Do canal, along Cai Nai Channel, which are linked with the administrative center of the District and regional cultural –training zones.
. Planned areas for the landscaping and open space will be located along Xeo Lon, Khong Quan, Ong Tinh canal, which are linked with the storage dam in Nam Can urban zone.
- Ham Rong urban zone:
+ Location: it will be situated to the North of the Economic Zone, bordered by Bay Hap river.
+ The population is about 8,000 residents by 2020 and is expected to surge by nearly 15,000 residents by 2030.
+Land size for the urban construction will amount to about 123 hectares by 2020 and is expected to increase by about 300 hectares by 2030.
+ Objective: it will become an urban area specializing in trading, services and handicraft production.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
. Main axes of architectural space comprise the National Route No.1A (Ho Chi Minh Road) and communal street 60 (Ham Rong- Cay Duong road), the South bank of Bay Hap River, Nam Can and Don Canal. The main developmental direction is along the east side of National Route No.1A and the south bank of Bay Hap River.
. The residential land is mainly located to the east of the National Route No.1A and the south side of Bay Hap River with the type of densely populated areas situated along the main urban axes; the less populated areas are developed to the west of the National Route No.1A and the north of the urban zone.
. The administrative center and community service facilities will be derived from the center of Ham Rong hamlet.
. Commercial-service centers are located in the center of Ham Rong urban zone linked with National Route No.1A and handicraft clusters, which can facilitate trading activities.
. The handicraft section will cover an area of 50 hectares and will be located to the south of the urban zone linked with National Route No.1A through the south area of handicraft clusters.
-Dat Moi urban area:
+Location: in the west of the National Route No.1A and Nam Can Channel.
+The population is about 5,000 residents by 2030. The land area of urban construction is about 55 hectares by 2030.
+Characteristics: it is an urban area specialized in services of the economic zone.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
.The primary spatial axes of the urban area include the axis of the National Route No.1A, Cai Nai Channel, Ong Ta canal, Ong Do canal (Dat Moi commune)
.The residential land is located in the west of the National Route No.1A, Cai Nai Channel with the type of residential zones with high density concentrated along the west of the National Route No.1A and the residential zones with low density placed behind residential zones with high density.
. The construction of urban public services derived from the center of existing Dat Moi commune.
.The commercial and ecotourism services center is located at the interflow of Ong Do canal and Nam Can Canal close to National Route 1A axis and the main entrance into the center of the urban area.
dd) Developmental orientation towards rural residential areas:
Rural residential areas will include rural towns, communal center and the rural population clusters, all of which will be linked with agricultural production areas by the road and waterway transport systems.
The center of Hang Vinh commune will replace the existing one. The center of Ham Rong will be relocated at the interflow of Chong My and Cai Ngay Canal. The center of Dat Moi will be relocated at the interflow of Can Channel and Bay Hap River.
By 2030, the land size used for the construction of rural residential areas is expected to achieve about 250 hectares based on the existing rural areas and they shall be developed according to the program of new rural development that has been initiated in the province since 2009.
e) Developmental orientation towards urban greenery, open space and landscape:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
According to the planning, the land size intended for greenery, landscapes and storage dams will cover an area of about 800 hectares by 2020 and rise by about 1,100 hectares by 2030.
g) Developmental orientation towards aquaculture zones:
The aqua cultural zones are planned to cover an area of about 6,100 hectares. The west side of the National Route No.1A will be developed to become the integrated area for medium-sized aquaculture, planted forest and mangrove forest. To the east of National Route No.1A, an aqua cultural area will be developed according to the requirements for industrialization.
h) National defense and security zones:
The existing border police station and the naval base Region 5 in the economic zone will be located at Hang Vinh commune to make most use of the contiguous position with Cua Lon river to provide favorable conditions for the protection and security of national sovereignty in the East Sea and Gulf of Thailand as well as support any possible rescue missions in the regional seas. The defense and security zone in the Nam Can economic zone is expected to cover an area of nearly 20 hectares.
6. Land use planning in different stages:
No.
Description
Planned area by 2020 (ha)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Total natural land area
10,801.95
10,801.95
I
Land for urban construction
555
1,370
1
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
345
1,050
2
- Any type other than land for civilian use
210
320
II
Free trade zone
320
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
III
Land for agricultural and rural development
8,070
6,350
1
-Land for residential construction in rural areas
250
250
2
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4,370
3,900
3
- Land for combining planted forest with aquaculture
3,450
2,200
IV
Others
1,856.95
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1
- Land for greenery and landscaping areas
800
1,100
2
-Land for National defense and security
20
20
3
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0.1
0.1
4
- Water surface (rivers, canals and storage dams)
1,036.85
1,161.85
7. Developmental orientation of landscape architecture (urban design):
a) The controlled zone of urban architectural space is divided into three sections including controlled urban zone of the center of Nam Can urban zone; the state management zone and commercial – service non-tariff zone; Dat Moi and Ham Rong urban area.
b) The main architectural space of the economic zone are organized to various controlled sections including the main axes such as National Route No.1A, roads built on the eastern and western sea embankment, district road 61 (Dat Moi - Tay Hai road), district 60 (Ham Rong- Cay Duong road).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Regulations on the building density: the existing and renovated Nam Can urban area will be built at the highest density rate (less than 70%); Ham Rong, Dat Moi urban area, suburban areas and rural residential areas will be built at the lowest density rate (less than 30%); The new or expanded areas at the urban areas, specialized centers and the non-tariff zone will be built at the average density rate (less than 50%).
dd) Regulations on building floors: the maximum number of construction floors in the Nam Can urban area is five floors. The maximum number of construction floors in The Ham Rong and Dat Moi urban area is 4 floors. And the maximum number of construction floors in the non-tariff zones is 5 floors; any construction project with special requirements of floor quantity must be licensed.
8. Developmental orientation towards the technical infrastructure systems:
a) Transportation:
- External transportation:
+ The National Route No.1A (Ho Chi Minh Road) is the trans-Asia route to Cambodia. The length of the road running through the economic zone is about 15 kilometers according to the standards of urban roads. The building line of the primary road is 40 meters (the pavement width of 10.5 meters on each side, median strip width of 3 meters, sidewalk width of 8 meters on each side and the two parallel roads running along the main road)
+ The sea embankment road to the east will obtain the Class-IV delta standards and the width of pavement is 7, 0 meters on each side; the road bed width is 9, 0 meters; and the enclosure width is 10 meters on each side. Within the Nam Can Economic Zone, it will amount to about 10 kilometers.
+ The sea embankment road to the west will be planned to encompass the west side of the province, which will obtain the Class-IV delta standards. The width of pavement is 7, 0 meters, the road bed is 9, 0 meters and the enclosure is 10 meters on each side. Within the Nam Can Economic Zone, it will amount to about 1.2 kilometers.
+ The provincial road: There is no provincial roads within the territory of the economic zone but there exists one provincial road route 988B along the western boundary (Dam Doi - Phu Tan Road) with the length of 52.0 kilometers and, near the eastern boundary, there is a 988C provincial road (Ca Mau - Dam Doi - Phu Tan roads) with the length of 45.1 kilometers.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ The seaway routes allow ships for the entry and exit from the Ca Mau peninsula:
. It is planned to build the main seaway route for the southern zone of the Ca Mau peninsula. The route is about 47 kilometers in length on the Cua Lon River.
. The seaway route will link Rach Goc town with Hon Khoai island with 22.3 kilometers in length. On the Hon Khoai island, a deep-water port (transshipment ports for imported coal and petroleum, etc.) will be developed with twelve piers in total, out of which six ones will be constructed in the first stage.
. The Nam Can Economic Zone will be connected with Rach Goc estuary through the seaway route of Ba Buong or Ong Dinh canal.
+ The waterway system managed by the Government shall comply with the approved planning:
. Bay Hap route: it will link Bay Hap river with Cua Lon river, which achieves the Class-III standard - DTND with the width from 20 meters to 30 meters and the average depth from 2.0 meters to 3.0 meters.
. Cai Ngay and Cai Nhep route will have the length of 16.5 kilometers and achieve the Class-III standards.
.Cai Nai and Cai Tac Nam Can canal route will have the length of 12 kilometers and achieve the Class-III standards.
+The traffic system on canals and rivers will be managed by the provincial authorities:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
.The traffic system on canals and rivers will be managed by the district’s authorities.
. As for the waterway system managed by the district’s authorities, the proper planning and improvement will be carried out to comply with the Class-V standards.
- The traffic system of urban areas and non-tariff zone:
+ Main road network
. Road cross-section ratio 1-1: the building line is 50 meters in width, including pavement width of 15 meters on either side of the road, median strip width of 4 meters and sidewalk width of 8 meters on either side.
. Road cross-section ratio 2-2: the building line is 43 meters in width, including pavement width of 12 meters on either side of the road, median strip width of 3 meters and sidewalk width of 8 meters on either side.
. Road cross-section ratio 3-3: the building line is 30 meters in width, including pavement width of 8 meters on either side of the road, median strip width of 2 meters and sidewalk width of 6 meters on either side.
. Road cross-section ratio 4-4: the building line is 30 meters in width like the road cross section 3-3 but with more 20 meters used for the enclosure to protect rivers and canals.
. Road cross-section ratio 5-5: the building line is 25 meters in width, including pavement width of 15 meters and sidewalk width of 5 meters on either side.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Road bridges
The bridges or culverts will be built on the roads where rivers, ditches and canals are running through. Navigational clearance of every bridge will be calculated and determined in specific projects.
- Key technical infrastructure:
+ Nam Can port:
. It is located on the left bank of the Cua Lon River in the Nam Can urban area. The distance of entry and exit in or out the port from Bo De estuary to the East Sea will be 46.8 in length. It is able to provide the customs clearance for 300 thousand tonnes of freight per annum, including 150 thousand tonnes of petroleum per annum by 2015.
. One new dedicated bridge for oil freightliner with the weight of 5,000 DWT and length of 75 metric meters (as a replacement for the floating dock) will be built. It will have the customs clearance capacity of 500 thousand tonnes per annum (including 300 thousand tonnes of petroleum per annum), which matches with the approved developmental planning of marine ports.
+ Deep-water port:
. Deep-water port (transshipment of goods: imported coal, petroleum, etc.) can serve any freighter of 250,000 DWT in Hon Khoai island, located at a waterway distance of 50 km from the Nam Can economic zone, which will match with the approved developmental planning of marine ports.
+ Combined transport terminal for road and waterway passengers:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
. A new terminal will be built at the first end of the main road (between Ho Chi Minh road and Cai Nai river) with the expected size of 0.5 hectares.
+ Airway transportation with Nam Can airport: Maintain and upgrade the existing airport to serve the demands of tourism, sightseeing, defense – security, oil and gas searching and surveying activities.
+ Passenger transport terminals
.The inter-district terminal: Build a new station to serve the whole demands in Nam Can economic zone with the land size of about 4.0 hectares adjacent to the National Route No.1A (Ho Chi Minh road) and opposite to the available combined terminal for road and waterway passengers.
. Truck parking areas will be arranged in industrial zones and sections, which is planned to occupy 01 hectares out of 100 hectares of the whole zone.
b) Earthworks for the construction:
- Ground subgrade:
+The Nam Can urban area and others along the National Route No.1A: For any area within the sea embankment, the construction height (H) will be chosen to equal 2.25 m. For any area outside the sea embankment, the construction height (H) shall equal 3.00 m.
+ All of Cua Lon, Bay Hap, Cai Nai, Cai Nhep river shores and the canals in the economic zone must carry out any necessary survey and probe on their beds to timely prevent any possible landslide in some areas, especially Cua Lon river.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Rain water drainage:
+ Renovating the existing system: Continue dredging and mending the existing culverts or piles, and handling any clogged drainage system within the center of Nam Can urban zone.
+ Designing the rain water drainage system separate from the waste water drainage in combination with the circular sewers, canal ditches, open ditches and storage dam.
+ Nam Can urban zone: all rain water is largely drained out to Cai Nai canal, Xe Thung and Xe Nan trench, Xom Hue Canal, Ong Tinh trench, Co canal and Ong Do canal, etc.
+ Other areas: the drainage systems are designed to drain rain water away to Long Tong canal, Ong Bun, Ong U canal, Lun Lo canal, Tu and Nam canal to flow down into the storage dam.
+The northern zones: the rain water is discharged into Bay Hap river, Cai Nhep canal, Nam Cung canal, Don canal and Tac Nam Can canal.
c) Water supply
-The supplied water source: by 2020, carry out the groundwater extraction with the capacity of 500 - 1.000 m3 per well every day for urban areas and rural residential locations. By 2030, the surface water sources shall be further added from the Song Hau water plant through the water supply systems from Ca Mau city to Nam Can district.
-The water demands:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Total water demand is about 26,800 m3 per day by 2030, out of which the demand for domestic use is about 10,600 m3 per day and for industrial use is about 10,800 m3 per day.
- Developmental orientation towards the water supply
+ Non-tariff zone: the output of water station is about 4,300 m3 per day by 2020 and surges about 11,000 m3 per day by 2030 to serve the industrial and state management zones.
+ Nam Can urban zone: the output of water supply is about 3,000 m3 per day by 2020 and about 10,000 m3 per day by 2030.
+ Ham Rong urban zone: the output of water supply is about 1,700 m3 per day by 2020 and 3,800 m3 per day by 2030 to serve Ham Rong urban zone and Ham Rong industrial section.
+ Dat Moi urban zone: the output of water supply is 800 m3 per day.
d) Power supply:
- Power supply source:
+ The source of power supply at the first stage will be taken from 110/22 kV Ngoc Hien station with the output of 1x40 MVA and plan to develop the 110/22 kV - Ngoc Hien station with an elevated output of 1x40 MVA +1 x25 by 2030.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Standards of power supply and electricity demands:
+ Standards of civil power supply: 1,500 kWh per person every year.
+ Standards of industrial power supply: 250 kW per hectare.
+ Total output of power supply for consumption calculated at the loss rate of 10% and the backup rate of 5% by 2020: 46,800 kW per annum.
+ Total output of power supply for consumption calculated at the loss rate of 10% and the backup rate of 5% by 2030: 143, 600 kW per annum.
- Power networks
+ Some of current 22 kV power network will be retained or upgraded to increase the transmission output and will be changed into underground cable network.
+ 22 kV power networks will be built over-ground but in the central areas will develop a network of underground power cables.
+ The 22/0, 4 kV step-down stations are kind of the collector substation or indoor substation.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Developmental orientation of wastewater drainage system:
+ In the non-tariff zone, develop two wastewater treatment stations; 01 station with the capacity of 3,000 m3 /day for the State management area, trade - service zones and the industrial zone in the north; 01 waste water treatment station with the capacity of 4,800m3/day for the State management and the industrial zone in the south.
+ In Nam Can urban zone, develop two waste water treatment stations. The capacity of the station to the north of the zone is 2,000 m3 /day while that of the station to the south of the zone is 4,300m3/day.
+ In Ham Rong urban zone, develop waste water collection and treatment stations with the capacity of 1,600 m3 /day for the urban areas and the waste water treatment station with the capacity of 960 m3 /day for the industrial sections.
+ In Dat Moi urban area, develop the waste water station with the capacity of 530 m3/day.
- Solid waste control:
+ A quantity of solid wastes being emitted every day is 0.8 to 1.0 kg per capita.
+ Total amount of solid wastes in the whole economic zones is about 121 tonnes per day and that of industrial solid wastes is about 45 tonnes per day. The collection rate will achieve 100%.
+ By 2020, develop the solid waste treatment zone in Lam Hai commune, covering an area of about 6 hectares. After 2020, complete the solid waste treatment and processing zone in Tan Hung Dong commune, Cai Nuoc district, covering an area of about 15 hectares with the capacity of 300-400 tonnes per day as a replacement for the landfills in Lam Hai commune.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Cemetery:
+ The martyr’s cemetery of the district will cover an area of about 4 hectares near National Route No.1A in the direction of Ca Mau City.
+The People’s cemetery at the district will be located in Lam Hai commune. The crematory furnaces with advanced technology are built in the cemetery.
+ Gradually eliminate outdated burying practices and relocate the cemeteries located in residential zones due to adverse effects on the residential environment and hygiene as well as land waste. Raise public awareness and persuade people not to bury dead person in the garden.
9. Prioritized investment projects:
- In terms of the technical infrastructure:
+ Upgrade and develop the National Route No. 1A which runs through the Nam Can district.
+ Develop the eastern and western sea embankment roads.
+ Develop the main road route of the economic zone.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Develop a part of technical infrastructure for the non-tariff zone (the non-tariff trade zone and the State management section bordered by the National Route No.1A)
+ Develop the bridge system for Nam Can urban area.
+ Develop the water plants and water supply systems to the main residential zones in the Nam Can urban area.
+ Develop the 110 Kv station in the Nam Can urban area and the power transmission systems to Dat Moi, Ham Rong, Hang Vinh urban areas.
+ Develop the telecommunication center.
- In terms of social infrastructure:
+ Develop the regional service system.
+ Develop a part of the administrative center of the Nam Can urban zone.
+ Develop the residential zones in Nam Can and Ham Rong urban zones.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- In terms of environment
+ Improve the system of primary canals and trenches in Nam Can urban zone.
+ Develop the embankment for the main canals in the center of Nam Can urban zone.
+ Develop the drainage system in Nam Can urban zone.
Article 2. The following tasks are assigned to the People‘s Committee of Ca Mau province:
1. Issue the regulations on the management according to the approved master plan for the development of Nam Can Economic Zone in Ca Mau Province.
2. Cooperate with the Ministry of Construction; publicize the approved master plan for the development of Nam Can Economic Zone in Ca Mau Province.
3. Check, adjust and establish the planning and design of developmental sections as well as the detailed planning, urban design and rural residential zones, etc., all of which must adhere to the approved master plan for the development of Nam Can Economic Zone in Ca Mau Province.
4. Set up policies, financial resources and workforce for technical infrastructure projects so that the Economic Zone shall become a driving force to boost up the development of Ca Mau Province.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The chairperson of the People‘s Committee of Ca Mau province, the Minister of Construction and the Heads of relevant authorities are responsible for the implementation of this Decision. /.
PP.PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Hoang Trung Hai
;
Quyết định 2456/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 2456/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành: | 17/12/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2456/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video